Luận văn Thạc sỹ quan hệ quốc tế - Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia - 995968

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 102

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


--------------------------------------------------------

NGUYỄN HỮU NGỌC

HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM


TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI
PHẠM XUYÊN QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------------------

NGUYỄN HỮU NGỌC

HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM


TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI
PHẠM XUYÊN QUỐC GIA

Chuyên ngành : Quan hệ quốc tế


Mã ngành: 60.31.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THẾ QUẾ

Hà Nội - 2008
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

AMMTC ASEAN Ministerial Meeting on Transnational Crime


Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng chống tội phạm
xuyên quốc gia
ARF ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực của Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEANAPOL ASEAN Association of Police
Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á
CIA Central Intelligence Agency
Cục tình báo trung ương Hoa Kỳ
CSIS Canadian Security Intelligence Service
Cơ quan tình báo an ninh Canada
DEA Drug Enforcement Administration
Cơ quan bài trừ ma túy Hoa Kỳ
EU European Union
Liên minh Châu Âu
EUROPOL The European Police Office
Cơ quan cảnh sát Châu Âu
FBI Federal Bureau of Investigation
Cục điều tra liên bang Mỹ
GDP Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
INTERPOL International Criminal Police Organization
Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế
RCMP Royal Canadian Mounted Police
Cảnh sát Hoàng gia Canada
SOMTC Senior Official Meeting on Transnational Crime
Hội nghị quan chức cao cấp về phòng chống tội phạm
xuyên quốc gia
UNODC United Nations Office on Drugs and Crime
Văn phòng kiểm soát ma túy và tội phạm Liên hợp quốc
MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 2
Chương I: TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA VÀ SỰ TẤT YẾU CỦA HỢP
TÁC QUỐC TẾ ........................................................................................... 11
1.1 Khái quát chung về tội phạm xuyên quốc gia ................................... 11
1.2 Tội phạm xuyên quốc gia dưới góc nhìn của một vấn đề toàn cầu .... 18
1.3 Khuôn khổ hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia.......... 24
Chương II: TIẾN TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ CHỐNG TỘI PHẠM
XUYÊN QUỐC GIA CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT VIỆT NAM .......... 37
2.1 Hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lượng Cảnh
sát Việt Nam thông qua kênh INTERPOL ................................................. 37
2.2 Dự báo về tình hình tội phạm xuyên quốc gia trên thế giới và ở Việt
Nam trong thời gian tới ............................................................................. 60
Chương III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HỢP TÁC QUỐC TẾ
ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM XUYEN QUỐC GIA ......................... 74
3.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong đấu tranh chống tôi phạm xuyên
quốc gia liên quan đến Việt Nam .............................................................. 74
3.2 Tăng cường năng lực đội ngũ thi hành pháp luật chống tội phạm
xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam .................................................... 82
3.3 Tăng cường phối hợp quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên
quốc gia liên quan đến Việt Nam .............................................................. 86
KẾT LUẬN .................................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96

1
MỞ ĐẦU

Ngày nay, toàn cầu hóa đang là một xu thế phát triển mang tính tất yếu
của thế giới. Tiếp cận toàn cầu hóa một cách đa chiều là tối cần thiết vì toàn
cầu hóa tác động vô cùng mạnh mẽ và toàn diện tới các quốc gia và các nền
kinh tế trong quá trình phát triển, đặc biệt đối với các quốc gia đang trong quá
trình chuyển đổi như Việt Nam. Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập nền
kinh tế toàn cầu, hoạt động hợp tác quốc tế diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội từ kinh tế, văn hóa, chính trị đến an ninh quốc phòng và trật tự an
toàn xã hội …

Một trong những hoạt động hợp tác diễn ra sâu, rộng và có tính đa
phương lớn nhất hiện nay đối với nước ta là hoạt động hợp tác quốc tế trong
đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tính quốc tế liên
quan đến Việt Nam.

1. Mục đích và ý nghĩa của việc chọn đề tài nghiên cứu

Theo thống kê của Tổ chức Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên
Hợp quốc, các loại tội phạm mang tính xuyên quốc gia như tội phạm buôn
bán ma túy, phụ nữ và trẻ em, tội phạm máy tính, tội phạm tham nhũng …..
ngày càng có xu hướng gia tăng. Trong những năm gần đây, hàng năm trên
toàn thế giới đã xảy ra trên 700 vụ khủng bố, làm trên 7000 người chết và
khoảng 12000 người bị thương (thường năm sau nhiều hơn năm trước). Các
loại tội phạm hình sự nguy hiểm xuyên quốc như giết người, cướp tài sản, cố
ý gây thương tích, hoạt động băng nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia
ngày càng nghiêm trọng tại hầu hết các nước trên thế giới. Thị trường ma túy
toàn cầu ước tính có doanh thu trên dưới 400 tỷ đô la Mỹ[24;19]. Chỉ tính riêng
heroin, tại Châu Âu, mỗi năm bắt giữ được 15.000 kg; tại Châu Á: 15.000 kg;

2
tại khu vực Trung Cận Đông: trên 12.000 kg; tại khu vực Châu Mỹ và Châu
Phi: khoảng 6000 kg. Số lượng và chủng loại ma túy tổng hợp bị bắt giữ có
dấu hiệu gia tăng. Tình trạng nhập cư bất hợp pháp cũng là vấn đề hết sức
nhức nhối, trong số 125 triệu người nhập cư trên toàn cầu thì có tới 15 triệu là
nhập cư bất hợp pháp có dính líu đến hoạt động của tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia, hàng ngàn người đã thiệt mạng trong quá trình vận chuyển,
nhập cư bất hợp pháp[25;48]. Hoạt động buôn bán phụ nữ trẻ em cũng ngày
càng gia tăng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hàng năm, có tới khoảng
trên dưới 800 ngàn phụ nữ trẻ em bị buôn bán với mục đích khai thác tình dục
hoặc sức lao động, đặc biệt là số phụ nữ bị buôn bán từ các nước đang phát
triển ở khu vực Châu Á sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ. Về tội phạm rửa
tiền, theo ước tính của Quỹ tiền tệ Quốc tế, hàng năm lượng tiền “bẩn” được
đưa vào lưu thông tương đương từ 2 đến 5% tổng GDP toàn cầu[24;20]. Tội
phạm kinh tế cũng diễn biến không kém phần phức tạp. Theo thống kê của Tổ
chức INTERPOL thì trung bình mỗi năm tội phạm lừa đảo kinh tế đã gây ra
thiệt hại cho thế giới khoảng 1000 tỷ Đô la Mỹ ... Ngoài ra, các loại tội phạm
tài chính khác như lừa đảo Ngân hàng, tội phạm sản xuất và tiêu thụ tiền giả,
tội phạm lừa đảo bằng thẻ tín dụng, tội phạm công nghệ cao đang là những
loại tội phạm gây thiệt hại hàng trăm triệu Đô la Mỹ cho nền kinh tế của các
quốc gia trên thế giới đặc biệt là tại những nước khu vực Đông Âu, Châu Phi,
Châu Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương và khu vực ASEAN. Những tổ chức tội
phạm được đánh giá là nguy hiểm vẫn tập trung vào các băng nhóm tội phạm
kiểu Mafia truyền thống như Boyokudan (Yazuka) của Nhật Bản có tới 80
ngàn thành viên hoạt động trên toàn cầu và “doanh thu” hàng năm lên tới gần
40 tỷ đô la Mỹ, băng Tam Hoàng của Hồng Kông ước tính có khoảng từ 47
ngàn đến 60 ngàn thành viên hoạt động trên toàn cầu, băng nhóm Tam Hoàng
14K cũng có tới gần 20 ngàn thành viên.[18;12] Các tổ chức Mafia của Italia,
Mỹ, Nga cũng hoạt động rất mạnh, thậm chí có nơi chi phối cả nền kinh tế …

3
Việc gia tăng của vấn nạn toàn cầu này đồng thời cũng là nguyên cớ
chính khiến cho các nước xích lại gần nhau đề đấu tranh chống kẻ thù chung -
“Tội phạm xuyên quốc gia”. Hẳn mỗi người trong chúng ta đều không thể
không biết đến những thảm họa của chủ nghĩa khủng bố với các sự kiện tấn
công khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001, đánh bom tàu điện ngầm ở thủ đô
Mađrit - Tây Ban Nha ngày 11/3/2004, đánh bom khủng bố tại Bali -
Inđônêxia năm 2002 và 2005, tại Luân Đôn - Anh năm 2005 và 2007 ….
Chúng ta cũng không thể dửng dưng trước sự thật là hàng trăm triệu người là
nạn nhân của nạn trồng cây thuốc phiện và sản xuất các chất ma túy mà kéo
theo nó là nhiều thế hệ thanh thiếu niên nghiện ngập, tai tệ nạn và thậm chí
dẫn đến phạm tội hình sự nguy hiểm như cướp của, giết người, buôn bán phụ
nữ trẻ em cùng các vấn đề xã hội khác.

Một xã hội an ninh, an toàn là điều mà bất cứ quốc gia nào cũng hướng
tới vì nó chính là một hạ tầng cơ sở tốt nhất cho phát triển kinh tế, thúc đẩy
hòa bình và phát triển trên toàn thế giới. Kiểm soát ma túy, ngăn chặn tội
phạm và chống khủng bố là ưu tiên hàng đầu đối với mọi quốc gia.

Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế của mình đã tích cực tham
gia vào những khuôn khổ hợp tác quốc tế chung và đặc biệt hợp tác quốc tế
đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia. Tuy nhiên, hiệu quả của quá
trình hội nhập vẫn đang còn hạn chế và tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt là
những bất cập liên quan đến các khuôn khổ pháp lý, năng lực hợp tác quốc tế
và phạm vi hợp tác quốc tế …

Là chiến sỹ Cảnh sát INTERPOL đứng trong hàng ngũ các cơ quan thi
thành pháp luật, tác giả luận văn muốn hệ thống hóa những hiểu biết của mình
về hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, đánh giá
những mặt tích cực, những mặt còn hạn chế, qua đó đề xuất những giải pháp
có tính khả thi cao nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế, nâng cao hiệu

4
quả hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan
đến Việt Nam.

Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đấu tranh
chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tính quốc tế liên quan đến Việt
Nam, luận văn với tiêu đề: “Hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh
phòng chống tội phạm xuyên quốc gia” sẽ tập trung làm rõ về các xu hướng
tội phạm xuyên quốc gia trên thế giới, tình hình tội phạm xuyên quốc gia liên
quan đến Việt Nam, các khuôn khổ hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia
mà Việt Nam đang tham gia, qua đó phân tích về các tồn tại và đề ra một số
giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống tội
phạm xuyên quốc gia, góp phần giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội của
Việt Nam và trong khu vực.

Tác giả cũng mong muốn luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị phục
vụ công tác nghiên cứu cơ bản, tài liệu phục vụ giảng dạy về chuyên đề tội
phạm xuyên quốc gia trong các trường đại học và các bài trình bày chuyên
khảo.

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia
liên quan đến Việt Nam là một lĩnh vực có phạm vi nghiên cứu rộng, liên
quan đến nhiều cơ quan thi hành pháp luật khác như kiểm soát, tòa án, thuế,
hải quan, quốc phòng, ngoại giao … Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ
đề cập đến hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh phòng
chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lượng Cảnh sát Việt Nam, đặc biệt
thông qua khuôn khổ hợp tác của Tổ chức INTERPOL với 186 quốc gia thành
viên. Qua công tác thực tiễn, người viết cũng chỉ ra những bất cập và tồn tại
nhằm đưa ra phương hướng khắc phục, tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế

5
đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ đã giao
phó cho ngành Công an: “Tăng cường sự hợp tác quốc tế trong phòng, chống
tội phạm theo nguyên tắc phù hợp với pháp luật hiện hành của nước ta và
pháp luật quốc tế, phù hợp với các chương trình chống tội phạm của Liên
Hợp quốc và của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế INTERPOL”[12;3].

3. Lịch sử nghiên cứu

“Tội phạm xuyên quốc gia” được nhắc đến từ những thập niên đầu của
thế kỷ XX để nói đến hoạt động tội phạm vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia, đe
dọa an ninh và trật tự an toàn của các quốc gia khác. Tổ chức Cảnh sát hình
sự quốc tế INTERPOL (INTERPOL) và Cơ quan hợp tác đấu tranh chống ma
túy và tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC) cũng như một số tổ chức khác
như Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE) … đã được hình thành khá
sớm. Do vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tội phạm xuyên quốc
gia. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hoạt động
thực tiễn của tình hình tội phạm xuyên quốc gia, phân tích và đánh giá các xu
thế cũng như các khuôn khổ hợp tác quốc tế, qua đó đề ra các biện pháp nhằm
tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia. Tổ
chức INTERPOL hàng năm đều công bố các ấn phẩm chính như: Báo cáo
thường niên, Cẩm nang điều tra tội phạm xuyên quốc gia; Cơ quan phòng
chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc - UNODC hàng năm cũng đưa
ra các ấn phẩm bao gồm: Xu hướng tội phạm ma túy tại các khu vực trên thế
giới Báo cáo về tình hình ma túy và tội phạm trên thế giới. Ngoài ra, các tổ
chức này cũng phát hành nhiều tài liệu chuyên khảo, sổ tay điều tra tội phạm,
báo cáo về tình hình tội phạm và các dự án chống tội phạm XQG ...

Về phía các cơ quan nghiên cứu, nhiều trường đại học trên thế giới như
Đại học quốc gia Xýtni - Úc, Đại học Mỹ, Đại học Quốc gia Xingapo cùng

6
nhiều viện nghiên cứu khác đều có các khoa nghiên cứu về tội phạm xuyên
quốc gia hoặc về an ninh quốc tế và cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu
về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia như: “Các vấn đề toàn cầu: Bắt giữ
tội phạm xuyên quốc gia” - Đại học Pittsburg - Mỹ; “Xung đột và an ninh phi
truyền thống” - trường quốc tế học S.Rajaratnam - Xingapo.... Các nghiên
cứu mang tính lý luận cao và được dẫn chứng phong phú bởi nhiều hiện tượng
và báo cáo tình hình tội phạm xuyên quốc gia trên thế giới.

Ở nước ta, việc nghiên cứu chuyên sâu về đấu tranh chống tội phạm
xuyên quốc gia còn thiếu và có nhiều hạn chế. Các tài liệu, bài viết tham khảo
có giá trị hầu hết mới chỉ tập trung vào lĩnh vực tội phạm nói chung, ít đề cập
đến tội phạm xuyên quốc gia. Việc đề cập cũng chỉ hạn chế ở mức độ các
chuyên đề tội phạm cụ thể như: Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm
của Chính phủ; Dẫn độ tội phạm, tương trợ tư pháp hình sự và chuyển giao
phạm nhân quốc tế trong phòng chống tội phạm... Phải đến tháng 9/2007, Bộ
Công an mới chủ trì tổ chức Hội thảo quốc gia đầu tiên về “Hợp tác đấu
tranh chống tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế”, đồng thời cũng chính thức đặt nền móng cho việc nghiên cứu cơ bản về
hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trong lực
lượng Công an nhân dân.

Luận văn này, do đó sẽ góp phần làm giàu kho tài liệu nghiên cứu cơ
bản phục vụ cho việc nghiên cứu mở rộng về hợp tác quốc tế trong đấu tranh
phòng chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Xuất phát từ thực tiễn hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm xuyên
quốc gia của Việt Nam trong thời gian qua, tác giả tiếp cận vấn đề từ hai góc
độ chính: Văn phòng INTERPOL quốc gia với vai trò là đầu mối của lực

7
lượng Cảnh sát Việt Nam về phối hợp quốc tế đấu tranh chống tội phạm
xuyên quốc gia; Tổ chức INTERPOL với vai trò là cơ quan điều phối, hỗ trợ
và định hướng hoạt động phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên
quốc gia giữa lực lượng INTERPOL của các quốc gia thành viên.

Trong luận văn của mình, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu như sau:

- Mô tả, phân tích về các nhân tố ảnh hưởng của tội phạm xuyên quốc
gia trên thế giới, khu vực và ở Việt Nam.
- Khảo sát, đánh giá thực tiễn về hiệu quả hợp tác thông qua kênh
INTERPOL trong thời gian gần 20 năm kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ
hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia trong khuôn khổ
INTERPOL.
- Thống kê, tổng hợp, tổng kết thực tiễn để có cách nhìn khách quan
nhất về những tồn tại, hạn chế trong hoạt động hợp tác quốc tế đấu tranh
chống tội phạm xuyên quốc gia.
- Dự báo tình hình tội phạm trong thời gian tới và phương hướng phối
hợp nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả hợp tác quốc tế đấu tranh phòng
chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam.

5. Tài liệu tham khảo chính

Do hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia
liên quan đến Việt Nam thuộc chuyên đề đặc thù, có nhiều hạn chế trong việc
cung cấp các tài liệu đặc biệt, tài liệu không phổ biến, do vậy tác giả đã tập
hợp và sử dụng tài liệu tham khảo từ các nguồn chủ yếu sau đây:

- Điều lệ, các Quy định, Nghị quyết, báo cáo và các ấn phẩm được
công bố chính thức hàng năm của Tổ chức INTERPOL.

8
- Các tài liệu, báo cáo chuyên đề của Cơ quan phòng chống ma túy và
tội phạm của Liên Hợp quốc.
- Các tài liệu công bố chính thức của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát
và Văn phòng INTERPOL Việt Nam.
- Các tài liệu chuyên khảo, tham khảo khác của các nhà khoa học, nhà
nghiên cứu có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị được thế giới và Việt
Nam công nhận.
- Luận văn có sử dụng những tư liệu công bố chính thức của Tổ chức
Liên Hợp quốc, Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế, Hiệp hội Cảnh sát
ASEANAPOL và nhiều nguồn khác, bài viết cũng sử dụng những công cụ
phân tích, đánh giá chuyên đề, các kết quả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về
tình hình tội phạm trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam, qua đó tổng
hợp, chứng minh luận điểm và đề ra một số phương hướng nhằm tăng cường
hiệu quả hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của Việt
Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

6. Cấu trúc của luận văn: Luận văn bao gồm:

Phần mở đầu trình bày rõ mục đích ý nghĩa, đối tượng, lịch sử, phạm
vi nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.

Phần nội dung bao gồm 3 chương chính

Chƣơng I: “Tội phạm xuyên quốc gia và sự tất yếu của hợp tác quốc
tế” nêu khái quát về tội phạm xuyên quốc gia như một vấn đề toàn cầu đòi
hỏi các quốc gia phải hợp tác chặt chẽ với nhau qua các khuôn khổ song
phương cũng như đa phương ở phạm vi khu vực và thế giới để tăng cường
hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trên phạm vi toàn
cầu.

9
Chƣơng II: “Tiến trình hợp tác quốc tế chống tội phạm xuyên quốc gia
của lực lượng Cảnh sát Việt Nam” giới thiệu về Tổ chức INTERPOL và quá
trình hội nhập của lực lượng Cảnh sát Việt Nam cùng một số kết quả đấu
tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lượng Cảnh sát Việt Nam trong
thời gian qua, đồng thời đưa ra một số dự báo về xu hướng tội phạm xuyên
quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam trong tương lai.

Chƣơng III: “Giải pháp tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế đấu
tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lượng Cảnh sát Việt Nam” phân
tích một số khó khăn và thách thức lực lượng Cảnh sát đang phải đối diện,
qua đó đưa ra một số giải pháp như: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; tăng
cường năng lực đội ngũ thi hành pháp luật và tăng cường công tác phối hợp
quốc tế đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam.

Phần kết luận khẳng định mục tiêu nghiên cứu đã đạt được.

Tài liệu tham khảo gồm có danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt,
tiếng Anh và trích dẫn từ các trang thông tin điện tử chính thức của các tổ
chức quốc tế và cơ quan ngôn luận của Việt Nam.

10
CHƢƠNG I: TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA VÀ SỰ TẤT YẾU CỦA
HỢP TÁC QUỐC TẾ

1.1 Khái quát chung về tội phạm xuyên quốc gia

Như chúng ta đã biết, tội phạm là một hiện tượng xã hội mang tính chất
hình sự - pháp lý, có nguồn gốc và nguyên nhân từ xã hội. Mặt khác, tội phạm
là một phạm trù lịch sử, nó gắn liền với Nhà nước và giai cấp. Khái niệm tội
phạm cũng luôn vận động và biến đổi cùng với những vận động của xã hội.

Nghiên cứu hành vi tội phạm là nghiên cứu những hành vi mang tính cá
biệt, phản xã hội của con người. Người ta có thể tiếp cận vấn đề tội phạm từ
nhiều góc độ khác nhau của các ngành khoa học khác nhau. Bộ luật hình sự
nước CHXHCN Việt Nam năm 1999 quy định những nhóm hành vi nguy
hiểm cho xã hội sau đây là tội phạm: xâm phạm an ninh quốc gia; xâm phạm
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người; xâm phạm quyền tự
do, dân chủ của công dân; xâm phạm quyền sở hữu; xâm phạm chế độ hôn
nhân và gia đình; xâm phạm trật tự quản lí kinh tế; tội phạm về ma tuý; tội
phạm về môi trường; xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; xâm
phạm trật tự quản lý hành chính; tội phạm về chức vụ; xâm phạm các hoạt
động tư pháp; tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; tội phá
hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Chủ thể của tội
phạm là bất kỳ cá nhân nào có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Trong
phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến vấn đề tội phạm từ góc độ phạm vi
hoạt động vượt qua biên giới quốc gia và mang tính quốc tế.

Tội phạm xuất hiện từ rất sớm cùng với sự hình thành Nhà nước và giai
cấp, và cũng từ rất sớm, để điều chỉnh hành vi của con người thực hiện theo ý
chí của giai cấp thống trị xã hội, người ta đã ban hành ra các quy tắc ứng xử,
cao hơn là các bộ luật mà qua đó những người vi phạm trở thành tội phạm, bị

11
xét xử và có nghĩa vụ thi hành hình phạt tương xứng. Tuy nhiên, các quy định
để điều chỉnh những hành vi của con người nói chung và của các tội phạm nói
riêng còn mang tính đơn giản, thiếu nhất quán giữa các quốc gia, các vùng
lãnh thổ do vậy việc áp dụng hình phạt cũng có nhiều điểm khác biệt, thậm
chí tồn tại hiện tượng xung đột giữa các hệ thống pháp luật khác nhau.

1.1.1 Khái niệm

Quá trình hình thành khái niệm tội phạm xuyên quốc gia gắn liền với
việc con người nhận thức đầy đủ hơn về thế giới, gắn liền với giao thương
buôn bán giữa các quốc gia ngày càng trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết, hay
nói một cách đầy đủ tội phạm xuyên quốc gia là sản phẩm của quá trình toàn
cầu hóa, khi sự gắn kết giữa các quốc gia ngày càng mật thiết và khi tội phạm
chính nó cũng mang tính toàn cầu.

Từ những năm 1990 và đặc biệt trong một thập kỷ gần đây, thuật ngữ
tội phạm quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia được nhắc đến khá thường xuyên
trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong cộng đồng, nhưng trên thế
giới, cụm từ “tội phạm quốc tế; tội phạm xuyên quốc gia” đã xuất hiện ngay
từ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Năm 1974, Cơ quan chống tội phạm của Liên Hợp quốc[18;2] đã đưa ra
khái niệm tội phạm xuyên quốc gia thông qua việc liệt kê danh sách của 5
hoạt động phạm tội như sau: (1) tội phạm có tổ chức, tham nhũng; (2) tội
phạm liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật và văn hóa; (3) tội phạm liên
quan đến sản xuất rượu và buôn bán ma túy trái phép; (4) tội phạm hình sự
nguy hiểm; (5) tội phạm liên quan đến nhập cư bất hợp pháp.

Năm 1995, Liên Hợp quốc tiếp tục đưa ra khái niệm về tội phạm xuyên
quốc gia: “các tội phạm mà hoạt động điều tra, phòng chống có liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến ít nhất một quốc gia khác” [18;3]. Danh mục các

12
loại tội phạm xuyên quốc gia cũng mở rộng lên 18 mục, gồm cả các hoạt động
như buôn bán nội tạng người, tội phạm môi trường, lừa đảo kinh tế …

Trong một báo cáo gần đây của Viện tư pháp Quốc gia Hoa Kỳ, các
chuyên gia nghiên cứu và đã đưa ra nhận định sự gia tăng của tội phạm xuyên
quốc gia một cách trực tiếp hay gián tiếp do những nhân tố như:

- Toàn cầu hóa kinh tế


- Sự gia tăng về số lượng người nhập cư và sự kiểm soát thiếu hiệu
quả đối với vấn đề nhập cư bất hợp pháp
- Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT

Các nhân tố trên đây không phải là những nhân tốt tạo nên tội phạm
xuyên quốc gia mà là những nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm
xuyên quốc gia phát triển gia tăng về số lượng cũng như tính chất và mức độ
nguy hiểm của tội phạm. Ví dụ: Công nghệ thông tin và mạng internet là
thành quả khoa học vĩ đại của loài người, thậm chí được coi là kỳ quan nhân
tạo của nhân loại trong thế kỷ XX. Tuy nhiên, tội phạm máy tính đã lợi dụng
tiến bộ này để phạm tội như ăn cắp thông tin, dữ liệu, tài khoản ngân hàng,
khủng bố mạng máy tính ... Tính xuyên quốc gia thể hiện ở chỗ, tội phạm có
thể ngồi ở một quốc gia, phát động máy tính tại một quốc gia khác để tấn
công khủng bố hoặc ăn cắp thông tin tại những hệ thống máy tính ở đâu đó
cách nửa vòng trái đất để rồi chuyển tiền, thông tin ... đến nhiều quốc gia khác
nhau nhằm phân tán và cản trợ quá trình điều tra của cơ quan chức năng.

