Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 46

MỤC TIÊU

+ Trong chương này trình bày các phương pháp


xác định trị giá hải quan theo quy định của
GATT/WTO;
+ Giới thiệu về tờ khai trị giá tính thuế đang sử
dụng tại Việt Nam
NỘI DUNG
1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế
2/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch của hàng
giống hệt
3 /Phương pháp xác định trị giá giao dịch của hàng
tương tự
4/ Phương pháp trị giá khấu trừ
5/ Phương pháp trị giá tính toán
6/ Phương pháp suy luận
VĂN BẢN PHÁP LÝ

 Điều 7 và 8 của Hiệp định gia trị GATT


 Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007
 Bộ Tài chính, Thông tư 39/2015/TT-BTC ban hành ngày
25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế

1.1. Khái niệm trị giá giao dịch/ Trị giá tính thuế/Trị giá
hải quan:
Là giá cả thực tế đã hoặc sẽ phải trả cho hàng hoá khi hàng
hóa đó được bán theo nghiệp vụ xuất khẩu đến nước của
người nhập nhập và được điều chỉnh phù hợp với các quy
định của điều 8 Hiệp định giá trị GATT.
Giá thực tế đã thanh toán là tổng số tiền người mua (người
nhập khẩu) đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán cho người
bán (người xuất khẩu) về số lượng hàng hoá đã nhập khẩu.
Việc thanh toán này có thể do người nhập khẩu chuyển trả
trực tiếp cho người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu chuyển
trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người xuất khẩu.
1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế
1.2 Công thức xác định trị giá tính thuế:
Trị giá tính thuế = Trị giá giao dịch = Giá thực tế đã thanh
toán hay sẽ phải thanh toán +_ Các khoản phải điều chỉnh.
1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế

a/ Giá thức tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán:


+ Giá thực tế đã thanh toán bao gồm:
- Tiền đặt cọc
- Tiền trả trước cho lô hàng
- Tiền ứng trước cho lô hàng
+ Giá thực tế sẽ phải thanh toán: bao gồm khoản thanh toán
ghi trên hóa đơn thương mại hay không ghi cụ thể trên hóa
đơn thương mại nhưng người mua phải trả cho người bán
theo thỏa thuận mua bán giữa hai bên.
Các khoản thanh toán gián tiếp: khoản tiền người mua trả
cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền
được thanh toán bằng cách bù trừ nợ.
Các khoản chiết khấu: Theo cấp độ thương mại, chiết khấu
theo số lượng , và chiết khấu thanh toán
1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế
b/ Các khoản điều chỉnh cộng ( + ) :
+ Nguyên tắc điều chỉnh cộng
 Các khoản này do người mua gánh chịu và chưa nằm
trong giá ghi trên hoá đơn thương mại. Trường hợp lô
hàng nhập khẩu có khoản phải cộng nhưng không có số
liệu khách quan để xác định được giá trị tính thuế thì
không được chấp nhận và phải chuyển sang phương pháp
xác định trị giá tính thuế tiếp theo.
 Khoản phải cộng phải liên quan trực tiếp đến hàng hoá
nhập khẩu.
Các khoản phải cộng vào trị giá giao dịch để xác định trị giá tính thuế:
a) Các chi phí dưới đây do người mua hàng hoá phải chịu nhưng chưa được
tính vào trị giá giao dịch:
- Chi phí hoa hồng bán hàng và phí môi giới;
- Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hoá nhập khẩu;
- Chi phí đóng gói, bao gồm cả chi phí vật liệu và chi phí nhân công.
b) Trị giá của hàng hoá, dịch vụ do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm
giá cho người bán để sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.
- Nguyên vật liệu, bộ phận cấu thành hàng hoá, các phụ tùng và các chi tiết
tương tự được đưa vào hàng hoá nhập khẩu.
- Các công cụ, khuôn mẫu, khuôn rập và các chi tiết tương tự được sử dụng để
sản xuất hàng hoá nhập khẩu.
- Nguyên liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu;
- Thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ thuật,
thiết kế mẫu, sơ đồ phác hoạ được thực hiện ở nước ngoài và cần thiết trong
quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu.
1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế

c) Tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở hữu
trí tuệ liên quan đến hàng hoá nhập khẩu mà người mua phải
trả như điều kiện của việc mua bán hàng hoá nhập khẩu;
d) Các khoản tiền mà người mua thu được sau khi định đoạt,
sử dụng hàng hoá nhập khẩu được chuyển dưới mọi hình
thức cho người bán hàng nhập khẩu;
đ) Chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, chuyển hàng có liên
quan đến việc vận chuyển hàng nhập khẩu đến cửa khẩu
nhập;
e) Chi phí bảo hiểm để vận chuyển hàng hoá nhập khẩu đến
cửa khẩu nhập.
1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế

c/ Khoản điều chỉnh trừ ( - ):


