Cơ Sơ Văn Hóa

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

1.

3 Quá trình hình thành và phát triển


Đến với núi rừng tây nguyên, có thể nói tạo hóa đã khéo tạo cho tây nguyên vẻ
đẹp tinh khiết nhất để con người thấm nhuần bản sắc thiên nhiên và những thứ quà vô
giá. Chính tại vùng đất này nơi tiếng Cồng Chiêng vang vọng của một mảnh đất hồng
hoang, nguyên thủy. Cồng Chiêng ở Tây Nguyên không chỉ là một loại nhạc cụ và nó đã
trở thành một không gian văn hóa. Cồng Chiêng đối với người Tây Nguyên là tiếng nói
tâm linh, tâm hồn của con người. Để đạt được thành tựu như ngày hôm nay, Cồng Chiêng
Tây Nguyên đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài
1/ Sự phát triển về chất liệu:
Cồng Chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Trước
khi có văn hóa đồng người xưa đã tìm đến loại công cụ bằng đá: cồng đá, chiêng đá, tre
và qua sự cải tiến công cụ lao động, và sự tiến bộ vượt bậc trong tư duy của loài người thì
đồ đồng đã ra đời. Như vậy, cho thấy sự phát triển không ngừng của con người trong việc
sử dụng chúng với những ý nghĩa khác nhau. Nếu như ban đầu cồng chiêng có âm thanh
sâu lắng, ngân vang ,hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió để âm thanh dễ dàng đi vào lòng
người nhưng khi được làm bằng đồng chúng sẽ phát ra âm thanh to hơn, vang xa hơn dễ
dàng hơn trong các cuộc đi săn trong rừng, từ đó mang lại cho họ những chiến lợi phẩm
ngày thêm dồi dào.
Về màu sắc của cồng chiêng và sự khác nhau về âm thanh của chúng: càng về sau,
người dân tộc thiểu số càng chú ý hơn về yếu tố thẩm mĩ của cồng chiêng, đó là yếu tố
màu sắc. Con người có thể tạo ra với nhiều màu sắc khác nhau. Nếu đúc bằng đồng
nguyên chất, khi mới ra lò chúng có màu của đồng như máu đỏ, màu vàng hoặc đen. Tuy
nhiên, trong quá trình đúc, người ta có thể pha chế với một số hợp kim khác để tạo nên
những màu sắc khác nhau. Thường thì người ta cố tình chuyển đổi nó thành màu đen
hoặc xám để sử dụng, bởi trên thực tế giá trị của đồng đen là cao nhất trong các loại
đồng, làm như thế để thể hiện sự giàu có. Trong quá trình đúc, với các công thức pha chế
hợp kim phụ trợ, người ta có thể tạo ra những chiếc cồng chiêng với những âm thanh theo
ý muốn. Và điều đó đã tạo nên giá trị quý giá và nét độc đáo riêng cho các cư dân, buôn
làng sử dụng Cồng Chiêng.
2/ Sự phát triển về văn hóa- xã hội:
Mục đích sử dụng Cồng Chiêng đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số ngày
càng đa dạng. Từ việc dùng nó làm phương tiện để săn thú, cho đến việc dùng nó làm
tiếng nói để kết nối với thế giới thần linh , hay sử dụng trong những hoạt động thường
ngày cho thấy sự thay đổi trong nhận thức của cộng đồng Tây Nguyên. Nó là phương tiện
kết nối họ trong công cuộc sinh tồn đồng thời cũng là sự tôn kính của họ với các đấng
thần linh hay là ý niệm tôn trọng thiên nhiên của họ. Ta có thể thấy cồng chiêng xuất hiện
qua các lễ hội của người dân Tây Nguyên như là lễ hội đâm trâu vào khoảng tháng 2 – 3
âm lịch hằng năm. Ý nghĩa của lễ hội đâm trâu đóng vai trò quan trọng trong đời sống
văn hóa tinh thần của người dân tộc ở tây nguyên như lễ hội đâm trâu của người Ê đê, lễ
hội đâm trâu của người Ba Na…vì nó thể hiện lòng tôn kính của người dân với Giàng
( trời) , thầm cảm ơn Giàng đã phù hộ cho họ một mùa rẫy ấm no, bội thu và cầu mong
mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới, các nghi lễ đâm trâu được tổ chức rất trang trọng,
thể hiện sự thiêng liêng trong tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao.