Cho dù tiếp cận với bất cứ khái niệm nào thì chúng ta cũng thấy rõ, tội
phạm xuyên quốc gia là tội phạm có ảnh hưởng đến ít nhất từ hai quốc gia trở
lên. Đặc tính chung của loại tội phạm mới mà đến nay vẫn chưa có một định
nghĩa thống nhất này chính là tính xuyên quốc gia của tội phạm. Tội phạm
theo quan niệm truyền thống được xem đối tượng điều chỉnh của hệ thống

13
pháp luật quốc gia, đặc biệt là luật hình sự. Nhưng tội phạm xuyên quốc gia
không chỉ đe dọa lợi ích, an ninh của một quốc gia đơn lẻ mà còn là mối đe
dọa đối với lợi ích và an ninh của nhiều quốc gia cũng như của cả cộng đồng
quốc tế. Hiện nay, đa số các cơ quan thi hành pháp luật của các quốc gia và
các tổ chức quốc tế chấp nhận khái niệm tội phạm xuyên quốc gia do Andre
Bossard - tiến sỹ luật học, cựu Tổng thư ký tổ chức INTERPOL (giai đoạn
1978-1985) - tác giả của cuốn “Tội phạm xuyên quốc gia và luật hình sự” do
Văn phòng Tư pháp hình sự quốc tế phát hành năm 1990 đưa ra như sau:

“Tội phạm xuyên quốc gia là tội phạm có phạm vi ảnh hưởng quốc tế
và được thực hiện xuyên biên giới của ít nhất một quốc gia trước, trong
hoặc sau khi xảy ra tội phạm”[16;3]

Cụm từ ¨xuyên quốc gia¨ mô tả tội phạm không chỉ có tính quốc tế
nghĩa là xuyên biên giới của các quốc gia mà là các tội phạm mà bản thân
thuộc tính xuyên biên giới quốc gia là yếu tổ tiên quyết để cấu thành tội phạm
xuyên quốc gia. Tội phạm xuyên quốc gia cũng bao hàm ý nghĩa tội phạm xảy
ra ở quốc gia này nhưng hậu quả gây ra có thể sẽ rất nghiêm trọng đối với
quốc gia khác. Các tội phạm xuyên quốc gia chủ yếu bao gồm: tội phạm
khủng bố; tội phạm buôn bán người; buôn lậu ma túy; vũ khí; nội tạng người;
tội phạm máy tính …

1.1.2 Phạm vi điều chỉnh

Tội phạm xuyên quốc gia được nghiên cứu từ rất nhiều góc độ khác
nhau, căn cứ theo các tiêu chí về tính chất, đặc điểm của tội phạm xuyên quốc
gia, có thể tìm hiểu về tội phạm xuyên quốc gia theo các hình thức tội phạm
cụ thể như:

- Tội phạm ma túy xuyên quốc gia,


- Tội phạm buôn người xuyên quốc gia,

14
- Tội phạm khủng bố xuyên quốc gia.
- Tội phạm máy tính xuyên quốc gia…

Việc nghiên cứu về các hình thức tội phạm xuyên quốc gia căn cứ theo
tính chất và đặc điểm của tội phạm sẽ giúp chúng ta thấy rõ được bản chất, xu
thế, các yếu tố khách quan và chủ quan tác động lên việc hình thành và phát
triển của tội phạm, đồng thời giúp đề xuất được các giải pháp đặc thù và hữu
hiệu trong đấu tranh chống các loại tội phạm xuyên quốc gia đó.

Căn cứ vào quy mô hoạt động, phạm vi ảnh hưởng, tính chất và mức độ
nghiêm trọng của tội phạm xuyên quốc gia, chúng ta có thể chia thành hai loại
chính:

- Tội phạm xuyên quốc gia đơn lẻ: Tội phạm xuyên quốc gia đơn lẻ
thường mang tính đơn giản do một hoặc một số cá nhân thực hiện các hành vi
vi phạm pháp luật hoặc tội phạm truy nã bỏ trốn. Hoạt động tội phạm thuộc
nhóm này mang tính tự phát cá nhân, đơn giản, không có phạm vi ảnh hưởng
lớn, phạm các tội hình sự xuyên quốc gia hoặc tội phạm truy nã quốc tế.., khả
năng gây nguy hiểm cho xã hội ở mức độ thấp
- Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia: Tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia được coi là nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng đe dọa trật tự an toàn xã
hội của các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế. Đây là hình thức tội phạm có tổ
chức, thậm chí có tổ chức rất cao và khoa học. Những tổ chức tội phạm này
hoạt động có mục tiêu, mục đích rõ ràng, ít mang tính tự phát, khả năng gây
nguy hiểm ở mức độ cao. Hoạt động phạm tội của nhóm này yêu cầu phải có
sự liên kết, tổ chức chặt chẽ như các tổ chức khủng bố, buôn người, buôn lậu
vũ khí, ma túy, xâm phạm quyền tác giả, sản xuất hàng giả ... Để thực hiện
hành vi phạm tội, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia chủ yếu sử dụng các
biện pháp hối lộ, mua chuộc, đe dọa, dùng vũ lực … là tác nhân gây nên tham
nhũng, rối loạn an ninh và trật tự an toàn xã hội, thậm chí lũng đoạn cả những

15
cơ quan quyền lực của Chính phủ. Để hợp pháp hóa số lợi nhuận khổng lồ thu
được do tiến hành các hoạt động phi pháp, tội phạm có tổ chức xuyên quốc
gia tìm mọi biện pháp để rửa tiền, tài trợ cho các hoạt động khủng bố…

Các chuyên gia đầu ngành của Viện nghiên cứu pháp luật quốc gia Ural
- Êkatêrinbua - Liên bang Nga đã đưa ra nhận định năm 2000 tại Hội thảo về
các vấn đề quốc tế của thế kỷ XXI: “Các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia
đang ngày càng có uy lực và mang tính toàn cầu. Các phương pháp phòng
ngừa và các nguồn lực của bất cứ quốc gia đơn lẻ nào sẽ không đủ để làm suy
yếu các tổ chức này¨[22;119].

“Thế giới ngầm” được nói đến như là những mối liên hệ chằng chịt,
đan xen giữa các tổ chức tội phạm ngày càng mật thiết bao gồm cả khủng bố
và các loại tội phạm khác như rửa tiền, buôn người, buôn bán ma túy, vũ khí
… Theo ước tính của Cục điều tra liên bang Mỹ năm 2003, lợi nhuận mà bọn
tội phạm xuyên quốc gia thu được hàng năm dao động từ 3000 đến 4000 tỷ đô
la Mỹ.

Bản chất của tội phạm là xuyên quốc gia, nhưng trước hết, nó đi ngược
lại luật pháp của quốc gia. Các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia làm suy yếu,
kiệt quệ nền kinh tế và hệ thống tài chính của quốc gia cũng như quốc tế và
làm sói mòn nền dân chủ. Các mạng lưới tội phạm lũng đoạn chính phủ, lũng
đoạn các cơ quan thi hành pháp luật, thao túng hệ thống pháp luật lỏng lẻo,
mở rộng các hoạt động phi pháp như buôn lậu ma túy vũ khí, mang lại lợi
nhuận khổng lồ. Bằng những hoạt động phi pháp, các tổ chức tội phạm xuyên
quốc gia đe dọa hòa bình và ổn định của các quốc gia trên toàn thế giới.
Phương tiện chính để các băng nhóm tội phạm lớn sử dụng để phạm tội và
lũng đoạn các cơ quan hành pháp là hối lộ, đút lót, bạo lực và khủng bố nhằm
đạt được mục đích của chúng.

16
Một điểm cũng cần được hết sức lưu ý là, không chỉ có các cơ quan thi
hành pháp luật kiểm soát và theo dõi hoạt động của tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia mà chính bản thân các tổ chức tội phạm này cũng thường
xuyên theo dõi hoạt động của các cơ quan phòng chống tội phạm xuyên quốc
gia.

Theo thông tin tình báo thu được của tổ chức Al-Qaeda sau khi tiến
hành vụ nổ tại Hệ thống tàu điện ngầm tại Môngrêan - Canađa ngày
04/03/1998, bọn tội phạm đã thực hiện vụ nổ nhằm theo dõi phản ứng của các
lực lượng chống khủng bố của Canađa và Mỹ và khả năng đối phó với khủng
bố sinh học. Qua vụ việc, bọn khủng bố trao đổi thông tin tình báo về kết quả
theo dõi phản ứng của các lực lượng chống khủng bố của Canađa và Mỹ như
sau: “… các lực lượng chống khủng bố của Mỹ không hơn gì Canađa và
không có khả năng ngăn chặn các hoạt động của chúng ta trong tương lai”;
“Chúng tôi đã theo dõi và phát hiện các sỹ quan RMCP - CSIS của Canađa
cũng giống như CIA của Hoa Kỳ chưa được trang bị để đối phó với các chất
hóa và sinh học được phát tán qua các vụ nổ thông thường” [21;18].

Tội phạm xuyên quốc gia thường đi trước những quy phạm pháp luật
quốc gia và quốc tế. Khi và chỉ khi có tội phạm mới xuất hiện và gây hậu quả
nghiêm trọng, cộng đồng quốc tế lúc đó mới phản ứng để đưa ra phương án
đấu tranh ứng phó với các loại tội phạm mới đó, điều này thể hiện rất rõ nét
đối với tội phạm khủng bố và tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia là nỗ lực chung mang
tính toàn cầu đòi hỏi tất cả các quốc gia phải hợp tác với nhau chặt chẽ hơn
với mục tiêu tối cao là ngăn chặn và kiểm soát, tiến tới loại trừ một cách tối
đa hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia.

17
1.2 Tội phạm xuyên quốc gia dƣới góc nhìn của một vấn đề toàn cầu

Thế kỷ XXI đã, đang và sẽ chứng kiến nhiều biến đổi to lớn, thế giới
đang đối diện với nhiều vấn đề toàn cầu như các vấn đề ô nhiễm môi trường,
bùng nổ dân số, thiên tai, dịch bệnh, khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia…
Một điều chắc chắn là sẽ không có một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải
quyết được các vấn đề lớn nêu trên nếu thiếu sự hợp tác có hiệu quả ở tầm đa
phương, thậm chí hợp tác mang tính toàn cầu.

1.2.1 Toàn cầu hóa tội phạm

Kể từ sau sự kiện 11 tháng 9, vấn đề “an ninh phi truyền thống” đã


thường xuyên được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các
diễn đàn chính trị trong và ngoài nước cũng như tại các tổ chức quốc tế liên
và phi chính phủ, các vụ viện nghiên cứu, trường đại học ... Theo quan điểm
truyền thống, an ninh là một thuật ngữ thuộc về địa chính trị, tập trung vào
mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc và chủ yếu liên quan đến các vấn đề
cân bằng quyền lực, chiến lược quân sự, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ…
Tuy nhiên, ngày nay mặc dù an ninh truyền thống vẫn tiếp tục được bảo vệ
một cách tuyệt đối nhưng song song với nó, công đồng quốc tế cũng đang
phải đối diện với các vấn đề khác có ảnh hưởng chung đến an ninh và hòa
bình thế giới, đó là khủng bố và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Ngoài
ra, các quốc gia còn phải đối diện với những mối đe dọa về vấn đề an ninh phi
truyền thống khác ngày càng gia tăng ở cả hai bình diện quốc gia và quốc tế
như lũng đoạn kinh tế, xâm nhập bất hợp pháp qua mạng Internet, phá hủy hệ
sinh thái, buôn bán ma túy, sự phát triển của vũ khí hạt nhân, chủ nghĩa khủng
bố mới, thậm chí cả với dịch bệnh SARS... mà hệ quả là sự tác động tiêu cực
không chỉ đối với một quốc gia đơn lẻ mà đối với nhiều quốc gia, nhiều khu
vực, thậm chí mang tính toàn cầu. Tất cả những điều chưa từng tồn tại trong
lịch sử loài người từ trước thế kỷ thứ XX đã có những ảnh hưởng to lớn đến

18
từng quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế hiện tại cũng như trong những
thập kỷ, thế kỷ tới đây.

Quan niệm an ninh phi truyền thống mở rộng nội hàm của an ninh quốc
gia, gồm cả bảo vệ con người và bảo vệ cộng đồng. Theo quan điểm của Liên
Hợp quốc, an ninh phi truyền thống bao gồm 7 lĩnh vực: kinh tế, lương thực,
sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị. Trong ấn
phẩm“Các vấn đề an ninh phi truyền thống khu vực Đông Nam Á - phát hành
tại Xingapo năm 2001”, an ninh phi truyền thống bao gồm 5 lĩnh vực cơ bản
là: kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị và văn hóa. Cũng có nhiều ý kiến xác
định cụ thể những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống là những nguy cơ
mới xuất hiện hoặc mới bùng phát như khủng hoảng kinh tế, thiếu hụt năng
lượng, đói nghèo, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh lan tràn, tội phạm xuyên
quốc gia, di cư trái phép, sự vi phạm dân chủ, nhân quyền... Với việc xác định
an ninh của một quốc gia theo cách hiểu mới như vậy, vấn đề bảo đảm an
ninh quốc gia trở nên khó khăn hơn, phức tạp hơn rất nhiều so với trước đây.
Và một khi toàn cầu hóa làm gia tăng rõ rệt tính tùy thuộc lẫn nhau trên mọi
bình diện giữa các nước, thì những nguy cơ nêu trên càng mang đậm tính chất
xuyên quốc gia.

Theo nghiên cứu của các cơ quan phòng chống tội phạm xuyên quốc
gia những năm đầu thế kỷ XXI, qui mô của nền “kinh tế ngầm” mà “doanh
thu” chủ yếu mang lại từ các hoạt động như: buôn lậu ma túy, vũ khí, mại
dâm và các loại hàng cấm khác; tiền tham nhũng, nhận hối lộ của các nhà
lãnh đạo quốc gia, các quan chức địa phương; tiền có được do mua bán nội
gián trên thị trường chứng khoán; tiền của các tổ chức tội phạm có được do
làm tiền giả, tống tiền, tổ chức đánh bạc; tiền có được do hoạt động chuyển
giá giữa các công ty thuộc cùng một tập đoàn hoặc công ty mẹ - con hoặc tiền
có được do trốn thuế ... là những khoản tiền vô cùng lớn, chiếm tỉ trọng cao
trong lưu thông tiền tệ toàn cầu. “Con số lợi nhuận khổng lồ này tại một số
19
quốc gia vượt xa so với GDP như sau: Úc: 412%; Đức: 211%; Ý: 1.033%;
Nhật Bản: 415%; Anh: 115% và Mỹ: 433%”[24;13].

Cũng theo nguồn tin đáng tin cậy “Thời báo tài chính - Financial
Times” của Mỹ ngày 18.10.1994, “số tiền được tẩy rửa hàng năm trên thế
giới khoảng 500 tỉ đô la Mỹ”[24;13] (tương đương với 2% GDP toàn cầu) và
hiện nay qui mô số tiền “bẩn” được tẩy rửa hàng năm đã vượt xa con số
1.000 tỉ đô la Mỹ.

Tội phạm có tổ chức đang đặt ra những thách thức lớn đối với các lực
lượng thi hành pháp luật, đặc biệt khi kết hợp giữa hai thành tố “có tổ chức”
và “xuyên quốc gia”, đòi hỏi các lực lượng thi hành pháp luật của các quốc
gia phải hợp tác chặt chẽ hơn và chiều sâu hơn mới có thể phần nào ngăn
chặn và đấu tranh và phòng ngừa có hiệu quả đối với loại tội phạm này.

Các chủ thể cổ điển của quan hệ quốc tế như các quốc gia độc lập và
chủ quyền tuyệt đối đã được mở rộng sang các chủ thể phi quốc gia như các
tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ cũng như các tập đoàn đa quốc gia.
Sự xung đột về hệ tư tưởng giữa các quốc gia không còn gay gắt như trước
đây nữa mà chuyển sang giai đoạn chạy đua phát triển kinh tế. Quan tâm
chung của các quốc gia không chỉ là hòa bình và an ninh cho riêng mình và
còn đảm bảo hòa bình và an ninh cho cả khu vực và thế giới.

Toàn cầu hóa đã gia tăng mức độ phụ thuộc lần nhau của các quốc gia,
đặc biệt là cách mạng thông tin và công nghệ đã hoàn toàn phá vỡ các rào cản
giữa các quốc gia. Sự phát triển của quan hệ quốc tế đã cho thấy thế giới đã
đang chuyển hóa sang một giai đoạn mới như Marshal Mc Luhan - Triết gia
người Canađa đã nói về “Làng toàn cầu” trong cuốn “Dải ngân hà
Gutenberg” (năm 1962) để mô tả chuyển biến sâu sắc về văn hóa trong một
thế giới nơi sóng phát thanh đã kết nối tất cả khu vực trên hành tinh chúng ta.

20
McLuhan đã phân tích về những tiến bộ trong công nghệ viễn thông làm rối
loạn cả xã hội truyền thống lẫn hiện đại đồng thời dự đoán sự phát triển của
phương tiện thông tin đại chúng điện tử sẽ phá vỡ mọi khoảng cách giao tiếp
giữa người và người trong những thập kỷ tới; hay như cách gọi “Thế giới thu
gọn” của Giáo sư Peter Grabosky - Viện nghiên cứu tội phạm học của Úc
trong bài viết “Tội phạm trong thế giới thu nhỏ” để nêu lên tính xuyên quốc
gia đang ngày càng thể hiện rõ trong nhiều hoạt động của tội phạm. Cho dù
mức độ tùy thuộc đã đạt được đến mức đó hay chưa thì sự thật là nhân loại
đang được hưởng các lợi ích nhưng cũng đồng thời phải đối diện với những
mặt trái do toàn cầu hóa mang lại.

Tuy nhiên, ngược lại với quá trình toàn cầu hóa tội phạm đã và đang
diễn ra với tốc độ chóng mặt, quá trình toàn cầu hóa về khuôn khổ pháp lý
diễn ra hết sức chậm chạp. Mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật và các cơ
quan thi hành pháp luật riêng để đối phó với tội phạm, nhưng lại chưa có Hệ
thống pháp luật chung mang tính hữu hiệu để điều chỉnh tội phạm xuyên quốc
gia. “Cộng đồng quốc tế chưa sẵn sàng trong việc phản ứng với tội phạm
xuyên quốc gia, nguyên do chủ yếu là vì các quy định về dẫn độ tội phạm
cũng như thủ tục dẫn độ hiên đang vô cùng phúc tạp, chồng chéo và còn
nhiều hạn chế”[29]

Những thách thức trong việc ngăn chặn và kiểm soát tội phạm xuyên
quốc gia đến từ nhiều phía. Ví dụ. một số tội phạm chỉ xuất hiện ở những nền
văn hóa nhất đinh hoặc những điều kiện xã hội đặc thù và khác nhau đối với
mỗi quốc gia; những hành vi có thể được quốc gia này chấp nhận nhưng với
quốc gia khác thì hành vi đó lại trái với các quy định của pháp luật; những tội
phạm mà không bị cản trở bởi biên giới quốc gia như rửa tiền, tội phạm máy
tính đều nằm trong phạm vi của tội phạm xuyên quốc gia; sự thuận tiện trong
việc đi lại giao thương… tạo nên kẽ hở để tội phạm lợi dụng trốn tránh pháp

21
luật. Những tác nhân nêu trên lại chính là động lực thúc đẩy quá trình toàn
cầu hóa tội phạm diễn ra nhanh và phạm vi rộng hơn.

1.2.2 Tác động tiêu cực của tội phạm xuyên quốc gia

Theo nhận định của các chuyên gia phòng chống tội phạm của Liên
Hợp quốc, tội phạm xuyên quốc gia sẽ một trong những là vấn đề lớn nhất mà
nhân loại sẽ phải đối diện trong thế kỷ XXI, cũng giống như Chiến tranh lạnh
trong thế kỷ XX và Chủ nghĩa đế quốc của thế kỷ XIX. Nó động chạm tới
mọi lĩnh vực của quan hệ quốc tế từ kết cấu xã hội, chính trị đến hệ thống tài
chính của nhiều quốc gia do sự gia tăng về quyền lực kinh tế của các tổ chức
tội phạm quốc tế.

Một cách hết sức trực quan, chúng ta có thể thấy rõ những tác hại của
tội phạm xuyên quốc gia gây nên cho thế giới: buôn bán trái phép chất phóng
xạ đe dọa đến an ninh của nhiều quốc gia; buôn bán vũ khí có thể tác động
gián tiếp lên xung đột về năng lượng của khu vực; buôn bán ma túy và buôn
người được coi là thiệt hại lớn nhất về con người không chỉ đối với “nước
nguồn” và “nước đích” của việc buôn bán vận chuyển mà còn của cả cộng
đồng quốc tế; sự gia tăng của các tổ chức tội phạm khai thác tình dục thông
qua hoạt động mại dâm và xâm hại tình dục trẻ em đã mang lại những tác
động vô cùng tiêu cực về xã hội và y tế; buôn lậu gỗ và buôn bán động vật
hoang dã cũng như phát tán chất thải phóng xạ tác động nặng nề đến môi sinh
và môi trường toàn cầu ...

Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia dùng mọi thủ đoạn để hợp pháp
hóa phần lợi nhuận khổng lồ thu được cho các hoạt động phạm tội để đưa vào
lưu thông trên thị trường tài chính quốc tế, lũng đoạn hệ thống tài chính quốc
tế. Trong khi đó các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật đứng trước sự cạnh
tranh không lành mạnh do hoạt động trốn thuế, xâm phạm sở hữu trí tuệ,

22
trong việc ăn cắp công nghệ và thông tin ... do tội phạm xuyên quốc gia thực
hiện.

Không có chính phủ nào miễn dịch được với các tổ chức tội phạm
xuyên quốc gia, không có hệ thống pháp luật nào có thể kiểm soát được sự lây
lan của tội phạm này và không có nền kinh tế nào hoặc hệ thống tài chính nào
có thể thu được lợi nhuận lớn như lợi nhuận của tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia thu được qua các hoạt động bất hợp pháp. Đặc biệt, ở những quốc
gia mà hoạt động của chính phủ yếu kém, không kiểm soát được nạn tham
nhũng thì thì tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia biến nơi đó thành mành đất
màu mỡ, nơi bọn chúng có thể lộng hành, lúng đoạn và coi thường pháp luật.

- Về phương diện kinh tế: Hiện chưa có một con số thống kê nào chính
thống và thuyết phục về những thiệt hại kinh tế do tội phạm xuyên quốc gia
gây nên. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là con số này vô cùng lớn. Hoạt động
buôn người dao động từ 600.000 đến 820.000 người/năm cũng đóng góp một
phần tiền đen vào tổng số thiệt hại kinh tế toàn cầu từ 5 đến 9 tỉ đô la Mỹ mỗi
năm. Người dân không được hưởng lợi ích từ ngân sách đầu tư cho an sinh xã
hội chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong ngân sách hàng năm của mỗi quốc gia
do hậu quả của nạn tham nhũng, biển thủ công quỹ, rửa tiền… Ngoài ra các
quốc gia còn phải gánh chịu các khoản thất thu thuế do các hoạt động buôn
lậu của tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia gây nên, và kèm theo là những
hoạt động lừa đảo, lũng đoạn kinh tế … Ngoài thiệt hại, thất thoát to lớn về
kinh tế có thể được tính toán thành các con số, những hoạt động tội phạm
khác như tội phạm khủng bố, xâm hại tình dục trẻ em, hủy hoại môi trường
gây nên những thiệt hại to lớn và không thể quy đổi ra tiền.
- Về phương diện chính trị: Việc gia tăng tội phạm xuyên quốc gia ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chính trị quốc tế. Sau hàng loạt vụ khủng bố thảm
khốc tại Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, thế giới có cách nhìn dè dặt hơn đối với
cộng đồng tín đồ Hồi giáo, đa số bị miệt thị, xa lánh, thậm chí nhiều nơi, các
23
tín đồ đạo Hồi còn bị coi là tội phạm. Thiếu các biện pháp quản lý có hiệu quả
dẫn đến việc nhiều quốc gia đã tự bảo vệ mình bằng cách thắt chặt kiểm soát
đối với người nhập cư, du lịch thậm chí áp dụng cả các biện pháp can thiệp về
ngoại giao. Chính vì vượt biên trái phép, nhập cư bất hợp pháp, tội phạm có tổ
chức mà người dân của nhiều quốc gia không được hưởng những ưu đãi ngoại
giao, tối huệ quốc. Trong khi đó, nhiều quốc gia đang và chậm phát triển,
trong đó có Việt Nam vì lý do phát triển vẫn đơn phương miễn thị thực cho
người nước ngoài vào Việt Nam. Môi trường bất ổn về chính trị cũng có tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đến trật tự an toàn xã hội của quốc gia, của khu
vực và thế giới. Nguồn vốn đầu tư phát triển sẽ dịch chuyển về những khu
vực có mức độ ổn định cao hơn, rủi ro về tài chính thấp hơn và môi trường
đầu tư an ninh, an toàn hơn.
- Về phương diện xã hội: Hậu quả về xã hội của tội phạm xuyên quốc
gia gây nên cho mỗi quốc gia là vô cùng to lớn. Buôn bán ma túy, buôn bán
phụ nữ trẻ em kéo theo hàng loạt các tai, tệ nạn xã hội và nhiều thế hệ người
dân phải gánh chịu, trực tiếp và gián tiếp gây nên các vấn đề xã hội như lây
nhiễm HIV, bệnh xã hội … các chất hướng thần dẫn đến những hành vi không
tự chủ của người lạm dụng ma túy làm gia tăng các tệ nạn xã hội khác như
trộm cắp, cướp giật, hiếp dâm … gây nguy hiểm đặc biệt cho xã hội.
Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia được ví như căn bệnh ung thư có
khả năng lan rộng với tốc độ chóng mặt. Nó chính là nhân tố phá hủy nền dân
chủ, thiêu rụi nền kinh tế thị trường, lũng đoạn tài chính và chính phủ. Chính
vì thế nó là mối đe dọa mang tính toàn cầu và đòi hỏi các quốc gia phải sát
cánh bên nhau đấu tranh chống mối nguy cơ được tổ chức Liên Hợp quốc
đánh giá là “một trong những thách thức lớn nhất của thế kỷ 21”[21].

1.3 Khuôn khổ hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia

Đối phó với vấn đề tội phạm xuyên quốc gia, các quốc gia đã thể hiện
thiện chí của mình để đứng chung trên một chiến tuyến và tuyên chiến với
24
vấn nạn toàn cầu này. Đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia đã trở nên
một trong những ưu tiên hàng đầu, các quốc gia, tùy theo điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể đã hợp tác với các quốc gia khác trên cơ sở trao đổi, chia sẻ kinh
nghiệm đấu tranh chống tội phạm, chia sẻ thông tin tội phạm và thông tin tình
báo, phối hợp hành động chung …, qua đó từng bước xây dựng nên những cơ
chế, khuôn khổ hợp tác từ song phương đến đa phương mang tính khu vực và
quốc tế:

1.3.1 Hợp tác quốc tế ở phạm vi toàn cầu

Cơ quan kiểm soát ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc
(UNODC)

UNODC là cơ quan của Liên Hợp quốc đi đầu trong lĩnh vực đấu tranh
chống ma túy và tội phạm quốc tế. Được thành lập năm 1997 trên cơ sở sáp
nhập giữa Chương trình kiểm soát ma túy của Liên Hợp quốc và Trung tâm
chống tội phạm quốc tế của Liên Hợp quốc. UNODC hoạt động thông qua hệ
thống các văn phòng liên lạc đặt tại nhiều quốc gia và khu vực trên toàn thế
giới. Trong Tuyên bố thiên niên kỷ, các quốc gia thành viên đã cam kết hết
sức nỗ lực đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia dưới mọi hinh thức và
cũng cam kết giải quyết có hiệu quả vấn đề ma túy trên toàn thế giới cũng như
chống khủng bố quốc tế. Ba trụ cột chính trong Chương trình hành động của
UNODC bao gồm:

- Tăng cường hợp tác ở cấp độ các cơ quan hành pháp nhằm nâng cao
năng lực của các quốc gia thành viên trong đấu tranh chống ma túy và khủng
bố.
- Nghiên cứu chiến lược và phân tích tội phạm, tổng kết, đúc rút kinh
nghiệm thực tiễn để đưa vào vận dụng trên thực tế.