+ Nguyên tắc:
Có chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
Lưu ý: Trị giá giao dịch vẫn được chấp nhận nếu như
người khai hải quan không có số liệu khách quan để xác
định và không trừ ra khỏi trị giá giao dịch các khoản này.
1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế

Các khoản dưới đây được trừ ra khỏi trị giá giao dịch nếu đã được tính trong giá
mua hàng nhập khẩu:
a) Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hoá, bao gồm: chi
phí để xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật;
b) Chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong nội địa phát sinh sau khi nhập khẩu;
c) Các khoản thuế, phí, lê phí phải nộp ngân sách nhà nước tính trong giá mua hàng
nhập khẩu;
d) Các khoản giảm giá thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển ở
nước xuất khẩu hàng hoá, được lập thành văn bản và nộp cùng với tờ khai hải quan
hàng hoá nhập khẩu;
e) Các chi phí do người mua chịu, liên quan đến tiếp thị hàng hoá nhập khẩu, bao gồm:
- Chi phí nghiên cứu, điều tra thị trường về sản phẩm sắp nhập khẩu;
- Chi phí quảng cáo nhãn hiệu, thương hiệu nhập khẩu;
- Chi phí liên quan đến việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm mới
- Chi phí tham gia hội chợ, triển lãm thương mại về sản phẩm mới
- Chi phí kiểm tra số lượng, chất lượng hàng trước khi nhập khẩu. Trường hợp các chi
phí này được thoả thuận giữa người mua, người bán và là một phần của giá thực tế đã
thanh toán hay sẽ phải thanh toán, do người mua trả cho người bán thì sẽ không được
trừ ra khỏi trị giá giao dịch;
- Chi phí mở L/C để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu nếu chi phí này do người mua
trả cho ngân hàng đại diện cho người mua thực hiện việc thanh toán tiền hàng.
1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế

f) Khoản lãi suất theo thoả thuận tài chính của người
mua và có liên quan đến việc mua hàng hoá nhập khẩu
sẽ được trừ ra khỏi trị giá giao dịch nếu đáp ứng đủ các
điều kiện sau:
- Thoả thuận tài chính được lập thành văn bản;
- Trong trường hợp được yêu cầu, người khai hải quan
chứng minh được là trị giá khai báo chính là giá đã
thanh toán hay sẽ phải thanh toán và;
- Lãi suất khai báo không vượt quá mức lãi suất phổ
biến tại Việt Nam ở thời điểm thoả thuận tài chính
được thực hiện;
- Có số liệu khách quan và định lượng được để khấu
trừ khoản lãi này ra khỏi giá đã thanh toán hoặc phải
thanh toán.
1/ Phương pháp xác định trị giá giao dịch thực tế

