NỘI-DUNG-LÝ-CHUYÊN-ĐỀ- SỬ-DỤNG-NĂNG-LƯỢNG-Ở-VIỆT-NAM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

NỘI DUNG BÀI 8 - PHẦN II/63, 64/SÁCH CHUYÊN ĐỀ LÝ

*Thực trạng:
- Trong những năm qua, đất nước Việt Nam phát triển không ngừng là tiền đề nâng cao nhu cầu về năng
lượng của chúng ta.
- Một số nguồn năng lượng (như nguồn năng lượng hóa thạch) không còn có sẵn cho chúng ta mà còn gây
ra một số vấn đề về môi trường, cụ thể hơn là về sự phát triển bền vững cho cả hiện tại và tương lai.
→ Việc nghiên cứu và phát triển năng lượng nhằm tối ưu hóa nhu cầu trên cho người dân trở nên cấp
bách hơn bao giờ hết (nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội).
*Các nguồn năng lượng được sử dụng: (từ trước đến nay)
- Năng lượng hóa thạch (ở đây nói đến than đá: 17%, dầu mỏ: 34%, khí tự nhiên: 24%; vẫn chiếm đa số
trong các ngành sản xuất năng lượng, luyện kim, ... nhưng hiện đang có biện pháp hạn chế sử dụng do 1
số tác hại mang lại).
- Dạng năng lượng tái tạo:
+ Năng lượng thủy điện (chiếm 35,8% tổng sản lượng điện năng sản xuất -> là nguồn điện năng chủ lực
quan trọng trong ngành điện năng ở VN, lợi dụng tác động từ thủy triều để tạo thành dạng năng lượng nói
đến ở đây là điện).
+ Năng lượng mặt trời (hiện nay có thể nói VN là 1 trong những quốc gia có tiềm năng phát triển NLMT
lớn nhất TG nhưng tỉ lệ chỉ chiếm khoảng 0,01% tổng sản lượng điện sản xuất, khai thác và sử dụng bức
xạ ánh sáng, nhiệt từ Mặt Trời).
+ Năng lượng gió (cũng đc dự đoán 1 tiềm năng lớn - như ở huyện Ea H'leo, Cư M'gar hay thị xã Buôn
Hồ, nhưng chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng sản lượng điện năng sản xuất, tận dụng động năng của không khí
di chuyển trg khí quyển, đã có từ thời xa xưa).
*Lợi ích: Để tận dụng hiệu quả và nhận lại nhiều lợi ích, cần biết cách sử dụng tiết kiệm và hướng đến sự
phát triển bền vững năng lượng ở VN.
- Nói chung:
+ Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
+ Xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị
trường.
- Về năng lượng tái tạo:
+ Tận dụng từ thiên nhiên gần gũi, địa hình thuận lợi.
+ Dựa trên quy chuẩn phát triển bền vững của con người.
+ Giải quyết đồng thời việc: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cải
thiện chi phí, tăng hiện quả sản xuất.
*Hạn chế:
- Đa số có chi phí đầu tư và sản xuất cao → Giá thành cao → Kén khách.
- Bên cạnh đó là một số công nghệ khác giúp giảm thiểu chi phí sản xuất chúng.
- Cơ sở hạ tầng chưa đủ điều kiện cho phép để phát triển và sử dụng năng lượng rộng rãi (đặc biệt là các
lại năng lượng tái tạo).
- Quy trình đầu tư phức tạp (như Nhà nước chưa ban hành quy hoạch để phát triển, đi cùng đó là tính
công khai, minh bạch trg việc sản xuất và phân phối chưa đc chú trọng).
*Cách sử dụng hiệu quả và các khắc phục (hay giải pháp):
- Vấn đề sử dụng:
+ Đảm bảo thân thiện với môi trường.
+ Tuân theo sự phát triển bền vững.
+ Phát triển nguồn điện không thải khí.
- Vấn đề xã hội:
+ Ban hành luật pháp chung khuyến khích và hạn chế.
+ Xây dựng chỗ đứng trên sàn quốc tế.
+ Nghiên cứu tính khả thi của vấn đề để tiếp tục hỗ trợ, đầu tư.
+ Thu phí sử dụng và sản xuất.
