Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

PHẦN 3 : QUY TRÌNH THỰC HIỆN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ TRONG DOANH NGHIỆP

LỮ HÀNH
3.1. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ BỘ PHẬN SOÁT VÉ
3.1.1. Công tác đầu ca
1. Họp đầu ca, triển khai công việc.
2. Đảm bảo trang phục và tác phong diện mạo trước khi vào ca làm việc.
3. Nhận tài sản khu vực làm việc từ phía bộ phận an ninh.
4. Vệ sinh khu vực làm việc.
5. Bật cổng soát vé.
6. Kiểm tra cổng soát vé, màn hình TV, con dấu, bộ đàm có hoạt động bình thường
không.
7. Đi lại và kiểm tra số lượng line và tình trạng khu vực sảnh.
8. Điều chỉnh các bảng chỉ dẫn, hàng rào mềm phân luồng khách vào đúng vị trí.
9. Thực hiện checklist đầu ca.
3.1.2. Quy trình thực hiện nghiệp vụ soát vé
3.1.2.1. Phân luồng khách vào cổng soát vé
Bước 1 : Chào khách hàng
-Chủ động giao tiếp khách hàng bằng mắt và nụ cười thân thiện, cúi nhẹ và nói “xin chào”
-Chủ động hướng dẫn khách tiến gần đến cổng soát vé “Mời anh/chị đi lối này”
-Nhắc khách không mang đồ ăn, thức uống khi lên cabin/ khi vào công viên
Bước 2 : Mời khách vào khu vực soát vé
- Hướng dẫn và thông báo khách mỗi người cầm 1 vé trên tay, tránh trường hợp khách
chưa có vé hoặc cầm hộ vé cho người khác, nếu là vé online thì đi thành 1 hàng cho dễ kiểm
soát vé
- Chủ động hướng khách đã có vé vào cổng
3.1.2.2. Kiểm soát vé và phân loại vé người lớn, trẻ em
- Quan sát và xác định loại vé phù hợp cho khách:
+ Đối với khách dưới 1m: miễn phí vé.
+ Đối với khách cao từ 1m - 1.4m: vé trẻ em.
+ Đối với khách cao trên 1.4m: vé người lớn.
- Vé hợp lệ: Trên màn hình cổng soát vé hiển thị thông tin vé bằng màu xanh và
đèn báo trên thân cổng sẽ nháy tick xanh.
- Vé không hợp lệ: Trên màn hình cổng soát vé sẽ báo lỗi bằng màu đỏ và thể
hiện thông tin lỗi của vé, đèn báo trên thân cổng sẽ nháy tick đỏ.
- Trường hợp xác định vé không hợp lệ thì mời khách ra khỏi hàng, chọn vị trí
đứng phù hợp và hướng dẫn khách di chuyển đến khu vực bán vé để kiểm tra lại vé,
tránh gây ảnh hưởng đến khách hàng khác.
- Nhân viên soát vé chủ động và linh hoạt sử dụng đàm để phối hợp với bộ phận
CSKH đến hỗ trợ kiểm tra và xử lý trong trường hợp gặp phải khách hàng khó tính.
3.1.2.3. Kiểm soát vé điện tử
-Kiểm soát vé bên cung cấp vé có phải đối tác không
-Kiểm tra ngày sử dụng của vé phải trùng với thời gian thực tế
-Trường hợp khách chưa có mã vé QR, hướng dẫn khách tới phòng vé để được hỗ trợ
3.1.2.4. Kiểm soát vé CBNV, đối tác, nhà thầu, HDV và trưởng đoàn
● Đối với đối tượng đã được cấp phát thẻ:
- Hướng dẫn CBNV xếp hàng tại luồng khách nội bộ và đều phải kiểm tra
giấy tờ, thẻ nhân viên hoặc thẻ đi cáp.
- Kiểm tra và đối chiếu hình ảnh trên giấy tờ đối với CBNV, đối tác, công
nhân nhà thầu đang sử dụng thẻ.
→ Nếu hình ảnh trên giấy tờ không khớp với người sử dụng thì không giải
quyết qua cổng, tiến hành lập biên bản có xác nhận của nhân viên an ninh trực tại vị
trí, tạm giữ thẻ đi cáp và báo cáo quản lý trực tiếp, sau đó chuyển biên bản đến bộ
phận thanh tra.
→ Nếu hình ảnh trên giấy tờ khớp với người sử dụng thì cho thông qua.
→ Trường hợp thẻ đi cáp lỗi, hết HSD hoặc quên mang thẻ, nhân viên soát vé
yêu cầu đối tượng liên hệ phòng HCNS để được giải quyết theo quy định của công ty.
● Đối với đối tượng sử dụng giấy đề nghị đi cáp treo:
- Yêu cầu đối tượng xuất trình giấy đề nghị đi cáp đã được Giám đốc
Công ty hoặc người GĐ ủy quyền phê duyệt. Nhân viên phải giữ lại giấy đề nghị để
làm báo cáo cuối tháng theo biểu mẫu.
- Kiểm tra giấy tờ tùy thân để xác minh người qua cổng là người có trong
danh sách được phê duyệt.
● Đối với HDV hoặc trưởng đoàn:
- Trường hợp HDV/TĐ thuộc đơn vị lữ hành đi theo dẫn đoàn khách sẽ
nhận được vé lên cáp/vào công viên miễn phí tại phòng vé (có ký hiệu riêng). Trong vé
có ghi thông tin tên của HDV/TĐ. Tiến hành kiểm tra thẻ HDV đối với HDV, kiểm tra
CCCD ( hoặc passport trong trường hợp là người nước ngoài ) đối với trưởng đoàn,
nếu khớp giấy tờ thì thông qua.
3.1.2.5. Kiểm soát vé và hủy vé dành cho khách đi lối VIP