25
- Hướng dẫn và hỗ trợ các quốc gia thành viên thực thi các Hiệp định
quốc tế, trợ giúp các quốc gia xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật
quốc gia trong lĩnh vực đấu tranh chống ma túy, tội phạm và khủng bố.

Hàng năm UNODC phát hành các ấn phẩm chủ yếu gồm Báo cáo
thường niên về tình hình ma túy trên thế giới, trong đó nêu bật được xu thế
phát triển và các thủ đoạn mới của tội phạm ma túy, thống kê tội phạm ma túy
trên thế giới và tình hình tại mỗi quốc gia thành viên và các điểm nóng ma túy
trên thế giới. Ngoài ưu tiên chính vào vấn đề ma túy, UNODC cũng kết hợp
với các tổ chức quốc tế khác xây dựng các dự án hỗ trợ các quốc gia trong
đấu tranh chống các loại tội phạm khác như tội phạm buôn người; khủng bố,
rửa tiền; tham nhũng; tội phạm có tổ chức.

Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế - INTERPOL

Được chính thức thành lập năm 1923, đến nay INTERPOL là tổ chức
Cảnh sát quốc tế lớn nhất thế giới với 186 quốc gia và vùng lãnh thổ thành
viên. Mục tiêu của INTERPOL là trợ giúp lực lượng Cảnh sát của các nước
thành viên trên toàn cầu hợp tác một cách có hiệu quả ngay cả giữa những
quốc gia không có quan hệ ngoại giao với nhau. Hoạt động của INTERPOL
dựa trên cơ sở tôn trọng sự đa dạng về hệ thống pháp luật của các quốc gia
thành viên và Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền do Đại hội đồng Liên
Hợp quốc thông qua và phê chuẩn ngày 10 tháng 12 năm 1948. Điều lệ của
Tổ chức INTERPOL ngăn cấm tất cả các hành động can thiệp hoặc các hoạt
động liên quan đến chính trị, quân sự, tôn giáo và chủng tộc. Hoạt động của
INTERPOL dựa trên 4 chức năng, nhiệm vụ cốt lõi sau đây:

Hỗ trợ các quốc gia thành viên trao đổi thông tin Cảnh sát qua hệ
thống liên lạc bảo mật I-24/7: Hiện nay, khối lượng thông tin được trao đổi
thông qua Hệ thống I-24/7 giữa các quốc gia thành viên đang ngày càng tăng

26
cao. Năm 2007, số lượng tin trao đổi giữa các quốc gia thành viên trên 12
triệu lượt (tăng 150%) so với năm 2006. Thông qua Hệ thống liên lạc toàn
cầu, các quốc gia có khả năng tra cứu dữ liệu về truy nã tội phạm hay các dữ
liệu về ô tô, hộ chiếu mất cắp một cách trực tuyến và cho kết quả chỉ trong
vòng vài giây đồng hồ. I-24/7 thực sự đã giúp các quốc gia giảm thiểu chi phí
về thông tin liên lạc, rút ngắn thời gian xác minh kết quả đồng thời mở rộng
được hợp tác đa phương, đa ngành trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm
xuyên quốc gia.

Xây dựng CSDL thông tin tội phạm xuyên quốc gia: Tổ chức
INTERPOL chủ trì xây dựng các CSDL truy nã tội phạm, căn phạm, hồ sơ mã
gien ADN, giấy thông hành, ô tô, tác phẩm nghệ thuật bị mất, mất cắp; tội
phạm khủng bố và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia … Thông qua các Văn
phòng INTERPOL quốc gia, lực lượng Cảnh sát các quốc gia thành viên được
quyền truy nhập và khai thác các CSDL phục vụ hoạt động đấu tranh chống
tội phạm xuyên quốc gia. Với sự trợ giúp đắc lực của công cụ điện tử này,
mỗi năm có đến hàng ngàn đối tượng truy nã bị bắt giữ, hàng chục ngàn ô tô
và hàng trăm ngàn hộ chiếu mất cắp đã bị phát hiện và kịp thời ngăn chặn.

Bảng số liệu CSDL Hộ chiếu mất cắp và số lượt tra cứu CSDL của
tổ chức Interpol

18000000 15849257
16000000
13297631 13987652
14000000 CSDL
12000000 Hộ chiếu
8594461 mất cắp
10000000
8000000 Số lượt
6000000 tra cứu
4819859 CSDL
4000000 1981245
2000000 299264 1485 153426 211033
0
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

(Nguồn: INTERPOL Fact Sheet 2007)

27
Đề hoạt động thực thi pháp luật được thực hiện trên toàn cầu,
INTERPOL đã phát triển một công cụ hết sức hữu hiệu phục vụ cho việc truy
bắt tội phạm bỏ trốn của các quốc gia thành viên, đó là CSDL truy nã quốc tế
đối với tội phạm xuyên quốc gia. Số lượng thông báo truy nã quốc tế chiếm
khoảng 26% trong tổng số các thông báo đang có hiệu lực của tổ chức
INTERPOL. Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã thừa nhận thông báo
truy nã quốc tế của INTERPOL là căn cứ pháp lý để thực hiện việc bắt giữ
đối tượng nhằm mục đích dẫn độ hoặc trục xuất đối với tội phạm xuyên quốc
gia.

Số lượng các thông báo truy nã đỏ có hiệu lực


17534
18000 16092 15383
16000
14000
12000 10014
10000 8071 Thông báo
8000 truy nã đối
6000 tượng
4000
2000
0
Năm 2001 Năm 2003 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

(Nguồn: INTERPOL Fact Sheet 2007)

Hỗ trợ các hoạt động Cảnh sát: Tổ chức INTERPOL hỗ trợ các quốc
gia thành viên trong việc xác định các xu thế tội phạm nổi lên tại từng khu
vực, qua đó nêu xuất và triển khai các dự án như: chống sản xuất và buôn bán
thuốc tân dược giả tại khu vực Châu Á; dự án chống tội phạm có tổ chức gốc
Châu Á; dự án chống buôn bán trẻ em Trung quốc sang Châu Âu; dự án
chống buôn bán nội tạng người; dự án chống tội phạm có tổ chức ở Tây Phi;
dự án chống khủng bố sinh học … nhằm tăng cường hợp tác trao đổi, chia sẻ
thông tin, kinh nghiệm và xây dựng môi trường thuận lợi cho các quốc gia
thành viên hợp tác chặt chẽ hơn, cũng như mang các quốc gia đến gần nhau
hơn trong quá trình phối hợp hành động chung.

28
Ngoài những hoạt động chính là hỗ trợ Cảnh sát các quốc gia thành
viên, Tổ chức INTERPOL với vai trò điều phối quốc tế cũng đã tích cực tham
gia vào các hoạt động nhân đạo và hỗ trợ khẩn cấp trong các vấn đề quốc tế.
INTERPOL đã triển khai lực lượng phản ứng nhanh trong các sự kiện đánh
bom ở Bali - Inđônêxia tháng 10/2002; Vụ đánh bom tại Mariốt - Inđônêxia
tháng 8/2003; thành lập trung tâm nhận dạng thảm họa tại Jakarta
(Inđônêxia); Phukẹt (Thái Lan) và Côlômbô (Sri Lanka) tháng 12/2004 để
phối hợp nhận dạng nạn nhân trong cơn bão Tsunami; Vụ đánh bom tàu điện
ngầm ở Mađrit - Tây Ban Nha tháng 3/2004; đánh bom và bắn phá ở
Tashkent - Uzbêkixtan tháng 3 và tháng 7/2008; Vụ tai nạn máy bay tại
Sarajevo - Bôxnia tháng 2/2004; cung cấp chuyên gia và phương tiện phối
hợp bảo vệ an toàn cho Hội nghị của tổ chức Thương mại thế giới tháng
12/2005 tại Hồng Kông - Trung Quốc; Vụ đánh bom khủng bố ở Bali -
Inđônêxia tháng 10/2005; Vụ ám sát cựu thủ tướng Libăng tại Bâyrút tháng
7/2005...

Đào tạo và phát triển: Hoạt động đào tạo được triển khai trong nội bộ
của Tổ chức INTERPOL, các nước thành viên và mở rộng đến các cán bộ thi
hành pháp luật khác của các quốc gia thành viên với mục tiêu: nâng cao năng
lực của đội ngũ cán bộ thi hành pháp luật chống tội phạm xuyên quốc gia;
thúc đẩy hợp tác quốc tế; nâng cao hiểu biết về các công cụ và dịch vụ hỗ trợ
Cảnh sát của Tổ chức INTERPOL hỗ trợ các nước thành viên và nâng cao kỹ
năng làm việc của đội ngũ sỹ quan hành pháp. INTERPOL cũng đã thành lập
nhóm chuyên gia để soạn thảo bộ tiêu chuẩn về năng lực và trình độ áp dụng
cho đội ngũ cán bộ, đồng thời tổ chức các khóa đào tạo tương ứng để đạt
được những tiêu chuẩn và năng lực cần thiết đã đề ra.

29
Buôn người, 9 Khủng bố sinh học, 3
Khủng bố, 1
Tiền giả, 1
Ô tô mất cắp, 2
Phân tích tội phạm, 3
Văn phòng Interpol
AND, 3
khu vực, 1
Tội phạm có tổ chức,
1 Ma túy, 4

Tội phạm công nghệ


cao, 3

Văn phòng Interpol


quốc gia, 11

Dịch vụ và công cụ Hệ thống thông tin


hỗ trợ Cảnh sát của toàn cầu I-24/7, 13
Interpol, 15

Số lượng các khóa đào tạo theo lĩnh vực chuyên môn (năm
2007)
(Nguồn: INTERPOL Annual Report 2007)

Với mục tiêu phối hợp đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, gìn
giữ an ninh và trật tự an toàn xã hội chung trên toàn cầu, Tổ chức INTERPOL
tập trung vào 6 lĩnh vực ưu tiên chính bao gồm có: Ma túy và tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia như; Tội phạm kinh tế và công nghệ cao; Hỗ trợ điều tra
tội phạm truy nã; Tội phạm khủng bố và an toàn công cộng; Tội phạm buôn
người; Tội phạm tham nhũng ...

1.3.2 Hợp tác quốc tế liên khu vực

Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)

ASEM được thành lập tháng 3-1996, với 26 thành viên sáng lập, gồm:
10 nước châu Á (Brunây, Hàn Quốc, Inđônêxia, Malaixia, Nhật Bản,
Philippin, Thái Lan, Trung Quốc, Singapo, Việt Nam), 15 nước thành viên
Liên minh Châu Âu (Ailen, Anh, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà
Lan, Hy Lạp, Italia, Lúcxămbua, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển)
và ủy ban Châu Âu (EC). Hơn 10 năm qua, ASEM đã đạt được những thành

30
tựu chung là thúc đẩy hòa bình, ổn định, có sức mạnh như một thực thể thúc
đẩy đối thoại đa phương và xác lập được vai trò nền tảng cho hoạch định
chính sách giữa hai châu lục.

Sau sự kiện 11/9, thế giới đã phải đối diện với những thách thức mới
của quá trình toàn cầu hoá, của nạn khủng bố có nguy cơ ngày một lan rộng,
của tội phạm xuyên quốc gia, ma tuý và rửa tiền, do vậy các nhà lãnh đạo
ASEM đã dành nhiều ưu tiên hơn cho việc bàn thảo và đưa ra các biện pháp
ngăn chặn cung cấp tài chính cho các tổ chức khủng bố, tăng cường đối thoại
và hợp tác Á-Âu ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia, góp phần thúc đẩy giải quyết các vấn đề khu
vực như vấn đề Trung Đông, cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều
Tiên, vấn đề tái thiết I-rắc, Áp-ga-ni-xtan...

Trong những năm qua, Việt Nam được ghi nhận là thành viên tích cực
của diễn đàn liên khu vực ASEM. Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực trong
việc triển khai công ước LHQ về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia
và các Nghị định thư, công ước LHQ về chống tham nhũng và chống các chất
gây nghiện bất hợp pháp, góp phần tăng cường hợp tác giữa hai châu lục với
mục tiêu duy trì hoà bình, ổn đinh và hợp tác để phát triển thế giới

1.3.3 Hợp tác quốc tế ở phạm vi khu vực

Cơ quan Cảnh sát Châu Âu (EUROPOL)

Europol là cơ quan phòng chống tội phạm của Liên minh Châu Âu
được thành lập căn cứ trên Hiệp ước Maastricht hay còn gọi là Hiệp ước Liên
minh Châu Âu (TEU) và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/1999. Quan
hệ hợp tác khởi đầu của Europol là phòng chống tội phạm ma túy, đến nay tổ
chức Europol đã bao gồm toàn bộ 27 quốc gia thành viên của Liên minh Châu
Âu và có trụ sở chính tại La Hay - Hà Lan.

31
Hoạt động của Europol dựa trên các nguyên tắc chia sẻ thông tin tội
phạm giữa các cơ quan thi hành pháp luật của các nước thành viên; hỗ trợ
chuyên án; tổng hợp báo cáo và phân tích tội phạm theo thông tin tình báo
của các nước thành viên cũng như từ các nguồn tin tình báo khác; hỗ trợ
chuyên gia và kỹ thuật điều tra cho các chuyên án thuộc khu vực Liên minh
Châu Âu (EU). Europol cũng thúc đẩy việc chuẩn hóa trong phân tích thông
tin tội phạm nhằm đồng bộ hóa về các kỹ thuật điều tra tội phạm giữa các
nước thành viên.

Cơ chế và khuôn khổ hợp tác ASEAN trong hợp tác đấu tranh
phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Khởi đầu của khuôn khổ hợp tác trên là sự phối hợp của các nước
ASEAN trong đấu tranh phòng chống chống tội phạm ma tuý.Tuy nhiên, sau
đó hoạt động hợp tác khu vực đã mở rộng sang mọi lĩnh vực tội phạm xuyên
quốc gia kể cả tội phạm khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, nhập cư bất hợp
pháp, cướp biển... Hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của
ASEAN rất đa dạng và có sự tham gia đồng bộ của nhiều bộ, ngành có liên
quan bao gồm:

- Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN chống tội phạm xuyên quốc gia
(AMMTC): AMMTC được tổ chức theo sáng kiến của Philippin năm 1997
nhằm tăng cường hợp tác quốc tế và cam kết phối hợp giữa các nước thành
viên ASEAN trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Cơ quan thường trực của khuôn khổ AMMTC tại các quốc gia thành
viên thường là Bộ Nội vụ hoặc tương đương, ở Việt Nam, cơ quan thường
trực AMMTC Việt Nam là Bộ Công an. Hội nghị AMMTC được tổ chức hai
năm một lần theo thể thức luân phiên. Mục đích của khuôn khổ hợp tác này là
hoạch định chính sách và tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên

32
ASEAN ở cấp quốc gia về đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia trong
khu vực. Nội dung trong các Tuyên bố chung của AMMTC thường là những
đề xuất chiến lược về hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia lên chính phủ
các nước thành viên để thống nhất chỉ đạo thực hiện tập trung vào các lĩnh
vực sau: tăng cường trao đổi thông tin, hợp tác về các lĩnh vực thi hành pháp
luật; đào tạo tăng cường năng lực thi hành pháp luật; nâng cao hiệu quả phối
hợp điều tra tội phạm xuyên quốc gia; mở rộng hợp tác nhằm nâng cao kết
quả hợp tác điều tra xử lý tội phạm xuyên quốc gia giữa AMMTC với các cơ
quan khác của ASEAN như Bộ trưởng tư pháp ASEAN (ASLOM) và Tổng
chưởng lý ASEAN (ALMAG), Tư lệnh Cảnh sát ASEAN (ASEANAPOL),
Bộ trưởng tài chính ASEAN (AFM), Cục trưởng xuất nhập cảnh và Trưởng
lãnh sự ngoại giao các nước ASEAN (DGICM)... AMMTC tập trung vào 8
lĩnh vực ưu tiên đấu tranh phòng chống tội phạm: buôn lậu ma tuý; khủng bố;
buôn người; cướp biển; rửa tiền; buôn bán vũ khí nhỏ; tội phạm kinh tế quốc
tế và tội phạm công nghệ cao.

- Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN chống tội phạm xuyên quốc
gia (SOMTC): Kể từ tháng 11/2000, sau khi Công ước của Liên Hợp quốc về
đấu tranh chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia được Đại hội đồng Liên
Hợp quốc thông qua, các hoạt động hợp tác của ASEAN về đấu tranh chống
tội phạm được đẩy mạnh thêm một bước. Các bộ trưởng Nội vụ (ở Việt Nam
là bộ trưởng Bộ Công an) của các quốc gia ASEAN thấy cần phải nâng cao
cơ chế hoạt động của SOMTC hiệu quả hơn hướng đến các hoạt động hợp tác
cụ thể và tập trung vào việc tháo gỡ những khó khăn và tồn tại trong hoạt
động hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia.(trước đó SOMTC chỉ
là hội nghị trù bị cho Hội nghị cấp bộ trưởng chống tội phạm xuyên quốc gia
- AMMTC). Chính vì vậy, SOMTC họp thường niên và được tổ chức luân
phiên tại các quốc gia thành viên ASEAN nhằm kiểm điểm việc thực hiện các

33
nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động mà các bộ trưởng cùng thông
qua trong Tuyên bố chung của Hội nghị AMMTC.

- Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN về các vấn đề ma tuý
(ASOD): Đối với lĩnh vực hợp tác kiểm soát ma túy, ASOD được họp lần đầu
tiên vào năm 1984. Mục đích chính của khuôn khổ hợp tác này là tăng cường
hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN trong lĩnh vực kiểm soát ma túy
bao gồm cả hợp tác trong đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy. ASOD
là một diễn đàn để những người đứng đầu các cơ quan chống ma tuý của các
nwocs thành viên ASEAN gặp gỡ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, kết quả
nghiên cứu, thực hiện các dự án về đấu tranh chống tội phạm ma tuý nhằm
tiến tới một ASEAN không có ma tuý vào năm 2015.

- Hội nghị những người đứng đầu cơ quan xuất nhập cảnh và lãnh sự
(DGICM): được nhóm họp thường niên và tập trung thảo luận các vấn đề liên
quan đến hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia qua công
tác quản lý xuất nhập cảnh với mục tiêu tăng cường mạng lưới giữa các cơ
quan xuất nhập cảnh đồng thời đẩy mạnh hoạt động hợp tác khu vực trong
các lĩnh vực như: trao đổi thông tin, tập huấn nghiên cứu đào tạo, tổ chức hội
thảo trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh đặc biệt là đấu tranh chống buôn
người xuyên quốc gia và nhập cư bất hợp pháp.

- Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF): Năm 1992 những người đứng đầu
Chính phủ và Nhà nước các nước thành viên ASEAN tuyên bố tăng cường
đối thoại về các vấn đề chính trị và an ninh với các quốc gia khác ngoài khu
vực ASEAN, đặc biệt trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và coi đây là
một biện pháp để xây dựng và củng cố quan hệ hợp tác trong khu vực và thế
giới. ARF ra đời vào năm 1994. Hiện nay đã có 23 thành viên tham gia ARF:
10 nước ASEAN, Úc, Canađa, Trung Quốc, liên minh Châu Âu, Ấn Độ, Nhật
Bản, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ, Niu Zilân, Papua Niu

34
Ghinê, Liên bang Nga, Hoa Kỳ. Mục tiêu của ARF là Tăng cường các biện
pháp xây dựng lòng tin (Confidence Building Measures- CBMs), Ngoại giao
phòng ngừa (Preventive Deplomacy-PD) và giải quyết các xung đột trong khu
vực bằng các biện pháp hoà bình. Tại diễn đàn ARF, các nước thành viên
ASEAN và các quốc gia thành viên khác tập trung bàn về các vấn đề đấu
tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trong lĩnh vực an ninh phi truyền
thống và đặc biệt là các loại tội phạm như : buôn bán người, cướp biển, buôn
lậu ma tuý, vũ khí, rửa tiền, khủng bố, lừa đảo kinh tế, tài chính và tội phạm
công nghệ cao.

- Hiệp hội Cảnh sát các quốc gia Đông Nam Á (ASEANAPOL): Nhận
thức được những thách thức và nguy cơ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến
an ninh và trật tự an toàn của khu vực, ngay từ những năm 1970, các nước
thành viên ASEAN đã kêu gọi sự hợp tác trong đấu tranh chống khủng bố và
tội phạm xuyên quốc gia. Khởi đầu về vấn đề này là sự hợp tác của các nước
ASEAN trong đấu tranh chống tội phạm ma tuý.Tuy nhiên, sự gia tăng về số
lượng cũng như tính chất và mức độ phức tạp của tội phạm xuyên quốc gia kể
trong đó nổi lên là tội phạm khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, xuất nhập
cảnh trái phép và cướp biển…đã và đang đòi hỏi các nước ASEAN phải có
một cơ chế chung và hợp tác chặt chẽ nhằm giữ vững hòa bình và ổn định
trong khu vực. Năm 1979, Hiệp hội ASEANAPOL được thành lập với sự
tham gia của lực lượng Cảnh sát 05 nước thành viên ASEAN ban đầu gồm:
Malaixia, Philippin, Indonêsia, Thái Lan, Xingapo. Năm 1986 Brunây trở
thành thành viên thứ 6 của ASEANAPOL. Việt Nam đã gia nhập
ASEANAPOL năm 1996, ngay sau khi trở thành thành viên chính thức của
ASEAN năm 1995. Hiện nay ASEANAPOL đã bao gồm toàn bộ 10 nước
thành viên của ASEAN.

Những kết quả đáng khích lệ của công cuộc đấu tranh chống tội phạm ở
khu vực Đông Nam Á là hệ quả tất yếu của sự hợp tác chặt chẽ giữa lực
35
lượng Cảnh sát các nước ASEAN. Với nỗ lực chung và cam kết mạnh mẽ của
lực lượng cảnh sát các nước trong khu vực, chúng ta hy vọng trong thời gian
tới Hiệp hội ASEANAPOL chắc chắn sẽ có nhiều có nhiều bước phát triển
mới theo hướng hoạt động ngày càng hiệu quả và thiết thực hơn. Từng bước
đóng góp vào việc triển khai thực hiện thành lập cộng đồng an ninh của các
nước ASEAN (ASC) thành hiện thực.

1.3.4 Hợp tác song phương

Một trong những khuôn khổ được các nước tham gia sâu và rộng là các
khuôn khổ hợp tác mang tính song phương. Hợp tác này thường giữa các
quốc gia có chung đường biên giới hoặc các quốc gia có quan hệ chặt chẽ đặc
biệt về thương mại, ngoại giao .v.v.v nhằm giải quyết những vấn đề chung
liên quan đến an ninh, trật tự an toàn xã hội của mỗi nước.

Đến nay, Việt Nam đã ký kết 16 Hiệp định tương trợ tư pháp dân sự và
hình sự với 15 quốc gia trên thế giới, riêng với Hàn Quốc đã ký hai Hiệp định
liên quan đến tương trợ tư pháp hình sự và Hiệp định dẫn độ tội phạm. Những
Hiệp định này là cơ sở pháp lý cho hoạt động hợp tác chống tội phạm xuyên
quốc gia với các nước có liên quan. Ngoài các văn bản có giá trị pháp lý cao
như đã nêu trên, do yêu cầu hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm xuyên
quốc gia, lực lượng Cảnh sát Việt Nam cũng đã từng bước thiết lập quan hệ
phối hợp với Cảnh sát các nước thông qua các Biên bản ghi nhớ hợp tác và
quy chế phối hợp song phương, tạo nền tảng và cơ sở pháp lý cho hoạt động
phối hợp tương trợ tư pháp trên cơ sở cam kết của những người đứng đầu lực
lượng Cảnh sát theo nguyên tắc “có đi có lại”. Những hoạt động phối hợp
này sẽ là cơ sở để tiến đến xây dựng một khuôn khổ hợp tác chính thức cấp
nhà nước giữa các quốc gia trong tương lai.

36
CHƢƠNG II: TIẾN TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ CHỐNG TỘI PHẠM
XUYÊN QUỐC GIA CỦA LỰC LƢỢNG CẢNH SÁT VIỆT NAM

2.1 Hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của lực lƣợng
Cảnh sát Việt Nam thông qua kênh INTERPOL

Thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, ngày càng nhiều
các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tìm kiếm các cơ hội đầu tư và làm
ăn. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng các hoạt động giao lưu về kinh tế, văn
hóa…bọn tội phạm đồng thời lợi dụng các điều kiện thuận lợi này để tiến
hành các hoạt động tội phạm trên lãnh thổ Việt Nam. Trong những năm 1990,
tình hình tội phạm ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia có xu thế gia tăng, đặc biệt là các loại tội phạm
buôn bán, vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia, tội phạm lừa đảo xuyên quốc
gia, tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, tội phạm rửa tiền, tội phạm công nghệ
cao... Các tổ chức tội phạm nước ngoài đã câu kết với các tổ chức tội phạm
trong nước để gây ra những vụ án hết sức nghiêm trọng. Bên cạnh đó, vấn đề
nhức nhối không kém là lợi dụng sự thuận lơi trong giao thương, nhiều đối
tượng truy nã nước ngoài lẩn trốn sang Việt Nam, cũng như ngày càng có
nhiều tội phạm truy nã của Việt Nam bỏ trốn sang nước ngoài. Một điều đáng
lưu ý là trong số 3 triệu người Việt đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài
cũng tiềm ẩn không ít tội phạm. Hiện có hàng chục băng nhóm tội phạm gốc
Việt đang hoạt động tội ác ở nhiều nước trên thế giới. Các băng nhóm tội
phạm này đã câu kết với các tổ chức tội phạm nước ngoài để gây ra các vụ án
nghiêm trọng, đồng thời chúng còn câu kết với các tổ chức tội phạm ở Việt
Nam để tiến hành các vụ lừa đảo xuyên quốc gia, các vụ buôn bán ma tuý,
buôn bán người. Đặc biệt khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới với nền
kinh tế mở cửa, việc đi lại, giao thương của công dân giữa các quốc gia trong
khu vực thuận lợi hơn thì loại tội phạm này càng gia tăng.