1.3 Điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá giao dịch
thực tế
1. Phải có bằng chứng đó là nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu cho một nước nhập
khẩu
2. Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi
nhập khẩu, ngoại trừ các hạn chế sau:
- Hạn chế về việc mua bán, sử dụng hàng hoá theo quy định của pháp luật Việt
Nam;
- Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hoá sau khi nhập khẩu;
- Những hạn chế khác nhưng không làm ảnh hưởng đến trị giá của hàng hoá.
3. Việc bán hàng hoặc giá cả không bị phụ thuộc vào các điều kiện hoặc các xét
đoán mà giá trị của hàng hoá đang được định giá không thể xác định được.
4. Sau khi bán lại, chuyển nhượng, hoặc sử dụng hàng hoá nhập khẩu người mua
không phải chuyển trả thêm bất cứ một khoản tiền nào dù là trực tiếp hay gián tiếp
cho người bán. Trừ các điều chỉnh hợp lý được thực hiện phù hợp với quy định của
điều 8 GATT 1994 (Điều 13 Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007)
5. Người mua và người bán không có quan hệ đặc biệt
MỘT SỐ LƯU Ý KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG
PHÁP 1
Những trường hợp không được coi là giao dịch bán hàng
để xuất khẩu đến nước nhập khẩu, bao gồm:
● Giao dịch gửi bán.
● Giao dịch gửi miễn phí hàng quà biếu, quà tặng, cho hàng
mẫu, hàng quảng cáo...
● Giao dịch gửi hàng cho các văn phòng, chi nhánh không
có pháp nhân độc lập
● Giao dịch thuê mượn hàng hoá.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI ÁP
DỤNG PHƯƠNG PHÁP 1
Người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt khi:
a, Họ cùng là nhân viên hoặc giám đốc của một doanh nghiệp khác;
b, Họ là những thành viên hợp danh góp vốn trong kinh doanh được
pháp luật công nhận;
c, Họ là chủ và người làm thuê;
d, Người bán có quyền kiểm soát người mua hoặc người mua hoặc
ngược lại
đ, Họ đều bị bên thứ ba giám sát
e, Họ cùng giám sát một bên thứ ba.
Một người có quyền kiểm soát người khác quy định tại điểm d, đ, e là
người có thể hạn chế được hay chỉ đạo được một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp đối với người kia.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG
PHÁP 1
g, Họ có mối quan hệ gia đình như sau:
- Vợ chồng;
- Ông bà và cháu, có quan hệ huyết thống với nhau
- Cô chú bác và cháu, có quan hệ huyết thống với nhau.
- Anh chị em ruột
- Anh chị em dâu, rể
h, Một người thứ ba sở hữu, kiểm soát hoặc nắm giữ từ 5% trở
lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của cả hai bên
i, Các bên liên kết với nhau trong kinh doanh, một bên là đại lý
độc quyền nhà phân phối độc quyền hoặc nhà chuyển nhượng
độc quyền của bên kia được coi là có mối quan hệ đặc biệt nếu
như mối quan hệ đó phù hợp với quy định từ điểm a đến điểm h
trên đây.
VÍ DỤ 1
Một lô hàng nhập khẩu gồm 2000 sản phẩm về Việt Nam từ Ấn Độ trị giá
theo hoá đơn là 50.000 USD, có quá cảnh qua Campuchia. Lô hàng được
vận chuyển theo hình thức vận tải đa phương thức, do người mua tự thu xếp.
Cước phí vận chuyển từng chặng như sau:
Chi phí vận chuyển đường biển từ cảng Calcuta, Ấn Độ đến cảng của
Campuchia: 800 USD
Chi phí dỡ hàng, giao nhận hàng hoá và chứng từ tại cảng Campuchia: 75
USD
Phí vận chuyển đường bộ từ cảng Campuchia đến Chi cục hải quan Mộc
Bài, Tây Ninh: 300 USD
Phí chuyên chở từ Mộc Bài đến nhà máy của người nhập khẩu: 150 USD
Tổng cộng cước phí vận chuyển là 1.325 USD
Phí bảo hiểm trọn gói từ Ấn Độ đến điểm giao hàng tại nhà máy của người
nhập khẩu là 2% trị giá hoá đơn.
Giao dịch thoả mãn điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch
Hãy xác định trị giá tính thuế của lô hàng.
VÍ DỤ 2
 Công ty Hoàn cầu đặt mua theo giá CFR 500 bộ máy điều hoà nhiệt độ loại 2 cục
của Công ty Matsushita Trung Quốc. Điều hoà nhãn hiệu Mitsubishi, công suất
12.000 BTU, mẫu mã thiết kế do Hoàn cầu cung cấp. Giá ghi trên hoá đơn là 290
USD/bộ, số tiền mà Hoàn cầu phải thanh toán bằng L/C at sight.
