Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

NHẬN XÉT VỀ NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – NGUYỄN TUÂN

1. Nhận xét về vị trí và đóng góp của Nguyễn Tuân đối với văn học Việt Nam hiện đại:
Nguyễn Tuân có một vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ đối với văn học Việt
Nam hiện đại: thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao, làm phong
phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc, đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài
hoa và độc đáo.
2. Từ đoạn trích Người lái đò Sông Đà, anh (chị) hãy nêu hiểu biết của mình về thể loại tùy
bút:
- Thể loại tùy bút – thể văn xuôi với cách viết tự do, tùy hứng để bộc lộ những cảm xúc, suy
nghĩ, nhận xét về con người và cuộc đời một cách chân thực, sâu sắc, đầy khám phá.
- Viết tùy bút, cái tôi của nhà văn có điều kiện bộc lộ trực tiếp. Trong tác phẩm này, dấu ấn
tình cảm riêng của tác giả in rõ trong nhiều trang, nhiều đoạn. Không phải là tình cảm bực
dọc bất hòa với hiện thực mà là gắn bó, mê say với nhân dân và cuộc đời lao động bình
thường.
- Qua tác phẩm, nhà văn thể hiện một trình độ hiểu biết cực kì sâu rộng và một tình yêu vô
cùng tha thiết đối với thiên nhiên cũng như con người Việt Nam từ cội nguồn xa xưa, đến
hiện tại ngày nay. Từ đó, ông cũng thể hiện khát vọng và tin tưởng ở tương lai muôn vàn
hạnh phúc sáng tươi.
3. Nêu nhận xét về 2 lời đề từ
- Thơ của nhà thơ Ba Lan:
Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông.
=>Cảm thán về vẻ đẹp nên thơ, thi vị của các dòng sông -> hé mở vẻ đẹp trữ tình của
Sông Đà.
- Thơ Nguyễn Quang Bích:
Chúng thủy giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu
(Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông
Chỉ có dòng sông Đà chảy về hướng bắc)
=>Dòng sông có hướng chảy độc đáo, đi ngược với quy luật tự nhiên. Sông Đà có
tính cách độc đáo, riêng biệt.
Với hai lời đề từ, Nguyễn Tuân cho thấy đồng thời cả cảm hứng sáng tác và phong
cách nghệ thuật của mình trong tùy bút Sông Đà.
4. Nhận xét nghệ thuật xây dựng hình ảnh/ hình tượng Sông Đà:
- Để miêu tả vẻ đẹp của Sông Đà, Nguyễn Tuân đã quan sát từ nhiều góc nhìn khác nhau: từ
trên cao xuống; từ rừng ra sông; giữa lòng sông ra hai bờ.
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, phép điệp, liệt kê, so sánh... kết hợp
với liên tưởng, tưởng tượng khiến Sông Đà như một sinh thể gợi hình, gợi cảm, cá tính.
- Nhà văn kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau: âm nhạc, hội họa, điện ảnh, quân sự,
võ thuật... qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên vùng Tây Bắc và quê hương đất nước.
- Với ba khả năng của mình tuyệt vời của mình (sự quan sát tinh tường, trí tưởng tượng phong
phú và tư duy liên tưởng so sánh bất ngờ) và việc sử dụng cấu trúc câu trùng điệp, phối hợp
linh hoạt và đầy sáng tạo các biện pháp tu từ, tác giả đã làm nổi bật lên hình tượng sông Đà
1
như một biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ nhưng cũng đầy thơ mộng của
thiên nhiên đất nước.
5. Nhận xét ý nghĩa hình ảnh/ hình tượng Sông Đà:
- Hình tượng thiên nhiên này cũng chính là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của
người lao động trong giai đoạn mới (ngôn ngữ đặc sắc, những hình ảnh vừa chân thực vừa
lãng mạn bay bổng).
