Final Report of Statistics

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 47

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

REPORT OF STATISTICS

ASSESSMENT OF FACTORS CAUSING PRESSURE IN THE


LIVES OF FTU STUDENTS

GROUP:
CLASS: K61MF2
Lecturer:
NAME OF MEMBERS:
1. Ngô Lê Quỳnh Như - 2215027040
2. Tiền Tâm Đan - 2215027019
3. Trang Dinh Khánh - 2215027030
4. Nguyễn Thành Tài - 2215027065
5. Đoàn Tân - 2215027083
6. Lê Gia Huynh - 2215027040

1
Ho Chi Minh City, 2023

2
3

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Qua khảo sát mẫu gồm 200 sinh viên FTU bằng phương pháp lấy mẫu gián tiếp,
ngẫu nhiên đơn giản về các yếu tố gây ra áp lực trong cuộc sống của sinh viên. Áp
dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả, thống kê suy diễn nhóm khảo sát
nhận thấy trong 7 yếu tố gây ra áp lực gồm có học tập, tài chính, thời gian, sức khỏe,
gia đình, mối quan hệ xã hội và bản thân thì sinh viên cho rằng gặp vấn đề lớn nhất là
áp lực về tài chính, kế đến là học tập, nam sinh viên chịu áp lực về tài chính nhiều hơn
so với nữ sinh viên nhưng nam sinh viên chịu áp lực về học tập ít hơn nữ sinh viên và
có thể nói chưa đủ điều kiện để khẳng định có khác biệt trong việc đánh giá mức độ
đồng ý của yếu tố áp lực học tập, tài chính, thời gian giữa sinh viên các khóa K60,
K61, K62 mức độ áp lực của phần lớn sinh viên là mức độ nhẹ.

Ngoài ra, kết quả khảo sát còn cho thấy áp lực của sinh viên có ảnh hưởng tích
cực nhất đến sự cạnh tranh, từ đó tạo động lực nâng cao kỹ năng của bản thân; và có
ảnh hưởng tiêu cực đến việc “dễ mắc phải sai lầm trong công việc” và “làm trì trệ công
việc”. Kết quả khảo sát giúp cho nhà trường có cơ sở để xác định những nguyên nhân
dẫn đến áp lực trong cuộc sống của sinh viên FTU. Qua đó, nhà trường có thể khảo sát
sâu hơn, có những giải pháp kịp thời nhằm giảm thiểu áp lực cho sinh viên. Chất
lượng sinh viên FTU sẽ ngày càng được nâng cao và tạo được một môi trường tốt hơn
cho cả những thế hệ sinh viên sau này bởi sự thấu hiểu và những biện pháp đúng đắn.

Từ khóa: Áp lực, cuộc sống, sinh viên FTU.

3
4

MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI........................................................................................................I

MỤC LỤC.....................................................................................................................II

DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................IV

DANH MỤC HÌNH......................................................................................................V

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................VI

NỘI DUNG.....................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU..........................................................................................1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................5

2.1. Áp lực là gì ?...........................................................................................................5

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................11

3.2.1.Ước lượng tỷ lệ sinh viên đang đang chịu áp lực về tài chính với độ tin
cậy 95%.................................................................................................................12

3.2.2. Kiểm định tỷ lệ sinh viên nam chịu ảnh hưởng về tài chính nhiều hơn so
với sinh viên nữ với mức ý nghĩa 5%..................................................................13

3.2.3. Kiểm định tỷ lệ sinh viên nam chịu áp lực học tập ít hơn so với sinh viên
nữ với mức ý nghĩa 5%........................................................................................14

3.3. Mức độ áp lực của sinh viên 14

3.3.1. Kiểm định tỷ lệ sinh viên nam và nữ chịu áp lực nặng là như nhau với
mức ý nghĩa 5%....................................................................................................16

3.3.2. Kiểm định tỷ lệ sinh viên Khóa 60 chịu áp lực nặng hơn Khóa 62 với
mức ý nghĩa 5%....................................................................................................16

3.4.2. Kiểm định sự khác biệt về sự đánh giá mức độ đồng ý của yếu tố áp lực
học tập giữa sinh viên các Khóa 19

4
5

3.4.3. Kiểm định sự khác biệt về sự đánh giá mức độ đồng ý của yếu tố áp lực
thời gian giữa sinh viên các Khóa 21

3.4.4. Kiểm định sự khác biệt về sự đánh giá mức độ đồng ý của yếu tố áp lực
tài chính giữa sinh viên các Khóa 23

* Kiểm định tỷ lệ sinh viên cho rằng áp lực có tác động tích cực tạo ra cạnh tranh
- từ đó tạo động lực nâng cao kỹ năng của bản thân, tối thiểu là 60% với mức ý
nghĩa 5%.................................................................................................................26

* Ước lượng tỷ lệ sinh viên cảm thấy “dễ mắc phải sai lầm trong công việc” và
“làm trì trệ công việc” với độ tin cậy 95%............................................................27

* Kiểm định giả thuyết cho rằng sinh viên sử dụng giải pháp Chia sẻ với bạn bè,
người thân để vượt qua áp lực chiếm tỷ lệ 45% với mức ý nghĩa 5%....................29

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................30

4.1. Kết luận 30

4.2. Kiến nghị...............................................................................................................30

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................I

PHỤ LỤC.....................................................................................................................III

Phụ lục 1: Bảng khảo sát khảo sát.............................................................................III

5
6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3. 1: Giới tính của sinh viên 11


Bảng 3. 2: Các áp lực thường gặp của sinh viên FTU 12
Bảng 3. 3: Các mức độ áp lực của sinh viên theo giới tính 15
Bảng 3. 4. Mức độ áp lực sinh viên theo khóa 15
Bảng 3. 5. Các yếu tố khiến sinh viên gặp áp lực 17
Bảng 3. 6. Kết quả One-Way ANOVA của kiểm định sự đánh giá mức độ đồng ý của
yếu tố áp lực Học tập giữa các khóa sinh viên FTU 20
Bảng 3. 7. Kết quả One-Way ANOVA của kiểm kiểm định sự đánh giá mức độ đồng ý
của yếu tố áp lực Thời gian giữa các khóa sinh viên FTU 22
Bảng 3. 8. Kết quả One-Way ANOVA của kiểm kiểm định sự đánh giá mức độ đồng ý
của yếu tố áp lực tài chính giữa các khóa sinh viên FTU 24
Bảng 3. 9. Các tác động tích cực của áp lực 26
Bảng 3. 10. Các tác động tiêu cực của áp lực 27
Bảng 3. 11. Các giải pháp vượt qua áp lực của sinh viên 28

6
7

DANH MỤC HÌNH


Hình 2. 1: Mô hình khảo sát đề xuất 8

Hình 3. 1: Khóa học của sinh viên 11


Hình 3. 2: Áp lực của sinh viên FTU 12
Hình 3. 3: Áp lực của sinh viên nam và nữ 14
Hình 3. 4: Mức độ áp lực của sinh viên theo giới tính 15
Hình 3. 5: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố 19
Hình 3. 6: Tác động tích cực của các áp lực 26
Hình 3. 7: Tác động tiêu cực của các áp lực 27
Hình 3. 8: Giải pháp sinh viên sử dụng để vượt qua áp lực 29

7
8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt
FTU Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh

FTUer Sinh viên trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II Thành phố Hồ Chí
Minh
GPA Điểm trung bình tích lũy của học sinh/ sinh viên trong suốt quá
trình học tập một thời gian học dài (Grade Point Average)
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
K60 Khóa 60
K61 Khóa 61
K62 Khóa 62
SPSS Một phần mềm máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê
(Statistical Package for the Social Sciences)
ANOVA Analysis of Variance (phân tích phương sai)
GVHD Giảng viên hướng dẫn

8
9

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, sinh viên, đặc biệt là tại Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II TPHCM,
đối mặt với một lượng lớn áp lực từ nhiều phía khác nhau, đặc biệt là về mặt tâm lý và
tài chính. Khảo sát đã chỉ ra rằng tỷ lệ biểu hiện stress ở sinh viên đang ở mức cao, và
nói chung, họ phải đối mặt với những thách thức đa dạng từ áp lực học tập đến áp lực
xã hội.

Áp lực tài chính trở thành một yếu tố đáng kể, khi sinh viên phải chi trả cho tiền trọ,
học phí, sách vở, xăng xe và nhiều chi phí khác. Việc làm thêm để bổ sung thu nhập
cũng tạo thêm áp lực và yêu cầu quản lý thời gian một cách hiệu quả. Thêm vào đó,
với sự gia tăng của vấn đề sức khỏe tâm thần trong cộng đồng sinh viên, cùng với
những tiến bộ công nghệ làm thay đổi cảnh quan học tập, cuộc sống sinh viên trở nên
khó khăn và đầy áp lực.

Tại Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II TPHCM, sinh viên không chỉ đối mặt với
áp lực học tập và nghề nghiệp trong tương lai mà còn phải đối mặt với sự kỳ vọng từ
gia đình, bạn bè, và xã hội. Ngoài ra, áp lực tâm lý từ cuộc sống đô thị, khả năng
tương tác xã hội, và lo lắng về việc định hình bản thân trong mắt người khác đều làm
tăng thêm căng thẳng và lo ngại.

Nhóm khảo sát quyết định tập trung vào đề tài "Đánh giá các yếu tố gây áp lực trong
cuộc sống của sinh viên FTU," với hy vọng có thể hiểu rõ hơn về những yếu tố này và
đề xuất giải pháp để giúp sinh viên đối mặt và giảm bớt áp lực trong cuộc sống hàng
ngày.

