Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 51

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA ĐIỆN TỬ

----------------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

Đề tài: Thiết kế mô hình khóa cửa thông minh sử dụng RFID và


Arduino

Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Đình Thông

Người thực hiện : Nhóm 15


LỚP, KHÓA: 20214FE6008001 – Khóa 14

Thành viên : Đào Tiến Cường - 2019607136

Nguyễn Văn Hải - 2019606348

Ngô Quang Hiếu - 2019606364

Cao Hải Long - 2018606303

Hà Nội, tháng 09 năm 2022


Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện Đồ án chuyên ngành Điện tử-viễn thông, chúng
em đã tìm hiểu bổ sung và học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm về việc
thiết kế thực hiện và thi công thiết bị “Hệ thống khóa cửa thông minh sử dụng
RFID và Arduino”.

Do điều kiện về thời gian và quá trình làm việc có nhiều hạn chế nên đề tài
của chúng em chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng bằng mô hình.
Trong thời gian thực hiện đồ án, chúng em đã tham khảo ý kiến của giảng viên
hướng dẫn, tìm hiểu tài liệu và sự hỗ trợ góp ý từ giảng viên cũng như bạn bè và
các anh chị đi trước. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi
sai sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để đồ
án của chúng em được hoàn thiện hơn, và tạo lập cho chúng em có một cơ sở nhìn
nhận về khả năng, kiến thức, từ đó có hướng phấn tốt hơn cho các đồ án tiếp theo.

Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Điện Tử Trường
Đại Học Công Nghiệp Hà Nội đã dạy bảo, truyền đạt kiến thức cho chúng em
trong suốt quá trình học tập, các thầy cô đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng
em trong quá trình thực hiện Đồ án.

Đặc biệt, chúng em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến thầy giáo TS. Trần
Đình Thông – Giảng viên trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội đã trực tiếp hỗ
trợ, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và bổ sung kiến thức cho chúng em trong quá
trình thực hiện và hoàn thiện đồ án này.

Trong quá trình thực hiện đồ án không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được
sự góp ý của thầy cô và các bạn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô!

1
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Sau đây em xin tìm hiểu và khảo sát các đặc tính của công nghệ nhận dạng
bằng sóng vô tuyến RFID cũng như thiết kế một ứng dụng thực tế là “Nghiên cứu
và thiết kế hệ thống khóa cửa thông minh sử dụng công nghệ RFID”. Đây là cơ
sở để thiết kế những hệ thống tự động hóa đơn giản, cũng như phức tạp được ứng
dụng rộng rãi trong khoa học và đời sống. Nội dung báo cáo gồm 6 phần được
giới thiệu sơ lược sau đây:

– Phần 1: Giới thiệu

– Phần 2: Lý thuyết

– Phần 3: Thiết kế, mô phỏng và thực hiện phần cứng

– Phần 4: Thiết kế và thực hiện phần mềm

– Phần 5: Kết quả thực hiện

– Phần 6: Kết luận và hướng phát triển

Do kiến thức còn hạn chế và thời gian tích lũy chưa nhiều nên báo cáo này
không tránh khỏi thiếu sót và một số nội dung chưa được chi tiết, mong các thầy
cô có những góp ý để đề tài của nhóm được hoàn thiện hơn.

2
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông

NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Giảng viên hướng dẫn

(ký, ghi rõ họ tên)

3
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................... 6

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ................................................................... 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... 9

Phần 1: Giới thiệu................................................................................................ 10

1.1 Tổng quan ...................................................................................................... 10

1.2 Nhiện vụ đề tài .............................................................................................. 10

1.3 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 11

1.4 Phân chia công việc trong nhóm ................................................................... 11

Phần 2: Lý thuyết ................................................................................................ 12

2.1 Giới thiệu về công nghệ RFID ...................................................................... 12

2.2 Hệ thống RFID .............................................................................................. 12

2.3 Nguyên lí hoạt động của RFID ..................................................................... 14

2.4 Dải tần hoạt động của hệ thống RFID........................................................... 14

2.5 Ứng dụng RFID trong sản xuất ..................................................................... 15

2.6 Ưu, nhược điểm của RFID trong sản xuất .................................................... 16

Phần 3: Thiết kế, mô phỏng và thực hiện phần cứng .......................................... 19

3.1 Đặt vấn đề...................................................................................................... 19

3.2 Thiết kế phần cứng ........................................................................................ 22

Phần 4: Thiết kế và thực hiện phần mềm ............................................................ 35

4.1 Yêu cầu đặt ra ................................................................................................ 35

4.2 Lưu đồ thuật toán .......................................................................................... 35

4.3 Thiết lập ban đầu ........................................................................................... 36

4
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
4.4 Hoạt động đọc thẻ đúng ................................................................................ 37

4.5 Hoạt động đọc thẻ sai .................................................................................... 38

Phần 5: Kết quả thực hiện ................................................................................... 39

5.1 Kết quả đạt được ........................................................................................... 39

5.2 Đo đạc và kiểm thử ....................................................................................... 42

5.3 Đánh giá về kết quả làm việc nhóm .............................................................. 42

Phần 6: Kết luận và hướng phát triển.................................................................. 44

6.1 Đánh giá sản phẩm ........................................................................................ 44

6.2 Hướng phát triển ........................................................................................... 44

Phần 7: Tài liệu tham khảo.................................................................................. 45

Phần 8: Phụ lục .................................................................................................... 46

5
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.2.1: Các phần trong hệ thống RFID ........................................................ 13

Hình 2.2.2: Nguyên lí hoạt động của hệ thống RFID ......................................... 14

Hình 2.2.3: Ứng dụng RFID trong quản lí kho hàng .......................................... 15

Hình 2.2.4: Ứng dụng RFID trong sản xuất ô tô................................................. 16

Hình 3.1.3: Sơ đồ khối hệ thống ......................................................................... 21

Hình 3.2.1: Arduino R3 ....................................................................................... 23

Hình 3.3.2: Ứng dụng lập trình Arduino IDE ..................................................... 25

Hình 3.2.3: Bộ ghi đọc thẻ RFID ........................................................................ 26

Hình 3.2.4: Sơ đồ khối hiển thị ........................................................................... 27

Hình 3.2.5: Màn hình LCD 16x02 ...................................................................... 28

Hình 3.2.6: Module I2C 16x02 ........................................................................... 28