*Câu hỏi SGK (trang 63,64):
1/63
- Chỉ số tiêu dùng năng lượng bình quân đầu người cho biết lượng năng lượng sử dụng trong sinh hoạt
của mỗi người, khi chỉ số càng cao chứng tỏ nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt, làm việc, giải trí cao, xã hội
phát triển.Từ đó có thể phán đoán trình độ phát triển kinh tế, kĩ thuật và văn hóa của một quốc gia.
2/63
- Có thể thấy qua hình 8.7 ở trang 63 của sách chuyên đề, ở các vùng khác khi vào ban đêm cũng có thể
phát sáng như trên hình bởi ở các quốc gia có nhu cầu tiêu thụ năng lượng lớn từ nhiều nhà máy (hay ở cả
khu phố có người dân sinh sống), khi đó việc thắp sáng 24/24 là điều cần thiết để phục vụ nhu cầu sản
xuất, sinh hoạt.
- Từ việc quan sát ảnh vệ tinh, có thể thấy quốc gia nào được thắp sáng càng nhiều chứng tỏ quốc gia đó
sử dụng năng lượng nhiều.
1/64
- Nguồn năng lượng đang được Việt Nam khai thác nhiều nhất là nguồn năng lượng từ than, dầu thô, khí
đốt.
2/64
- Từ tỉ lệ khai thác các dạng năng lượng cho thấy nền kinh tế và kĩ thuật nước ta chủ yếu dựa vào các
nguồn từ sản phẩm dầu, than, điện (theo hình 8.8 trang 63 của sách chuyên đề ) -> Trình độ phát triển
kinh tế, kĩ thuật của VN còn hạn chế so với các nước tiên tiến khác, nguồn năng lượng tái tạo còn chưa
được tận dụng triệt để hay hiệu suất chưa cao.
Bạn đã gửi
*Câu hỏi ngoài: (Có thể bổ sung nội dung nếu cần thiết khi nội dung bị sai hoặc chưa đủ)
1. Nêu chi tiết cơ chế hoạt động trg qtrinh thu thập và sử dụng các loại năng lượngcơ chế hoạt động trg
qtrinh thu thập và sử dụng các loại năng lượng?
- Năng lượng hóa thạch: Đốt dầu mỏ, than chứa các hợp chất dễ cháy để tạo thành lửa, từ đó sinh nhiệt
làm năng lượng (trong bình gas, lò luyện kim,...)
- Năng lượng thủy điện: Gồm 4 giai đoạn;
+ Giai đoạn 1: Dòng nước với áp lực lớn chảy qua các ống thép lớn được gọi là ống dẫn nước có áp tạo ra
các cột nước khổng lồ với áp lực lớn đi vào bên trong nhà máy.
+ Giai đoạn 2: Nước chảy mạnh làm quay tuabin của máy phát điện, năng lượng cơ học được chuyển hóa
thành điện năng.
+ Giai đoạn 3: Điện tạo ra đi quá máy biến áp để tạo ra dòng điện cao thế.
+ Giai đoạn 4: Dòng điện cao thế sẽ được kết nối vào mạng lưới phân phối điện và truyền về các thành
phố.
+ Chi tiết nguyên lí: (https://youtu.be/goTNc6cuQpQ)
- Năng lượng gió: Năng lượng của gió làm cho 2 hoặc 3 cánh quạt quay quanh 1 rotor được nối với trục
chính, trục chính chuyển động làm quay trục quay máy phát để tạo ra điện.
+ Các tuabin gió thường được đặt trên trụ cao để thu hầu hết năng lượng gió. Ở tốc độ 30 mét trên mặt đất
thì các tuabin gió thuận lợi: Tốc độ nhanh hơn và ít bị các luồng gió bất thường.
+ Các tuabin gió có thể sử dụng cung cấp điện cho nhà cửa hoặc xây dựng, chúng có thể nối tới một mạng
điện để phân phối mạng điện ra rộng hơn.
- Năng lượng mặt trời: Khi một photon chạm vào mảnh silic, tức là được hấp thụ thì năng lượng của nó
được truyền đến các hạt electron trong màng tinh thể của vật liệu bán dẫn có thể di chuyển tự do làm vật
liệu trở nên dẫn điện khi đó nguyên tử sẽ thiếu 1 electron ở 1 “lỗ trống” tạo điều kiện cho các electron của
nguyên tử bên cạnh di chuyển đến điền vào đó, và điều này tạo ra lỗ trống cho nguyên tử lân cận có “lỗ
trống”, cứ tiếp tục như vậy “lỗ trống” di chuyển xuyên suốt mạch bán dẫn và tạo ra năng lượng.
