Bài Thu Hoạch YHCT Tổ 10 Y2018A

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 110

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

KHOA Y

BÀI THU HOẠCH THỰC TẬP

Y HỌC CỔ TRUYỀN

Y2018A – Tổ 10
Bệnh viện thực tập:
Bệnh viên Y học Cổ truyền TP.HCM

Giảng viên hướng dẫn:


ThS.BS Lương Thái Vinh

Năm học 2020 - 2021


DANH SÁCH TỔ

STT MSSV Họ và Tên

1 1751010053 Huỳnh Huy Hảo

2 1851010017 Nguyễn Phan Bảo Châu

3 1851010041 Trần Thị Hồng Hà

4 1851010065 Trần Giáng Hương

5 1851010079 Nguyễn Thị Hoàng Lan

6 1851010091 Hoàng Đức Lương

7 1851010103 Nguyễn Thúy Nga

8 1851010116 Phạm Khánh Nhi

9 1851010129 Võ Thanh Quang

10 1851010141 Đào Duy Thanh Quý

11 1851010153 Kiều Lê Thanh Thanh

12 1851010165 Trần Quốc Thịnh

13 1851010177 Trần Lâm Bảo Trân

14 1851010189 Nguyễn Đặng Anh Tuấn

15 1851010631 Nguyễn Tường Vy

16 1851010643 Vi Thế Bảo


Mục lục
A. Nhật ký thực tập tại Skills lab ....................................................................... 1

1. Các học thuyết cơ bản trong Y học Cổ truyền .............................................. 2

1.1. Học thuyết Âm Dương ........................................................................... 2

1.2. Học thuyết tam tài .................................................................................. 4

1.3. Học thuyết tạng tượng ............................................................................ 4

1.4. Học thuyết Ngũ hành ............................................................................. 5

2. Phương pháp chẩn đoán ................................................................................ 6

3. Hệ kinh huyệt ................................................................................................ 7

4. Huyệt theo vùng .......................................................................................... 10

5. Phương dược trị liệu và Châm cứu trị liệu.................................................. 13

5.1. PHƯƠNG DƯỢC TRỊ LIỆU ............................................................... 14

5.1.1 21 vị thuốc được học ...................................................................... 14

5.1.2 Phân loại thuốc theo chức năng ..................................................... 34

5.2. Châm cứu trị liệu .................................................................................. 35

5.2.1 Mục đích châm cứu ........................................................................ 35

5.2.2 Ưu điểm .......................................................................................... 35

5.2.3 Các kỹ thuật châm .......................................................................... 35

5.2.4 Dụng cụ châm cứu.......................................................................... 35

5.2.5 Chuẩn bị bệnh nhân ........................................................................ 36

5.2.6 Các tai biến có thể xảy ra ............................................................... 36

5.2.7 Kỹ thuật bổ - tả ............................................................................... 37

5.2.8 Các bước tiến hành châm ............................................................... 37


5.3. Kết quả sau buổi học ............................................................................ 38

6. Phương pháp Dưỡng sinh ............................................................................ 39

B. Nhật ký thực tập tại nhà thi đấu Phú Thọ ................................................. 45

1. Thái cực quyền ............................................................................................ 46

1.1. Bài tập 1: Thác thiên công ................................................................... 46

1.2. Bài tập 2: Hạ áng công ......................................................................... 46

1.3. Bài tâp 3: Trảo dương công.................................................................. 47

1.4. Bài tập 4: Triển dục công ..................................................................... 47

1.5. Bài tập 5: Chuyển yêu công ................................................................. 48

1.6. Bài tập 6: Bão cầu công ....................................................................... 49

1.7. Bài tập 7: Khai hợp công...................................................................... 52

1.8. Bài tập 8: Khởi thu công ...................................................................... 54

1.9. Tự luyện tập và kiểm tra ...................................................................... 56

2. Dưỡng sinh .................................................................................................. 57

2.1. Giới thiệu về dưỡng sinh ...................................................................... 57

2.2. Cách chào trong yoga dưỡng sinh ........................................................ 59

2.3. Cách ngồi và đứng trong yoga ............................................................. 60

2.4. Công thức thở 4 thì và thở 3 thì ........................................................... 64

2.5. Động tác khởi động vùng chân ............................................................ 64

2.6. Bài tập vỗ tay........................................................................................ 66

2.7. Bài tập dậm chân .................................................................................. 68

2.8. Bài tập vỗ vai và lưng .......................................................................... 70

2.9. Bài tập khởi động vùng đầu cổ ............................................................ 71

2.10. Bài tâp tư thế đứng và ngồi ................................................................ 73

2.11. Day ấn các huyệt thông thường.......................................................... 81


2.11.1 Vùng mặt ...................................................................................... 81

2.11.2 Vùng đầu và cổ gáy: ..................................................................... 82

2.11.3 Vùng lưng mông .......................................................................... 82

2.11.4 Vùng tay ....................................................................................... 83

2.11.5 Vùng chân .................................................................................... 84

2.12. Tự xoa bóp ......................................................................................... 85

C. Nhật ký thực tập tại bệnh viện Y học Cổ Truyền ..................................... 87

1. Nội dung thực tập ........................................................................................ 88

2. Một số kỹ thuật được thực tập..................................................................... 88

2.1. Châm cứu ............................................................................................. 88

2.2. Rút kim ................................................................................................. 88

2.3. Điện châm ............................................................................................ 89

2.4. Cứu bằng ngải cứu ............................................................................... 90

3. Một số case lâm sàng đặt biệt ..................................................................... 90

3.1. Điều trị Parkinson................................................................................. 90

3.2. Điều trị viêm vùng chậu khớp háng. .................................................... 92

D. Vấn đề tâm đắc ............................................................................................. 93

1. Cái Tâm trong công việc, trong ngành y và trong sức khỏe từng cá nhân . 94

2. Đông Y - Khoa học hay Phép màu? ............................................................ 98

3. Chữ Tâm và phép màu: Đông Y trong điều trị bệnh trầm cảm ................ 100
Danh mục hình
Hình 1: Biểu tượng âm dương .............................................................................. 2
Hình 2: Ngày và đêm hay mặt của thế giới hiện tượng........................................ 3
Hình 3: Đồ hình ngũ hành .................................................................................... 5
Hình 4: Cây nhân sinh trong Đông y .................................................................... 6
Hình 5: Lộ trình của 12 đường kinh chính ........................................................... 9
Hình 6: Các huyệt trên cơ thể ............................................................................. 10
Hình 7: Huyệt Bách hội và Thái dương ............................................................. 10
Hình 8: Huyệt Hợp cốc ....................................................................................... 11
Hình 9: Huyệt Độc Tỵ ........................................................................................ 11
Hình 10: Can khương ......................................................................................... 14
Hình 11: Xuyên khung ....................................................................................... 15
Hình 12: Hà thủ ô ............................................................................................... 16
Hình 13: Bồ công anh ......................................................................................... 17
Hình 14: Kim ngân hoa ...................................................................................... 18
Hình 15: Hoàng kỳ ............................................................................................. 19
Hình 16: Đương quy ........................................................................................... 20
Hình 17: Quế chi................................................................................................. 21
Hình 18: Diệp hạ châu ........................................................................................ 22
Hình 19: Kinh giới .............................................................................................. 22
Hình 20: Câu kỷ tử ............................................................................................. 23
Hình 21: Toan táo nhân ...................................................................................... 24
Hình 22: Thục địa ............................................................................................... 25
Hình 23: Phụ tử................................................................................................... 26
Hình 24: Phục linh .............................................................................................. 27
Hình 25: Ngải diệp ............................................................................................. 28
Hình 26: Đỗ trọng ............................................................................................... 29
Hình 27: Ba kích ................................................................................................. 30
Hình 28: Cát căn ................................................................................................. 31
Hình 29: Bạch thược ........................................................................................... 32
Hình 30: Hoài sơn ............................................................................................... 33
Hình 31: Kim châm cứu ..................................................................................... 35
Hình 32: Máy điện châm .................................................................................... 36
Hình 33: Điếu ngải cứu ...................................................................................... 36
Hình 34: Thủ pháp châm .................................................................................... 37
Hình 35: 10 bông hoa Dưỡng sinh ..................................................................... 39
Hình 36: Cái nhìn về sự thật ............................................................................... 41
Hình 37: Định kiến trọng nam khinh nữ ............................................................ 42
Hình 38: Alan Turing ......................................................................................... 43
Hình 39: Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện ................................................................... 57
Hình 40: Sinh viên đang rút kim cho bệnh nhân ................................................ 88
Hình 41: Máy điện châm SENSEPLUS ............................................................. 89
Hình 42: Bệnh nhân đang được cứu ................................................................... 90
Hình 43: Bệnh nhân Parkinson đã có thể đứng vững ......................................... 91
Hình 44: Bệnh nhân có thể duỗi chân bình thường ............................................ 92
Hình 45: Y học cổ truyền đã tạo cái ‘duyên’ gặp gỡ cho những con người xa lạ
............................................................................................................................. 94
Hình 46: Thầy/Cô đang hỗ trợ chúng em trong quá trình học tập ..................... 95
Hình 47: Gà con tự phá vỏ để trưởng thành ....................................................... 96
Hình 48: Mười bông hoa Dưỡng sinh ................................................................ 97
Hình 49: Thiền định - Phương pháp tịnh tâm phổ biến...................................... 98
Hình 50: Sự kiện khủng bố tại New York .......................................................... 99
Hình 51: Phương pháp thính châm được dùng điều trị tâm lý sau sự kiện New
York 9-11-2001 ................................................................................................. 100
Hình 52: Wort St. John (cỏ Ban Âu hay cỏ Thánh John)................................ 101
A. Nhật ký thực tập tại

SKILLS LAB

1
1. Các học thuyết cơ bản trong Y học Cổ truyền
Từ xa xưa ông cha ta đã biết cách vận dụng các quy luật tự nhiên, hiện tượng
trời đất xung quanh chúng ta. Có thể nói, cơ sở lí luận của Đông y là dựa vào triết
học phương Đông. Trước khi tham gia vào buổi học này, chúng em đã xem qua
các bài giảng và hiểu được nền tảng của Đông y là Khí.

Khí có nghĩa là chức năng, hay nói cách khác y học cổ truyền tức là y học
chức năng - đó là việc chúng ta sẽ xem xét con người và thế giới xung quanh trong
một tổng thể luôn gắn liền với nhau, tác động lẫn nhau.

1.1. Học thuyết Âm Dương


Khi quan sát thế giới hiện tượng, chúng ta luôn
nhận thấy bao giờ cũng có từng cặp hiện tượng trái
ngược vừa phủ định vừa xác định lẫn nhau. Mỗi cặp hiện
tượng với hai yếu tố đối nghịch nhưng gắn liền nhau làm
một thể không thể tách rời nhau. Chúng là mặt mâu
thuẫn của quá trình thống nhất. Hai mặt đó gọi là Âm và
Dương
Hình 1: Biểu tượng Âm Dương
● Khi Dương thắng Âm thì sinh ra hiện tượng
Dương.
● Khi Âm thắng Dương thì sinh ra hiện tượng Âm.

Âm và dương nương tựa lẫn nhau cùng tồn tại, có khi xen kẽ nhau trong sự phát
triển.

Như sự phân chia thời gian trong một ngày (24 giờ): ban ngày thuộc dương,
từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa là phần dương của dương. Từ 12 giờ đến 18 giờ là
phần âm của dương; ban đêm thuộc âm, từ 18 giờ - 24 giờ là phần âm của âm từ
0 giờ đến 6 giờ là phần dương của âm.

2
Hình 2: Ngày và đêm hay mặt của thế giới hiện tượng

Phân tử Na+ mang điện tích Dương nhưng bên trong nó bao gồm 11
proton (+) và 10 electron (-).

Như vậy, một hiện tượng có nhiều tầng lớp Âm Dương nê cần đào sâu vào
các tầng nguyên nhân.

Quy luật phát triển

Sự vật phát triển theo quy luật chuyển hoá thành mặt đối lập ( Tiêu trưởng,
Phản phục, Luật thường).

Thiếu Âm lớn dần đến cực đại (Thái Âm) thì chuyển thành Thiếu Dương.

Thiếu Dương lớn dần đến cụ sự đại ( Thái Dương) thì chuyển thành Thiếu
Âm.

Do đó, trong y học cần chú ý: Triệu chứng biến thành triệu chứng ngược
lại: Lạnh chuyển sang nóng, nóng chuyển sang lạnh,...

Cần nắm bắt bản chất của hiện tượng và giải quyết từ bản chất.

3
1.2. Học thuyết tam tài
Con người được tạo ra từ 3: Thiên, Địa Nhân

1.3. Học thuyết tạng tượng


Xây dựng dựa trên các học thuyết:

Âm Dương, Tam Tài, Quân Thần, Khí Hóa

“Tạng”: là các tổ chức cơ quan ở trong cơ thể.

“Tượng”: là biểu tượng của hình thái, sinh lý, bệnh lý của nội tạng phản ánh
ra bên ngoài cơ thể.

Vì thế quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động của nội tạng
gọi là “tạng tượng”.

Theo học thuyết này, đi cùng với 6 hệ thống Tạng - Phủ, ta có 6 hệ thống
chức năng chính như sau:

Tạng (-) Phủ (+) Hệ thống chức năng


Phế Đại trường Hệ Hô hấp
Tỳ Vị Hệ Tiêu hóa
Thận Bàng quang Hệ Tiết niệu - Sinh dục
Can Đởm Hệ Vận động
Tâm Tiểu trường Hệ Thần kinh trung ương - Tuần hoàn
Tâm bào Tam tiêu Hệ Thần kinh tự động

Tạng: các bộ phận của cơ thể có nhiệm vụ chuyển hóa và tàng trữ tinh, khí,
thần, huyết, tân dịch.

