Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

IV.

Hội nhập quốc tế và lãnh đạo của Đảng


https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chi-tiet-tim-kiem/-/2018/826434/hoi-
nhap-quoc-te-toan-dien%2C-sau-rong%2C-linh-hoat%2C-hieu-qua-theo-tinh-than-
%C4%91ai-hoi-xiii-cua-%C4%91ang.aspx

Khái niệm “hội nhập” được đề cập lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội VIII của
Đảng (năm 1996): “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế
giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản
phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả”(2). Đến Đại hội IX (năm 2001), chủ trương
hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được nhấn mạnh: “Chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp
tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích
dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi
trường” (3)
(2), (3) Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (phần I), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019, tr. 690,
878

A. Quan điểm, định hướng của Đảng về hội nhập quốc tế


https://stp.thuathienhue.gov.vn/?gd=26&cn=696&tc=8437

Từ những năm 1980 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thức được tính
cần thiết và tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế. Đường lối, chủ trương hội nhập
kinh tế của Đảng đã được đề ra nhất quán, không ngừng được hoàn thiện và triển
khai tích cực, phù hợp với tình hình cụ thể của đất nước. Đại hội Đảng lần thứ VI
(1986) đã đề ra đường lối Đổi mới toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh vực của nền kinh
tế. Nếu như tại Đại hội V (1982), Đảng chỉ xác định “Ưu tiên mở rộng sự hợp tác
toàn diện giữa nước ta với Liên Xô và các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế”
thì đến Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng đã đưa ra chủ trương tranh thủ
những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày
càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế trong “Hội đồng tương trợ
kinh tế và mở rộng với các nước khác”; xác định quan hệ kinh tế quốc tế giai đoạn
này không chỉ tập trung vào Liên xô và các nước trong cùng hệ thống xã hội chủ
nghĩa mà phải mở rộng quan hệ với các nước thứ ba, các nước công nghiệp phát
triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng
có lợi.
Tới Đại hội VII (1991), Đảng ta định hướng: “Độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ đối ngoại” với phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả
các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
Đây là một cột mốc quan trọng đánh dấu bước khởi đầu của Việt Nam tham gia hội
nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ mới. Nhờ chủ trương này, Việt Nam đã đẩy lùi
được chính sách bao vây cô lập, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối
ngoại song phương và đa phương.
Giai đoạn sau này (Đại hội IX, X, XI, XII), Đảng đã nhấn mạnh tới việc chủ động,
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực,
nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế song vẫn phải đảm bảo độc lập tự chủ. Sau khi
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 01/2007, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày
05/02/2007 Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh
và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO. Đại hội lần thứ XI của Đảng đã
đề ra đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có
chủ trương rất quan trọng là “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Từ “hội nhập
kinh tế quốc tế” của các kỳ đại hội trước, chuyển sang “hội nhập quốc tế” một cách
toàn diện là một bước phát triển quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng ta.

B. Chính sách, chiến lược, đường lối, nhiệm vụ, mục tiêu
của Đảng
*Chính sách, chủ trương

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-06-NQ-TW-
thuc-hien-tien-trinh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-giu-vung-on-dinh-chinh-tri-xa-hoi-
2016-332532.aspx

Dựa vào Nghị quyết số 06-NQ/TW

1. Chủ trương, chính sách chung


- Xử lý thỏa đáng mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế,
xây dựng nền kinh tế có khả năng tự chủ cao, ứng phó được với những biến động
kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh kinh tế.

- Thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, coi đây
vừa là tiền đề, vừa là hệ quả của hội nhập kinh tế quốc tế, là giải pháp có tính quyết
định để nâng cao nội lực nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của giai đoạn
hội nhập kinh tế quốc tế mới, bảo đảm nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Xác định gia tăng xuất khẩu, số lượng và chất lượng thu hút đầu tư nước ngoài,
nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh
tế là các tiêu chí kinh tế trực tiếp để đánh giá kết quả hội nhập quốc tế về kinh tế.

- Tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận
lợi cho phát triển nhanh và bền vững; thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị trong tình hình mới và thực thi các cam
kết quốc tế. Tập trung nghiên cứu, triển khai thực hiện các giải pháp mới có hiệu
quả để phát huy sức mạnh tổng hợp và sự sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp,
doanh nhân; huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư
phát triển.

- Trong 5 - 10 năm tới, tập trung khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, xây dựng
các cơ chế, chính sách phòng vệ thương mại, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp
quốc tế; có chính sách phù hợp hỗ trợ các lĩnh vực có năng lực cạnh tranh thấp
vươn lên; tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ, trình độ pháp luật quốc tế,
xây dựng hàng rào kỹ thuật, biện pháp phòng vệ chủ động phù hợp.