 Theo hợp đồng, ngoài số tiền ghi trên hoá đơn, công ty Hoàn cầu còn phải trả 5.000
USD cho công ty Moon để thanh toán khoản nợ của Công ty Matsushita, Hoàn cầu
phải tự đàm phán với Matsushita Nhật Bản về tiền bản quyền sử dụng thương hiệu
Matsushita trên máy điều hoà.
 Do đây là lần đầu tiên ký kết hợp đồng giữa hai công ty nên Hoàn cầu phải trả trước
50% giá trị hợp đồng, số tiền là 150.000 USD.
 Công ty Trans là một công ty tư vấn và môi giới thương mại yêu cầu Hoàn cầu phải
trả một khoản phí môi giới bằng 2% giá trị hợp đồng.
 Hoàn cầu muốn mỗi bộ điều hoà được đóng chung vào một thùng carton, trong khi
Matsushita Trung Quốc thì chỉ có bao bì đựng riêng 2 cục nên Hoàn cầu đã gửi cho
Matsushita 500 chiếc hộp carton. Toàn bộ chi phí cho số thùng carton này là 5.000
USD
 Chi phí thiết kế mẫu mã của bộ điều hoà nhiệt độ để phù hợp với điều kiện của VN
là 10.000 USD, được thực hiện ở Singapore
 Tiền bản quyền mà Hoàn cầu trả cho Matsushita Nhật Bản là 150.000 USD.
 Hoàn cầu mua bảo hiểm cho lô hàng với số tiền là 400 USD
 Biết tỷ giá của ngày đăng ký tờ khai là 1USD = 23.000 VND
 Giả sử lô hàng đáp ứng các điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch thực tế.
Hãy xác định trị giá hải quan của lô hàng và khai báo lên tờ khai trị giá hàng hóa
2/ Phương pháp trị giá giao dịch của hàng giống
hệt
2.1 Khái niệm hàng giống hệt:
Hàng giống hệt là hàng giống nhau về mọi phương diện, kể cả
các đặc tính vật lý, chất lương và danh tiếng uy tín.
Hàng hóa được coi là là hàng giống hệt phải thỏa mãn các điều
kiện sau:
- Giống nhau về tính chất vật lý của hàng hóa.
- Giống nhau về chất lượng hàng hoá
- Danh tiếng hàng hoá
- Được sản xuất ở cùng một nước
- Do cùng một hãng sản xuất hoặc nhà sản xuất được ủy quyền
+ Những khác biệt khác nhỏ bé bề ngoài như màu sắc, kích cỡ,
kiểu dáng mà không làm ảnh hưởng đến giá trị của hàng hoá đó
thì cũng được coi là hàng hoá giống hệt
2/ Phương pháp trị giá giao dịch của hàng giống
hệt
2.2. Điều kiện áp dụng phương pháp 2:
Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định
được trị giá tính thuế theo phương pháp một, thì trị giá tính
thuế là giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt đã
được xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 7 Nghị
định số 40/2007-NĐ-CP ngày 16/03/2007.
2/ Phương pháp trị giá giao dịch của hàng giống
hệtthực tế
2.3. Nội dung phương pháp 2:
1. Chọn lô hàng nhập khẩu giống hệt đủ điều kiện
2. Xác định trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu giống
hệt đã tìm được
3. Điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu
giống hệt về cùng cấp độ thương mại, cùng điều kiện
vận chuyển với lô hàng đang phải xác định trị giá giao
dịch
5. Lấy trị giá tính thuế của lô hàng giống hệt sau khi
được điều chỉnh làm trị giá tính thuế cho lô hàng đang
phải xác định.
2/ Phương pháp trị giá giao dịch của hàng giống
hệt
Hàng hoá nhập khẩu giống hệt phải thoả mãn các điều kiện sau:
a, Lô hàng nhập khẩu giống hệt được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày
hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang
được xác định trị giá tính thuế
b, Lô hàng nhập khẩu giống hệt có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã
được điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ; có cùng số lượng hoặc
đã được điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giá
tính thuế
c, Lô hàng nhập khẩu giống hệt có cùng khoảng cách và phương thức vận
chuyển hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách và cùng phương thức
vận chuyển giống như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế
3. Khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế, nếu không có lô hàng
nhập khẩu được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất, thì mới xét đến hàng hóa
được sản xuất bởi các nhà sản xuất khác, nhưng phải đảm bảo các quy định về