Phủ: các bộ phận của cơ thể có nhiệm vụ thu nạp, tiêu hóa, hấp thu,
chuyển vận và bài tiết các chất từ đồ ăn uống đem vào và các chất cặn bã của
cơ thể ra ngoài.

LƯU Ý: 6 cặp Tạng - Phủ nhưng chỉ có “Lục phủ - Ngũ tạng” vì Tâm và
Tâm bào được gộp chung là một tạng.

4
1.4. Học thuyết Ngũ hành
Theo thuyết này, ngũ hành đại diện cho 5 vận động phổ biến của hiện tượng
chứ không phải 5 nguyên tố theo nghĩa đen. Chúng được đặt tên là:

MỘC - HỎA - THỔ - KIM - THỦY

Và sắp xếp theo thứ tự đồ hình như sau:

Hình 3: Đồ hình ngũ hành

Trong đó, mỗi hành sẽ:

Tương sinh với 2 hành kề cạnh (nét liền)

Tương khắc với 2 hành còn lại (nét đứt)

Trong Y học cổ truyền, ngũ hành đại diện cho 5 cơ năng phổ biến của các hệ
cơ quan, mỗi cơ năng lại có 2 mặt Âm - Dương nên ta có:

Âm MỘC và Dương MỘC tạo chức năng PHÁT ĐỘNG

Âm HỎA và Dương HỎA tạo chức năng PHÁT NHIỆT

Âm THỔ và Dương THỔ tạo chức năng TIẾT XUẤT

Âm KIM và Dương KIM tạo chức năng HẤP THU

Âm THỦY và Dương THỦY tạo chức năng TÀNG TRỮ

Ngoài ra còn có NGUYÊN KHÍ (NGUYÊN ÂM và NGUYÊN DƯƠNG)


tạo chức năng SINH DƯỠNG tất cả chức năng trên.

→ Có tất cả 12 chức năng phổ biến


5
2. Phương pháp chẩn đoán

Hình 4: Cây nhân sinh trong Đông y

Với hình ảnh Cây Nhân sinh Đông y, ta có thể diễn đạt phương pháp chẩn
đoán theo y học cổ truyền là giải đáp những câu hỏi như sau:

- Tình trạng của 12 rễ: nguyên khí (nguyên âm – nguyên dương).

- Tình trạng của 12 cành cây: tức tạng phủ, kinh nào bệnh.

- Tình trạng của 5 lá cây: nguyên nhân từ hành nào trong ngũ hành (Mộc – Hỏa
–Thổ – Kim – Thủy, là 5 cơ năng phổ biến), đặc biệt nguyên nhân từ Thủy hay
Hỏa (hàn hay nhiệt).

- Bệnh diễn ra là nội thương mạn tính trên cơ địa suy yếu (hư) hay ngoại cảm
cấp tính trên cơ địa còn khỏe mạnh (thực).

- Chẩn đoán nguyên nhân.

6
3. Hệ kinh huyệt
- Kinh:

+ Là những đường liên kết chứa huyệt dọc cơ thể.

+ Có 12 kinh chính liên kết trực tiếp 12 tạng-phủ.

+ Mỗi kinh có 2 nhánh: Kinh âm: nhánh phải là âm, nhánh trái là dương.

Kinh dương: nhánh phải là dương, nhánh trái là âm.

+ Gồm 6 kinh ở tay, 6 kinh ở chân, đối xứng 2 bên.

- Lạc:

+ Là những đường ngang cơ thể.

+ Hỗ trợ kinh chính.

+ Gồm 12 lạc từ 12 đường kinh chính và 15 biệt lạc.

- Mạch:

+ Mạch khác kinh: Kỳ kinh bát mạch.

+ Không đi vào tạng phủ, không gắn với ngũ hành.

+ Có hướng từ chân lên trên.

- Huyệt:

+ Là những điểm trên cở thể mà khi nối lại tạo đường đi của hệ kinh lạc.

* A thị huyệt: là những điểm đau, không có tên, tùy thuộc mỗi bệnh nhân.

Cơ thể có 6 hệ thống cơ quan chức năng (tạng phủ) với 12 chức năng nền
tảng và có 12 kinh tương ứng:

7
KINH LY TÂM KINH HƯỚNG TÂM
Phế (-) Đại trường (+)
Tâm bào (-) Tam tiêu (+) TAY
Tâm (-) Tiểu trường (+)

Vị (+) Tỳ (-)
Đởm (+) Can (-) CHÂN
Bàng quang (+) Thận (-)

12 kinh kết lại với nhau thành một mạch lớn ở giữa cơ thể:

+ Đốc mạch (+) ở vùng lưng.

+ Nhâm mạch (-) ở vùng ngực bụng.

Các huyệt được hệ thống hóa theo lý luận Đông y:

- Huyệt chẩn đoán: Du huyệt, Mộ huyệt và các huyệt nhạy cảm khác.

- Huyệt điều trị: Xích Trạch (khuỷu tay), Thái Uyên (cổ tay), Ngư Tế
(ngón tay)

- Nhóm ngũ hành huyệt: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy.

+ Thủy - Hỏa huyệt được chú ý nhiều trong việc điều chỉnh cân bằng cơ năng
tương ứng trong các bệnh lý Hàn - Nhiệt.

- Nhóm huyệt tại chỗ theo từng vùng cơ thể.

8
Lộ trình 12 đường kinh chính:

Hình 5: Lộ trình của 12 đường kinh chính

HỆ THỐNG HUYỆT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ


Kinh âm: P(-); T(+) HUYỆT ∆
Kinh dương: P(+); T(-) MỘ HUYỆT DU HUYỆT
KINH HOẢ THUỶ NGUYÊN (Nguyên -) (Nguyên +)
PHẾ (-) Ngư tế Xích trạch Thái uyên Trung phủ Phế du,
Phách hộ
TÂM BÀO (-) Lao cung Khúc trạch Đại lăng Đản trung Quyết âm du,
Cao hoang
TÂM (-) Thiếu phủ Thiếu hải Thần môn Cự khuyết Tâm du,
Thần đường
ĐẠI TRƯỜNG Dương khê Nhị gian Hợp cốc Thiên xu Đại trường du
(+)
TAM TIÊU (+) Chi câu Dịch môn Dương trì Âm giao, Tam tiêu du,
Thạch môn Dục môn
TIỂU Dương cốc Tiền cốc Uyển cốt Quan nguyên Tiểu trường du
TRƯỜNG (+)
TỲ (-) Đại đô Âm lăng Thái bạch Chương môn Tỳ du, Ý xá
tuyền
CAN (-) Hành gian Khúc tuyền Thái xung Kỳ môn Can du,
Hồn môn

9
THẬN (-) Nhiên cốc Âm cốc Thái khê Kinh môn Thận du,
Chí thất
VỊ (+) Giải khê Nội đình Xung dương Trung quản Vị du, Vị
thương
ĐỞM (+) Dương phụ Hiệp khê Khâu khư Trấp cân Đởm du,
Dương cương
BÀNG Côn lôn Thông cốc Kinh cốt Trung cực Bàng quang
QUANG (+) du
4. Huyệt theo vùng
• Phương pháp định huyệt

Căn cứ vào các mốc giải phẫu trên cơ thể để xác định huyệt.
Trong Đông y sử dụng đơn vị đo là Thốn để xác định huyệt vị trên cơ thể.

Hình 6: Các huyệt trên cơ thể

Huyệt vùng Đầu – Mặt – Cổ:

Hình 7: Huyệt Bách hội và Thái dương

10
- Bách hội: đỉnh đầu, nơi gặp nhau của đường nối hai đỉnh tai và
đường giữa sống mũi.
- Nhân trung: 1/3 trên rãnh nhân trung.
- Phong trì: từ hõm dưới xương chẩm đo ngang ra 2 thốn, huyệt ở chỗ
lõm ngoài cơ thang sau cơ ức đòn chũm.
- Thái dương: giao điểm của đuôi long mày và đuôi mắt kéo dài.
Huyệt vùng tay:

Hình 8: Huyệt Hợp cốc

- Kiên ngung: chỗ lõm dưới trước mỏm cùng vai.


- Nội quan: từ lằn chỉ cổ tay đo lên 2 thốn, giữa gân cơ gan tay lớn và
gan tay bé.
- Ngoại quan: ở mặt sau cẳng tay, từ cổ tay đo lên 2 thốn.
- Hợp cốc: ở kẽ xương bàn ngón tay 1 và 2, khi khép ngón trỏ và ngón
cái sát nhau, huyệt ở điểm nhô cao nhất.
Huyệt vùng chân:

Hình 9: Huyệt Độc Tỵ

11
- Túc tam lý: từ Độc tỵ đo xuống 3 thốn ngoài mào chày 1 khoát ngón
tay trỏ.
- Độc tỵ: chỗ lõm phía dưới ngoài xương bánh chè.
- Tam âm giao: từ đỉnh cao nhất của mắt cá trong đo lên 3 thốn, từ bờ
trong xương chày đo ra sau 1 khoát ngón tay.
- Uỷ trung: điểm giữa nếp lằn trám khoeo chân.
- Côn lôn: giữa điểm nối cao nhất của mắt cá chân ngoài và gân gót.
Huyệt vùng mông - lưng:
- Phế du : D3 – D4 đo ra 1,5 thốn.
- Tâm du : D5 - D6 đo ra 1,5 thốn.
- Thận du : L2 – L3 đo ra 1,5 thốn.
- Đại trường du : Giữa liên đốt sống L4 – L5 đo ra 1,5 thốn.
Huyệt vùng ngực - bụng:
- Thiên đột : giữa chỗ lõm trên bờ trên xương ức.
- Trung quản : điểm giữa đường nối từ mũi ức tới rốn.
- Quan nguyên : từ rốn đo xuống 1,5 thốn.
- Khí hải : từ rốn đo xuống 4 thốn.

Các huyệt đặc hiệu theo vùng:


Đầu mặt Cổ gáy Thượng vị Hạ vị Lưng Ngực
Hợp cốc Liệt khuyết Túc tam lý Tam âm giao Uỷ trung Nội quan
(đối bên)

12
5. Phương dược trị liệu và Châm cứu trị liệu
Chúng em được ôn tập lại kiến thức về Phương dược trị liệu và Châm cứu trị
liệu, rồi sau đó tiến hành nhận biết và phân loại theo nhóm tác dụng 21 vị thuốc
và tập thực hành châm. Về mục tiêu của buổi học và những gì chúng em đã tiếp
thu được:

Phương dược trị liệu

❖ Giới thiệu về 21 vị thuốc

❖ Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo và tác dụng của từng vị thuốc

❖ Thực hành nhận biết 21 vị thuốc và phân loại thành 6 nhóm thuốc theo
chức năng

Châm cứu trị liệu

❖ Mục đích của châm cứu

❖ Ưu điểm của châm cứu

❖ Các kĩ thuật châm cứu (Châm, cứu và cảm giác “đắc khí”)

❖ Dụng cụ châm cứu (kim châm, điếu ngải cứu và máy điện châm)

❖ Chuẩn bị bệnh nhân

❖ Các tai biến khi châm cứu

❖ Các bước tiến hành châm

❖ Kỹ thuật bổ - tả

13
5.1. PHƯƠNG DƯỢC TRỊ LIỆU
5.1.1 21 vị thuốc được học

1) Can khương 8) Quế chi 15) Phục linh

2) Xuyên khung 9) Diệp hạ châu 16) Ngải diệp

3) Hà thủ ô 10) Kinh giới 17) Đỗ trọng

4) Bồ công anh 11) Câu kỷ tử 18) Ba kích

5) Kim ngân hoa 12) Toan táo nhân 19) Cát căn

6) Hoàng kỳ 13) Thục địa 20) Bạch thược

7) Đương qui 14) Phụ tử 21) Hoài sơn

CAN KHƯƠNG

Hình 10: Can khương

*Hình dạng:

❖ Bề mặt màu xám, vàng hoặc vàng nâu, thô ráp, có nếp nhăn dọc, chất rắn.

❖ Mặt cắt màu vàng - trắng, dạng bột và dạng hạt, có một vòng rõ ràng, có gân
điểm phân tán, có thể thấy đốm dầu màu vàng.

*Bộ phận dùng: thân rễ phơi hay sấy khô của cây Gừng, thuộc họ Gừng.

14
*Tính vị: cay, nóng

*Quy kinh: Tâm, Phế, Tỳ, Vị

*Tác dụng: ôn trung tán hàn, giúp tác dụng hồi dương cứu nghịch. Chữa tiêu
chảy, sôi bụng, đau bụng, người lạnh, không khát, nước tiểu trong, đi ngoài phân
lỏng không thối; Tay chân lạnh; Đau bụng, nôn mửa do lạnh.

XUYÊN KHUNG

Hình 11: Xuyên khung

*Hình dạng:

❖ Củ như nắm tay, có mấu không đều, nhăn, đường kính 3-6 cm hoặc hơi to.

❖ Mặt cắt màu nâu vàng, có nhiều mấu vòng tròn hơi lồi, có nhiều vết hình
tròn lõm và bướu nhỏ vết của rễ.

❖ Chất cứng, vết vỏ không phẳng, mặt cắt màu xám hoặc trắng ngà, có vằn
tròn và chẩm điểm đầu nhỏ màu vàng.

*Bộ phận dùng: thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Xuyên Khung, họ Hoa
tán.

*Tính vị: mùi thơm đặc biệt, nồng, vị cay đắng, tê lưỡi

*Quy kinh: Can, Đởm, Tâm bào.

15
*Tác dụng: hành khí hoạt huyết, trừ phong, giảm đau. Chủ trị: Điều kinh, nhức
đầu, hoa mắt, cảm mạo phong hàn, phong thấp nhức mỏi, ngực bụng đau tức, nhọt
độc sưng đau.

