Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Dàn ý bài văn phân tích một đoạn thơ cơ bản như sau:

* Mở bài: Giới thiệu tác giả dẫn vào bài thơ và trích dẫn đoạn thơ.

* Thân bài

- Giới thiệu xuất xứ (bài thơ trích trong tập thơ nào?); hoàn cảnh sáng tác (sáng tác
năm nào, gắn liền với sự kiện lịch sử gì nổi bật?); tóm tắt nội dung, bố cục bài thơ.

- Phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ: Lần lượt làm rõ nội dung, nghệ thuật đoạn
thơ. Chia đoạn thơ thành từng đoạn nhỏ (gồm những câu thơ có cùng nội dung hoặc
liên quan với nhau về nội dung) rồi giới thiệu, trích thơ và phân tích dẫn chứng thơ.

+ Giới thiệu dẫn chứng: Giới thiệu vị trí dẫn chứng, giới thiệu nội dung chính của dẫn
chứng, kết hợp nêu vị trí dẫn chứng với nội dung chính.+ Trích dẫn dẫn chứng: Phải
trích nguyên văn và đặt dẫn chứng trong ngoặc kép, viết dẫn chứng thành đoạn riêng.

+ Phân tích dẫn chứng: Dùng lời văn của mình để làm rõ nội dung (nói cái gì? nói như
vậy là có ý gì?); nghệ thuật (biện pháp nghệ thuật gì?); ý nghĩa của dẫn chứng (có thể
từ ngữ tiêu biểu hoặc cả câu thơ được trích dẫn).

Để phân tích được dẫn chứng phải hiểu nghĩa của từ ngữ, vận dụng những hiểu biết
về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ, những kiến thức đọc hiểu về văn bản, hiểu biết
về văn học và đời sống; liên tưởng và tưởng tượng, nhận xét và suy luận (lưu ý: phân
tích, cảm nhận chứ không diễn xuôi đoạn thơ, sẽ bị trừ điểm).

- Đánh giá chung thành công về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Giải quyết yêu cầu phụ (nếu có).

* Kết bài: Tóm lại, đoạn thơ nổi bật gì về nội dung và nghệ thuật? Gợi liên tưởng
rộng hơn, sâu sắc hơn (thường nêu tác động của đoạn thơ đến tư tưởng, tình cảm của
người đọc hay đóng góp của đoạn thơ với văn học, với đời sống. Có thể nêu ngắn gọn
cảm nghĩ về tác giả, bài thơ, đoạn thơ.

Ví dụ

* Mở bài:

- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước,
Nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.

- Đất Nước là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca Mặt đường khát
vọng của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.

- Đoạn thơ là sự khẳng định của nhà thơ về vai trò của nhân dân trong việc làm nên
không gian địa lý - bức tranh văn hóa đất nước muôn màu muôn vẻ: "Những người vợ
nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng phu... Những cuộc đời đã hóa núi
sông ta".

* Thân bài:

- Trước hết, tác giả nêu ra một cách nhìn mới mẻ, có chiều sâu địa lý về những danh
lam thắng cảnh trên khắp các miền đất nước. Nhà thơ đã kể, liêt kê một loạt kỳ quan
thiên nhiên trải dài trên lãnh thổ từ Bắc vào Nam như muốn phác thảo tấm bản đồ văn
hóa đất nước.

+ Đây là những danh lam thắng cảnh do bàn tay tự nhiên kiến tạo nhưng từ bao đời
nay, ông cha ta đã phủ cho nó tính cách, tâm hồn, lẽ sống của dân tộc. Những ngọn
núi, những dòng sông kia chỉ trở thành thắng cảnh khi nó gắn liền với con người,
được cảm thụ qua tâm hồn, qua lịch sử dân tộc.

+ Trong thực tế, bao thế hệ người Việt đã tạc vào núi sông vẻ đẹp tâm hồn yêu thương
thủy chung để ta có những "núi Vọng Phu", những "hòn Trống mái" như những biểu
tượng văn hóa. Hay vẻ đẹp lẽ sống anh hùng của dân tộc trong buổi đầu giữ nước để
ta có những "ao đầm"... như những di tích lịch sử về quá trình dựng nước và giữ nước
hào hùng...