2. Chủ trương, chính sách riêng


- Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực thực thi pháp luật
- Nâng cao năng lực cạnh tranh
- Tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
- Tăng cường quốc phòng, an ninh
- Nâng cao và phát huy hiệu quả uy tín và vị thế quốc tế
- Bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc
- Giải quyết tốt các vấn đề xã hội
- Giải quyết tốt các vấn đề môi trường
- Đổi mới tổ chức, hoạt động của tổ chức công đoàn và quản lý tốt sự ra đời, hoạt
động của các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp

*Mục tiêu

https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/827613/hoi-nhap-kinh-
te-quoc-te-cua-viet-nam-giai-doan-2011---2022--nhin-tu-qua-trinh-trien-khai-doi-
moi-tu-duy-cua-dang.aspx

Về mục tiêu, Đại hội XI của Đảng xác định “xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư,
mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực
về vốn, khoa học - công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến”(6). Đại hội XII của Đảng
nhấn mạnh cần “đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế”(7). Để đáp
ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ
mới, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành
Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 5-11-2016, “Về thực hiện có hiệu quả tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta
tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”. Nghị quyết xác định mục
tiêu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam là: “Thực hiện tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội nhằm tăng cường khả
năng tự chủ của nền kinh tế, mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, tri
thức, kinh nghiệm quản lý, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời
sống nhân dân; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế”(8).

So với giai đoạn trước, mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế mà Nghị quyết số 06-
NQ/TW đưa ra thể hiện bước phát triển mới trong nhận thức, tư duy của Đảng về
hội nhập kinh tế quốc tế. Trước đây, biện pháp đa dạng hóa, đa phương hóa trong
quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế được sử dụng nhằm phá thế bao vây,
cấm vận, tranh thủ nguồn lực quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu thì đến giai
đoạn này, hội nhập kinh tế quốc tế có thêm nhiệm vụ nâng cao uy tín và vị thế của
đất nước. Vì vậy, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc tăng cường
tham gia và có tiếng nói tại các tổ chức khu vực, diễn đàn đa phương, nhất là các tổ
chức, diễn đàn về kinh tế, thương mại, phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế là
phương tiện tìm kiếm và thúc đẩy lợi ích, là việc chọn sân chơi và luật chơi phù
hợp để Việt Nam tham gia.
(6),(7): Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, phần II (Đại hội X, XI,
XII), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội
(8) Các nghị quyết của Trung ương Đảng 2016 - 2020, Nxb. Chính trị
quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 53

C. Thành tựu, thách thức


*Thành tựu (số liệu được cập nhật đến năm 2017)

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chi-tiet-tim-kiem/-/2018/826434/hoi-
nhap-quoc-te-toan-dien%2C-sau-rong%2C-linh-hoat%2C-hieu-qua-theo-tinh-than-
%C4%91ai-hoi-xiii-cua-%C4%91ang.aspx

Quá trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam được khẳng định
mạnh mẽ từ Đại hội IX của Đảng (năm 2001). Ngay từ khi mới ra đời, nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa đã có nhiều nỗ lực thiết lập các mối quan hệ bang giao với
các nước trên thế giới, tham gia nhiều mặt của đời sống xã hội quốc tế, cộng đồng
thế giới. Ngay từ tháng 1-1946, nhân danh Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư đến Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp
quốc bày tỏ nguyện vọng Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (13). Có thể nhắc đến
những dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trước
Đại hội IX của Đảng (năm 2001), như thiết lập quan hệ ngoại giao với tuyệt đại đa
số các nước trên thế giới và quan hệ kinh tế - thương mại với hầu hết các nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới; trở thành thành viên của Liên hợp quốc (năm 1977),
Hội đồng tương trợ kinh tế (năm 1978), Liên minh Nghị viện thế giới (năm 1979),
Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) (năm 1991), ASEAN (năm 1995), Hội
nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) (năm 1996), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á -
Thái Bình Dương (APEC) (năm 1998)...

Tham gia vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu lương
thực, đã trở thành một nước xuất khẩu gạo (từ năm 1989) và hiện nay là một trong
ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với lượng xuất khẩu năm 2021 đạt 6,2
triệu tấn; và theo kế hoạch năm 2022, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt khoảng 6,3 đến
6,5 triệu tấn(14). Năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO). Năm 2018, Việt Nam đã tham gia ký kết CPTPP với tư cách
là một trong 11 nền kinh tế sáng lập.
Từ việc gia nhập WTO đến việc đàm phán, ký kết CPTPP, Việt Nam đã có bước
tiến dài trong hội nhập quốc tế, trở thành một nước trực tiếp tham gia định hình
khuôn khổ, luật lệ, chiều hướng vận động của nền kinh tế thế giới. Điều này một
lần nữa được khẳng định, khi Việt Nam là một trong 14 nước tham gia đàm phán
về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF).
Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với 230 nước và
vùng lãnh thổ; đã ký kết gần 100 hiệp định thương mại song phương, hơn 60 hiệp
định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 70 hiệp định tránh đánh thuế hai lần...