HÀ THỦ Ô

Hình 12: Hà thủ ô

*Hình dạng:

❖ Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành.

❖ Mặt cắt ngang màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa
có ít lõi gỗ.

*Bộ phận dùng: rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ, họ Rau răm.

*Tính vị: Vị chát.

*Quy kinh: Can, Thận.

*Tác dụng: bổ ích tinh huyết, bổ Can Thận, làm đen tóc. Chữa chóng mặt hoa
mắt, hồi hộp, mất ngủ, mệt mỏi; Ù tai, lưng gối mỏi yếu, di tinh, băng đới, râu tóc
bạc sớm.

16
BỒ CÔNG ANH

Hình 13: Bồ công anh

*Hình dạng: Màu lá xanh đậm và mọc thuôn dài giống như mũi mác, mép lá
có hình giống như răng cưa.

*Bộ phận dùng: rễ cây và cây phơi khô của nhiều loại cây Bồ công anh: bồ
công anh Trung Quốc (cây diếp dại), cây mũi mác, cây chỉ thiên cây rau bao, đều
họ Cúc.

*Tính vị: đắng, ngọt, lạnh.

*Quy kinh: Can, Vị.

*Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm. Chữa tuyến vú, viêm màng tiếp
hợp cấp; Viêm hạch, lao hạch; Viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu rắt, phù thũng.

17
KIM NGÂN HOA

Hình 14: Kim ngân hoa

*Hình dạng:

❖ Hoa hình ống dài 0.8 - 1.6 cm, hơi cong, màu vàng nhạt, dưới nhỏ, đường
kính 1,25 mm, trên phồng to, đường kính 23mm.

❖ Bề mặt màu vàng - trắng hoặc màu xanh lá cây.

*Bộ phận dùng: nụ hoa có lẫn một số hoa phơi hay sấy khô của cây Kim
ngân, họ Kim ngân.

*Tính vị: Hương thơm, vị đắng.

*Quy kinh: Phế, Vị, Tâm.

*Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, so tán phong nhiệt. Chữa các bệnh truyền
nhiễm: sốt cao, không có mồ hôi, sợ rét, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, viêm
họng; Ngoại cảm phong nhiệt; Lỵ nhiễm trùng, đại tiện ra máu.

18
HOÀNG KỲ

Hình 15: Hoàng kỳ

*Hình dạng:

❖ Hình trụ, dài 30 - 90 cm, đường kính 1 - 3.5 cm.

❖ Mặt vỏ màu vàng nâu nhạt, mặt trong màu vàng trắng, có những vân dọc.

❖ Chất cứng mà dẻo, mặt cắt ngang có tính xơ, dạng bột.

*Bộ phận dùng: rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng Kỳ Mông Cổ, họ Đậu.

*Tính vị: vị hơi ngọt, nhai có vị hơi tanh.

*Quy kinh: Tỳ, Phế.

*Tác dụng: Bổ khí cố biểu, lợi tiểu, trừ mủ, sinh cơ. Chủ trị: Khí hư mệt mỏi,
kém ăn; Trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, sa tạng phủ, tiện huyết, rong huyết;
Ra mồ hôi; Nhọt độc khó vỡ.

19
ĐƯƠNG QUY

Hình 16: Đương quy

*Hình dạng:

❖ Đường kính quy đầu 1.0 - 3.5 cm, đường kính quy thân và quy vĩ từ 0.3 - 1.0
cm.

❖ Mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc.

❖ Mặt cắt ngang màu vàng ngà có vân tròn và nhiều điểm tinh dầu.

*Bộ phận dùng: rễ củ của cây Đương quy, thuộc họ Hoa tán.

*Tính vị: Mùi thơm đặc biệt, vị ngọt cay, hơi đắng.

*Quy kinh: Tâm, Can, Tỳ.

*Tác dụng: Bổ huyết điều kinh, hoạt huyết, giảm đau, nhuận tràng. Chữa phụ
nữ huyết hư kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh; Sung huyết, tụ huyết do
sang chấn; Táo bón do thiếu máu.

20
QUẾ CHI

Hình 17: Quế chi

*Hình dạng:

❖ Cành hình trụ tròn, thường chặt khúc dài 2-4 cm, đường kính 0.3 - 1cm.

❖ Mặt ngoài màu nâu đến màu nâu đỏ, có nhiều vết nhăn dọc nhỏ và các vết
sẹo cành, sẹo của chồi và nhiều lỗ vỏ.

❖ Chất cứng, giòn, dễ gãy.

❖ Trên bề mặt vết cắt thấy: lớp vỏ màu nâu, bên trong có gỗ màu vàng nhạt tới
nâu vàng, ruột gần tròn.

*Bộ phận dùng: cành phơi hay sấy khô của cây Quế, họ Long não.

*Tính vị: cay, ngọt, rất nóng.

*Quy kinh: Thận. Tỳ, Tâm, Can.

*Tác dụng: phát hãn giải cơ, ôn kinh, thông dương. Chữa cảm mạo phong
hàn có mồ hôi; Chứng thống kinh do hàn thấp đau bụng do lạnh.

21
DIỆP HẠ CHÂU

Hình 18: Diệp hạ châu

*Hình dạng: thân cây có màu xanh tươi, cành ngắn, rất ít phân nhánh, phiến
lá có màu xanh nhạt, ngắn và mỏng.

*Bộ phận dùng: toàn cây bỏ rễ, tươi hay khô của cây Diệp hạ châu, thuộc họ
Thầu dầu.

*Tính vị: hơi đắng ngọt, mát.

*Quy kinh: Can.

*Tác dụng: Thanh Can, minh mục, thẩm thấp, lợi tiểu. Hạ men gan, giải độc,
hỗ trợ điều trị phù thũng do viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang,
viêm ruột, tiêu chảy, họng sưng đau.

KINH GIỚI

Hình 19: Kinh giới


22
*Hình dạng:

❖ Đường kính 0.3 - 0.5 cm. Ngoài mặt màu tím nhạt.

❖ Chất nhẹ, giòn, dễ bẻ gãy, chỗ gãy có tủy màu trắng.

❖ Lá mọc đối, phiến lá se, thùy nhỏ, dài.

*Bộ phận dùng: đoạn ngọn cành mang lá, hoa đã phơi hay sấy khô của cây
Kinh giới, họ Bạc hà.

*Tính vị: Mùi thơm, vị hơi chát, cay và mát.

*Quy kinh: Phế, Can.

*Tác dụng: phát tán phong hàn, tán ứ chỉ huyết. Chữa cảm mạo do lạnh, các
chứng đau dây thần kinh do lạnh; Giải độc, giải dị ứng chữa ngứa, ban chẩn; Đái
ra máu, chảy máu cam.

CÂU KỶ TỬ

Hình 20: Câu kỷ tử

*Hình dạng:

❖ Hình bầu dục dài khoảng 0.5 - 1cm, đường kính khoảng hơn 0.2 cm.

❖ Vỏ quả màu tím đỏ hoặc đỏ tươi, mặt ngoài nhăn teo bên trong có nhiều hạt
hình tạng thận màu vàng, có một đầu có vết của cuống quả.

*Bộ phận dùng: quả chín phơi hay sấy khô của cây Câu kỷ tử, họ Cà.
23
*Tính vị: không mùi, vụi ngọt hơi chua, sau khi nếm nước bọt có màu hồng.

*Quy kinh: Phế, Can, Thận.

*Tác dụng: bổ Can Thận, làm sáng mắt. Chữa di tinh, chóng mặt, hoa mắt,
tiêu khát; Quáng gà, thị lực giảm; Ho do âm hư; Đau lưng gối mỏi do Thận hư.

TOAN TÁO NHÂN

Hình 21: Toan táo nhân

*Hình dạng:

❖ Hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục dài 0.6 - 1cm; rộng 0.5 - 0.7cm, dày khoảng
0.3 cm.

❖ Mặt ngoài màu hồng tía hoặc nâu tía, trơn tru và láng bóng, có khi có đường
vân nứt.

❖ Một mặt hơi phẳng, phía giữa có một đường vân dọc nổi lên, một mặt hơi
lồi.

❖ Đầu nhọn có một chỗ lõm, hơi có màu trắng. Vỏ của hạt cứng, bỏ vỏ này thì
thấy 2 mảnh của nhân màu hơi vàng, nhiều chất dầu.

*Bộ phận dùng: nhân phơi hay sấy khô của hạt cây Táo chua, họ Táo ta.

*Tính vị: Hơi có mùi, vị ngọt.

*Quy kinh: Đơm, Tâm, Can, Tỳ.


24
*Tác dụng: dưỡng tâm an thần, cầm mồ hôi, sinh tân chỉ khát. Chữa mất
ngủ, sợ hãi, hồi hộp, bốc hỏa; Tự hãn, đạo hàn.

THỤC ĐỊA

Hình 22: Thục địa

*Hình dạng: Phiến dày hoặc khối không đều. Mắt ngoài bóng. Chất mềm,
dai, khó bẻ gãy. Mặt cắt ngang đen nhánh, mịn bóng.

*Bộ phận dùng: rễ củ đã chế biến của cây Đại hoàng, họ Hoa mõm chó.

*Tính vị: Không mùi, vị ngọt

*Quy kinh: Tâm, Can, Thận.

*Tác dụng: bổ huyết, dưỡng âm, ích tinh bổ tủy. Chữa chứng lưng gối mềm
yếu, chóng mặt ù tai, râu tóc bạc sơm; Kinh nguyệt không đều, băng lậu; Đạo
hãn, di tinh, tiêu khát.

25
PHỤ TỬ

Hình 23: Phụ tử

*Hình dạng:

❖ Hình dùi tròn, dài khoảng 6.6 cm, đường kính 3.3 cm.

❖ Đầu củ rộng, chính giữa có vết mầm trở xuống, thân trên béo, đầy, chung
quanh có phân chi nổi lên như cái bướu, thường được gọi là “đinh giác”.

❖ Bên ngoài màu đen tro, bao trùm bột muối.

❖ Thể nặng, chỗ cắt ngang màu nâu tro, có những đường gân lệch hoặc giữa
ruột có khe hổng nhỏ, trong đó có muối.

*Bộ phân dùng: rễ củ con đã phơi hay sấy khô của cây Ô dầu, họ Hoàn liên.

*Tính vị: không mùi, vị mặt mà tê, cay.

*Quy kinh: Tâm, Thận, Tỳ

*Tác dụng: hồi dương cứu nghịch, ôn Thận dương và Tỳ dương. Chữa đau
lưng, lưng gối mềm yếu; Ra nhiều mồ hôi, mất nước, mất máu, tay chân lạnh, tiêu
chảy; Cơn đau do lạnh: đau dạ dày, đau khớp và các dây thần kinh, phù thũng.

26
PHỤC LINH

Hình 24: Phục linh

*Hình dạng:

❖ Thể quả nấm Phục linh khô: hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối
không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, có
nhiều vết nhăn rõ và lồi lõm. Thể nặng, rắn chắc.

❖ Mặt bẻ sần sùi và có vết nứt, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu
trắng, số ít có màu hồng nhạt. Có loại bên trong còn mấu đoạn rễ thông (Phục
Thần).

*Bộ phận dùng: thể quả nấm đã phơi hay sấy khô của nấm Phục Linh, họ
Nẫm lỗ mọc ký sinh trên rễ một số loài Thông.

*Tính vị: không mùi, vị nhạt, cắn dính răng.

*Quy kinh: Tâm, Phế, Tỳ, Thận, Vị.

*Tác dụng: lợi thủy thấm thấp, kiện Tỳ, an thần. Chủ trị các chứng tiểu khó
ít, phù chứng đàm ẩm, Tỳ khí hư nhược, hồi hộp, mất ngủ.

27
NGẢI DIỆP

Hình 25: Ngải diệp

*Hình dạng:

Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng
xám, có lông.

Vỏ nát có mùi thơm hắc.

*Bộ phận dùng: thân mang ngọn và lá đã phơi hay sấy khô của cây Ngải
cứu, họ Cúc.

*Tính vị: đắng, cay, ấm.

*Quy kinh: Can, Tỳ, Thận.

*Tác dụng: ôn kinh, an thai, cầm máu. Chữa đau bụng do lạnh; Rong kinh,
rong huyết, động thai do lạnh.

28
ĐỖ TRỌNG

Hình 26: Đỗ trọng

*Hình dạng:

Vỏ dẹt, phẳng, dày 0.1 - 0.4cm, dài rộng khác nhau.

Mặt ngoài màu nâu vàng đến nâu xám, có nhiều nếp nhăn dọc, có các lỗ vỏ nằm
ngang và vết tích của cành cây.

Mặt trong nhẵn, nâu tím, hơi mờ.

Mặt bẻ có nhiều sợi nhữa trắng đàn hồi.

*Bộ phận dùng: vỏ thân phơi khô của cây Đỗ trọng, thuộc họ Đỗ trọng.

*Tính vị: ngọt, ấm.

*Quy kinh: Can, Thận.

*Tác dụng: ôn bổ Can Thận, làm khỏe mạnh gân xương, có tác dụng chữa
đau lưng và an thai là chính. Chữa di tinh, liệt dương, hoạt tinh do Thận hư; Đau
lưng; Chứng hay sẩy thai, đẻ non.

29
BA KÍCH

Hình 27: Ba kích

*Hình dạng:

❖ Ba kích thiên hình trụ tròn, hơi cong, dài không nhất định, đường kính 0.7 -
1.3cm.

❖ Mặt ngoài màu vàng tro, nhám có vân dọc.

❖ Vỏ ngoài và trong gẫy lộ ra phần lõi gỗ và vân nứt ngang, giống như chuỗi
hạt trai.