- Năng lượng sinh khối: Nói đến bất kỳ loại nhiên liệu tự nhiên phi hóa thạch nào và được phân loại là
dạng hữu cơ hoặc được làm bằng vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên (thực vật, vi sinh vật). Loại nhiên
liệu này được chuyển đổi thành các nguồn năng lượng có thể sử dụng trong đời sống của con người.
- Năng lượng hạt nhân: Nhiên liệu hạt nhân là uranium được sử dụng cho sự phân rã của nguyên tử sinh
ra nhiệt lượng. Chi tiết: (https://youtu.be/_UwexvaCMWA)
2. Sự khác biệt giữa cối xay gió và tuabin gió?
- Cối xay gió được sử dụng chủ yếu để nghiền ngũ cốc, sử dụng sức mạnh của gió để làm quay một trục
cam và một hệ thống bánh răng bên trong để truyền năng lượng từ cánh buồm đến trục cam và vào máy
nghiền ngũ cốc.
- Tua bin gió là một bước ngoặt mới dựa trên cối xay gió cũ, đc dùng để sản xuất ra nguồn năng lượng
gió.
3. Nêu những khu vực phù hợp cho tiềm năng khai thác năng lượng ở VN?
- Năng lượng gió: Bình Định đến Ninh Thuận, Bình Thuận đến Cà Mau và một phần vùng biển trung tâm
vịnh Bắc Bộ.
- Năng lượng mặt trời: ở các khu vực miền Trung, miền Nam, Tây Bắc (Lai Châu và Sơn La), từ Thanh
Hóa đến Quảng Bình, từ Huế vào miền Nam.
- ...
4. Nêu ý nghĩa của "Schneider Electric" và khái niệm năng lượng tái tạo?
- "Schneider Electric" là một tập đoàn đa quốc gia của Pháp nằm trong bảng xếp hạng Fortune Global 500
và dẫn đầu thế giới về sản xuất các sản phẩm quản lý điện năng, tự động hóa và các giải pháp thích ứng
với các ngành này. Nói đến Fortune Global 500 làmột bảng xếp hạng hàng năm của 500 công ty, tập đoàn
hàng đầu trên toàn thế giới tính theo doanh số. Danh sách này được biên soạn và xuất bản hàng năm bởi
tạp chí Fortune (một tạp chí kinh doanh đa quốc gia, do Time Inc phát hành và sở hữu, công ty có trụ sở ở
thành phố New York)
- Năng lượng tái tạo (hay năng lượng tái sinh) là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực
của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng, ...
5. Ví dụ điển hình cho việc sử dụng từng dạng năng lượng?
- Năng lượng hóa thạch: Nấu đồ ăn bằng bếp gas
- Năng lượng thủy điện: Tuabin nước, các nhà máy thủy điện
- Năng lượng gió: Tuabin gió
- Năng lượng mặt trời: Tấm pin năng lượng mặt trời
- ...
6. Nhận xét ntn về thực trạng sử dụng năng lượng ở VN?]
- (Kết hợp câu trả lời từ 2/64 với kiến thức từ nhận xét biểu đồ hình 8.8 trang 63 sách chuyên đề)
Câu hỏi ngoài: 7 -> 8
7. Cấu tạo một số bộ phận quan trọng trong quá trình sản xuất năng lượng?
- Tuabin gió:
+ Pitch (có thể hiểu là 1 bộ phận tạo độ nghiêng cho cánh quạt): Bộ phận hỗ trợ bảo vệ cánh quạt và rotor
trong điều kiện gặp gió lớn. Ngoài ra, pitch còn giúp tạo nên nguồn điện năng ổn định đạt hiệu suất cao
nhất (không quá cao hoặc quá thấp) khi quay trong gió.
+ Ống trung tâm: Là tâm của rotor, có chất liệu chính từ gang/ thép, thực hiện “công tác” chuyển hướng
năng lượng từ cánh quạt vào máy phát điện
Chi tiết:
• Trong trường hợp tuabin gió có hộp số, Hub sẽ được nối trực tiếp với trục hộp số quay chậm
nhằm chuyển năng lượng gió thành năng lượng lực quay tạo nên điện.