hàng hoá nhập khẩu giống hệt
4. Khi xác định trị giá tính thuế mà xác định được từ hai giá trị giao dịch của
hàng hoá nhập khẩu giống hệt trở lên thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch
thấp nhất, sau khi đã điều chỉnh mức giá về cùng các điều kiện quy định.
Câu hỏi thảo luận
1. Có hai lô quần áo trước đây đã cùng nhập khẩu và xác định trị
giá theo qui định của phương pháp 2. Cả 2 lô hàng quần áo này
đều được làm từ lụa 100% với nhiều màu sắc, kích cỡ khác nhau
nhưng toàn bộ quần áo này đều được cắt theo cùng một mẫu mã.
Một lô tên của một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng, còn lô kia
không. Hỏi hai lô hàng trên có được coi là giống hệt nhau không?
2. Bạn có hai lô hàng xe đạp khác nhau, cả hai lô đều có cùng
kích cỡ, màu sắc, kiểu dáng… Một lô đã được lắp ráp, còn lô kia
chưa được lắp ráp.
Hỏi: Những lô hàng trên có được coi là hàng hoá giống hệt nhau
không?
3. Bạn có hai lô hàng giấy dán tường, có cùng màu sắc, mẫu mã
và kích thước dài rộng như nhau. Một lô hàng do một người trang
trí nội thất nhập khẩu, lô hàng kia do một người bán buôn nhập
khẩu, lượng hàng mà người bán buôn nhập khẩu lớn hơn nên giá
hạ hơn.
Hỏi: Các cuộn giấy này có giống hệt nhau không?
3 /Phương pháp xác định trị giá giao dịch của
hàng tương tự
3.1 Khái niệm hàng hóa tương tự:
“ Hàng hoá tương tự là những hàng hoá tuy không giống nhau về
mọi phương diện nhưng có đặc điểm giống nhau, tính chất giống
nhau được làm từ các nguyên liệu, vật liệu giống nhau và điều
đó làm cho mặt hàng thực hiện được các chức năng giống nhau
và có thể chuyển đổi, thay thế lẫn nhau về mặt thương mại”.
Hàng hóa tương tự có các đặc trưng cơ bản giống nhau, bao gồm:
 Được làm từ nguyên liệu, vật liệu giống nhau, có cùng phương
pháp chế tạo
 Có cùng chức năng, mục đích sử dụng
 Chất lượng sản phẩm tương đương nhau
 Có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại
 Được sản xuất ở cùng một nước
 Được sản xuất ở cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác
được ủy quyền.
3 /Phương pháp xác định trị giá giao dịch của
hàng tương tự
3.2. Điều kiện áp dụng phương pháp 3:
Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định
được trị giá tính thuế theo phương pháp 2, thì trị giá tính
thuế là giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự đã
được xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 7 Nghị
định số 40/2007-NĐ-CP ngày 16/03/2007.
3 /Phương pháp xác định trị giá giao dịch của
hàng tương tự
3.3. Nội dung phương pháp 3:
1. Chọn lô hàng nhập khẩu tương tự đủ điều kiện
2. Xác định trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu
tương tự đã tìm được
3. Điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu
tương tự về cùng cấp độ thương mại, cùng điều kiện
vận chuyển với lô hàng đang phải xác định trị giá giao
dịch
5. Lấy trị giá tính thuế của lô hàng tương tự sau khi
được điều chỉnh làm trị giá tính thuế cho lô hàng đang
phải xác định trị giá tính thuế.
Câu hỏi thảo luận
1. Có hai lô hàng ruột xe (săm) cao su cùng cỡ, được nhập khẩu từ hai
nhà sản xuất khác nhau ở cùng một nước. Mỗi nhà sản xuất dùng một
nhãn mãn khác nhau, nhưng ruột xe của họ đạt cùng tiêu chuẩn và có
cùng chất lượng, có cùng uy tín sản phẩm và được nhà chế tạo ô tô
nước nhập khẩu sử dụng.
Hỏi: Có là mặt hàng tương tự không?
2. Có một lô hàng gồm hai kiện Phomai (Rocquefort) hiệu khác nhau,
cả hai đều là phomai xanh, được sản xuất từ sữa cừu. Một loại được sản
xuất bằng phương pháp chà xát nấm mốc trong quá trình ủ. Đó là
nguyên nhân dẫn đến khi cắt miếng phomai, nó bị bở vụn, chỉ dùng nấu
ăn, trộn salát, nước cốt. Loại pho mai kia sản xuất bầng phương pháp
không chà xát trong quá trình ủ, vì vậy, nấm mốc không thấm qua khối
phomai, loại này có thể cắt thành miếng nhỏ mà không bị bở vụn và
dùng dưới dạng lát mỏng.
Hỏi mặt hàng trên có phải là hàng hoá tương tự không?
4/ Phương pháp trị giá khấu trừ

