Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Ốc bươu vàng: Pomacea canaliculata:

I. Đặt vấn đề
I.1. Lí do chọn đề tài?
Tác động của sinh vật với môi trường luôn là một vấn đề luôn cần được quan tâm, đặc
biệt các sinh vật ngoại lai. Nếu chúng ta không hiểu rõ ảnh hưởng của nó đến hệ sinh
thái dẫn đến khi chúng ta dùng nó vào các mục đích khác nhau, nó sẽ dễ dàng bùng
phát thành dịch thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho con người, hệ sinh thái và môi
trường. Vì vậy để mọi người rõ hơn về sự tác động mạnh mẽ của sinh vật ngoại lai thì
nhóm chúng mình đã chọn “Ốc bươu vàng- Pomacea canaliculata”, một sinh vật
ngoại lai đã từng gây ảnh hưởng nặng nề đến nông nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là
tỉnh Kiên Giang.
I.2.Địa điểm
I.2.1. Vị trí địa lý
- Kiên Giang thuộc thuộc đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, có đủ các dạng
địa hình từ đồng bằng, núi rừng và biển đảo. Trong đó, phần đất liền có địa
hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ đông bắc xuống tây nam.
I.2.2. Điều kiện khí hậu
- Khí hậu Kiên Giang rất ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh
sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật
nuôi sinh trưởng. Do điều kiện khí hậu thuận lợi nên nền nông nghiệp của Kiên
Giang là nông nghiệp trồng lúa nước.
I.3.Nguyên nhân bùng phát Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata)
Ốc được du nhập vào Việt Nam trong những năm 1985-1988 để chăn nuôi làm thức
ăn, nhưng đã thoát ra tự nhiên và trở thành một trong những sinh vật gây hại nghiêm
trọng nhất cho nền nông nghiệp Việt Nam. Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì sau
đây chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc cũng như đặc điểm của Ốc bươu vàng.
II. Tìm hiểu Ốc bươu vàng - (Pomacea canaliculata)
II.1. Khái niệm
- Ốc bươu vàng(OBV)- Pomacea canaliculata, thuộc họ Ampullariidae, lớp
Chân bụng (Gastropoda), ngành Thân mềm (Mollusca).
- Ốc bươu vàng là loài ốc có nắp vỏ, sống dưới nước, thịt màu vàng, vỏ mỏng
hoặc dày. Vỏ đổi màu tối hoặc vàng nâu nếu sống trong ao tù, nước màu đen.
II.2. Nguồn gốc và đối tượng gây hại của Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata)
II.2.1. Nguồn gốc
- OBV xuất xứ từ Paraguay rồi lan rộng sang các nước vùng Nam Mỹ. Thuộc
nhóm ăn tạp, sống được ở nhiều môi trường khắc nghiệt, có thể sống trên cạn
hay vùi sâu một thời gian khi điều kiện sống không thuận lợi. Vùng nhiệt đới
rất phù hợp cho ốc bươu vàng sinh sản, phát triển.
- Năm 1979, du nhập đầu tiên từ Argentina vào Châu Á ở Đài Loan, ốc bươu
vàng lan rộng nhanh sang các quốc gia trồng lúa ở ĐNA .
II.2.2.Mục đích du nhập vào Việt Nam
- Ốc bươu vàng được du nhập vào Việt Nam để nuôi làm thực phẩm và xuất
khẩu vào khoảng năm 1988. Sau đó chúng thoát ra ngoài tự nhiên và gặp điều
kiện sống thích hợp nên đã phát triển thành loài động vật gây hại trầm trọng
cho lúa.
- Việt Nam, OBV được xem là đối tượng kiểm dịch thực vật của nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam từ năm 1997.
II.2.3. Đối tượng gây hại của Ốc bươu vàng
Theo nhiều nghiên cứu của các nhà sinh vật học, họ đã phát hiện ra rằng “ốc bươu