37
Nếu như ở những thập kỷ trước đây, tội phạm có tính quốc tế mới chỉ
hoạt động ở phạm vi khu vực, giữa các quốc gia láng giềng, thì ngày nay
trong sự phát triển của toàn cầu hoá kinh tế, các tổ chức tội phạm đã mở rộng
địa bàn và phạm vi hoạt động mang tính toàn cầu, rất linh hoạt và nhạy bén
trong việc lợi dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại để hoạt
động phạm tội. Hậu quả do tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia gây ra là
không thể tính hết được ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế...Vì
thế, cuộc đấu tranh chống lại tội phạm không còn chỉ còn giới hạn trong
phạm vi một quốc gia mà nó đã mang tính quốc tế.

Để thực hiện nhiệm vụ đó thì lực lượng Cảnh sát ở mỗi quốc gia riêng
lẻ không thể có khả năng độc lập tự giải quyết, mà cần phải hợp tác, liên kết,
phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát các quốc gia khác, hỗ trợ nhau tạo nên "Thế
trận toàn cầu đấu tranh chống tội phạm", thường xuyên cung cấp, trao đổi
thông tin, phối hợp truy bắt tội phạm, ngăn ngừa hoạt động phạm tội...

Đối với nước ta, hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm
giữa Cảnh sát Việt Nam với Cảnh sát nước càng đặc biệt cấp thiết vì đó chính
là hoạt động tạo điều kiện và nhân tố đảm bảo cho sự thắng lợi của cuộc đấu
tranh phòng chống tội phạm, đồng thời góp phần phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế.

2.1.1 Việt Nam gia nhập tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế INTERPOL

Ngày 6/3/1991, trong chuyến thăm Cộng hòa Pháp, Thứ trưởng thường
trực Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Bùi Thiện Ngộ đã đến thăm Trụ sở Tổ
chức Cảnh sát Hình sự quốc tế INTERPOL tại thành phố Lyông và đã được
ông Ivan Barbot, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ CH Pháp kiêm Chủ tịch
INTERPOL nhiệm kỳ 1990 - 1992 tiếp và giới thiệu về cơ cấu tổ chức, chức

38
năng nhiệm vụ của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế - INTERPOL, về những
khả năng hợp tác trên nhiều lĩnh vực mà Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế
INTERPOL có thể đem lại cho các nước thành viên cũng như những lợi ích
của mỗi nước thành viên có thể được hưởng từ khuôn khổ hợp tác liên chính
phủ này. Ông Ivan Barbot nhấn mạnh việc Việt Nam tham gia Tổ chức Cảnh
sát hình sự quốc tế INTERPOL sẽ là điều kiện rất thuận lợi cho lực lượng
Cảnh sát Việt Nam hội nhập với cộng đồng thực thi pháp luật các nước trên
thế giới, trong đó có lực lượng Cảnh sát của các nước. Đồng thời, đây cũng là
cơ hội tốt cho lực lượng Cảnh sát các nước mở rộng thêm phạm vi phối hợp,
hợp tác vì mục đích đấu tranh phòng chống tội phạm với lực lượng Cảnh sát
Việt Nam.

Ngày 17/4/1991, Bộ Nội vụ đã có công văn số 85/BNV/V12 gửi Hội


đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đề nghị gia nhập Tổ chức Cảnh sát hình
sự quốc tế - INTERPOL. Báo cáo giải trình của Bộ Nội vụ nêu rõ: “Trước
tình hình tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia liên quan
đến Việt Nam đang diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Trong khi
khả năng phối hợp trao đổi thông tin đấu tranh phòng chống tội phạm của
lực lượng Công an Việt Nam nói chung và lực lượng Cảnh sát nói riêng với
lực lượng Cảnh sát các nước còn nhiều hạn chế. Việc gia nhập Tổ chức Cảnh
sát hình sự quốc tế - INTERPOL sẽ mở ra cơ hội mới cho lực lượng Cảnh sát
Việt Nam hội nhập với quốc tế cũng như tăng cường khả năng hợp tác quốc
tế đấu tranh phòng chống tội phạm phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và
Hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước”.

Trên cơ sở đề nghị của Bộ Nội vụ và ý kiến tán thành của Bộ ngoại


giao và các Bộ khác có liên quan, ngày 15/5/1991, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng Võ Văn Kiệt đã ký công văn số 1549 - NC đồng ý cho phép Bộ Nội
vụ Việt Nam gia nhập Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế ICPO - INTERPOL.

39
Ngày 26/8/1991, Bộ trưởng Nội vụ Bùi Thiện Ngộ đã ký đơn xin gia nhập Tổ
chức Cảnh sát hình sự quốc tế - INTERPOL.

Ngày 4/11/1991, tại phiên họp đầu tiên của khóa họp Đại Hội đồng
INTERPOL lần thứ 60 tại Penta De Este, Urugoay, Đại Hội đồng INTERPOL
đã chính thức thông qua đơn xin gia nhập Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế -
INTERPOL của Bộ Nội vụ Việt Nam với đa số phiếu tán thành. Lực lượng
Cảnh sát Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 156 của Tổ chức
Cảnh sát hình sự quốc tế - INTERPOL, mở ra một cơ chế hợp tác đa phương
thực thi pháp luật quốc tế lớn nhất trong lịch sử của nước ta.

2.1.2 Quá trình phát triển của Văn phòng INTERPOL Việt Nam

Trước yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và
để thực hiện nghĩa vụ của thành viên chính thức của INTERPOL, ngày
28/5/1993, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký Quyết định số 262/QĐ - thành lập Văn
phòng INTERPOL Việt Nam trực thuộc Tổng cục Cảnh sát. Theo Quyết định
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Văn phòng INTERPOL Việt Nam được giao một
số chức năng và nhiệm vụ chính như sau:

- Tham mưu, đề xuất chương trình và kế hoạch phối hợp đấu tranh
phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tính quốc tế liên quan đến
Việt Nam của lực lượng Cảnh sát Việt Nam.
- Trực tiếp phối hợp xử lý tội phạm và các đối tượng phạm tội xuyên
quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài liên quan đến Việt Nam đối với các
loại tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, khủng bố, và truy nã, dẫn độ tội phạm.
- Tham mưu, đề xuất phương án phối hợp đấu tranh phòng chống tội
phạm giữa các đơn vị nghiệp vụ trong nước, công an các địa phương với các
quốc gia thành viên của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL).

40
- Khai thác, vận hành trung tâm thông tin tội phạm quốc tế phục vụ yêu
cầu nghiệp vụ của các đơn vị, địa phương trong toàn quốc, xây dựng Hệ thống
CSDL thông tin về tội phạm xuyên quốc gia của toàn ngành.
- Tổ chức thu thập kinh nghiệm và các biện pháp đấu tranh phòng
chống tội phạm của Cảnh sát các nước để tuyên truyền, phổ biến trong lực
lượng Công an nhân dân.

Có thể nói vào thời điểm năm 1991, việc gia nhập tổ chức quốc tế lớn
nhất thế giới về hợp tác Cảnh sát là một điều có ý nghĩa rất to lớn, thể hiện
được tầm nhìn chiến lược của Nhà nước ta trong đấu tranh chống tội phạm
xuyên quốc gia. Ngay cả khi vào thời điểm đó, Chiến tranh lạnh vẫn đang còn
là một cản trở lớn giữa các quốc gia có hệ tư tưởng và chính trị đối lập, thêm
vào đó Việt Nam vẫn đang chịu sự kìm tỏa về kinh tế và chính trị của Mỹ và
Tây Âu, thậm chí vẫn tồn tại những nghi kỵ và các “rào chắn” ngay cả với
các quốc gia Đông Nam Á.

Năm 1996, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp
hội ASEAN, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã tham gia khuôn khổ đấu tranh
chống tội phạm xuyên quốc gia của khu vực - Hiệp hội Cảnh sát các nước
ASEAN (ASEANAPOL). Văn phòng INTERPOL Việt Nam một lần nữa lại
được Lãnh đạo Bộ Công an giao thêm nhiệm vụ là đầu mối hợp tác ASEAN,
ASEANAPOL trong đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia.

Trước nhu cầu tăng cường hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên
quốc gia liên quan đến Việt Nam, năm 2005, Văn phòng INTERPOL Việt
Nam đã có báo cáo giải trình tổ chức - biên chế và được Bộ trưởng Bộ Công
an ký quyết định số 1287/QĐ-BCA ngày 13/9/2005 về việc nâng cấp Văn
phòng INTERPOL thành đơn vị cấp cục hoàn chỉnh và là cơ quan đầu mối
duy nhất của Bộ Công an trong hợp tác INTERPOL, ASEANAPOL chống tội
phạm xuyên quốc gia.

41
Thực tiễn hoạt động trong những năm qua đã khẳng định INTERPOL
Việt Nam đã và đang trở thành “cánh tay” kéo dài của các lực lượng nghiệp
vụ trong nước nhằm phối hợp với các lực lượng thi hành pháp luật nước
ngoài trong đấu tranh phòng chống tội phạm có yếu tố nước ngoài nói chung
và tội phạm xuyên quốc gia nói riêng liên quan đến Việt Nam.

2.1.3 Một số kết quả đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia của lực
lượng Cảnh sát Việt Nam thông qua kênh hợp tác INTERPOL

Tội phạm, đặc biệt là tội phạm xuyên quốc gia ở Việt Nam dù ở mức
thấp nhưng thế giới xuất hiện loại tội phạm gì thì ở Việt Nam có loại tội phạm
đó như ma tuý, rửa tiền, buôn người, môi trường, xâm phạm về sở hữu trí tuệ,
công nghệ cao...

Trong những năm qua, thông qua kênh hợp tác INTERPOL, Cảnh sát
Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý trên 34.000 lượt thông tin liên quan đến đấu
tranh chống tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam như tội phạm
ma túy, buôn bán người, khủng bố, tội phạm kinh tế, công nghệ cao ... Lực
lượng Cảnh sát đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời hàng trăm vụ lừa đảo có tính
chất xuyên quốc gia có thể gây thất thoát tài sản nhà nước hàng tỷ đồng; đã
xác minh làm rõ hàng ngàn đối tượng là người nước ngoài hoặc người Việt
Nam định cư tại nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật ở Việt Nam hoặc
nước sở tại; xác minh làm rõ tư cách pháp nhân của trên 200 tổ chức (chủ yếu
là các công ty, ngân hàng, quỹ tín dụng…) liên quan đến các hoạt động tội
phạm kinh tế như rửa tiền, buôn lậu, lừa đảo; đã phối hợp khám phá và bóc
gỡ hàng chục đường dây buôn lậu thuốc lá, xe ôtô, xăng dầu từ nước ngoài
vào Việt Nam và ngược lại; phối hợp với Cảnh sát nước ngoài điều tra khám
phá nhiều đường dây, băng nhóm rửa tiền, chuyển tiền bất hợp pháp từ nước
ngoài về Việt Nam đã tịch thu xung công quỹ nhà nước nhiều tỷ đồng cũng
như bảo về quyền lợi cho các nhà sản xuất. Về công tác truy nã quốc tế, qua

42
kênh hợp tác INTERPOL, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã bắt giữ và trao trả
trên 40 đối tượng truy nã cho Cảnh sát nước ngoài như Mỹ, Hàn Quốc, Đài
Loan, áo... đã phối hợp với Cảnh sát nước ngoài bắt giữ được trên 50 đối
tượng có lệnh truy nã của Cảnh sát Việt Nam. Nhiều đối tượng đã được dẫn
độ về nước để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử trong đó có nhiều đối
tượng đặc biệt nguy hiểm. Đã phối hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế
INTERPOL ban hành trên một trăm lệnh truy nã quốc tế đối với các đối
tượng truy nã của Việt Nam phạm tội nghi trốn ra nước ngoài. Về tội phạm
hình sự, đã phối hợp xác minh làm rõ được hàng ngàn đối tượng liên quan để
phục vụ công tác điều tra của các đơn vị yêu cầu. Đã phối hợp bóc gỡ nhiều
đường dây đưa phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài làm gái mại dâm như các
đường dây đưa phụ nữ Việt Nam sang Hồng Kông, Ma Cao, Malaysia,
Campuchia… để làm gái mại dâm; đã phối hợp với các cơ quan thi hành pháp
luật nước ngoài cứu được nhiều nạn nhân đưa trở về nước xum họp với gia
đình … Những nỗ lực của Lực lượng Cảnh sát đã đã đóng góp phần không
nhỏ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế.

Phối hợp đấu tranh chống tội phạm ma túy xuyên quốc gia

Theo ước tính của Ủy ban quốc gia phòng chống ma túy, Việt Nam có
khoảng 16 -17 vạn người nghiện, tuy nhiên trên thực tế con số này cao hơn
rất nhiều khoảng 25 vạn. Nếu đúng theo con số này mà tính một cách đơn
giản nhất, mỗi người nghiện chỉ dùng 50 ngàn đồng/ ngày để xài ma túy thì
trung bình một năm họ đốt khoảng 4.500 tỷ đồng.

Mỗi năm trung bình lực lượng Cảnh sát Việt Nam tiếp nhận từ 2500
đến 3000 thông tin yêu cầu phối hợp điều tra liên quan đến các đường dây
buôn bán ma tuý từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại. Bình quân mỗi
năm lực lượng Cảnh sát phát hiện trên 200 đối tượng là người nước ngoài và

43
Việt nam trong các đường dây buôn bán vận chuyển ma tuý liên quan đến
nước ngoài, chủ yếu là Úc, Pháp, Mỹ, Campuchia, Lào ... thông qua các
chuyên án đã bắt giữ trên 100 đối tuợng quốc tịch nước ngoài phạm tội về ma
tuý ở Việt Nam. Năm 2003, Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp các cơ quan chức
năng của Lào, Campuchia, Úc, Ðài Loan, Nhật Bản, Mỹ khám phá 37 đường
dây tội phạm ma túy quốc tế. Năm 2004, Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp với
Lào bắt giữ tên Nguyễn Văn Dũng là đối tượng cầm đầu trong vụ buôn bán
vận chuyển 200 bánh heroin qua biên giới, trốn sang Lào từ năm1999. Năm
2005 đã khám phá hai đường dây vận chuyển ma tuý lớn (Việt Nam - Đài
Loan, Việt Nam - Nhật Bản). Với các nước láng giềng, Công an 25 tỉnh thành
phố có chung đường biên giới đã thường xuyên tổ chức giao ban định kỳ với
Cảnh sát các nước bạn để trao đổi thông tin, tiến hành các hoạt động điều tra
phối hợp, ngăn chặn các vụ buôn bán, vận chuyển ma tuý. Ðầu năm 2005,
Cảnh sát Việt Nam phối hợp một số nước bắt giữ tên Chiang Yu Chia vào
Việt Nam móc nối với các đối tượng trong nước vận chuyển 1,3 kg heroin
sang Ðài Loan; phối hợp Cảnh sát Singapore xác minh đối tượng Quách Tiểu
Bửu và Tay Chin Keng mua bán trái phép 1.470 viên ma túy tổng hợp tại TP
Hồ Chí Minh. Năm 2006, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp với Công
an Quảng Tây (Trung Quốc) triệt phá đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc
gia với số lượng ước tính lên đến 500 bánh heroin (tương đương 175 kg) từ
năm 2002 đến tháng 3/2006 do các đối tượng Nguyễn Lương Dân, Nguyễn
Thị Nga và Nguyễn Thi Thơm cầm đầu. Mới đây, ngày 8/5/2008, lực lượng
phòng chống ma túy đã bắt giữ các đối tượng liên quan đến vụ vận chuyển 64
ngàn viên hồng phiến từ Myanmar sang Việt Nam để tiêu thụ; ngày
15/5/2008, lực lượng phòng chống ma túy đã bắt giữ các đối tượng quốc tịch
Trung Quốc, Hongkong, Indonesia liên quan đến vụ vận chuyển 8,8 tấn cần
sa, đây là vụ án ma túy lớn nhất nước ta từ trước đến nay.

44
Với vị trí địa lý rất gần "tam giác vàng", một trong những khu vực sản
xuất thuốc phiện, heroin, ma túy tổng hợp lớn nhất thế giới, Việt Nam trở
thành nơi trung chuyển ma túy với số lượng lớn thông qua nhiều con đường
khác nhau. Do vậy, để có thể tích đấu tranh chống tội phạm ma túy có hiệu
quả, hoạt động phối hợp với các quốc gia láng giềng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng.

Hợp tác đấu tranh chống ma túy giữa Việt Nam và Campuchia đã được
pháp lý hóa thông qua lễ ký kết Bản Ghi nhớ về Hợp tác kiểm soát ma tuý,
các chất hướng thần và tiền chất vào ngày 1/6/1998. Theo tinh thần của Bản
Ghi nhớ này, hằng năm, hai nước tổ chức Hội nghị song phưng cấp Bộ trưởng
nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, rà soát những hoạt động và kết quả đạt
được trong năm qua, đồng thời đưa ra phương hướng hợp tác cho thời gian
tới. Trong các năm 2000, 2001, Hội nghị cấp Bộ trưởng đã được tổ chức lần
lượt tại Việt Nam và Campuchia, Bộ trưởng hai nước đã ký kết Kế hoạch
phối hợp hành động về phòng chống và kiểm soát ma tuý. Hợp tác quốc tế
đấu tranh chống tội phạm ma túy giữa Chính phủ ba nước Việt Nam,
Campuchia và Lào cũng được tăng cường thông qua dự án "Tăng cường hợp
tác qua biên giới - AD/RAS/99/D91" do Chương trình kiểm soát ma tuý quốc
tế của Liên Hợp quốc tài trợ.

Việt Nam cũng đã ký Hiệp định hợp tác phòng chống ma tuý vào năm
2001 Trung Quốc, qua đó, việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng hai
nước trong đấu tranh phòng chống ma tuý đã được tăng cường một bước lớn.
Hai bên đã thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao nhằm chia sẻ kinh nghiệm
trong công tác phòng chống ma tuý và phía Việt Nam đề nghị Trung Quốc hỗ
trợ đào tạo cán bộ trong một số lĩnh vực như hành pháp, cai nghiện, giám định
ma tuý, huấn luyện chó nghiệp vụ... Trong khuôn khổ dự án tiểu vùng của
Liên Hợp quốc về "Hợp tác kiểm soát ma tuý qua biên giới -
AD/RAS/99/D91", hai nước đã thiết lập Văn phòng Liên lạc qua biên giới
45
(BLO) về phòng chống ma túy tại tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam và tỉnh
Quảng Tây, Trung Quốc.

Ngoài các khuôn khổ hợp tác song phương, lực lượng Cảnh sát đã tham
mưu cho Bộ trình Chính phủ tham gia ký kết ba Công ước quốc tế về kiểm
soát ma tuý của Liên Hợp quốc (Công ước 1961, 1971 và 1988) vào năm
1997; đã ký nhiều Hiệp định, Thoả thuận hợp tác quốc tế về phòng chống ma
tuý và Hiệp định có liên quan đến phòng chống ma tuý với các nước, xây
dựng nhiều văn bản pháp luật khác nhằm tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh
phòng chống ma tuý. Luật Phòng chống ma tuý có hiệu lực từ ngày 1/6/2000
đã quy định riêng một chương gồm 6 điều về Hợp tác quốc tế về phòng chống
ma tuý. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 05/2003/NĐ-CP ngày
21/1/2003 về Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý.

Hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế đóng vai trò hết sức
quan trọng trong hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý của Việt Nam. Nhờ có
sự hợp tác với các nước trong khu vực, thông qua trao đổi thông tin, nhiều vụ
án ma tuý lớn đã được khám phá, góp phần ngăn chặn ma tuý từ bên ngoài
vào Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều kinh nghiệm hay của các nước đã được áp
dụng vào thực tiễn ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển thay thế
cây thuốc phiện và cai nghiện, phục hồi chức năng cho người nghiện ma tuý.
Hợp tác phòng chống ma tuý còn góp phần thúc đẩy mối quan hệ đối ngoại
giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong khu vực.

Phối hợp đấu tranh chống tội phạm buôn ngƣời xuyên quốc gia

Lợi dụng chính sách mở cửa, tội phạm buôn bán người ngày càng có
xu hướng gia tăng, bọn chúng đã dùng thủ đoạn lừa phụ nữ trẻ em (PNTE)
dưới dạng đưa đi xuất khẩu lao động, cho nhận con nuôi, kết hôn rồi đưa ra
nước ngoài bán. Nhiều PNTE đã từng là nạn nhân bị bán ra nước ngoài làm

46
gái mại dâm hoặc lấy chồng. Song cũng chính họ sau một thời gian dài sinh
sống ở nước bạn, họ được chứng kiến những cảnh làm ăn phi pháp nhưng có
món tiền hời nên khi về thăm quê hương lại trở thành thủ phạm dụ dỗ, hứa
hẹn và lừa bán PNTE (kể cả người thân trong gia đình)...

Theo báo cáo của “Hội nghị triển khai chương trình hành động phòng,
chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn II 2007 - 2010” do Bộ
Công an tổ chức ngày 6/4/2007, từ năm 1998 đến nay, đã có hơn 5.000 phụ
nữ, trẻ em bị bán ra nước ngoài. Ngoài ra còn có gần 8.000 PNTE vắng mặt
lâu ngày tại địa phương nghi đã bị bán và khoảng 136.000 phụ nữ kết hôn với
người nước ngoài...

Không chỉ PNTE mà cả trẻ em nam, nam giới đã trưởng thành cũng bị
lừa bán cho các chủ lao động ở nước ngoài. Đánh giá về tình hình này, lãnh
đạo Bộ Công an cho biết năm 2006, số vụ buôn bán PNTE phát hiện nhiều
hơn 72% so với 2005, số bị hại tăng gần 140%. Trong hai năm 2005-2006, cả
nước đã phát hiện 568 vụ, với 993 đối tượng lừa bán 1.518 PNTE. Hai năm
qua cũng tiếp nhận 1.280 nạn nhân là PNTE từ nước ngoài trở về, trong số
này có 122 trường hợp qua đường ngoại giao. Năm 2007, lực lượng Công an,
Bộ đội biên phòng đã khám phá 323 vụ buôn bán phụ nữ, trẻ em, bắt 606 đối
tượng, tăng 41% số vụ, 33,5% số đối tượng so với năm 2006. Lực lượng Cảnh
sát cũng đã tích cực phối hợp giải cứu 354 phụ nữ, trẻ em trong các vụ án;
tiếp nhận 422 nạn nhân trở về. [34] Cùng với việc đấu tranh quyết liệt chống tội
phạm buôn người, kế hoạch "Tiếp nhận, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán ra
nước ngoài trở về" cũng được tiếp tục thực hiện thông qua phối hợp đa ngành
Công an, lao động thương binh xã hội, tư pháp ... thu thập thông tin về số nạn
nhân bị buôn bán ra nước ngoài trở về để có biện pháp chung về chăm sóc sức
khỏe, dạy nghề, giải quyết việc làm, xóa bỏ mặc cảm, tạo điều kiện tái hòa
nhập cộng đồng cho các nạn nhân buôn người.

47
PNTE Việt Nam bị đưa ra nước ngoài chủ yếu bằng đường bộ qua các
tuyến biên giới giáp với Trung Quốc để bán làm gái mại dâm hay con nuôi.
Còn tại biên giới giáp Campuchia, Lào, tội phạm buôn người đưa phụ nữ sang
làm gái mại dâm, hoặc làm điểm trung chuyển để mang sang nước thứ ba. Đa
số các vụ buôn người đều có "bàn tay" của các đường dây tội phạm xuyên
quốc gia, mang lại cho chúng lợi nhuận khổng lồ.

Trong những năm qua, hoạt động hợp tác quốc tế phòng chống buôn
bán phụ nữ, trẻ em ngày càng được tăng cường. Việt Nam đã tham gia nhiều
văn kiện quốc tế có liên quan, ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp song
phương, đặc biệt đã có nhiều hoạt động phối hợp tích cực với các nước láng
giềng trong đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới.
Các Bộ, ngành hữu quan như Công an, Tư pháp, Lao động thương binh và xã
hội, Quốc phòng đã phối hợp, triển khai nhiều dự án về phòng, chống buôn
bán phụ nữ, trẻ em do các tổ chức quốc tế UNICEF, ILO, IOM, UNODC tài
trợ. Năm 2008, Quỹ Châu Á (Asia Foundation) cũng sẽ thực hiện một dự án
với nguồn kinh phí đầu tư trị giá 300 ngàn đô la Mỹ để chống nạn buôn người
ở Việt Nam trong thời gian hai năm tới đây. Nhìn chung việc thực hiện các
dự án đã góp phần tích cực thúc đẩy công tác phòng, chống tội phạm buôn
bán phụ nữ, trẻ em, nhất là trên lĩnh vực giáo dục truyền thông, nghiên cứu
pháp luật, khảo sát đánh giá tình hình và tập huấn nâng cao năng lực cho cán
bộ một số Bộ, ngành và các địa phương trọng điểm.

Phối hợp đấu tranh chống tội phạm kinh tế xuyên quốc gia

Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các
yêu cầu liên quan đến tội phạm kinh tế có xu hướng tăng về số lượng và mức
độ nghiêm trọng so với các năm trước, đặc biệt là các hoạt động lừa đảo
xuyên quốc gia, lừa đảo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đưa người du học
và xuất khẩu lao động, buôn lậu…

48
Nếu như những năm trước, thông qua kênh hợp tác INTERPOL, Văn
phòng INTERPOL Việt Nam chủ yếu hỗ trợ các đơn vị nghiệp vụ trong nước
xác minh tại nước ngoài các Công ty nước ngoài liên quan đến hoạt động
phạm tội của các đối tượng trong nước thì năm 2007, Văn phòng INTERPOL
Việt Nam đã nhận được nhiều yêu cầu của Cảnh sát nước ngoài như Cảnh sát
Trung Quốc, Cảnh sát Nga, Cảnh sát CH Séc… xác minh các yêu cầu về hoạt
động của doanh nghiệp tại Việt Nam. Điều này cho thấy hoạt động lừa đảo,
câu kết, thông đồng hoặc lợi dụng tên, địa chỉ của các doanh nghiệp Việt
Nam để làm giả hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hoá nhằm lừa đảo chiếm đoạt thuế
giá trị gia tăng (VAT) tại các nước sở tại có xu hướng gia tăng. Đặc biệt trong
năm 2007, lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong việc khyến khích
xuất khẩu một số mặt hàng đặc biệt như thuốc lá ngoại sản xuất tại Việt Nam,
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hiệp Hưng và Công ty vật tư vận tải
& xây dựng công trình giao thông nghi làm giả giấy tờ, các hợp đồng ngoại
thương mua bán thuốc lá ngoại với các công ty tại Hồng Kông, Singapore và
Vương quốc Anh để hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt rút gần 100 tỷ đồng của ngân
sách Nhà nước. Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp với Cảnh sát các nước Hồng
Kông, Singapore và Vương quốc Anh xác minh các vấn đề có liên quan.