1.2. Mục tiêu khảo sát


1. Xác định các yếu tố gây ra áp lực trong cuộc sống của sinh viên FTU
2. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến áp lực cuộc sống của sinh viên
FTU
9
10

3. Đề xuất những giải pháp làm giảm áp lực trong sinh viên, giúp sinh viên vượt
qua áp lực, biến áp lực thành động lực.
1.3.Câu hỏi khảo sát
Các yếu tố nào gây ra áp lực trong cuộc sống của sinh viên FTU?
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến áp lực cuộc sống của sinh viên FTU như thế
nào?
Những giải pháp nào làm giảm áp lực trong cuộc sống của sinh viên FTU?
1.4. Phương pháp khảo sát
Bảng câu hỏi được nhóm thảo luận, trao đổi với một số sinh viên cùng trường,
Bảng câu hỏi được nhóm thiết kế qua Google Form và gửi đến người trả lời là sinh
viên FTU với cỡ mẫu 200, phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Sau đó, tiến hành sàng
lọc dữ liệu, các phiếu trả lời không đúng yêu cầu hoặc lỗi sẽ được lược bỏ, tiến hành
phân tích trên phần mềm Excel, SPSS. Dùng phương pháp phân tích thống kê mô tả và
phương pháp thống kê suy diễn.
Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Từ dữ liệu khảo sát về các đặc điểm của
sinh viên FTU trên mẫu, nhóm khảo sát tính toán các tham số thống kê của mẫu như:
trung bình mẫu, phương sai mẫu, độ lệch chuẩn mẫu, tỷ lệ mẫu. Các số liệu thu thập
được trình bày dưới dạng bảng, đồ thị trực quan sinh động giúp người đọc dễ dàng
nắm bắt nội dung thông tin một cách khái quát nhất.
Phương pháp thống kê suy diễn: trên cơ sở mẫu quan sát, nhóm khảo sát thực
hiện các phương pháp thống kê suy diễn (ước lượng khoảng trung bình tổng thể, tỷ lệ
tổng thể; kiểm định giả thuyết trung bình tổng thể, tỷ lệ tổng thể; suy diễn thống kê
cho trung bình và tỷ lệ của hai tổng thể; phân tích ANOVA) cho tham số của tổng thể
sinh viên toàn trường FTU. Các kết quả suy diễn là bằng chứng khoa học để kết luận
về vấn đề áp lực của sinh viên FTU.
1.5. Đối tượng khảo sát
Đối tượng: sinh viên FTU
1.6. Phạm vi khảo sát
Thời gian khảo sát: Từ 17/12/2023 đến 31/12/2023.
Không gian khảo sát: Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II TPHCM (FTU)
1.7. Đóng góp của đề tài

10
11

Kết quả khảo sát giúp cho nhà trường có cơ sở để xác định những nguyên nhân
dẫn đến áp lực trong cuộc sống của sinh viên FTU. Qua đó nhà trường có thể khảo sát
sâu hơn, có những giải pháp kịp thời, nhằm giảm thiểu áp lực cho sinh viên giúp họ có
một sức khỏe tinh thần tốt hơn, tập trung vào học tập lĩnh hội tri thức, sẵn sàng đáp
ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Và gia đình phối hợp với nhà trường tạo
cho sinh viên điều kiện tốt nhất nhằm giúp cho sinh viên có những suy nghĩ tích cực
và tâm lý tốt.
Bên cạnh đó, khi nhà trường hiểu được tâm lý và có những biện pháp đúng đắn
để giảm được áp lực, sinh viên sẽ tập trung vào việc nâng cao kiến thức để đạt được
thành tích tốt nhất chứ không còn lo âu, trầm cảm, stress khi đối mặt với các áp lực.
Từ đó, chất lượng sinh viên FTU sẽ ngày càng được nâng cao và tạo được một môi
trường tốt hơn cho cả những thế hệ sinh viên sau này.

11
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Áp lực là gì ?
Áp lực là một vấn đề lớn đối với sinh viên khi họ phải đối mặt với nhiều thách thức
trong học tập, xã hội và những vấn đề cá nhân. Khi áp lực trở nên quá mức, nó có thể
ảnh hưởng đến cả sức khỏe và hiệu suất học tập của sinh viên cũng như phát sinh
nhiều vấn đề tiêu cực khác. Các khảo sát đã chỉ ra rằng áp lực là 1 yếu tố ảnh hưởng
đáng kể đến tâm lý của sinh viên đại học và nó có các biểu hiện như lo lắng, sợ hãi và
thậm chí có triệu chứng của trầm cảm (Amutio and Smith, 2007; Morrison and
O’Conner, 2005).
2.2. Áp lực trong cuộc sống ?
Trong quá trình chuyển đổi từ tuổi vị thành niên sang tuổi trưởng thành, sinh
viên trải qua nhiều áp lực khác nhau bởi họ vẫn đang trong quá trình phát triển kỹ năng
và chưa đáp ứng được hết các yêu cầu trong cuộc sống. Sinh viên ở cấp đại học đặc
biệt dễ bị stress (áp lực) và có một mối liên hệ rõ ràng giữa stress của sinh viên và
bệnh tật, bao gồm cả các khía cạnh về thể chất và tâm lý (Houghton và cộng sự., 2012;
Ruthiget và cộng sự, 2009). Trong đó, trầm cảm và xu hướng tự tử là hai phản ứng
đáng kể và đáng lo ngại nhất đối với stress (Oswalt và Riddock, 2007). Những yếu tố
tiềm năng gây áp lực cho sinh viên đại học bao gồm việc chuyển từ vai trò học sinh
sang sinh viên, phải làm quen với chương trình học tập cao hơn, sống độc lập và thích
nghi với một môi trường mới... Một mức độ áp lực cao có thể ảnh hưởng không chỉ
đến hiệu suất học tập mà còn đến tất cả các khía cạnh của sức khoẻ sinh viên . Mặc dù
một mức độ áp lực nhất định có thể dẫn đến cải thiện hiệu suất, nhưng quá nhiều áp
lực có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần (Schneiderman và
cộng sự, 2005).
Khi tuổi tác ngày càng tăng lên, các mối quan hệ như bạn bè, đồng nghiệp là
những điều không thể thiếu. Sinh viên sẽ tập trung vào nhóm bạn bè trong quá trình
phát triển sự độc lập. Sinh viên phải học cách thiết lập và duy trì các mối quan hệ có ý
nghĩa xung quanh họ và nhận được sự khẳng định bản thân thông qua những mối quan
hệ này (Shi, 2004). Làm thế nào để sinh viên giao tiếp, thích nghi giữa các cá nhân là
điều quan trọng cho sự phát triển cảm xúc của họ (Grant et al., 2006; Seiffge-Krenke,
2000).

12
Theo các cuộc điều tra (Quỹ John Tung, 2005, 2008), "áp lực về sự phát triển
trong tương lai" là áp lực lớn nhất trong cuộc sống cho sinh viên và là áp lực thường
gặp nhất. Ngày nay, với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, sinh viên đặc biệt lo lắng về việc
liệu họ có thành công trong việc tìm kiếm một công việc sau khi tốt nghiệp. Lu (2004)
đã khảo sát về mối quan hệ giữa áp lực trong cuộc sống và chiến lược đối phó trong số
1140 sinh viên và thấy rằng "áp lực về nghề nghiệp" là mức cao nhất trong tất cả các
áp lực cuộc sống của họ. Chu và cộng sự (2006) báo cáo những điều tương tự. Kết quả
của họ cho thấy stress lớn nhất mà sinh viên trải qua là do “lập kế hoạch cho tương
lai”.Họ kết luận rằng đối với sinh viên, điều quan trọng là phải xem xét sự phát triển
trong tương lai của họ.
2.3. Các loại áp lực trong cuộc sống
Theo Lu (2004), các yếu tố gây ra áp lực của sinh viên có thể chia thành sáu
lĩnh vực: “Áp lực học tập’’, “áp lực về các mối quan hệ’’, “áp lực về gia đình’’, “áp
lực cảm xúc’’, “áp lực phát triển trong tương lai’’ và “áp lực bản thân’’. Trong số này,
“ áp lực học tập’’, đề cập đến sự áp lực của việc học tập, kỳ thi, điểm số, báo cáo, yêu
cầu của người hướng dẫn, v.v. “Áp lực về các mối quan hệ’’có nghĩa là áp lực liên
quan đến việc thiếu bạn bè, các mối quan hệ xã hội kém, đánh nhau với bạn bè, trốn
tránh bạn bè, v.v. “Áp lực gia đình’’có nghĩa là áp lực khi phải đối phó với những kỳ
vọng của cha mẹ, kỷ luật của cha mẹ, cha mẹ cãi vã và ly hôn, khó khăn về kinh tế gia
đình, v.v. “Áp lực về cảm xúc’’có nghĩa là áp lực khi không thể tâm sự với ai đó,
không có bạn trai (hoặc bạn gái), gia đình phản đối việc hẹn hò, chia tay với bạn trai
(gái), v.v. “Áp lực phát triển trong tương lai’’có nghĩa là áp lực khi theo đuổi giáo dục
đại học và việc làm, cảm giác không chắc chắn về tương lai, v.v. “Áp lực về bản
thân’’đề cập đến sự căng thẳng liên quan đến việc nhận thức tiêu cực về ngoại hình và
hình ảnh cơ thể, thiếu tập trung vào nghề nghiệp, thiếu hiểu biết về bản thân, thiếu tự
tin và các thuộc tính tiêu cực khác liên quan đến bản sắc cá nhân.
Hơn nữa, “áp lực trong học tập’’ bao gồm áp lực căng thẳng hoặc áp lực về tinh
thần và cảm xúc xảy ra do yêu cầu của cuộc sống đại học. Yang và Fan (2004) báo cáo
rằng nó là một trong những yếu tố quan trọng gây khó khăn cho sinh viên. Không có
gì ngạc nhiên khi khối lượng công việc mà sinh viên phải đối mặt ở trường đại học lớn
hơn đáng kể so với khối lượng công việc ở trường trung học và nó đi kèm với ít “ sự
can thiệp’’ hơn từ phụ huynh và giáo viên. Quá nhiều căng thẳng trong học tập có thể

