Đề Cương Nghiên Cứu - Đánh Giá Hiệu Quả Của Phương Pháp Trám Bít Hố Rãnh - Tổ 22 - Lớp y5 Rhm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

Phân công CV:

Tổng quan tài liệu: My, Lâm, Sơn Deadline: 23h-14/1/2024


Nội dung ( Đối tượng và phương pháp NC; Dự kiến kết quả; Phụ lục): Thắm, Minh Anh,
Huệ, Thịnh, Hán, Giang, Hà Linh, Hương Deadline: 23h-14/1/2024
Linh: Nội dung NCKH
Kế hoạch nghiên cứu: Khuyên Deadline: 20h-15/1/2024
Dự kiến bàn luận - Dự kiến kết luận + Bổ sung thêm phần đặt vấn đề để khớp với mục đích
so sánh hiệu quả + Lời cảm ơn : Nghĩa, Diệu Anh, Lương Deadline: 20h-15/1/2024
LINK: NCKH Y5 - Dự kiến bàn luận + kết luận
Rà soát : Thuỷ Deadline: 23h-15/1/2024
Làm word - Slide (Tài liệu tham khảo - Mục lục - Chỉnh form - làm slide Tiếng Anh): Phong
- Tùng - Hiếu Deadline: 23h-16/1/2024
Link tài liệu tham khảo
Báo cáo: Trung - Duy Deadline: 23h-17/1/2024
Sáng thứ 5(18/1) báo cáo tập duyệt

link tổng: NCKH 22


DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ


1

4 HS Học sinh
International Caries Classification and
Management System
5 ICCMS
Hệ thống phân loại và quản lý sâu răng quốc
tế
International Caries Detection and
Assessment System
7 ICDAS
Hệ thống phát hiện và đánh giá sâu răng quốc
tế

6 RHL Răng hàm lớn

3 RHM Răng Hàm Mặt


Statistical Product and Service Solutions
9 SPSS
Phần mềm thống kê, phân tích dữ liệu
8 TBHR Trám bít hố rãnh
10 VĐTRHM Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt
11
World Health Organization
12 WHO
Tổ chức Y tế Thế Giới
TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÁM BÍT HỐ RÃNH
DỰ PHÒNG SÂU RĂNG TRÊN RĂNG HÀM LỚN VĨNH VIỄN THỨ NHẤT Ở TRẺ 6 TUỔI
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM LIÊN - ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI NĂM HỌC 2023 - 2024

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong nhiều năm qua, ngành y tế đã nỗ lực thực hiện triển khai nhiều biện pháp kết hợp
giáo dục, dự phòng và can thiệp trên cộng đồng, tuy nhiên tỷ lệ bệnh sâu răng ở Việt Nam
vẫn còn rất cao, đặc biệt ở đối tượng trẻ em và người cao tuổi. Thực trạng đáng báo động
hiện nay là khoảng trên 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh răng miệng và chủ yếu là
bệnh sâu răng.

Tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em là một vấn đề cần phải quan tâm. Ở nước ta, theo
kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ 3 công bố năm 2019, trẻ em 6-8
tuổi đã có 20,9% sâu răng vĩnh viễn và tỷ lệ này tăng dần theo tuổi. Từ 9 tuổi, tỷ lệ sâu
răng vĩnh viễn của trẻ đã rất nghiêm trọng (34,4% – 43,7%) (1). Trẻ em ở độ 6 tuổi đã bắt
đầu mọc RHL vĩnh viễn thứ nhất, và đây là một trong những răng quan trọng của bộ răng
thực hiện nhiều chức năng. Về giải phẫu, những răng này có nhiều hố rãnh, nhiều răng có
thêm núm phụ và cấu trúc phức tạp. Thực tế, hầu hết sâu răng xuất phát từ hố rãnh các
mặt của răng.