Trong đó cồng chiêng mang tính liên kết rất to lớn, ngoài việc liên kết cộng đồng thì
những mối tơ duyên đôi lứa cũng được se kết từ đây.
Ngoài ra , trong các đám cúng gia đình hay của làng bản, trước khi cúng tế, người
ta thường phải xin dùng cồng chiêng trong buổi lễ, qua đó cho thấy sự nhớ ơn và ý thức
tôn trọng ông bà tổ tiên, thế hệ đi trước. Đặc biệt, cồng chiêng không chỉ song hành cùng
con người Tây Nguyên từ khi sinh ra cho đến khi mất đi.
Mỗi dân tộc đều có những bản nhạc cồng chiêng riêng để diễn tả vẻ đẹp thiên
nhiên, khát vọng của con người. Đối với người Ê Đê có lễ hội đâm trâu thì người
Giarai có lễ thổi tai. Khi đứa trẻ mới sinh ra trong buổi “lễ thổi tai” chúng sẽ được nghe
tiếng chuông đầu tiên để biểu trưng rằng nó đã thuộc vào bộ tộc của họ. Những đứa trẻ
luôn được bao quanh bởi nhiều vị thần. Muốn chúng được mạnh khỏe, đồng bào phải
thực hiện các nghi lễ cầu xin các vị thần phù hộ từ khi đứa bé mới sinh ra đến tuổi trưởng
thành. Nếu sinh con trai ta đánh bài đâm trâu, nếu đẻ con gái ta đánh bài mừng lúa mới để
tiếng chiêng cất lên công nhận một sinh linh mới đến với thế giới này. Không chỉ dừng
lại ở đó, khi đám cưới hoặc sinh hoạt trong mọi lễ thức đều có tiếng chiêng tham gia vào,
kể cả khi con người về với tổ tiên cồng chiêng sẽ tiễn đưa con người vào cõi vĩnh hằng.
Tiếng cồng chiêng đi theo suốt vòng nghi lễ của đời người Tây Nguyên, là một phần
không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người Tây Nguyên.
Trong nền âm nhạc Việt Nam, nghệ thuật đánh cồng chiêng đã góp phần tạo nên
sự phong phú về hình thức chơi nhạc cụ cũng như phong phú thêm về các loại nhạc cụ.
Sự phong phú và đa dạng về lối chơi chiêng của người Tây Nguyên tạo thêm sự độc
đáo và đa dạng cho loại hình nghệ thuật truyền thống, nó cũng cho biết sự thông
minh và tâm hồn đẹp của con người khi đạt được các cấp độ cao hơn nữa của nghệ thuật.
Rõ ràng phải có say mê, có tâm huyết phải có những tâm hồn đẹp thì mới có
thể tạo nên sự thành công đó. Những sự thay đổi trên phản ánh sự đổi mới phương
pháp và kĩ thuật sử dụng âm nhạc đã có trình độ cao như: Cồng chiêng Tây
Nguyên nhịp nhanh, tốc độ cao và cường độ mạnh; cồng chiêng Mnông nhịp
điệu không cao nhưng tốc độ rất lớn; cồng chiêng bana-giarai nghiêng về tính chủ âm
(một bè âm của chiêng có núm phát nên âm sắc mạnh mẽ và dữ dội, một bè âm khác của
cồng không có núm với âm sắc trầm gọn và êm dịu) . Có khi nghệ nhân sử dụng bàn tay
để gõ, hoặc dùng dùi sắt có bịt lưới trên tai. .. điều ấy tăng thêm sự phong phú về cách
thức sáng tạo thêm những hình thức âm nhạc khác nhau. Khi trình diễn cồng chiêng,
người nghệ nhân gõ và di chuyển dàn cồng chiêng diễn từ phải sang trái với ý nghĩa cùng
chiều với thời gian, hướng về cội nguồn.