Hình 3.2.7: Sơ đồ khối khóa cửa ......................................................................... 29

Hình 3.2.8: Khóa chốt điện 12V ......................................................................... 30

Hình 3.2.9: Relay Single SRD 5. ........................................................................ 31

Hình 3.2.10: Còi chip 5V .................................................................................... 32

Hình 3.2.11: Pin 9V............................................................................................. 32

Hình 3.2.12: Sơ đồ mô phỏng mạch trên Altium ................................................ 33

Hình 3.2.13: Mạch PCB ...................................................................................... 33

Hình 3.2.14: Mạch mô phỏng 3D........................................................................ 34

Hình 4.1: Lưu đồ thuật toán ................................................................................ 35

Hình 4.2: Thiết lập ban đầu ................................................................................ 36

Hình 4.3: Khởi tạo ban đầu cho LCD ................................................................ 36

6
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
Hình 4.4: Code khi quét thẻ đúng ....................................................................... 37

Hình 4.5: Code khi quét thẻ sai ........................................................................... 38

Hình 4.6: Code khi quét thẻ sai quá 5 lần ........................................................... 38

Hình 5.1: Mạch hoàn thiện .................................................................................. 39

Hình 5.2: Mạch hoạt động khi cấp nguồn ........................................................... 40

Hình 5.3: Mạch hoạt động khi quét thẻ sai ......................................................... 40

Hình 5.4: Mạch hoạt động khi quét thẻ đúng ...................................................... 41

Hình 5.5: Mạch hoạt động khi quét sai 5 lần ...................................................... 41

7
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.4: Bảng phân chia công việc trong nhóm ............................................... 11

Bảng 3.2.1: Bảng link kiện .................................................................................. 23

Bảng 3.2.2: Bảng thông số của Arduino UNO R3 .............................................. 24

Bảng 3.2.3: Ý nghĩa của các chân RFID ............................................................. 26

Bảng 5.1: Bảng giá trị điện áp ............................................................................. 42

Bảng 5.2: Bảng giá trị dòng điện ........................................................................ 42

Bảng 5.3: Bảng kết quả hoạt động của thẻ .......................................................... 42

Bảng 5.3: Bảng kết quả thực hiện ....................................................................... 43

8
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

IDE Integrated Development Environment


(Môi trường phát triển tích hợp)
LCD Liquid Crystal Display
(Màn hình tinh thể lỏng)
LED Light Emitting Diode
(Điốt phát quang)
PCB Printed Circuit Board
(Bản mạch in)
RFID Radio Frequency Identification

(Nhận dạng bằng sóng vô tuyến)

UART Universal Asynchronous Receiver Transmitter

(Chuẩn giao tiếp nối tiếp với sự hỗ trợ của phần cứng)

USB Universal Serial Bus

(Chuẩn kết nối tuần tự)

9
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông

Phần 1: Giới thiệu


1.1 Tổng quan

Ngày nay với sự phát triển của xã hội hiện đại ai trong số chúng ta cũng cần
những thiết bị bảo về tài sản như khóa cửa, thiết bị cảnh báo chống trộm hay
camera nhưng có lẽ những thiết bị được sử dụng nhiều nhất vẫn là khóa cửa.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại khóa cửa nhưng hầu hết vẫn là khóa
cơ khí, các khóa này gặp vấn đề lớn là tính năng bảo mật không cao, nên dễ dàng
bị phá bởi các khóa đa năng.

Đa số khóa kỹ thuật đang có bán trên thị trường đề có giá bán khá cao và chủ
yếu là khóa tay nắm mà chúng ta thường thấy trong khách sạn hoặc các căn hộ
chung cư. Khóa sử dụng phương pháp dùng thẻ từ để mở đi kèm với các dãy số
bấm nên khá tiện lợi khi sử dụng nếu chúng ta quên thẻ có thể dùng mã số và
ngược lại.

Vì vậy để nâng cao yêu cầu về tính bảo mật để bảo vệ tài sản vào giao diện
trực quan dễ sử dụng nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài thiết kế thiết
bị khóa thông minh bằng bảo mật và thẻ chip (RFID).

1.2 Nhiện vụ đề tài

- Mục tiêu của nhóm:

 Nắm bắt được cấu trúc phần cứng, sơ đồ khối, nguyên lý làm việc của mạch
điều khiển.

 Tìm hiểu về lập trình Arduino

 Biết cách làm một đồ án hoàn chỉnh phục vụ cho việc làm đồ án tốt nghiệp về
sau.

- Mục tiêu sản phẩm:

 Sản phẩm hoạt động ổn định với đầy đủ các chức năng cần thiết.

 Sản phẩm nhỏ, gọn, mang tính thẩm mỹ cao.

10
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
 Giá thành sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng hiện nay.

1.3 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu arduino, module RFID


- Thiết kế thi công mạch giao tiếp module RFID với Arduino
- Viết chương trình điều khiển mô hình
- Thiết kế nguồn cung cấp cho mô hình
- Chạy thử nghiệm
1.4 Phân chia công việc trong nhóm

Ghi
STT chú
Hành động Thời hạn Người thực hiện
1 23/07/2022
Chuẩn bị linh kiện Ngô Quang Hiếu
2 08/08/2022
Viết code và mô phỏng Đào Tiến Cường
Thiết kế mạch in
3 11/08/2022
Lắp ráp linh kiện Nguyễn Văn Hải
Hoàn thành báo cáo và
4 PowerPoint 14/08/2022 Cao Hải Long

Bảng 1.4: Bảng phân chia công việc trong nhóm

11
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông

Phần 2: Lý thuyết
2.1 Giới thiệu về công nghệ RFID
RFID (Radio Frequency Identification), hay nhận dạng qua tần số vô tuyến,
là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các
thẻ nhận dạng gắn vào vật thể.
Hay nói cách khác, RFID là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa,
cho phép dữ liệu trên một con chíp được đọc một cách "không tiếp xúc" qua đường
dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50 cm tới 10 mét, sử dụng thiết bị thẻ RFID
và một đầu đọc RFID.
Điểm nổi bật của RFID là công nghệ không sử dụng tia sáng như mã vạch,
không tiếp xúc trực tiếp. Một vài loại thẻ có thể được đọc xuyên qua các môi
trường, vật liệu như: bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn, và các điều kiện môi
trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy
hiệu quả.