 4.1 Khái niệm phương pháp trị giá khấu trừ


Trị giá hải quan ( trị giá tính thuế) của hàng hóa nhập
khẩu được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ
là trị giá được xác định căn cứ vào giá bán hàng hóa
nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu giống hệt, hàng hóa
nhập khẩu tương tự trên thị trường nội địa Việt Nam
sau khi trừ đi các chi phí hợp lý và lợi nhuận thu được
sau khi bán hàng nhập khẩu.
4 /Phương pháp trị giá giao dịch khấu trừ

 4.2 Nội dung phương pháp trị giá khấu trừ:


Từ giá bán của chính lô hàng nhập khẩu ở thị trường trong
nước hoặc giá bán của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc
giá bán của hàng hóa nhập khẩu tương tự, sử dụng giá bán
đó khấu trừ đi các chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu để tìm
ra trị giá tính thuế của lô hàng nhập khẩu
4 /Phương pháp trị giá khấu trừ

4.3 Điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ


 Phải có hoạt động bán hàng nhập khẩu, hoặc hàng hóa
giống hệt hoặc hàng hóa tương tự tại nước nhập khẩu
 hàng nhập khẩu, hoặc hàng hóa giống hệt hoặc hàng hóa
tương tự phải cùng điều kiện như khi chúng nhập khẩu
 Phải bán lại cho người mua không có quan hệ đặc biệt
 hàng nhập khẩu, hoặc hàng hóa giống hệt, hoặc hàng hóa
tương tự phải được bán lại vào cùng thời điểm hay cùng
kỳ với lô hàng đang được xác định trị giá
4 /Phương pháp trị giá khấu trừ

4.4 Xác định trị giá hải quan theo phương pháp khấu trừ:
Bước 1: Xác định đơn giá bán lại hàng hóa trên thị trường trong nước
 Giá bán trên thị trường nội địa phải là giá bán của chính hàng hoá
đang được xác định giá trị tính thuế. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu
chưa được bán tại thời điểm nhập khẩu thì lấy giá bán của hàng hoá
nhập khẩu giống hệt, nếu không có giá bán của hàng hoá nhập khẩu
tương tự được bán trên thị trường trong nước, với điều kiện hàng hoá
đó được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu
 Giá bán được lựa chọn là đơn giá bán của hàng hóa bán ra có số
lượng lớn nhất sau khi nhập khẩu và phải đủ để hình thành đơn giá
(phải đạt tối thiểu 10% lượng hàng hoá của lô hàng nhập khẩu được
chọn giá bán để khấu trừ)
 Giá bán cho người mua trong nước không có mối quan hệ đặc biệt
 Các giao dịch bán lại này phải diễn ra trong vòng 90 ngày kể từ
ngày nhập khẩu lô hàng
4 /Phương pháp trị giá khấu trừ
4.4 Xác định trị giá hải quan theo phương pháp khấu trừ:
Bước 2: Xác định các khoản được khấu trừ ra khỏi đơn giá bán
a) Trường hợp nhập khẩu hàng theo phương thức mua đứt bán
đoạn:
- Các chi phí vận tải và chi phí mua bảo hiểm cho hàng hoá khi
tiêu thụ trên thị trường nội địa.
- Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước khi
nhập khẩu và bán hàng nhập khẩu mà theo quy định của pháp luật
hiện hành được hạch toán vào doanh thu bán hàng, giá vốn và chi
phí bán hàng nhập khẩu.
- Chi phí quản lý chung liên quan đến việc bán hàng nhập khẩu;
- Lợi nhuận bán hàng sau khi nhập khẩu.
4 /Phương pháp trị giá khấu trừ
4.4 Xác định trị giá hải quan theo phương pháp khấu trừ:
Bước 2: Xác định các khoản được khấu trừ ra khỏi đơn giá bán
b) Trường hợp người nhập khẩu là đại lý bán hàng cho
thương nhân nước ngoài thì khấu trừ khoản hoa hồngmà
người đó được hưởng.
 Trường hợp đại lý bán hàng được thương nhân nước
ngoài uỷ quyền thực hiện một số hoạt động có liên quan
đến việc bán hàng hóa sau khi nhập khẩu tại Việt Nam
ngoài hợp đồng đại lý thì những chi phí của các hoạt động
này phát sinh tại Việt Nam cũng được trừ trong phạm vi
các chi phí đã được thoả thuận trong hợp đồng.
 Chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu được phép khấu trừ
phải phản ánh trung thực chi phí chung và lợi nhuận thực
tế, phổ biến trong kinh doanh ngành hàng đó.
4 /Phương pháp trị giá khấu trừ
4.4 Xác định trị giá hải quan theo phương pháp khấu trừ:
Bước 2: Xác định các khoản được khấu trừ ra khỏi đơn giá bán:
c). Hàng hoá nhập khẩu qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong
nước thì cũng được xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc giá bán
hàng nội địa và trừ đi các chi phí gia công, chế biến làm tăng thêm trị
giá của hàng hoá.
Phương pháp xác định trị giá tính thuế này sẽ không được áp dụng
khi:
- Hàng hoá nhập khẩu sau khi gia công, chế biến không còn nguyên
trạng như khi nhập khẩu;
- Hàng hoá nhập khẩu khi gia công, chế biến vẫn giữ nguyên đặc điểm,
tính chất, công dụng như khi nhập khẩu nhưng chỉ còn là một bộ phận
của hàng hoá được bán ra trên thị trường Việt Nam.
- Trường hợp sau khi gia công, chế biến hàng hoá nhập khẩu không còn
nguyên trạng như khi nhập khẩu, nhưng vẫn có thể xác định được chính
xác giá trị tăng thêm do quá trình gia công, chế biến thì trị giá tính thuế
vẫn được áp dụng.
4 /Phương pháp trị giá khấu trừ