Bên cạnh âm nhạc thì nét đẹp văn hóa này còn được thể hiện rõ ràng và phong phú
trong các tác phẩm sử thi, truyền thuyết, thơ ca… của người Tây Nguyên. Cụ thể trong “
Sử thi Đam San” có đoạn viết: "Hãy đánh những cái chiêng kêu thanh nhất, những chiêng
kêu trầm nhất. Đánh nhè nhẹ cho gió đưa xuống đất. Đánh cho tiếng chiêng vang xa khắp
xứ! Đánh cho tiếng chiêng luồn qua sàn lan đi xa. Đánh cho tiếng chiêng vượt qua mái
nhà vọng lên trời. Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến phải ngã
xuống đất! Đánh cho ma quỷ mê mải nghe đến quên làm hại con người. Đánh cho chuột
sóc quên đào hang, cho rắn nằm ngay đơ, cho thỏ phải giật mình, cho hươu nai đứng
nghe quên ăn cỏ, cho tất cả chỉ còn lắng nghe tiếng chiêng của Đam San” Cũng không
thua kém, việc sử dụng cồng chiêng mạnh mẽ, hào hùng, sôi động trong những trận
đánh cũng thể hiện tinh thần tự chủ của người dân tộc thiểu số và tinh thần yêu
nước nồng nàn, yêu hoà bình của họ. Hoặc sâu xa hơn nữa, các âm vang cồng
chiêng trong các hoàn cảnh, không gian thích hợp sẽ gợi cho người nghe nhớ về nguồn
cội, về các cuộc săn lùng muôn thú nhằm giành giật sự sống, đồng thời cũng là thể hiện
sức mạnh phi thường của con người khi chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt.
1.4 Nét đặc trưng của cồng chiêng Tây Nguyên.
1.4.1 giới thiệu về cồng chiêng.
Đến với Tây Nguyên, ai cũng muốn được thưởng thức những âm thanh trầm bổng,
vang vọng của cồng chiêng giữa núi rừng đại ngàn. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ
có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự đa dạng độc đáo của kỹ thuật diễn tấu, mà còn là tiếng nói
tâm linh, là biểu tượng cho cuộc sống của con người nơi đây. Quan niệm rằng, đằng sau
mỗi chiếc công chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị
thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu
có. Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng 2 con voi hoặc 20 con trâu. Vào những ngày
hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu
trong khi tiếng cồng chiêng ngân vang, đó không còn là hình ảnh quá xa lạ với người Tây
Nguyên. Một khung cảnh thật lãng mạn và huyền ảo.Và hình ảnh ấy xuất hiện trong
những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng
tráng.
Tầm quan trọng của cồng chiêng được truyền từ ngàn đời đến nay, nghệ thuật
cồng chiêng đã không ngừng phát triển đến trình độ cao hơn. Cồng chiêng Tây Nguyên
rất đa dạng và phong phú.
Cồng chiêng Tây Nguyên có hai loại là chiêng bằng và chiêng núm. Chiêng núm
gọi là Chiêng, chiêng bằng gọi là Chinh.

Cồng chiêng có nhiều cỡ to, nhỏ, dày, mỏng khác nhau. Có loại đường kính rộng
90cm phải treo lên giá đỡ, khi đánh lên tiếng ngân rền như sấm; có loại nhỏ đường kính
chỉ 15cm, tiếng cao trong trẻo.Tùy theo từng dân tộc mà số lượng mỗi loại chiêng cồng
tham gia vào dàn cồng chiêng có khác nhau. Các dân tộc Ba-na, Gia-rai, Xơ-đăng, Rơ-
măm, Chu-ru thường sử dụng nhiều chiêng núm. Các dân tộc Ê-đê, Cơ-ho, Giẻ-triêng,
Mnông Mạ thường sử dụng nhiều chiêng bằng. Việc sử dụng chiêng bằng hay chiêng
núm và sự pha trộn giữa hai loại chiêng là sự lựa chọn mang tính đặc thù về thẩm âm của
từng dân tộc. Từ cách lựa chọn âm sắc chiêng (bằng hay núm) đã dẫn tới sự cấu tạo của
mỗi dàn chiêng. Các dàn chiêng lớn nhất thường có cấu tạo từ 9 đến 12 chiêng như dàn
chiêng của các dân tộc Ba-na, Gia-rai, Ê-đê. Các dàn chiêng nhỏ nhất thường có từ 2 đến
4 chiếc, như dàn chiêng Tha của người Brâu có hai chiếc chiêng bằng, dàn chiêng cúng
lúa của người Tơ-đrá (một nhánh của dân tộc Xơ-đăng) có 4 chiếc chiêng núm. Còn trung
bình mỗi dàn chiêng thường có từ 6 đến 8 chiếc chiêng. Tên của mỗi chiếc chiêng trong
dàn chiêng thường đặt theo tên gọi các thành viên trong gia đình, như cha, mẹ, anh, chị
em, em nhỏ. Cồng chiêng là nhạc cụ vì khi phát ra tiếng nhạc, nó không phải chỉ là
phương tiện vui chơi hay giải trí mà lại đi kèm với một nghi lễ hay một sự kiện trọng đại.