2.2 Hệ thống RFID

Một hệ thống RFID tối thiểu gồm những thiết bị sau:

- Thẻ RFID: là một thẻ gắn chíp + Anten.

- Thẻ RFID có thể thay thế cho các mã vạch trên các sản phẩm có bán tại các siêu
thị bán lẻ. Thay vì phải đưa thiết bị vào sát mã vạch để quét, RFID cho phép thông
tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần một tiếp xúc vật
lý nào cả.

- Thẻ RFID được đưa vào sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: Quản lý nhân sự,
quản lý hàng hóa vào/ra siêu thị, nhà kho, ... theo dõi động vật, quản lý xe cộ qua
trạm thu phí, làm thẻ hộ chiếu …

Có 2 loại thẻ RFID là RFID passive tag và RFID active tag:

12
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
Passive tags: Không cần nguồn ngoài và nhận năng lượng từ thiết bị đọc,
khoảng cách đọc ngắn.

Active tags: Được nuôi bằng PIN, sử dụng với khoảng cách đọc lớn.

- Thiết bị đọc thẻ RFID (hay còn gọi là đầu đọc-reader): để đọc thông tin từ các
thẻ, có thể đặt cố định hoặc lưu động.

- Antenna: là thiết bị liên kết giữa thẻ và thiết bị đọc. Thiết bị đọc phát xạ tín hiệu
sóng để kích họat và truyền nhận với thẻ.

- Server: nhu nhận, xử lý dữ liệu, phục vụ giám sát, thống kê, điều khiển,..

Hình 2.2.1: Các phần trong hệ thống RFID

Đặc điểm của hệ thống RFID:


Hệ thống RFID sử dụng hệ thống không dây thu phát sóng radio, không sử
dụng tia sáng như mã vạch.
Các tần số thường được sử dụng trong hệ thống RFID là 125Khz hoặc 900Mhz.
Thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần một
tiếp xúc vật lý nào.
Có thể đọc được thông tin xuyên qua các môi trường, vật liệu như: bê tông,
tuyết, sương mù, băng đá, sơn và các điều kiện môi trường thách thức khác mà
mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.

13
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
2.3 Nguyên lí hoạt động của RFID

Thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định, khi thiết
bị RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ này và thu nhận
năng lượng từ đó phát lại cho thiết bị RFID Reader biết mã số của mình. Từ
đó thiết bị RFID reader nhận biết được tag nào đang trong vùng hoạt động.

Hình 2.2.2: Nguyên lí hoạt động của hệ thống RFID

2.4 Dải tần hoạt động của hệ thống RFID


Khi phải lựa chọn một hệ thống RFID, yêu cầu đầu tiên là chọn dải tần hoạt
động của hệ thống.
Tần số thấp - Low frequency 125 KHz: Dải đọc ngắn tốc độ đọc thấp
Dải tần cao - High frequency 13.56 MHz: Khoảng cách đọc ngắn tốc độ đọc
trung bình. Phần lớn thẻ Passive sử dụng dải này.
Dải tần cao hơn - High frequency: Dải đọc từ ngắn đến trung bình, tốc độ đọc
trung bình đến cao. Phần lớn thẻ Active sử dụng tần số này.
Dải siêu cao tần - UHF frequency 868-928 MHz: Dải đọc rộng Tốc độ đọc cao.
Phần lớn dùng thẻ Active và một số thẻ Passive cao tần sử dụng dải này.
Dải vi sóng - Microwave 2.45-5.8 GHz: Dải đọc rộng tốc độ đọc lớn.

14
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
2.5 Ứng dụng RFID trong sản xuất

Bằng sự hỗ trợ của công nghệ RFID, rất nhiều công việc được thực hiện của
con người đã được giảm thiểu và thay thế bằng hệ thống thiết bị mang lại hiệu
quả tốt hơn, chất lượng hơn. Ví dụ:

Trong việc quản lý kho, hệ thống RFID được sử dụng để phân loại dễ dàng các
loại vật tư, sản phẩm trong kho thông qua hệ thống tag RFID được gắn lên từng
vật tư và thiết bị đọc tag RFID. Các dữ liệu thực tế của kho như vị trí, số lượng,
phân loại sẽ được thu thập thông qua hệ thống RFID và đưa về lưu trữ, hiển thị
tại hệ thống máy chủ của kho. Từ đó các thao tác xuất nhập kho được kiểm soát
nhanh và hiệu quả hơn.

Hình 2.2.3: Ứng dụng RFID trong quản lí kho hàng

Trong sản xuất các sản phẩm theo dây truyền, hệ thống RFID được sử dụng để
thay thế thẻ Kaban giúp kiểm soát tốt hơn dây chuyền sản xuất, xác định rõ bán
thành phẩm đang được gia công ở công đoạn nào và kiểm soát được theo thời
gian thực. Ngoài ra, việc kiểm soát này cũng giúp tránh các lỗi phát sinh hoặc
sự tồn đọng bán thành phẩm trên dây truyền.
Trong việc bảo quản, vận chuyển các sản phẩm tới hệ thống tiêu thụ, hệ thống
RFID được sử dụng cho quá trình theo dõi nhiệt độ, độ ẩm với nhiệm vụ truyền

15
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
những dữ liệu này về trung tâm kiểm soát. Từ những dữ liệu này sẽ giúp kiểm
soát tốt các sản phẩm ở điều kiện tối ưu. …
Với sự phát triển theo trào lưu cách mạng công nghệ 4.0, trong thời gian sắp
tới RFID và các ứng dụng của công nghệ này sẽ tiếp tục được áp dụng giúp
hình thành nên nhiều nhà máy thông minh.

Hình 2.2.4: Ứng dụng RFID trong sản xuất ô tô

2.6 Ưu, nhược điểm của RFID trong sản xuất

Ưu điểm:
Không cần thiết lập đường ngắm: Để theo dõi các hội đồng nơi nhãn mã vạch
có thể được che hoặc trong các ứng dụng mà một phần được sơn hoặc tiếp xúc
với các quy trình (như bảo dưỡng) sẽ làm hỏng hoặc phá hủy nhãn mã
vạch, RFID là lựa chọn tốt hơn. Thẻ RFID sẽ giữ nguyên vị trí và người đọc sẽ
nắm bắt mã mà không phải lo lắng về tầm nhìn.
Dễ dàng viết lại hoặc sửa đổi dữ liệu thẻ: Đối với các ứng dụng mà thẻ
RFID di chuyển bằng thùng hoặc nhà cung cấp thay vì với một bộ phận hoặc
sản phẩm cụ thể, việc linh hoạt sửa đổi dữ liệu trên sàn cửa hàng có thể giúp
thẻ trở nên hữu ích hơn để theo dõi trong các hoạt động sản xuất rất năng động.