Tham gia vào nền chính trị thế giới, Việt Nam để lại nhiều dấu ấn và thể hiện là
một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã hai
lần được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
(nhiệm kỳ 2008 - 2009 và nhiệm kỳ 2020 - 2021); hai lần được bầu vào Hội đồng
Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 - 2016 và nhiệm kỳ 2023 - 2025). Việt
Nam đã đăng cai và chủ trì tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế quan trọng,
như Hội nghị cấp cao Tổ chức các nước sử dụng tiếng Pháp (năm 1997), Hội nghị
cấp cao ASEAN (các năm 1998, 2010 và 2020), Hội nghị cấp cao ASEM (năm
2005), Hội nghị cấp cao APEC (các năm 2006 và 2017)... Từ năm 2014, Việt Nam
đã cử một số sỹ quan và đơn vị quân đội, sỹ quan công an tham gia lực lượng gìn
giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Đóng góp tích cực cho nền văn minh nhân loại, Việt Nam có ba di sản thiên nhiên
thế giới(15), 15 di sản văn hóa thế giới (vật thể và phi vật thể) (16) và bốn di sản tư
liệu thế giới(17) được UNESCO vinh danh. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được
UNESCO vinh danh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của
Việt Nam.

(13) Xem: Bùi Thanh Sơn: “45 năm quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc: Đối tác tin
cậy vì hòa bình, hợp tác và phát triển”, báo Quân đội nhân dân, ngày 20-9-2022
(14) “Việt Nam có thể xuất khẩu gạo đạt và vượt kế hoạch trong năm 2022”, Báo
Điện tử Chính phủ, ngày 28-9-2022, https://baochinhphu.vn/viet-nam-co-the-xuat-
khau-gao-dat-va-vuot-ke-hoach-trong-nam-2022-102220928085819181.htm
(15) Vịnh Hạ Long; Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; Quần thể danh thắng
Tràng An.
(16) Tiêu biểu như: Quần thể di tích cố đô Huế; Phố cổ Hội An; Thánh địa Mỹ
Sơn; Hoàng thành Thăng Long; Thành Nhà Hồ; Nhã nhạc cung đình Huế; Không
gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca quan họ; Ca trù; Hát Xoan Phú
Thọ...
(17) Mộc bản triều Nguyễn; Bia Tiến sĩ Văn miếu - Quốc tử giảm; Mộc bản kinh
Phật chùa Vĩnh Nghiêm; Châu bản triều Nguyễn
*Thách thức

https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/
content/hoat-dong-doi-ngoai-va-hoi-nhap-quoc-te-tiep-tuc-cung-co-nang-cao-vi-
the-va-uy-tin-cua-viet-nam-tren-truong-quoc-te

Tuy nhiên, Đại hội XIII (tháng 1-2021) dự báo:“Thế giới đang trải qua những biến
động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Hòa bình, hợp tác và
phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn; cạnh
tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra dưới nhiều
hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng rủi ro đối với môi trường kinh
tế, chính trị, an ninh quốc tế”(3). Đại hội cũng chỉ rõ tác động tiêu cực và khó khăn,
thách thức mới đặt ra đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nhỏ trong
bối cảnh chủ nghĩa cường quyền, chủ nghĩa dân tộc cực đoan tiếp tục diễn biến
phức tạp, chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế gia tăng. Trong bối cảnh đó,
kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức lớn; toàn cầu hóa bị thách thức bởi
cạnh tranh nước lớn; cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại ngày càng gay gắt;
hệ thống tài chính, tiền tệ, chuỗi cung ứng không ổn định, tác động bất lợi đối với
nhiều quốc gia. Các vấn đề an ninh phi truyền thống, nhất là biến đổi khí hậu, an
ninh mạng, tội phạm xuyên biên giới ngày càng phức tạp, có thể gây ra những biến
động về kinh tế - xã hội, an ninh và phát triển của nhiều quốc gia.

Những biến động to lớn và đang trong giai đoạn quá độ trên tất cả bình diện chính
trị, an ninh, kinh tế, xã hội thế giới đang đặt ra đối với Việt Nam nhiều vấn đề cần
quan tâm xử lý để tranh thủ cơ hội, thuận lợi, đồng thời phòng ngừa và giảm thiểu
thách thức, khó khăn.

(3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự
thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 105

You might also like