13
góp phần gây ra trầm cảm và bệnh tật (MacGeorge và cộng sự 2005), điều này có thể
ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập và trong trường hợp xấu nhất, có thể khiến
sinh viên không muốn tiếp tục đi theo con đường học tập.
Tại Việt Nam một số khảo sát cũng chỉ ra rằng những vấn đề liên quan đến tài
chính, sức khỏe của bản thân, sức khỏe của các thành viên trong gia đình, rắc rối trong
các mối quan hệ liên cá nhân và điều kiện môi trường sống không thuận lợi, các khó
khăn trong học tập là những nguồn gây stress chủ yếu cho sinh viên (Nguyễn Hữu
Thụ, 2009; Vũ Dũng, 2015).
Vì vậy, kế thừa kết quả của những khảo sát trên, nhóm tác giả đề xuất các yếu
tố tác động đến áp lực trong cuộc sống của sinh viên FTU bao gồm 7 yếu tố (Hình
2.1). Áp lực học tập, áp lực sức khỏe, áp lực tài chính, áp lực thời gian, áp lực gia
đình, áp lực các mối quan hệ xã hội và áp lực bản thân.

Áplực
Áp lựchọc
họctập
tập

Áp lực
Áp lực sức
sức khỏe
khỏe

Áp lực tài chính


Áp lực tài chính

Áp lực thời gian ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG


Áp lực thời gian

Áp
Áp lực
lực gia
gia đình
đình

Áp lực từ các mối quan


hệ xã hội

14
Áp lực bản thân

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp và đề xuất

Hình 2. SEQ Hình_2. \* ARABIC 1: Mô


hình nghiên cứu đề xuất

2.4. Ảnh hưởng của áp lực trong cuộc sống


2.4.1. Ảnh hưởng tích cực của áp lực
Nhà nội tiết học người Canada gốc Hungary - Hans Selye lần đầu tiên khảo sát
chi tiết về căng thẳng vào năm 1936. Khảo sát của ông cho thấy ngoài những hậu quả
tiêu cực tiềm tàng của căng thẳng thông thường, cũng có loại căng thẳng "tốt" -
eustress. Ông đưa ra giả thuyết, nếu căng thẳng, nhưng vẫn ở mức độ cảm thấy thoải
mái thì là “căng thẳng tích cực”. Đây là điều bạn nên trải qua bởi vì điều đó sẽ giúp cải
thiện hiệu suất. Theo định nghĩa của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American
Psychological Association - APA) về Eustress: “Loại căng thẳng này là kết quả từ
những nhiệm vụ đầy thách thức nhưng khả thi, thú vị hoặc đáng giá… Nó tác động có
lợi bằng cách tạo ra cảm giác hoàn thành hoặc đạt thành tích, tạo điều kiện cho sự tăng
trưởng, phát triển, làm chủ và đạt hiệu suất cao”. Các lợi ích của eustress bao gồm:
Động lực; Cảm giác đạt được thành tựu; Niềm vui sống; Sự phát triển cá nhân; Tăng
cường năng lực tự phục hồi; Cảm giác kiểm soát được cuộc sống. “Căng thẳng tích
cực” chỉ còn tích cực nếu giữ được những điều kiện sau đây làm bệ đỡ: Không cố gắng
quá sức mình; Có chỗ dựa tâm lý (gia đình và bạn bè); Có các hoạt động giải trí vui vẻ
để giải lao trong giai đoạn căng thẳng; Giữ thái độ tích cực. Eustress sẽ là đòn bẩy
giúp phát triển bản thân nếu bạn biết điểm dừng và cách tự chăm sóc mình.
2.4.2 Ảnh hưởng tiêu cực của áp lực
Gunnar (1998), đã định nghĩa giải thích về căng thẳng học tập là sự lo lắng và
căng thẳng đến từ việc học hành và giáo dục. Thường có rất nhiều áp lực đi kèm với
bằng cấp và học vấn của một người. Có bài tập về nhà, bài kiểm tra, phòng thí nghiệm,
15
đọc và câu đố. Có sự căng thẳng khi làm tất cả các công việc, cân bằng thời gian và
tìm thời gian cho các hoạt động ngoại khoá. Căng thẳng trong học tập đặc biệt khó
khăn đối với những học sinh lần đầu tiên sống xa nhà. Khảo sát của nó cho thấy giáo
viên mong đợi công việc được hoàn thành đúng hạn. Sinh viên có thể tính toán sai
lượng thời gian cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ đọc và viết, để in ra các bản sao
bài làm của họ. Ashcraft và Kirk (2001) chỉ ra rằng những sinh viên bị căng thẳng cao
có xu hướng hành động chậm hơn và cân nhắc hơn đối với các khía cạnh khác nhau
của các mục đích chuyên biệt. Áp lực có một ảnh hưởng mạnh mẽ đối với hiệu suất
học tập của sinh viên, có thể tạo ra cả những tác động tích cực và tiêu cực. Khi áp lực
được quản lý tốt, nó có thể thúc đẩy sự phấn đấu và nỗ lực để đạt được thành công.
Tuy nhiên, áp lực quá mức và không kiểm soát có thể gây ra sự mất tập trung và gây
ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất học tập. Một cách tích cực, áp lực có thể thúc đẩy sự
chú ý và tập trung. Khi có áp lực để hoàn thành một bài tập hoặc chuẩn bị cho một kì
thi, sinh viên thường phải tập trung cao độ và sử dụng thời gian một cách hiệu quả để
đạt được kết quả tốt. Áp lực có thể giúp họ cải thiện kỹ năng quản lý thời gian và phát
triển khả năng làm việc dưới áp lực.Tuy nhiên, áp lực quá mức có thể làm giảm khả
năng tập trung và hiệu suất học tập. Sinh viên có thể cảm thấy áp đặt phải đạt được kết
quả xuất sắc trong mọi môn học và nhiệm vụ, dẫn đến sự mất tập trung vào các mục
tiêu cụ thể. Sự lo lắng và căng thẳng có thể gây ra sự xao lộn trong quá trình tư duy và
làm giảm khả năng tập trung vào việc học. Áp lực cũng có thể ảnh hưởng đến tinh thần
học tập. Khi sinh viên cảm thấy áp đặt phải đạt được kết quả cao, họ có thể trở nên nản
lòng và mất động lực. Sự lo sợ về việc thất bại hoặc không đáp ứng được kỳ vọng có
thể làm giảm sự tự tin và lòng tự trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến tư duy và thái độ tiếp
cận học tập.
Áp lực có một tác động lớn đến căng thẳng tâm lý của con người, đặc biệt là
trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực và thách thức. Áp lực có thể tạo ra một loạt cảm
xúc không dễ kiểm soát, gây ra căng thẳng và lo lắng, và ảnh hưởng đến tâm trạng và
tinh thần của cá nhân. Khi con người đối mặt với áp lực, cơ thể phản ứng bằng cách
tiết ra hormone căng thẳng như cortisol và adrenaline. Những phản ứng sinh học này
có thể dẫn đến tình trạng sự kích thích và tăng sự tỉnh táo, nhưng đồng thời cũng gây
ra sự căng thẳng cả về thể chất và tinh thần. Cảm giác lo âu, lo lắng, và không chắc
chắn thường xuất hiện khi áp lực gia tăng. Căng thẳng tâm lý do áp lực có thể làm suy