vàng có khả năng chuyển hóa protein thực vật thành protein động vật, cung cấp các
protein thiết yếu cho cơ thể” .
Tại sao ốc bươu vàng có hầu hết ở mọi cánh đồng lúa?
-Vì:
+ Đây là nguồn thức ăn ưa thích của ốc bươu vàng nên cung cấp dưỡng chất thích
hợp cho nó dẫn đến chúng thường tác động mạnh vào cây lúa nước.
+ Do ốc bươu vàng là loài có tính xâm lấn rất cao. Chúng thường lây lan từ
cánh đồng này sang cánh đồng khác qua các hệ thống tưới tiêu (Các kênh thủy
lợi, các mương rãnh dẫn nước trong tự nhiên) hoặc các tình trạng ngập lụt.
+ Mà ở các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long thường bị ngập lụt →
tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm lấn của ốc bươu vàng.
II.2.4. Đặc điểm hình thái của Ốc bươu vàng
- Ốc có hình dạng mập tròn, được cấu tạo gồm ba phần là đầu, thân và chân.
- Đầu ốc kết cấu có hai đôi xúc tu (một đôi ngắn và một đôi dài).
- Thân ốc thì nằm ngay trên chân, thân là một khối xoắn ẩn kín nằm trong vỏ.
- Chân ốc bươu vàng rộng, hình dạng đĩa, có màu trắng kem, và nằm ở phía
bụng.
- Khi di chuyển, phần đầu và chân thường thò ra ngoài, toàn bộ cơ thể ốc được
bảo vệ trong lớp vỏ.
- Phân biệt ốc đực và ốc cái ở phần miệng: Ốc bươu vàng đực có miệng hơi nhô
gợn sóng còn ốc cái có vảy miệng bằng phẳng hơi lõm xuống.
- Trứng ốc bươu vàng hại lúa sẽ có màu đỏ hồng, thành chùm trên thân cây lúa.
Trong cuộc sống ngày nay, vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa ốc bươu vàng và ốc
bươu đen. Vậy sự khác biệt giữa hai loài ốc này như thế nào? Sau đây chúng ta cùng
tìm hiểu:
Sự khác biệt giữa ốc bươu vàng và ốc bươu đen:
Từ các hình ảnh trên chúng ta có thể nêu ra các đặc điểm của sự khác biệt:
1. Trứng ốc:
+ Ốc Nhồi có trứng màu trắng, mềm mỏng đen dần đến khi nở thành con.
+ Ốc Bươu vàng trứng màu hồng.
2. Vỏ ốc:
+ Ốc Nhồi: Có vỏ nhẵn bóng, phần xoáy ốc lồi ra.
+ Ốc Bươu Vàng: Có vỏ xấu xù xì, vàng hơn, Xoáy ốc ngắn
3. Miệng ốc:
+ Ốc Nhồi: Miệng nhẵn đẹp, vẩy ốc có vân mờ. Khi luộc lên miệng ốc rộng, đẹp.
+ Ốc Bươu Vàng: Miệng Gồ ghề, Vẩy ốc có vân rõ.Khi luộc lên miệng ốc co lại có
điểm vàng rõ rệt giữa miệng, phần thịt có dạ dày (chứa nhiều ký sinh trùng)
4. Ruột ốc
+ Ốc Nhồi:
+ Ốc Bươu Vàng: dạ dày ốc có cục màu hồng chứa nhiều ký sinh gây hại cho sức
khỏe người ăn.
● Vậy tại sao nó có thể sinh trưởng và phát triển tốt bên ngoài tự nhiên mà
không gặp bất kì khó khăn gì? Để tìm hiểu vấn đề này trước hết chúng ta hãy
tìm hiểu các đặc điểm sinh học của ốc bươu vàng.
II.2.5. Đặc điểm sinh học của Ốc bươu vàng
- Hô hấp: phổi + mang (có hệ thống nối thông với nhau và ống này có nhiệm vụ
lấy không khí vào để hô hấp) dẫn đến có thể sống trong điều kiện nước bẩn
thiếu oxy. Bên cạnh đó có thể thích nghi với điều kiện đất khô và ướt xen kẽ,
cũng như đầm lầy từng mùa và ruộng lúa hoặc sống dưới nước như cá hay sống
ngoài không khí → Môi trường sống đa dạng
- Nguồn thức ăn:
+ Ốc bươu vàng mới nở: ăn những mảnh hữu cơ vụn tại chỗ. Sau đó lớn
dần thì ăn những thực vật nhỏ và những cây lá mềm lân cận (tảo) → tập
hợp thành từng nhóm quanh thức ăn.