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái


Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

+ Nếu không có những người vợ mòn mỏi chờ chồng cả thời chinh chiến thì không có
sự cảm nhận về núi Vọng Phu. Cũng như nếu không có truyền thuyết Hùng Vương
dựng nước thì không thể có sự cảm nhận nét hùng vĩ của núi đồi quanh đền Hùng.

+ Nói cách khác, những núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút, non Nghiên không
còn là những cảnh thiên nhiên thuần túy nữa, mà được cảm nhận thông qua những
cảnh ngộ, số phận của Nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của Nhân
dân, sự hóa thân của những con người không tên, không tuổi.

- Thiên nhiên đất nước, qua cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, hiện lên như một phần
tâm hồn, máu thịt của Nhân dân. Chính Nhân dân đã tạo dựng nên đất nước này, đã
đặt tên, ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất này. Từ những
hình ảnh, những cảnh vật, hiện tượng cụ thể, nhà thơ đã "quy nạp" thành một khái
quát sâu sắc:

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi


Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...

+ Với cấu trúc quy nạp (đi từ liệt kê các hình ảnh, địa danh... đến khái quát mang tính
triết lý), dường như nhà thơ không thể kể ra hết những danh lam thắng cảnh và những
nét đẹp văn hóa dân tộc vô cùng phong phú, đa dạng trên khắp đất nước. Nên cuối
cùng, nhà thơ đã khẳng định: trên không gian địa lý đất nước, mỗi địa danh đều là một
địa chỉ văn hóa được làm nên bằng sự hóa thân của bao cuộc đời, bao tâm hồn người
Việt.

- Nhận xét ngắn gọn về hệ thống chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn trích

+ Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn trích gắn với ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ của
văn học dân gian.

+ Chất liệu văn hoá dân gian trong Đất Nước còn gắn với những thần thoại, truyền
thuyết và truyện cổ tích, phong tục tập quán của người Việt Nam.
* Kết bài:

- Đoạn thơ thể hiện được đặc điểm tiêu biểu của trường ca Mặt đường khát vọng của
Nguyễn Khoa Điềm: chất chính luận hài hòa chất trữ tình, giọng thơ tự sự; ngôn từ,
hình ảnh đẹp, giàu sức liên tưởng.

- Viết về đề tài đất nước - một đề tài quen thuộc, nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn
mang những nét riêng, mới mẻ, sâu sắc. Những nhận thức mới mẻ về vai trò của Nhân
dân trong việc làm nên vẻ đẹp của đất nước ở góc độ địa lý - văn hóa càng gợi lên
lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước cho mỗi người.

KĨ NĂNG PHÂN TÍCH THƠ

A. CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH THƠ

1.Chia bố cục bài/ đoạn thơ, nêu ý


chính từng phần
2. Phân tích từng phần:
a) Bước 1: Dẫn thơ -> Nêu ý chính đoạn dẫn
b) Bước 2: Phân tích nghệ thuật, nội dung của từng phần
o Câu thơ có những biện pháp nghệ thuật gì?
o Những biện pháp nghệ thuật đó được biểu hiện như thế nào?
o Giá trị của từng biện pháp nghệ thuật
c) Bước 3: Phân tích tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình
d) Bước 4: Đánh giá đặc sắc nội dung, nghệ thuật của từng phần.
e) Bước 5: Chuyển ý sang phần tiếp theo.

3. Đánh giá toàn bộ bài/đoạn thơ:


a) Về nội dung:
o Tình cảm chủ đạo của bài thơ và tư tưởng mà nhà thơ gửi gắm.
o Giá trị của bài thơ: nhân đạo, hiện thực...
b) Về nghệ thuật: Tóm tắt lại những nghệ thuật chính của đoạn thơ
c) Về tác giả:
o Cái tâm của tác giả thể hiện như thế nào?
o Cái tài của tác giả thể hiện như thế nào?
o Vị trí, vai trò của tác giả trong nền văn học Việt Nam và thế giới?