Hoạt động lừa đảo trong đầu tư vay vốn, thực hiện dự án cũng tồn tại
rất nhiều rủi ro. Ngày càng nhiều các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài vào
Việt Nam đầu tư vào các dự án. Lợi dụng sự thiếu cảnh giác, nhu cầu vay vốn
kinh doanh, thực hiện dự án của các cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam, bọn
tội phạm người nước ngoài sử dụng những thủ đoạn tạo ra vỏ bọc là những
nhà đầu tư người nước ngoài có tiềm năng tài chính để đầu tư vào Việt Nam,
hoặc đưa ra những thông tin tài chính khó xác định tính xác thực nhằm lừa
đảo các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam, ngoài ra còn câu kết với các cán bộ
thoái hóa biến chất của các cơ quan nhà nước chiếm đoạt tiền. Vụ Bùi Đình
Dũng ký hợp đồng với 03 doanh nghiệp trong nước thực hiện Dự án xây dựng

49
Nhà máy dệt Phong Vân. Trong quá trình thực hiện dự án, Bùi Đình Dũng đã
không thanh toán tiền cho các doanh nghiệp này với lý do chưa vay được tiền
của các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, xác minh tại nước ngoài được biết:
một số công ty có năng lực tài chính rất kém, một số công ty không tồn tại ở
các địa chỉ nêu trong hợp đồng. Hay vụ đối tượng Hoàng Ánh tự xưng là
Tổng giám đốc Công ty đầu tư phát triển Thái - Việt Nam có trụ sở chính tại
Thái Lan nhận tiền đặt cọc của một số cá nhân, doanh nghiệp trong nước để
cho vay vốn kinh doanh, thực hiện các dự án y tế, giáo dục…nhưng đã không
thực hiện đúng cam kết. Vụ Sở y tế Hà Nội sử dụng trên 27 tỷ đồng mua sắm
trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác xây dưng chuẩn quốc gia về y tế
phường, xã. Việc mua trang thiết bị y tế được thực hiện thông qua một số
công ty trong nước và trong quá trình thực hiện có nhiều đơn tố cáo của quần
chúng nhân dân về việc một số cá nhân đã nhập khẩu các máy siêu âm xách
tay từ các nước không rõ nguồn gốc với giá thấp hơn giá trị thanh toán từ 50-
60 triệu đồng/máy để hưởng tiền chênh lệch.

Các hoạt động lừa đảo kinh tế khác cũng diễn ra hết sức nghiêm trọng,
các đối tượng thành lập các công ty “bình phong” sau đó thông qua các công
ty môi giới để ký kết hợp đồng cung cấp hàng hoá cho các công ty của Việt
Nam. Sau một vài hợp đồng nhỏ thực hiện tốt để lấy lòng tin của đối tác Việt
Nam, các công ty nước ngoài thường đề nghị thực hiện những hợp đồng kinh
tế có giá trị rất lớn (thường là vài trăm ngàn đô la Mỹ) sau đó thực hiện hành
vi lừa đảo như nhận tiền nhưng không giao hàng hoặc giao hàng không đảm
bảo chất lượng. Các công ty này thường là các công ty của Hàn Quốc (chiếm
đa số), Singapore, Hà Lan, Pháp... đầu tư làm ăn kinh doanh tại Việt Nam đặc
biệt là tại các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương... nhưng
thực tế không thực hiện theo đăng ký kinh doanh mà có nhiều biểu hiện vi
phạm pháp luật, lừa đảo chiếm đọat tiền trong đầu tư kinh doanh, trong việc
thực hiện, thanh toán hợp đồng gây nhiều thiệt hại về vật chất. Ví dụ như vụ

50
Công ty E-WHA System của Hàn Quốc dưới danh nghĩa là nhà môi giới cho
một công ty của Mỹ để ký kết hợp đồng với Công ty trắc địa bản đồ – Bộ
quốc phòng. Tuy nhiên, Công ty E-WHA System đã không thực hiện đúng
hợp đồng như cam kết (giao hàng kém chất lượng), sau đó đề nghị Công ty
trắc địa bản đồ thực hiện thêm một số hợp đồng khác thì sẽ được Công ty của
Mỹ đề bù. Tuy nhiên, qua xác minh tại Mỹ được biết: Công ty của Mỹ không
tồn tại. Trong năm 2007 còn nổi lên hoạt động mua hàng không thanh toán
tiền nhằm chiếm đoạt tài sản của bên bán hàng với lý do bên đối tác thứ 3
không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên, qua xác minh cho thấy các bên thứ
3 đã thanh toán tiền mua hàng.

Từ năm 1996-2007, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế phát
hiện trên 19 ngàn vụ xâm phạm sở hữu, thiệt hại ước tính lên đến 30 ngàn tỷ
đồng; đã khởi tố, điều tra trên 3000 vụ xâm phạm sở hữu với gần 7000 đối
tượng; Phát hiện 130.568 vụ buôn lậu và tội phạm kinh tế khác, khởi tố 3.840
vụ buôn lậu, hàng cấm, hàng giả với 7.554 đối tượng, thu giữ tài sản trị giá
4.015 tỷ đồng. [3;58] Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp với các nước thành viên
INTERPOL xác minh, phát hiện hàng trăm vụ lừa đảo có liên quan đến nước
ngoài làm thất thoát tài sản xã hội chủ nghĩa và kịp thời thông tin cảnh báo
giúp cho nhiều doanh nghiệp trong nước tránh được những thiệt hại không
đáng có khi ký kết làm ăn với các đối tác nước ngoài, như ngăn chặn vụ lừa
đảo ở khu chế xuất Hải Phòng do tên Peter Jiang Pisan, quốc tịch Mỹ tiến
hành; vụ lập dự án ma 9,5 tỉ USD của tên Radak, quốc tịch Nam Tư ở Hải
Phòng; hay vụ 16 nghìn tấn gạo của Tiền Giang bị nhóm tội phạm gốc Iran
lừa bịp. Ngoài ra, lực lượng Cảnh sát cũng phối hợp điều tra mở rộng nhiều
vụ án lớn liên quan đến hoạt động lừa đảo xuyên quốc gia, trốn thuế, buôn
lậu, chiếm đoạt thuế VAT của các công ty ở Nga, Đức, Trung Quốc, Xingapo
... móc nối với các doanh nghiệp và đối tượng ở trong nước. Trong đó, phối
hợp với Cảnh sát Trung Quốc và Lào xác minh làm rõ tư cách pháp nhân của

51
62 công ty của Trung Quốc có trụ sở tại Trung Quốc và Lào phục vụ điều tra
các vụ án liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế VAT; phối hợp
điều tra các đường dây vận chuyển tiền có nguồn gốc hợp pháp với số lượng
hàng trăm nghìn đô la Mỹ từ nước ngoài vào Việt Nam (vụ đối tượng Nguyễn
Thi Hiền tham gia sản xuất, tàng trữ gần 2,5 tỷ đồng Việt Nam giả và 100.000
USD giả, 179.000 nhân dân tệ và 10 lượng vàng; vụ đối tượng Sapa Lavelua
quốc tịch Pháp lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 15 doanh nghiệp Việt nam; vụ
sai phạm trong việc đầu tư xây dựng dự án kiểm soát không lưu đường dài
tiếp cận tại thành phố Hồ Chí Minh).

Phối hợp truy nã tội phạm xuyên quốc gia

Tính từ năm 1995 đến nay, Việt Nam đã phối hợp với phía nước ngoài
bắt và dẫn độ về Việt Nam 50 đối tượng, đã phát hiện nơi lẩn trốn của hàng
chục đối tượng trốn truy nã, đã yêu cầu Ban Tổng thư ký INTERPOL ban
hành trên 100 thông báo truy nã quốc tế đối với các tội phạm xuyên quốc gia,
tội phạm truy nã bỏ trốn liên quan đến Việt Nam. Văn phòng INTERPOL
Việt Nam đã phối hợp với cảnh sát nước ngoài phát hiện và bắt giữ được
nhiều đối tượng truy nã như Lê Quốc Thuỵ, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Văn
Cẩn, Nguyễn Khắc Sơn... Việc bắt giữ và đề nghị dẫn độ tội phạm thường
được thực hiện với các quốc gia có hiệp định về tương trợ tư pháp hình sự và
dẫn độ tội phạm, còn với các quốc gia khác việc dẫn độ được thực hiện trên
cơ sở nguyên tắc có đi có lại và quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các
nước. Một cơ sở nữa của việc dẫn độ này chính là điều lệ INTERPOL, theo
đó các quốc gia là thành viên của tổ chức INTERPOL có trách nhiệm hỗ trợ,
hợp tác chặt chẽ với nhau trong các hoạt động bắt, truy nã và dẫn độ người
phạm tội.

Theo thống kê của INTERPOL Việt Nam, tính đến hết năm 2007, Tổ
chức INTERPOL quốc tế đã phát hành trên 15000 thông báo truy nã quốc tế.

52
Các đối tượng bị truy nã chủ yếu phạm các tội giết người, cướp tài sản, buôn
lậu, trốn thuế, tham nhũng, lừa đảo, buôn bán vận chuyển trái phép các chất
ma tuý...và đặc biệt số lượng đối tượng phạm tội khủng bố hoặc tình nghi có
các hoạt động khủng bố đã tăng nhiều. Những yêu cầu truy nã song phương
cũng đã lên đến gần 1000. Những quốc gia thường xuyên có yêu cầu truy nã
các đối tượng phạm tội bỏ trốn vẫn là các quốc gia mà cộng đồng người Việt
làm ăn, sinh sống, việc quản lý còn rất phức tạp như Mỹ, CH Séc, Canađa,
Đức, Nga, Úc ... hoặc các nước mà điều kiện đi lại dễ dàng như Đài Loan
(chiếm gần 40% số đối tượng mà các quốc gia yêu cầu). Đối với các đối
tượng khủng bố, các nước yêu cầu là các nước mà hoạt động của loại tội
phạm này đang diễn biến rất phức tạp như Mỹ, Inđônexia, Angiêria...

Thông qua kênh INTERPOL, Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp truy tìm,
bắt giữ hàng chục đối tượng nguy hiểm có lệnh truy nã quốc tế lẩn trốn vào
Việt Nam ẩn náu để tiếp tục hoạt động, gây rối trật tự xã hội, làm ảnh hưởng
tới môi trường kinh doanh đầu tư, đe doạ an ninh quốc gia. Đặc biệt có những
đối tượng truy nã bị cảnh sát Việt Nam bắt giữ đã trở thành đầu mối mở ra
những chuyên án lớn, điển hình là trường hợp Bùi Hữu Tài, quốc tịch Mỹ,
trong chuyên án chống ma tuý xuyên quốc gia năm 1998. Ngoài ra, nhiều tên
trùm buôn lậu ma tuý ở Hồng Công, Đài Loan đã bị ngăn chặn ngay từ khi
chúng có ý định móc nối, tổ chức đường dây vận chuyển ma tuý xuyên quốc
gia qua Việt Nam. Trần Hùng Sơn là kẻ cầm đầu trong vụ Mường Tè (Lai
Châu) làm thất thoát hàng chục tỉ đồng của nhà nước. Sơn đã tìm cách trốn
sang Mỹ dưới danh nghĩa đi dự hội thảo quốc tế. Sau khi có lệnh truy nã quốc
tế, INTERPOL Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Cục điều tra liên bang Mỹ
(FBI) bí mật theo sát đối tượng. Do đó, Sơn đã buộc phải ra sân bay trở về
Việt Nam ngay khi vừa kết thúc hội thảo. John Kevin Ruggio, quốc tịch Mỹ,
là một tên tội phạm công nghệ cao, làm thẻ tín dụng giả để lấy tiền từ các nhà
băng. Kevin đã cùng với David Trần, người Mỹ gốc Việt, vào thành phố Hồ

53
Chí Minh dùng thẻ tín dụng giả rút 187.000 USD từ hệ thống ngân hàng rồi
trở về Mỹ. Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp với FBI bắt, chuyển hồ sơ và dẫn
độ các đối tượng về Mỹ để xét xử.

Trong thời gian tới, Cảnh sát Việt Nam sẽ phối hợp với Ban tổng thư
ký INTERPOL triển khai Hệ thống CSDL về giấy thông hành bị mất cắp tại
các cửa khẩu quốc tế nhằm tăng cường rà soát các đối tượng truy nã, sử dụng
giấy tờ giả xuất và nhập cảnh Việt Nam.

Tham mƣu hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý

Theo số liệu thống kê từ tháng 5/2003 đến tháng 8/2006, Viện Kiểm sát
nhân dân Tối cao (VKSNDTC) đã thụ lý 138 lượt yêu cầu tương trợ tư pháp
từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ.[3;14] Trong số các yêu cầu liên quan tới tương
trợ tư pháp về hình sự thì yêu cầu tương trợ tư pháp từ phía nước ngoài chiếm
tuyệt đại đa số, chỉ có rất ít các yêu cầu tương trợ tư pháp từ phía Việt Nam,
chẳng hạn như: Yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa Bungary
trục xuất và dẫn độ công dân Việt Nam Lê Quốc Thụy về nước để truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định của
pháp luật Việt Nam; yêu cầu VKSNDTC Trung Quốc thực hiện tương trợ tư
pháp trong vụ ngư dân Việt Nam cưỡng đoạt lưới đánh cá của ngư dân Trung
Quốc trên Vịnh Bắc Bộ… Hạn chế nêu trên về lĩnh vực tương trợ tư pháp
hình sự cho thấy lực lượng hành pháp của chúng ta còn rất thiếu thực tiễn
trong quá trình phối hợp.

Trong những năm qua, Bộ Công an đã tham mưu cho Chính phủ về
việc hoàn thiện khung pháp luật quốc gia của Việt Nam liên quan đến tương
trợ tư pháp về hình sự và dẫn độ bao gồm: Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003
(có hiệu lực từ 1/7/2004); Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (có hiệu lực
1/6/2003); Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (có hiệu lực 1/6/2006);

54
Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003 (có hiệu lực 1/7/2003). Nghị định
số 74/2005/NDD-CP của Chính phủ (có hiệu lực từ 1/8/2005) về phòng,
chống rửa tiền; Thông tư liên Bộ số 139/TTGDCK-LB năm 1984.

Cho đến nay, Việt Nam cũng đã kí kết với nước ngoài 15 hiệp định
song phương gồm có: Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề
dân sự, gia đình và hình sự giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết ngày 10/12/1981 (sau này được thay thế
bằng Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga ngày 25/08/1998 - nhưng vấn chưa
phát huy hiệu lực); Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự ký với CHXHCN
Tiệp Khắc ngày 12/10/1982; với Cộng hoà Cu Ba ngày 30/11/1984; với Cộng
hoà nhân dân Hunggary ngày 18/01/1985; với Cộng hoà nhân dân Bungary
ngày 03/10/1986; với Cộng hoà Ba Lan ngày 22/3/1993; với Cộng hoà dân
chủ nhân dân Lào ngày 06/7/1998;; với Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ngày
19/10/1998; với Cộng hoà Pháp ngày 24/02/1999; với Cộng hoà Ucraina
ngày 06/4/2000; với Cộng hoà Mông Cổ ngày 17/4/2000; với Cộng hoà
Bêlarút ngày 14/9/2000; với Hàn Quốc 3/5/2002; Hiệp định về dẫn độ tội
phạm giữa Việt Nam với Hàn Quốc ngày 3/5/2002; Hiệp định tương trợ tư
pháp hình sự với Ấn Độ ngày 8/10/2007. Bộ công an cũng đã ký Hiệp định đa
phương giữa 8 quốc gia Đông Nam Á gồm Brunây, Campuchia, Inđônêxia,
Lào, Malaixia, Philíppin, Xinhgapo và Việt Nam về tương trợ tư pháp và dẫn
độ ngày 29/11/2007.

Đa số các hiệp định song phương được kí với các nước XHCN trong
những năm 1980-2000. 14 trong số hiệp định này có điều khoản về tương trợ
tư pháp hình sự, 15 hiệp định có quy định về dẫn độ (riêng với Hàn Quốc,
Việt Nam đã kí một hiệp định riêng về tương trợ tư pháp hình sự và một hiệp
định riêng về dẫn độ). Nhà nước Việt Nam cũng đã phê chuẩn Hiện định về
Tương trợ tư pháp hình sự của ASEAN về chống khủng bố.
55
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là thành viên của 8 trong số 13 Công ước,
Nghị định thư quốc tế về chống khủng bố và 3 Công ước về chống ma
túy.[3;45] Những văn kiện pháp lí quốc tế này đề có quy định đều có quy định
về vấn đề tương trợ tư pháp về hình sự và dẫn độ tội phạm. Công ước thống
nhất về các chất ma tuý (năm 1961); Công ước về các chất hương thần (năm
1971); công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và các chất
hướng thần (năm 1988); Nghị định thư về việc buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ
em và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; Nghị định thư về việc sử dụng trẻ em
trong xung đột vũ trang; Công ước của Liên Hợp quốc về phòng, chống tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Việt nam đã ký ngày 13/12/2000 tại
Palermo, Italia nhưng chưa phê chuẩn); Công ước của Liên Hợp quốc về
chống tham nhũng (Việt Nam ký ngày 09/12/2003 tại Meriđa, Mêhicô nhưng
chưa phê chuẩn).

Hợp tác về lĩnh vực đào tạo bồi dƣỡng cán bộ thi hành pháp luật

Về hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực đội ngũ thi hành pháp luât,
được sự hỗ trợ của các quốc gia tiên phong trong các lĩnh vực điều tra tội
phạm, lực lượng Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp thực hiện các chương trình
và dự án: dự án “tăng cường nâng lực của các cơ quan hành pháp và tư pháp
trong phòng chống buôn bán người ở Việt Nam” (Dự án R21) năm 2004; dự
án AD/VIE/G55 “Xây dựng năng lực ngăn chặn, bắt giữ tội phạm ma túy -
đặc biệt là ATS và tiền chất” do Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm
của Liên Hợp quốc (UNODC) thực hiện năm 2005; dự án “Bài học tốt của
quốc tế trong công tác bảo vệ người bị tạm giam trước khi xét xử” do Đại sứ
quán Anh, Đan Mạch, Thụy Sỹ và Phái đoàn Ủy ban Châu Âu tại Việt Nam
đồng thực hiện và tài trợ năm 2007; dự án “tăng cường năng lực của cơ quan
pháp luật và thực thi pháp luật trong công tác phòng chống rửa tiền tại Việt
Nam”… do Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên Hợp quốc
(UNODC), Vương quốc Anh và Canađa hỗ trợ thực hiện năm 2007.
56
Trong số các dự án đã và đang thực hiện, có một số dự án dành cho cả
Cảnh sát Việt Nam và Cảnh sát các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương như Chương trình quản lý thực thi pháp luật khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương - ARLEMP do Cảnh sát liên bang Úc phối hợp với Tổng cục
Cảnh sát - Bộ Công an Việt Nam thực hiện thường niên kể từ năm 2004 đến
nay… Thông qua thực hiện các dự án đã góp phần nâng cao năng lực của một
số cơ quan thi hành pháp luật của Việt Nam, tranh thủ được sự hỗ trợ về máy
móc, trang thiết bị phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm
bảo trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng CSND từng bước tiến lên chính
quy, hiện đại.

Đối với việc đào tạo ngoại ngữ kết hợp với chuyên môn nghiệp vụ đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế được nhiều Bộ, Ngành quan tâm đầu tư. Trong
ngành Công an, năm 2001 Bộ đã giao cho Học viện ANND đào tạo cử nhân
ngoại ngữ kết hợp với nghiệp vụ ANND, nhưng số lượng còn hạn chế và khi
tốt nghiệp chủ yếu phục vụ trong các đơn vị của lực lượng ANND.

Qua các kênh hợp tác INTERPOL, ASEANAPOL và hợp tác song
phương khác, Cảnh sát Việt Nam đã tranh thủ được sự giúp đỡ về kinh
nghiệm, huấn luyện, đào tạo, trang thiết bị kỹ thuật cho lực lượng Cảnh sát
nói riêng và Công an nhân dân nói chung. Hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ đã
được tham gia các khóa huấn luyện, hội thảo, hội nghị chuyên đề tổ chức
trong nước và ở nước ngoài.

Xây dựng Cơ sở dữ liệu thông tin tội phạm xuyên quốc gia tại Văn
phòng INTERPOL Việt Nam

Trước thực tế tình hình tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt
Nam ngày càng diễn biến phức tạp với những diện mạo, phương thức, thủ
đoạn hoạt động tinh vi của tội phạm quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia. Tội

57
phạm máy tính, tội phạm công nghệ cao đã đang là mối đe dọa lớn cho môi
trường công nghệ thông tin đang còn rất sơ khai ở Việt Nam. Việc nhanh
chóng nắm bắt những tiến bộ về công nghệ để cải tiến, nâng cao quy trình và
chất lượng công việc là đòi hỏi cấp bách với lực lượng Cảnh sát. Do đó hoạt
động hợp tác quốc tế trao đổi thông tin về đâu tranh chống tội phạm đòi hỏi
phải được thực hiện trên nền công nghệ mới nhất, đảm bảo được tính nhanh
chóng, chính xác, bảo mật và tin cậy. Tổ chức INTERPOL với vai trò điều
phối, hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ Cảnh sát đã xây dựng và phát triển các
công cụ, phương tiện phục vụ công tác tra cứu dữ liệu và tra đổi thông tin
Cảnh sát toàn cầu. Các công cụ và phương tiện được tổ chức INTERPOL
phát triển bao gồm: hệ thống thông tin Cảnh sát toàn cầu I-24/7; hệ thống
phân tích thông tin tội phạm và Hệ thống CSDL tội phạm xuyên quốc gia.
Ngoài ra tổ chức INTERPOL còn cung cấp các các công cụ, phương tiện
phục vụ truy tìm dấu vết, phục vụ công tác xác minh, điều tra trực tiếp trên
mạng (trực tuyến); các đường truyền thông quốc gia và quốc tế (sử dụng vệ
tinh viễn thông).

Được thành lập từ năm 1991, với chức năng chính được Lãnh đạo Bộ
Công an giao là cơ quan đầu mối phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm
xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam, Văn phòng INTERPOL Việt Nam đã
đánh giá đúng và không ngừng nâng cao vai trò thông tin liên lạc và ứng
dụng CNTT để phục vụ công tác trao đổi thông tin với Cảnh sát các nước
trong Tổ chức INTERPOL cũng như ASEANAPOL. Trong thời gian qua,
Văn phòng đã phối kết hợp với Tổ chức INTERPOL cũng như ASEANAPOL
xây dựng các hệ thống thông tin nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn việc trao
đổi, chia sẻ thông tin Cảnh sát để không ngừng nâng cao hiệu quả trong
phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Năm 1998, trong chương trình Hiện đại hóa của Tổ chức INTERPOL,
Văn phòng INTERPOL Việt Nam là một trong 10 nước của Châu Á được
58
Ban Tổng thư ký lắp đặt đường truyền X.25 để xây dựng Hệ thống X400
nhằm khai thác cơ sở dữ liệu truy nã tội phạm quốc tế, trao đổi thông tin trực
tuyến với Ban tổng thư ký INTERPOL và các nước thành viên. Tuy nhiên,
sau một thời gian hoạt động, hệ thống này đã bộc lộ một số thiếu sót và cũng
đã lạc hậu so với trình độ CNTT đang phát triển rất mạnh, để hiện đại hóa
hơn nữa Hệ thống trao đổi thông tin tội phạm, kể từ kỳ họp Đại hội đồng
INTERPOL lần thứ 71 năm 2002, Ban tổng thư ký INTERPOL đã triển khai
dự án thông tin liên lạc Cảnh sát toàn cầu I-24/7 (hệ thống liên lạc toàn cầu
của Tổ chức INTERPOL thường trực 24 giờ/ ngày và 7 ngày/tuần) thay thế
cho hệ thống X400 không còn đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới. Văn
phòng INTERPOL đã tham gia kết nối vào hệ thống này từ tháng 6 năm 2004
và đang tiến hành khai thác và đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu của I-24/7 phục
vụ cho công tác đấu tranh chống tội phạm. INTERPOL Việt Nam cũng đã
khai thác các CSDL về giấy thông hành bị mất cắp, ô tô, tác phẩm nghệ thuật
bị mất cắp, CSDL truy nã, truy tìm tội phạm ... phục vụ công tác rà soát, truy
bắt đối tượng.

Ngoài các hệ thống thông tin mang tính chất xương sống nối liền hợp
tác Cảnh sát quốc tế và khu vực, Văn phòng INTERPOL Việt Nam đã chủ
động ứng dụng CNTT trong công tác xây dựng các phần mềm tin học phục
vụ công tác chuyên môn, Trong những năm đầu tiên mới thành lập, mặc dù
còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ và thiếu thốn về mặt vật chất cũng như con
người, nhưng Văn phòng INTERPOL Việt Nam đã tích cực phối hợp với các
đơn vị nghiệp vụ khoa học kỹ thuật để xây dựng các phần mềm về quản lý
công văn, tư liệu, phần mềm quản lý đối tượng và vụ việc, phần mềm về
CSDL tội phạm truy nã, phần mềm quản lý thư viện ...Việc quản lý CSDL tội
phạm cũng như về các văn bản quản lý hành chính do vậy cũng được thực
hiện một cách rất khoa học, nhanh chóng và chính xác, đáp ứng ngày càng
cao yêu cầu, nhiệm vụ được đặt ra cho Văn phòng INTERPOL Việt Nam.

59
Trong kế hoạch từ nay đến 2010, Văn phòng INTERPOL Việt Nam
đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin tội phạm xuyên quốc gia liên
quan đến Việt Nam, cho phép các đơn vị nghiệp vụ trong ngành công an và
một số cơ quan thi hành pháp luật có liên quan như cơ quan xuất nhập cảnh,
hải quan, thuế, tư pháp ... truy nhập và khai thác cơ sở dữ liệu tội phạm xuyên
quốc gia, nhằm phục vụ hiệu quả hơn nữa công tác chỉ huy chỉ đạo của lãnh
đạo các cấp cũng như tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam với các lực lượng trong
nước và quốc tế.