+ Có thể ăn cả ngày lẫn đêm, ở mỗi điều kiện thức ăn khác nhau sẽ dẫn
đến mức độ tăng trọng nhanh/chậm khác nhau.
+ Ở Việt Nam nói chung, một số nghiên cứu cho thấy ốc bươu vàng ăn
khoảng 20 loài thực vật, trong đó có lúa non, tảo, bèo, cây mọng nước…
và các chất hữu cơ mục nát. → Phổ thức ăn rộng
- Sinh sản:
+ Ốc bươu vàng là sinh vật đơn tính, tuy nhiên có thể xảy ra sự thay đổi giới tính
mà không cần qua giai đoạn ngủ nghỉ. Thụ tinh trong, con cái có khả năng giữ
tinh trùng trong vài tháng nên vẫn có khả năng đẻ trứng hữu thụ trong thời gian
này mà không cần giao phối. Ốc thường đẻ trứng vào lúc chiều tối, đẻ trên giá
thể cao trên mặt nước, trứng bám thành từng chùm có màu hồng.
+ Ốc bươu vàng có tốc độ sinh sản rất nhanh. Chúng đẻ trứng thành từng ổ, mỗi
ổ khoảng 200 – 300 trứng trong khoảng 3 giờ. Nếu điều kiện thích hợp, số
lượng trứng có thể lên tới 500 – 600 trứng/ổ. Mỗi chu kỳ đẻ của chúng gồm 10
– 12 ổ, nên số lượng lên tới khoảng 1.000 – 1.200 trứng/ tháng. Sau 7 – 15
ngày, trứng sẽ nở thành ốc non. Giai đoạn ốc non phát triển từ 15 – 25 ngày,
sau đó là giai đoạn ốc lớn (26 – 59 ngày). Vòng đời ốc trung bình là 60 ngày và
ốc bươu vàng có thể sống đến 4 – 6 năm.
+ Ốc non nở, rơi xuống nước, nổi lập lờ trên mặt nước, 2 ngày sau thì vỏ cứng,
lớn rất nhanh và trở thành kẻ phàm ăn. Giai đoạn phá hoại mạnh nhất khi ốc
đạt 10 – 40 mm.
- Thiên địch của ốc bươu vàng:
+ Theo như các nghiên cứu thì một loài cò ốc chuyên ăn bươu vàng.
+ Vịt, rắn, cá cũng có thể ăn ốc bươu vàng.
III.Sự tác động của Ốc bươu vàng đến hệ sinh thái.
Bây giờ chúng ta quay lại câu hỏi: “Tại sao nó có thể sinh trưởng và phát triển tốt
bên ngoài tự nhiên mà không gặp bất kì khó khăn gì?”
- Môi trường sống rộng: có thể tồn tại ở các môi trường khác nhau nhưng môi
trường tối ưu vẫn là môi trường ẩm ướt.
- Phổ thức ăn rộng: có thể ăn tới 20 loài thực vật khác nhau và các mùn bã mục
nát.
- Sống dai: đặc điểm này đã giúp cho mỗi cá thể ốc bươu vàng có thể tạo thêm
nhiều cá thể mới khi chúng tồn tại trong môi trường.
- Tốc độ sinh sản nhanh có thể tạo ra hàng trăm cá thể trong một chu kỳ sinh sản.
- Có rất ít loài thiên địch trong tự nhiên.
- Có thể hình thành các đặc tính thích nghi tránh khỏi các tác nhân gây hại cho
bản thân nó, ví dụ như: lẩn trốn dưới bùn để tránh bị vịt phát hiện.
Tại sao ở các vùng nông thôn người dân thường chăn thả các đàn vịt lớn ở ngoài
cánh đồng nhưng vẫn không thể tiêu diệt được ốc bươu vàng?
- Lí do:
+ Vì những đàn vịt này chỉ ăn được những con ốc non có vỏ ngoài mỏng bị
chúng phát hiện. Còn những con ốc non vỏ mỏng không bị chúng phát hiện (do
ốc có thể hình thành các đặc tính lẫn trốn dưới bùn tránh khỏi các động vật gây
hại cho nó) → các con ốc non vỏ mỏng này tiếp tục sinh trưởng,phát triển và
sinh sản để tạo ra thêm các cá thể mới.
+ Ngoài ra những con ốc có vỏ dày khó bị tổn thương. Vì những con vịt này
không ăn được những con ốc có vỏ dày do chúng khó tác động cơ học vào ốc
→ các con gốc vỏ dày vẫn tồn tại được và thực hiện chu kỳ sinh sản của nó.
→ Đó cũng là lí do vì sao những người làm ruộng dưới quê thường phải đi bắt
ốc bươu vàng và đem về giã nhuyễn ra cho các đàn vịt ăn.