16
yếu tinh thần và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần. Sinh viên có thể trở nên
mệt mỏi, thiếu ngủ, hay gặp vấn đề về tâm lý như trầm cảm. Sự căng thẳng này có thể
làm giảm khả năng tập trung, làm việc hiệu quả và thậm chí làm giảm cường độ tinh
thần, ảnh hưởng đến sự tự tin và sự chấp nhận bản thân. Ngoài ra, căng thẳng tâm lý
cũng có thể ảnh hưởng đến quan hệ xã hội và tương tác cá nhân. Sinh viên có thể trở
nên khó chịu, dễ cáu gắt hoặc cảm thấy mất hứng thú trong việc tham gia các hoạt
động xã hội. Điều này có thể tạo ra một cảm giác cô đơn và cách biệt, gây ra sự giảm
chất lượng cuộc sống và mối quan hệ.
Một áp lực sinh viên năm cuối cũng thường phải đối mặt chính là áp lực về
công việc tương lai. Tức là sinh viên lo lắng rằng không biết khi tốt nghiệp ra trường
mình có tìm được việc làm tốt không, mức lương thế nào, có khả năng thăng tiến ra
sao. Rồi cũng có không ít sinh viên năm cuối vẫn đang mông lung về tương lai, không
biết mình có phù hợp với ngành đang học không, chẳng biết mình thích làm gì, chẳng
biết sau này ra trường sẽ làm công việc gì, làm trong ngành nào,…điều đó khiến sinh
viên cảm thấy khó khăn trong việc đưa ra quyết định, khiến sinh viên cảm thấy khủng
hoảng, bối rối và áp lực cho bản thân. Áp lực quá mức có thể làm suy giảm tự tin của
người đó. Sinh viên có thể cảm thấy không đủ năng lực hoặc không tự tin để đáp ứng
được yêu cầu cao cấp từ áp lực học tập hoặc xã hội. Sự lo lắng về việc thất bại hoặc
không đáp ứng được kỳ vọng có thể làm giảm khả năng tin tưởng vào khả năng của
bản thân và gây ra sự dao động trong tự tin. Tuy nhiên, quá nhiều áp lực và sự căng
thẳng có thể làm suy yếu tự tin và tự trọng của người đó. Sự lo sợ về việc thất bại hoặc
không đáp ứng được kỳ vọng có thể làm giảm sự tự tin và gây ra sự thất vọng về bản
thân. Điều này có thể dẫn đến việc tự đặt ra các tiêu chuẩn không thể đạt được hoặc
cảm giác tự trọng thấp.
Áp lực có một ảnh hưởng quan trọng đối với sáng tạo và sự phát triển cá nhân
của con người. Mặc dù áp lực có thể kích thích một số người để đạt được thành công
và đột phá trong sáng tạo, nhưng nó cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến
quá trình sáng tạo và phát triển cá nhân. Áp lực quá mức có thể làm hạn chế sự tự do
trong tư duy và khám phá. Sinh viên có thể cảm thấy phải tuân thủ những khuôn mẫu
và tiêu chuẩn đã định sẵn để đáp ứng áp lực, khiến cho họ không dám thử nghiệm
những ý tưởng mới lạ hoặc khám phá những hướng đi sáng tạo. Điều này có thể làm
giảm sự đa dạng và sáng tạo trong suy nghĩ và hành động. Sự căng thẳng từ áp lực

17
cũng có thể làm giảm tinh thần sáng tạo. Khi người ta cảm thấy căng thẳng và lo lắng
về việc đáp ứng được kỳ vọng, họ có thể mất khả năng tập trung và không thể tập
trung vào quá trình sáng tạo. Ý tưởng có thể không được phát triển một cách tự nhiên,
và quá trình tạo ra ý tưởng mới có thể bị ảnh hưởng đáng kể.

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Đặc điểm của mẫu khảo sát
Trong số 200 sinh viên được khảo sát thì có 80 sinh viên nam chiếm 40% và 120
sinh viên nữ chiếm 60% (Bảng 3.1)
Bảng 3. 1: Giới tính của sinh viên
Gender Quantity Percentage(%)
Male 80 40,0
Female 120 60,0
Total 200 100,0

Trong mẫu khảo sát thì sinh viên đang học K61 chiếm tỷ lệ lớn nhất với 47,5% tương
ứng là 95 sinh viên; có 58 sinh viên K62 chiếm tỷ lệ tương ứng là 29%. Chiếm tỷ lệ ít
nhất về khóa học là sinh viên K60 với 47 sinh viên chiếm tỷ lệ tương ứng là 29%.
(Hình 3.1)

18
Hình 3. 1: Khóa học của sinh viên
3.2. Các loại áp lực SV FTU thường gặp
Có 3 nhóm áp lực chính mà sinh viên viên FTU gặp phải là áp lực về học tập,
áp lực về thời gian và áp lực về tài chính. Trong đó sinh viên nam lựa chọn áp lực về
tài chính chiếm cao nhất với 45,2%, theo sau là áp lực về học tập với 30,6% và cuối
cùng là áp lực về thời gian với 24,2%. Sinh viên nữ thường áp lực về học tập, chiếm tỷ
lệ cao nhất vẫn là học tập với 40,3%, áp lực về tài chính chiếm 34,8% và áp lực về thời
gian chiếm 24,9%. Đa số sinh viên cho rằng áp lực về tài chính chiếm tỷ lệ lớn nhất
với 152 lượt sinh viên lựa chọn tương đương 39%. Sau đó là áp lực về học tập với 142
lượt chọn chiếm 36,4% và chiếm tỷ lệ ít nhất là áp lực thời gian với 96 lượt sinh viên
lựa chọn chiếm 24,6%. (Bảng 3.2 và Hình 3.2)
Bảng 3. 2: Các áp lực thường gặp của sinh viên FTU
Types Male Female Total
Education 48 94 142
Time 38 58 96
Finance 71 81 152
Total 157 233 390

19
Hình 3. 2: Áp lực của sinh viên FTU
3.2.1.Ước lượng tỷ lệ sinh viên đang đang chịu áp lực về tài chính với độ tin cậy
95%
Gọi p là tỷ lệ sinh viên đang chịu áp lực về tài chính

Số lượt quan sát: n = 390 và tỷ lệ mẫu

Độ tin cậy
Khoảng tin cậy cho p:

Do đó, với độ tin cậy 95% thì tỷ lệ sinh viên đang chịu áp lực về tài chính chiếm từ
34,13% đến 43,81%.
3.2.2. Kiểm định tỉ lệ sinh viên nam chịu ảnh hưởng về tài chính nhiều hơn so với
sinh viên nữ với mức ý nghĩa 5%
Gọi p1 và p2 lần lượt là tỷ lệ sinh viên nam và nữ chịu áp lực tài chính

20
Đặt giả thuyết:

Từ mẫu ta có: ;

Tỷ lệ chung:

Mức ý nghĩa
Giá trị thống kê kiểm định:

Ta thấy: nên bác bỏ Ho. Vậy với mức ý nghĩa 5% thì tỷ lệ sinh
viên nam chịu ảnh hưởng về tài chính nhiều hơn so với sinh viên nữ. (Hình 3.3)

Hình 3. 3: Áp lực của sinh viên nam và nữ (Link excel: LINK)


3.2.3. Kiểm định tỷ lệ sinh viên nam chịu áp lực học tập ít hơn so với sinh viên nữ
với mức ý nghĩa 5%
Gọi p1 và p2 lần lượt là tỷ lệ sinh viên nam và sinh viên nữ chịu áp lực học tập

Đặt giả thuyết:

21
Từ mẫu ta có: ;

Tỷ lệ chung:

Mức ý nghĩa
Giá trị thống kê kiểm định:

Ta thấy: nên bác bỏ Ho. Vậy với mức ý nghĩa 5% thì tỷ lệ


sinh viên nam chịu áp lực về học tập ít hơn so với tỷ lệ sinh viên nữ (Hình 3.3)
3.3. Mức độ áp lực của sinh viên
Đa số sinh viên chịu áp lực nhẹ tức là áp lực ảnh hưởng không nhiều đến cuộc
sống của sinh viên với 143 sinh viên chiếm tỷ lệ 71,5%; có 37 sinh viên chịu áp lực
vừa khiến cảm thấy mệt mỏi chiếm tỷ lệ 18,5% và có 20 sinh viên chịu áp lực nặng
chiếm 10%. (Bảng 3.3 và hình 3.4).
Bảng 3. 3: Các mức độ áp lực của sinh viên theo giới tính
Levels of Pressure Male Female Total

Light (Pressure less affect your daily life) 58 85 143

Medium (Pressure makes you feel tired) 15 22 37


Heavy (Pressure makes you have negative
7 13 20
thoughts, wrong action…)
Tổng 80 120 200

22
Hình 3. 4: Mức độ áp lực của sinh viên theo giới tính (Link excel: LINK)

K60 K61 K62


Tần số Tần Tần Tần Tần Tần
Mức độ áp lực
suất số suất số suất
(%) (%) (%)
Nhẹ (áp lực ảnh hưởng không 37 78,7 64 67,4 42 72,4
nhiều đến cuộc sống của bạn)
Vừa (áp lực khiến bạn cảm thấy 7 14,9 20 21,1 10 17,2
mệt mỏi)
Nặng (áp lực khiến cho bạn có 3 6,4 11 11,6 6 10,3
những suy nghĩ tiêu cực, xuất hiện
những hành động sai lầm…)
Tổng 47 100 95 100 58 100
Theo bảng 3,5 thì đa phần các khóa chịu áp lực nhẹ, tuy nhiên ở khóa 61 chịu áp
lực nặng hơn 11 sinh viên chiếm 11,6 % so với 2 khóa còn lại

23
3.3.1. Kiểm định tỷ lệ sinh viên nam và nữ chịu áp lực nặng là như nhau với mức
ý nghĩa 5%
Gọi p1 và p2 lần lượt là tỷ lệ sinh viên nam và nữ chịu áp lực nặng

Đặt giả thuyết:

Từ mẫu ta có: ;

Tỷ lệ chung:

Mức ý nghĩa
Giá trị thống kê kiểm định:

Ta thấy: nên không bác bỏ Ho. Vậy với mức ý nghĩa 5% thì tỷ
lệ sinh viên nam và nữ chịu áp lực ở mức độ nặng là như nhau.
3.3.2. Kiểm định tỷ lệ sinh viên Khóa 60 chịu áp lực nặng hơn Khóa 62 với mức ý
nghĩa 5%
Gọi p1 và p2 lần lượt là tỷ lệ sinh viên Khóa 60 và Khóa 62 chịu áp lực nặng

Đặt giả thuyết:

Từ mẫu ta có: ;

Tỷ lệ chung:

Mức ý nghĩa:
Giá trị thống kê kiểm định:

24
Ta thấy: nên không bác bỏ Ho. Vậy với mức ý nghĩa 5%, tỷ lệ
sinh viên Khóa 60 chịu áp lực nặng ít hơn Khóa 62 (Mục 3.3.2)

3.4. Phân tích các yếu tố gây ra áp lực trong cuộc sống của SV FTU
3.4.1 Ước lượng khoảng của trung bình tổng thể về các yếu tố gây ra áp lực trong
cuộc sống của SV FTU với độ tin cậy 95%
Trong nhóm các yếu tố thì yếu tố tài chính sinh viên cho rằng là áp lực nhất với mức
độ đồng ý trung bình là 4,54; kế đến học tập và thời gian. Kết quả này hoàn toàn trùng
khớp với kết quả phân tích mục 3.2. Yếu tố các mối quan hệ gia đình ít ảnh hưởng
nhất với mức độ đồng ý trung bình là 2,51 (trên thang likert 5 mức độ). Ước lượng
khoảng trung bình của tổng thể về các yếu tố gây ra áp lực được mô tả trong bảng 3.5
Bảng 3. 5. Các yếu tố khiến sinh viên gặp áp lực

Độ lệch Ước lượng khoảng


Trung
CÁC YẾU TỐ N chuẩn của trung bình tổng
bình
mẫu thể
1. Học tập 200 4,05 0,523 3,97 đến 4,12
Deadline 200 4,07 0,854 3,95 đến 4,19
Thành tích (GPA, cuộc thi) 200 4,12 0,824 4,01 đến 4,23
Chương trình học nặng với 3,83 đến 4,07
200 3,95 0,890
khối lượng kiến thức lớn

2. Thời gian 200 4,04 0,704 3,94 đến 4,14

Lịch học, thi dày đặc 200 4,02 0,961 3,89 đến 4,15
Nhiều việc, ít thời gian thư 3,93 đến 4,19
200 4,06 0,917
giãn
3. Sức khỏe 200 2,99 0,630 2,9 đến 3,08
Tật về mắt (cận thị, loạn thị,..) 200 2,97 1,134 2,81 đến 3,13
Các bệnh thường gặp khi thời 2,86 đến 3,16
200 3,01 1,063
tiết giao mùa ( ho, sốt,..)
Rối loạn lo âu 200 3,00 1,125 2,84 đến 3,16
4. Tài chính 4,54 0,466 4,48 đến 4,6
4,41 đến 4,61
Gia đình không có đủ điều 200 4,51 0,687

25
Độ lệch Ước lượng khoảng
Trung
CÁC YẾU TỐ N chuẩn của trung bình tổng
bình
mẫu thể
kiện tài chính cho việc học tập
Không đủ tiền chi trả sinh 4,49 đến 4,65
200 4,57 0,589
hoạt hằng ngày
5. Gia đình 200 2,51 0,549 2,43 đến 2,59
“Con nhà người ta” và sự so 2,43 đến 2,71
sánh giữa các thành viên trong 200 2,57 1,005
gia đình
Cha mẹ quá kì vọng 200 2,43 0,948 2,3 đến 2,56
Mâu thuẫn với ba mẹ 200 2,54 1,046 2,39 đến 2,69
6. Các mối quan hệ xã hội 200 2,54 0,548 2,46 đến 2,62
Bị kì thị, xa lánh, bạo lực 200 2,55 0,996 2,41 đến 2,69
Áp lực từ các bạn đồng trang 2,33 đến 2,61
200 2,47 1,037
lứa
Thầy cô quá kì vọng 200 2,57 1,010 2,43 đến 2,71
Thầy cô thiên vị 200 2,58 1,127 2,42 đến 2,74
7. Bản thân 200 3,49 0,471 3,42 đến 3,56
Phải giữ vững thành tích học 3,35 đến 3,63
200 3,49 1,007
tập
Tìm được công việc tốt sau 3,38 đến 3,64
200 3,51 0,946
khi ra trường
Khó khăn khi giao tiếp và 3,46 đến 3,72
200 3,59 0,931
truyền đạt
Ngoại hình của bản thân 200 3,41 1,085 3,26 đến 3,56
Ý thức của bản thân (dễ bị 3,31 đến 3,61
200 3,46 1,041
xao nhãng, lười biếng,...)

26
Hình 3. 5: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (Link excel: LINK)
3.4.2. Kiểm định sự khác biệt về sự đánh giá mức độ đồng ý của yếu tố áp lực học
tập giữa sinh viên các Khóa
Để xem xét sự đánh giá mức độ đồng ý của yếu tố áp lực “Thời gian” có sự
khác nhau giữa các nhóm sinh viên các khóa K60, K61, K62 hay không, ta thực hiện
kiểm định One-way ANOVA đối với biến định tính “Sinh viên Khóa” bằng phần mềm
SPSS 20.
* Kiểm định phương sai đồng nhất:
Kết quả ở bảng Test of Homogeneity of Variances, Sig kiểm định Levene bằng
0,793 > 0,05 nên ở độ tin cậy 95%, có thể nói phương sai của sự đánh giá mức độ
đồng ý của yếu tố áp lực Học tập giữa sinh viên các khóa K60, K61, K62 là không
khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể
sử dụng tốt trong khảo sát này (Bảng 3.5)
*Kiểm định ANOVA
Đặt giả thuyết:
H0 : Sự đánh giá mức độ đồng ý của yếu tố áp lực Học tập giữa sinh viên các khóa
K60, K61, K62 là như nhau.
Ha: Sự đánh giá mức độ đồng ý của yếu tố áp lực Học tập giữa sinh viên các khóa
K60, K61, K62 là khác nhau

27
Kết quả phân tích ANOVA, Sig.= 0.124 > 0,05 nên ở độ tin cậy 95%, có thể nói
chưa đủ điều kiện để khẳng định có khác biệt trong việc đánh giá mức độ đồng ý của
yếu tố áp lực Học tập giữa sinh viên các khóa K60, K61, K62 (Bảng 3.9)
Như vậy chương trình học và giáo trình có thể đã được thiết kế để cung cấp một
tiêu chuẩn kiến thức và năng lực nhất định cho tất cả sinh viên, đồng nhất hóa mức độ
khó khăn và yêu cầu. Điều này có thể dẫn đến việc sinh viên từ các khóa khác nhau
đối mặt với những bài tập và thách thức tương tự, khiến cho áp lực học tập trở nên
tương đồng. Bên cạnh đó, áp lực deadline có thể gây ra lo lắng căng thẳng cho sinh
viên. Họ có thể phải làm việc khẩn trương để hoàn thành công việc trước thời gian cố
định, đồng thời còn phải duy trì hiệu suất. Áp lực này có thể làm gia tăng mức căng
thẳng và ảnh hưởng đến tình trạng tinh thần của sinh viên giữa các khóa, gây ra lo sợ
về khả năng đạt được kết quả tốt. Ngoài ra, sinh viên bị áp lực về bệnh thành tích
thường có xu hướng tự đặt ra những kỳ vọng quá cao cho bản thân, đặc biệt là trong
việc đạt được thành tích xuất sắc. Họ có thể chấp nhận tất cả các môn học, tham gia
nhiều hoạt động ngoại khóa và tình nguyện xã hội, và thậm chí là đảm nhận các vị trí
lãnh đạo, trong một sự nỗ lực không ngừng nghĩ để hoàn thiện và chứng tỏ giá trị bản
thân. Điều này có thể tạo ra một mô hình hoàn hảo không bao giờ đủ và tạo ra sự căng
thẳng về việc không thể đáp ứng mọi yêu cầu. Ngoài ra, áp lực từ bệnh thành tích có
thể làm cho sinh viên các khóa cảm thấy kiệt quệ về mặt tinh thần. Việc phải duy trì
một lịch trình kín đáo và bảo đảm mọi thứ luôn hoàn hảo có thể dẫn đến thiếu thời
gian cho giấc ngủ, thư giãn và các hoạt động giảm căng thẳng khác. Điều này có thể
gây ra tình trạng mệt mỏi, căng thẳng tinh thần và thậm chí là suy giảm sức đề kháng.
Bảng 3. 6. Kết quả One-Way ANOVA của kiểm định sự đánh giá mức độ đồng ý của
yếu tố áp lực Học tập giữa các khóa sinh viên FTU

Descriptives
Học tập
N Mean Std. Std. 95% Confidence Interval for Minimum Maximum
Deviat Error Mean
ion Lower Upper Bound
Bound
1 47 4.1206 .53580 .07815 3.9633 4.2779 2.00 5.00
2 95 4.0807 .54081 .05549 3.9705 4.1909 2.67 5.00

28
3 58 3.9310 .47041 .06177 3.8073 4.0547 3.00 4.67
Tota
200 4.0467 .52310 .03699 3.9737 4.1196 2.00 5.00
l

Test of Homogeneity of Variances


Học tập
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.232 2 197 .793

ANOVA
Học tập
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 1.142 2 .571 2.110 .124
Within Groups 53.311 197 .271
Total 54.453 199