- Qua đó, nhà văn cũng đã bộc lộ được sự tài hoa của mình khi liên tục sáng tạo nên những vẻ
đẹp biến ảo khôn lường khiến người đọc phải nhạc nhiên, thán phục. Đó là sự tài hoa thiên
bẩm cùng với nền tảng là một vốn kiến thức uyên bác về cả nghệ thuật lẫn cuộc đời; sự dày
công quan sát, tìm hiểu đối tượng cần tiếp cận, khám phá cũng như tình cảm man mác mà sâu
nặng, đằm thắm và giàu sức sống, đầy tươi trẻ dành cho Tổ quốc.
6. Nghệ thuật xây dựng người lái đò:
- Nhân vật ông lái đò, được nhà văn khắc họa bằng bút pháp tả thực, với những chi tiết ngoại
hình chân thật, sống động. Bằng nghệ thuật tương phản dữ dội, Nguyễn Tuân đã miêu tả sinh
động, hấp dẫn cuộc thủy chiến ngoạn mục của người lái đò với dòng sông Đà hung hãn.
Những so sánh liên tưởng chính xác, độc đáo của một ngòi bút tài hoa uyên bác, càng làm
cho hình ảnh nhân vật hiện lên vô cùng hấp dẫn. Câu văn xuôi giàu nhạc điệu.
- Nguyễn Tuân có ý thức tạo nên tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất của
mình. Để tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ của ông lái đò; tác giả đã sử dụng một ngôn ngữ miêu tả
đầy cá tính, giàu chất tạo hình, hoàn toàn phù hợp với đối tượng. Do vậy, tác phẩm có rất
nhiều từ dùng mới mẻ cùng với nhân hóa độc đáo và những ví von bất ngờ mà vô cùng chính
xác.
7. Ý nghĩa hình tượng ông lái đò (Nhà văn muốn gửi gắm điều gì qua hình tượng người lái
đò?)
 Nhân vật ông lái đò trong tác phẩm đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho muôn nghìn những
con người lao động vô danh khác, vẫn âm thầm bền bỉ và đam mê hết mình với công việc
thường ngày trong cuộc sống quanh chúng ta. Hình ảnh ông lái đò Lai Châu trí dũng, tài hoa
nghệ sĩ, như một bài ca về lao động và cuộc sống, về những con người với bao phẩm chất
tuyệt vời “chất vàng mười” của tâm hồn. Nhân vật ông lái đò là một hình tượng đẹp về những
con người lao động mới. Ông tượng trưng cho người lao động mới: bình dị nhưng đầy tự
tin, đạt đến độ thành thục, điêu luyện, biết làm chủ và chế ngự được thiên nhiên, đem lại
cuộc sống no ấm cho đời mình và sự giàu đẹp cho Tổ quốc.
- Hình tượng ông lái đò gửi gắm quan niệm mới mẻ của Nguyễn Tuân khi viết về người lao
động: người anh hùng không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có cả trong cuộc sống
lao động thường ngày; cũng tương tự, người nghệ sĩ không phải chỉ có trong các lĩnh vực
nghệ thuật mà cả những người làm nghề chẳng mấy liên quan tới nghệ thuật cũng được
coi là nghệ sĩ, nếu việc làm của họ đạt đến trình độ tinh vi, siêu phàm.
8. Nhân vật ông lái đò là "thứ vàng mười đã qua thử lửa":
- "Thứ vàng mười đã qua thử lửa" - từ dùng của Nguyễn Tuân - để chỉ vẻ đẹp tâm hồn của
những con người lao động và chiến đấu trên vùng sông núi hùng vĩ và thơ mộng.
- Ý kiến khẳng định thành công của Nguyễn Tuân trong việc khám phá và xây dựng vẻ đẹp
hình tượng ông lái đò trong cuộc sống lao động bình dị.
9. Nhận xét quan niệm về vẻ đẹp con người qua hình tượng người lái đò sông Đà:
2
- Ông lái đò trong trích đoạn được miêu tả như một chiến tướng dũng cảm, mưu trí, đầy kinh
nghiệm phá thạch trận. Ông còn là người nghệ sĩ tài hoa lướt trên sóng thác.