❖ Chất cứng, cùi dầy, dễ bọc.

❖ Mặt gẫy màu tím nhạt, ở giữa màu nâu vàng.

*Bộ phận dùng: rễ phơi khô của cây Ba kích thiên, thuộc họ Cà phê.

*Tính vị: không mùi, vị ngọt nhưng chát.

*Quy kinh: Can, Thận.

*Tác dụng: ôn Thận dương, làm khỏe mạnh gân xương. Chữa di tinh, liệt
dương, hoạt tinh do Thận dương hư; Đau lưng, gân cốt mềm yếu không cứng
được.

30
CÁT CĂN

Hình 28: Cát căn

*Hình dạng:

❖ Rễ phát triển thành củ, to, chắc và có nhiều bột.

❖ Mặt phẳng cắt ngang màu trắng, có nhiều vân dọc.

*Bộ phận dùng: rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Sắn dây, họ Đậu.

*Tính vị: ngọt, cay, bình.

*Quy kinh: Tỳ, Vị.

*Tác dụng: thăng dương khí tán nhiệt, sinh tân chỉ khát. Chữa cảm mạo có
sốt, sốt rét, miệng khát họng khô; Tiêu chảy nhiễm trùng; Cảm mạo phong nhiệt
gây co cứng các cơ, đau vai, gáy, nhức đầu.

31
BẠCH THƯỢC

Hình 29: Bạch thược

*Hình dạng:

❖ Rễ khô hình viên chùy dài 15 - 20cm, thô 1.2 - 2cm.

❖ Mặt ngoài có nứt dọc rõ ràng, màu nâu hoặc xám nâu nhạt, thường thường
có thể nhìn thấy gốc tích rễ phụ.

❖ Chất cứng khỏ bẻ gãy, mặt cắt màu xáng trắng rất minh, vùng chất mọc tách
rời thành khe nứt.

*Bộ phận dùng: rễ đã cạo bỏ lớp bấn và chế biên khô của cây Thược dược,
họ Hoàng liên.

*Tính vị: vị đắng, hơi có mùi thơm.

*Quy kinh: Can, Tỳ, Phế.

*Tác dụng: bổ huyết, liễm âm. Chữa các cơn đau nội tạng; Kinh nguyệt
không đều, thống kinh; Đau dạ dày, đau vùng mạng sườn; Đau bụng tiêu chảy.

32
HOÀI SƠN

Hình 30: Hoài sơn

*Hình dạng: Màu trắng ngà hoặc vàng, nhẵn bóng, chất chắc, vết bẻ có
nhiều bột màu trắng ngà, không có xơ.

*Bộ phận dùng: rễ củ đã chế biến, hay phơi sấy khô của cây Củ mài, họ Củ
nâu.

*Tính vị: ngọt, bình.

*Quy kinh: Tỳ, Phế, Thận.

*Tác dụng: bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Chủ
trị: kém ăn. Tiêu chảy lây ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.

33
5.1.2 Phân loại thuốc theo chức năng
BỒI DƯỠNG GỐC RỄ NGUYÊN KHÍ

TÊN VỊ THUỐC Bổ nguyên dương Bổ nguyên âm

1 Can khương X

2 Phụ tử X

3 Hoài sơn X

4 Đỗ trọng X

5 Hoàng kỳ X

6 Ba kích X

7 Câu kỷ tử X

8 Toan táo nhân X

9 Thục địa X

10 Đương qui X

11 Bạch thược X

12 Hà thủ ô X

34
5.2. Châm cứu trị liệu
5.2.1 Mục đích châm cứu
- Bồi dưỡng nguyên khí (nguyên âm, nguyên dương)
- Điều chỉnh ngũ hành (đặc biệt là Thủy – Hỏa) của kinh bệnh: Hư thì bổ,
Thực thì tả.
- Điều trị thêm cục bộ các chứng và bệnh.
 Phòng bệnh, điều trị, phục hồi và bồi dưỡng nâng cao sức khỏe.

5.2.2 Ưu điểm
- Rất lành tính.
- Giúp điều trị đa phần – bệnh mạn tính.

5.2.3 Các kỹ thuật châm


- Các kỹ thuật châm:
+Châm: là dùng kim châm vào huyệt nhằm mục đích phòng – điều
trị bệnh, phục hồi và bồi dưỡng nâng cao sức khỏe.
+ Cứu: là dùng nhiệt và hơi của dược thảo thông kinh hoạt lạc được
đốt cháy để tác động lên huyệt.
- Cảm giác “đắc khí”
+ Bệnh nhân: thấy tê, nặng tại chỗ châm
+ Thầy thuốc: tay thầy thuốc thấy kim như bị da thịt vít chặt, tiến
lui kim thì thấy có sức cản

5.2.4 Dụng cụ châm cứu


- Kim châm: Gồm hai phần:
+ Đốc kim: độ dài cố định
+ Thân kim: độ dài thay đổi

Hình 31: Kim châm cứu

35
Hình 33: Điếu ngải cứu Hình 32: Máy điện châm

5.2.5 Chuẩn bị bệnh nhân


- Tư thế chọn sao cho vùng được châm được bộc lộ rõ nhất.
- Bệnh nhân phải hoàn toàn thoải mái trong suốt thời gian lưu kim (Vì nếu
không thoải mái, người bệnh sẽ thay đổi tư thế làm cong kim, gãy kim, bị đau vì
kim co kéo trái chiều).

5.2.6 Các tai biến có thể xảy ra


Vựng châm (shock); chảy máu, bầm tím; cong kim – gãy kim; nhiễm
trùng; phỏng.
 Cần lưu ý: Chuẩn bị dụng cụ, chuẩn bị bệnh nhân, chọn huyệt, và thao
tác.

36
5.2.7 Kỹ thuật bổ - tả
BỔ TẢ
Thở ra Châm kim vào Rút kim ra
Hít vào Rút kim ra Châm kim vào
Vê kim Không vê kim Vê kim, cách 5 phút/ lần
Thời gian Lưu kim lâu Lưu kim ngắn
Rút kim Nhanh Từ từ
Bịt lỗ châm Bịt ngay khi rút Không bịt ngay khi rút

5.2.8 Các bước tiến hành châm

Bước 1: Xác định huyệt cần châm

Ấn vào huyệt và hỏi bệnh nhân có cảm nhận được không

Bước 2: Sát trùng xung quanh vùng huyệt cần châm với bán kính 3 cm

Bước 3: Căng nhẹ da vùng châm

Cách cầm kim

+ Cầm kim bằng ngón cái và ngón trỏ, vị trí cầm


ở phần đốc kim gần với phần thân kim (để có lực đưa
kim qua da), không cầm quá xa so với thân kim

+ Còn phần thân kim đặt song song với các ngón
tay 2, 3, 4
Hình 34: Thủ pháp châm
Bước 4: Đưa kim nhanh qua da

+ Dùng ngón 2, 3, và 4 làm điểm tựa và đưa kim nhanh qua da.

+ Lực để đưa kim: không dùng lực của cổ tay mà dùng lực của hai ngón 1 và 2
để đưa kim qua da.
37
Bước 5: Từ từ đưa kim vô trong và tìm cảm giác “đắc khí”.

Bước 6: Lưu kim (khoảng 20 – 30 phút).

Bước 7: Rút kim nhanh và tiêu hủy kim.

Yêu cầu: Cần phải rút kim nhanh và dứt khoát.

Bước 8: Cuối cùng, sát trùng lại vùng huyệt đã châm một lần nữa.

5.3. Kết quả sau buổi học

Sau buổi học thứ hai, điều mà chúng em tâm đắc nhất, đó là khám phá ra
được nhiều điều hay về dược liệu. Có những vị thuốc tưởng chừng như rất quen
thuộc nhưng chưa chắc chúng ta đã hiểu đúng về công dụng của nó. Chẳng hạn
như can khương (gừng khô) và sinh khương (gừng tươi), cả hai đều giống nhau
về tính nóng, nhưng trong khi can khương giúp điều trị các triệu chứng bên trong
như làm ấm bụng, trị đi lỏng do bụng lạnh thì sinh khương lại giúp giải cảm, ra
mồ hôi. Do đó, khi bị tiêu chảy, nếu dùng sinh khương thì sẽ không đem lại hiệu
quả như can khương. Hay ngoài công dụng làm đen tóc, trong y học cổ truyền hà
thủ ô còn là một vị thuốc thuộc nhóm bổ nguyên âm, giúp trị can thận hư. Từ
những điều bổ đó, chúng em có thể áp dụng vào cuộc sống, biết cách lựa chọn và
phát huy đúng công dụng của dược liệu, để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

38
6. Phương pháp Dưỡng sinh
Ở phần này chúng em được ôn tập kiến thức về Dưỡng Sinh. Mục tiêu bài
học là giúp chúng em hiểu rõ hơn về nội dung và giá trị của các phương pháp sinh
dưỡng trong YHCT đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của các phương
pháp trong việc phòng – trị bệnh và nâng cao sức khỏe.

Phương pháp dưỡng sinh được diễn tả qua hình ảnh bình hoa với 10 bông
hoa sinh dưỡng sau:

1. Vệ sinh sạch sẽ
2. Hô hấp, luyện thở
3. Dinh dưỡng, ăn uống điều độ
4. Vận động, làm việc
5. Nghỉ ngơi
6. Phương pháp châm cứu, xoa bóp, day
ấn huyệt và nắn chỉnh
7. Thuốc bổ
8. Phương pháp luyện thần minh mẫn
sáng suốt
9. Phương pháp luyện tâm bình yên
10.Giải trí
Hình 35: 10 bông hoa Dưỡng sinh
Một số “bông hoa” ta cần chú ý như
sau:

❖ Vệ sinh

- Điều quan trọng đầu tiên là chúng ta cần phải giữ vệ sinh cá nhân.

- Hai điều tiếp theo có thể thay đổi vị trí cho nhau tùy vào quan điểm cá nhân
mỗi người đó là vệ sinh nơi ở và vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn uống.

- Điều thứ tư là vệ sinh công cộng, môi trường xung quanh ta.

39
- Điều cuối cùng sẽ giúp bản thân ta hoàn hảo hơn trong mắt mọi người đó là
vệ sinh tư tưởng, tình cảm.

❖ Dinh dưỡng, ăn uống điều độ

Để phòng tránh và hỗ trợ điều trị


bệnh tật thì chế độ ăn cực kì quan
trọng. Con người cần phải lựa chọn
nguồn thực phẩm an toàn, dung nạp
vào cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng
theo nhu cầu của cơ thể, không thừa
cũng không thiếu.

❖ Phương pháp luyện thần

Đây là điều thật sự cần để tâm đến, để có thể bồi dưỡng và nâng cao sức
khỏe ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu thì còn phải cân bằng được
cảm xúc bản thân. Qua buổi học chúng em hiểu được rằng việc làm chủ được cảm
xúc, tinh thần của bản thân sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa những rối loạn về thể chất
và tinh thần đồng thời cải thiện hiệu quả của các hoạt động hàng ngày. Một trong
những cách giúp cải thiện tinh thần, cảm xúc đó là Dưỡng Sinh Tâm Thần

Cảm xúc tình cảm thái quá Cảm xúc tình cảm cân bằng

40
Dưỡng sinh tâm thần được nuôi dưỡng qua một vài cách như sau:

➢ Nhìn nhận đánh giá vấn đề một cách chậm rãi, sáng suốt, khách quan và toàn
diện

Hình 36: Cái nhìn về sự thật

Câu ngạn ngữ phương Tây trên đây


dạy ta một bài học rằng muốn nói đến sự
thật, thì phải đầy đủ thông tin, chính xác
hoàn toàn chứ không phải nửa vời. Đối với
một sự việc, nếu chúng ta chỉ cung cấp một
nửa thông tin là sự thật và phần còn lại chỉ Câu chuyện Thầy bói xem voi
là hư cấu, thêm thắt, thì người nghe có thể của ông bà ta về vấn đề trên
hiểu sai lệch. Bởi vì sự thật đó đã bị bóp
méo do thông tin không đầy đủ. Nếu sự thật không đủ thì sẽ gây ra hậu quả không
thể ngờ.

Bên cạnh đó, chúng ta phải ghi nhớ không được kết luận Đúng – Sai dựa
trên sự Yêu – Ghét của cá nhân và câu chuyện năm xưa về vị Lưỡng quốc Trạng
nguyên Mạc Đĩnh Chi là một ví dụ cụ thể. Dù cho tướng mạo thấp bé, khắc khổ
và phần nào khí phách hiên ngang nhưng vua Trần Anh Tông vẫn nhận ra phẩm
chất cao quý của ông và đã giữ vẹn nguyên khí của quốc gia khi phong trạng
nguyên cho ông.

41
Chính vì thế chúng ta phải luôn đứng
về phía chân lý và công chính. Cũng chính
bởi lý do đó mà Tạo hóa luôn nhắc nhở
chúng ta rằng cần phải nhìn câu chuyện từ 2
phía, nghe từ 2 bên và chỉ nói lời chân thật
một cách khách quan, chính trực.

➢ Biết phân định đúng – sai, yêu – ghét và xinh đừng đồng hóa yêu = đúng, ghét
= sai theo kiểu “thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng
méo”.

