Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

THUỐC KHÁNG VIÊM GIẢM ĐAU HẠ SỐT

NON STEROID (NSAIDS)

NSAID non-steroidal anti-inflammatory drug


Phân loại thuốc NSAIDS
• Đặc tính:
• Giống chỉ định điều trị
• Giống tác dụng phụ
• Dược động học và hiệu
lực, độc tính và khả
năng dung nạp của BN :
khác nhau
• Ức chế COX1, COX2
khác nhau
❖Tương đồng > Khác
biệt
Cơ chế tác động
Tiểu cầu COX1 hoạt động để tổng hợp
thromboxane -> kết tập tiểu cầu
Dạ dày COX1 tham gia quá trình tổng hợp
prostaglandis bảo vệ tế bào.
COX2 : não, thận và các vùng bị viêm.
Cấu trúc COX 1 và COX 2

• Phân loại:
✓ NSAIDs không chọn lọc (ức
chế cả COX1, COX2).
✓ NSAIDs chọn lọc (ức chế
COX2).
Tác dụng dược lý của NSAIDs
• Giảm đau : có thể liên quan đến các tác dụng
không liên quan đến PG
• Hạ sốt (tác dụng CNS)
• Kháng viêm (trừ acetaminophen) chủ yếu do ức
chế PG.
• Một số : ức chế kích hoạt, tập hợp, bám dính bạch cầu
trung tính và giải phóng các enzyme lysosom
• Một số tăng bài tiết acid uric ra nước tiểu
Tác động dược lý - HẠ SỐT
1. TÁC DỤNG HẠ SỐT

2. CƠ CHẾ GÂY SỐT ????


Các tác dụng dược lý khác

• Tác động lên hệ tuần hoàn thai nhi


• Indomethacin, ibuprofen và các NSAIDs dùng trên trẻ
sơ sinh để điều trị các ống động mạch chưa đóng.
• Ngược lại, truyền PGE2 giúp duy trì chức năng của ống
động mạch sau sinh
• Tác dụng bảo vệ tim mạch
• Aspirin : chống kết tập tiểu cầu
Tác dụng ngoại ý
TÁC DỤNG NGOẠI Ý
TÁC DỤNG NGOẠI Ý
TÁC DỤNG NGOẠI Ý
• Tim mạch
• Ngoài aspirin, NSAIDS làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột
quỵ, tăng nguy cơ suy tim.
• Rối loạn chức năng cương dương (+/-).
• Bệnh viêm đường ruột:
• NSAIDs nên được sử dụng thận trọng ở người có bệnh viêm
đường ruột (ví dụ như bệnh hoặc viêm loét đại tràng của Crohn) do
chúng có thể gây ra xuất huyết và loét.
TÁC DỤNG NGOẠI Ý
• Lên đường tiêu hóa
• Các phân tử axit trực tiếp gây kích ứng niêm mạc dạ dày, và ức
chế COX-1 và COX-2 làm giảm nồng độ prostaglandin bảo vệ. Ức
chế tổng hợp prostaglandin , tăng tiết axit dạ dày, giảm tiết
bicarbonat, bài tiết chất nhầy giảm
• Thường gặp :
• Buồn nôn / nôn mửa
• Chứng khó tiêu
• Dạ dày loét / chảy máu.
• Bệnh tiêu chảy
TÁC DỤNG NGOẠI Ý