4.5. Các chứng từ phải nộp


Người nhập khẩu phải nộp các chứng từ (bản sao có đóng dấu sao y
bản chính của đơn vị):
 Hoá đơn bán hàng do Bộ Tài chính phát hành hoặc cho phép sử
dụng.
 Hợp đồng đại lý bán hàng nếu người nhập khẩu là đại lý bán hàng
của người xuất khẩu. Hợp đồng này phải qui định cụ thể khoản phí
hoa hồng mà người đại lý được hưởng, các khoản chi phí mà người
đại lý phải trả.
 Các chứng từ, số liệu kế toán hợp pháp, hợp lệ (có bản giải trình kèm
theo) về chi phí chung, các chi phí khác và lợi nhuận bán hàng.
 Biên lai thuế hoặc thông báo thuế về các khoản thuế đã nộp hoặc sẽ
phải nộp.
 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ
 Các tài liệu cần thiết khác để kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo
yêu cầu của cơ quan Hải quan.
5/ Phương pháp trị giá tính toán is less used

5.1 Khái niệm


Phương pháp trị giá tính toán là phương pháp xác định
trị giá hải quan của hàng hóa dựa trên các chi phí liên
quan đến việc sản xuất và bán hàng để xuất khẩu đến
nước nhập khẩu include 3 parts
- Giá thành hay trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của
quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác được
sử dụng trong quá trình sản xuất
- Chi phí chung và lợi nhuận
- Các chi phí điều chỉnh
5/ Phương pháp trị giá tính toán
5.2 Các yếu tố của trị giá tính toán:
5.2.1) Giá thành hay trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình
sản xuất hoặc quá trình gia công khác được sử dụng trong quá trình sản
xuất
a) Giá thành hay trị giá của nguyên vật liệu:
- Nguyên liệu thô
- Bán thành phẩm
- Các bộ phận lắp ráp hay chi tiết chế tạo sẵn
b) Chi phí về sản xuất:
Chi phí về nhân công sản xuất trực tiếp
Chi phí về hao mòn máy móc tham gia vào quá trình sản xuất
Chi phí về nhiên liệu, năng lượng tiêu hao
Các chi phí gián tiếp như giám sát, bảo dưỡng máy móc
Các chi phí về bao bì, đóng gói, chi phí trợ giúp…
Chi phí về khấu hao máy móc, thiết bị, giây truyền sản xuất tham gia
trực tiếp vào quá trình sản xuất
5/ Phương pháp trị giá tính toán
5.2 Các yếu tố của trị giá tính toán:
5.2.2. Lợi nhuân và chi phí chung của người sản xuất hàng
hóa nhập khẩu
- Chi phí chung bao gồm tất cả chi phí trực tiếp hay gián tiếp
của quá trình sản xuất và bán để xuất khẩu hàng hóa,
nhưng chưa được tính vào giá thành của sản phẩm hàng
hóa
- Lợi nhuận và chi phí chung theo quy định của Hiệp định
trị giá GATT/WTO cũng như pháp luật Việt Nam là lợi
nhuận và chi phí chung thường được phản ánh trong các
hoạt động bán hàng cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại
với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá giao dịch,
được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến nước
nhập khẩu.
5.2 Các yếu tố của trị giá tính toán:
5.2 Các yếu tố của trị giá tính toán:
5.2.3 Các chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các chi phí có liên
quan đến việc vận chuyển hàng nhóa nhập khẩu:
- Chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, chuyển hàng có liên quan
đến việc vận chuyển hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập.
- Chi phí bảo hiểm để vận chuyển hàng hoá nhập khẩu đến cửa
khẩu nhập.
CIF: cangr deen
CIP: noi deen
DAP: docj duongw bien gioi
Gi = Zi (Price) + %Profit
5/ Phương pháp trị giá tính toán
5.3 Áp dụng phương pháp trị giá tính toán
5.3.1 Cách áp dụng
a)Đối với nhà nhập khẩu
- Tính toán xác định trị giá hải quan của lô hàng nhập khẩu
- Chuẩn bị mọi tài liệu có liên quan để chứng minh cho trị
giá hải quan khai báo
b) Đối với hải quan
Hải quan phải kiểm tra xem liệu các chi phí đó có hợp lệ
không và hải quan phải chắc chắn việc tính toán do nhà nhập
khẩu thực hiện là đúng
5/ Phương pháp trị giá tính toán