Sâu răng nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng như viêm tủy, viêm quanh
chóp và mất răng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng, toàn thân và thẩm mỹ. Kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Hồng Lợi và cộng sự (2022) cho thấy nguyên nhân bệnh lý viêm
tuỷ không hồi phục trên RHL vĩnh viễn thứ nhất gặp nhiều nhất là do sâu răng, chiếm tỷ
lệ 93,9%, trong đó tỷ lệ sâu mặt nhai chiếm cao nhất (90,9%) (2). Mặt khác, điều trị sâu
răng đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, thời gian và cán bộ y tế có chuyên môn, thực sự là gánh
nặng cho xã hội. Vì vậy, việc chăm sóc và dự phòng sâu răng là vấn đề quan trọng và cấp
bách của xã hội, được chính phủ nước ta và các nước trên thế giới hết sức quan tâm.

Một trong những biện pháp dự phòng sâu răng mang lại hiệu quả cao là trám bít hố rãnh
trên các răng vĩnh viễn. Trám bít hố rãnh là phương pháp dễ thực hiện, áp dụng rộng rãi
và không đòi hỏi thiết bị cũng như vật liệu đắt tiền. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về
trám bít hố rãnh ở trong nước cũng như trên thế giới cho thấy hiệu quả và an toàn trong
phòng ngừa sâu răng.

Có hai loại chất trám bít được sử dụng chủ yếu hiện nay là: Resin-based sealants và Xi
măng glass-ionomer (3). Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã được công bố so sánh tác dụng
của Resin based sealants và glass-ionomer trong phòng ngừa sâu răng. Đánh giá có hệ
thống và các phân tích tổng hợp đã chỉ ra rằng cả glass-ionomer và resin-based sealants
đều có khả năng ngăn chặn sự phát triển của sâu răng (4-5). Cả hai loại chất trám bít đều
có những ưu và nhược điểm riêng. Khả năng lưu giữ của resin sealants được cho là tốt
hơn xi măng glass-ionomer (6). Tuy nhiên hạn chế lớn của việc trám bít bằng resin
sealants là quy trình lâm sàng cực kỳ nhạy cảm với độ ẩm (7). Trong khi đó xi măng
glass-ionomer lại ít nhạy cảm với độ ẩm hơn, không đòi hỏi việc cách ly chặt chẽ như
resin sealants, đồng thời vật liệu này còn có khả năng giải phóng Fluor (8). Hiện nay, trên
thị trường có rất nhiều các loại sản phẩm trám bít, trong đó có GC Fuji TRIAGE và
Clinpro Sealant là những sản phẩm trám bít đại diện lần lượt cho xi măng glass-ionomer và
resin-based sealants mà chúng tôi chưa tìm được những nghiên cứu thực sự về hiệu quả
trám bít hố rãnh của hai nhóm vật liệu này ở Việt Nam.

Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài "Đánh giá hiệu quả của phương pháp trám bít hố rãnh dự
phòng sâu răng trên răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất ở trẻ 6 tuổi tại trường Tiểu học
Kim Liên - Đống Đa - Hà Nội năm học 2023 - 2024" với những mục tiêu sau:

- Mô tả thực trạng sâu răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất ở nhóm trẻ 6 tuổi tại trường
Tiểu học Kim Liên - Đống Đa - Hà Nội năm học 2023 - 2024
- So sánh hiệu quả dự phòng sâu răng của GC Fuji TRIAGE và Clinpro Sealant trong
trám bít hố rãnh răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất ở nhóm trẻ 6 tuổi tại trường Tiểu
học Kim Liên - Đống Đa - Hà Nội năm học 2023 - 2024