Bước 1 : Nhân viên soát vé nhận thông tin từ bộ phận CSKH. Chủ động xác nhận số lượng
vé hủy
Bước 2 : Bộ phận CSKH cùng nhân viên an ninh, nhân viên soát vé phối hợp xác định số
lượng khách đi qua cửa VIP . Nhận đủ số vé cần được hủy ứng với số khách VIP từ CSKH.
Bước 3 : Hủy vé dưới sự chứng kiến của bộ phận CSKH và An Ninh . Làm biên bản hủy vé.
Yêu cầu chữ ký của các bộ phận liên quan và tham gia hủy vé
- Lưu ý : Trong quá trình thu vé của khách phải đảm bảo ít nhất 3 bộ phận để khách
quan. Số lượng vé CSKH bàn giao cho soát vé để hủy phải bằng với số khách thực tế và thông
tin tổ CSKH thông báo.
3.1.3.Kiểm soát vé khi xảy ra sự cố
3.1.3.1. Cổng soát vé bị lỗi
- Thông báo ngay cho bộ phận IT.
- Báo cáo tình hình sự cố cho ban quản lý và xin ý kiến chỉ đạo.
- Sử dụng đàm để thông báo tình hình tới các bộ phận để triển khai bán vé chậm lại, ổn
định khách ở khu vực chờ.
-Phối hợp với nhân viên các bộ phận thông báo với khách về sự việc và đề nghị vui lòng chờ
đợi.
3.1.3.2. Vé bị lỗi
-Chủ động kiểm tra vé trên hệ thống trên máy soát vé nhân viên.
- Giải thích tình trạng lỗi vé cho khách hàng. Hướng khách đến phòng vé để kiểm tra lại
thông tin vé. Gọi CSKH trong trường hợp khách không hợp tác.
- Cảm ơn khách vì đã phối hợp. Tiến hành lập biên bản sự việc có yêu cầu chữ ký của nhân
viên đại diện các bộ phận liên quan.
3.1.3.3. Hệ thống cáp treo/trò chơi bị lỗi, hoặc điều kiện thời tiết không cho phép vận hành
cáp, không cho phép công viên hoạt động
-Tiếp nhận thông tin từ bộ phận vận hành cáp treo, vận hành trò chơi, cứu hộ.
- Dừng soát vé cho khách, đồng thời thông báo cho CSKH hỗ trợ giải thích cho khách về sự việc
và hướng khách chờ cáp/công viên vận hành lại.
-Báo cáo tới ban quản lý để xin ý kiến chỉ đạo.
-Trường hợp cáp treo/công viên dừng hoạt động quá lâu và khách khó tính, yêu cầu hoàn tiền
vé: thông báo cho CSKH để hỗ trợ và ban quản lý để xin ý kiến chỉ đạo.
-Lập biên bản sự việc dưới sự chứng kiến của các bộ phận liên quan và yêu cầu chữ ký.
3.1.4. Công tác cuối ca
1. Thu dọn công cụ, dụng cụ.
2. Tắt hệ thống cổng soát vé và đảm bảo các thiết bị điện tử đã được ngắt.
3. Thực hiện checklist cuối ca, bàn giao lại tài sản cho an ninh.
3.2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ BỘ PHẬN CHĂM SÓC KHÁCH
HÀNG
3.2.1. Công tác đầu ca
1. Họp đầu ca, triển khai công việc
2. Đảm bảo trang phục và tác phong diện mạo trước khi vào ca làm việc
3. Nhận tài sản khu vực làm việc từ phía bộ phận an ninh
4. Vệ sinh khu vực làm việc
5. Kiểm tra đàm, kiểm tra nhạc của khu vực làm việc
6. Đi lại và kiểm tra tình trạng khu vực sảnh
7. Thực hiện checklist đầu ca
3.2.2. Quy trình sử dụng thẻ thành viên Sun Group tại Sun World Hạ Long
Sau khi TVSG/CBNV đến phòng CSKH xuất trình thẻ và khai báo thông tin, tại bước thứ 2,
Bộ phận CSKH cần làm quy trình như sau:
-Tiếp nhận thẻ TVSG từ CBNV và tiến hành kiểm tra thông tin trên hệ thống:
+Hợp lệ: Số lần sử dụng dịch vụ của thẻ vẫn còn, thẻ vẫn còn hiệu lực thời
gian, tên khai báo trùng khớp với tên chủ thẻ trên hệ thống kiểm soát thẻ TVSG, kiểm tra và
chụp giấy tờ tùy thân của khách.
+ Không hợp lệ: Đã hết số lần sử dụng dịch vụ, đã hết thời hạn dùng ghi trên
thẻ hoặc thông tin về người thân của CBNV không khớp với thông tin hiển thị trên hệ
thống, CSKH từ chối làm thủ tục cho CBNV.
+ Đối với các trường hợp CBNV đang làm việc hoặc không trực tiếp đến xuất
trình thẻ được mà uỷ quyền cho một trong số tứ thân, phụ mẫu (bố mẹ, vợ chồng, con
cái) cầm thẻ đến thì CSKH vẫn hỗ trợ làm thủ tục với điều kiện người mang thẻ đến
phải đúng là tứ thân, phụ mẫu của chủ thẻ và có đầy đủ giấy tờ tuỳ thân cũng như có
tên trên hệ thống đã đăng ký trước đó.
- Lập booking (03 bản) trên cơ sở thông tin do TVSG/người thân khai báo
và thực tế số lượng TVSG/CBNV/người thân có mặt tại quầy CSKH. Booking ghi rõ
tên chủ thẻ, số lượng thẻ và danh sách thân nhân tại phần ghi chú.
- CSKH giao booking cho TVSG/CBNV/người thân và hướng dẫn sử dụng ưu đãi:
+ CSKH giữ 01 bản booking có chữ ký xác nhận của TVSG/CBNV
+ CSKH giao 01 bản booking có chữ ký xác nhận của TVSG/CBNV cho phòng vé
+ CSKH giao 01 bản booking có chữ ký xác nhận của Bộ phận/TVSG/CBNV cho
CBNV để đưa qua Soát vé kiểm tra khi qua cổng.
Sau khi hoàn thành các bước xuất dịch vụ cho TVSG/CBNV, CSKH tiến hành
làm và nộp báo cáo theo yêu cầu của khối/đơn vị: trước ngày 25 hàng tháng gửi báo
cáo của tháng trước cho BGĐ.
Sau khi kết thúc công việc, nhân viên CSKH lưu booking có chữ ký của
CBNV/bộ phận Bán vé
3.2.3. Quy trình tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng
Bước Nội dung Hướng dẫn thực hiện Bộ phận
thực hiện