16
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
Hợp lý hóa theo dõi tài sản: Một loạt các công ty sử dụng RFID để theo dõi
các container, pallet và các tài sản đắt tiền khác. Lợi tức đầu tư được tạo ra
thông qua tối ưu hóa tài sản và không mua các tài sản không cần thiết, đồng
thời cung cấp khả năng truy nguyên nguồn gốc của cả container và nội dung
của nó.
Tăng cường khả năng hiển thị chuỗi cung ứng: Quét mã vạch yêu cầu hành
động của con người để cung cấp cập nhật vị trí và những lần quét đó chỉ xảy ra
không liên tục. Với RFID, việc theo dõi có thể được tự động hóa và xảy ra
thường xuyên hơn. Điều này cung cấp khả năng hiển thị chi tiết hơn cho các
hoạt động sản xuất thông qua các cập nhật thời gian thực.
Số lượng hàng tồn kho dễ dàng hơn: Việc RFID trong sản xuất giúp tự động
hóa các tác vụ thủ công truyền thống có thể giúp giảm chi phí lao động đắt
đỏ. Số lượng hàng tồn kho có thể được hoàn thành trong vài phút, với nhân viên
tối thiểu.
Tiết kiệm chi phí: Phần cứng RFID có xu hướng đi kèm với chi phí thấp hơn

Nhược điểm:
RFID vẫn đắt hơn mã vạch: Việc gắn thẻ RFID ở cấp độ vật phẩm cho các
sản phẩm hoàn chỉnh rẻ tiền là rất tốn kém. Tuy nhiên, RFID có thể cung cấp
ROI thông qua việc gắn thẻ các bộ phận hoặc hàng hóa đắt tiền hơn, và trong
trường hợp các ứng dụng vòng kín liên quan đến các tài sản có thể tái sử dụng
(như pallet), chi phí của thẻ có thể được khấu hao trong một thời gian dài.
Hầu hết các đối tác thương mại không sử dụng RFID: Để có được lợi ích
đầy đủ của RFID trong sản xuất, các nhà cung cấp và người tiêu dùng sẽ cần
khả năng gắn thẻ hàng hóa hoặc đọc thẻ RFID trong các cơ sở của họ. Nếu
không có sự tham gia của họ (đi kèm với một số chi phí), sẽ có những khoảng
trống trong tầm nhìn.
RFID phức tạp hơn mã vạch: Trình đọc RFID phải được cấu hình cẩn thận
để đảm bảo bạn có thể quét thành công 100 phần trăm các thẻ. Do đó, nhiều
thử nghiệm phải được thực hiện với RFID hơn là với mã vạch để đảm bảo giải

17
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
pháp hoạt động đúng. Môi trường sản xuất thường bao gồm rất nhiều kim loại,
chất lỏng và hóa chất - tất cả những thứ có thể cản trở hiệu suất của công nghệ
RFID. Tuy nhiên, tốc độ đọc và hiệu suất khoảng cách cũng có thể khó khăn
để hoàn thiện.
Quản lý dữ liệu: Thẻ RFID cung cấp nhiều dữ liệu hơn mã vạch, nhưng bạn
phải có hệ thống doanh nghiệp để quản lý dữ liệu đó và biến nó thành thông tin
kinh doanh hữu ích. Nếu không, hệ thống của bạn có thể bị tràn ngập thông tin
vô dụng.

18
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông

Phần 3: Thiết kế, mô phỏng và thực hiện


phần cứng
3.1 Đặt vấn đề

3.1.1 Yêu cầu thiết kế

+ Mạch đóng mở cửa khi nhận thẻ đúng, cảnh báo khi nhận thẻ sai.

+ Mạch hiển thị trạng thái lên màn hình LCD.

+ Còi báo sẽ cảnh báo liên tục khi quét thẻ sai quá số lần quy định.

+ Dùng pin nguồn 9V để cấp cho mạch Arduino; pin nguồn 12V, dòng 23A cấp
cho khóa điện.

3.1.2 Phân tích thiết kế

+ Khối nguồn: từ yêu cầu mạch nguồn 9V và 12 V ta xây dựng các phương án
sau:

Dùng module nguồn 9V và 12V để chuyển đổi điện áp 220V sang điện áp 9V
và 12V.
Ưu điểm: tiện lợi, an toàn, hiệu quả cao.
Nhược điểm:
 Mạch phải gần ổ cắm có nguồn 220V, nếu không thì dây cắm sẽ rất dài,
mất tính thẩm mỹ, thiếu gọn gàng.
 Ở một số vùng cao hay biển đảo chưa có hoặc ít điện thì việc có nguồn
220V là bất khả thi.
 Mạch chưa có hệ thống tụ tích điện phòng khi mất nguồn vì thế khi mất
điện mạch sẽ không hoạt động.
Dùng pin 9V và 12V: phương pháp này có vẻ rất đơn giản nhưng lại vô cùng
tiện lợi. Nó có thể khắc phục nhược điểm của phương pháp trên. Hơn nữa việc
thay thế hay lắp đặt vô cùng dễ dàng, có thể mang đi mọi nơi.

19
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
Kết luận: Ở đây ta sẽ sử dụng nguồn pin 9V và 12V vì những ưu điểm mà nó
mang lại.

+ Khối Arduino: để điều khiển mạch sử dụng Arduino thì ta có thể sử dụng các
phương án sau:

- Dùng Arduino Uno R3: Arduino UNO có thể sử dụng 3 vi điều khiển họ 8 bit
AVR là ATmega8, ATmega 168, ATmega328 (có sẵn trên kit). Bộ não này có
thể xử lý những tác vụ đơn giản như điều khiển đèn LED nhấp nháy, xử lý tín
hiệu cho xe điều khiển từ xa, sử dụng làm trạm đo nhiệt độ, độ ẩm và hiện thị
lên màn hình LCD, …

- Dùng Arduino Nano: là phiên bản nhỏ gọn của Arduino Uno với cùng chip
điều khiển ATmega328P, vì cùng chip điều khiển nên mọi tính năng hay chương
trình có trên Arduino Uno hoàn toàn tương thích với Arduino Nano; giá thành rẻ
hơn so với phiên bản IC chân cắm Arduino Uno.