Phải thừa nhận rằng, ngày nay cho dù xã hội phát triển, tiến bộ nhưng trong
ý nghĩ của mỗi người, định kiến vẫn luôn “ngự trị” (chỉ có khác nhau ở mức độ ít
hay nhiều). Một vấn đề vô cùng nhức nhối ở thời xa xưa khi quan niệm “trọng
nam kinh nữ” luôn hiện diện và là nguyên nhân chính khiến thân phận người phụ
nữ bị đánh giá thấp kém. Họ cho rằng muốn có gia đình hạnh phúc thì người phụ
nữ phải lùi sau chồng một bước, mâm
cơm gia đình không được phép được
xuất hiện người vợ mà vị trí của họ là
những bữa ăn ở xó bếp. Thiên chức
người phụ nữ chỉ là làm mẹ, làm vợ và
Hình 37: Định kiến trọng nam khinh nữ
còn lại là “máy giặt”, “máy đẻ”…

Bên cạnh đó sự kỳ thị, phân biệt về giới, sắc tộc… đâu đó vẫn “hiện hình”
ngay cả những nước văn minh, hiện đại. Có thể nói, nguyên nhân sâu xa của bất
bình đẳng giới chính là sự ảnh hưởng của khuôn mẫu cổ hủ và định kiến giới. Câu
chuyện về cuộc đời nhà khoa học vĩ đại Alan Turing – cha đẻ của ngành khoa học
máy tính và là người đặt nền tảng cho công nghệ hiện đại và trí tuệ nhân tạo AI
để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm về suy nghĩ và cách hành xử đúng đắn.

42
Chính nhờ phát minh của Alan Turing và
các cộng sự khi cỗ máy giải mật mã điện báo
Enigma của quân đội phát xít Đức đã giúp Thế
chiến thứ hai kết thúc sớm hai năm, cứu sống 14
triệu sinh mạng con người. Mặc cho đóng góp to
lớn ấy, chỉ vì tình cảm cá nhân và đời sống riêng
tư khác biệt của ông không được xã hội bấy giờ
chấp nhận và đả kích ông dữ dội. Và cái kết không
ai muốn đã xảy khi người ta phát hiện ông đã chết Hình 38: Alan Turing
bên cạnh một quả táo khuyết có tẩm xyanua.

Định kiến có xóa bỏ được không? Đây là vấn đề khó - rất khó. Bởi định
kiến có từ hàng ngàn năm, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó đã thành nếp,
thành khuôn, thành “chuẩn mực” của xã hội. Muốn thay đổi nhận thức của số
đông xã hội, điều chúng ta cần là một cuộc cách mạng mang tính bền bỉ, kiên trì
chứ không thể ngày một ngày hai.
Định kiến sẽ bị xóa bỏ khi khoa
học, tri thức đủ “độ sáng” nhận ra
đó là những quan niệm và hành
động lạc hậu, không còn phù hợp
với thời đại mới, nó là sự trói buộc,
kìm hãm sự phát triển.

Việc đi ngược lại với số đông, đi ngược lại với thành


kiến xã hội là điều gì đó tưởng như điên rồ. Nhưng với
Thủ tướng Võ Văn Kiệt, không những thực hiện việc
điên rồ đó mà những việc ông làm còn là một bước
ngoặt của cách mạng Việt Nam mang tầm vóc thời đại.
Nhờ đổi mới, đất nước ta đã có thể vươn mình thoát ta
khỏi nghèo nàn lạc hậu, ngày nay đã vượt ngưỡng nước
chậm phát triển có thu nhập thấp, đang vững bước thực

43
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để sớm trở thành một nước công
nghiệp trong tương lai không xa.

Sau buổi học chúng em đã nghiệm ra được nhiều điều bổ ích đó là phương
pháp dưỡng sinh cũng góp phần to lớn trong việc ngăn ngừa và phòng chống bệnh
tật. Những bông hoa dưỡng sinh tuy rằng rất đơn giản đời thường nhưng lại đóng
một vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe. Và chúng em nhận thấy bản
thân hiện tại cần áp dụng những bông hoa trên vào cuộc sống hàng ngày để cải
thiện sức khỏe cũng như giữ cho mình một tinh thần minh mẫn cùng với đó là
những bài học về đối nhân xử thế.

Ngoài các kiến thức hữu ích, điều làm chúng em cũng tâm đắc không kém
đó là cách giảng dạy đầy sâu sắc nhưng vô cùng hóm hỉnh của thầy Mạnh Trí còn
giúp chúng em tiếp thu bài giảng một cách nhanh chóng qua những mẫu chuyện
ví dụ đầy thực tế.

Thầy với “một nửa sự thật” Thầy với “sự thật” Chúng em với “một ít sự thật”

44
B. Nhật ký thực tập tại nhà thi đấu
Phú Thọ

45
1. Thái cực quyền
Chúng em được học bài quyền khí công, có 8 thức:

1.1. Bài tập 1: Thác thiên công

1. Tịnh bộ: Tư thế chuẩn bị, 2 mũi chân khép sát vào nhau
2. Khởi thức: 2 chân chùn xuống, hít vào, “khí trầm đan điền”, 2 lòng bàn tay mở
hướng lên trên, đặt ngang đan điền, chân trái từ từ bước sang ngang rộng bằng
vai chuyển sang thế mã bộ
3. Chuyển sang thế bán mã bộ, tay phải hướng lên, tay trái hướng xuống đồng
thời thở ra, trở về thế mã bộ
1.2. Bài tập 2: Hạ áng công

1. Chân ở tư thế mã bộ, 2 tay từ từ dang ra 2 bên, hợp với thân người một góc 45
độ, lòng bàn tay hướng xuống
2. Nâng tay lên ngang vai, lòng bàn tay vẫn hướng xuống
3. Hai tay kéo về trước, đặt song song nhau, lòng bàn tay vẫn hướng xuống
4. Từ từ mở lòng bàn tay ra trước đồng thời kéo cánh tay di chuyển về phía thân
người, trở về thế mã bộ

46
1.3. Bài tâp 3: Trảo dương công

1. 2 tay nâng lên ngang ngực


2. Bán mã bộ đồng thời đẩy 2 tay sang đối bên
3. Nắm bàn tay và xoay ngữa
4. Thu hồi 2 tay về lại tư thế mã bộ
1.4. Bài tập 4: Triển dục công

1. Chuyển sang thế bán mã bộ, tay trái chéo trên tay phải
2. Đưa chéo 2 tay lên vòng qua đầu, dang tay ngang ngực, đồng thời chân chuyển
sang bán mã bộ phải
3. Hạ 2 tay từ từ xuống hợp với thân người một góc 45 độ, đồng thời chân chuyển
sang bán mã bộ trái.
47
4. Nâng 2 tay từ từ lên, hơi cao hơn vai, lòng bàn tay hướng xuống hơi gập cổ tay,
đồng thời chuyển sang bán mã bộ phải.
5. Hạ tay từ từ trở về tứ thế ban đầu
1.5. Bài tập 5: Chuyển yêu công

Tư thế chuẩn bị:

- Chân mở rộng bằng vai, hơi khuỵu gối hạ thấp trọng tâm.( Mạ bộ )
- Tay cả hai tay để phía trước ngược giống tư thế ôm cầu trước ngực, hai
bàn tay không chạm nhau và ngang nhau, lòng bàn tay hướng vào trong,
khuỷu tay hơi cong luôn luôn thấp hơn vai và bàn tay.
- Bụng thì thóp phình theo nhịp thở.
- Lưng thẳng.
Tư thế thực hiện:

- Bước 1: Tư thế chuẩn bị, bắt đầu xoay cổ và đầu qua bên phải một góc 900
(hít vào) , tay vẫn giữ ở tư thế ôm cầu, tiếp tục xoay tiếp đầu ra sau.
48
- Bước 2: Tay vẫn ôm cầu, đầu và cổ xoay về tư thế chuẩn bị ( thở ra).
- Bước 3: Giống bước 1 nhưng quay sang trái.
- Bước 4: Giống bước 2
Lưu ý: Nên thực hiện động tác mỗi bên 2 lần.

Một số hình ảnh tự luyện sau buổi học:

- Lợi ích: làm mất dần phần vôi hóa ở cột sống cổ và thắt lưng.
1.6. Bài tập 6: Bão cầu công
Tư thế chuẩn bị theo sau động tác thứ 5:

- Chân mở rộng bằng vai, hơi khuỵu gối hạ thấp trọng tâm.( Mạ bộ)
- Tay thì tay phải để ngang ở đan điền, tay trái thì ngang ngực.
- Lưng thẳng.
- Bụng thóp phình theo nhịp thở.

49
Tư thế thực hiện:

- Bước 1: Tư thế chuẩn bị sau đó đẩy tay trái qua bên phải và ở trên giữ tay
cong, lòng bàn tay hơi mở ra ngoài, tay phải hạ thấp ngang đan điền, dồn
trọng tâm bên chân trái.(Bán mạ bộ) ( Thở ra).
- Bước 2: Đổi vị trí 2 tay trái hạ xuống dưới và tay phải nâng dần lên.( hít
vào)
- Bước 3: Đẩy tay phải qua bên trái và ở trên và giữ tay cong, lòng bàn tay
hơi mở ra ngoài, tay trái hạ thấp ngang đan điền, dồn trọng tâm bên chân
phải.(Bán mạ bộ) ( Thở ra)
- Bước 4: Đổi vị trí 2 tay ngược lại với bước 2 ( hít vào).

Lưu ý: Thực hiện động tác mỗi bên 2 lần

50
51
Một số hình ảnh tự luyện sau buổi học :

1.7. Bài tập 7: Khai hợp công


Tư thế chuẩn bị theo sau động tác thứ 6:

- Tay ôm cầu ngang trước ngực khuỷa thấp hơn vai và bàn tay.
- Chân mở rộng bằng vai, hơi khuỵu gối hạ thấp trọng tâm. .( Mạ bộ)
- Lưng thẳng.
Tư thế thực hiện:

- Bước 1: tư thế chuẩn bị, trọng tâm dồn ở chân trái.


- Bước 2: tay dang rộng không dang ngang vai và quá , tay hơi cong, trọng
tâm dồn vào chân phải. .(Bán mạ bộ)
- Bước 3: giống bước 1.

52
- Bước 4: giống bước 2.
Lưu ý: thực hiện động tác mỗi bên 2 lần

53
Một số hình ảnh tự luyện sau buổi học:

1.8. Bài tập 8: Khởi thu công


Tư thế thực hiện theo sau động tác số 7:

- Bước 1: Chân mở rộng bằng vai, hơi khuỵu gối hạ thấp trọng tâm. .( Mạ
bộ), hai tay thả lỏng
- Bước 2: đưa cả 2 tay lên về phía trước mặt song song bằng vai, chân vẫn
như bước 1
- Bước 3: hạ khuỷa tay xuống trước và dần hà cả tay xuống chân khuỵu nhẹ
thêm
- Bước 4: thả 2 tay xuống thả lỏng song song hai bên hông, rồi từ từ đứng
thẳng chân.

54
Lưu ý: thực hiện dộng tác lập lại 2 lần trước khi sang bước 4.

Sau khi tập xong động tác số 8 ta thực hiện Thu thức để trể về thế Tịnh bộ và cuối
chào.

Cuối chào: - Tay trái nắm lại thành nắm đấm, tay phải duỗi thẳng.

- Tay trái đặt vào lòng của tay phải


- Cuối chào, đến khi bảo ( thôi ) thì thằng ngưởi dậy.
Thu thức: kéo chân về 2 bàn chân sát nhau

Một số hình ảnh tự luyện sau buổi học:

55
1.9. Tự luyện tập và kiểm tra
Tự tập luyện và kiểm tra

Kết thúc buổi học

56
2. Dưỡng sinh
Các mục tiêu của buổi học gồm

1. Giới thiệu về dưỡng sinh


2. Cách chào trong yoga dưỡng sinh
3. Cách ngồi và đứng trong yoga
4. Bốn tư thế ngồi thở ổn định
5. Công thức thở 4 thì và thở 3 thì
6. Động tác khởi động vùng chân
7. Bài tập vỗ tay
8. Bài tập dậm chân
9. Bài tập vỗ vai và lưng
2.1. Giới thiệu về dưỡng sinh
*Người đặt nền móng cho Yoga dưỡng sinh tại Việt Nam

Hình 39: Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện

Yoga dưỡng sinh lần đầu tiên được biết đến tại Việt Nam là nhờ bác sĩ Nguyễn
Khắc Viện. Trong những năm du học tại Pháp, ông được chẩn đoán mắc bệnh lao
phổi với 7 lần đại phẫu cắt bỏ xương sườn và hơn một lá phổi. Các bác sĩ Pháp
kết luận rằng ông không thể sống quá 3 năm. Nhưng không vì vậy mà ông gục
ngã, ông đã nghiên cứu về phương pháp dưỡng sinh - yoga để phục hồi, duy trì

57
và nâng cao sức khỏe không chỉ của bản thân mà còn góp công sức đó để giúp
cho nước nhà. Cuối cùng, ông vượt qua bệnh tật và sống đến 85 tuổi thì qua đời.

Từ những nghiên cứu và trải nghiệm của bản thân, ông đã đúc kết lại và biên
soạn thành bài tập kết hợp các động tác để “luyện Ý- Khí và Lực”.

*Dưỡng sinh là một phương pháp luyện tập để tâm sáng – thân khỏe tiến tới
sống khỏe, sống vui, sống lâu, sống có ích.
*Phương pháp gồm các nội dung cơ bản sau:
• Khí công – Nội công (luyện thở)
• Nghệ thuật vận động
• Tập tĩnh và thư giãn
*Phương pháp dưỡng sinh là một phương pháp tự luyện tập nhằm đạt
được 4 mục đích:
• Bồi dưỡng sức khỏe
• Phòng bệnh
• Từng bước chữa bệnh mạn
• Tiến tới sống lâu và có ích
(Cả 4 mục đích đều có mối quan hệ với nhau: sức khỏe tăng lên thì
phòng bệnh tốt hơn).