3.4.3. Kiểm định sự khác biệt về sự đánh giá mức độ đồng ý của yếu tố áp lực thời
gian giữa sinh viên các Khóa
* Kiểm định phương sai đồng nhất:
Kết quả ở bảng Test of Homogeneity of Variances, Sig kiểm định Levene bằng
0,312 > 0,05 nên ở độ tin cậy 95%, có thể nói phương sai của sự đánh giá mức độ
đồng ý của yếu tố áp lực Thời gian giữa sinh viên các khóa K60, K61, K62 là không
khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể
sử dụng tốt trong khảo sát này (Bảng 3.7)
*Kiểm định ANOVA
Đặt giả thuyết:
H0 : Sự đánh giá mức độ đồng ý của yếu tố áp lực Thời gian giữa sinh viên các
khóa K60, K61, K62 là như nhau.
Ha: Sự đánh giá mức độ đồng ý của yếu tố áp lực Thời gian giữa sinh viên các
khóa K60, K61, K62 là khác nhau
Kết quả phân tích ANOVA, Sig.= 0.109 > 0.05 nên ở độ tin cậy 95%, có thể nói
chưa đủ điều kiện để khẳng định có khác biệt trong việc đánh giá mức độ đồng ý của
yếu tố áp lực Thời gian giữa sinh viên các khóa K60, K61, K62 (Bảng 3.7)

29
Chấp nhận giả thuyết H0 : “Sự đánh giá mức độ đồng ý của yếu tố áp lực Thời gian
giữa sinh viên các khóa K60, K61, K62 là như nhau”, tức là có không có khác biệt có
ý nghĩa về giá trị trung bình Áp lực Thời gian của sinh viên FTU giữa các K60, K61,
K62. Như vậy,sinh viên các khóa K60, K61, K62 đều phải chịu áp lực thời gian khi
phải hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian ngắn. Các bài tập, dự án, và kỳ thi
thường có thời hạn cụ thể, đòi hỏi sinh viên phải quản lý thời gian một cách hiệu quả
để đảm bảo phải hoàn thành đúng hạn. Điều này có thể tạo sự căng thẳng và lo lắng,
đặc biệt khi sinh viên cảm thấy bị áp đặt vào tình thế phải hoàn thành nhiều công việc
trong thời gian ngắn mà họ có.
Bảng 3. 7. Kết quả One-Way ANOVA của kiểm kiểm định sự đánh giá mức độ đồng ý
của yếu tố áp lực Thời gian giữa các khóa sinh viên FTU

Descriptives
Thời gian
N Mean Std. Std. Error 95% Confidence Minimu Maximu
Deviation Interval for Mean m m
Lower Upper
Bound Bound
1 47 3.8511 .72167 .10527 3.6392 4.0630 2.00 5.00
2 95 4.1000 .75301 .07726 3.9466 4.2534 1.50 5.00
3 58 4.0948 .58081 .07626 3.9421 4.2475 3.00 5.00
Tota
200 4.0400 .70419 .04979 3.9418 4.1382 1.50 5.00
l

Test of Homogeneity of Variances


Thời gian
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1.172 2 197 .312

ANOVA
Thời gian
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 2.194 2 1.097 2.240 .109
Within Groups 96.486 197 .490

30
Total 98.680 199

3.4.4. Kiểm định sự khác biệt về sự đánh giá mức độ đồng ý của yếu tố áp lực tài
chính giữa sinh viên các Khóa
* Kiểm định phương sai đồng nhất:
Kết quả ở bảng Test of Homogeneity of Variances, Sig kiểm định Levene bằng
0,971 > 0,05 nên ở độ tin cậy 95%, có thể nói phương sai của sự đánh giá mức độ
đồng ý của yếu tố áp lực Tài chính giữa sinh viên các khóa K60, K61, K62 là không
khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể
sử dụng tốt trong khảo sát này (Bảng 3.8)
*Kiểm định ANOVA
Đặt giả thuyết:
H0 : Sự đánh giá mức độ đồng ý của yếu tố áp lực Tài chính giữa sinh viên các
khóa K60, K61, K62 là như nhau.
Ha: Sự đánh giá mức độ đồng ý của yếu tố áp lực Tài chính giữa sinh viên các
khóa K60, K61, K62 là khác nhau
Kết quả phân tích ANOVA, Sig.= 0,426 > 0,05 nên ở độ tin cậy 95%, có thể nói
chưa đủ điều kiện để khẳng định có khác biệt trong việc đánh giá mức độ đồng ý của
yếu tố áp lực Tài chính giữa sinh viên các khóa K60, K61, K62 (Bảng 3.8)
Chấp nhận giả thuyết H0: “Sự đánh giá mức độ đồng ý của yếu tố áp lực Tài chính
giữa sinh viên các khóa K60, K61, K62 là như nhau”, tức là có không có khác biệt có
ý nghĩa về giá trị trung bình Áp lực Tài chính của sinh viên FTU giữa các khóa K60,
K61, K62. Như vậy, hầu hết phần lớn sinh viên các khóa K60, K61, K62 phải đối mặt
với áp lực tài chính khi phải trả học phí, chi trả sách giáo trình, cơ sở vật chất và chi
phí khác. Đối với một số người việc tìm kiếm việc làm bán thời gian để kiếm thêm thu
nhập cũng gây ra áp lực về mặt thời gian và sức khỏe, đặc biệt khi họ phải cân nhắc
giữa việc làm và việc học. Áp lực tài chính cũng có thể ảnh hưởng đến sự tập trung và
hiệu suất học tập của sinh viên. Cảm giác lo lắng về việc trả nợ học phí, chi trả hàng
tháng và không đủ điều kiện đáp ứng các nhu cầu cơ bản có thể làm giảm khả năng tập
trung và gây ra tình trạng căng thẳng, lo sợ và tâm lý không ổn định.

31
Bảng 3. 8. Kết quả One-Way ANOVA của kiểm kiểm định sự đánh giá mức độ đồng ý
của yếu tố áp lực tài chính giữa các khóa sinh viên FTU

Descriptives
Tài chính
N Mean Std. Std. 95% Confidence Minimu Maxim
Deviation Error Interval for Mean m um
Lower Upper
Bound Bound
1 47 4.4681 .49348 .07198 4.3232 4.6130 3.00 5.00
2 95 4.5474 .46169 .04737 4.4533 4.6414 3.00 5.00
3 58 4.5862 .45052 .05916 4.4677 4.7047 3.50 5.00
Total 200 4.5400 .46582 .03294 4.4750 4.6050 3.00 5.00

Test of Homogeneity of Variances


Tài chính
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.029 2 197 .971

ANOVA
Tài chính
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups .372 2 .186 .856 .426
Within Groups 42.808 197 .217
Total 43.180 199

3.5. Tác động tích cực của các áp lực đối với sinh viên
Từ mẫu khảo sát 200 sinh viên ta thấy: đa số sinh viên cho rằng áp lực có tích
cực cạnh tranh - từ đó tạo động lực nâng cao kỹ năng của bản thân và phát triển các kỹ
năng cá nhân với 207 lượt sinh viên lựa chọn chiếm tỷ lệ 59,3%; Sau đó là tác động
làm tăng khả năng tập trung với 93 lượt lựa chọn chiếm 26,6% và chiếm tỷ lệ ít nhất là

32
“dễ dàng đón nhận thử thách và nỗi sợ” với 49 lượt lựa chọn chiếm 14% (Bảng 3.9 và
hình 3.6)

33
Bảng 3. 9. Các tác động tích cực của áp lực

Frequency
Positive Effect Quantity
(%)
Competition - Since motivation for
207 59,3
improving self-ability was appeared)
Easy to face with challenges and fears 49 14
Increase in the attention 93 26,6

Hình 3. 6: Tác động tích cực của các áp lực (Link excel: LINK)
* Kiểm định tỷ lệ sinh viên cho rằng áp lực có tác động tích cực tạo ra cạnh tranh - từ
đó tạo động lực nâng cao kỹ năng của bản thân, tối thiểu là 60% với mức ý nghĩa 5%
Gọi p là tỷ lệ sinh viên cho rằng áp lực có tác động tích cực tạo ra cạnh tranh - từ đó
tạo động lực nâng cao kỹ năng của bản thân

Đặt giả thuyết:

Ta có: n = 349;

Từ mức ý nghĩa:
Giá trị thống kê kiểm định:
34
Ta thấy: nên không bác bỏ H0. Vậy với mức ý nghĩa 5% tỷ
lệ sinh viên cho rằng áp lực có tác động tích cực tạo ra cạnh tranh - từ đó tạo động lực
nâng cao kỹ năng của bản thân, tối thiểu là 60%
3.6. Tác động tiêu cực của các áp lực đối với sinh viên
Tác động tiêu cực chủ yêu của áp lực của sinh viên là “dễ mắc phải sai lầm
trong công việc” và “làm trì trệ công việc” cùng chiếm 24,5% (Bảng 3.10 và hình 3.7)
Bảng 3. 10. Các tác động tiêu cực của áp lực
Negative Effect Quantity Frequency %
Easy to make mistake in work 91 25,4
Delay work 91 25,4
Lose working motivation 55 15,4
Lose all confidence 41 11,5
Do not want to communicate with others 41 11,5
Depression 13 3,6
Mental health 13 3,6
Decrease in memory 13 3,6

Hình 3. 7: Tác động tiêu cực của các áp lực (Link excel: LINK)

35
* Ước lượng tỷ lệ sinh viên cảm thấy “dễ mắc phải sai lầm trong công việc” và “làm
trì trệ công việc” với độ tin cậy 95%
Gọi p là tỷ lệ sinh viên cảm thấy “dễ mắc phải sai lầm trong công việc” và “làm
trì trệ công việc”

Số quan sát: n = 358 và tỷ lệ mẫu

Độ tin cậy
Khoảng tin cậy cho p:

Do đó, với độ tin cậy 95% thì tỷ lệ sinh viên cảm thấy “dễ mắc phải sai lầm trong công
việc” và “làm trì trệ công việc” chiếm từ 45,66% đến 56,02%.
3.7. Giải pháp vượt qua áp lực của sinh viên
Một trong những giải pháp mà các bạn sinh viên thường lựa chọn để vượt qua
áp lực nhiều nhất đó là bằng cách chia sẻ với bạn bè, người thân chiếm 41,5 % có lẽ
chỉ người thân trong gia đình bạn bè mới thấu hiểu chính áp lực mà các bạn sinh viên
đang đối mặt phải. Ngoài ra giải pháp tập thể thao (đạp xe, chạy bộ, gym,..) chiếm
29% . Rất nhiều nhà khảo sát trên thế giới đã khẳng định rằng những sinh viên gặp
nhiều áp lực không tập thể dục nhiều sẽ phải đi bệnh viện nhiều hơn những sinh viên
cũng gặp nhiều áp lực nhưng có sự tham gia vào các hoạt động thể dục (bổ sung trích
dẫn). Thư giãn đầu óc (xem phim, nghe nhạc, đọc sách..) cũng là một biến pháp khá
phổ biến trong sinh viên ngày nay nó chiếm 21,5 %. Và cuối cùng là giải pháp tham
gia hoạt động ngoại khóa chiếm phần còn lại 8 %.
Bảng 3. 11. Các giải pháp vượt qua áp lực của sinh viên

Percentage
Solution to overcome pressure Quantity
(%)
Sharing with family, friends 83 41,5

36
Do exercise (ride bicycle, walk, gym,..) 58 29,0

Relaxing (watch movie, listen to music, read


43 21,5
book..)

Take part in extracurricular activities 16 8,0

Total 200 100,0%

Hình 3. 8: Giải pháp sinh viên sử dụng để vượt qua áp lực (Link excel: LINK)
* Kiểm định giả thuyết cho rằng sinh viên sử dụng giải pháp Chia sẻ với bạn bè,
người thân để vượt qua áp lực chiếm tỷ lệ 45% với mức ý nghĩa 5%
Gọi p là tỷ lệ sinh viên sử dụng giải pháp chia sẻ với bạn bè, người thân để vượt qua
áp lực

Đặt giả thuyết:

Ta có: n = 200;

Từ mức ý nghĩa:
Giá trị kiểm định:

37
Ta thấy: nên không bác bỏ H0. Vậy tỷ lệ sinh viên sử dụng giải
pháp chia sẻ với bạn bè, người thân để vượt qua áp lực chiếm tỷ lệ 45%.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


4.1. Kết luận
Sinh viên FTU đang gặp áp lực lớn nhất là về mặt tài chính. Tỷ lệ sinh viên
đang chịu áp lực về tài chính chiếm từ 34,13% đến 43,81% với độ tin cậy 95%. Tỷ lệ
sinh viên nam chịu ảnh hưởng về tài chính nhiều hơn so với sinh viên nữ. Tỷ lệ sinh
viên nữ chịu áp lực về học tập nhiều hơn so với tỷ lệ sinh viên nam. Phần lớn sinh viên
chịu áp lực ở mức độ nhẹ với tỷ lệ trung bình là 71,5%. Tỷ lệ sinh viên nam và nữ chịu
áp lực ở mức độ nặng là như nhau.
Trong các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến áp lực của sinh viên thì nhân tố Tài
chính có tác động mạnh nhất. Trong thang đo likert 5 mức độ thì mức độ đồng ý của
yếu tố tài chính gây ra áp lực của sinh viên FTU từ 4,45 đến 4,63. Ở các khóa sinh
viên khóa 60, khóa 61, khóa 62, có sự chênh lệch về áp lực tuy nhiên áp lực vừa chiếm
21,1 % , áp lực nặng chiếm 11,6% ở khóa 61 lại cao hơn so với khóa 60 áp lực vừa
14,9% , áp lực nặng 6,4%. Còn lại ở khóa 62 áp lực vừa 17,2 % , áp lực nặng 10,3 %
Áp lực của sinh viên FTU cũng có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Trong các tác
động tích cực thì yêu tố tạo ra cạnh tranh - từ đó tạo động lực nâng cao kỹ năng của
bản thân là chủ đạo chiếm tỷ lệ tối thiểu 60%. Tác động tiêu cực chủ yêu của áp lực
của sinh viên là “dễ mắc phải sai lầm trong công việc” và “làm trì trệ công việc” cùng
chiếm trung bình 24,5%. Với độ tin cậy 95% thì tỷ lệ sinh viên cảm thấy “dễ mắc phải
sai lầm trong công việc” hoặc “làm trì trệ công việc”chiếm từ 45,66% đến 56,02%.
4.2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị nhằm hạn chế áp lực của sinh viên
như sau:
4.2.1.Đối với nhà trường
Nhà trường cần có cách giảng dạy phù hợp với học sinh. Ví dụ như những
thông tin trong bài giảng cần kết hợp với những video, hình ảnh phù hợp để cho người
học có cảm giác thoải mái hơn là dùng những đoạn văn bản để trình bài.

38
Giảng viên và sinh viên cần có sự tương tác trong quá trình học để tạo một môi
trường sôi nổi, góp ý kiến, phát biểu trong quá trình học tập và giảng dạy.

Ngoài các khóa học trên lớp, nhà trường cần tạo ra nhiều lớp học ngoại khóa
hơn để sinh viên có thể thả lỏng cũng như có thể tiếp thu những nguồn thông tin mới
từ đời sống.

Cần tổ chức những hoạt động văn hóa, thể thao, các hoạt động theo chủ đề,
ngày hội đọc sách, ngày hội khoa học và công nghệ, ngày hội sáng tạo, đổi mới và
khởi nghiệp, tham gia lễ hội truyền thống của địa phương…trong các hoạt động bảo
đảm sinh viên thực sự tự giác, thoải mái và thích thú khi tham gia.

4.2.2. Đối với gia đình


Hãy tạo môi trường gia đình thoải mái và ấm cúng để sinh viên có thể chia sẻ
tâm tư, lo lắng và thành tựu của mình. Hãy lắng nghe chân thành và cung cấp hỗ trợ
tinh thần khi cần thiết. Các bậc cha mẹ phải động viên khích lệ con cái, không nên gây
áp lực căng thẳng cho các em trong quá trình học tập.
Hãy thận trọng không đặt quá nhiều kỳ vọng về điểm số hoặc sự thành công
trong học tập. Thay vào đó, khích lệ sự cố gắng và cống hiến của sinh viên, và hỗ trợ
họ định hướng đúng đắn trong việc xác định mục tiêu cá nhân.
Gia đình nên tôn trọng cá nhân hóa của từng sinh viên, không so sánh với
những người khác và đánh giá công bằng mức tiến bộ của từng người.
Gia đình có thể hỗ trợ sinh viên trong việc tìm hiểu về lựa chọn sự nghiệp, thảo
luận về các tùy chọn và mục tiêu dài hạn. Điều này giúp sinh viên cảm thấy có sự ủng
hộ trong quá trình tìm định hướng nghề nghiệp của mình.
4.2.3. Đối với sinh viên
Sinh viên cần chủ động, tích cực tham gia vào các lớp học, tập huấn, hội thảo,
seminar về stress nhằm nâng cao nhận thức và hình thành các kỹ năng tự ứng phó, giải
toả với stress và các tác nhân gây stress tốt nhất nâng cao hiệu quả học tập và rèn
luyện trong nhà trường.
Lên kế hoạch và sắp xếp công việc, học tập, và thời gian giải trí một cách hợp
lý. Điều này giúp bạn tránh cảm giác bị áp đặt và cân nhắc đủ thời gian cho mọi hoạt
động.

39
Hãy học cách nói không: Không cảm thấy áp lực phải làm mọi việc và đồng ý với tất
cả mọi yêu cầu. Hãy biết từ chối một cách lịch sự khi cảm thấy không thể đáp ứng
được hoặc không muốn làm điều đó.
Để duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất, cần dành thời gian để thư giãn và giải
tỏa căng thẳng. Tham gia vào các hoạt động thể thao, yoga, tập luyện, học nhạc, đọc
sách, hoặc bất kỳ hoạt động nào bạn thấy thú vị và thư giãn.
Cần xác định các mục tiêu quan trọng và ưu tiên hoạt động dựa trên mức độ
quan trọng và thời hạn. Không cố gắng làm quá nhiều việc cùng một lúc, hãy tập trung
vào những việc quan trọng nhất trước.
4.3. Hạn chế
4.3.1. Đối với đề tài khảo sát
Do mẫu khảo sát là phi ngẫu nhiên nên đã làm phần nào ảnh hưởng tới sự khách
quan của mẫu khảo sát. Khảo sát thực hiện với quy mô nhỏ nên chưa thu hút được số
lượng lớn nhiều tham gia khảo sát. Đồng thời, trong quá trình làm khảo sát, các bạn có
thể có những câu trả lời nhanh và chưa thực sự chính xác. Vì thế số liệu chỉ mang tính
tổng quan chứ chưa thể phản ánh một cách chi tiết và chính xác về sự áp lực trong
cuộc sống của sinh viên FTU hiện nay.
Dự án cần khảo sát trực tiếp để đánh giá mức độ trung thực của các câu trả lời,
từ đó có kết luận chính xác hơn.
4.3.2. Đối với nhóm
Do thời gian gấp rút, sự bất đồng về lịch học khiến nhóm gặp trở ngại trong việc sắp
xếp thời gian hợp lý và hiệu quả. Vì đây là dự án khảo sát đầu tiên của các thành viên
nên vẫn còn bỡ ngỡ và thiếu kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng, kiến thức
chuyên môn chưa cao nên không thể tránh khỏi những sai sót.
4.4. Kinh nghiệm
Từ những hạn chế trên – cơ sở cho những khảo sát tiếp theo – nhóm đã rút ra
một vài kinh nghiệm cho các đề tài trong tương lai:
Thứ nhất, thống nhất nội dung khảo sát phù hợp với nhóm. Cần phân chia thời
gian, công việc phù hợp cho từng thành viên trong nhóm khảo sát
Thứ hai, cần tham khảo, chọn lọc thông tin phù hợp với bài khảo sát, đồng thời
thông tin thu thập được phải là thông tin chính thống và phải được ghi nguồn khi trích
dẫn vào bài khảo sát.