Kết luận: Ở đây ta sẽ sử dụng Arduino Uno R3 do module hoạt động chính xác,
bền bỉ, nhiều chức năng hơn nếu yêu cầu nâng cấp. So về giá thành thì hai sản
phẩm không quá chênh nhau.

+ Khối RFID: để đọc thẻ rồi đưa ra kết quả nhằm mở cửa khi thẻ đúng ta có thể
sử dụng các module sau:

- Module đọc thẻ RFID EM4100: Giao diện UART; Hỗ trợ ứng dụng phong
phú; hỗ trợ đọc thẻ 125KHz; hỗ trợ hoạt động đọc thẻ khác nhau; module đầu
đọc thẻ 7941E, tích hợp mạch tần số và ăng-ten đọc thẻ hiệu suất cao.

- Module RFID RC522 MFRC-522: được áp dụng cho đầu đọc thẻ chip tích hợp
cao không tiếp xúc 13,56MHz; hỗ trợ tín hiệu bộ chuyển đổi tương thích
14443A.

20
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
Kết luận: Sử dụng Module RFID RC522 MFRC-522 vì hỗ trợ đọc thẻ RFID
NFC Card 13.56 Mhz mà điện áp thấp, chi phí thấp, kích thước nhỏ và chip đầu
đọc thẻ không tiếp xúc, thiết bị thông minh và các thiết bị cầm tay di động được
phát triển lựa chọn tốt hơn.

+ Khối hiển thị: sử dụng màn hình LCD 16x02 và module I2C LCD do được sử
dụng phổ biến, cấu hình đơn giản cùng với giá thành rẻ và tương thích với
Arduino so với các loại màn hình khác.

+ Khối cảnh báo: có thể sử dụng còi chip 3V, 5V, 12V. Ở đây, ta sử dụng còi
chip 5V vì tương thích với đầu ra của Arduino đem lại hoạt động ổn định.

+ Khóa cửa: có thể sử dụng chốt điện 12V hoặc 24V. Ở đây, ta sử dụng khóa
điện 12V vì có điện áp nhỏ hơn mà vẫn đáp ứng yêu cầu đặt ra, đồng thời cũng
tiết kiện chi phí và độ an toàn.

3.1.3 Xây dựng sơ đồ khối

Hình 3.1.3: Sơ đồ khối hệ thống

Chức năng và nhiệm vụ của từng khối:

- Khối nguồn: cung cấp nguồn nuôi cho toàn bộ hệ thống, để hệ thống có thể
hoạt động bình thường.

21
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
- Khối Arduino: liên kết với module đọc thẻ từ RFID; điều khiển khối hiển thị,
cảnh báo và khóa cửa.

- Khối RFID: đọc dữ liệu của thẻ rồi cung cấp cho Arduino.

- Khối hiển thị: hiện thỉ trạng thái khi mạch cấp nguồn hoạt động.

- Khối cảnh báo: phát tín hiệu cảnh báo khi quét thẻ sai.

- Khối khóa cửa: đóng mở cửa.

3.2 Thiết kế phần cứng

3.2.1 Các linh kiện cần thiết

Tên linh kiện Số lượng

Arduino Uno R3 1

RFID RC- 522 1

Còi chíp 1

LCD16X2 1

Board I2C LCD16X2 1

Khóa Chốt Điện 12V 1

Nguồn Adapter 12V/2A 1

Jack nguồn DC 1

Điện trở 3

22
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông

Tụ phân cực 47uF 35V 2

Diode FR 307 2

Transistor c1815 1

PC817 1

Bảng 3.2.1: Bảng link kiện

3.2.2 Khối Arduino

 Arduino R3: Nhắc tới dòng mạch Arduino dùng để lập trình, cái đầu tiên mà
người ta thường nói tới chính là dòng Arduino UNO R3.

Hình 3.2.1: Arduino R3

Vi điều khiển ATmega328 họ 8bit

Điện áp hoạt động 5V DC (chỉ được cấp qua cổng USB)

Tần số hoạt động 16 MHz

Dòng tiêu thụ khoảng 30mA

Điện áp vào khuyên dùng 7-12V DC

23
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
Điện áp vào giới hạn 6-20V DC

Số chân Digital I/O 14 (6 chân hardware PWM)

Số chân Analog 6 (độ phân giải 10bit)

Dòng tối đa trên mỗi chân I/O 30 mA

Dòng ra tối đa (5V) 500 mA

Dòng ra tối đa (3.3V) 50 mA

SRAM 2 KB (ATmega328)

EEPROM 1 KB (ATmega328)

Bảng 3.2.2: Bảng thông số của Arduino UNO R3

+ Lập trình cho Arduino

Các thiết bị dựa trên nền tảng Arduino được lập trình bằng ngôn riêng. Ngôn
ngữ này dựa trên ngôn ngữ Wiring được viết cho phần cứng nói chung. Và Wiring
lại là một biến thể của C/C++. Một số người gọi nó là Wiring, một số khác thì gọi
là C hay C/C++. Ngôn ngữ Arduino bắt nguồn từ C/C++ phổ biến hiện nay do đó
rất dễ học, dễ hiểu. Nếu học tốt chương trình Tin học 11 thì việc lập trình Arduino
sẽ rất dễ thở đối với bạn.

Để lập trình cũng như gửi lệnh và nhận tín hiệu từ mạch Arduino, nhóm phát
triển dự án này đã cũng cấp đến cho người dùng một môi trường lập trình Arduino
được gọi là Arduino IDE (Intergrated Development Environment) như hình dưới:

24
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông

Hình 3.3.2: Ứng dụng lập trình Arduino IDE

 Chức năng, nhiệm vụ trong mạch

+ Cấp nguồn cho khối RFID, khối hiển thị, khối cảnh báo.

+ Giao tiếp với khối RFID khi ghi, đọc thẻ.

+ Tác động lên khối hiển thị, khối cảnh báo, khóa cửa để mạch hoạt động theo
yêu cầu đặt ra bằng cách thiết lập phần mềm.

3.2.3 Khối RFID

 Module RFID RC522

Module RFID RC522 sử dụng IC MFRC522 của Phillip dùng để đọc và ghi
dữ liệu cho thẻ NFC tần số 13.56Mhz, với mức giá rẻ, thiết kế nhỏ gọn, module
này là sự lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng về ghi đọc thẻ RFID.