*Nội dung của phương pháp dưỡng sinh:


• Hô hấp, luyện thở.
• Xoa bóp, day ấn huyệt.
• Vận động, làm việc.
• Nghỉ ngơi, luyện thư giãn.
• Dinh dưỡng, ăn uống điều độ, thuốc bổ, thảo dược được thiên nhiên.
• Phương pháp luyện tập tinh thần sáng suốt, minh mẫn.
• Phương pháp luyện tập bình yên.
• Giải trí, giao lưu cộng đồng.
• Vệ sinh thân thể và môi trường.

58
2.2. Cách chào trong yoga dưỡng sinh
Gồm hai cách:

CÁCH 1 CÁCH 2

59
2.3. Cách ngồi và đứng trong yoga
*Cách ngồi:
Bước 1: Chân này chéo qua chân kia.
Bước 2: Từ từ khuỵu chân ngồi xuống.
Bước 3: Khi ngồi xuống 2 chân xếp bằng, 1 chân kéo vào gập vô trong, chân
còn lại gập tiếp vào sao cho gót chân sau chạm vào cổ chân trước

60
*Cách đứng:

Bước 1: Từ tư thế ngồi, 2 chân xếp qua 1 bên


Bước 2: Quỳ cả 2 gối lên
Bước 3: Bước chân phải lên vuông góc với sàn, 2 tay đặt lên 2 gối, dựa bàn
chân sau (chân trái vuông góc), chân sau là đòn bẩy đẩy người đứng lên.

*Mục đích của cách đứng và ngồi: để bảo vệ khớp gối an toàn và

61
bền vững, kế đó là tạo tính thẩm mỹ khi đứng và ngồi một cách kín đáo hơn.

1. Bốn tư thế ngồi thở ổn định


Ngồi xếp bằng Ngồi xuống → một chân
thoải mái xếp vào trước → chân
còn lại kéo tiếp sao cho
gót chân sau chạm vào
cổ chân trước → đầu gối
2 bên sát sàn

Ngồi kiểu nửa hoa Ngồi xuống → một chân


sen xếp vào trước → chân
(ngồi bán già) còn lại xếp chồng lên
chân trước sao cho lòng
bàn chân ngửa lên

62
Ngồi hoa sen Ngồi xuống → một chân
(ngồi kiết già) xếp vào, bàn chân ngửa
lên và dặt lên đùi chân
kia → chân còn lại kéo
xếp chéo lên đùi còn lại

Ngồi trên gót Ngồi trên gót


(ngồi kim cương) Hai ngón chân cái chạm
nhẹ, không đè lên nhau

63
2.4. Công thức thở 4 thì và thở 3 thì
*Thở 4 thì

*Thở 3 thì

2.5. Động tác khởi động vùng chân


*Nhịp gối: Ngồi thẳng lưng, duỗi thẳng 2 chân – 2 bàn tay vừa vỗ lên
khớp gối vừa nhịp – giúp cho dây chằng khớp gối và gân khoeo co giãn đều.

64
*Co duỗi chân: Chống 2 tay ra sau để co duỗi chân, cố gắng duỗi 2 bàn
chân cho thật căng và ưỡn 2 bàn chân cũng như thật căng nhằm thúc đẩy
tuần hoàn máu ở chân.

*Xoay cổ chân: Mở 2 bàn chân xoay theo chiều kim đồng hồ và ngược
lại. Tiếp tục 2 chân khép lại xoay từ trái sang phải và ngược lại
(Tác dụng của xoay cổ chân giúp đi đứng linh hoạt hơn)

65
2.6. Bài tập vỗ tay
Bước 1: Vỗ tay ở đằng sau, hướng xuống.

Bước 2: Vỗ tay lên trên cao hơn đầu.

66
Bước 3: Vỗ tay ở đằng sau, hướng xuống một lần nữa.

Bước 4: Vỗ tay ở đằng trước, lưng cúi cong và hướng xuống.

67
*Tác dụng của bài tập vỗ tay:

1. Vỗ tay đóng vai trò quan trọng trong việc chữa các rối loạn liên quan tới tim và
phổi như bệnh hẹp van tim và hen.

2. Giảm đau lưng, cổ và khớp.

3. Vỗ tay là liệu pháp hiệu quả trị các rối loạn tiêu hóa khó tiêu và giúp thanh lọc
gan.

4. Ngoài ra, vỗ tay còn làm lưu thông máu trong cơ thể và giúp trị bệnh ra mồ hôi
tay (bàn tay lạnh).

2.7. Bài tập dậm chân


Bắt đầu bằng chân Phải trước, giữ nguyên chân Trái

Bước 1: Dậm chân phải về trước.

Bước 2: Dậm chân phải về lại vị trí ban đầu.

Bước 3: Dậm chân phải về sau.

68
Sau đó đổi sang chân trái.

Có thể dậm gót kết hợp vỗ tay theo nhịp để tăng sự hiệu quả của phương
pháp.

*Tác dụng của bài tập dậm chân:

1. Làm cho não khỏe mạnh hơn

2. Giúp trí óc minh mẫn, sáng suốt

3. Dưỡng thận, dưỡng tinh

4. Hạn chế táo bón, điều trị bệnh trĩ

5. Ngăn ngừa và điều trị đột quỵ, dưỡng tim

6. Lưu thông máu, giảm sưng phù, tê chân

69
2.8. Bài tập vỗ vai và lưng
Bước 1: Tay phải vỗ lên vai trái tại huyệt Kiên Ngung cùng lúc với tay trái
vỗ lên lưng phải tại huyệt Phế du.

Bước 2: Động tác ngược lại: Tay trái vỗ lên vai phải tại huyệt Kiên Ngung
cùng lúc với tay phải vỗ lên lưng trái tại huyệt Phế du.

Yêu cầu phải đứng thẳng lưng.

70
Lặp lại mỗi bước 10 lần.

*Tác dụng của bài tập vỗ lưng:

1. Lưu thông khí huyết


2. Xương khớp dẻo dai

2.9. Bài tập khởi động vùng đầu cổ


Bước 1: Hai chân rộng bằng vai

Bước 2: Hít vào ưỡn ngực, ngả đầu ra sau ngước mặt lên hít thêm, ép 2 cùi chỏ ra
sau giữ hơi lại 5 nhịp

Bước 4: Nhấc đầu nghiêng đầu sang trái hít vào, rồi nghiêng sang phải hít vào.
Trở về thở ra.

Bước 5: Xoay đầu sang trái hết vào, mắt liếc theo để luyện cơ và thần kinh mắt.

Bước 6: Trở về xoay đầu sang phải hít vào như trên

Bước 7: Hạ cằm về trước và đảo chậm từ trái sang phải, ngả đầu xoay chậm sang
phải từ từ đảo cúi về giữa thở ra. Ngược lại, đảo từ phải sang trái ngả đầu như trên
trở về thở ra.

Mục đích: Giúp thúc đẩy tuần hoàn máu cho phần đầu cổ

71
72
2.10. Bài tâp tư thế đứng và ngồi
Thế đứng thăng bằng trên một chân

* Hai chân đứng thẳng →


Chân trái làm trụ → Hít
vào nhấc chân phải lên
cao đồng thời hai cánh
tay dang ngang nâng lên
Thế đứng chim én cao mũi tay hướng xuống
– mũi chân hướng xuống
giữa 10 giây. Đổi bên .
* Tác dụng: luyện thần
kinh và sức mạnh cho đôi
chân

* Hai chân đứng thẳng


khép lại → Chân phải
làm trụ, hít vào nhón gót
chân trái, nâng chân lên
cao; tay phải kéo cổ chân
trái lên, đỡ bàn chân trái
ngửa ra, tay trái luồn qua
Thế đứng chim hạc
cổ chân để giữ chân trái
→ Ép sát gót chân vào
đan điền giữ 10 giây →
Hạ chân xuống đổi bên
* Tác dụng: Luyện thần
kinh và sức mạnh hai
chân

73
* Hai chân đứng thẳng
thoải mái → Chân trái
làm trụ, tay phải nắm cổ
chân phải gấp ra sau, cho
gót cham mông → Tay
trái giơ lên cao → Từ từ
hạ ngực về phía trước
khoảng 300 → Tay phải
Thế vũ công nắm cổ chân phải kéo lên
cao giữ trong 5 đến 10
giây rồi hạ xuống. Đổi
sang chân trái
* Tác dụng: Luyện tập
thăng bằng cho cơ thể, sự
tập trung và tang sức
mạnh cho đôi chân.

Hai chân đứng khép lại


→ Hai tay vươn lên qua
đầu song song, mặt
hướng lên, từ từ ngả
Ngả sau, cúi trước (thế người ra sau thả lỏng cổ,
cây lau) vừa ngả vừa lắng nghe cơ
thể mình cho phép đến
đâu thì dừng lại →Xong
trở về trườn người cúi
gập xuống

74
Hai chân đứng thẳng
khép lại → Chân phải
làm trụ, từ từ nâng các
ngón chân trái khỏi sàn,
cong đầu gối tạo thành
một góc 900 → Đặt lòng
Thế cây thông bàn chân trái vào mặt
trong chân phải → Đưa
hai bàn tay ra phía trước
ngực, ép sát hai lòng bàn
tay với nhau tạo thành
bàn tay cầu nguyện và từ
từ đưa lên cao qua đầu.

* Ngồi xổm thoải mái,


hai bắp tay đưa vào mặt
trong của hai gối → Hai
bàn tay xòe thẳng ra đặt
phía trước hai bàn chân
từ một gang tay đến một
Thế con quạ gang rưỡi → Nhấc mông
lên, đẩy người về phía
trước tạo thế thăng bằng
→ Nhấc hai chân lên và
thu hai chân sát lại.
* Tác dụng: Tập để khỏe
phần cổ tay.

75
Chào mặt trời cơ bản

Bài chào mặt trời thuyền thống trong yoga với 12 động tác được thực hiện
trên nền nhạc của bài hát Quê hương là chùm khế ngọt.

Chào mặt trời là bài tập rèn luyện sức khỏe gồm những động tác nhịp nhàng,
liên tục giúp đóng mở các khớp, khai thông khí, cải thiện chức năng miễn dịch và
tuần hoàn máu toàn thân hiệu quả. Khởi đầu với dáng đứng thẳng, các động tác
tiếp theo từng bước hạ thấp cơ thể rồi trườn lên lại, cuối cùng kết thúc ở tư thế ôm
chân thả lỏng.

Sau khi được học, chúng em cảm thấy bài tập này rất thích hợp tập vào buổi
sáng và khi mệt mỏi để có thể thư giãn gân cốt, tinh thần sảng khoái, giúp học tập
và làm việc đạt hiệu quả hơn.

 Hai chân đứng thẳng khép bàn chân lại, chắp


tay trước ngực.

 Hai tay vươn lên cao song song từ từ ngả


người ra sau thả lỏng cổ.

76
 Đứng thẳng trở về, thót bụng gập người
xuống thở ra, 2 tay đặt sát 2 bên chân, đầu chạm
gối, luôn giữ cho 2 gối thẳng.

 Chân phải kéo dài ra sau, mũi chân dựng


đứng, chân trái vuông góc với sàn, đầu ngước
lên hít vào.

 Chân trái kéo dài ra sau thở ra, 2 chân sát lại
trườn thẳng người lên hít vào tạo thành 1 tấm
ván thẳng (đầu, lưng và chân nằm trên 1 đường
thẳng).

77
 Tạo thế cá sấu: hạ gối, hạ ngực, hạ cằm thở
ra.

 Thế rắn: duỗi nhẹ mũi chân, dung lực của 2


bàn tay, cổ tay trườn lên ưỡn ngực, hướng mặt
lên như con rắn, hít vào.

 Về thế đỉnh núi hay chữ V ngược: chống mũi


chân quỳ lên, nâng mông cao, đẩy đầu ra sau 2
bắp tay, đầu hạ thấp, mặt hướng về 2 chân thở
hết ra.

78
 Thế chiến sĩ: nhón gót cao, bước chân phải
lên, chân còn lại vuông góc với sàn – Mặt
ngước lên hít vào.

 Thế con cò: chân trái bước tiếp lên sát chân
phải, đầu gập sát vào gối thở ra.

 Thế cây lau: hít vào hay tay theo đầu đi lên
song song rồi chầm chậm ngả người ra sau thả
lỏng cổ.

79
 Trở về đứng thẳng, 2 tay chắp lại trên đỉnh
đầu từ từ hạ 2 tay xuống ngực thở ra – hạ tay
kết.

80
2.11. Day ấn các huyệt thông thường
2.11.1 Vùng mặt
● Toán trúc, Tinh minh, Ấn đường: thông tuyến lệ, sáng mắt, êm thần kinh.

● Cung chân mày, Ngư yêu, Ngư Vĩ, Thừa khấp: khai thông khí, êm thần
kinh, ngừa giảm thị lực, mắt đỏ, chảy nước mắt sống.

● Làm ấm mũi: ngừa sổ mũi, viêm mũi.

● Thượng nghinh hương, Hạ nghinh hương: thông mũi, ngừa sổ mũi, điều
trị tắc mũi.

81
2.11.2 Vùng đầu và cổ gáy:
● Bách hội, Thái dương, Phong trì: trị đau đầu, chóng mặt, cứng cổ gáy,
sảng khoái tinh thần.

● Phong phủ, Thiên trụ, vùng phản chiếu điểm vàng: trị đau đầu, chóng mặt,
thiểu năng tuần hoàn não, chậm thoái hoá điểm vàng
● Xoa vuốt gáy: giúp tuần hoàn máu lên não tốt hơn, giúp dễ chịu.
● Xoa vuốt cổ: Tác động vào tuyến giáp và tuyến cận giáp.

2.11.3 Vùng lưng mông


● Thận du: tráng hỏa, ích thủy, minh nhục, kiện gân cốt, thông nhĩ,
điều thận khí.
● Hoàn khiêu: Thông kinh lạc, tiêu khí trệ.