• Tại thận
• Làm thay đổi lưu lượng máu thận, qua trung gian prostaglandin→
suy thận cấp tính, có thể hồi phục khi ngừng thuốc /Trẻ sơ sinh,
người già, bệnh tim, gan hoặc thận, hoặc giảm V tuần hoàn.
• Viêm thận và hoại tử nhú thận / NSAIDs mạn tính
TÁC DỤNG NGOẠI Ý
• Trong thời gian mang thai
• NSAIDs không được khuyến khích trong khi mang thai, đặc biệt là
trong tam cá nguyệt thứ ba.
• NSAIDs có thể gây đóng sớm ống động mạch thai nhi và ảnh
hưởng thận ở thai nhi, có thể gây sinh non và sẩy thai.
Ngoại lệ
• Aspirin sử dụng cùng với heparin ở phụ nữ mang thai có kháng thể
kháng phospholipid.
• Indomethacin được sử dụng trong thời kỳ mang thai để điều trị đa
ối bởi giảm sản xuất nước tiểu của thai nhi thông qua ức chế thai
lưu lượng máu thận.
• Ngược lại, paracetamol (acetaminophen)được coi là an toàn và
dung nạp tốt trong khi mang thai. Liều nên được dùng theo quy
định, do nguy cơ nhiễm độc gan do quá liều.
TÁC DỤNG NGOẠI Ý

• Các phản ứng có hại của thuốc thông thường là men gan tăng,
nhức đầu, chóng mặt, nhạy cảm ánh sáng
• Tăng kali máu, rối loạn, co thắt phế quản, phát ban, hội chứng
Stevens-Johnson.
• Hầu hết các NSAIDs thâm nhập kém vào hệ thống thần kinh trung
ương (CNS).
• Tuy nhiên, do các enzym COX cơ hữu có ở một số khu vực của
thần kinh trung ương →có thể gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ
và chóng mặt.
• Trong những trường hợp rất hiếm, ibuprofen có thể gây viêm màng
não vô khuẩn.
TÁC DỤNG NGOẠI Ý
• Tương tác thuốc
• NSAID làm giảm lưu lượng máu thận và do đó làm giảm
hiệu quả của thuốc lợi tiểu, ức chế và loại bỏ các lithium
và methotrexate.
• NSAIDs gây giảm đông, có thể nghiêm trọng khi kết hợp
với các thuốc khác cũng làm giảm đông máu, như
warfarin.
• NSAID có thể làm nặng thêm các bệnh tăng huyết áp và
do đó đối kháng tác dụng của thuốc hạ huyết áp, như
ACE I.
• NSAIDs có thể can thiệp và làm giảm hiệu quả của thuốc
chống trầm cảm SSRI .
Sử dụng lâm sàng
Acetylsalicylic acid (ASA; Aspirin)
Cơ chế tác động:
• Gây ức chế COX không hồi phục
• Tạo cầu nối đồng hóa trị do sự
acetylation của nhóm serine hydroxyl
gần vị trí hoạt động.

• Aspirin, thuốc NSAID duy nhất có thể ức


chế không hồi phục men COX-1 → chỉ
định để ức chế kết tập tiểu cầu → ngăn
ngừa huyết khối động mạch và các
bệnh lý về tim mạch. Aspirin ức chế kết
tập tiểu cầu bằng cách ức chế hoạt
động của thromboxane A2.

Tác dụng phụ thuộc liều:


• Với liều thấp, thuốc chống kết tập tiểu
cầu → phòng ngừa sau nhồi máu cơ tim
và giảm nguy cơ tái phát TIAs (thiếu
máu não thoáng qua)
• Liều trung bình: giảm đau và hạ sốt
• Liều cao: kháng viêm
ASA
Ảnh hưởng lên nồng độ acid uric máu:
• Liều thấp và trung bình: giảm bài tiết ở ống thận → tăng
acid uric máu
• Liều cao: giảm tái hấp thu ở ống thận → tăng acid uric
trong nước tiểu.

