Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

🙞···☼···🙜

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ

LỚP: L01– HK: 231

GVHD: LƯU ĐÌNH HIỆP

STT MSSV HỌ TÊN ĐIỂM BTL GHI CHÚ

1 2113835 Hoàng Bảo Kiệt

2 2212005 Cao Minh Mẫn

3 2211719 Hoàng Đặng Trung Kiên

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12/2023


1
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
TRONG NHÀ

1.1. Phần mở đầu:

Thời gian gần đây, ô nhiễm không khí ở ngoài trời đã bắt đầu được quan tâm và
nhiều cảnh báo được đưa ra, nhất là ở các thành phố lớn hay khu công nghiệp. Thậm
chí nhiều trẻ em, người già và những người có bệnh về đường hô hấp được cảnh báo
không nên ra ngoài mà chỉ nên ở trong nhà để tránh bị ô nhiễm. Tuy nhiên, theo cảnh
báo từ các chuyên gia y tế và môi trường, không chỉ ngoài trời mà ngay cả không khí
trong nhà cũng có thể bị ô nhiễm và thậm chí gây hại nhiều hơn.

1.2. Đặt vấn đề: Vậy điều gì đã làm cho không khí trong nhà bị ô nhiễm gây
mất an toàn không khí?

Điều đầu tiên ta cần biết là việc 80% hoạt động của chúng ta là ở trong nhà mà các
cấu trúc của nhà lại hạn chế việc không khí trong lành có thể xâm nhập nhiều dẫn đến
chất lượng không khí bị tệ đi tương đối.

Có một điều rất quan trọng đó là nguồn đốt hay nguồn nhiệt được tạo ra từ việc
phản ứng cháy thì sẽ gây ra các tác động đến không khí trong nhà, cụ thể ở đây là mật
độ các chất ô nhiễm không khí như PM2,5; CO;…

1.3. Các loại ô nhiễm môi trường trong nhà

Ta có thể chia nguồn ngây ô nhiễm làm hai loại:

+ Ô nhiễm không liên tục là các nguồn ô nhiễm không khí trong nhà sảy ra khi
chịu tác động đốt cháy hoặc làm 1 công việc gây ô nhiễm nào đó 1 cách không liên tục

+ Ô nhiễm liên tục là các nguồn gây ô nhiễm không khí như từ bên ngoài hoặc
đồ nội thất.

Kể cả khi bạn xài máy lọc không khí thì các nguồn ô nhiễn trong nhà vẫn có thể
làm nguồn không khí trong nhà tệ đi

1.4. Các chất gây ô nhiễm môi trường

2
Điểm qua một số loại chất gây ô nhiễm không khí phổ biến:

+ Bụi mịn: Bụi mịn là hỗn hợp có chứa các hạt vô cơ và hữu cơ tồn tại dưới dạng
lỏng hoặc rắn, một số bụi PM phổ biến gồm PM10, PM2.5. Chúng đều có khả năng
bay lơ lửng trong không khí, hơn nữa các hạt PM đặc biệt PM2.5 có khả năng thâm
nhập sâu vào bên trong cơ thể, mạch máu, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư
phổi, tắc nghẽn mạch máu,…. Khi nồng độ bụi ngoài trời tăng lên, chúng làm không
khí mờ đi, giảm tầm nhìn và trông giống như sương mù.

+ Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi: Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi là hoá chất sản
sinh từ các vật phẩm gia dùng như: Formaldehyd, benzen, ethanol, … . Đây được xem
là những chất dẫn đến ung thư hàng đầu, chúng có trong sơn, chất tẩy rửa, vv. Bên
cạnh đó, vật liệu xây dựng cũng được xác định phát ra VOC, do đó, việc sinh sống
trong một ngôi nhà mới xây hoặc mới sửa thì sức khoẻ con người sẽ chịu ảnh hưởng
không hề nhỏ.

+ CO: Carbon Monoxide được sinh ra từ sự cháy nhiên liệu. Chúng thường xuất
hiện ở trong các nhà để xe hoặc khu vực có nhiên liệu đốt. Khi hàm lượng CO vượt
quá mức quy định, chúng có thể gây ra các hệ quả nghiêm trọng cho sức khoẻ con
người, thậm chí là tử vong

+ Nấm mốc: Nấm mốc xuất hiện ở những nơi ấm áp, ẩm ướt như tầng hầm, nhà
kho. Khi chúng phát tán bào tử ra ngoài không khí sẽ gây ra các vấn đề như dị ứng,
hen suyễn.