25
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông

Hình 3.2.3: Bộ ghi đọc thẻ RFID

+ Sơ đồ chân

Số TT Tên chân Mô tả

1 SDA(SS) Chân lựa chọn chip khi giao tiếp SPI (Kích hoạt ở
mức thấp)

2 SCK Chân xung trong chế độ SPI

3 MOSI(SDI) Master Data Out- Slave In trong chế độ giao tiếp


SPI

4 MISO(SDO) Master Data In- Slave Out trong chế độ giao tiếp
SPI

5 IRQ Chân ngắt

6 GND Chân nối đất

7 RST Chân RESET module

8 Vcc 3,3V

Bảng 3.2.3: Ý nghĩa của các chân RFID

+ Thông số kỹ thuật

26
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
- Điện áp nuôi: 3.3V;

- Dòng điện nuôi :13-26mA

- Tần số hoạt động: 13.56MHz

- Khoảng cách hoạt động: 0 ~ 60 mm

- Cổng giao tiếp: SPI, tốc độ tối đa 10Мbps

- Kích thước: 40mm х 60mm

- Có khả năng đọc và ghi.

 Chức năng, nhiệm vụ trong mạch

+ Ghi đọc dữ liệu nhận được từ thẻ.

+ Gửi tín hiệu về cho khối Arduino.

3.2.4 Khối hiển thị

Hình 3.2.4: Sơ đồ khối hiển thị

Giới thiệu về LCD 16x02

27
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông

Hình 3.2.5: Màn hình LCD 16x02

- LCD 16×2 có 16 chân trong đó 8 chân dữ liệu (D0 – D7) và 3 chân điều
khiển (RS, RW, EN).
- 5 chân còn lại dùng để cấp nguồn và đèn nền cho LCD 16×2.
- Các chân điều khiển giúp ta dễ dàng cấu hình LCD ở chế độ lệnh hoặc chế
độ dữ liệu.
- Chúng còn giúp ta cấu hình ở chế độ đọc hoặc ghi.
Giới thiệu về Module I2C LCD

Thay vì phải mất 6 chân vi điều khiển để kết nối với LCD 16×2 (RS, EN,
D7, D6, D5 và D4) thì module IC2 bạn chỉ cần tốn 2 chân (SCL, SDA) để kết nối.

Module I2C hỗ trợ các loại LCD sử dụng driver HD44780(LCD 16×2, LCD
20×4, …) và tương thích với hầu hết các vi điều khiển hiện nay.

Hình 3.2.6: Module I2C 16x02

+ Thông số kỹ thuật

28
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
- Điện áp hoạt động: 2.5-6V DC.
- Hỗ trợ màn hình: LCD1602,1604,2004 (driver HD44780).
- Giao tiếp: I2C.
- Địa chỉ mặc định: 0X27 (có thể điều chỉnh bằng ngắn mạch chân
A0/A1/A2).
- Tích hợp Jump chốt để cung cấp đèn cho LCD hoặc ngắt.
- Tích hợp biến trở xoay điều chỉnh độ tương phản cho LCD.
- Chức năng, nhiệm vụ trong mạch

+ Hiển thị, báo hiệu các trạng thái của mạch khi được cấp nguồn. Từ đó giúp
người dùng thao tác và sử dụng dễ dàng hơn.

3.2.5 Khối khóa cửa

Hình 3.2.7: Sơ đồ khối khóa cửa

 Khóa Chốt Điện 12V

29
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông

Hình 3.2.8: Khóa chốt điện 12V

Khóa chốt điện từ LY-03 đi kèm gá chốt, có chức năng hoạt động như một
ổ khóa cửa sử dụng Solenoid để kích đóng mở bằng điện, được sử dụng nhiều
trong nhà thông minh hoặc các loại tủ, cửa phòng, cửa kho, … khóa sử dụng điện
áp 12VDC, là loại thường đóng (cửa đóng) với chất lượng tốt, độ bền cao. Khóa
chốt điện từ này có thể sử dụng chung với các mạch chức năng tạo thành một hệ
thống thông minh.

+ Thông số kỹ thuật

- Vật liệu: Thép không gỉ

- Nguồn điện: 12V DC

- Dòng điện làm việc: 0.8A

- Công suất: 9.6W

- Yêu cầu nguồn cấp: 12VDC/1A

- Kích thước: L54 x D38 x H28

- Thời gian cấp nguồn: nhỏ hơn 10s

 Relay SRD 5P

Cấu tạo của relay SRD 5P gồm 2 phần:


+ Cuộn hút:

30
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
o Tạo ra năng lượng từ trường để hút tiếp điểm về phía mình.
o Tùy vào điện áp làm việc người ta chia relay ra DC: 5V, 12V, 24V - AC:
110V, 220V. Trong phạm vi đề tài này, sử dụng relay 12V.
+ Cặp tiếp điểm

o Khi không có từ trường (không cấp điện cho cuộn dây). Tiếp điểm 1 được
tiếp xúc với 2 nhờ lực của lò xo. Tiếp điểm thường đóng. o Khi có năng lượng
từ trường thì tiếp điểm 1 bị hút chuyển sang 3.
o Trong relay có thể có 1 cặp tiếp điểm, 2 cặp tiếp điểm hoặc nhiều hơn.

Hình 3.2.9: Relay Single SRD 5.

+ Thông số kĩ thuật:
- Tải trọng định mức: 10A 250VAC/28VDC, 10A 125VAC/28VDC, 10A
125VAC/28VDC
- Tuổi thọ điện: 100,000
- Điện áp định mức: 3-48VDC

- Nhiệt độ môi trường: -25 đến 70 độ C


- Trọng lượng: 10g
- Kích thước: 1.8x1.5x1.8 cm.

 Một số linh kiện khác

Trong mạch còn sử dụng thêm một số linh kiện như sau:

+ PC817 Opto cách ly quang: sử dụng để cách ly hai mạch với nhau.

+ Tụ phân cực 470uF 16V: cho điện áp xoay chiều đi qua và ngăn điện áp một
chiều lại và loc điện áp xoay chiều sau khi đã được chỉnh lưu.

+ Tụ gốm: giảm thiểu nhiễu RF.

+ Transistor c1815: điều chỉnh điện áp.

31
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
+ Diode fr307: chỉ cho dòng điện đi theo một chiều.