• Trong tường hợp tuabin gió có bộ truyền động trực tiếp, Hub sẽ truyền năng lượng đến máy
phát vòng ngay lập tức.

+ Rotor: Rotor là thiết bị gắn liền với cánh quạt giúp tạo ra điện năng. Chúng sẽ hoạt động dựa theo
nguyên tắc nâng: Khi xuất hiện luồng gió đi qua dưới cánh quạt sẽ khiến không khí tạo nên áp suất cao.
Song song đó, phía trên cánh quạt cũng sẽ tạo nên lực kép làm rotor quay.
+ Cánh quạt: kết hợp với trục động cơ tuabin để quay hoặc chuyển động tạo năng lượng.
+ Phanh: Là phanh (bộ hãm), dùng để dừng rotor trong những tình trạng khẩn cấp.
+ Hộp số: Bộ phận kết nối chuyển động quay của rotor với máy phát điện để sinh ra năng lượng điện.
+ Yaw drive: Giúp định hình rotor luôn hướng về chiều có xuất hiện nguồn gió chính.
+ Yaw motor: Động cơ giúp cho thiết bị yaw drive định hình được hướng gió một cách chính xác.
+ Trụ đỡ: có chất liệu chính được làm từ thép. Khi trụ càng cao sẽ hỗ trợ thu về năng lượng gió càng
nhiều, từ đó tạo ra dòng điện lớn hơn.
+ Trục tốc độ thấp: Là trục truyền động tốc độ thấp của máy phát.
+ Trục tốc độ cao: Là trục truyền động tốc độ cao của máy phát.
+ Bộ điều khiển: Bộ phận điều khiển chính của tuabin gió.
+ Máy đo gió: Bộ phận đo lường tốc độ gió. Thực hiện nhiệm vụ truyền tốc độ gió đến bộ phận điều
khiển (controller).
+ Cánh gió: Hỗ trợ xử lý hướng gió và kết hợp cùng yaw drive để định hình tuabin gió.
+ Máy phát điện: Giúp phát điện sau khi tuabin gió tạo ra điện.
+ Lớp vỏ của tuabin gió: bảo vệ các thiết bị bên trong thật cẩn thận.
- Tấm pin năng lượng mặt trời: Đc chia làm 8 bộ phận gồm:
+ Khung nhôm: có kết cấu đủ cứng cáp để tích hợp solar cell và các bộ phận khác lên.
+ Kính cường lực: giúp bảo vệ solar cell khỏi các tác động của thời tiết như nhiệt độ, mưa, tuyết, bụi,
mưa đá (đường kính 2,5cm trở xuống) và các tác động va đập khác từ bên ngoài.
+ Lớp màng EVA (ethylene vinyl acetate): còn được được gọi là chất kết dính, là 2 lớp màng polymer
trong suốt được đặt trên và dưới lớp solar cell có tác dụng kết dính solar cell với lớp kính cường lực phía
trên và tấm nền phía dưới, hấp thụ, bảo vệ solar cell khỏi sự rung động, tránh bám bụi và hơi ẩm, có khả
năng chịu đựng nhiệt độ khắc nghiệt và có độ bền cực kỳ cao.
+ Solar cell (tế bào quang điện): là đơn vị nhỏ hơn của pin mặt trời, được làm từ silic, một loại chất bán
dẫn phổ biến, được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
+ Tấm nền pin (phía sau): có chức năng cách điện, bảo vệ cơ học và chống ẩm (vật liệu được sử dụng có
thể là polymer, nhựa PP, PVF, PET).
+ Hộp đấu dây (junction box): nằm ở phía sau cùng, là nơi tập hợp và chuyển năng lượng điện được sinh
ra từ tấm pin năng lượng mặt trời ra ngoài.
+ Cáp điện: loại cáp điện chuyên dụng cho điện năng lượng mặt trời, có khả năng cách điện một chiều DC
cực tốt, kèm với đó là khả năng chống chịu tốt trước sự khắc nghiệt của thời tiết (tia cực tím, bụi, nước,
ẩm..) và tác động cơ học khác.
+ Jack kết nối MC4: là đầu nối điện thường được dùng để kết nối các tấm pin mặt trời. Loại jack kết nối
này giúp bạn dễ dàng kết nối các tấm pin và dãy pin bằng cách gắn jack từ các tấm pin liền kề với nhau
bằng tay.