- Hình tượng ông lái đò thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân nhất
là người lao động sau cách mạng tháng tám. Nhà văn đánh giá con người trên phương
diện tài hoa nghệ sĩ, khám phá vẻ đẹp của những người lao động bình dị trong cuộc sống
đời thường, ông lái đò chính là “thứ vàng mười đã qua thử lửa” – ông lái đò chính là
người nghệ sĩ vượt thác ghềnh, là đối tượng thẩm mĩ của ngòi bút Nguyễn Tuân cả trước và
sau cách mạng tháng tám.
- Nguyễn Tuân xứng đáng là cây bút tài hoa. Qua nhân vật, nhà văn thể hiện một thái độ trân
trọng, ngưỡng mộ và ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động trong xã hội mới những năm
đầu xây dựng đất nước.
10. Bình luận về phong cách tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân:
- Tài hoa uyên bác đã trở thành chuẩn mực để định nghĩa về Nguyễn Tuân
- Tài hoa thể hiện ở việc Nguyễn Tuân luôn nhìn mọi người, mọi việc, mọi vật dưới góc nhìn
duy mĩ – lấy cái đẹp làm thước đo. Con người phải có cốt cách người nghệ sĩ. Thiên nhiên,
cảnh vật phải đẹp đến mê hồn, khiến cho mọi người ngỡ ngàng, kinh ngạc.
- Uyên bác là sự am hiểu sâu rộng về kiến thức trên nhiều lĩnh vực. Nguyễn Tuân có vốn kiến
thức đa dạng ở nhiều lĩnh vực như địa lí, lịch sử, văn chương, hội họa, điêu khắc, điện ảnh,
quân sự, võ thuật….
- Tài hoa uyên bác luôn quyện hòa trong phong cách sáng tác của nhà văn. Chính nó đã giúp
ông thăng hoa trong nghệ thuật.
11. Nhận xét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:
a. Nét nổi bật trong phong cách Nguyễn Tuân là chất tài hoa tài tử. Mỗi nhân vật trong tác
phẩm của ông đều là những nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình. Nguyễn Tuân tiếp cận
thiên nhiên, sự vật, sự việc chủ yếu về phương diện văn hoá, thẩm mĩ; ông yêu những
cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những tính cách phi thường hoặc những phong cảnh thơ mộng, tinh
tế. Sau Cách mạng tháng Tám, những nét chủ yếu trong phong cách Nguyễn Tuân vẫn được
tiếp nối và phát huy. Ông tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở cả những con người bình
thường, ở nhân dân lao động. Ông vẫn ca ngợi những con người tài hoa nghệ sĩ và dễ có
cảm hứng với những gì đem đến cho ông những cảm giác mạnh.
b. Nguyễn Tuân là một nhà văn uyên bác. Ông đem vào tác phẩm nhiều loại kiến thức. Đặc biệt,
mỗi bài kí của ông là một công trình khảo cứu công phu, nghiêm túc. Sau Cách mạng tháng
Tám, ông vẫn vận dụng những tri thức của các ngành văn hoá, nghệ thuật khác nhau để
quan sát và mô tả hiện thực.
c. Ông viết văn cầu kì độc đáo, cố tình khác người từ cách dùng từ, đặt câu đến đề tài, nhân
vật, cốt truyện.
12. Chứng minh phong cách tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân qua Người lái đò Sông Đà:
- Nguyễn Tuân rất mực tài hoa, luôn nhìn nhận, đánh giá cảnh vật và con người ở phương diện
cái Đẹp, ở góc độ mỹ thuật và tài hoa. Sông Đà hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ và là một công trình
nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa; còn người lái đò như một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật
vượt thác ghềnh.
- Với ngòi bút uyên bác, nhà văn đã vận dụng những tri thức ở nhiều lĩnh vực như địa lí, lịch
sử, quân sự, võ thuật, điện ảnh, văn học…để viết về con sông hung dữ và thơ mộng.