5.3 Áp dụng phương pháp trị giá tính toán
5.3.2 Các chứng từ phải nộp:
- Bản kê chi phí sản xuất, chi phí chung và lợi nhuận cho việc sản xuất
và bán hàng xuất khẩu có xác nhận của nhà sản xuất
- Chứng từ về các khoản phải cộng ( nếu có)
Lưu ý:
1. Việc xác định trị giá tính toán phải dựa trên các số liệu của nhà sản
xuất cung cấp phù hợp với các nguyên tắc kế toán của nước sản xuất
hàng hoá, trừ khi các số liệu này không phù hợp với số liệu thu thập
được tại Việt Nam.
2. Không được tiến hành việc kiểm tra hoặc yêu cầu xuất trình để kiểm
tra sổ sách kế toán hay bất kỳ hồ sơ nào khác của các đối tượng không
cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, nhằm mục đích xác định trị giá tính toán.
6/ Phương pháp suy luận
6.1 Khái niệm:
Phương pháp suy luận là phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa
bằng cách áp dụng lại từ phương pháp 1 đến phương pháp 5 theo thứ tự nhưng
được sử dụng linh hoạt và hợp lý dựa trên số liệu đã thu thập được ở nước
nhập khẩu
6.2 Điều kiện áp dụng
1/ Khi áp dụng phương pháp suy luận thì không được sử dụng các trị giá dưới
đây để xác định trị giá tính thuế:
a) Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại được sản xuất tại Việt
Nam.
b) Giá bán hàng hoá ở thị trường nội địa nước xuất khẩu
c) Giá bán hàng hoá để xuất khẩu đến một nước khác ( ngoài nước nhập khẩu);
d) Chi phí sản xuất hàng hoá ngoài các chi phí được sử dụng trong phương
pháp trị giá tính toán.
đ) Giá tính thuế tối thiểu; bo roi
e) Các loại giá giả định;
f) Trị giá cao hơn khi xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hóa giống
hệt hoặc hàng hóa tương tự trở lên.
6/ Phương pháp suy luận
6.2 Điều kiện áp dụng
2/ Phải đựa trên trị giá hải quan đã được xác định trước đó, theo nghĩa rộng nhất trong
trừng mực có thể
3/ Các phương pháp này phải nhất quán với các nguyên tắc chung của Hiệp định và
điều 7 của GATT
+ Nguyên tắc chung của hiệp định GATT:
 Có độ tin cậy cao nhất về trị giá của hàng hóa nhập khẩu
 Thống nhất trong việc xác định trị giá giao dịch
 Công bằng và trung thực
 Hệ thống xác định trị giá giao dịch phải dựa trên các tiêu chí đơn giản và hợp lý
 Nhất quán với các thông lệ thương mại
+ Nguyên tắc của điều 7 GATT:
. Phải căn cứ vào trị giá thực tế của hàng hóa
. Không được căn cứ vào trị giá của hàng hóa được sản xuất tại nước nhập khẩu hoặc
trị giá áp đặt hay hư cấu
. Phải là giá mà với mức giá ấy hàng hóa đó hoặc hàng hóa tương tự được bán trong kỳ
kinh doanh bình thường, với các điều kiện cạnh tranh không hạn chế
4/ Phải dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ nước nhập khẩu
6/ Phương pháp suy luận
6.3 Nội dung phương pháp suy luận
a) Vận dụng linh hoạt phương pháp 1( Phương pháp trị giá giao
dịch thực tế) have to need contract of import/export
 Thỏa thuận qua thư tín thương mại hợp pháp được chấp nhận
 Người mua không có đủ toàn quyền định đoạt, sử dụng hàng
hóa do điều kiện từ phía người bán, nhưng những điều kiện đó
không làm ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa
b) Vận dụng linh hoạt phương pháp 2 và phương pháp 3
 Linh hoạt về kỳ giao dịch: +_ 90 ngày do +/-120 days
 Linh hoạt về nước xuất xứ chi bat cung quoc gia khac nha san xuat cung dc
c) Vận dụng linh hoạt phương pháp khấu trừ Don gia khau tru có the chon la don gia
gan voi hang ban ra trong thoi han 90 days

d) Vận dụng phương pháp 2 kết hợp với phương pháp 4 hoặc 5
e) Vận dụng phương pháp 3 kết hợp với phương pháp 4 hoặc 5
Câu hỏi thảo luận
1/Gian lận trị giá hải quan trong hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
2/ Vận dụng các phương pháp xác định trị giá giao dịch
của hàng hóa xuất nhập khẩu trong hoạt động kinh
doanh xnk của doanh nghiệp

You might also like