Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Câu 1:

- Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Việt Nam nằm dưới ách đô hộ của thực
dân Pháp, Thanh Hoá thuộc Trung Kỳ, là xứ bảo hộ của thực dân Pháp. Dưới
chế độ cai trị hà khắc của thực dân Pháp, đời sống của đại bộ phận người dân
rơi vào cảnh lầm than. Các phong trào yêu nước chống Pháp liên tiếp diễn ra,
nhưng đều lần lượt thất bại, nguyên nhân là do thiếu đường lối lãnh đạo.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là một


tất yếu lịch sử, chấm dứt khủng hoảng về đường lối cứu
nước, mở ra con đường cách mạng đúng đắn là giải
phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản.

Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là một tất
yếu lịch sử, chấm dứt khủng hoảng về đường lối cứu nước, mở ra con đường
cách mạng đúng đắn là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô
sản.

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các chi bộ Cộng sản đầu tiên ở
tỉnh Thanh Hóa cũng được thành lập. Trước yêu cấp bách của nhiệm vụ cách
mạng lúc bấy giờ, ngày 29/7/1930, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 chi bộ cộng sản gồm : Chi
bộ Hàm Hạ - Đông Sơn, chi bộ Phúc Lộc - Thiệu Hóa và Chi bộ Yên Trường -
Thọ Xuân. Đồng chí Lê Thế Long, Bí thư chi bộ Hàm Hạ, được bầu giữ chức Bí
thư Tỉnh ủy.

Ngay sau khi thành lập, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã đề ra một số nhiệm vụ quan
trọng trước mắt, đó là: Xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức Nông hội đỏ, Công
hội đỏ, cơ quan ấn loát, phát hành tờ báo “Tiến Lên”. Đồng thời, chuẩn bị lực
lượng để tiến hành tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.

Ngay từ khi mới ra đời, mặc dù lực lượng còn mỏng, phải đối mặt với muôn vàn
khó khăn, thử thách, nhưng Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo phong trào cách mạng của
tỉnh giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, từ cuộc tổng khởi nghĩa giành
chính quyền mùa thu năm 1945 đến tham gia kháng chiến chống Pháp và kiến
quốc giai đoạn 1945 – 1954; từ công cuộc xây dựng, kiến thiết quê hương, cùng
miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội đến cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ và chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền
Nam, cùng cả nước làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn
toàn miền Nam, thống nhất đất nước và đang vững bước tiến lên thực hiện công
cuộc đổi mới hôm nay.

Trải qua 90 năm xây dựng và trưởng thành, vượt qua biết bao thử thách, được
rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, Đảng bộ tỉnh đã không ngừng
lớn mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Từ 57 đảng viên những ngày đầu
mới thành lập, đến nay, Đảng bộ tỉnh đã có 31 Đảng bộ trực thuộc, 1.467 Đảng
bộ, chi bộ cơ sở và trên 229.000 đảng viên. Điều đáng tự hào là, trong suốt 90
năm qua, mỗi thành tích, kết quả, mỗi bước đi lên của tỉnh Thanh Hóa, đều gắn
liền với vai trò lãnh đạo của Đảng bộ.

Với truyền thống đáng tự hào và những nền tảng đã tạo dựng được trong 90
năm qua, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục nêu cao tinh thần đổi mới, sáng
tạo, củng cố đoàn kết, phát huy dân chủ, tranh thủ mọi thời cơ thuận lợi, vượt
qua khó khăn thách thức, lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị
của tỉnh trong giai đoạn cách mạng hiện nay, từng bước hiện thực hóa khát vọng
thịnh vượng, xây dựng Thanh Hoá trở thành tỉnh khá của cả nước và sớm trở
thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Bác Hồ muôn vàn kính yêu hằng mong
muốn.

Câu 2:
- UBND cách mạng lâm thời do đồng chí Lê Tất Đắc làm Chủ tịch ra mắt tại thị
xã Thanh Hóa ngày 23-8-1945.