1.5. Dấu hiệu của việc ô nhiễm không khí trong nhà

Đâu là dấu hiệu cho thấy căn nhà đang bị ô nhiễm không khí ?

 Khi bạn không có các bệnh về mắt nhưng mắt bạn lại có hiện tượng mờ mắt,
cảm giác mắt có màng mỏng, chảy nước mắt, diễm mắt,... Thì đó chính là các dấu
hiệu cơ thể đang muốn nói cho chúng ta biết tình hình ô nhiễm không khí.
 Hiện tượng ho, đau đầu chóng mặt, thậm chí cảm giác buồn chán, tinh thần
mệt mỏi.
 Gia đình có người mắc phải các bệnh ngoài da, viêm da, dị ứng, khó thở,
nổi mụn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, sổ mũi,...
3
Ô nhiễm không khí nói chung và việc ô nhiễm không khí trong nhà nói riêng
đang trực tiếp tác động đến chúng ta nói không goa rằng là giờ ngay cả nhà cũng
không còn an toàn nữa vậy các tác nhân này hoạt động ra sao và ảnh hưởng của chúng
như thế nào lên cơ thể chúng ta hãy tìm hiểu ở phần 2

4
CHƯƠNG 2: QÚA TRÌNH, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ BIỆN
PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ

2.1. Quá trình gây ô nhiễm không khí trong nhà

Quá trình gây ô nhiễm không khí trong nhà là quá trình mà các chất gây ô nhiễm
từ ngoài trời hoặc từ các nguồn trong nhà được phát thải, lan truyền và tích tụ trong
không gian sống của con người. Các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà có thể là
các hạt rắn, lỏng hoặc khí, có kích thước, thành phần và độc tính khác nhau. Các chất
gây ô nhiễm không khí trong nhà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất và chất
lượng cuộc sống của con người.

Quá trình gây ô nhiễm không khí trong nhà có thể được mô tả bằng một mô hình
đơn giản như sau:
● Phát thải: Các nguồn gây ô nhiễm trong nhà và ngoài trời phát thải các chất gây
ô nhiễm vào không khí.
● Lan truyền: Các chất gây ô nhiễm được vận chuyển và phân bố trong không
gian sống bởi các yếu tố như dòng chảy không khí, nhiệt độ, độ ẩm,…
● Tích tụ: Các chất gây ô nhiễm được giữ lại trong không khí bởi các yếu tố như
sự thiếu thông khí, sự hấp thụ bởi các bề mặt, sự phản ứng hóa học,…
● Tiếp xúc: Con người tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm trong không khí bằng
cách hít thở, nuốt, da,…
● Ảnh hưởng: Các chất gây ô nhiễm trong không khí có thể gây ra các ảnh hưởng
đối với sức khỏe, năng suất và chất lượng cuộc sống của con người.
2.2. Một số nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí trong nhà
Một số nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí trong nhà là:

● Khói thuốc, khói đốt cháy, khí thải xe cộ và các nguồn khí thải ngoài trời khác.
● Khói thải từ các hộ gia đình sử dụng nhiên liệu sinh khối và than đá để nấu ăn
và sưởi ấm.
● Các hóa chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) như formaldehyde từ vật liệu xây dựng,
sơn, keo, nước hoa, thuốc trừ sâu,…
● Các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, lông thú cưng, bào tử nấm mốc,
● Các vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng đường
hô hấp.
2.3. Một số hậu quả của việc ô nhiễm không khí trong nhà