1 Tiếp nhận khiếu Tiếp nhận khiếu nại của khách từ Nhân viên tiếp
nại khách hàng nhiều hình thức và ghi chép vào nhận, Bộ phận
sổ theo dõi. tiếp nhận

2 Phân loại, xử lý Phân loại, xử lý ngay khiếu nại Nhân viên tiếp
nhận, Bộ phận
tiếp nhận
ngay hoặc chuyển nếu thuộc thẩm quyền hoặc
bộ phận chuyên chuyển đến bộ phận chuyên trách
trách (nếu không thuộc thẩm quyền).

3 Bộ phận chuyên Bộ phận chuyên trách xử lý ngay Bộ phận tiếp


nhận,
trách xử lý hoặc hoặc đề xuất phương án trình Giám đốc
đề xuất phương án Giám đốc phê duyệt (nếu khách
hàng không đồng ý cách xử lý).

4 Phê duyệt đề xuất Giám đốc phê duyệt đề xuất Giám đốc
xử lý phương án xử lý khiếu nại (hoặc
yêu cầu chỉnh sửa).

5 Xử lý khiếu nại Các bộ phận xử lý khiếu nại. Bộ phận tiếp


nhận

6 Tổng hợp; phân -Định kỳ, các đơn vị báo cáo tình Bộ phận tiếp
nhận, CSKH,
tích & cải tiến; xử hình tiếp nhận & xử lý khiếu nại Thanh tra,
lý sai phạm về bộ phận CSKH (kèm theo đề Giám đốc
xuất chỉnh sửa quy định hoặc xử
lý kỉ luật, nếu có).
-CKSH tổng hợp, báo cáo
Giám đốc
-Giám đốc chỉ đạo chỉnh sửa
quy định hoặc yêu cầu xử lý kỷ
luật (nếu có).

3.2.4. Quy trình xử lý tài sản thất lạc của du khách


Bước Nội Hướng dẫn thực hiện Bộ phận thực
dung hiện
1 Phát Nhân viên phát hiện hoặc tiếp nhận Nhân viên phát
hiện/tiếp tài sản thất lạc của du khách: trong vòng hiện hoặc
nhận 10 phút kể từ khi phát hiện/tiếp nhận tiếp nhận TSTL;
TSTL TSTL phải báo cáo ngay cho cấp quản lý nhân viên an
trực tiếp hoặc Trưởng bộ phận để thông ninh; trưởng bộ
tin cho CSKH. phận hoặc phụ
CSKH lập biên bản tạm giữ tài sản trách trực tiếp
của du khách với sự tham gia của người
làm chứng, người phát hiện/tiếp nhận
TSTL.
Nếu khách đến gặp CSKH và báo
mất TSTL, CSKH tiến hành lập phiếu kê
khai TSTL và thông báo các bộ phận phối
hợp tìm kiếm.

2 Chuyển Khi tiếp nhận biên bản và TSTL, Nhân viên phát
giao trưởng các bộ phận triển khai thông hiện/tiếp nhận
TSTL báo trên hệ thống đàm và phạm vi phụ TSTL hoặc nhân
cho bộ trách viên an ninh; bộ
phận xử để khách biết, nắm thông tin và tiến hành phận xử lý TSTL
lý TSTL khai báo xác nhận TSTL
Trong ngày làm việc, nếu có du
khách khai báo mất tài sản có mô tả tương
tự với TSTL đã phát hiện thì hướng dẫn
khách đến CSKH để khai báo
3 Bàn giao Bộ phận xử lý TSTL bàn giao Trưởng bộ phận
TSTL TSTL cho tổ CSKH. Bộ phận CSKH bàn xử lý TSTL; bộ
giao cho du khách/tổ tài sản phận CSKH,
tổ tài sản, du
khách

4 Xác Khi du khách báo tài sản bị thất lạc, Du khách thất lạc
minh, trả CSKH yêu cầu khách kê khai thông tài sản;
TSTL tin TSTL vào phiếu kê khai để làm cơ sở người làm chứng;
đối chiếu: nhân viên phát
- Nếu thông tin tương tự/khớp hiện/tiếp nhận
đúng là tài sản của du khách thì TSTL hoặc bộ
CSKH tiến hành lập biên bản bàn giao phận xử lý TSTL
TSTL, hoặc bộ phận
đồng thời trao trả cho khách và chụp hình CSKH
ảnh bàn giao tài sản
- Nếu thông tin không khớp thì
CSKH sẽ không tiến hành bàn giao tài sản
và giải thích cho du khách
- Nếu du khách ở xa, CSKH có
nhiệm vụ thương thảo với khách về
phương thức nhận lại TSTL và thống nhất
chi phí chuyển trả.
- Trường hợp du khách khai
báo mất tài sản nhưng công ty chưa
tiếp nhận/phát hiện TSTL thì CSKH
lưu lại thông tin và biên bản để xử lý.
5 Kết thúc Lưu hồ sơ hoặc chuyển TSTL cho tổ tài Nhân viên phát
sản và lưu hồ sơ hiện/tiếp nhận
TSTL hoặc bộ
phận xử lý
TSTL hoặc tổ tài
sản, CSKH