Những ngày đầu tháng 8-1945, không khí cách mạng ở Thanh Hóa diễn ra sôi
nổi, báo hiệu sự bùng nổ của cơn bão táp cách mạng đang đến gần. Các cuộc
đấu tranh với nhiều hình thức phong phú như mít tinh, tuần hành, biểu tình, tấn
công vào các đồn bốt của địch ngày càng nhiều, địa bàn hoạt động rộng khắp
trên toàn tỉnh.

Năm 1945, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa nổ ra đầu tiên
trên địa bàn huyện Hoằng Hóa. Ngày 24-7-1945, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chỉ đạo
chi bộ Đảng và Ban cán sự Việt Minh huyện lãnh đạo quần chúng vùng dậy đấu
tranh, bắt sống lính bảo an và Tri phủ Phạm Trọng Bào, chiếm phủ đường. Sau
khi giành thắng lợi, Việt Minh huyện tổ chức mít tinh, tuyên bố xóa bỏ chính
quyền địch, kêu gọi đồng bào tích cực ủng hộ và tham gia Việt Minh, bảo vệ
thành quả cách mạng.

Chúng tôi đến gặp cụ Nguyễn Hữu Bùi ở thôn Hồng Nhuệ 1, xã Hoằng Thắng,
huyện Hoằng Hóa, năm nay cụ đã hơn 90 tuổi nhưng mỗi khi có ai nhắc đến
những ngày lịch sử hào hùng của đất nước, cụ Nguyễn Hữu Bùi như thấy mình
trẻ lại, bao ký ức của 76 năm về trước hiện về như những thước phim quay
chậm. Cụ Nguyễn Hữu Bùi tự hào kể: “Cách đây 76 năm, vào ngày 24-7, tại
Cồn Ba Cây của xã, tôi cùng thanh niên trong xã và bà con Nhân dân nhất tề
đứng lên mít tinh, biểu tình, giành chính quyền về tay Nhân dân. Những ngày
tháng 7-1945, phong trào Việt Minh ở Hoằng Hóa phát triển mạnh mẽ ở khắp
các vùng quê, xã Hoằng Thắng trở thành trung tâm phong trào cách mạng của
huyện nhà. Cán bộ Việt Minh về nắm tình hình, vận động Nhân dân ủng hộ Việt
Nam và bắt liên lạc với các cơ sở cách mạng để khi thời cơ đến thì nhất tề đứng
lên giành chính quyền về tay Nhân dân. Sau cuộc mít tinh ở Cồn Ba Cây, không
đầy một tuần, vào cuối tháng 7-1945 với lực lượng sẵn có và dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của Tỉnh ủy, Chi bộ Đảng, quân và dân Hoằng Hóa tiến hành khởi
nghĩa giành chính quyền thắng lợi trên phạm vi toàn huyện. Đây là thắng lợi mở
đầu cho các cao trào khởi nghĩa giành chính quyền và đưa phong trào cách
mạng toàn tỉnh phát triển đến đỉnh cao, góp phần cùng cả nước làm nên thành
công của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945”.

Đây là cuộc khởi nghĩa từng phần cấp huyện đầu tiên của tỉnh giành thắng lợi
trọn vẹn, mở đầu cho các cao trào khởi nghĩa giành chính quyền trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hoằng Hóa
đã cổ vũ, thúc đẩy mạnh mẽ cao trào chuẩn bị khởi nghĩa trong toàn tỉnh. Để kịp
thời chỉ đạo phong trào cách mạng trong tỉnh, ngày 13-8-1945, Tỉnh ủy Thanh
Hóa đã triệu tập hội nghị mở rộng tại nhà ông Tô Đình Bảng, làng Mao Xá (xã
Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa). Ngày 15-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng quân
Đồng Minh vô điều kiện. Căn cứ vào tình hình thực tế tại Thanh Hóa, hội nghị
nhận định tình thế cách mạng đã chín muồi và quyết định những chủ trương,
biện pháp, xây dựng kế hoạch sẵn sàng phát động Nhân dân nổi dậy giành chính
quyền.