Cân bằng acid – base và điện giải


• Liều cao: → tăng hô hấp → giảm pCO2 → kiềm hô hấp
→ thận bù trừ → tăng thải HCO3– → kiềm hô hấp bù trừ
(pH = bình thường, ↓ HCO3-, ↓ pCO2)
• Ở người lớn, điều này có thể ổn định, tuy nhiên
• Ở trẻ em→ ↑ độc tính
ASA

• Liều gây độc:


Thuốc gây ức chế trung tâm hô hấp → giảm hô hấp
→ tăng pCO2 → toan hô hấp (↓ pH, ↓ HCO3-, đưa pCO2
về trị số bình thường) kết hợp ức chế chu trình Krebs và ↓
ATP → toan chuyển hóa, tăng thân nhiệt và hạ kali (↓ K+)
ASA
Tác dụng phụ:
• Kích thích hệ tiêu hóa: viêm dạ dày, loét dạ dày, xuất
huyết tiêu hóa
• Salicylism: ù tai, chóng mặt, giảm thính giác – thường là
dấu hiệu ngộ độc đầu tiên
• Co thắt phế quản: làm nặng tình trạng suyển
• Quá mẫn, đặc biệt tam giác: suyễn, polyp mũi, viêm mũi
• Hội chứng Reye: bệnh não
• Tăng thời gian chảy máu (kháng tiểu cầu)
• Sử dụng lâu dài: liên quan đến rối loạn chức năng thận
Hội chứng Reye
ASA
• Tương tác thuốc: ethanol (tăng xuất huyết tiêu hóa),
warfarin (tăng tác dụng) và tăng acid uric niệu (giảm tác
dụng)
ASA- Quá liều aspirin và cách xử trí

KHÔNG CÓ ANTIDOTE ĐẶC BIỆT.

Cách xử trí gồm:


• Rữa dạ dày (có hoặc không có than hoạt)
• Hổ trợ thông khí
• Điều chỉnh các triệu chứng của rối loạn cân bằng acid –
base và điện giải. Tăng thể tích nước tiểu và kiềm hóa
nước tiểu làm tăng khả năng thải salicylate qua thận.
Paracetamol (acetaminophen)
• Paracetamol (acetaminophen) có tác dụng chống viêm
không đáng kể, nhưng lại có tác dụng hạ sốt và giảm đau
rất tốt, nên đôi khi vẫn được xếp trong nhóm NSAIDS.
• Thuốc làm giảm đau chủ yếu bằng cách ngăn chặn men
COX-2 trong hệ thống thần kinh trung ương, nhưng hầu
như không ức chế men COX2 ở các nơi khác trong cơ
thể

Acetaminophen
Cơ chế tác dụng :
• Không ức chế COX ở các mô ngoại biên và ít hiệu quả trong
việc chống viêm
• Có tác dụng giảm đau và hạ sốt giống như ASA do ức chế
cyclooxygenases trong hệ thần kinh trung ương
So với ASA:
• Không có hoạt động kháng tiểu cầu
• Không liên quan đến hội chứng Reye
• Không có tác dụng trên acid uric
• Không gây co phế quản (an toàn khi sử dụng cho những người
quá mẫn với NSAID và cơ địa suyển)
• Sử dụng liều thấp và trung bình ít gây tác dụng phụ trên hệ tiêu
hóa
Acetaminophen
• Gây độc cho gan:
• Acetaminophen được chuyển hóa ở gan:
1. Con đường chuyển hóa chủ yếu do men glucuronyl
transferase tạo thành hợp chất không hoạt động.
2. Con đường chuyển hóa thông qua P450 tạo thành hợp
chất chuyển hóa dạng hoạt động (N –
acetylbenzoquinoneimine), chất này bị bất hoạt bởi
glutathione(GSH).
• Do sự dự trữ có hạn của GSH nên Khi sử dụng quá liều,
chất chuyển hóa tương tác với tế bào gan → buồn nôn và
ói mửa, đau bụng, suy gan do hoại tử tiểu thùy trung tâm.
• Sử dụng rượu trong thời gian dài làm gia tăng độc gan do
giảm P450
Quá liều và cách xử trí
Xử trí độc gan:
• N – acetylcysteine (cung cấp nhóm – SH), tốt nhất dùng
trong 12 giờ đầu
CÁM ƠN

You might also like