Vì vậy chiêng có thể coi như một đồ vật linh thiêng và là công cụ giúp con người
giao tiếp với các vị thần linh và là mối quan hệ gắn kết của người sống đối với những vị
thần linh. Âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc nghe và phục vụ cho nhu cầu giải trí tại nơi
đây âm nhạc vươn xa hơn thế. Hầu như mỗi sinh hoạt trong bộ tộc đều dính liền với nét
nhạc.Từ khi người con mới chào đời đến chuyện nhà nông từ nhổ mạ, cấy thóc cho đến
các cuộc gặp mặt trai gái, buổi chia tay hay đám tang. .. luôn có các lề lối riêng biệt.
Trong lúc cồng chiêng các nước khác gần như theo một cấu trúc thống nhất (thí dụ
cồng chiêng Indonesia có 5 thứ nhạc cụ) thì cơ cấu của cồng chiêng Tây Nguyên khá
phong phú. Dàn cồng chiêng tây nguyên thường đơn giản là 2 dàn chiêng, với mỗi dàn
9,12,15 cả cồng và chiêng. Mỗi người đánh một cồng. Trong một số lễ hội lớn thường có
cả phần trống.
Tóm lại, chưa một nước nào hay vùng nào mà có số lượng cồng chiêng nhiều như ở Tây
Nguyên nước ta. Mỗi dân tộc ở Tây nguyên lại có một cách điều chỉnh âm thanh rất
riêng, không những khác nhau về độ cao mà còn khác về màu âm. Âm nào quá thanh
phải chỉnh cho đục một chút để một nét đẹp thanh âm tuyệt hảo, người ta ví người nghệ
nhân cồng chiêng như họa sĩ, họ điểm xuyến lên bức tranh thanh âm những nốt nhạc trầm
bổng khác nhau để tạo nên một tuyệt tác. Kỹ thuật chỉnh ẩm có lẽ là phần tinh vi nhất của
người nghệ nhân cồng chiêng, đòi hỏi một kỹ năng cao, bởi chỉ sử dụng chiếc búa gỗ nhỏ
mà có thể điều chỉnh âm lên cao hay xuống thấp thật chính xác.
Về vị trí của cồng chiêng trong các dàn nhạc: Dàn cồng chiêng của người Mường
từ 5 đến 20 cái do mỗi người cầm một cái. Sự kết hợp giữa trống cái và chiêng cồng là
công thức cổ xưa nhất được lưu truyền ở nhiều dân tộc và dàn nhạc chiêng cồng. Ở Tây
Nguyên là nơi chiêng cồng phát huy tính âm nhạc cao nhất. Nếu ở các dân tộc Việt, Thái,
Tày, Khơ me, cồng chiêng mới được sử dụng như các nhạc cụ nhịp điệu, thì ở dân tộc
Mường và các dân tộc ở Tây Nguyên, cồng chiêng được tổ chức thành dàn nhạc, diễn tấu
những bài bản đa âm (multiphony), với các hình thức chủ điệu (homophony), đa điệu
(heterophony), hòa điệu (harmony) khác nhau. Đây chính là phần quan trọng cũng như
giá trị quý báu của nghệ thuật âm nhạc cồng chiêng của các dân tộc Việt Nam nói chung
và Tây Nguyên nói riêng. Nghệ thuật cồng chiêng rất đa dạng, phong phú không chỉ về
mặt tiết tấu mà còn ở giai điệu, hòa âm và nghệ thuật trình diễn, kết hợp với múa dân
gian. Cồng chiêng do một nhóm người đồng diễn, một người chỉ sử dụng một cồng hoặc
một chiêng. Bộ cồng chiêng này thường diễn tấu độc lập, ít khi có các nhạc khí khác phụ
họa, hoặc nếu có chỉ với hai trống da hoặc bộ lục lạc cũng bằng đồng.