Trong 2 ngày 17 và 18-8-1945, công tác chuẩn bị tổng khởi nghĩa được tiến
hành khẩn trương ở khắp các địa phương. Chủ trương tổng khởi nghĩa giành
chính quyền trong toàn tỉnh được phổ biến tới các huyện, thị xã. Đêm ngày 18,
rạng sáng ngày 19-8-1945, lệnh khởi nghĩa của Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh được
phát ra. Như được tiếp thêm sức mạnh, quần chúng cách mạng và tự vệ ở khắp
các phủ, huyện trong tỉnh nhất tề vùng lên như vũ bão, lật đổ chính quyền thực
dân, phát xít, giành độc lập.
Ngay trong đêm 18, rạng sáng ngày 19-8-1945, khắp các huyện đồng bằng miền
xuôi Thanh Hóa, dưới sự lãnh đạo của ủy ban khởi nghĩa các huyện Thiệu Hóa,
Yên Định, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Đông Sơn, Quảng Xương,
Thọ Xuân... đồng loạt bao vây, đánh chiếm phủ đường, huyện đường, nhanh
chóng giành chính quyền về tay cách mạng.

Theo lời chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến nhà cụ Hoàng Đình Bách, là
lão thành cách mạng ở xã Thiệu Minh, huyện Thiệu Hóa. Lớn lên với đồng bãi,
đói no cùng hạt lúa, củ khoai và dành trọn niềm tin theo Đảng nên dẫu da đồi
mồi, mái đầu tóc bạc lơ thơ, ở độ tuổi ngoài 90 tâm trí cụ Bách vẫn vẹn nguyên
những ngày quê hương sục sôi đấu tranh cách mạng. Năm 17 tuổi, cụ đã được
giác ngộ cách mạng, tham gia thanh niên cứu quốc. Cụ Bách kể lại: Tại huyện
Thiệu Hóa, nhận được kế hoạch tổng khởi nghĩa của Ủy ban Khởi nghĩa Thiệu
Hóa, các đồng chí đảng viên, cán bộ hội cứu quốc ở 3 làng đã vận động Nhân
dân ủng hộ lương thực, thực phẩm. Hội phụ nữ cứu quốc chuẩn bị cơm nắm cho
các chiến sĩ mang theo. Đội tự vệ chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng chiến đấu. Không
khí như ngày hội! Chiều tối ngày 18-8-1945, lực lượng tự vệ các làng với vũ khí
sẵn sàng tập trung tại đình làng Ngô Xá Hạ. Sau đó tập kết về bãi đê làng Cựu
Thôn để cùng với lực lượng tự vệ các làng của tổng Xuân Lai xuống thuyền về
phủ Thiệu Hóa đánh chiếm trường tiểu học và phủ đường. Cuộc chiến đấu diễn
ra ác liệt, quân địch điên cuồng chống cự buộc lực lượng cách mạng phải nổ
súng tấn công. Đến sáng ngày 19-8, quân cách mạng đã làm chủ hoàn toàn phủ
Thiệu Hóa, chính quyền cách mạng về tay Nhân dân Thiệu Hóa.