2.2 Dự báo về tình hình tội phạm xuyên quốc gia trên thế giới và ở Việt
Nam trong thời gian tới
2.2.1 Xu hướng phát triển của tội phạm trên thế giới

Tội phạm trên thế giới trong ba mươi năm gần đây đã tăng lên 4 lần,
riêng trên lãnh thổ của Liên Xô cũ và Mỹ tăng lên 8 lần, ở Anh và Thụy Điển
tăng lên 7 lần, ở Pháp 6 lần, ở Đức 4 lần. Theo tài liệu của Liên Hợp quốc, tội
phạm thế giới vào cuối những thập niên 1990 trung bình mỗi năm tăng 5%
trong khi dân số chỉ tăng 1%/năm. Dự kiến trong năm 2008 trên hành tinh
chúng ta sẽ ghi nhận khoảng 600 triệu vụ phạm tội, nhưng trên thực tế con số
này có thể cao hơn nhiều.[3;69]

Quá trình toàn cầu hoá là một quá trình lâu dài. Toàn cầu hoá kinh tế là
một xu thế khách quan, nó có tác động tương hỗ đến tất cả các mặt của đời
sống xã hội, cả chính trị, văn hoá, xã hội. Nó có những hệ quả tích cực và các
hệ quả tiêu cực. Toàn cầu hoá thúc đẩy sự phát triển và xã hội hoá các lực
lượng sản xuất đem lại sự tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, toàn cầu hoá
cũng làm cho nhiều mặt hoạt động và đời sống con người trở nên kém an
toàn, từ an toàn kinh tế, tài chính, văn hoá, xã hội, môi trường, an toàn chính

60
trị . Một trong những vấn đề đó là sự hình thành và phát triển của tội phạm có
tổ chức đang trên đường toàn cầu hoá.

“Thế giới ngầm toàn cầu” đang phát triển với tốc độ ngang với tốc độ
phát triển của thế giới đối lập với nó - thế giới hiện hữu hợp pháp - và đang
điều chỉnh toàn diện để đối phó trước những áp lực và thách thức mới. Các
động cơ gây ảnh hưởng tới “thế giới ngầm toàn cầu” được các nhà Tội phạm
học quốc tế phân loại thành năm nhóm động cơ chính:

- Động cơ công nghệ: Công nghệ không những tác động làm thay đổi thế
giới mà còn tác động tới thế giới ngầm, từ chỗ làm việc cho việc đi lại ngày
càng dễ dàng hơn tới việc mua bán trao đổi hàng cấm; từ các đĩa máy tính giả
đến ma túy tổng hợp. Sự ra đời của các phương pháp thủy canh đã giúp con
người có thể trồng ma túy ở những nơi khí hậu không thích hợp. Ví dụ, như
cây cần sa giờ đây đã được trồng theo phương pháp này và trở thành cây
trồng mang lại thu nhập lớn nhất ở bang Ôrêgôn (Mỹ).

- Động cơ chính trị: trước hết, "tội phạm" là thuật ngữ do luật pháp qui
định và luật pháp là do nhà nước lập ra. Những thay đổi chính trị ở cấp địa
phương, quốc gia hay quốc tế vừa tạo ra những cơ hội (như buôn bán chất
thải độc hại, các loài động vật khan hiếm) vừa tạo ra những rào chắn và thách
thức cho bọn tội phạm. Ngay cả những quốc gia đã từng được coi là thiên
đường cho hoạt động rửa tiền và là nơi trú ngụ cho bọn tội phạm thì đến nay
những thiên đường này không còn nhiều nữa và trở nên kém thu hút hơn vì
những quốc gia này phải chấp nhận các chuẩn mực quốc tế. Tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia tìm cách đối phó trước những thay đổi về chính trị để
tồn tại. Những quốc gia yếu kém trở nên dễ bị tấn công. Ví dụ, các nước
thuộc Liên Xô cũ thời kỳ hậu Xô viết, cuộc chiến Ban Căng, tình trạng nghèo
đói ở Châu Á, Châu Phi ... tất cả đã tạo ra một xu hướng di dịch, nhập cư bất
hợp pháp sang các nước có nền kinh tế phát triển hơn.

61
- Động cơ kinh tế: tội phạm có tổ chức bao giờ cũng phản ứng rất nhanh
nhạy với môi trường kinh tế, các thị trường mở và đóng. Khi ở Ban Căng
không còn nhu cầu buôn bán vũ khí nhỏ bất hợp pháp nữa và khi nền kinh tế
Trung Quốc phát triển tạo ra nhiều cơ hội làm ăn mới thì chúng quay sang
mở các tuyến đường buôn ma túy sang châu Âu và Đông Nam Á, trong đó có
Việt Nam.

- Động cơ hành pháp: trước sự tấn công trấn áp tội phạm triệt để của
những chiến dịch do lực lượng Cảnh sát thực hiện, ví dụ như các chiến dịch
do INTERPOL và Hoa Kỳ trợ giúp trấn áp thành công các tập đoàn ma túy ở
khu vực “Trăng lưỡi liềm vàng” thì bọn buôn lậu ma túy lại có xu hướng
chuyển hướng sang khu vực “Tam giác vàng” và Việt Nam. Do vậy, các hoạt
động phối hợp cần phải được thực hiện đồng bộ và trên bình diện quốc tế,
tránh việc triển khai đơn phương, đơn lẻ, dẫn đến việc ở một quốc gia nào đó
tình hình tội phạm tạm lắng dịu nhưng ở các nơi khác thì lại có chiều hướng
gia tăng.

- Động cơ nội tại: “Thế giới ngầm toàn cầu” không đơn thuần là sản
phẩm của môi trường riêng của nó mà còn được hình thành do các yếu tố bên
trong và thường là ngẫu nhiên. Liên minh các băng, nhóm tội phạm có tổ
chức không những giúp chúng tránh đối đầu mà còn đem lại hiệu quả hoạt
động tối đa và tạo ra các tập đoàn tội phạm có tổ chức mạnh hơn. Những thay
đổi trong cơ cấu tổ chức của thế giới ngầm có tầm quan trọng lớn. Ngay cả
các băng tội phạm lâu đời phản ánh mối đe dọa và thách thức mới giờ đây
đang trở thành các băng nhóm "hậu hiện đại" hoặc những mạng lưới liên kết
lỏng lẻo gồm những tập đoàn tội phạm bán tự trị.

Một điều tất yếu sẽ xảy ra là khi thế giới thay đổi trong những thập
niên tới thì “thế giới ngầm” cũng sẽ thay đổi. Toàn cầu hóa và sự thay đổi tổ
chức của các nhóm tội phạm, từ tổ chức chặt chẽ sang các hoạt động có tính

62
mạng lưới, cơ chế lỏng lẻo hơn, đã tạo ra tổ chức tội phạm đa sắc tộc. Ngày
nay, ít có nhóm tội phạm nào chỉ dựa vào một ngôn ngữ, một nhóm đơn lẻ và
hoạt động theo phương thức của địa phương đó.

Hiện nay, các tổ chức tội phạm quốc tế lớn ngoài việc có cơ cấu tổ
chức chặt chẽ mà còn hoạt động rất cơ động và mềm dẻo. Đã và đang xuất
hiện xu hướng sáp nhập các băng nhóm, thành lập nhiều tổ chức hội nhánh
hoặc chân rết ở nước ngoài, hình thành những tập đoàn tội phạm xuyên quốc
gia, thao túng mọi mặt đời sống xã hội toàn thế giới. Cũng như các công ty đa
quốc gia, các tổ chức tội phạm lớn trên thế giới hiện nay thường đặt trụ sở
thường trực ở nước ngoài để điều hành các hoạt động phạm tội. Tội phạm
xuyên quốc gia cũng lợi dụng triệt để tiến bộ cùa khoa học công nghệ để thực
hiện hành vi phạm tội

Buôn bán ma tuý sẽ vẫn còn tiếp diễn. Những xu hướng chính toàn cầu
sẽ là sự chuyển đổi các khu vực sản xuất ma túy, sự phong phú về chủng loại
ma túy và sự phát triển rất nhanh chóng của “ngành công nghiệp” này. Nguy
hiểm hơn bọn tội phạm đang chuyển sang sản xuất và buôn bán ma túy tổng
hợp, một loại hình sản xuất dễ dàng hơn và không mang tính thời vụ. Trong
tương lai xa hơn, việc buôn bán ma túy trái phép qua mạng Internet sẽ trở nên
phổ biến và khó kiểm soát.

Hoạt động tội phạm mang lại nhiều lợi nhuận lớn đứng thứ hai sau ma
túy là buôn người. Theo đánh giá hàng năm, các tổ chức tội phạm buôn từ 4
đến 5 triệu người, đem lại khoản lợi nhuận khoảng 7 tỉ đô la Mỹ.[3;18] Sự gia
tăng các tổ chức buôn người và tính phức tạp của nó cho thấy đây là hoạt
động kinh doanh chi phí ít tốn kém và đem lại lợi nhuận cao.

Hiện nay các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia tăng cường đầu tư kinh
doanh ra nước ngoài hoặc thông qua các hình thức viện trợ kinh tế, cho vay,

63
chuyển giao công nghệ,... nhằm tẩy rửa tiền. Theo Qũy tiền tệ quốc tế (IMF)
ước tính, trị giá tiền được “rửa” trung bình hàng năm của các tổ chức tội
phạm trên thế giới khoảng 1.000-1.500 tỷ USD[24;11], chủ yếu thông qua các
hoạt động đầu tư kinh doanh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Khoản tiền này
cũng không kém gì tiền đầu tư của các quốc gia trên thế giới cho hoạt động
sản xuất.

Ngoài việc tăng cường các hoạt động tội phạm ruyền thống như cờ bạc,
mại dâm, bảo kê, các tổ chức tội phạm đang mở rộng quy mô hoạt động ra
các lĩnh vực khác và hình thành và phát triển các tội phạm phi truyền thống
như: buôn bán các loại ma túy tổng hợp ATS, các loại thú qúy hiếm; thuốc
tân dược; làm hàng giả và tiền giả; đánh cắp các tác phẩm nghệ thuật; xử lý
chất thải độc hại, buôn bán nguyên liệu hạt nhân và hoạt động phạm tội trên
mạng Internet. Nổi lên tình trạng các tổ chức tội phạm nhận xử lý chất thải
công nghiệp, độc hại để thu lợi nhuận. Mặt khác, hoạt động tống tiền trên
mạng (như quấy rối kinh doanh hoặc thay đổi dữ liệu trên mạng để tống tiền),
hoạt động vi phạm các luật về quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các sản phẩm
phần mền (như băng đĩa nhạc trên mạng Internet, phần mềm vi tính ...) cũng
đang được các tổ chức tội phạm chú ý đến.

2.2.2 Dự báo tội phạm xuyên quốc gia ở Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập

So với một số nước trên thế giới và khu vực Đông Nam Á (ở Mỹ
khoảng 5.664 vụ, Pháp 5.619 vụ, Nhật Bản 1.307, Cộng hoà Liên bang Đức
4.336, Thái Lan 215, Xingapo 1.766, Malaixia 366, Úc 6.168 vụ... /100.000
dân) thì tình hình tội phạm ở nước ta trong thời gian qua không quá cao,
khoảng 100 - 150 vụ/100.000 dân, nếu kể cả tội phạm ẩn cũng chỉ vào
khoảng 160 - 165 vụ/ 100.000 dân. Tuy nhiên, số vụ tội phạm xuyên quốc gia
lại đang có chiều hướng gia tăng chiếm đến 1/3 trên tổng số vụ phạm tội.

64
Bình quân mỗi năm ở nước ta xảy ra trên 80.00 vụ phạm tội các loại, trong đó
có trên 60.000 vụ phạm tội xâm phạm TTATXH, khoảng 2.000 vụ xâm
phạm sở hữu kinh tế, trên 10.000 vụ phạm tội kinh tế khác ( buôn lậu, gian
lận thương mại) và khoảng 10.000 vụ phạm tội về ma tuý. Trung bình mỗi
[3;71]
ngày phát hiện điều tra xử lý gần 300 vụ phạm tội các loại. Tuy nhiên,
con số này chưa phản ánh đúng thực tế tình hình tội phạm ở Việt Nam do
chúng ta còn nhiều hạn chế về khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ, công tác
thống kê, phân tích còn thực hiện thủ công và hồ sơ cơ bản chưa được chú
trọng cập nhật một cách đầy đủ.

Quá trình toàn cầu hoá và toàn cầu hoá tội phạm nói chung, những mặt
trái của hội nhập và gia nhập WTO nói riêng đã làm xuất hiện nhiều loại tội
phạm xuyên quốc gia mới như khủng bố, tội phạm kinh tế quốc tế, tiền giả
quốc tế, lừa đảo quốc tế, tội phạm máy tính, cướp biển,v.v.đã và đang đe doạ
nghiêm trọng tới sự ổn định của thế giới, khu vực và Việt Nam như Văn kiện
Đại hội X đã khẳng định “các tội phạm xuyên quốc gia có chiều hướng phát
triển”.[13;4]

Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ta từ nay đến năm 2020 sẽ có
những bước phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng một cách tích cực cũng như
tiêu cực đến diễn biến tình hình tội phạm. Qua thực tiễn diễn biến tình hình
tội phạm của nước ta trong những năm gần đây và thực tiễn tình hình tội
phạm ở một số nước trên thế giới, có thể nhận thấy trong thời gian tới đến
năm 2020 sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức sau đây:

Tội phạm xâm phạm trật tự xã hội

Tình trạng tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có
chiều hướng gia tăng như cướp có sử dụng vũ khí trên tuyến giao thông có

65
nhiều xe chở hàng, chở thương nhân ở các vùng gần biên giới có hoạt động
buôn bán chính và tiểu ngạch.

Với đà gia tăng của xe du lịch loại trộm cắp, tiêu thụ đánh cắp xe du
lịch xuyên quốc gia sẽ xuất hiện. Việt Nam có khả năng sẽ trở thành thị
trường hoặc điểm trung chuyển xe du lịch ăn cắp trong khu vực hoặc từ Châu
Âu chuyển về.

Tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia sẽ xuất hiện với quy mô, phương
thức, thủ đoạn, tính chất hành vi ngày càng phức tạp và đa dạng. Tội phạm là
người nước ngoài sẽ lợi dụng những hạn chế của ta do thiếu kinh nghiệm, còn
yếu kém về quản lý kinh tế, luật pháp quốc tế, non kém về khoa học - kỹ
thuật hoặc lợi dụng những cán bộ thoái hóa biến chất ký hợp đồng kinh tế với
nước ngoài gây lãng phí, thiệt hại kinh tế. Cần lưu ý đặc biệt với việc hình
thành các nhóm tội phạm có tổ chức khá chặt chẽ và hoạt động trên một số
lĩnh vực kinh doanh bất hợp pháp như: buôn bán ma tuý, tổ chức mạng lưới
số đề ở phạm vi rộng, tổ chức và điều hành hoạt động mại dâm xuyên quốc
gia. Có sự tâm nhập, móc nối của các tổ chức tội phạm quốc tế vào các hoạt
động kể trên ở nước ta

Tội phạm buôn bán ngƣời

Tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em sẽ diễn ra phức tạp, thủ đoạn ngày
càng tinh vi (môi giới nhận con nuôi, kết hôn lấy chồng nước ngoài, xuất
khẩu lao động, thậm chí cưỡng ép, bắt cóc phụ nữ, trẻ em…). Việt Nam đã và
đang là nguồn cung cấp và cũng là điểm đến của tội phạm buôn người nhằm
mục đích cưỡng ép lao động hoặc bóc lột tình dục. Phụ nữ và các bé gái Việt
Nam bị buôn bán sang Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Ma
Cao, Malaixia, Đài Loan, Anh và Cộng hòa Séc để bóc lột tình dục nhằm mục
đích thương mại.

66
Tiếp tục có các báo cáo đáng tin cậy từ Chương trình 130 của quốc gia
về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em cho biết các cô gái Việt
Nam kết hôn thông qua các tay mối lái quốc tế đã bị buôn bán hoặc bị xâm
hại tình dục. Số lượng các cuộc hôn nhân lừa đảo cho người Đài Loan đã
giảm đi, nhờ các quy định nhập cư chặt chẽ hơn của các nhà chức trách Đài
Loan, nhưng số lượng các cô dâu lấy chồng Hàn Quốc lại tăng hơn gấp đôi
trong 5 năm qua. Các phụ nữ Việt Nam đã bị lừa bằng những lời hứa hẹn có
công ăn việc làm và bị bán để bóc lột tình dục, lao động cưỡng bức và hôn
nhân ép buộc ở Trung Quốc. Một số thông do hãng thông tấn BBC công bố
cho thấy nhiều trẻ em Việt Nam đã bị buôn bán sang Anh để trồng cần sa và
buôn bán ma túy. Không chỉ phụ nữ mà còn có cả nam giới Việt Nam đã bị
bán sang Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Trung Đông và bị
cưỡng bức lao động dưới hình thức giúp việc tại gia, công nhân trong các nhà
máy hoặc trong ngành xây dựng. Một số công ty xuất khẩu lao động đã lợi
dụng chính sách của Nhà nước để “buôn người”, nhiều nạn nhân đã phải trả
đến 7.000 đô la Mỹ để được đi lao động ở nước ngoài, nhưng thực tế họ vĩnh
viễn không được xuất ngoại hoặc bị đẩy vào cảnh làm công trả nợ hoặc bị bóc
lột lao động nơi đất khách quê người.

Tội phạm kinh tế

Tội phạm buôn lậu tăng nhanh và diễn biến phức tạp như: nếu như
trong những năm 1996 và 1997 doanh số của hoạt động buôn lậu mới đạt gần
4.000 tỷ thì đến nay con số này đã vượt ngưỡng 10 ngàn tỷ[3;31]. Một vấn đề
đặt ra là tội phạm kinh tế ngày càng nghiêm trọng và hậu quả tác hại vô cùng
lớn, số đối tượng phạm tội đông, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều
địa phương và đặc biệt là có nhiều cán bộ có chức có quyền cùng tham gia
hoạt động phạm tội (cán bộ, công nhân viên chức chiếm tỷ lệ 53,7%; đảng
viên 33,41%)[3;113]. Thủ đoạn phạm tội trong lĩnh vực kinh tế ngày càng tinh
vi, phức tạp, hình thành những khâu, giai đoạn khép kín, có tổ chức chặt chẽ
67
trên một phạm vi rộng và có liên quan đến người nước ngoài. Một đặc điểm
nổi bật và phổ biến ở các vụ án kinh tế phạm tội có tổ chức là có sự tham gia
của những phần tử thoái hoá biến chất trong các cơ quan Nhà nước và ở các
cấp chính quyền.

Tội buôn lậu có chiều hướng mở rộng phạm vi hoạt động ra nước
ngoài, bọn tội phạm trong nước sẽ tăng cường liên kết với bọn tội phạm quốc
tế, các đường dây ngầm theo kiểu mafia sẽ hình thành và phát triển. Việt Nam
sẽ tiếp tục bị bọn tội phạm ma tuý quốc tế lợi dụng làm địa bàn hoạt động.
Cùng với việc buôn bán hàng cấm sẽ kéo theo việc buôn bán vàng, ngoại tệ,
đá quý qua biên giới, loại tội phạm này sẽ phát triển, phức tạp theo từng thời
điểm phát triển của thị trường giá cả quốc tế và trong nước.

Trong lĩnh vực kinh tế trong và ngoài quốc doanh sẽ tiếp tục xuất hiện
nhiều thủ đoạn lừa đảo, chiếm dụng vốn, phá sản giả tạo để tham nhũng, đặc
biệt đối với công ty tư nhân nước ngoài có văn phòng ở nước ta, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, công ty cổ phần,... những hoạt động môi
giới, dịch vụ, đại lý trong mua bán hàng xuất khẩu, vay vốn, các loại tội phạm
công nghệ cao sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước nhà.

Việc cổ phần hoá một loạt xí nghiệp, nhà máy công sở ... mà trước đây
vẫn được coi là tài sản toàn dân sẽ gây nên những ảnh hưởng tâm lý đối với
một bộ phận quần chúng lao động bình thường và nguy cơ của các cuộc gây
rối trật tự, biểu tình của những người mất việc, không có việc làm. Cùng với
sự ra đời của các loại thị trường vốn, thị trường chứng khoán hàng loạt tội
phạm kinh tế mới sẽ xuất hiện như: đầu cơ chứng khoán, phá sản giả tạo, che
giấu khả năng không thanh toán được, tẩy rửa tiền,v.v...

68
Tội phạm ma túy

Tình hình ma túy xu hướng sẽ ngày càng gia tăng, phức tạp hơn cả về
quy mô, tính chất, hậu quả tác hại và mang tính quốc tế gay gắt hơn; cuộc đấu
tranh chống tội phạm ma tuý sẽ rất gay go, phức tạp và quyết liệt.

Về nguồn ma túy ở trong nước còn những tiềm ẩn có thể phát triển
phức tạp nếu không chủ động phòng ngừa, ngăn chặn. Diện tích trồng cây
thuốc phiện, cây cần sa tuy đã được xóa bỏ một cách cơ bản nhưng nguy cơ
tái trồng cây thuốc phiện ở các tỉnh phía Bắc vẫn còn cao. Bên cạnh đó, lợi
dụng những kẽ hở trong chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần, bọn tội phạm ma tuý và người nghiện ma túy sẽ móc ngoặc lôi kéo
những phần tử thoái hóa biến chất trong các cơ sở y tế Nhà nước và tư
nhân để tuồn bất hợp pháp các loại tân dược độc nghiện để buôn bán, sử
dụng trái phép. Bọn tội phạm triệt để khai thác các thành tựu mới của
khoa học và công nghệ để che đậy và thực hiện hà nh vi phạm tội, điều
chế ma túy tổng hợp ATS.

Hoạt động của bọn tội phạm ma tuý xuyên quốc gia phổ biến theo
đường dây, ổ nhóm, xuyên quốc gia và có sự móc nối của nước ngoài; đặc
biệt chúng đã bắt đầu cấu kết với bọn tội phạm có tổ chức, tội phạm kiểu "Xã
hội đen" từ nước ngoài vào như Đài Loan, Ma Cao, Hồng Kông ... móc nối
mua chuộc cán bộ thoái hóa biến chất trong cơ quan bảo vệ pháp luật, bằng
nhiều thủ đoạn thâm độc. Đây chính là nguồn gốc để hình thành các băng
mafia ma túy ở Việt Nam, làm cho tính chất cuộc đấu tranh chống tội phạm
ma tuý ngày càng đặc biệt nghiêm trọng và sự thương vong, mất mát lớn hơn.
Cùng với sự hình thành, phát triển thị trường chứng khoán, thị trường
vốn ở Việt Nam, bọn tội phạm ma tuý ở Việt Nam và quốc tế sẽ lợi dụng
những kẽ hở để tẩy rửa tiền thu được từ phạm tội ma túy.

69
Tội phạm sử dụng công nghệ cao

Theo thống kê của Trung tâm an ninh mạng Bách Khoa (BKIS), “năm
2007 có hơn 33,6 triệu lượt máy tính ở Việt Nam đã nhiễm virus, với thiệt hại
ước tính khoảng 2400 tỷ đồng. Số lượng virus mới xuất hiện tăng nhanh,
khoảng 6700 virus mới trong cả năm 2007, tăng gấp rưỡi so với năm trước đó.
Đáng chú ý là các virus lây qua thẻ nhớ USB, virus phá hủy dữ liệu, virus
xuất từ Trung Quốc và hiện tượng virus lây theo bầy đàn (chứa các loại phần
mềm độc hại gồm sâu, trojan, spyware, adware)”. [32]

Đáng lo hơn là tình trạng nhận thức về bảo mật và an ninh mạng của
các cá nhân, tổ chức sử dụng môi trường mạng còn ở mức độ thấp và chủ
quan.. Các chuyên gia về an ninh mạng khẳng định khoảng trên 80%[32] trang
web của các cơ quan, doanh nghiệp ở Việt Nam nếu muốn, hacker có thể
kiểm soát hệ thống. Việc thâm nhập có thể qua web, qua người dùng, thậm
chí là ngồi ngoài hàng rào cơ quan móc dây, lấy trộm mật khẩu.

Một khảo sát của BKIS với các công ty chứng khoán thực hiện tháng 3
năm 2006 cho thấy các trang web của lĩnh vực nhạy cảm này cũng không hề
an toàn, khi có tới một nửa trong số 32 trang web chứng khoán có lỗ hổng
nghiêm trọng có thể bị hacker lợi dụng để thay đổi kết quả giao dịch, đưa tin
thất thiệt. Sau gần 1 năm, Bkis lại tiếp tục khảo sát lại các trang web này thì
tình hình bảo mật có được cải thiện nhưng vẫn còn tới 40% trang web còn lỗ
hổng nguy hiểm.

Tổng cục kỹ thuật (Bộ Công an) cũng cho biết, năm 2007 cũng phát
hiện khoảng 140 trang web Việt Nam mắc lỗi bảo mật nghiêm trọng, trong đó
có cả những trang web .gov.vn (của cơ quan chính phủ). Hơn 340 trang web
Việt Nam bị hacker trong và ngoài nước tấn công.[3;80]

70
Ngoài vấn đề đầu tư vào lĩnh vực bảo mật và nhận thức, cũng cần nói
thêm năng lực điều tra và phối hợp đấu tranh chống tội phạm công nghệ cao
cũng đang còn rất bất cập, đây là lĩnh vực mà lực lượng Cảnh sát đang đi sau
và đáng báo động. Bên cạnh đó là thiếu các quy định pháp luật điều chỉnh tội
phạm công nghệ cao.

Tổng hợp các yếu tố trên sẽ trực tiếp tác động đến sự gia tăng của tội
phạm. Trong tương lai, xu hướng tội phạm sử dụng công nghệ cao làm
phương tiện tấn công các cơ sở dữ liệu của máy tính, hoặc mạng máy tính tạo
và lan truyền, phát tán virus, đột nhập trái phép cơ sở dữ liệu máy tính, ăn cắp
dữ liệu thông tin. Dùng công nghệ cao thực hiện hành vi lừa đảo qua thanh
toán trên mạng ngân hàng, trộm cước bưu chính viễn thông .v.v... Loại tội
phạm này sẽ kéo theo một số loại tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
nhằm chiếm đoạt tiền thông qua hệ thống thanh toán điện tử, đột nhập vào hệ
thống cơ sở dữ liệu ngân hàng phá vỡ hệ thống bảo mật để ăn cắp dữ liệu về
chủ sở hữu thẻ thanh toán nội địa, quốc tế, tội phạm trong lĩnh vực thị trường
chứng khoán … sẽ gia tăng mạnh.

Tội phạm rửa tiền

Hiện nay, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới các quốc gia đang
phát triển như Việt Nam được xem là điểm ngắm của các tổ chức tội phạm và
làm ăn phi pháp trên thế giới do pháp luật Việt Nam về tội rửa tiền mà cụ thể
trong ngành ngân hàng chưa cụ thể và rõ ràng.