Những nhạc khí tương tự ở Đông Nam Á: Không chỉ Tây Nguyên ,Văn hóa cồng
chiêng còn tồn tại chủ yếu ở các nước vùng Đông Nam Á, trong lục địa cũng như ở các
hải đảo. Ví dụ như: Cồng chiêng của người Khmer Campuchia chỉ có hai người diễn tấu
với 2 dàn cồng, mỗi dàn gồm 16 chiếc cồng nhỏ xếp trên một giá sắt hình bán nguyệt,
riêng người Tampuan và các dân tộc thuộc nhóm Khmer Loeu ở Campuchia thì cồng
chiêng của họ có nét tương đồng giữa cồng chiêng Tây Nguyên và dân tộc Igorot ở
Philippines.Cồng chiêng của Myanmar tuy đồ sộ hơn nhưng cũng được cố định vào
những chiếc khung và giá đỡ chắc chắn, mang dáng dấp của một nhạc cụ hiện đại. Riêng
cồng chiêng Philippines,như Gangsa của các dân tộc Kalinga hay Igorot gồm 6 cồng
phẳng, người đánh cồng di chuyển đôi chút và có những động tác gần như múa, còn thì
nhạc công trong các dàn cồng lớn của Đông Nam Á đều ngồi một chỗ biểu diễn. Người
Mambai ở Đông Timor hay người Kreung thuộc Khmer Loeu sử dụng cồng, loại chiêng
của người Kreung gọi là kong nyee ,trong khi chiêng gọi là kong chmol. Cồng chiêng đã
là một nhạc cụ của Trung Quốc trong nhiều thiên niên kỷ. Công dụng đầu tiên của nó có
thể là để báo hiệu cho công nhân nông dân từ ngoài đồng vào, vì một số cồng chiêng đủ
lớn để có thể nghe thấy từ cách xa tới 5 dặm. Ở Nhật Bản, theo truyền thống, chúng được
sử dụng để bắt đầu các cuộc thi đấu vật sumo. Chiêng Trung Quốc thường dùng trong các
trận đấu võ kungfu, thiếu lâm hay Vịnh Xuân quyền.
1.4.2 Phân loại cồng chiêng
Có nhiều cách để phân loại cồng chiêng, việc phân loại phải căn cứ vào nhiều yếu
tố. Nhưng cách phổ biến nhất là ta nhìn vào hình thức ta thấy có hai loại: loại có núm và
không có núm, đan xen vào đời sống con người Tây Nguyên bằng nhiều con đường khác
nhau. Do chức năng của từng công việc, quan niệm về phong tục tập quán của từng vùng,
hoặc có thể là do nhiệm vụ xã hội mà đồng bào đã tổ chức, biên chế và đặt tên cho từng
bộ chiêng theo trình tự riêng biệt của từng dân tộc. Ví dụ như:
- Bộ chiêng Aráp (Gia Rai) dung trong lễ Pơ Thi( lễ bỏ mả).
- Bộ chiêng M’Nhum (Gia Rai) dùng trong các lễ hội và các công việc vui.
- Bộ chiêng J’Rum (Gia Rai) dùng trong lễ xoay cột, đâm trâu.
- Bộ chiêng Vang (Gia Rai) dùng trong lễ M’Pú
- Bộ chiêng So (Bana) dùng trong lễ đâm trâu
- Bộ chiêng Hơđúc (Bana) dùng trong lễ mừng chiến thắng.
Theo như ông Rowmal Del, người dân tộc Gia Rai, một nhà nghiên cứu ngôn ngữ
học cho biết: người dân tộc Gia Rai sử dụng cồng chiêng rất cầu kỳ, đặc biệt là những
loại cồng chiêng đã được đồng bào đặt tên theo từng loại theo một trình tự riêng biệt:
- Chiêng Pat maih: núm có vạch ngang, sờ không thấy vết, mặt trong hình
thang, thân màu đen, nhẵn giống da cá trê. Âm thanh trầm, vang xa, đường kính
80cm.