Tiếp theo thắng lợi tại huyện Thiệu Hóa, cũng trong ngày 19-8-1945, lực lượng
khởi nghĩa đã giành được chính quyền ở các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh
Lộc, Quảng Xương, Hậu Lộc, Hà Trung, Thạch Thành, Nga Sơn, Đông Sơn.
Ngày 20-8-1945, các huyện Tĩnh Gia, Cẩm Thủy cũng đã giành chính quyền về
tay Nhân dân. Tại thị xã Thanh Hóa (nay là TP Thanh Hóa), trước khí thế cách
mạng dâng cao khiến quân địch hoang mang cực độ. Từ sáng 18-8, chấp nhận
tối hậu thư của ta, các đơn vị quân đội phát xít Nhật rút lui khỏi các vị trí chiếm
đóng. Sáng 20-8, theo lệnh của Ủy ban Khởi nghĩa thị xã, lực lượng tự vệ chiến
đấu cùng sự hỗ trợ của đông đảo quần chúng Nhân dân tấn công vào các trại
lính bảo an, tất cả sĩ quan và binh lính bảo an hạ vũ khí đầu hàng. Sau đó lực
lượng tự vệ tiếp tục giải phóng lần lượt các vị trí quan trọng như: tòa sứ, dinh
tỉnh trưởng. Đến chiều 20-8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Thanh
Hóa giành thắng lợi.

Ngày 23-8-1945, từ căn cứ Thiệu Hóa, Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Thanh
Hóa hàng ngũ chỉnh tề tiến về thị xã làm lễ mít tinh ra mắt đồng bào. Trong
buổi lễ trọng thể đó, toàn thể Nhân dân đều hướng về chính quyền cách mạng -
chính quyền dân chủ Nhân dân đầu tiên.

Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Thanh Hóa đã thành
công rực rỡ, đập tan ách cai trị của bè lũ thực dân, phong kiến trong gần một thế
kỷ. Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Thanh Hóa góp phần cùng cả nước viết
nên một trong những trang sử vẻ vang, oanh liệt nhất của dân tộc Việt Nam, đưa
đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ
nghĩa xã hội.

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa trong Cách mạng Tháng Tám
năm 1945 giành thắng lợi thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, trực tiếp là
Đảng bộ tỉnh và tinh thần quật khởi mạnh mẽ, quả cảm, đoàn kết của Nhân dân.
Đây cũng là sự tiếp nối vẻ vang truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm kiên
cường và bất khuất của đồng bào các dân tộc tỉnh Thanh Hóa.

76 năm qua, những bài học và ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền năm 1945 đã được Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa vận dụng và phát triển,
đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH và
hội nhập quốc tế, phấn đấu xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu như
mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời.
Câu 3:

- Đoạn trích trên Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5.8.2020 của Bộ Chính trị

- Nội dung cốt lõi của văn bản:

+ Ưu tiên các nguồn lực để phát triển 3 trụ cột tăng trưởng, gồm: Công nghiệp
chế biến, chế tạo; Nông nghiệp; Dịch vụ du lịch; 4 vùng kinh tế động lực; 5
vùng liên huyện và 6 hành lang kinh tế nhằm tạo ra không gian.

+ Thanh Hóa đang tập trung thu hút đầu tư để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh,
trở thành trung tâm dịch vụ logistics lớn của vùng và cả nước;

+ xây dựng Thanh Hóa thành trọng điểm du lịch của vùng và cả nước với 3 trụ
cột chính là du lịch biển, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa

+ Thanh Hóa tiếp tục coi trọng phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn
mới để tạo nền tảng giữ vững ổn định, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các
vùng miền, giữa đô thị và nông thôn.

+ hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối các vùng kinh tế trọng điểm,
các hành lang kinh tế, hạ tầng khu kinh tế, các khu công nghiệp, khu du lịch
trọng điểm của tỉnh
Hội thảo khoa học “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Câu 4:

- Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã trải qua 18 kỳ Đại hội.
Mỗi kỳ Đại hội đều có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chiến lược phát
triển của Đảng bộ, định hướng chính sách và nhiệm vụ cụ thể cho các giai đoạn
tiếp theo.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần XIX diễn ra vào tháng 10/2020
là một sự kiện quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Đảng bộ tỉnh
Thanh Hoá. Nội dung chính và ý nghĩa của Đại hội này có thể được trình bày
như sau:

1. Nội dung chính:

- Xem xét, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
- Đánh giá tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Thanh Hóa
trong giai đoạn 2015-2020.

- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025.

- Bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XIX.