3.2.5. Quy trình phối hợp xử lý sự cố liên quan đến sức khỏe

Đơn vị thực
TT Bước Tên bước Nội dung
hiện
Nhận thông tin
Nhân viên hoặc khách
về sự cố liên Khách hàng
hàng phát hiện và thông
1 Bước 1 quan đến sức hoặc CBNV
báo sự cố tới bộ phận tiếp
khỏe
nhận
Tiếp nhận thông tin
Tiếp nhận
Thăm khám, nhận định,
thông tin, thăm
phát hiện triệu chứng lâm Nhân viên y
2 Bước 2 khám, nhận
sàn và xử trí ban đầu cho tế
định và xử trí
bệnh nhân
ban đầu
Xử lý và sơ cứu kịp thời

Theo dõi diễn Tiên lượng sức khỏe của Nhân viên y
3 Bước 3
biến tình hình khách hàng tế

Nhân viên y
Thông báo các Điện/ Đàm báo BP CSKH tế, BP CSKH,
bộ phận liên và Y tế Trưởng/ Phó
4 Bước 4
quan Điện/ Đàm báo cấp quản phòng các bộ
lý, BGĐ phận liên
quan

BP CSKH,
BGĐ/Trưởng/ Phó phòng
Xin phương án Trưởng/Phó
5 Bước 5 chỉ đạo đối với trường hợp
chỉ đạo phòng Vận
phức tạp
hành, BGĐ

Thực hiện Thực hiện theo phương án BP CSKH và


6 Bước 6
phương án đã được chỉ đạo/ phê duyệt Y yế

Lập hồ sơ và lưu chứng từ BP CSKH và


7 Bước 7 Lưu hồ sơ
thanh toán Y tế
3.2.6. Quy trình xử lý sự cố liên quan đến vé Online - vé Kiosk
3.2.6.1. Vé online
Bước Công việc cần Hướng dẫn thực hiện Bộ phận thực
thực hiện hiện

1 CSKH tiếp nhận CSKH tiếp nhận thông tin từ CSKH


thông tin từ khách khách phản ánh về việc đặt vé
hàng. online: đặt nhầm vé, sai ngày, hệ
thống lỗi, …

2 Báo cho Bán vé, IT Sau khi nhận thông tin sẽ báo lại CSKH/IT/Bán
kiểm tra lại thông cho Bán vé, IT kiểm tra lại xem vé
tin. tình trạng vé/ giao dịch của khách
hàng.

3 CSKH nhận phản Bán vé, IT thông báo lại kết quả CSKH/IT/Bán
hồi từ IT/Bán vé. sau khi kiểm tra trên hệ thống vé
về vé và giao dịch của khách
hàng

4 Báo cáo, xin ý kiến CSKH xin ý kiến lãnh đạo về việc CSKH/ BGĐ
lãnh đạo. hỗ trợ huỷ vé và hoàn tiền cho
khách (trong một số trường hợp
nhất định).

5 Tiến hành xử lý các Sau khi có ý kiến của BGĐ, CSKH/IT/Kế


trường hợp sự cố CSKH cùng các bộ phận liên quan toán/Bán vé
tiến hành triển khai xử lý các sự
vé online. cố về vé online (chuyển ngày, in
lại vé, thay đổi dịch vụ sử dụng,
hoàn tiền, …).

6 Hoàn tất biên bản Các bộ phận tiến hành lập biên CSKH/IT/Kế
chứng từ cho Kế bản ghi nhận sự việc có chữ ký toán/Bán
toán đại diện của CSKH, IT, Bán vé, vé/Thanh tra
Kế toán, Thanh tra … và gửi Kế
toán để hoàn tất hồ sơ.