- Chiêng Pat chet: núm có vạch ngang, mặt trong hình thang màu hơi đen.
Kích thước và âm thanh giống chiêng Pat chet.
- Chiêng Pat ca: núm có vạch ngang, mặt trong có hình thang, màu da mốc
giống con ba ba. Kích thước và âm thanh giống Pat chet. - Chiêng Pat gó: mặt sần
sùi, màu đen, âm thanh trầm hơn pat mail.
Và riêng Chiêng Joăn (cồng do người Kinh đúc) gồm 4 loại sau:
+ Chiêng Joăn HlatơiL: thân giống như màu lá chuối, rất nhăn, âm thanh
cao, trong trẻo, đường kính 60- 80cm.
+ Chiêng Joăn Sênh Hong: mặt ngoài có dấu búa li ti, âm thanh và kích
thước giống chiêng Joăn Hlatơi.
+ Chiêng Joăn Eh Knik: mặt ngoài có hoa văn trông giống với chân chuột.
+ Chiêng Joăn Sênh Hni: Mặt ngoài trông giống như sáp ong, âm thanh và
kích thước giống những loại trên…
1.4.3. Đặc trưng về tiếng cồng ,tiếng chiêng
Nét riêng của văn hóa cồng chiêng, nhất là cồng chiêng Tây Nguyên là đa âm, đa
thanh để "đa thoại" tức tạo ra nhiều "tiếng nói". Đồng thời cũng là nét văn hóa có truyền
thống và lịch sử rất lâu đời.
+ Có nguồn gốc ban đầu từ cồng đá, chiêng đá... tre, nhờ có sự tiến bộ vượt bậc
của con người đồ đồng được phát minh, chiêng đồng mới xuất hiện..
+ Tiếng nói chủ yếu nữa của cồng chiêng là kết nối cộng đồng. Ngay ở thành ngữ
vừa dẫn "Lệnh ông không bằng cồng bà" cũng cho thấy cha ông ta ngày trước để tập hợp
lực lượng thì phương thức chủ yếu là nhờ con đường âm vọng cồng chiêng. Cơ bản hơn,
nó thẩm thấu vào mỗi tâm hồn, như là cơm ăn nước uống, như là hơi thở nuôi dưỡng mỗi
cá nhân gắn bó sâu nặng, ân tình, sống chết với cộng đồng mình. Tiếng chiêng dài hơn
đời người, tiếng chiêng nối liền, kết dính những thế hệ. Trong mỗi lễ hội, Cồng Chiêng là
phương tiện duy nhất để con người thông linh (với thần), giao hòa với trời đất và giao
tiếp trong cộng đồng. . Âm thanh của cồng chiêng như xoa dịu nỗi buồn, sự đớn đau, nỗi
cô đơn trống vắng hay tủi hờn trong bất hạnh. Người giàu sang, kẻ nghèo hèn, già trẻ, gái
trai như bị thôi miên, khao khát tìm về cội nguồn, gắn kết trong vũ điệu cồng chiêng say
lòng người. Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên- nó cũng
là sợi dây thanh âm huyền bí kết nối giữa thế giới trần tục với thế giới thần linh là tiếng
nói của tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động
và sinh hoạt hàng ngày của họ. Âm thanh của cồng chiêng như xoa dịu nỗi buồn, sự đớn
đau, nỗi cô đơn trống vắng hay tủi hờn trong bất hạnh. Người giàu sang, kẻ nghèo hèn,
già trẻ, gái trai như bị thôi miên, khao khát tìm về cội nguồn, gắn kết trong vũ điệu cồng
chiêng say lòng người.
+Cồng chiêng Tây Nguyên đóng vai trò là công cụ giúp xác định bản sắc và nét
đặc trưng của mỗi dân tộc Tây Nguyên cũng như của các dân tộc trên dải đất muôn hình,
muôn màu Tây Nguyên. Mỗi dân tộc Tây Nguyên có cách đánh chiêng khác biệt nhau.
Dù người dân Tây Nguyên chỉ là những người bình thường thậm chí không có một văn
bằng có thể kiểm chứng tài năng âm nhạc của họ, nhưng họ chỉ cần nghe tiếng chiêng là
họ phân biệt được đó là dân tộc nào.