B. CÁCH VIẾT CÂU CHUYỂN ĐOẠN:


o Tóm y trước -> nêu y kế tiếp. (Như vậy,A. Qua đến B thì…)
o So sánh đối chiếu trước -> sau (nếu như A… thì B…)
C. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT THƯỜNG GẶP.
1. Thể thơ: Thể lục bát -> giọng thơ tha thiết, nhịp thơ uyển chuyển -> phù hợp
cho tâm trạng tâm tình, cảm xúc quyến luyến, da diết… Thể đường luật (thất ngôn
bát cú – đề thực luận kết hoặc 4 câu tình 4 câu cảnh, thất ngôn tứ tuyệt: từng câu,
hoặc kết cấu 2/2). Thể tự do: Uyển chuyển tự do, phóng khoáng… -> mỗi cảm xúc
khác nhau sẽ có đặc điểm khác nhau.
2. Nhịp thơ (“Ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống” -> Nhịp thơ như bẻ gãy câu
thơ, đẩy hai vế về hai phía, cao vời vợi và sâu hun hút…)
3. Vần: Vần chân, vần lưng… (Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi/ Nhớ về rừng núi nhớ
chơi vơi -> vần “ơi” của ba tiếng “ơi”, “chơi”, “vơi” tạo tiếng vang, như tiếng dội
vào vách đá -> lời gọi đầy cảm xúc, chất chứa nỗi nhớ như vang vọng, dội vào các
vách đá vùng Tây Bắc, dội ngược trở lại vào trái tim nhà thơ)
4. Phối thanh : bằng, trắc
5. Giọng thơ: Tha thiết, da diết, sâu lắng, ngậm ngùi, đanh thép, thúc giục …
6. Biện pháp tu từ
ẩn dụ đảo ngữ
hoán dụ nói quá
nhân hóa nói giảm nói tránh
so sánh chơi chữ
tương phản câu hỏi tu từ
đối ngữ (bao gồm cả tiểu điệp ngữ
đối)

7. Hình ảnh thơ: (giải thích nó là gì -> nó biểu tượng cho cái gì ->Tại sao lại có
hình ảnh như vậy -> tác dụng cảm xúc của nó là gì-> Ví dụ: “Nhớ về rừng núi nhớ
chơi vơi” –> nỗi “nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ như thế nào?-> vừa da diết vừa khắc khoải
vừa lãng đãng, bâng khuâng, vừa cồn cào dữ dội, và xao xuyến trầm lắng…--> từ gợi
tả bộc lộ cảm xúc mạnh)
8. Từ ngữ gợi tả: từ láy, từ dùng đắt… ( Ví dụ: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” -
> heo hút: từ gợi tả, vừa gợi độ cao, lại vừa gợi sự hoang vắng của không gian…)
9. Kết cấu: gọi đáp, vòng lặp…
10. Cách xưng hô: mình – ta, con – mế - nhân dân,(tiếng hát con tàu), cách đổi từ
“tôi” -> “ta” trong Vội vàng.
11. Các kiểu câu : Câu hỏi tu từ, câu cầu khiến, câu cảm thán(chú ý dấu “…” hay
dấu “!”, câu gọi đáp)
12. Các biểu hiện tính nhạc, họa: (âm thanh, màu sắc, đường nét, hình khối, phối
cảnh…)
13. Các biểu hiện của khoảng lặng (dấu ba chấm, câu hỏi tu từ, hình ảnh biểu
tượng…)
14. Các kết cấu toàn bài: mạch chính luận – trữ tình ( Vội vàng, Đất nước Nguyễn
Khoa Điềm), kết cấu tạo hình ( độ dài ngắn khác nhau của các khổ thơ Sóng tạo nên
hình ảnh của một con sóng)
15. […] -> các đặc điểm đặc biệt cụ thể của từng bài cụ thể. (Không viết hoa đầu câu,
các kết cấu thơ tạo hình, kết thành hình bậc thang
D. MỘT VÀI LƯU Ý (chỉ sử dụng khi đã làm tốt các kĩ năng cơ bản)
1.Liên hệ với phần trước và sau đoạn thơ được cho để làm bật lên nét đặc sắc của
đoạn thơ.
2.So sánh đoạn thơ với đoạn thơ khác có nét tương đồng để làm bật lên nét đặc sắc
của đoạn thơ được cho.
3.So sánh tác giả đoạn thơ với tác giả khác có nét tương đồng để làm bật lê nét đặc
sắc của tác giả đoạn thơ được cho
LUYỆN TẬP
Cảm nhận của em về những bài thơ sau:

HỎI
Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
– Chúng tôi tôn cao nhau

Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
– Chúng tôi làm đầy nhau

Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?


– Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời

Tôi hỏi người:


– Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:


– Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:


– Người sống với người như thế nào?
(Hữu Thỉnh)

NÓI VỚI EM

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,


Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay,
Tiếng lích chích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,


Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,


Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.
(Vũ Quần Phương)

You might also like