3.2.6.2. Vé kiosk :
Bước Công việc cần Hướng dẫn thực hiện Bộ phận thực
thực hiện hiện

1 CSKH tiếp CSKH tiếp nhận thông tin từ khách CSKH


nhận thông tin phản ánh về việc mua vé kiosk bị lỗi:
từ khách hàng.
đặt nhầm ngày, lỗi thao tác khi mua
vé, một số lỗi từ phía máy kiosk, …

2 Báo cho IT, Sau khi nhận thông tin sẽ báo lại cho CSKH/IT/Kế
Kế toán kiểm Bán vé, IT để kiểm tra: thông tin của toán
tra nắm thông khách, camera tại khu vực kiosk lỗi,
tin. giao dịch của máy, xác định xem lỗi
do khách hay lỗi kỹ thuật máy, …
3 CSKH nhận IT thông báo lại kết quả sau khi kiểm CSKH/IT
phản hồi từ tra trên hệ thống về vé và giao dịch
IT/Kế toán.
của khách hàng.
Sau khi có thông tin từ IT, CSKH
gửi mail thông báo sự việc đến Bán
vé, IT, Kế toán, BGĐ để báo cáo
nắm thông tin.

4 Tiến hành xử Sau khi có thông tin từ Kế toán về số CSKH/ Kế


lí các trường tiền chênh lệch, CSKH tiến hành toán/IT
hợp vé kiosk chuyển khoản lại cho khách hàng,
làm phiếu và thủ tục hoàn ứng (biên
bản sự việc, giấy đề nghị thanh toán,
các bằng chứng giao dịch, …); thống
kê lại các trường hợp lỗi để phục vụ
báo cáo và tìm hướng khắc phục.