(“MC” trong MC4 là viết tắt của nhà sản xuất Multi-Contact.)
8. Sự phát triển bền vững là ntn và có vai trò gì?
- Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong xã hội
hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa.
- Giúp phát triển về mọi mặt ở hiện tại, đồng thời đảm bảo sự phát triển được tiếp diễn trong tương lai
(xa).
*Bổ sung:
1. Năng lượng là đại lượng vật lý mà phải được chuyển đến một đối tượng để thực hiện một công trên,
hoặc để làm nóng, các đối tượng.
2. Cơ cấu sử dụng năng lượng ở VN: (Dựa theo hình 8.8 trang 63 sách chuyên đề + Một số số liệu khác
đc bổ sung)
3. Dạng năng lượng được dự tính sử dụng
+ Năng lượng sinh khối (là nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng như các dạng trên, được tạo ra từ các
nguồn nguyên liệu Sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng)
+ Năng lượng hạt nhân (là một giải pháp đáng chú ý cho đến khi kế hoạch xây dựng một nhà máy điện
hạt nhân đầu tiên được khởi công tại tỉnh Ninh Thuận, tận dụng năng lượng từ hạt nhân nguyên tử thông
qua các lò phản ứng hạt nhân)
4. Tiềm năng phát triển (nguồn năng lượng tái tạo):
+ Vị trí địa lý thuận lợi. (VN có đường bờ biển dài hơn 3260 km, với tốc độ gió trung bình 7 m/s, ở các
tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ và Nam Trung bộ có bức xạ mặt trời cao trung bình 1.387-1.534
Kwh/KWp/năm -> Lợi thế tự nhiên tạo ra sức hút lớn về đầu tư vào điện gió và điện mặt trời ở các tỉnh
này. Bên cạnh đó, diện tích rừng lớn chỉ riêng tại Cà Mau, lượng khai thác và các chế phẩm từ gỗ đạt
khoảng 225.000-300.000 tấn/năm cũng là tiềm năng lớn để phát triển điện sinh khối).
+ Lĩnh vực được các nhà đầu tư quan tâm. (Trg những năm gần đây, năng lượng tái tạo là một trong
những lĩnh vực được ưu tiên nhất cho đầu tư ở Việt Nam. Năm 2021, Việt Nam xếp hạng thứ 31 trong
danh sách các quốc gia có độ thu hút cao về các cơ hội đầu tư và triển khai trong lĩnh vực năng lượng tái
tạo, cùng với chính sách khuyến khích năng lượng tái tạo, trong 3 năm vừa qua, các dự án khai thác điện
gió, điện mặt trời đã phát triển rất mạnh ở các tỉnh ven biển miền Trung và miền Nam (Tổng vốn đầu tư
FDI vào lĩnh vực sản xuất, phân phối điện là trên 5,1 tỷ USD trong năm 2020, cao hơn 4 lần so với năm
trước đó)).
+ Chi phí xây dựng lắp đặt ngày càng giảm. (Chi phí sản xuất điện quy dẫn (LCOE) đối với điện mặt trời
tại Việt Nam đã giảm 106% trong vòng bốn năm trở lại đây. Dự kiến đến năm 2022, đầu tư vào điện gió
trên đất liền sẽ rẻ hơn đầu tư vào nhà máy nhiệt điện than mới. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thế mạnh về
sản xuất và đã có những nhà máy chuyên sản xuất tấm quang năng. Đồng thời, sở hữu cơ sở hạ tầng và
mạng lưới truyền tải vững chắc).
CHÚ THÍCH THUẬT NGỮ:
* Vốn đầu tư FDI: FDI là viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Vốn FDI là
nguồn vốn từ nước ngoài, vì thế sẽ có những tác động tích cực đến nền kinh tế của quốc gia tiếp nhận vốn
và với quốc gia đầu tư.
*Chi phí quy dẫn (LCOE): là chi phí hiện tại ròng trung bình của điện phát ra ở một nhà máy suốt cuộc
sống kinh tế của nó. LCOE được tính bằng tỷ lệ giữa tất cả các chi phí được chiết khấu trong suốt vòng
đời của một nhà máy phát điện chia cho khoản chiết khấu của sản lượng điện thực tế được cung cấp.

HAPPY NEW YEAR


2024

You might also like