+ Điện trở: hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch.

3.2.6 Khối cảnh báo

- Sử dụng còi chip 5V nối với chân số 7 của Arduino. Giúp cảnh báo khi sai thẻ.

Hình 3.2.10: Còi chip 5V

3.2.7 Khối nguồn

- Sử dụng nguồn pin 9V để cấp nguồn cho khối Arduino và nguồn pin 12V để
cấp nguồn cho khối khóa cửa để mạch hoạt động an toàn.

Hình 3.2.11: Pin 9V

32
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
3.2.6 Sơ đồ mạch mô phỏng trên Altium

Hình 3.2.12: Sơ đồ mô phỏng mạch trên Altium

3.2.7 Sơ đồ mạch in PCB

Hình 3.2.13: Mạch PCB

33
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
 Mạch khóa cửa tự động sử dụng RFID mô phỏng

Hình 3.2.14: Mạch mô phỏng 3D

34
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông

Phần 4: Thiết kế và thực hiện phần mềm


4.1 Yêu cầu đặt ra

- Khi cấp nguồn cho mạch thì khối hiển thị sẽ báo trạng thái bắt đầu.

- Khi quét thẻ đúng khóa của được mở ra.

- Khi quét thẻ sai khối cảnh báo sẽ hoạt động.

- Khi quét thẻ sai quá số lần quy định thì mạch sẽ khóa, khối cảnh báo hoạt động
trong 60 giây.

4.2 Lưu đồ thuật toán

Hình 4.1: Lưu đồ thuật toán

35
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
4.3 Thiết lập ban đầu

Hình 4.2: Thiết lập ban đầu

Ta khai báo thư viện SPI, thư viện RC522, thư viện I2C LCD. Khai báo địa chỉ

vào ra cho RC522, chân Reset, relay, loa.

Hình 4.3: Khởi tạo ban đầu cho LCD

36
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
Khi cấp nguồn cho mạch LCD sẽ báo trạng thái sẵn sàng hoạt động.

4.4 Hoạt động đọc thẻ đúng

Hình 4.4: Code khi quét thẻ đúng

Khi quét thẻ đúng thì khóa điện sẽ được mở ra tronh 3 giây rồi đóng lại, LCD
sẽ báo mã thẻ hợp lệ.

37
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
4.5 Hoạt động đọc thẻ sai

Hình 4.5: Code khi quét thẻ sai

Khi quét thẻ sai thì loa sẽ hoạt động trong 1 giây, LCD sẽ cảnh báo thẻ không
hợp lệ. Sau 1 giây, quét lại thẻ lần nữa.

Hình 4.6: Code khi quét thẻ sai quá 5 lần

Khi quét thẻ sau quá 5 lần thì hệ thống sẽ khóa lại, còi báo hiệu liên tục trong
60 giây, LCD sẽ cảnh báo khóa hệ thống. Sau 60 giây, mạch hoạt động trở lại bình
thường.

38
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông

Phần 5: Kết quả thực hiện


5.1 Kết quả đạt được

Sau 1 quá trình miệt mài nghiên cứu, thực hiện đồ án với sự chỉ bảo tận tình
của các thầy trong khoa Điện tử thì nhóm 15 chúng em đã hoàn thành đồ án và tạo
ra được một bộ sản phẩm hoàn chỉnh. Và dưới đây là hình ảnh Bộ thiết bị “Hệ
thống khóa thông minh sử dụng RFID” sau khi đã hoàn thiện:

Hình 5.1: Mạch hoàn thiện

39
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
 Mạch ban đầu sau khi khởi động:

Hình 5.2: Mạch hoạt động khi cấp nguồn

 Mạch hiển thị LCD nếu quét thẻ sai:

Hình 5.3: Mạch hoạt động khi quét thẻ sai

 

40
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
 Mạch hiển thị LCD nếu quét thẻ đúng:

Hình 5.4: Mạch hoạt động khi quét thẻ đúng

 Mạch hiển thị LCD nếu quét sai quá 5 lần:

Hình 5.5: Mạch hoạt động khi quét sai 5 lần

41
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông
5.2 Đo đạc và kiểm thử

 Giá trị điện áp

Giá trị Arduino RFID I2C Khóa


Uno R3 RC522 LCD điện
Giá trị điện áp lý thuyết 9V 3.3V 5V 12V
Giá trị điện áp TB đo trong 10 lần 9.01V 3.23V 5.02V 11.91V

Bảng 5.1: Bảng giá trị điện áp

=> Giá trị đo được có sai số nhỏ so với giá trị lý thuyết, nằm trong khoảng chấp
nhận được để mạch hoạt động ổn định.
 Giá trị dòng điện
Giá trị Arduino RFID I2C Khóa
Uno R3 RC522 LCD điện
Giá trị dòng điện lý thuyết 20mA 26mA 25mA 0.8A
Giá trị dòng điện TB đo trong 10 lần 20.3mA 25.6mA 25.3mA 0.82A

Bảng 5.2: Bảng giá trị dòng điện

=> Giá trị đo được có sai số nhỏ so với giá trị lý thuyết, nằm trong khoảng chấp
nhận được để mạch hoạt động ổn định.
Đọc thẻ NFC của module RFID RC522
Số lần quét thẻ Số lần đọc được dữ liệu
20 lần 20 lần

Bảng 5.3: Bảng kết quả hoạt động của thẻ

=> Mạch hoạt động chính xác, ổn định.

5.3 Đánh giá về kết quả làm việc nhóm

42
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông

STT Hành động Thời hạn Người thực hiện Kết quả

1 Chuẩn bị linh kiện 23/07/2022 Ngô Quang Hiếu Hoàn thành

2 Viết code và mô phỏng 08/08/2022 Đào Tiến Cường Hoàn thành

Thiết kế mạch in
3 11/08/2022 Nguyễn Văn Hải Hoàn thành
Lắp ráp linh kiện

Hoàn thành báo cáo và


4 14/08/2022 Cao Hải Long Hoàn thành
PowerPoint

Bảng 5.3: Bảng kết quả thực hiện

 Đánh giá:

- Các thành viên trong nhóm hoạt động tích cực, có đóng góp sôi nổi, đưa ra
nhiều ý kiến quan điểm để xây dựng đồ án.

- Các thành viên đều hoàn thành đúng hạn các công việc của mình được giao.