Vấn đề tiền “sạch” và “bẩn” vốn không được các nước đang phát triển
chú trọng vì các quốc gia này muốn hy sinh an ninh kinh tế, tài chính của
mình để có được nguồn vốn từ nước ngoài cho dù có nguồn gốc bất hợp pháp
và chứa đựng nguy cơ bất ổn định nền kinh tế. Các khoản tiền có nguồn gốc
bất hợp pháp trong nước hoặc từ nước ngoài khi đầu tư vào hệ thống ngân

71
hàng thông qua hoạt động gửi tiền, mua chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tín
phiếu, cổ phiếu ... có vẻ như là những khoản tiết kiệm, đầu tư bình thường
nhưng ít ai ngờ rằng chúng cũng có thể làm xấu đi hình ảnh của ngân hàng,
tác động xấu đến tình hình cạnh tranh và giá cả kinh doanh của các ngân hàng
trong nền kinh tế đặc biệt khi các tổ chức, cá nhân sử dụng các nguồn tiền có
nguồn gốc tội phạm để khống chế hoạt động của các ngân hàng thông qua
việc mua cổ phần của các ngân hàng. Một điểm yếu của các ngân hàng
thương mại Việt Nam hiện nay trong quá trình chống việc tẩy rửa tiền là các
ngân hàng thương mại (không kể các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước) hiện
nay đang trong quá trình thực hiện việc bổ sung vốn theo yêu cầu của Ngân
hàng Nhà nước trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Do vậy,
nguy cơ các ngân hàng TMCP dễ dàng chấp nhận việc góp vốn của bất kỳ ai
mà không quan tâm đến nguồn gốc của các khoản vốn đó.

Cũng cần lưu ý thêm là hiện nay các ngân hàng đang cạnh tranh nhau
huy động vốn tiền gửi từ cá nhân, doanh nghiệp và thậm chí còn sử dụng
nhiều biện pháp khác nhau để chiêu dụ khách hàng gửi tiền vào ngân hàng do
đó sẽ tạo ra một tâm lý không quan tâm đến nguồn gốc của các khoản tiền gửi
vào ngân hàng cùa mình. Một ngân hàng có lẽ sẽ rất vui mừng khi nhận được
một lượng tiền gửi lớn từ công chúng với một mức lãi suất huy động thấp hơn
những đối thủ cạnh tranh khác - chúng ta cần lưu ý rằng khi cá nhân hoặc tổ
chức có tiền bất hợp pháp họ sẽ sẵn sàng đầu tư vào cả những nơi không sinh
lợi cho chúng nhưng có hiệu quả là làm cho tiền “bẩn” của chúng được biến
thành tiền “sạch”. Do đó cũng có thể xảy ra tình trạng trong các cuộc đấu
thầu mua tài sản, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước v.v... Các tổ chức này
sẵn sàng trả giá cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp hợp pháp khác để
được thắng thầu.

Với tình trạng quản lý tài chính lỏng lẻo như hiện nay, tội phạm rửa
tiền sẽ tiếp tục gia tăng mạnh và sẽ triệt để lợi dụng kẽ hở trong kiểm soát các
72
khoản tiền chuyển qua ngân hàng với số lượng lớn và không rõ nguồn gốc để
hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có từ các hoạt động buôn lậu, tham
nhũng, buôn ma túy, vũ khí... thông qua các hoạt động đầu tư từ nước ngoài
vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài.

Các loại tội phạm khác

Tội phạm an ninh quốc gia : từ trước đến này, đặc biệt sau khi gia nhập
WTO chúng ta còn phải đối mặt với một loại tội phạm nguy hiểm, có thể ảnh
hưởng đến sự thống nhất, phát triển của đất nước là tội phạm về an ninh quốc
gia. Các thế lực thù địch vẫn liên tục chống phá với nhiều phương thức, thủ
đoạn tinh vi, xảo quyệt hòng nhanh chóng xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng,
xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sự cạnh tranh khốc liệt về kinh tế sẽ kéo
theo những nhân tố mất ổn định về chính trị - xã hội, an ninh, chủ quyền quốc
gia có nguy cơ bị xâm hại, quyền tự quyết dân tộc bị đặt trước nhiều áp lực.

Tội phạm xâm phạm sở hữu trí tuệ : trong thời gian tới vi phạm trong
bản quyền tác giả về văn hoá nghệ thuật, xâm phạm bản quyền phần mềm, tội
phạm sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái từ nước ngoài vào trong nước
gia tăng, sẽ xuất hiện tội phạm sản xuất buôn bán hàng giả từ trong nước ra
nước ngoài.

Tội phạm môi trường: các ngành công nghiệp, khai khoáng, sản xuất
hàng hóa sẽ có điều kiện phát triển, song chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với
một thách thức đó là các hành vi gây ô nhiễm, huỷ hoại, khai thác cạn kiệt tài
nguyên môi trường, vi phạm các chế độ bảo vệ, đặc biệt đối với các hành vi
vận chuyển chất thải, chất phóng xạ trái phép qua biên giới…

73
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ HỢP TÁC
QUỐC TẾ ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM xuyên quỐc gia

Trước thực tiễn tình hình tội phạm có yếu tố nước ngoài nói chung và
tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam nói ngày càng gia tăng về
số vụ và tính chất tinh vi của các vụ việc, lực lượng CAND nói chung và lực
lượng CSND nói riêng đã và đang áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để tăng
cường quan hệ quốc tế với các cơ quan thi hành pháp luật nước ngoài nhằm
nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia
liên quan đến Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Những năm qua,
công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia đã đạt được những kết quả
quan trọng góp phần bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Tuy
nhiên, công tác này cũng bộc lộ một số bất cập, nhất là trong hệ thống pháp
luật cũng như về năng lực của đội ngũ cán bộ thi hành pháp luật phòng,
chống tội phạm xuyên quốc gia.

Để góp phần tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội
phạm xuyên quốc gia, tác gia nêu xuất 3 giải pháp chính bao gồm: hoàn thiện
khuôn khổ pháp lý: tăng cường năng lực đội ngũ thi hành pháp luật chống tội
phạm xuyên quốc gia; tăng cường trao đổi thông tin và tập trung đầu mối hợp
tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia.

3.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong đấu tranh chống tôi phạm
xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam

Hiện tại, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập mạnh vào
kinh tế quốc tế. Song, hội nhập kinh tế không đơn thuần chỉ là mở rộng quan
hệ thương mại với thế giới mà phải trở thành một bộ phận hữu cơ của thế giới
xét từ các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao và luật pháp... Trên
"sân chơi" bình đẳng của hội nhập, mọi quốc gia đều phải tôn trọng "luật

74
chơi". Trong quá trình hội nhập quốc tế, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
và các thiết chế tài chính là những điều kiện tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao trong lĩnh vực hợp tác về kinh tế, thương mại.

3.1.1 Hoàn thiện nội luật

Như chúng ta đã biết trước sức ép hội nhập quốc tế, đặc biệt trước
những yêu cầu về hoàn thiện các thể chế khi gia nhập tổ chức thương mại
quốc tế WTO, trong những năm gần đây, Quốc hội Việt Nam đã phải chủ trì
xây dựng rất nhiều bộ luật, chỉ trong hai năm 2006, 2007, Quốc hội đã phê
chuẩn và ban hành trên 20 bộ luật[31] điều chỉnh nhiều lĩnh vực hoạt động từ
kinh tế, khoa học công nghệ đến các hoạt động văn hóa xã hội. Tuy nhiên có
một thực trạng là nhiều bộ luật đã được ban hành nhưng lại không đi vào thực
tế cuộc sống, thậm chí chưa có hiệu lực đã trở nên lạc hậu. Luật chưa thực sự
là một công cụ pháp lý hữu hiệu điều chỉnh các quan hệ pháp luật có liên
quan.

Liên quan đến công tác phòng chống tội phạm, đặc biệt là đấu tranh
phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, Bộ luật Hình sự năm 1999 (BLHS) đã
góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm
và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa và
chống tội phạm của nhân dân. Tuy nhiên, qua thực tiễn điều tra, truy tố, xét
xử các vụ án hình sự trong gần 10 năm qua cho thấy Luật hình sự đang bộc lộ
nhiều bất cập, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu
và rộng như trong thời điểm hiện nay đó là thiếu các điều luật và các văn bản
quy phạm pháp luật hướng dẫn để điều chỉnh các loại tội phạm xuyên quốc
gia. Ví dụ như, muốn làm rõ một cơ sở sản xuất hàng kém chất lượng, hoặc vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ, thì cơ quan pháp luật phải chứng minh được hàng
kém chất lượng đó, hoặc hàng giả gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào. Mà
chưa có nạn nhân nào bị hậu quả nghiêm trọng thì chưa cấu thành tội phạm.

75
Hay như đối với tội phạm công nghệ cao, trong khi chúng ta quy định, nếu
xâm nhập vào mạng của các tổ chức cá nhân, phải gây hậu quả nghiêm trọng
mới thành tội, thì nhiều nước quy định chỉ cần xâm nhập vào mạng của các
cơ quan an ninh, tình báo, chính phủ, ngân hàng… mà chưa cần gây hậu quả
gì cũng đã bị phạm tội. Tương tự như vậy, với tội phạm rửa tiền, nhiều nước
có quy định rất chặt chẽ. Ví dụ nếu như một người có một số tiền lớn gửi vào
ngân hàng, người đó phải chứng minh được tính hợp pháp của số tiền ấy. Còn
chúng ta thì làm ngược lại. Nếu nghi ngờ tiền đó là tiền mà tội phạm đang
rửa, thì buộc ta phải chứng minh tính bất hợp pháp của số tiền đó. Mà đường
đi của đồng tiền từ nước ngoài vào, kiểm soát được nguồn gốc là chuyện
không tưởng.

Đó chỉ là một vài ví dụ, nhưng cho thấy, việc nghiên cứu hệ thống luật
pháp liên quan đến phòng chống tội phạm, sửa lại cho hợp với các điều ước
quốc tế là vô cùng quan trọng, để có thể tổ chức phòng chống tội phạm quốc
tế hiệu quả trong quá trình hội nhập.

Trước sự phát triển gia tăng của nhiều loại tội phạm, các cơ quan chức
năng cần phải xây dựng thêm các Bộ luật chuyên ngành để đảm bảo cho pháp
luật được thực thi trên thực tế và có tính răn đe, phòng ngừa cao.Việc thiếu
các điều luật cụ thể trong luật khung và thiếu các Bộ luật chuyên ngành dẫn
đến sự lúng túng và phối hợp kém hiệu quả giữa các cơ quan chức năng với
những tình huống “muôn hình vạn trạng” của tội phạm xuyên quốc gia trong
thực tế đời sống.

Ngoài những bất cập về thiếu luật điều chỉnh, chúng ta cũng cần cân
nhắc việc có nên duy trì hình phạt tử hình ở trong Bộ Luật hình sự hay không.
Chúng ta đang đứng trước các yêu cầu về hội nhập trong đó có hội nhập về
pháp luật với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sẽ có việc thi hành án
bản án và quyết định của toà án của quốc gia này tại quốc gia khác, nếu hai

76
quốc gia đó đã ký Hiệp định Tương trợ tư pháp. Đối với một số tội phạm
phạm tội ở nước ta bỏ trốn ra nước ngoài, thì sẽ được tương trợ tư pháp nếu
như nước đó đã ký với ta Hiệp định trên. Còn với những nước không ký Hiệp
định với ta thì điều đó còn tuỳ thuộc ở họ. Vì theo nguyên tắc, người nào
phạm tội ở đâu thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự của
nước đó. Có những trường hợp mà người ta biết được pháp luật của ta xử lý
nặng hơn (pháp luật của họ), thì nước đó sẽ không dẫn độ tội phạm vì nguyên
tắc nhân đạo. Nếu chúng ta bãi bỏ án tử hình hoặc giảm thiểu các tội danh có
áp dụng hình phạt tử hình, thì chắc rằng sẽ có rất nhiều tội phạm lẩn trốn ở
các nước ngoài sẽ bị dẫn giải về Việt Nam, càng thể hiện được sự nhân đạo
trong pháp luật của ta.

Tóm lại, Việt Nam đang diễn ra quá trình, trong đó xây dựng nhà nước
pháp quyền và xã hội dân sự, xây dựng kinh tế thị trường cùng với hội nhập
quốc tế đồng hành với nhau. Nếu kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở
chiều này thúc đẩy sự phát triển, thì ở chiều kia, có thể tác động làm biến
dạng cả hệ thống thể chế chính trị, văn hoá và luật pháp chính thống. Đó là
mâu thuẫn trong phát triển, mà để giải quyết, không thể không tiếp tục đổi
mới trên nền tảng của một tư duy mới.

Trên lĩnh vực pháp lý, tư duy mới đòi hỏi phải nhận thức chính xác hơn
vị trí của pháp luật trong đời sống xã hội, trong quan hệ với các quy phạm xã
hội. Pháp luật phải hội tụ được những thuộc tính hiện đại, đồng thời, phải có
được khả năng giao hoà, tương tác đồng thuận với các quy phạm xã hội, tác
động cùng định hướng đến một trật tự xã hội của thời kỳ mới. Pháp luật như
thế phải có tính "mở" và tính “dự báo” cao:

Nghị quyết 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị (khoá IX) về
“Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm
2010, định hướng đến năm 2020” đã nêu rõ trong cơ cấu của hệ thống pháp

77
luật Việt Nam có một bộ phận mới - bộ phận pháp luật phục vụ cho hội nhập
quốc tế. Đồng thời, Nghị quyết cũng đề ra chủ trương “nghiên cứu về khả
năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệ quốc tế) và
quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp
luật”.[1;3]

Việc ký kết và tham gia các điều ước quốc tế phải được thực hiện đồng
thời với việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành, xác định rõ quy trình, cơ chế “nội luật hoá” như Nghị quyết 48-NQ/TW
của Bộ Chính trị (khoá IX) chủ trương. Thực tế hiện nay cho thấy, để thực
hiện tốt "nội luật hoá" cần phải có sự phối hợp và kết nối trách nhiệm giữa cơ
quan có thẩm quyền ký kết, gia nhập, phê chuẩn điều ước quốc tế với cơ quan
có trách nhiệm "nội luật hoá". Mặt khác, cần thực hiện triệt để quy định tại
Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (Luật số 41/2005/QH11
ngày 14/6/2005) về việc áp dụng trực tiếp một phần hay toàn bộ các điều
khoản của điều ước mà Việt Nam là thành viên trong trường hợp các điều
khoản này đã được nêu chi tiết và rõ ràng cho việc thực hiện.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO,
cùng với việc Liên Hợp quốc ban hành nhiều công ước quốc tế có liên quan
đến việc điều chỉnh những hành vi phạm tội xuyên quốc gia, thì các quy định
của BLHS Việt Nam phải sửa đổi cho phù hợp theo hướng tăng cường hơn
tính minh bạch, rõ ràng trong các quy định pháp luật; tăng tính dân chủ; mặt
khác, cần phải “luật hóa” các quy định của pháp luật quốc tế vào pháp luật
Việt Nam, đưa các quy định xử lý hình sự vào các đạo luật chuyên ngành về
kinh tế, môi trường và khoa học công nghệ nhằm kịp thời hình sự hóa những
hành vi vi phạm mới phát sinh. Bởi đây là những lĩnh vực thay đổi rất nhanh,
cần có quy định hình sự hóa trong luật chuyên ngành bởi việc cập nhật Bộ
Luật Hình đòi hỏi phải tuân thủ những quy tắt vô cùng khó khăn.

78
3.1.2 Tham gia các Điều ước quốc tế

Tính đến nay Việt Nam đã kí kết 17 hiệp định song phương về tương trợ tư
pháp và dẫn độ với một số nước, cũng như tham gia nhiều Công ước quốc tế
trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Tuy nhiên thực tiễn
thi hành pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia
trong những năm qua còn có nhiều bất cập. Nhiều nước có đông cộng đồng
người Việt Nam sinh sống thì lại chưa có Hiệp định để điều chỉnh, nhiều Hiệp
định đã có nhưng không phát huy hiệu lực do đã lạc hậu, không phù hợp với
hoàn cảnh và điều kiện hiện nay, đặc biệt khi các quan hệ kinh tế đang phát
triển với tốc độ rất nhanh. Việc áp dụng các Hiệp định tương trợ tư pháp và
dẫn độ tội phạm trên thực tế còn chậm và nhiều thủ tục chồng chéo dẫn đến
hiệu quả phối hợp không được thúc đẩy, nhiều vụ việc đã kéo dài nhiều năm
nhưng không thực hiện được.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mối đe dọa từ các loại tội phạm ma túy,
tham nhũng, mại dâm, rửa tiền…, đặc biệt là tội phạm khủng bố đã và đang
trở thành mối lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Hoạt động của các loại tội phạm này ngày nay không còn giới hạn trong phạm
vi mỗi quốc gia mà đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới lãnh thổ và có tính chất
xuyên quốc gia. Chính vì vậy, hoạt động tương trợ tư pháp có dẫn độ giữa các
nước là một nhu cầu tất yếu khách quan trong quá trình toàn cầu hóa. Phạm vi
tương trợ tư pháp về hình sự gồm các hoạt động thu thập chứng cứ, lấy lời
khai, cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ và vật chứng: xác nhận nơi ở của
người phạm tội, nơi có đồ vật và nhận dạng người, đồ vật; tống đạt giấy tờ,
khám xét, thu giữ, bố trí cho người có liên quan cung cấp chứng cứ hoặc giúp
đỡ trong việc truy tố, xét xử hình sự trên lãnh thổ của bên yêu cầu; truy tìm,
thu giữ, kê biên, tịch thu tài sản do phạm tội mà có, phương tiện phạm tội;

79
một số hành vi tương trợ tư pháp khác phù hợp với pháp luật của bên được
yêu cầu.

Thực tiễn về nội dung yêu cầu tương trợ tư pháp cũng rất phong phú,
như yêu cầu tống đạt giấy triệu tập, các quyết định tố tụng đối với các công
dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài đang có mặt trên lãnh thổ Việt Nam;
yêu cầu tương trợ tư pháp của các nước đối với Việt Nam liên quan đến nhiều
tội phạm khác nhau, song trong đó tập trung chủ yếu trong các tội mua bán
phụ nữ, trẻ em, giết người, cướp tài sản, buôn lậu, buôn bán hàng cấm. Các
loại tội khác có nhưng ít, như: khủng bố, làm giả con dấu, tài liệu… Trong số
hơn trăm lượt yêu cầu tương trợ mà VKSNDTC thụ lý cho thấy các yêu cầu
tương trợ tư pháp đến chủ yếu từ các quốc gia đã ký Hiệp định Tương trợ tư
pháp về hình sự với Việt Nam và có số lượng đông công dân Việt Nam sinh
sống.

Đánh giá về hệ thống pháp luật của Việt Nam có liên quan tới tương trợ
tư pháp hình sự và dẫn độ có thể nói: vấn đề tương trợ tư pháp về hình sự và
dẫn độ tội phạm được quy định rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp
luật khác nhau, mà chưa được tập trung thống nhất trong một văn bản pháp
luật riêng có hiệu lực cao tầm đạo luật. Hơn nữa, các quy định hiện hành liên
quan còn khá chung chung, thiếu các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục,
thẩm quyền, phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện công
tác này. Ngoài ra, một số văn bản liên quan hiện nay đã tỏ ra lạc hậu so với
tình hình mới, không bao quát được các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta kí
kết hoặc gia nhập trong thời gian gần đây. Để khắc phục tình trạng nêu trên,
Việt Nam đang chờ sự ra đời một đạo luật mới - Luật Tương trợ tư pháp.
Hiện Dự án này đã được chỉnh lí, hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng
góp của các cơ quan, ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước.

80
Quốc hội cần sớm ban hành Luật Tương trợ tư pháp theo hướng giao
cho VKS là cơ quan đầu mối, chủ trì trong việc tiếp nhận và thực hiện yêu
cầu dẫn độ từ cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Đối với các quốc gia mà
giữa Việt Nam và họ chưa kí kết được Hiệp đinh tương trợ tư pháp thì tùy
theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội của đối tượng phạm tội mà nước
yêu cầu sẽ trao đổi thỏa thuận thông qua con đường ngoại giao theo nguyên
tắc có đi có lại. Luật Tương trợ tư pháp sắp ra đời trong thời gian tới cần phải
cụ thể hóa được đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, phải cụ thể được các nguyên tắc và quy
định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 và Bộ luật Tố tụng Hình sự năm
2003. Việc chấp nhận nguyên tắc có đi có lại trong tương trọ tư pháp không
được trái với pháp luật Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế. Luật này
phải quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn thực hiện và cơ
chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện yêu cầu tương
trợ tư pháp.

Trong thời gian tới, các cơ quan thi hành pháp luật cần tích cực tham
mưu cho các cấp có thẩm quyền tham gia ký kết các hiệp định tương trợ tư
pháp quốc tế song phương và đa phương nhằm xây dựng cơ sở pháp lý hoàn
thiện cho hoạt động tương trợ tư pháp hình sự và dẫn độ tội phạm đang ngày
càng được mở rộng hiện nay.

Có thể nói, tương trợ tư pháp quốc tế là một hoạt động quan trọng để
thực hiện trách nhiệm hợp tác giữa các quốc gia; là cách thức mà các quốc gia
thể hiện chủ quyền của mình và thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân nước mình. Nó liên quan đến quan hệ giữa Việt Nam với
các quốc gia khác, do vậy, nó là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm. Vì vậy,
nó cần phải được bàn thảo, xem xét đầy đủ, khoa học trước khi ban hành các
văn bản pháp luật có liên quan.

81
3.2 Tăng cƣờng năng lực đội ngũ thi hành pháp luật chống tội phạm
xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam

Thi hành pháp luật chống tội phạm xuyên quốc gia là nhiệm vụ của các
ngành khác nhau như Công an, Kiểm soát, Hải quan, Thuế, trong đó lực
lượng Cảnh sát có vai trò hết sức quan trọng trong việc hợp tác quốc tế điều
tra và tham gia quá trình tố tụng hình sự cũng như bắt, dẫn độ và trao trả tội
phạm xuyên quốc gia …

Trong hơn 20 năm đổi mới, chúng ta đã tham gia rất nhiều khuôn khổ
hợp tác thi hành pháp luật đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia và cũng
đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên thực tiễn đấu tranh chống
tội phạm xuyên quốc gia trong những năm qua cho thấy hoạt động của đội
ngũ thi hành pháp luật vấn thiếu bài bản, chạy sau những quy định của pháp
luật cũng như tập quán quốc tế. Đối với những loại tội phạm mới như rửa
tiền, tội phạm công nghệ cao, tội phạm liên quan đến thị trường chứng khoán
là những tôi phạm còn khá mới mẻ với các cơ quan và cán bộ thi hành pháp
luật. Bên cạnh đó quá trình hội nhập quốc tế theo xu hướng chung diễn ra khá
nhanh và toàn diện nhưng đội ngũ cán bộ lại khó bắt kịp với sự phát triển quá
nhanh đó, những công cụ, phương tiện làm việc cơ bản trong thời hội nhập
như kiến thức về luật pháp quốc tế, đối ngoại, ngoại ngữ và trình độ công
nghệ thông tin còn thiếu và yếu trong đội ngũ cán bộ thi hành pháp luật, do
vậy còn có nhiều hạn chế trên thực tiễn.

Công tác đào tạo ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn nhằm trang bị kiến
thức và phẩm chất cần thiết cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt trong lực lượng
Cảnh sát còn chậm được cải tiến, thêm vào đó là khoảng cách giữa kiến thức
đào tạo và áp dụng thực tiễn vẫn còn quá xa, không đáp ứng được yêu cầu
đấu tranh thực tế.

82
Có một mâu thuẫn truyền thống là tội phạm luôn đi trước các cơ quan
thi hành pháp luât, đặc biệt trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và
internet hiện nay. Để có thể thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm, chúng ta cần có các cơ quan, đội ngũ cán bộ tinh thông về nghiệp vụ,
giỏi về pháp luật quốc tế, ngoại ngữ và tin học. Mục tiêu này đặt ra thách thức
lớn cho ngành Công an trong việc tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ
trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Chiến lược đào tạo mới của INTERPOL đã chỉ rõ về nhu cầu đào tạo
trên cơ sở xác định được những năng lực cơ bản và cần thiết cho đội ngũ sỹ
quan INTERPOL, điều này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát
huy tối đa hiệu quả của hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm
xuyên quốc gia.

Các chuyên gia đã đưa ra 6 yêu cầu về năng lực cơ bản, những yêu cầu
này sẽ được chính thức đưa ra bàn thảo và thông qua tại kỳ họp Đại hội đồng
INTERPOL trong thời gian tới. Theo tổng hợp do Ban tổng thư ký
INTERPOL đưa ra, những yêu cầu cơ bản này gồm có: Kiến thức, kỹ năng,
kinh nghiệm và cách ứng xử thích hợp về lĩnh vực và cương vị công tác, bên
cạnh đó phải là người hiểu biết sâu sắc về mục tiêu cũng như chức năng
nhiệm vụ của tổ chức qua đó có khả năng làm việc độc lập để đại diện cho cơ
quan, tổ chức của mình trong trường hợp cần thiết. Các yêu cầu cơ bản này
được phân chia thành[20;13]:

- Sự chuyên nghiệp: Có mong muốn được cống hiến và phục vụ trong


lực lượng Cảnh sát và ý thức bảo vệ trật tự an toàn xã hội và bảo vệ thi hành
pháp luật trong đời sống, cương quyết đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc
gia dưới mọi hình thức. Có khả năng thực hiện nhiệm vụ trong mọi điều kiện
và hoàn cảnh, sẵn sàng chấp nhận khó khăn, gian khổ. Đáp ứng được yêu cầu
của công việc. Để đạt được yêu cầu này, các sỹ quan sẽ được đào tạo về

83
nghiệp vụ chuyên ngành; tìm hiểu về các dự án đấu tranh chống tội phạm;
CSDL thông tin về tội phạm xuyên quốc gia.
- Sự trung thành: Trung thành với các tôn chỉ, mục đích của Tổ chức
INTERPOL; tuân thủ mệnh lệnh. Luôn khách quan trong xử lý tình huống và
có ý thức bảo vệ cũng như xây dựng hình hành của cơ quan, tổ chức mình.
Các sỹ quan sẽ được đào tạo về truyền thống, lịch sự và mục tiêu lý tưởng của
Tổ chức INTERPOL.
- Sự tôn trọng: Tôn trọng nhân quyền và sự đa dạng về văn hóa, sắc tộc,
tôn giáo, giới tính, độ tuổi … trong môi trường làm việc mang tính quốc tế đã
được quy định trong điều lệ của Tổ chức INTERPOL. Một vấn đề hết sức
quan trọng và nhạy cảm trong yêu cầu này là vấn đề chủ quyền quốc gia và vị
trí làm việc trong các cơ quan, tổ chức quốc tế. Các chương trình đào tạo để
đáp ứng yêu cầu này gồm có đào tạo về ngoại ngữ, văn hóa và cách thức làm
việc trong môi trường quốc tế.
- Khả năng làm việc nhóm: có khả năng làm việc nhóm trong sự đa
dạng về văn hóa và ngành nghề. Có khả năng xây dựng quan hệ đồng nghiệp
và mạng lưới làm việc. Để thực hiện tốt yêu cầu này, các sỹ quan cần phải có
sự chia sẻ về kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình làm việc, luôn đặt mục
tiêu nhóm lên trên. Các sỹ quan cũng cần tham gia trao đổi thông tin một cách
tích cực và theo chiều hướng xây dựng, đánh giá cao khả năng thuyết phục và
tìm kiếm sự đồng thuận giữa các thành viên trong nhóm. Sẵn sàng hỗ trợ đồng
đội trong mọi tình huống.
- Ý thức phát triển: Không ngừng học tập, nâng cao trình độ, chủ động
và sáng tạo trong công việc. Yêu cầu này đòi hỏi các sỹ quan phải có tinh thần
trách nhiệm cao và ý thức cầu tiến trong công việc. Lĩnh vực đào tạo có liên
quan đến yêu cầu này là: Đào tạo đào tạo viên với mục tiêu nhân rộng những
kiến thức được học đến những đồng nghiệp khác thông qua việc tổ chức các
khóa học tại đơn vị. Các đào tạo khác là đào tạo về khả năng quản lý, quản lý
dự án và ngân sách ...

