Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CẢNH KHUYA

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa


Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Vầng trăng lan tỏa cả đất trời,lấp lánh trên dòng sông để lại nhiều xúc
động,tạo cảm hứng cho thi nhân.Trăng đi vào thơ Bác có màu sắc cổ
điển lẫn hiện đại.Bài thơ “Cảnh khuya” sáng tác ở chiến khu Việt
Bắc.Cả bài thơ đều toát lên vẻ đẹp thiên nhiên nhưng dấu ấn để làm mọi
người xúc động nhất là tấm lòng yêu nước thương dân của Bác Hồ.
Bài thơ được viết thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.Bác lãnh
đạo,chỉ huy cuộc kháng chiến nên có đầy nỗi lo toan việc nước,việc dân
vậy mà Bác vẫn dành những giây phút lắng động với thiên nhiên.Bài thơ
được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.Bài thơ mở ra là người đọc cảm
nhận ngay vẻ đẹp của thiên nhiên:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”
Hai câu thơ là bức tranh của thiên nhiên,có âm thanh,hình ảnh,màu
sắc.Nhà thơ dùng nghệ thuật so sánh tiếng suối như tiếng hát xa.Đêm
khuya,tiếng suối vọng lại cũng trầm bổng,du dương nghe như “tiếng hát
xa”.Tiếng suối róc rách dìu dặt hay cũng chính là âm thanh của tiếng
hát.Hòa cùng những âm thanh là hình ảnh “trăng” tỏa sáng,dìu dịu,nhè
nhẹ.Nói như nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Bác đầy
trăng”,lúc nào thơ Bác cũng có trăng.Bác nhắc đến trăng không chỉ để
thưởng thức mà ý nghĩa là tất cả nét đẹp của thiên nhiên.Điệp từ “lồng”
được lặp lại hai lần,trăng trên cao chiếu sáng đan xen vòm cổ thụ,in
xuống nền đất những hoa đất thật lung linh,huyền ảo.Cảnh khuya lúc
này đẹp như tranh vẽ.
Cảnh khuya rừng Việt Bắc có âm thanh tiếng suối róc rách,có hình ảnh
trăng đan xen vòm cổ thụ.Tạc vào khung cảnh thiên nhiên là hình ảnh
của vị chủ tịch vĩ đại.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chư ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Đọc 2 câu đầu,mọi người cảm nhận được tình yêu thiên nhiên sâu đậm
của Bác Hồ.Hai câu sau là hình ảnh của Bác,thao thức,chưa ngủ được vì
thương nước thương dân.Nhà thơ lập điệp ngữ “chưa ngủ” đến hai lần
nhằm nhấn mạnh ý nghĩa,những nỗi niềm tiêng tư trong lòng,những lo
toan việc nước việc dân của Bác.Bài thơ được viết trong thời kì đầu cuộc
kháng chiến chống Pháp,đất nước còn chìm đắm trong nô lệ,người dân
sống còn thiếu thốn nên Bác vẫn chưa thể nào yên giấc được.Đọc từng
lời,từng chữ có thể thấy được tình yêu nước tha thiết,sâu đậm của
Bác,đó là lí giải nguyên nhân Bác không ngủ được bằng một cụm từ “vì
lo nỗi nước nhà”.Đất nước chưa được độc lập,người dân chưa có đủ cơm
áo gạo tiền,cuộc sống ấm no thì Bác ko thẩ nào ngủ ngon giấc.Câu thơ
chất chứa tấm lòng của Bác làm cho ai cũng phải xúc động.
Bài thơ có vẻ đẹp thiên nhiên rừng Việt Bắc,có cả tình yêu nước da diết
của Bác Hồ.Người đọc nhớ đến Bác bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc vị
chủ tịch nước suốt đời tận tụy lo việc nước,việc dân.

You might also like