1. Trịnh, Đình Hải. "Tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam năm 2019." Tạp chí Y học Việt Nam
502.1 (2021).
2. Hồng Lợi, N. ., & Hoàng Mỹ Hiền, N. . (2022). ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VIÊM TỦY KHÔNG
HỒI PHỤC TRÊN RĂNG CỐI LỚN THỨ NHẤT HÀM DƯỚI. Tạp Chí Y học Việt Nam, 512(1).
https://doi.org/10.51298/vmj.v512i1.2213
3. Anusavice, K.J.; Shen, C.; Rawls, H.R (2013). Phillips’ Science of Dental Materials; Elsevier Health
Sciences: Amsterdam, The Netherlands.
4. Yengopal V, Mickenautsch S, Bezerra AC, Leal SC (2009). Cariespreventive effect of glass ionomer and
resin-based fissure sealants on permanent teeth: a meta-analysis. J Oral Sci, 51, 373-382.
5. Beiruti N, Frencken JE, van’t Hof MA, van Palenstein Helderman WH (2006). Caries-preventive effect of
resin-based and glass ionomer sealants over time: a systematic review. Community Dent Oral Epidemiol,34,
403-409.
6. Subramaniam P, Konde S, Mandanna DK (2008). Retention of a resin-based sealant and a glass ionomer used
as a fissure sealant: A comparative clinical study. J Indian Soc Pedod Prev Dent, 26, 114-120.
7. Raadal M, Utkilen AB, Nilsen OL(1996) . Fissure sealing with a lightcured resin reinforced glass-ionomer
cement (Vitrebond) compared with a resin sealant. Int J Pediatr Dent,6,235-239.
8. Pereira AC, Pardi V, Basting RT, Menighim MC, Pinelli C, et al (2001). Clinical evaluation of glass
ionomers used as fissure sealants: twenty-four-month results. ASDC J Dent Child,68,168-174, 150.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.THỰC TRẠNG SÂU RĂNG Ở TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.1.1.Thực trạng sâu răng ở trẻ em trên thế giới.


Tình trạng sâu răng và chỉ số DMFT ở trẻ em còn khá cao và có chiều hướng gia tăng ở hầu
hết các nước có nền kinh tế đang phát triển trên toàn thế giới. Ở các nước phát triển như
Canada, Thụy Điển, Úc, Phần Lan trong những năm 60-70 có tỷ lệ sâu răng cao trên 90% dân
số. Tuy nhiên từ năm 80-90 đến nay, tỷ lệ này được cho thấy có nhiều biến động nhưng nhìn
chung là giảm nhiều so với trước. Có được điều này là do các nước đã áp dụng hiệu quả các
biện pháp dự phòng sâu răng như hướng dẫn vệ sinh răng miệng, fluor hóa nước uống.

Ở những quốc gia đang phát triển, tỷ lệ mắc bệnh sâu răng, đặc biệt là sâu răng ở trẻ em độ
tuổi đến trường vẫn còn cao. Một nghiên cứu về sức khỏe răng miệng ở học sinh Chepang tại
Nepal cho thấy tỷ lệ sâu răng ở trẻ 5-6 tuổi cao hơn mục tiêu được WHO và Liên đoàn Nha
Khoa quốc tế (FDI) khuyến nghị là dưới 50% trẻ em không bị sâu răng. Tỷ lệ sâu răng ở trẻ
5-6 tuổi là 52% và trẻ 12-13 tuổi là 41%. Điểm dmft/DMFT trung bình của trẻ từ 5-6 tuổi và
12-13 tuổi lần lượt là 1,59, 0,31 và 0,52, 0,84. 1

Nghiên cứu của nhóm tác giả trường đại học Saveetha và Times of India về tỷ lệ sâu răng và
nhu cầu điều trị ở trẻ em đang đi học ở Chandigarh. Kết quả cho thấy trong số 4493 đối
tượng nghiên cứu, tỷ lệ sâu răng được phát hiện là 47,3%. Điểm dmft và DMFT trung bình
của quần thể lần lượt là 1,06 ± 1,995 và 0,41 ± 1,022. 2

Một nghiên cứu khác về tỷ lệ sâu răng sữa và răng vĩnh viễn ở miền Đông Ả Rập Xê Út năm
2014 cho thấy tỷ lệ sâu răng chung ở răng sữa và răng vĩnh viễn là gần 73% (n=711). Ở trẻ 6-
9 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh sâu răng là khoảng 78% (n=397) trong khi ở trẻ 10-12 tuổi, tỷ lệ này là
khoảng 68% (n=314). Giá trị dmft trung bình ở trẻ 6-9 tuổi là 3,66±3,13. Giá trị DMFT trung
bình ở trẻ 10-12 tuổi là 1,94±2,0. 3

1.1.2.Thực trạng sâu răng ở trẻ em Việt Nam.

Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng sâu răng, kết quả đều cho thấy tỷ lệ
sâu răng đã giảm nhưng còn cao. Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ 3
công bố năm 2019 cho thấy, Việt Nam hiện có hơn 90% người có bệnh về răng miệng, trong
đó hơn 85% trẻ em 6-8 tuổi có sâu răng sữa, còn sâu răng vĩnh viễn gia tăng theo tuổi. 5

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trịnh Đình Hải năm 2019 tại 14 tỉnh thành đại diện cho
7 vùng địa lý của Việt Nam cho thấy tình trạng sâu răng vĩnh viễn xuất hiện sớm và tăng
nhanh theo tuổi. Có khoảng ¼ số trẻ em 6 tuổi có từ một đến sáu răng sâu, có 86,4% trẻ em
từ 6-8 tuổi bị sâu răng sữa và chỉ số dmft trung bình là 6,21. Tỷ lệ sâu răng cao nhất ở nhóm
tuổi 12 – 15 (43,7%).5

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hà Thu và cộng sự được tiến hành trên 586 trẻ 4-6 tuổi tại
Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trẻ mắc sâu răng trong nghiên cứu tương đối cao
(60,1 %). Tỷ lệ sâu răng cao nhất nằm ở vị trí các răng hàm hàm dưới (31,8 %) và răng cửa
hàm trên (21,1%). Chỉ số sâu mất trám của trẻ tăng dần theo lứa tuổi. Chỉ số sâu mất trám
chung của trẻ trong nghiên cứu là 3,79. 6

Theo một khảo sát về tình hình sâu răng sữa và các yếu tố liên quan ở trẻ mầm non thành
phố Huế năm 2020 cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ mầm non thành phố Huế còn rất cao, tỷ
lệ sâu răng chung là 77,2%, chỉ số sâu mất trám chung là 8,82, trong đó chỉ số trung bình
răng sâu là 8,25, mất răng là 0,09 và trám răng là 0,48. 7

1.1.3. Thực trạng sâu răng ở mặt nhai của răng hàm lớn thứ nhất.
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng mặt nhai của răng hàm lớn thứ nhất là vị trí dễ bị
tổn thương sâu răng nhất do sự tồn tại của các hố rãnh với cấu trúc phức tạp tạo điều kiện lý
tưởng cho thức ăn và các mảng bám vi khuẩn lắng đọng.

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Đình Tuyên và cộng sự tại 2 trường THCS Hợp
Thành và trường THCS Dương Minh Tự, tỉnh Thái Nguyên cho thấy sâu răng chủ yếu tập
trung ở các nhóm răng hàm có mặt nhai. Theo WHO tỷ lệ sâu răng 6 chiếm 60,6%, theo
ICDAS II tỷ lệ sâu răng 6 chiếm 86,3%, theo DD laser tỷ lệ sâu răng 6 là 93,1%. Tổn thương
sâu của răng 6 vĩnh viễn chủ yếu tập trung ở mặt nhai, ở trường Hợp Thành trong tổng số mặt
nhai răng 6 có tới 56,1% có tổn thương sâu răng từ giai đoạn sớm trở lên, trong khi đó mặt
ngoài chỉ có tỷ lệ sâu chiếm 13,3%. Ở trường Dương minh tự trong tổng số mặt nhai răng 6
có tới 54,1% có tổn thương sâu răng từ giai đoạn sớm trở lên, trong khi đó mặt ngoài chỉ có
tỷ lệ sâu chiếm 24,5%. 8

Trong đề tài nghiên cứu về thực trạng sâu răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất của học sinh 7-9
tuổi tại trường tiểu học Hermann Gmeiner tại Hà Nội của tác giả Võ Trương Như Ngọc và
cộng sự năm 2012 cho kết quả rằng tỷ lệ sâu răng hàm lớn thứ nhất là rất cao,thường gặp ở
mặt nhai, chiếm tỷ lệ cao nhất (48,7%).Tổn thương vỡ men định khu (ICDAS = 3) chiếm tỷ
lệ cao nhất ở mặt nhai (12,3%), và thấp nhất ở mặt gần và mặt xa (0.2%). Điều này đáng
được quan tâm để đẩy mạnh công tác nha khoa học đường trong trường học, hướng dẫn,
chăm sóc vệ sinh răng miệng cho các em học sinh được tốt hơn. 9