- Với mục tiêu chung của đề tài là có slide thuyết trình, mô hình/mô phỏng,
quyển báo cáo thì đã hoàn thành.

43
Đồ án chuyên ngành DTVT GVHD: TS. Trần Đình Thông

Phần 6: Kết luận và hướng phát triển


6.1 Đánh giá sản phẩm

 Ưu điểm:
- Sản phẩm chạy ổn định, thông số chính xác, chi phí hợp lý.

- Mô hình hoạt động đạt yêu cầu và hoàn thành đúng thời gian quy định.

- Mô hình nhỏ gọn, không quá nhiều dây dẫn.

- Quá trình xử lí cập nhật trạng thái thiết bị lên LCD không xảy ra sai sót.

- LCD có giao diện trực quan. Dữ liệu thiết bị được bảo mật.

 Nhược điểm:

- Cần bảo quản thẻ, nếu mất thẻ thì chưa có biện pháp thay thế để mở cửa.

- Khi mất điện mạch sẽ không hoạt động được.

6.2 Hướng phát triển

Để đề tải có khả năng ứng dụng trong thực tế cao, ta cần phải phát triển đề
tải lên thêm nhiều chức năng hơn:

- Điều khiển nhiều loại thiết bị hơn, nhiều chức năng hơn.

- Ứng dụng thêm các ứng dụng như camera giám sát, bảo mật vân tay, nhập mật
khẩu bằng bàn phím...

- Mở rộng để tài ra áp dụng cho bãi gửi xe, 1 tòa nhà lớn, điểm danh số lượng sinh
viên, chấm công...

- Thực hiện truyền lên Websever, viết App Android để giám sát từ xa.

44
Phần 7: Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Quang Huy, "Giáo trình công nghệ nhận dạng
bằng sóng vô tuyến RFID", Nhà xuất bàn khoa học và kỹ thuật, 2014.

[2] Nguyễn Văn Hiệp, "Giáo trình công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến",
NXB ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2014.
[3] Lê Trí Quang, Nguyễn Hải Hà, Lê Ngọc Trúc, "Điều khiển và lập trình với
ARDUINO UNO - mô phỏng và hiện thực trên phần cứng", NXB Giáo Dục
Việt Nam, 2021.
[4] Khoa Điện tử - Trường đại học Công nghiệp Hà Nội, "Giáo trình Altium
trong điện tử", Hà Nội, 2018.

[5] ARDUINO, “Arduino Uno Rev3", https://store.arduino.cc/products/arduino-


uno-rev3

[6] COMPANY PUBLIC, " MFRC522 Standard performance MIFARE and


NTAG frontend", https://www.nxp.com/docs/en/data-sheet/MFRC522.pdf

[7] ARDUINOKIT, " Tổng quan LCD 16×2 và giao tiếp I2C LCD sử dụng
Arduino", https://arduinokit.vn/giao-tiep-i2c-lcd-arduino/

45
Phần 8: Phụ lục
1. Code chương trình
#include <SPI.h> // THU VIEN SPI

#include <MFRC522.h> // THU VIEN RC522

#include <Wire.h>

#include <LiquidCrystal_I2C.h>

#define SS_PIN 10 // DINH DỊA CHỈ CHO RC522

#define RST_PIN 9 // chan reset

int relay = 8;

int loa = 7;

MFRC522 mfrc522(SS_PIN, RST_PIN); // Create MFRC522 instance.

LiquidCrystal_I2C lcd(0x27,16,2);

bool access = false;

int alarm = 0;

uint8_t alarmStat = 0;

uint8_t maxError = 5;

void setup()

Serial.begin(9600);

SPI.begin(); // khoi dong SPI

46
mfrc522.PCD_Init(); // Initiate MFRC522

lcd.init();

// Print a message to the LCD.

lcd.backlight();

Serial.println("Moi quet the");

Serial.println();

pinMode(relay, OUTPUT);

pinMode(loa, OUTPUT);

lcd.setCursor(0,0);

lcd.print("Put your card");

void loop(){

if (alarm >= maxError){

alarmStat = 1; }

if (alarmStat == 0){

lcd.setCursor (0,0);

lcd.print("SAN SANG");

lcd.setCursor (0,1);

lcd.print(" Moi quet the ");

// Look for new cards

if ( ! mfrc522.PICC_IsNewCardPresent())

return;

47
// Select one of the cards

if ( ! mfrc522.PICC_ReadCardSerial())

return;

Serial.print("UID tag :");

String content = "";

byte letter;

for (byte i = 0; i < mfrc522.uid.size; i++)

Serial.print(mfrc522.uid.uidByte[i] < 0x10 ? " 0" : " ");

Serial.print(mfrc522.uid.uidByte[i], HEX);

content.concat(String(mfrc522.uid.uidByte[i] < 0x10 ? " 0" : " "));

content.concat(String(mfrc522.uid.uidByte[i], HEX));

Serial.println();

Serial.print("Message : ");

content.toUpperCase();

if (content.substring(1) == "21 FD 4A 26")

lcd.clear();

lcd.setCursor(0,0);

lcd.print("Ma hop le");

48
lcd.setCursor(0,1);

lcd.print(content.substring(1));

Serial.println("Ma hop le");

digitalWrite(loa, HIGH);

delay(100);

digitalWrite(loa, LOW);

digitalWrite(relay, HIGH);

delay(3000);

digitalWrite(relay, LOW);

Serial.println();

delay(2000);

lcd.clear();

lcd.setCursor(0,0);

lcd.print(" Moi quet the ");

else {

alarm = alarm+1;

lcd.clear();

lcd.setCursor(0,0);

lcd.print(" Khong hop le ");

lcd.setCursor(0,1);

lcd.print(content.substring(1));

Serial.println(" khong hop le");

49
digitalWrite(loa, HIGH);

delay(1000);

digitalWrite(loa, LOW);

lcd.clear();

lcd.setCursor(0,0);

lcd.print("Moi quet the");

else {

lcd.setCursor (0,0);

lcd.print("Khoa he thong ");

lcd.setCursor (0,1);

lcd.print(" Vui long cho...");

Serial.println(" khoa he thong");

for(int i=60; i>0; i--){

tone (loa,1800);

lcd.setCursor (13,1); lcd.print(i);

lcd.print(" Canh bao ");delay (1000);}

noTone (loa);

alarmStat = 0;

alarm = 0;

Serial.println(" Moi quet the");

50

You might also like