40
Thứ ba, khi tiến hành dự án, phần khảo sát cần phải có độ chính xác cao. Cần
phải xác định được mục tiêu trước khi tiến hành khảo sát.
Thứ tư, trong quá trình thực hiện bài khảo sát, không tránh khỏi sẽ gây mâu
thuẫn giữa các thành viên trong nhóm, nhóm khảo sát nên lắng nghe, chủ động tìm
hiểu nguyên nhân để có thể giải quyết mâu thuẫn, khuyến khích tạo động lực cho cả
nhóm cùng vượt qua khó khăn.
4.5. Hướng khảo sát tiếp theo
Trực tiếp khảo sát sinh viên FTU và khảo sát với số lượng lớn hơn, đa dạng các
khóa để thu được kết quả khách quan hơn, sâu hơn.
Mở rộng quy mô không chỉ trong phạm vi trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở
II thành phố Hồ Chí Minh mà còn cả những trường đại học, cao đẳng,... trên phạm vi
toàn quốc để khai thác sâu được các yếu tố gây ra áp lực của sinh viên nước ta hiện
nay. Từ đó đề ra những biện pháp tốt nhất để giảm áp lực, nâng cao chất lượng sinh
viên nước ta.

41
42

TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://dsa.ueh.edu.vn/tin-tuc/bien-ap-luc-dong-trang-lua-thanh-dong-luc-trong-hoc-
tap/

https://hvnh.edu.vn/medias/tapchi/vi/11.2020/system/archivedate/892304dd_B
%C3%A0i%20c%E1%BB%A7a%20Nguy%E1%BB%85n%20Th%E1%BB%8B
%20Nh%C6%B0%20Nguy%E1%BB%87t,%20Ph%E1%BA%A1m%20Th%E1%BB
%8B%20C%E1%BA%A9m%20V%C3%A2n,%20Nguy%E1%BB%85n%20Th
%E1%BB%8B%20H%C6%B0ng.pdf

Hurst, C. S., Baranik, L. E., &; Daniel, F. (2012). Các yếu tố gây căng thẳng cho sinh
viên đại học: Đánh giá về khảo sát định tính. Căng thẳng và Sức khỏe, n / a – n / a

Lê Minh Thuận (2011), Một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên đại học Y Dược Thành
phố HCM, Luận văn thạc sĩ tâm lý học, Đại học sư phạm

Lin, S.-H., & Huang, Y.-C. (2013). Life stress and academic burnout. Active Learning
in Higher Education, 15(1), 77–90. doi: 10.1177/1469787413514651

Nguyễn Hữu Thụ (2009), "Nguyên nhân stress của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
năm 2009", Tạp chí tâm lý học 3(120), tr. 1-5.

Nguyễn Thành Trung (2017), thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. Thực
trạng stress, lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan trong sinh viên cử nhân trường đại
học y tế công cộng năm 2017 – khảo sát bằng bộ công cụ Dass 21, Luận văn thạc sĩ y
tế công cộng, Trường đại học y tế công cộng Hà Nội, Hà Nội

Robotham, D., & Julian, C. (2006). Stress and the higher education student: a critical
review of the literature. Journal of further and higher education, 30(02), 107-117.

42
43

Saqib, M., & Rehman, K. U. (2018). Impact of stress on students’ academic


performance at secondary school level at District Vehari. International Journal of
Learning and Development, 8(1), 84-93.

Schuder, Kirsten Statistic on College Students Stress, accessed 30/ 9/2020, from
http://stress.lovetoknow.com/Statistics_on_College_Student_Stress

Vũ Dũng (2015), Thực trạng stress của sinh viên điều dưỡng Đại học Thăng Long năm
2015 và một số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường đại học Y tế
công cộng Hà Nội, Hà Nội.

43
44

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng khảo sát khảo sát
PHIẾU KHẢO SÁT
Xin chào các Bạn,
Chúng mình là nhóm sinh viên thuộc Khoa Kinh doanh và thương mại quốc tế của
Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện tại nhóm chúng
mình đang thực hiện dự án mang tên “Đánh giá các yếu tố gây ra áp lực trong cuộc
sống của sinh viên FTU”. Rất mong các bạn dành ra khoảng 5 phút để nói lên quan
điểm của mình đối với những phát biểu được đề cập trong Phiếu khảo sát. Ý kiến của
các bạn đóng góp vai trò quan trọng cho thành công của khảo sát này.
1. Bạn là nam hay nữ?
● Male
● Female
2. Bạn là sinh viên khóa mấy?
● K60
● K61
● K62
3. Bạn thường gặp áp lực về vấn đề gì?
● Education
● Time
● Finance
4. Bạn bị áp lực ở mức độ nào?

€ Nhẹ (áp lực ảnh hưởng không nhiều đến cuộc sống của bạn)

€ Vừa (áp lực khiến bạn cảm thấy mệt mỏi)

€ Nặng (áp lực khiến cho bạn có những suy nghĩ tiêu cực, xuất hiện những hành động

sai lầm…)
5. Những yếu tố nào khiến bạn gặp phải áp lực?
5.1. Học tập
Hoàn Không Bình Đồng Hoàn
toàn đồng ý thườn ý toàn

44
45

không g đồng ý
đồng ý
Deadline
Thành tích (GPA, cuộc thi)
Chương trình học nặng với khối
lượng kiến thức lớn

5.2.Thời gian
Hoàn Không Bình Đồng Hoàn
toàn đồng ý thườn ý toàn
không g đồng ý
đồng ý
Lịch học, thi dày đặc
Nhiều việc, ít thời gian thư giãn

5.3.Sức khỏe
Hoàn Không Bình Đồng Hoàn
toàn đồng ý thườn ý toàn
không g đồng ý
đồng ý
Tật về mắt (cận thị, loạn thị,...)
Các bệnh thường gặp khi thời tiết
giao mùa (ho, sốt,...)
Rối loạn lo âu

5.4.Tài chính
Hoàn Không Bình Đồng Hoàn
toàn đồng ý thường ý toàn
không đồng ý
đồng ý
Gia đình không có đủ tài chính cho
việc học tập

45
46

Không đủ tiền chi trả sinh hoạt


hằng ngày

5.5. Gia đình


Hoàn Không Bình Đồng Hoàn
toàn đồng ý thường ý toàn
không đồng ý
đồng ý
“ Con nhà người ta” và sự so
sánh giữa các thành viên trong
gia đình
Cha mẹ quá kì vọng
Mâu thuẫn với ba mẹ

5.6. Các mối quan hệ xã hội (bạn bè, thầy cô,...)
Hoàn Không Bình Đồng Hoàn
toàn đồng ý thường ý toàn
không đồng ý
đồng ý
Không giỏi tiếp xúc với đám đông
Bị kì thị, xa lánh, bạo lực
Áp lực từ các bạn đồng trang lứa
Thầy cô quá kì vọng

6. Bản thân
Hoàn Không Bình Đồng Hoàn
toàn đồng ý thường ý toàn
không đồng
đồng ý ý
Phải giữ vững thành tích học tập
Tìm được công việc tốt sau khi
ra trường

46
47

Khó khăn khi giao tiếp và truyền


đạt
Ngoại hình của bản thân
Ý thức của bản thân (dễ bị xao
nhãng, lười biếng,...)

7.Với bạn, áp lực có tác động tích cực như thế nào
• Sự cạnh tranh, từ đó tạo động lực nâng cao kỹ năng của bản thân
• Dễ dàng đón nhận thử thách, nỗi sợ
• Tăng khả năng tập trung
• Mục khác
8. Với bạn áp lực có tác động tiêu cực như thế nào?
• Mất hết sự tự tin, không muốn giao tiếp với người khác
• Mất động cơ làm việc
• Trầm cảm, các bệnh về tâm thần, trí nhớ bị suy giảm
• Sức đề kháng của cơ thể giảm sút và dễ gặp các vấn đề tiêu hóa do ăn uống không
điều độ, ăn không có giờ giấc
• Dễ mắc phải sai lầm trong công việc, làm trì trệ công việc
• Mục khác
8. Bạn đã và sẽ làm gì để vượt qua và chống lại những tác động tiêu cực của
áp lực?
• Chia sẻ với bạn bè, người thân
• Thư giãn đầu óc (xem phim, nghe nhạc, đọc sách..)
• Tập thể thao (đạp xe, chạy bộ, gym,..)
• Nghe tư vấn từ bác sĩ tâm lý
• Tham gia hoạt động ngoại khóa
• Mục khác
Cảm ơn các bạn đã giúp đỡ hoàn thành bảng khảo sát này!

47

You might also like