Một nghiên cứu khác về tỷ lệ sâu răng hàm lớn thứ nhất ở trẻ em từ 6-14 tuổi tại Sudan có kết
quả rằng tỷ lệ sâu răng hàm lớn vĩnh viễn là 61%, trong đó sâu mặt răng phổ biến nhất là mặt
nhai, tiếp theo là mặt ngoài, các bề mặt xa, gần và trong ghi nhận tỷ lệ sâu răng thấp hơn.
Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới có tỷ lệ sâu răng cao hơn (76,5%) so với răng
hàm trên (69,9%). 10

1.Prasai Dixit L, Shakya A, Shrestha M, Shrestha A (2013). Dental caries prevalence,


oral health knowledge and practice among indigenous Chepang school children of
Nepal. BMC oral Health,13, 1-5.
2.Prabakar J, John J, Srisakthi D (2015). Prevalence of dental caries and treatment
needs among school going children of Chandigarh. Indian Journal of Dental
Research ,27(5), 547-552.
3. Farooqi FA, Khabeer A, Moheet IA, Khan SQ, Farooq I, Aws S (2015). Prevalence
of dental caries in primary and permanent teeth and its relation with tooth brushing
habits among schoolchildren in Eastern Saudi Arabia. Saudi medical
journal,36(6),737.
4.
5. Nguyễn Thị Hồng Minh, Trịnh Đình Hải (2021). Tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở
trẻ em Việt Nam năm 2019. Tạp chí Y học Việt Nam, 502(1).
6. Nguyễn Hà Thu ,Trần Thị Mỹ Hạnh, Lương Minh Hằng (2021). Thực trạng sâu
răng sữa trên trẻ 4-6 tuổi tại một số trường mầm non ở Hà Nội. Tạp chí Y học Việt
Nam, 504 (2).
7. Trần Tấn Tài, Hoàng Vũ Minh (2022) . Khảo sát tình hình sâu răng sữa và các yếu
tố liên quan ở trẻ mầm non thành phố Huế năm 2020.
8. Trần Đình Tuyên (2021). Thực trạng bệnh sâu răng và hiệu quả can thiệp phục hồi
tổn thương sâu răng giai đoạn sớm bằng Gel Fluor đối với học sinh 12 tuổi tại huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung
Ương.
9. Võ Trương Như Ngọc, Nguyễn Kiều Ngân (2013). Thực trạng sâu răng hàm lớn
vĩnh viễn thứ nhất của học sinh 7-9 tuổi tại trường tiểu học Hermann Gmerner - Cầu
Giấy - Hà Nội 2012 , Tạp chí Y HỌC THỰC HÀNH, 876(7),59-61
10.Abuaffan AH, Hayder S, Hussen AA, Ibrahim TA(2018). Prevalence of dental
caries of the first permanent molars among 6-14 years old Sudanese children. Indian
Journal of Dental Education,1(1), 13-16.

1.2.SINH BỆNH HỌC, DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH SÂU RĂNG


1.2.1.Hình thể giải phẫu hố rãnh của răng vĩnh viễn
a)Định nghĩa hố rãnh
-Hố rãnh là vùng tương hợp giải phẫu-mô học của bề mặt men răng được mô tả như sau [1]
+)Rãnh chính hay rãnh phân múi : đường rãnh lớn ở vị trí tiếp giáp giữa các múi,ngăn cách
các múi với nhau
+)Rãnh phụ : các rãnh đi theo đường dốc phân múi răng thành các thùy
+)Hố biên : nằm ở 2 đầu rãnh chính
+)Hố phụ : nằm trên đường rãnh chính,vị trí tiếp giáp giữa các múi