3.2.7. Quy trình đón khách ngoại giao


Bao gồm 4 bước đón tiếp :
Bước 1 : Thành viên Sun Group lập và xin phê duyệt tờ trình
Bước 2 : Chăm sóc khách hàng tiếp tục kiểm tra
Trên tờ trình phải đầy đủ thông tin : ngày giờ đoàn ngoại giao tới, số lượng khách ngoại giao, đơn
vị chịu phí, mã đoàn, trưởng đoàn, email/sđt liên hệ
Bước 3 : Đón tiếp khách ngoại giao
-Liên hệ trước với khách ngoại giao
-Tư vấn, check thông tin đoàn xem có thay đổi gì không ?
-Đón khách và hướng dẫn khách làm thủ tục
-Booking và xuất vé ( Khách ngoại giao không phân biệt vé người lớn và trẻ em)
-CSKH xuất vé, hướng dẫn khách đi vào khu vực soát vé.
Bước 4 : Kết thúc công việc
-Kiểm tra xem có phát sinh dịch vụ gì hay không
-Kiểm tra lại giấy tờ, thủ tục khách ngoại giao
-Hủy vé nếu có ( trong trường hợp khách ngoại giao đi lối ưu tiên ) sau đó cập nhật vào báo cáo
-Lưu báo cáo
-Gửi báo cáo khách ngoại giao
3.3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ BỘ PHẬN VẬN HÀNH
3.3.1. Công tác đầu ca
*Sau khi chấm vân tay vào ca, tất cả các nhân viên Vận hành trò chơi đều phải thực hiện các
công việc sau:
- Tập trung và tham gia họp đầu ca trước 15 phút tại văn phòng của bộ phận Vận hành công viên.
Tổ trưởng Vận hành trò chơi sẽ phân công nhiệm vụ cho mỗi nhân viên Vận hành trò chơi hoặc
cho mỗi nhóm để mở cửa các trò chơi.
- Đảm bảo trang phục và tác phong diện mạo trước khi vào ca làm việc.
- Nhận các loại chìa khóa trò chơi ở tủ khóa, các công cụ dụng cụ, văn bản, … và ký vào Biên
bản giao nhận công cụ dụng cụ của bộ phận.
- Thực hiện checklist, vệ sinh khu vực làm việc
*Danh mục các công việc kiểm tra :
-Kiểm tra lại toàn bộ cơ sở vật chất tại khu vực trò chơi, đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ và
nguyên vẹn, không gây ảnh hưởng gì tới khách hàng trong quá trình diễn ra trò chơi
- Trước khi khởi động trò chơi: Kiểm tra, đảm bảo các cổng cửa đã được đóng và khóa, đảm bảo
không có người lạ trong khu vực trò chơi, xác minh tình trạng hoạt động của các nút trên bảng
điều khiển. Khi khởi động trò chơi cần xác minh không có người lạ trong khu vực trò chơi, dùng
chìa khóa, mở khóa trò chơi; chạy đủ 2 vòng không tải, xác nhận trò chơi hoạt động bình thường
đúng thời gian quy định.
3.3.2. Quy trình khi tham gia trò chơi
- Mỗi trò chơi tại mỗi vị trí khác nhau sẽ có cách thức hoạt động khác nhau nên nhân viên cần
nắm rõ tất cả quy định, quy trình hoạt động trò chơi tại mỗi điểm để có thể vận hành trò chơi một