82
2.11.4 Vùng tay
● Nội quan: chữa đau cẳng tay, viêm khớp cổ tay, viêm cơ tim..

● Ngoại quan: : điều trị chứng đau tay, bàn tay, run bàn tay…
● Khúc trì: chữ trị cao huyết áp, liệt chi trên, đau khớp khuỷu tay, cánh tay.

● Hợp cốc: giảm đau, chữa các bệnh phát sinh vùng đầu, điều hòa dạ dày,
đường ruột, hạ huyết áp, chống say xe…

83
2.11.5 Vùng chân
● Huyết hải: kích thích máu nuôi dưỡng 2 chân
● Túc tam lý (Trường thọ): bồi dưỡng thể lực

● Tam âm giao: điều trị bệnh lý cơ quan vùng hạ vị

84
2.12. Tự xoa bóp
Xoa ấn day các huyệt vùng mặt

Xoa nóng hai bàn tay rồi áp lên hai mắt.

Day huyệt Toán Trúc, Tinh minh, Ấn đường

Day ấn cung chân mày, huyệt Ngư yêu, Ngư vĩ, Thừa khấp

Làm ấm mũi

Day huyệt Thượng Nghinh hương, Hạ Nghinh hương

Day huyệt Quyền liêu, Địa thương, Nhân trung, Thừa tương

Xoa bóp vành tai

Day huyệt Nhĩ môn, Thính cung

Day huyệt Hạ quan, Thính hội, Giáp xa

Day huyệt Liêm tuyền

Xoa vuốt trán và môi

Xoa ấn day các huyệt vùng cổ gáy

Day huyệt Bách Hội, Thái dương, Phong trì

Day huyệt Phong phủ, Thiên trụ, day vùng phản chiếu điểm vàng của mắt

Chải đầu

Day huyệt Ế phong, Ngọc chẩm

Xoa vuốt gáy

Xoa vuốt cổ

Gõ vùng cơ hàm

Xoa bóp – bấm huyệt chân

Xoa bóp chân

85
Bấm huyệt: Huyết hải; Túc tam lý; Tâm âm giao; vùng phản xạ tuyến yên và tuyến
tùng, 2 mắt cái và 2 tai.

Xoa bóp – bấm huyệt tay

• Vỗ và xoa bóp vùng cánh tay


− Ngồi xếp chân thoải mái (xếp bằng)
− Vỗ cánh tay trái trước, vỗ liên tiếp 5 lần thì đổi sang vỗ tay phải
• Bấm huyệt vùng tay (cổ tay, khuỷu tay, bàn tay)
Phòng ngừa và điều trị rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, hạ huyết áp, chóng
mặt, nhhức đầu, liệt mặt, sốt cảm, đau mỏi cánh tay, cổ tay, ăn không tiêu, rối
loạn kinh nguyệt

86
C. Nhật ký thực tập tại bệnh viện
Y học Cổ Truyền

87
Đây là lần thực tập ở bệnh viện lần “đầu tiên” của chúng em, đây có lẽ là lần thực
tập nhiều cảm xúc nhất từ trước tới nay. Ở ngày đầu mọi thứ đều rất mới mẻ, xa
lạ và có phần sợ hãi. Nhưng mọi thứ đều tan biến, khi gặp các Thầy, Cô, Bác sĩ,
và các anh chị sinh viên khác. Sau khi sắp xếp đồ dùng, chúng em được các chị
điều dưỡng hướng dẫn đi đo sinh hiệu cho bệnh nhân và đây cũng là lần đầu tiên
được tiếp xúc với bệnh nhân “thật” của chúng em. Không thể tránh khỏi những
sai xót của lần đầu tiên, nhưng chúng em vẫn cố gắng hết sức để hoàn thành thật
tốt kì thực tập tại bệnh viện lần này

1. Nội dung thực tập


• Quan sát Bác sĩ châm cứu, điện châm, nhĩ châm, đầu châm.
• Châm một số huyệt cơ bản
• Rút kim châm cứu
• Cắm và rút điện cực, bật và xem thông số máy điện chậm
• Tham khảo một số case lâm sàng và hướng điều trị cơ bản
• Giao tiếp với bệnh nhân
• Kĩ thuật khám cơ bản

2. Một số kỹ thuật được thực tập


2.1. Châm cứu
• Sau khi xác định các huyệt vị, sử dụng kim châm để châm vào các huyệt vị,
đem lại tác dụng đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, tăng cường trao đổi
chất,

2.2. Rút kim


Trên thực tế lâm sàng khi rút kim cần phải rút kim
nhanh và sát trùng ngay tại vết kim nhằm đảm bảo yếu
tố vô trùng cũng như tránh nhiễm khuẩn bệnh viện cho
bệnh nhân. Tay phải cầm chắc vành kim và rút kim ra.

Hình 40: Sinh viên đang


rút kim cho bệnh nhân

88
2.3. Điện châm
Điện châm là phương pháp dùng một dòng điện nhất định tác động lên các
huyệt châm cứu để phòng và chữa bệnh. Dòng điện được tác động lên huyệt
qua kim châm, hoặc qua các điện cực nhỏ đặt lên da vùng huyệt. Đây là
phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu
(của y học cổ truyền) với phương pháp chữa bệnh bằng dòng điện (của y học
hiện đại).

Hình 41: Máy điện châm SENSEPLUS

Trong điều trị bằng phương pháp điện châm, chỉ mới dùng phổ cập dòng điện
một chiều và dòng xung điện:

- Tác dụng của dòng điện 1 chiều (tác dụng toàn thân): tác dụng an thần, tạo
cảm giác khoan khoái dễ chịu (khi người bệnh đang có tình trạng hưng phấn)
và ngược lại, nó sẽ tạo một tác dụng tăng trương lực thần kinh cơ (khi người
bệnh đang suy nhược).

- Tác dụng của dòng điện xung:

+ Tác dụng kích thích: nhờ vào sự lên xuống của cường độ xung (độ dốc
lên xuống càng dựng đứng bao nhiêu thì kích thích càng mạnh).

+ Tác dụng ức chế cảm giác và giảm trương lực cơ: tác dụng này đến nhanh
khi tần số xung lớn hơn 60Hz. Tần số gây ức chế tốt nhất là 100 - 150Hz.

89
- Khi điện châm thường kết hợp với chiếu đèn hồng ngoại nhằm giúp giảm
đau và dãn cơ để tăng hiệu hiệu quả trong điện châm

2.4. Cứu bằng ngải cứu


Cứu là dùng sức nóng tác động lên huyệt để kích thích tạo nên phản ứng
của cơ thể để phòng và điều trị bệnh. Cứu thường dùng lá ngải cứu khô chế
thành ngải nhung rồi làm mồi ngải hay điếu ngải để cứu. Cứu bao gồm cứu trực
tiếp, cứu gián tiếp. Cứu gián tiếp bao gồm cứu cách gừng có tác dụng ôn trung
tán hàn, cứu cách tỏi có tác dụng tiêu viêm trừ độc, cứu cách muối có tác dụng
hồi dương cố thoát...

Hình 42: Bệnh nhân đang được cứu

3. Một số case lâm sàng đặt biệt


3.1. Điều trị Parkinson
- Bênh nhân nam, 45 tuổi, nhập viên trong tình trạng tay và chân phải run
rất mạnh, tăng dần khi nghỉ ngơi.
- Nhập viện: Tháng 10/2020, bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện Y học Cổ
truyền, trong tình trạng tay phải run rất mạnh, mất thăng bằng khi di chuyển.
Bệnh nhân được chẩn đoán Parkinson.

90
- Bệnh sử: Tình trạng run của bệnh nhân đã diễn tiến trong khoảng 2 năm.
Trước đó chân phải run trước sau đó nặng lên và run đến tay. Bệnh nhân có
đi điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy và được chẩn đoán Parkinson, trong quá
trình điều trị bênh nhân có sử dụng thuốc và kèm một số tác dụng phụ trong
quá trình sử dụng thuốc: Đầu choáng, Buồn nôn và xuất hiện thêm tình
trạng trào ngược dạ dày. Tình trạng bệnh có dấu hiệu nhẹ hơn, nhưng tác
dụng phụ của thuốc vẫn còn bệnh nhân đã chuyển viện sang bệnh viện Đại
học Y dược, tại đây bệnh nhân được điều trị nhưng tình trạng đầu choáng,
buồn nôn vẫn tiếp diễn
- Điều trị: Bệnh nhân được châm cứu kết hợp vật lý trị liệu.
- Hồi phục: Trong vòng 2 tháng tình trạng run của bệnh nhân thuyên giảm
đáng kể: đã đi lại được, tay phải run ít hơn, tự cầm muỗng ăn được. Bệnh
nhân không có các tác dụng phụ trong quá trình điều trị.

Hình 43: Bệnh nhân Parkinson đã có thể đứng vững

91
3.2. Điều trị viêm vùng chậu khớp háng.
- Bệnh nhân nữ, 38 tuổi, nhập viện trong tình trạng chân trái không duỗi ra
được.
- Nhập viện: Tháng 11/2020, bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện Y học Cổ
truyền, trong tình trạng chân trái không duỗi ra được và phải dùng xe lăn
để di chuyển. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm vùng chậu khớp háng.
- Bệnh sử: Bệnh nhân gặp phải tình trạng không thể co duỗi các ngón chân
cách đây 5 năm, sau đó dẫn đến không thể duỗi được cẳng chân kèm theo
đau thắt lưng, khi cố gắng duỗi thì rất đau ở vùng khoeo và xương cùng.
Sau đó bệnh nhân đi khám ở bệnh viện chấn thương chỉnh hình và được
chẩn đoán là viêm dây thần kinh tọa. Bệnh nhân được điều trị và chuyển
viện sang bệnh viện Quốc tế và được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm đốt sống
L3, L4, L5 kèm theo gai sống., tuy nhiên chân bệnh nhân vẫn không duỗi
ra được.
- Điều trị: Bệnh nhân được châm cứu kết hợp vật lý trị liệu.
- Hồi phục: Sau 3 ngày các ngón của bàn chân đã có thể co duỗi bình
thường, sau hơn 1 tháng điều trị bệnh nhân đã có thể tự di chuyển được.

Hình 44: Bệnh nhân có thể duỗi chân bình thường

92
D. Vấn đề tâm đắc

93
1. Cái Tâm trong công việc, trong ngành y và trong sức khỏe từng cá nhân

Giống như câu mà thầy Nguyễn


Mạnh Trí thường nói: “Mọi cuộc gặp
gỡ trên đời này đều do một chữ
“duyên””. Và cũng như câu chuyện
mà thầy tâm sự trong những giờ lên
lớp, về chuyến công tác ở miền Trung
của thầy. Một chuyến đi viếng chùa
đơn thuần nhưng vô tình mang những
Hình 45: Y học cổ truyền đã tạo cái ‘duyên’ gặp
con người từ những miền đất xa xôi gỡ cho những con người xa lạ
lại gần với nhau. Một người từ miền trời Bắc, một người tít tận phương Tây, và
một người ở khoảng trời Nam, cùng hội ngộ ở giữa đất nước Việt Nam. Chúng
em bây giờ cũng như vậy, mỗi người từ mỗi miền khác nhau, may mắn được cái
“duyên” về đây, gặp gỡ, tiếp xúc thầy cô bộ môn, các anh chị thực tập sinh, cùng
nhiều cô chú bệnh nhân. Qua đó chúng em học hỏi được rất nhiều điều, từ những
kiến thức sách vở, những kỹ năng lâm sàng thiết yếu, đến những kinh nghiệm
sống quý báu. Dù thời gian gặp gỡ không lâu, chỉ trong 3 tuần ngắn ngủi với số
lần gặp mặt chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng không quan trọng “duyên” chúng
ta gặp gỡ được bao lâu, quan trọng là sau khi gặp gỡ chúng ta để lại cho nhau
những gì.

Đối với chúng em, 3 tuần qua đi dù không quá dài nhưng đủ để lại nhiều kỉ
niệm lẫn nhiều bài học. Nếu không có 3 tuần học tập môn YHCT này, nếu không
được thầy cô cùng mọi người nhiệt tình chỉ bảo, có lẽ sẽ như câu nói thầy Trí hay
trích dẫn: “Thói đời lập lờ đánh lận con đen”, đến giờ phần nhiều sinh viên chúng
em vẫn còn nhìn nhận sai lệch về nền y học dân tộc.

Đặc biệt hơn, điều mà chúng em trân quý nhất là tình cảm mà thầy cô và mọi
người dành cho chúng em.

94
Chẳng mấy ai như thầy cô, đánh đổi cả một buổi sáng giảng dạy hăng say chỉ
để nhận lấy khoảng tiền công ít ỏi. Chúng em hiểu được rằng, phía sau đó là cả
một tấm lòng, phải thương yêu sinh viên biết bao mới có thể làm được điều đó.
Và nhờ đó chúng em cũng học được một bài học, rằng trong công việc, quan trọng
nhất vẫn là thái độ, là cái tâm, cái tình của mình trong đó, chứ không phải chỉ
cần kiến thức chuyên môn là đủ.