3
- Văn phong Nguyễn Tuân phóng túng, ngôn ngữ điêu luyện và phong phú, những hình ảnh
giàu sức liên tưởng, bất ngờ và độc đáo (sử dụng nghệ thuật nhân hóa, so sánh…), ngôn ngữ
giàu góc cạnh, đầy giá trị tạo hình và biểu cảm. Trí tưởng tượng phong phú, óc quan sát sắc
sảo.
- Liên tưởng, so sánh chính xác, độc đáo.
- Người lái đò Sông Đà thể hiện rõ nét sở trường ở thể loại tùy bút của ngòi bút Nguyễn Tuân
13. Bình luận về cái tôi tùy bút của Nguyễn Tuân:
Cái tôi tùy bút Nguyễn Tuân: tài hoa, độc đáo, tiếp cận con người ở phương diện tài hoa
nghệ sĩ; giàu liên tưởng, tưởng tượng với nhiều hình ảnh bất ngờ, thú vị; quan sát công phu
và say mê trước vẻ đẹp của non sông đất nước cũng như người lao động; cái tôi uyên bác, am
tường trên nhiều lĩnh vực; cái tôi tài hoa, uyên bác trong cách sử dụng ngôn ngữ (phong phú,
giàu có, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu),…
14. Nhận xét về lòng yêu mến mãnh liệt đối với non sông Tổ quốc (lòng yêu nước) qua hình
tượng con sông Đà:
- Nguyễn Tuân say mê miêu tả dòng sông với tất cả sự tinh tế của cảm xúc, và bằng một tình
yêu thiết tha thiên nhiên đất nước. Lòng ngưỡng mộ, trân trọng, nâng niu tự hào về một dòng
sông, một ngọn thác, một dòng chảy đã tạo nên những trang văn đẹp hiếm có Nguyễn Tuân
xứng đáng là một cây bút tài hoa bậc nhất của nền văn học Việt Nam.
- Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc  Tự hào về kỳ công của tạo hóa đã ban tặng cho
quê hương đất nước… thể hiện lòng yêu nước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất
nước…
15. Nhận xét về sự thay đổi trong quan niệm về cái đẹp của nhà văn Nguyễn Tuân trước và
sau Cách mạng tháng Tám:
- Trước Cách mạng tháng Tám: cái đẹp tài hoa nghệ sĩ của các nhà nho xưa trong quá khứ. Đi
tìm những cái đẹp trong quá khứ không còn ở hiện tại, với cảm hứng hoài niệm, tiếc nuối về
những giá trị, vẻ đẹp truyền thống của dân tộc. Cái đẹp đó đối lập với hiện tại nhố nhăng, hỗn
tạp.
- Sau Cách mạng tháng Tám: cái đẹp tài hoa nghệ sĩ của người lao động giản dị trong cuộc
sống hiện tại. Nguyễn Tuân đã hòa mình vào công cuộc lao động sản xuất và chiến đấu của
đất nước với cảm hứng yêu mến, ngợi ca.
16. Sông Đà trong tác phẩm được Nguyễn Tuân so sánh với những ai?
- Một loài thủy quái – kẻ thù số một của con người.
- Một cố nhân
- Một thiếu nữ kiều diễm với “áng tóc trữ tình” .
17. Anh (Chị) hãy so sánh ông lái đò và Huấn Cao
- Giống nhau: đều được xây dựng, nhấn mạnh vào phẩm chất tài hoa nghệ sĩ.
- Khác nhau:

Nhân vật
Ông lái đò Huấn Cao
Đặc điểm
Bình thường vô danh “Đặc tuyển” – xây dựng từ
nguyên mẫu
4
Hòa lẫn trong đám đông, Cao hơn người thường một bậc,
bình dị, thầm lặng luôn nổi bật trong mọi hoàn
cảnh.
Khác nhau Cái Đẹp bắt nguồn từ trong Cái Đẹp khơi nguồn từ truyền
lao động và trở về phục vụ thống song có phần hiu hắt.
cuộc đời
Ý nghĩa Phẩm chất tài hoa nghệ sĩ Cái di tích đáng cảm thương và
hòa lẫn trong phẩm chất đáng trân trọng của một thời
nông dân – chiến sĩ tàn.

You might also like