+Cồng chiêng xuất hiện trên mảnh đất Tây Nguyên chan hòa nắng gió từ bao giờ
không ai rõ. Nó như mạch nước ngầm thấm đẫm hơi thở cuộc sống. Một loại hình sinh
hoạt gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần và tín ngưỡng của con người từ lúc được
sinh ra cho đến khi trở về với đất trời, với vũ trụ.Gắn liền với văn hóa , cồng chiêng là
một nhạc cụ nghi lễ
+ Mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng riêng: Ngoài những bài chiêng đánh
trong các lễ thức lớn như lễ Đâm trâu, lễ Thổi tai, các dân tộc Tây Nguyên có có rất nhiều
các bài chiêng đánh trong lễ Cúng bên nước, lễ Cúng cơm mới, lễ Dựng nhà, lễ Rước
kpan, lễ Cúng đất v.v... Người Mnông Gar có các bài chiêng: Booc-ngăn, Rơ-le, Bar-đăn,
Đol-rơ-la,.. Người Ê-đê có các bài chiêng: Chiêng gọi buôn làng, Chiêng gọi hồn lúa,
Chiêng ngày mùa,…
+ Ngoài ra, còn có những bài chiêng dùng cho các sinh hoạt cộng đồng như: Bản
sắc văn hoá các dân tộc ít người Tây Nguyên thể hiện đậm đà nhất trong cồng chiêng và
sinh hoạt văn hoá cồng chiêng. Tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật tạo hình, múa dân gian và
ẩm thực dân gian... đều thể hiện, gắn bó mật thiết với cồng chiêng (các tượng tròn ở nhà
mồ của các dân tộc Tây Nguyên chỉ trở nên đẹp hơn với ngày lễ bỏ mả trong một không
gian huyền ảo đầy những tiếng cồng chiêng sâu lắng).
Người nghệ nhân ở Tây Nguyên sử dụng hai phương pháp để chỉnh sửa:
+ Gõ, gò theo hình vảy tê tê
+ Gõ, gò theo hình lượn sóng
Và có ít nhất 3 phong cách âm nhạc lớn của cồng chiêng Tây Nguyên:
Cồng chiêng Êđê nhịp điệu phức hợp, tốc độ nhanh, cường độ lớn; cồng
chiêng Mnông cường độ không lớn mặc dù tốc độ khá nhanh; cồng chiêng Bana -
Giarai thiên về tính chất chủ điệu (một bè trầm của cồng có núm vang lên âm sắc
vững chãi, hùng tráng, một bè giai điệu thánh thót của chiêng không có núm với
âm sắc đanh gọn, lảnh lót). Mỗi người đánh chỉ một chiêng: dàn chiêng có bao
nhiêu cái thì có bấy nhiêu người đánh. Nhiều cuộc cồng phối hợp với nhau để tạo
thành dàn nhạc. Lối biểu diễn rất "động", kêu gọi cả người xem cùng vào cuộc
"xoang", hát. Kỹ thuật kích âm, chỉnh âm cồng chiêng của người biểu diễn "biến
hóa khôn lường" làm cho giai điệu lúc trầm, bổng, lúc mơ màng, du dương, lúc bi
tráng, hào hùng, lúc da diết, thắc thỏm... tùy theo hoàn cảnh, môi trường sinh hoạt
và tâm trạng, dường như cồng chiêng có thể tạo ra tất cả thanh âm của tạo hóa này
ban tặng. Một dàn cồng chiêng có cồng chiêng cha mẹ, cồng chiêng con cháu
mang hình ảnh một gia đình gắn bó chặt chẽ với cộng đồng.
Đa số những dân tộc tại Tây Nguyên đang đánh chiêng đều là đàn ông (kể cả hai
dân tộc Jrai và Giarai đang theo chế độ mẫu hệ hoặc tộc người Bana và Jrai đang thực
hiện đồng thời chế độ mẫu hệ với chế độ hôn nhân) , song cũng có một số dân tộc phụ nữ
là nghệ nhân chơi chiêng và có phụ nữ còn nhảy chung với nghệ nhân chơi chiêng. Ðiều
ấy không những chứng minh tính truyền thống tốt đẹp của chiêng Tây Nguyên còn cho
biết sự đa dạng văn hoá của nó

You might also like