84
- Kỹ năng giao tiếp: Đào tạo phát triển khả năng viết, nói, ứng xử một
cách rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục và lôi cuốn được sự chú ý của người đối
thoại, qua đó gây được ảnh hưởng đối với khán giả hoặc độc giả. Các khóa
đào tạo cần thiết đối với yêu cầu này là : đào tạo về khả năng viết và sử dụng
các phần mềm, công cụ hỗ trợ cho thuyết trình hoặc trình chiếu; đào tạo về
khả năng thuyết trình trước đám đông …

Thông qua việc đặt ra yêu cầu nêu trên, vấn đề phát triển đội ngũ cán
bộ trong tương lai cũng như tập trung vào các lĩnh vực đào tạo và phát triển sẽ
góp phần xây dựng được một hệ thống những nhân tố tích cực có thể hiểu biết
đúng và hành động đúng trong các tình huống đấu tranh chống tội phạm
xuyên quốc gia. Được xác định như là yếu tổ chủ quan có tính quyết định,các
yêu cầu cơ bản khi được đáp ứng sẽ tất yếu mang lại một kết quả mong đợi và
giảm bớt được hậu quả của những yếu tố khách quan tiêu cực khác.

Đối với lực lượng Cảnh sát nước ta trong giai đoạn hiện nay, kiến thức
chuyên môn về lĩnh vực hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm của
cán bộ chiến sỹ còn nhiều hạn chế, nhất là về mặt ngôn ngữ. Chính vì vậy,
trong hầu hết những vụ án có liên quan đến nước ngoài, lực lượng điều tra
viên đã mất rất nhiều thời gian để nắm bắt, hiểu được bản chất của vụ việc
dẫn đến việc tham mưu, đề xuất hoặc triển khai thực hiện các hoạt động
nghiệp vụ còn thiếu sáng tạo, cứng nhắc, hiệu quả thấp hoặc thậm chí có
trường hợp còn vi phạm pháp luật quốc tế gây phản ứng không đáng có từ phí
các cơ quan chức năng của nước ngoài. Trong nhiều vụ án nghiêm trọng
mang tính chất xuyên quốc gia, lực lượng Cảnh sát có thể cử cán bộ ra nước
ngoài để phối hợp điều tra, thu thập chứng cứ phục vụ công tác điều tra, truy
tố, xét xử trong nước, nhưng do những rào cản về ngôn ngữ cũng như pháp
luật quốc tế đã ảnh hưởng nhiều đến kết quả công việc và tạo ra tâm lý ngại
va chạm đối với điều tra viên. Thêm vào đó, những giới hạn về vấn đề ngoại
ngữ còn gây ra nhiều khó khăn trong hợp tác quốc tế trao đổi thông tin tội
85
phạm, chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh, thậm chí kể cả việc tham dự các Hội
nghị, Hội thảo quốc tế, các diễn đào trao đổi kinh nghiệm của của cán bộ
chiến sỹ trong lực lượng CSND.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, vấn đề tăng cường năng lực cho
cán bộ chiến sỹ Cảnh sát nói riêng và của đội ngũ thi hành pháp luật chống
tội phạm xuyên quốc gia nói chung cần phải được đặc biệt chú trọng. Cần kết
hợp đào tạo kiến thức về ngoại ngữ, công nghệ thông tin với đào tạo nâng cao
trình độ nghiệp vụ, pháp luật quốc gia, quốc tế cũng như những thông lệ quốc
tế. Các trường đào tạo của ngành cần phát triển mô hình đào tạo cán bộ chiến
sỹ CAND dưới hình thức liên kết với nước ngoài tổ chức tại Việt Nam hoặc
chuyển tiếp thực tập đào tạo tại nước ngoài ở trình độ cao. Ngoài ra, cần
nghiên cứu bổ xung, sửa đổi, nâng cao chất lượng từng bước nhằm hoàn
chỉnh các giáo trình, giáo án phù hợp với sự thay đổi của tình hình phát triển
kinh tế đất nước, bổ xung kiến thức nền nói chung cũng như giảng dậy về tình
hình cũng như xu thế phát triển của tội phạm trên thế giới. Việc cập nhật kiến
thức và đào tạo bổ xung, nâng cao cho đội ngũ cán bộ cũng cần phải đặc biệt
quan tâm để góp phần xây dựng mặt bằng chung về năng lực cán bộ thi hành
pháp luật so với khu vực và thế giới.

3.3 Tăng cƣờng phối hợp quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm
xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam

Kể từ khi lực lượng CSND gia nhập Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế
INTERPOL năm 1991 và Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á
ASEANAPOL năm 1996, công tác hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tôi
phạm xuyên quốc gia đã và đang được thực hiện tốt và ngày càng phát triển.
Các cơ quan thi hành pháp luật Việt Nam trong đó có lực lượng CAND đã
xây dựng và phát triển được nhiều mối quan hệ hợp tác thân thiện, hữu nghị
với nhiều cơ quan thi hành pháp luật trên thế giới và trong khu vực với tinh

86
thần hợp tác có đi có lại theo đúng quy định của pháp luật các quốc gia, phù
hợp với pháp luật, tập quán và thông lệ quốc tế. lực lượng Cảnh sát Việt Nam
đã phối hợp với các cơ quan thi hành pháp luật nước ngoài điều tra làm rõ
nhiều vụ án, khám phá bóc gỡ hàng trăm đường dây buôn lậu ma túy, đường
dây buôn bán người xuyên quốc gia.

Trong ấn phẩm “Con số và sự kiện” của tổ chức INTERPOL phát hành


năm 2007: mỗi tháng Tổ chức này đã phối hợp với các nước thành viên giải
cứu được 8 trẻ em bị bán ra nước ngoài; phát hiện 480 đối tượng sử dụng giấy
thông hành giả, bị mất hoặc mất cắp; 2400 ô tô bị mất cắp và 430 đối tượng
truy nã quốc tế và đối tượng khủng bố đã bị bắt giữ [20;18] ...

Tuy nhiên những con số trên mới chỉ là kết quả thực sự khiêm tốn so
với xu hướng gia tăng của tội phạm xuyên quốc gia ngày nay và so với trên 7
tỷ người dân đang sinh sống trên hành tinh chúng ta. Vấn đề đặt ra là các
quốc gia cần phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong đấu tranh phòng chống tội
phạm xuyên quốc gia. Trong thời gian tới, lực lượng INTERPOL Việt Nam
đang tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Công an triển khai các chương trình, dự án
nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả hợp tác quốc tế phòng chống tôi phạm:

3.3.1 Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi, chia sẻ thông tin thông qua
kênh hợp tác INTERPOL

Tổ chức INTERPOL bắt đầu xây dựng CSDL tội phạm trên Hệ thống
thông tin toàn cầu I-24/7 kể từ năm 2002 gồm có CSDL giấy thông hành; ô
tô; tác phẩm nghệ thuật bị mất, mất cắp; CSDL truy nã quốc tế đối với tội
phạm; CSDL về tội phạm có tổ chức … Tính đến nay chỉ có khoảng 129/
tổng số 186 quốc gia thành viên INTERPOL đã tiến hành cập nhật cơ sở dữ
liệu giấy thông hành bị mất, mất cắp (hiện có 14 triệu hồ sơ); CSDL truy nã
quốc tế với trên 50 ngàn đối tượng do các quốc gia thành viên cung cấp;

87
CSDL về ô tô mất cắp với trên 300 ngàn hồ sơ do 50 quốc gia thành viên
cung cấp.[21;2]

Bảng số liệu các quốc gia cập nhật CSDL giấy thông
hành bị mất cắp

150
121 129

100 91
65 Quốc gia
50 35
10
0
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
(Nguồn: INTERPOL At Work 2007)

Như vậy có thể thấy số liệu trên chưa phản ánh thực tế tình trạng hoạt
động của bọn tội phạm cũng như dữ liệu thật về tội phạm xuyên quốc gia trên
toàn thế giới. Vấn đề cốt lõi là các quốc gia phải khai thác cũng như cung cấp
dữ liệu để làm giàu CSDL tội phạm dùng chung của Tổ chức INTERPOL.

Bên cạnh việc cam kết cập nhật đầy đủ thông tin vào CSDL thông tin
tội phạm dùng chung, các quốc gia thành viên cần phải áp dụng việc tìm kiếm
một cách tối đa vào CSDL và trao đổi thông tin qua hệ thống thư điện tử của
Tổ chức INTERPOL.

Bảng số liệu người sử dụng Hệ thống thông tin toàn cầu I-24/7

20000
16100 2004
15000
2005
11614
10000 2007
8920
7161 2007
5000
2008
2252
0
2004 2005 2007 2007 2008

(Nguồn: INTERPOL Fact Sheet 2007)

88
3.3.2 Mở rộng quyền truy nhập và khai thác thông tin đến các cơ quan
thi hành pháp luật khác

Việc cập nhật thường xuyên vào CSDL tội phạm dùng chung sẽ làm
giàu CSDL. Tuy nhiên một vấn đề khác đặt ra là khai thác và sử dụng làm sao
cho hiệu quả nhất các CSDL tội phạm. Nếu chỉ có các Văn phòng
INTERPOL quốc gia khai thác thì sẽ còn nhiều hạn chế, trong những hạn chế
đó có hạn chế về vấn đề thời gian, thêm nữa nếu CSDL chỉ dừng lại ở Văn
phòng INTERPOL quốc gia thì sẽ không thể bao quát hết được việc khai thác
triệt để những thông tin đã được các quốc gia chia sẻ trên Hệ thống thông tin
toàn cầu.

Để giải quyết vấn đề này, Tổ chức INTERPOL đã đưa ra giải pháp mở


rộng kết nối khai thác Hệ thống CSDL tội phạm sử dụng Hệ thống CSDL trực
tiếp (FIND) và Hệ thống CSDL tội phạm gián tiếp (MIND). Theo đó các cơ
quan thi hành pháp luật quốc gia như cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, hải
quan, thuế … sẽ được phép khai thác CSDL của Tổ chức INTERPOL. Công
tác rà soát, phát hiện các đối tượng truy nã, đối tượng sử dụng giấy thông
hành giả hoặc mất cắp, ô tô bị mất cắp … sẽ được thực hiện ngay trên CSDL
của INTERPOL. Khi phát hiện đối tượng nghi vấn, Hệ thống sẽ ngay lập tức
gửi thông báo kết quả tra cứu đến Văn phòng INTERPOL quốc gia, Ban tổng
thư ký INTERPOL và các quốc gia sở hữu CSDL để có biện pháp phối hợp
xử lý và hành động chung.

Kết quả thống kê cho thấy sau khi triển khai mở rộng khai thác và cập
nhật CSDL dùng chung của Tổ chức INTERPOL, số lượng tìm kiếm vào
CSDL tăng một cách đột biến và tỉ lệ thuận với nó là số lượng tội phạm
xuyên quốc gia bị phát hiện tại các quốc gia trên:

89
SL tìm kiếm ĐT bị phát hiện SL tìm kiếm ĐT bị phát hiện
Quốc gia
năm 2006 năm 2006 năm 2007 năm 2007
Pháp 561,584 66 5,391,456 583
Thụy Sỹ 4,173,110 1,315 3,824,243 1,476
Antiqua và Barbuda 0 0 1,094,201 115
Barbados 119 5 894,680 157
Trinida và Tobago 26 0 840,326 194
(Số liệu về các lượt tìm kiếm trên CSDL và các đối tượng bị phát hiện năm 2006 và 2007)
(Nguồn: INTERPOL At Work 2007)

3.3.3 Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan thi hành pháp luật
nước ngoài khác

Qua thực tiễn phối hợp đấu tranh chống tôi phạm xuyên quốc gia qua
kênh hợp tác Inteprol trong những năm qua, còn có nhiều hạn chế về mặt hợp
tác trao đổi và chia sẻ thông tin tội phạm xuyên quốc gia. Tình trạng chung là
hầu hết các Văn phòng INTERPOL quốc gia còn hạn chế về cơ sở vật chất,
kỹ thuật, đặc biệt là nhân lực. Nhiều Văn phòng INTERPOL quốc gia chí có
số lượng cán bộ dưới 10 người, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phối
hợp. Những tình huống cần có sự phối hợp ngay lập tức nếu thông qua kênh
INTERPOL tại một số quốc gia có hoạt động kém hiệu quả sẽ dẫn đến hệ quả
là các vụ việc không được xử lý một cách kịp thời dẫn đến bỏ sót, lọt tội
phạm.

Để chủ động cho hoạt động của mình, với chức năng được giao là đầu
mối hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia
liên quan đến Việt Nam, trong những năm qua, ngoài kênh hợp tác
INTERPOL, Văn phòng INTERPOL cũng chủ động đặt mối quan hệ hợp tác
với các quốc gia khác thông qua hệ thống Văn phòng sỹ quan liên lạc Cảnh
sát các nước tại Việt Nam hoặc tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Văn
phòng liên lạc sỹ quan Cảnh sát các nước Úc, CH Séc, Đức, Mỹ, và nhiều
nước Đông Nam Á khác). Ngoài ra, Văn phòng INTERPOL còn thiết lập các

90
quan hệ phối hợp với các tổ chức quốc tế như : Cơ quan phòng chống ma túy
và tôi phạm của Liên Hợp quốc - UNODC, cơ quan bài trừ ma túy Mỹ -
DEA, Tổ chức hàng hải Quốc tế IMO, tô chức di dịch cư thế giới IOM, Cục
điều tra liên bang Mỹ - FBI , các tổ chức quốc tế có chi nhánh tại khu vực và
các tổ chức khác nhằm phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong xử lý các vụ việc
khẩn cấp.

Ngoài ra, với tư cách là cơ quan phối hợp tác chiến, lực lượng Cảnh sát
cần đề xuất với Bộ Công an về chiến lược hợp tác song phương với các nước
thường xuyên có quan hệ phối hợp để tiến tới ký kết những Biên bản ghi nhớ
hợp tác và cao hơn nữa là Những Hiệp định tương trợ tư pháp song phương.
Đây sẽ là những căn cứ có tính pháp lý cao để thực hiện các cam kết về phối
hợp đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tạo lập môi trường ổn
định, thúc đẩy các hoạt động đầu tư và phát triển đất nước.

3.3.4 Xây dựng trung tâm CSDL tội phạm xuyên quốc gia liên quan
đến Vệt Nam

Để tập trung đầu mối hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên
quôc gia liên quan đến Việt Nam, Văn phòng INTERPOL đang tích cực triển
khai xây dựng CSDL tội phạm xuyên quốc gia về các lĩnh vực: Tội phạm
khủng bố, kinh tế tài chính, buôn bán người, tội phạm công nghệ cao ... Mục
đích của việc xây dựng trung tâm CSDL là để khắc phục tình trạng phân tán,
thiếu tập trung trong việc khai thác và cập nhật CSDL tội phạm dẫn đến tình
trạng các thông tin không đầy đủ và thiếu hiệu quả. Trong những năm qua,
INTERPOL Việt Nam đã phối hợp với Ban tổng thư ký INTERPOL thiết lập
kết nối Hệ thống thông tin toàn cầu I-24/7; phối hợp với Hiệp hội Cảnh sát
các nước Đông Nam Á xây dựng Hệ thống CSDL ASEANAPOL E-ADS và
Cảnh sát quốc gia Nhật Bản xây dựng Hệ thống CSDL tội phạm máy tính khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương.

91
Chú trọng xây dựng và hoàn thiện trung tâm thông tin và cơ sở dữ liệu
điện tử Quốc gia về tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam, qua đó
mở rộng kết nối đến các đơn vị nghiệp vụ liên quan từ Trung ương đến Công
an các địa phương trọng điểm nhằm chủ động trong phối hợp chia sẻ thông
tin tội phạm, kinh nghiệm điều tra, xử lý tội phạm, tạo cơ chế phối hợp chặt
chẽ giữa các lực lượng nghiệp vụ trong ngành cũng như các cơ quan thi hành
pháp luật quốc tế khác, phát huy tối đa hiệu quả hợp tác quốc tế phòng chống
tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam.

Trong chương trình CNTT đến năm 2010, INTERPOL Việt Nam quyết
tâm xây dựng Trung tâm CSDL tội phạm xuyên quốc gia và mở rộng quyền
truy nhập đến các cơ quan thi hành pháp luật khác nhằm khai thác và cập nhật
thông tin về tội phạm xuyên quốc gia, phục vụ tốt công tác đấu tranh chống
tội phạm trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

92
KẾT LUẬN

Thế kỷ XXI đang mở ra cho các quốc gia thế giới nhiều cơ hội phát
triển mạnh mẽ nhưng cung tiềm ẩn không ít những thách thức cần phải đối
diện. Tuy nhiên, một điều khẳng định chắc chắn là tội phạm, đặc biệt tội
phạm xuyên quốc gia sẽ gia tăng mạnh cả về số lượng cũng như tính chất,
mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng trong những năm tới đây khi những
khoảng cách về không gian và thời gian ngày càng được thu hẹp, tiến tới xóa
bỏ một cách cơ bản trong môi trường “làng toàn cầu” trong tương lai không
xa. Để có thể đấu tranh có hiệu quả, tiến tới kiềm chế và kiểm soát được tội
phạm xuyên quốc gia, các quốc gia không còn lựa chọn nào khác ngoài việc
tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa để chống lại “tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia” vốn được coi là đe dọa lớn nhất của Thế giới trong thể kỷ này.

Ở nước ta, sự tác động của kinh tế thị trường và hội nhập cũng xuất
hiện nhiều tội phạm mới, những loại tội phạm có tính truyền thống nay lại
thêm yếu tố nước ngoài như tội phạm ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, tội
phạm tin học, tội phạm buôn lậu, rửa tiền, lừa đảo kinh tế quốc tế; trộm cắp
cước viễn thông; trộm cắp tiền qua thẻ tín dụng … phương thức thủ đoạn
phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt và hình thành một số ổ nhóm xuyên
quốc gia.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm trong thời
gian tới, các cơ quan lập pháp, hành pháp và hệ thống các cơ quan tư pháp
phải chú trọng nghiên cứu, dự báo tình hình tội phạm; chủ động xây dựng
chiến lược phòng, chống tội phạm từ những nguyên nhân kinh tế, xã hội và
những tác động mang tính quốc tế. Trong việc điều tra xử lý tội phạm phải
xem xét trong mối quan hệ tổng thể vừa chống được tội phạm vừa bảo đảm

93
cho việc phát triển hợp tác kinh tế quốc tế; ngăn chặn hành vi phạm tội vì cục
bộ địa phương gây phương hại cho lợi ích quốc gia.

Với vai trò điều phối hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm
xuyên quốc gia và cung cấp dịch vụ hỗ trợ Cảnh sát, trong những năm qua,
Tổ chức INTERPOL đã tự khẳng định được vị trí hết sức quan trọng của
mình, xứng đáng là tổ chức quốc tế liên chính phủ lớn nhất hành tinh về hợp
tác Cảnh sát quốc tế. Tuy nhiên để đạt được những mục tiêu chung, các quốc
gia thành viên cần tích cực hơn nữa để xóa bỏ những rào cản trong quan hệ
quốc tế và cam kết mạnh mẽ hơn nữa trong các hoạt động chung đấu tranh
phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong Nghị quyết 09 và
chương trình quốc gia phòng chống tội phạm từ nay đến năm 2010 của Việt
Nam: “Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm, nhất là với
tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL), Hiệp hội Cảnh sát các nước
Đông Nam Á (ASEANAPOL), các nước láng giềng, khu vực ASEAN và các
nước có quan hệ truyền thống. Thực hiện có hiệu quả các hiệp định, hiệp ước
tương trợ tư pháp về hình sự, hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm đã
ký kết với các nước, các tổ chức quốc tế nhằm chủ động phòng ngừa, đấu
tranh có hiệu quả các loại tội phạm xuyên quốc gia, có tính quốc tế, tội phạm
khủng bố”.[12;2] Trong những năm qua, Cảnh sát Việt Nam đã giành được
nhiều thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống tội phạm, tội phạm xuyên
quốc gia và cũng đã có những chuyển biến tích cực để hội nhập quá trình toàn
cầu hóa nói chung và toàn cầu hóa đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia
trên toàn thế giới.

Nhiệm vụ trước mắt đặt ra hết sức nặng nề đối vói lực lượng Cảnh sát
là cần đổi mới về cách thức đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội
phạm xuyên quốc gia. Những đổi mới này phải được xuất phát từ nhận thức

94
và tư duy và phải được thực hiện một cách đồng bộ, triệt để với sự phối hợp
chặt chẽ từ phía các cơ quan thi hành pháp luật quốc gia. Với vai trò chủ công
trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tội phạm, lực lượng Cảnh sát phải nâng
cao chất lượng toàn diện; củng cố và phát triển chất lượng phong trào quần
chúng bảo vệ an ninh quốc gia; tăng cường hợp tác quốc tế để hoàn thành
nhiệm vụ đấu tranh trấn áp và đẩy lùi tội phạm; gìn giữ môi trường an ninh,
an toàn, tạo điều kiện để đất nước phát triển bền vững./.

95
Tài liỆu tham khẢo

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bộ Chính trị (2005), Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội
2. Bộ Công an (2006), 60 năm lực lượng Cảnh sát nhân dân, NXB Công an
nhân dân - Hà Nội
3. Bộ Công an (2007), Kỷ yếu: Phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trong
bối cảnh toàn cầu hóa và Hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc
gia - Hà Nội.
4. Bộ Ngoại giao (1998), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình
Dương APEC, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội.
5. Đoàn Năng (2001), Một số vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế,
NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội.
6. Đoàn Năng, Nông Quốc Bình, Nguyễn Bá Chiến (1997), Giáo trình tư
pháp quốc tế, Đại học quốc gia Hà Nội.
7. Hoàng Lan Hoa (2004), ASEM 5 cơ hội và thách thức, Lý luận chính trị -
Hà Nội.
8. Nguyễn Đình Bin (2005), Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000, NXB Chính
trị quốc gia - Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Thanh (2002), Về chủ nghĩa khủng bố, NXB Chính trị quốc
gia - Hà Nội.
10. Nguyễn Xuân Yêm (2000), Dẫn độ tội phạm, tương trợ tư pháp hình sự
và chuyển giao phạm nhân quốc tế trong phòng chống tội phạm, NXB
Chính trị quốc gia - Hà Nội.
11. Bộ Ngoại giao (2002), Các điều ước đa phương về ngăn ngừa và trừng
trị khủng bố quốc tế, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội.

96
12. Thủ tướng Chính phủ (1998), Nghị Quyết số 09/1998/NQ-CP ngày
31/7/1998 của Thủ tướng Chính Phủ về tăng cường công tác phòng
chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.
13. Văn phòng Chính Phủ (2004), Chỉ thị số 37/2004/CT-TTg về việc tiếp tục
thực hiện Nghị Quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương trình Quốc gia
phòng, chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010, Hà Nội.
14. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2004), Chủ nghĩa khủng bố toàn cầu.
Vấn đề và tiếp cận, NXB Khoa học xã hội - Hà Nội.
15. Vương Dật Châu (2004), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa,
NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội.

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

16. André Bossard (1990), Transnational Crime and Criminal Law, Office
of International Criminal Justice - International Criminal Justice
Department of the University of Illinois in Chicago, U.S
17. Antonio Nicaso and Lee Lamothe (1995), Global Mafia, Macmillan
Canada.
18. Department of Foreign Affairs (2000), Transnational Crime: A Threat to
International Peace and Security: A Briefing Presented to the Foreign
Service Institute, The Philippines.
19. INTERPOL (1956), ICPO-INTERPOL Constitution and General
Regulations, INTERPOL.
20. INTERPOL (2007), Annual Report: At Work, INTERPOL.
21. INTERPOL (2007), Experts meet at INTERPOL to advise on
Bioterrorism Prevention Programme, INTERPOL.
22. INTERPOL (2007), Fact sheet, INTERPOL.
23. Louise Shelley (2006), The Globalization of Crime and Terrorism,
Moscow.

97
24. Michel Camdessus (1998), Money Laundering: The Importance of
International, International Moneytary Fund.
25. Peter Reuter and Carol Petrie (1999), Transnational Organized Crime:
Summary of a Workshop - Washington DC 1999 - Commission on
Behavioral and Social ciences and Education National Research
Council, NATIONAL ACADEMY PRESS Washington, DC.
26. United Nations (1998), World Drug Report, United Nations Drug
Control Programme.
27. Yizhou Wang (2004), Non Tranditional Security Issues, Institute of
World Economics and Politics - PRC

Tài liệu tham khảo qua các trang thông tin điện tử

28. http://www.INTERPOL.int
Trang thông tin điện tử chính thức của Tổ chức INTERPOL
29. http://www.unodc.org
Trang thông tin điện tử chính thức của Cơ quan phòng chống ma túy và
tội phạm của Liên Hợp quốc.
30. http://www.transnationalcrimesblog.com/
Trang thông tin điện tử của tổ chức McNabb. Thông tin trên trang này
được sử dụng để viện dẫn trên các tạp chí chuyên khảo và trang thông tin
của các hàng thông tấn lớn như BBC, CNN, Chicago Tribune, the Los
Angeles Times, MSNBC và FOX News …
31. http://en.wikipedia.org/wiki/Transnational_crime
Trang thông tin bách khoa toàn thư
32. http://www.worldbank.org
Trang thông tin chính thức của Ngân hàng thế giới
33. http://www.bkav.com.vn
Trang thông tin điện tử của Trung tâm an ninh mạng Bách khoa.
34. http://www.laodong.com.vn/Home/phapluat/2007/4/31089.laodong
98

You might also like