Không chỉ riêng thầy cô, mà còn có các anh chị


thực tập sinh, và cả các cô chú bệnh nhân nữa. Thời
gian kiến tập ở bệnh viện YHCT, chúng em đã làm
phiền mọi người nhiều. Nhưng rất cảm ơn mọi
người vì đã luôn tin tưởng, hỗ trợ chúng em tận tình
trong quá trình học tập. Sau này chúng em sẽ không
thể trở thành những bác sĩ giỏi nếu như không có
những người tin tưởng và giúp đỡ bọn em như thế.
Chứng kiến cách chăm sóc của các cán bộ y tế ở

Hình 46: Thầy/Cô đang hỗ trợ đây, từ những cô y công, đến những anh chị thực
chúng em trong quá trình học
tập sinh, điều dưỡng, và cả những bác sĩ lành nghề,
tập
ai ai cũng đều ân cần và yêu thương bệnh nhân hết
mình. Ngược lại, các cô chú bệnh nhân cũng rất tin tưởng và quý mến mọi người.
Cách giao tiếp, trò chuyện giữa mọi người với nhau không còn là khoảng cách
giữa bác sĩ - bệnh nhân nữa. Mà đó là cách mà người thân trong một gia đình đối
đãi, quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Chính nhờ sự tâm huyết, tận tụy khi chăm sóc
mới có thể tạo nên sự tin tưởng, an tâm của những bệnh nhân. Và chính nhờ luôn
biết giữ cho tâm trạng bình an, ít lo lắng, suy tư nên mỗi bệnh nhân luôn đạt được
hiệu quả cao trong điều trị. Thế mới thấy rằng chữ tâm trong công việc nói chung
và ngành y nói riêng thực sự rất cần thiết, rất quan trọng.

95
Sức khỏe không phải chỉ được quan tâm
khi ốm đau bệnh tật, không phải khi đến bệnh
viện để thăm khám. Mà sức khỏe là vấn đề cần
được chăm lo bồi dưỡng hằng ngày. Như câu
thầy từng dạy: “Nội lực là nguyên khí, là nền
tảng của sự phát triển bền vững”. Một con sâu
phải tự mình phá kén thì mới có thể hóa kiếp Hình 47: Gà con tự phá vỏ để
trưởng thành
bướm đẹp đẽ. Một con gà phải tự mình phá vỏ
thì mới có thể là một con gà khỏe mạnh. Một quốc gia phải biết tự dùng nguồn
lực của nước nhà thật tốt thì mới có thể phát triển bền vững, không nên quá phụ
thuộc vào nguồn lực bên ngoài. Cũng như sức khỏe của mỗi cá nhân, bản thân
mỗi người phải tự biết chăm lo, bồi dưỡng thì mới có thể sống lâu, sống khỏe, ít
bệnh tật, chứ không thể trông chờ một ai đó ban phát sức khỏe cho mình được.
Đây cũng là một chữ Tâm, chữ Tâm theo nghĩa của Đông Y, đó là biết suy nghĩ,
biết ý thức về sức khỏe bản thân, tự giác chăm lo sức khỏe hằng ngày.

Một phương pháp nâng cao sức khỏe vô cùng đơn giản nhưng hữu hiệu mà
bọn em được giảng dạy trong chương trình lần này đó chính là “Dưỡng sinh”.
Dưỡng sinh với 10 bông hoa tượng trưng cho 10 việc làm đơn giản quen thuộc
hằng ngày mà ít người quan tâm đến. Nếu chăm lo tốt cho 10 bông hoa này, tức
là quan tâm, cân bằng được 10 việc làm này trong cuộc sống, ta sẽ có được 1 lọ
hoa tươi tắn, 1 sức khỏe dồi dào.

96
Vệ
sinh Luyện
Giải trí
thở

Luyện Dinh
tâm dưỡng
Dưỡng
sinh
Luyện Vận
thần động

Thuốc Nghỉ
bổ Xoa ngơi
bóp

Hình 48: Mười bông hoa Dưỡng sinh

Trong trong âm dương lại có âm dương, trong chữ tâm lại còn một chữ tâm
khác, nghĩa là khi quan tâm đến sức khỏe của mình, chúng ta cần phải quan tâm
đến cả việc cân bằng, điều tiết tâm trạng. Cân bằng tâm trạng (Phương pháp luyện
Tâm) là sự điều chỉnh được hai mặt âm dương của cảm xúc. Đó là biết để tâm đến
thế giới xung quanh, biết nhìn vào những mặt tích cực của cuộc sống, giữ cho cảm
xúc luôn trung hòa: vui vui, buồn buồn… chứ không thái quá. Nhưng cũng phải
bớt để tâm đến những thị phi, tiêu cực của thế giới xung quanh. Trong 6 hệ thống
tạng phủ, Tâm là tạng chủ trì, điều phối hoạt động của mọi tạng khác. Tâm suy
yếu cũng là nguồn cơn của nhiều bệnh tật. Giữ cho tâm an yên, thần sáng suốt là
phương pháp hữu hiệu để tránh mọi bệnh tật. Dù khi có bệnh nhưng tâm luôn lạc
quan, tích cực thì bệnh cũng sẽ chóng qua, chóng khỏi.

97
Hình 49: Thiền định - Phương pháp tịnh tâm phổ biến

2. Đông Y - Khoa học hay Phép màu?


Được thực tập ở bệnh viện, chúng em không chỉ được tiếp xúc với bệnh nhân,
được làm quen với môi trường y tế một cách chân thực nhất, mà còn được lắng
nghe những lời tâm sự, những câu chuyện đời, vừa vui, vừa thương. Và cũng nhờ
những lời tâm sự đó, chúng em được mở mang thêm về những giá trị thần kì mà
Đông Y, hay cụ thể là châm cứu mang lại. Không phải vì cảm xúc Yêu - Ghét
nhất thời mà thiên vị, nói tốt cho Đông Y, mà là vì dựa trên phân định Đúng - Sai
để cảm nhận. Không thể khẳng định Đông Y hay Tây Y là tốt hơn, nhưng theo
những lời kể của cô chú, từ những trải nghiệm thực tế, khách quan nhất, có thể
thấy rằng có những khía cạnh mà Đông Y vượt trội hơn so với Tây Y rất nhiều.

Chứng kiến những câu chuyện qua những lời tâm sự mộc mạc của các cô chú
bệnh nhân ở bệnh viện Y học cổ truyền: “Chú là giáo viên, nhưng tự nhiên lại bị
run tay, mỗi ngày một tăng, coi trên mạng thấy nói bị Parkinson, chạy chữa hơn
5, 7 cái bệnh viện lớn rồi, toàn cho thuốc về uống nhưng cứ uống là đau đầu, cuối
cùng phải vào đây châm cứu, vậy mà đỡ hẳn” và rồi “Cô cũng bị đau chân suốt 4,
5 năm nay, đau tới mức không duỗi nổi chân ra, toàn phải lếch đi, chạy chữa thuốc
men đủ thứ mà vẫn vậy, vậy mà vào đây châm cứu hơn 1 tuần đã đi lại được rồi”.
Những câu chuyện về một “phép màu” mang tên châm cứu ấy, nếu như không
được tận mắt chứng kiến, không được trải nghiệm thực tế như thế này, có lẽ chúng
em khó lòng mà tin được.

98
Những câu chuyện đó lại làm chúng em nhớ
đến câu chuyện về việc châm cứu an thần cho
những nạn nhân trong vụ khủng bố thảm khốc
New York ngày 11 tháng 9 năm 2001. Cuộc tấn
công đã khiến hàng ngàn người chết và bị
thương. Dư chấn sau đó không chỉ là thiệt hại về
vật chất. Nó để lại một cú sang chấn về tâm lý
với những người sống sót. Họ bị mất ngủ vì lo
lắng, buồn khổ, tuyệt vọng. Các phương pháp Hình 50: Sự kiện khủng bố tại New York
tâm lý trị liệu thông thường của Tây y hầu như
không phát huy đủ tác dụng để phục hồi lại tinh thần cho họ. Nhưng một điều kỳ
diệu đã xảy ra, khi một chiến dịch nhỏ về phương pháp châm cứu trị liệu được
triển khai, nó đã mang lại hiệu quả, một chuyển biến tích cực. Một vị đội trưởng
lính cứu hỏa trong sự kiện này đã tham gia và bài tỏ cảm nhận: “Lúc đầu được
châm tôi không thấy gì thay đổi, vài lần châm sau cũng không thấy gì thay đổi,
nhưng sau đó tôi đã ngủ được 5 ngày, đấy là 5 ngày liên tiếp đầu tiên tôi ngủ được
từ sau cuộc khủng bố”. Chỉ là những mũi kim với những điểm gọi là “huyệt”, dù
lúc bấy giờ chẳng mấy ai hiểu rõ nguyên lý của nó thế nào, nhưng vẫn phải công
nhận rằng nó thực sự có tác dụng trị liệu, giúp an thần, giảm stress rất tốt. Và
giống như câu thầy Trí từng nói: “Thật vui và tự hào khi châm cứu, hay Đông Y
nói chung, đã góp được một phần nhỏ trong việc hàn gắn vết thương lớn của nhân
loại!”

99
Hình 51: Phương pháp thính châm được dùng điều trị tâm lý sau sự kiện New York 9-11-
2001

3. Chữ Tâm và phép màu: Đông Y trong điều trị bệnh trầm cảm

“Bệnh trầm cảm không có trong từ điển của Đông Y, chứng trầm cảm của Tây
Y nằm trong phạm trù chứng uất của Đông Y. Chữ uất trong Đông Y là một khái
niệm vĩ mô và rất hay, nó lột tả được toàn bộ được tính chất của trầm cảm. Bởi,
chỉ cần nói đến một chữ “uất” thôi là chúng ta đều liên tưởng đến nỗi buồn, sự u
uất, hờn ghen, đố kị, ghê tởm,… – nhìn chung là những thứ không thể giải quyết
được, tích tụ ngày này qua tháng khác trong cơ thể chúng ta, dần dần trở thành
một khối tắc nghẹn không thể nào thoát ra được” - trích tài liệu.

Suy cho cùng trầm cảm là bệnh từ Tâm mà ra. Đây là căn bệnh mang tính
“thời đại”. Khi mà cuộc sống xã hội ngày càng nhiều áp lực từ công việc, con
người ngày càng rối ren với những âu lo, buồn bã tích tụ lâu ngày.

Trầm cảm có thể điều trị bằng Tây Y, và cũng có thể điều trị bằng Đông Y,
nhưng cách hiệu quả nhất vẫn là phối hợp điều trị cả Đông và Tây Y, vì:

(1) Tây y giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh, Đông y thì tác động dần
dần vào gốc rễ nguyên nhân, từ đó cải thiện tình trạng bệnh toàn diện, hiệu
quả lâu dài.

100
(2) Bệnh trầm cảm phải điều trị lâu dài, nên việc dùng thuốc Tây y điều
trị kéo dài sẽ có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn, gây kháng thuốc
hoặc lệ thuộc thuốc. Nếu phối hợp với Đông y (dùng thảo dược, châm cứu,
dưỡng sinh, rèn luyện thể chất…) sẽ giảm các tác dụng phụ, giảm liều thuốc
Tây y, ngăn nguy cơ kháng thuốc, lệ thuộc thuốc.
(3) Hơn nữa, thảo dược Đông y có thể dùng lâu dài để bồi bổ, ngăn chặn
trầm cảm tái phát
Điều trị bệnh trầm cảm có những cách sau:

Dưỡng sinh: chăm sóc tốt 10 bông hoa dưỡng sinh (Vệ sinh, Luyện thở,
Dinh dưỡng, Vận động, Nghỉ ngơi, Xoa bóp, Thuốc bổ, Luyện thần, Luyện
tâm, Giải trí). Cân bằng hoạt động sống, cân bằng cảm xúc cá nhân không chỉ
là cách điều trị trầm cảm hiệu quả, mà còn là cách có được sức khỏe dồi dào,
sống lâu, sống khỏe, sống tích cực, có ích.

Châm cứu: Với trầm cảm giai đoạn vừa và nhẹ, châm cứu là một phương
pháp điều trị rất hiệu quả. Việc châm cứu giúp não bộ tiết ra những chất dẫn
truyền thần kinh, những nội tiết tố (là nguyên nhân gây trầm cảm trong Tây
Y). Ngoài ra, châm cứu còn giúp bổ thận (tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức
khỏe toàn thân), kiện tỳ (tăng cường hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng), an thần
định chí (làm hệ thần kinh an ổn, ngủ ngon). Châm cứu cũng có thể giải tỏa
stress, làm thay đổi “tình chí” (trạng thái tinh thần của người bệnh), giúp cho
bệnh nhân vui tươi, lạc quan hơn.

Thảo dược: (Thuốc bổ - 1 trong 10 bông hoa Dưỡng sinh)

101
Wort St. John (cỏ Ban Âu hay cỏ
Thánh John) - một loại thảo dược đã
được người dân châu Âu sử dụng từ hàng
trăm năm trước để điều trị các bệnh liên
quan tới trầm cảm, lo âu. Tại Hy Lạp cổ
đại, loại thảo dược này cũng đã được sử
dụng để điều trị các bệnh liên quan tới Hình 52: Wort St. John
(cỏ Ban Âu hay cỏ Thánh John)
thần kinh (như các triệu chứng tiền kinh
nguyệt, rối loạn trầm cảm theo mùa, lo âu và thậm chí là rối loạn ám ảnh cưỡng
chế).

Với thành phần gồm hypericin, pseudohypericin và các xanthones khác


nhau. Người ta tin rằng những hóa chất này làm tăng nồng độ dopamine và
serotonin trong não – giống như các loại thuốc chống trầm cảm truyền thống.

Hầu hết những người dùng wort St. John không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
Một số ít báo cáo tác dụng phụ, bao gồm khó ngủ, khó chịu dạ dày, mệt mỏi và
phát ban da. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng nó có tác dụng phụ ít hơn đáng
kể so với thuốc chống trầm cảm.

102
“Chúng em chân thành cảm ơn thời gian qua các thầy cô đã ân cần chỉ dạy.
Đây chắc chắn là kỷ niệm đáng nhớ trong đời sinh viên chúng em. Bài thu hoạch
còn nhiều thiếu sót mong nhận được sự góp ý của thầy cô. Trân trọng!”

103

You might also like