cách tốt nhất
- Nhân viên vận hành cần phải thực hiện đo chiều cao người chơi một cách cẩn thận, chính xác
nhất theo quy định, đảm bảo số lượng phù hợp tại mỗi trò chơi, nhân viên vận hành cũng cần chú
ý về trọng lượng khách hàng sao cho phù hợp để tham gia trò chơi đó
- Nhân viên vận hành cần đặc biệt chú ý tới những trường hợp khách hàng khuyết tật, có tiền sử
bệnh,… để xem xét có phù hợp, đủ điều kiện sức khỏe để tham gia trò chơi đó hay không
- Vì lý do an toàn, các đồ vật dễ rơi tuột không được phép mang vào trong bất kỳ trò chơi nào
trong công viên Rồng (đồ vật dễ rơi bao gồm điện thoại di động, chìa khóa, mũ, máy ảnh, ô dù,
gậy chụp ảnh, đồ uống, thiết bị giải trí cá nhân, ba lô, khăn, …; tóc dài cần được buộc gọn gàng)
3.3.3. Một số trường hợp đặc biệt về quy trình vận hành trò chơi tại điểm :
+ Quy trình dừng khẩn cấp: Dừng khẩn cấp trò chơi khi có các trường hợp gặp sự cố kĩ thuật,
khách không tuân thủ quy định, phát hiện có người lạ trong khu vực hoạt động trò chơi, hỏa
hoạn,….và thông báo cho tổ trưởng vận hành trò chơi để xử lí.
+ Quy trình giải tỏa khách hàng: Trường hợp cần giải tỏa khách hàng tại điểm là khi trò chơi gặp
sự cố về kĩ thuật, về điện; khách hàng ốm mệt, bị thương; khách hàng không tuân thủ quy định
ảnh hưởng đến an toàn. Trường hợp giải tỏa khách hàng ra khỏi công viên là khi có trường hợp
đặc biệt khẩn cấp như hỏa hoạn, khủng bố, thảm họa xảy ra.
+ Quy trình khóa trò chơi: Nhân viên vị trí vận hành chính có trách nhiệm thực hiện đúng quy
trình cách ly bảng điều khiển, có mặt tại bảng điều khiển trong suốt quá trình trò chơi hoạt động.
Khi muốn rời khỏi cần đảm bảo trò chơi không hoạt động, đã được đóng và khóa; chỉ vận hành
chính là người cầm chìa khóa và ra vào bảng điều khiển.
3.3.4. Công tác cuối ca
• Sau khi nghe thông báo đóng điểm của tổ trưởng, nhân viên sẽ vào làm checklist về (đảm bảo
đèn điện nguồn, nút e-stop đã được đóng)
• Kiểm tra vệ sinh khu vực trò chơi
• Kiểm tra xem khách hàng có để quên đồ để kịp thời trả lại cho khách.
• Sổ thông tin hằng ngày thì sẽ chốt số khách hôm nay đón được là bao nhiêu, ghi giờ ra khỏi
điểm trò chơi và cuối cùng báo đàm cho tổ trưởng trò chơi dừng hoạt động
• Sau khi báo trò chơi dừng hoạt động thì sẽ mang chìa khoá, công cụ dụng cụ đã lấy đầu ngày
của điểm đó
• Tờ thông tin hàng ngày của trò chơi đó mang về bàn giao trong văn phòng

You might also like