5
Việc ô nhiễm không khí trong nhà có thể gây ra nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe
và chất lượng cuộc sống của bạn và gia đình. Một số hậu quả của việc ô nhiễm không
khí trong nhà là:
● Gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng, đau đầu, mệt mỏi, ho, khó thở, hen suyễn,
viêm phổi, ung thư phổi, bệnh tim và đột quỵ.
● Làm giảm năng suất lao động, học tập và chất lượng cuộc sống.
● Gây hao mòn và hư hỏng các thiết bị, đồ dùng và vật liệu trong nhà
● Gây ô nhiễm không khí ngoài trời và góp phần vào biến đổi khí hậu.
● Gây biến chứng bệnh tự kỷ, tâm lý.
● Gây ra các bệnh ngoài da.
2.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà
Để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà, bạn có thể thực hiện một số biện
pháp sau đây:
●Hạn chế hút thuốc, đốt nến, nhang hoặc các sản phẩm tạo mùi trong nhà².
●Sử dụng các thiết bị nấu ăn và sưởi ấm hiệu quả và an toàn, có ống khói hoặc hệ
thống thông gió tốt.
●Giữ cho không gian trong nhà sạch sẽ, hút bụi và lau chùi thường xuyên, loại bỏ
các nguồn gây dị ứng như bụi nhà, lông thú cưng, bào tử nấm mốc, v.v.
●Tránh sử dụng hoặc giảm thiểu sử dụng các sản phẩm chứa VOC như sơn, keo,
nước hoa, thuốc trừ sâu,…Nếu phải sử dụng, hãy đảm bảo có đủ thông gió và đeo
khẩu trang bảo vệ.
●Lắp đặt và bảo trì các thiết bị lọc không khí trong nhà, chọn các loại có khả
năng lọc được cả hạt và khí.
●Tận dụng khí trời để lưu thông không khí trong nhà, mở cửa sổ và quạt khi thời
tiết cho phép. Tuy nhiên, nếu quanh nhà có nguồn khí thải ô nhiễm, hãy đóng cửa sổ
lại và sử dụng máy lạnh hoặc máy quạt.
2.5. Các thông số đo lường mức độ ô nhiễm không khí trong nhà
Một số thông số đo lường mức độ ô nhiễm không khí trong nhà là:
●Chỉ số chất lượng không khí (AQI): Là một chỉ số đo lường mức độ ô nhiễm
không khí dựa trên nồng độ của một số chất gây ô nhiễm chính như ozon, bụi mịn,
lưu huỳnh, nitơ và carbon monoxide. AQI có thang điểm từ 0 đến 500, càng cao thì
chất lượng không khí càng xấu và nguy hiểm hơn.
●Nồng độ bụi mịn (PM): Là một chỉ số đo lường nồng độ của các hạt rắn hoặc
lỏng có kích thước nhỏ hơn 10 micromet (PM10) hoặc 2,5 micromet (PM2.5) trong
không khí. Các hạt này có thể xâm nhập sâu vào phổi và gây hại cho sức khỏe. Nồng
độ bụi mịn được đo bằng đơn vị microgam trên một mét khối không khí (µg/m3).
Theo WHO, nồng độ bụi mịn an toàn cho sức khỏe là dưới 20 µg/m3 cho PM10 và
dưới 10 µg/m3 cho PM2.5.

6
●Nồng độ các khí gây ô nhiễm (CO, NO2, SO2, O3): Là một chỉ số đo lường
nồng độ của các khí có thể gây kích ứng đường hô hấp, giảm chức năng phổi, tăng
nguy cơ bệnh tim mạch và ung thư. Nồng độ các khí gây ô nhiễm được đo bằng đơn
vị phần triệu (ppm) hoặc phần tỷ (ppb) trong không khí. Theo WHO, nồng độ các khí
gây ô nhiễm an toàn cho sức khỏe là dưới 10 ppm cho CO, dưới 40 ppb cho NO2,
dưới 20 ppb cho SO2 và dưới 100 ppb cho O3.

7
CHƯƠNG 3:KẾT LUẬN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KHẮC PHỤC

3.1. Cải thiện thói quen sinh hoạt:


 Xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác bừa bãi sẽ giúp hạn chế khí thải độc hại
và bụi bẩn ra môi trường
 Thay thế các nhiên liệu đốt từ than, củi, gas, sáng tạo ra những dây chuyền máy
móc công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm
 Tắt quạt, đèn và mọi thiết bị điện khác khi bạn đi ra ngoài giúp giảm thiểu được
lượng nhiên liệu hóa thạch bị đốt cháy để tạo ra điện năng
 Sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch như điện năng lượng mặt trời
3.2. Quy hoạch hợp lí:
 Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố
 Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu
ùn tắc, ua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên
liệu xăng dầu trong không khí
 Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây
xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố,
 Xử lí khí thải công nghiệp theo quy định
3.3. Khắc phục bằng các phương tiện khác:
 Sử dụng máy lọc không khí
 Sử dụng các công nghệ lọc sinh học
 Khuyến khích mọi người đeo khẩu trang

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like