2. Ý nghĩa:

- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần XIX đánh dấu sự chuyển giao
quyền lãnh đạo từ khóa trước sang khóa mới, đồng thời xác định hướng đi và
nhiệm vụ của Đảng bộ trong giai đoạn tiếp theo.

- Đại hội cũng là dịp để Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tổng kết kinh nghiệm, đánh
giá thành tựu và những hạn chế trong quá trình phát triển, từ đó đề ra các giải
pháp phù hợp để đảm bảo sự phát triển bền vững của tỉnh.

- Việc bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XIX là quan trọng để
xác định đội ngũ lãnh đạo mới, đảm bảo sự ổn định và liên tục trong quá trình
quản lý và lãnh đạo của Đảng bộ.
Câu 5:

- Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp. Vì đường bờ biển dài nên mỗi vùng đất đều
là những nơi có những cảnh đẹp. Thanh Hóa cũng là một trong những nơi
đó. Bờ biển Thanh Hóa dài 102km, ngoài biển có các đảo nổi, đảo chìm như
Hòn Nẹ, Hòn Mê và bán đảo Nghi Sơn. Biển ở nơi đây đã gắn bó với người
Việt cổ xứ Thanh. Sống trong môi trường biển, những cư dân biển tỉnh Thanh
qua nhiều thế hệ đã sáng tạo và lưu giữ nhiều di sản văn hóa truyền thống có giá
trị mang đậm dấu ấn biển khơi. Mỗi khu vùng biển đều mang những vẻ đẹp
riêng. Mặt biển mênh mang và tưởng tượng ở phía xa tít tắp kia, đại dương đang
thì thầm điều gì đó thật ngọt ngào với bầu trời. Và đem lại cho nhiều nguồn lợi
du lịch biển nơi đây.
- Để khởi nghiệp trên lĩnh vực này, em có thể thực hiện kế hoạch sau:

+) 1. Nghiên cứu thị trường và xác định lĩnh vực có tiềm năng: Trước khi bắt
đầu kinh doanh, em cần tìm hiểu về thị trường du lịch và kinh tế biển của Thanh
Hóa. Xác định những lĩnh vực có tiềm năng phát triển như du lịch biển, nuôi
trồng hải sản, khai thác tài nguyên biển, hay công nghiệp chế biến sản phẩm
biển.

+) 2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh và đặt ra mục tiêu cụ thể: Dựa trên nghiên
cứu thị trường, em cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh chi tiết và đặt ra mục
tiêu cụ thể cho doanh nghiệp của mình. Mục tiêu có thể là tăng trưởng doanh
thu, mở rộng thị trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, hay bảo vệ
môi trường biển.

+) 3. Tìm kiếm nguồn vốn và đối tác: Để thực hiện kế hoạch kinh doanh, em
cần tìm kiếm nguồn vốn đầu tư và đối tác hợp tác. Có thể làm việc với các tổ
chức tài trợ, ngân hàng, hoặc tìm kiếm các đối tác có kinh nghiệm trong lĩnh
vực kinh tế biển.
+) 4. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng: Để đảm bảo chất lượng sản phẩm
và dịch vụ, em cần xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Điều
này bao gồm việc đào tạo nhân viên, kiểm soát chất lượng sản phẩm, và đáp
ứng các tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường.
+) 5. Tiếp thị và quảng bá: Để thu hút khách du lịch và mở rộng thị trường, em
cần đầu tư vào hoạt động tiếp thị và quảng bá. Có thể sử dụng các phương tiện
truyền thông, website, mạng xã hội, hay tham gia các triển lãm và sự kiện du
lịch để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình.
+) 6. Đổi mới công nghệ và phát triển bền vững: Để đạt được sự phát triển bền
vững trên lĩnh vực kinh tế biển, em cần đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới công
nghệ. Áp dụng các công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng hải sản, khai thác tài
nguyên biển, hay chế biến sản phẩm biển có thể giúp tăng năng suất và giảm tác
động đến môi trường biển.

You might also like