Tại sao người ta thường dùng ốc bươu vàng làm thực phẩm trong cuộc sống hàng
ngày (có nguồn tiêu thụ OBV liên tục) nhưng vẫn không thể ngăn ngừa sự lây lan
mạnh mẽ của ốc bươu vàng?
- Lí do: Do ở ốc bươu vàng có thể sống ở các môi trường nước bẩn chứa nhiều
các vi sinh vật gây hại cho con người → khi sự hiểu biết của con người về ốc
bươu vàng tăng cao thì người ta hạn chế việc sử dụng ốc bươu vàng để hạn chế
các bệnh do vi sinh vật ở ốc bươu vàng gây ra. Từ nguyên nhân trên, dù con
người vẫn tiêu thụ ốc bươu vàng nhưng số lượng ngày càng ít → không thể tiêu
diệt ốc bươu vàng hoàn toàn

Từ những đặc điểm thích nghi trên, ốc bươu vàng còn tác động mạnh mẽ đến các
loài ốc bản địa. Vậy nó tác động như thế nào?
Ốc bươu vàng giao phối với ốc bản địa, ốc lát. Lai tạo thế hệ ốc mới có đặc tính
khác biệt như: mài ốc cứng hơn (kế thừa từ ốc bản địa), cấu trúc vỏ + màu
trứng + kích cỡ trứng + đặc điểm khi sinh sản giống với ốc bươu vàng “gốc” →
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến ốc bản địa dần biến mất.
IV.Giải thích dựa vào các quy luật
IV.1.Quy luật tác động tổng hợp:
- Nhân tố sinh thái: là tất cả các nhân tố ở xung quanh sinh vật, tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
- Môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái luôn tác động qua lại, sự biến đổi
của một nhân tố này dẫn đến sự thay đổi về lượng có khi về chất của các nhân
tố sinh thái khác và sinh vật chịu ảnh hưởng của nhân tố đó.
- Do đó, các nhân tố sinh thái trong môi trường nước đều gắn bó chặt chẽ với
nhau thành tổ hợp sinh thái và động lên OBV.
Ví dụ: Ánh sáng, các loài ốc khác, vi sinh vật, pH,... đều tác động lên OBV
IV.2.Quy luật tác động giới hạn
Giới hạn sinh thái: là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một tác nhân sinh
thái nào đó trong môi trường tự nhiên. Do đó, OBV có giới hạn sinh thái không
giống các loài khác.Và các nhân tố sinh thái có một ngưỡng tác động nhất định
đến sự sinh trưởng và phát triển của OBV.
Ví dụ: Đối với pH của môi trường, OBV chỉ sống được ở một ngưỡng pH nhất định.
Nếu vượt qua ngưỡng đó thì sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của OBV.
IV.3.Quy luật tác động không đồng đều
- Mỗi nhân tố sinh thái tác động lên OBV với một cường độ nhất định và khác
nhau ở các nhân tố sinh thái.
- Cùng một nhân tố sinh thái nhưng ở các giai đoạn phát triển khác nhau thì
OBV phản ứng khác nhau.
IV.4.Quy luật qua lại
Môi trường thường xuyên tác động lên cơ thể OBV làm chúng không ngừng biến đổi.
OBV cũng tác động trở lại môi trường làm cải biến môi trường.
V. Giải pháp dựa vào các quy luật
- Dựa vào quy luật giới hạn sinh thái: Chúng ta có thể điều chỉnh các nhân tố
sinh thái vượt qua ngưỡng chịu đựng của OBV. Có thể làm ức chế sinh trưởng,
phát triển hoặc chết OBV. Làm giảm sự lây lan nhanh của OBV.
+ Phun thuốc chọn lọc ở những nơi có mật độ ốc cao, biện pháp này cần kết hợp
với điều tiết nước để có hiệu quả lâu dài. Vì OBV chỉ chịu được một ngưỡng
nhất định dưới sự tác động của thuốc.
- Dựa vào quy luật tác động qua lại
+ Sử dụng việc điều khiển nước, luân phiên tháo cạn nước và luân canh cây lúa
với các loại cây trồng canh nư: ngô, lạc, đậu tương…Vì môi trường tác động
vào OBV và ngược lại. Do đó, OBV luôn cải biến môi trường thành môi
trường thuận lợi cho nó. Vì vậy, chúng ta làm thay đổi môi trường thuận lợi
của OBV để giảm sự sinh sinh trưởng và phát triển của nó
+ Kết hợp nuôi cá chép, cá trắm cỏ, vịt ở nơi ruộng trũng để chúng ăn ốc mới nở.

Kết luận cho bản thân:

V. Tài liệu kham khảo


1. https://kiengiang.gov.vn/trang/TinTuc/30/266/Dieu-kien-tu-nhien-tinh-Kien-
Giang.html
2. https://vuonqgumh.camau.gov.vn/wps/portal/?
1dmy&page=tct.chitiet&urile=wcm%3Apath%3A/vqgumhlibrary/
tttdtvqgmcm/tllvf/38539057
3. https://baigiang.violet.vn/present/quy-luat-tac-dong-tong-hop-cua-cac-nhan-to-
sin-thai-2186041.html
4. https://vn.search.yahoo.com/search?
fr=mcafee&type=E210VN91213G0&p=Quy+lu%E1%BA%ADt+t
%C3%A1c+%C4%91%E1%BB%99ng+gi%E1%BB%9Bi+h%E1%BA%A1n
5. https://thpttranhungdao.edu.vn/gioi-han-sinh-thai-la-gi-y-nghia-cua-quy-luat-
gioi-han-sinh-thai.html
6. https://ihoctot.com/quy-luat-tac-dong-khong-dong-deu-cua-cac-nhan-to-sinh-
thai-len-doi-song-cua-sinh-vat
7.

You might also like