Hình 1.1 : Vị trí hố rãnh trên răng hàm lớn


b)Hình thái học bề mặt hố rãnh
Cấu trúc hố rãnh phức tạo ở các răng hàm vĩnh viễn,răng hàm sữa và đôi khi là gót răng cửa
vĩnh viễn là điều kiện lý tưởng cho các mảng bám vi khuẩn,thức ăn lắng đọng tạo điều kiện
cho sâu răng phát triển
Hình thái học và độ sâu của hố rãnh liên quan đến tính nhạy cảm sâu răng
Có 4 loại hình thái cơ bản [2]
+)Loại chữ V (34%) : Nông,rộng,có khả năng tự làm sạch,phần nào đề kháng với sâu răng
+)Loại chữ U (14%) : Độ rộng từ phía trên xuống dưới tương đương nhau
+)Loại chữ I (19%) : Khe rãnh rất hẹp
+)Loại chữ IK (26%) : Khe rãnh rất hẹp và mở rộng phía đáy
+)Loại khác (7%)
Sự hình thành các rãnh trong quá trình hình thành chân răng là do hoạt động chế tiết của
nguyên bào tạo men ở thành rãnh vẫn tiếp tục hoạt động tạo thành men.Độ nông sâu của rãnh
phụ thuộc vào khoảng cách của các trung tâm phát triển và độ dày của lớp men do sự chờm
lên nhau của các nguyên bào tạo men trên bề mặt men ở đáy rãnh

Hình thái học hố rãnh thay đổi theo từng răng và từng cá nhân.Nhìn chung,một răng hàm nhỏ
điển hình có một rãnh chính và 3-4 hố,ở răng hàm sữa và răng vĩnh viễn có thể có đến mười
hố và các rãnh phụ.Thêm vào đó,còn có nhiều vùng lỗ chỗ khác chỉ nhìn thấy kính hiển vi

Lối vào các rãnh có một nút chặn hữu cơ bao gồm biểu mô men còn sót,vi khuẩn gây mảng
bám và vụn thức ăn.Đặc tính này tạo nên sự nhạy cảm đối với sâu răng,các hố rãnh sẽ là ổ
cho mảng bám tích tụ,sâu hố rãnh phát triển nhanh và có liên quan đến tới độ sâu của
rãnh.Đáy hố rãnh càng sát đường nối men ngà sâu răng càng tiến triển nhanh [a]
c)Mô bệnh học sâu răng hố rãnh
-Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa vị trí tổn thương đầu tiên với hình thái và chiều
sâu của hố rãnh [2],[3]
+) Loại chữ V : Tổn thương bắt đầu từ đáy
+) Loại chữ U : Tổn thương bắt đầu từ khoảng giữa và lan xuống dưới
+)Loại chữ I và IK : Tổn thương bắt đầu từ đỉnh hố rãnh

Loại hố rãnh có hình chữ I và IK,tổn thương xuất hiện đầu tiên ở thành bên của đỉnh hố
rãnh,thường là 2 tổn thương,thường là 2 tổn thương độc lập ở hai bên sườn nghiêng.Sau
đó,tổn thương lan rộng theo chiều sâu của hố rãnh,to dần ra và hợp lại thành một tổn thương
khi chúng gặp nhau ở đáy hố rãnh.Mức độ tổn thương men đáy hố rãnh lớn hơn hai bên sườn
nghiêng và tổn thương lan rộng bên dọc theo hướng của các trụ men tới đường nối men
ngà.Bề dày men ở đáy rãnh giảm đáng kể so với các vùng khác nên sâu răng dễ tới ngà do vật
trên lâm sàng sẽ gặp những trường hợp tổn thương sâu răng tới ngà nhưng cấu trúc men răng
trên mặt nhai vẫn bình thường,mặt khác ngà mềm hơn men nên sâu răng sẽ lan rất nhanh ,nên
trong giai đoạn đầu khó phát hiện sâu răng bằng thám trâm [b]

Theo một số tác giả,sự hình thành sâu răng trên bề mặt các rãnh phụ thuộc chủ yếu vào độ
hẹp của các rãnh,ngoài ra các nút chặn hữu cơ trong rãnh giữ vai trò làm vùng đệm chống lại
các sản phẩm acid của mảng bám do vậy sự tấn công của acid sẽ giảm đi đáng kể ở đáy rãnh
trong suốt giai đoạn đầu của sâu răng

d)Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sâu răng hố rãnh


-Các hố rãnh tại răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai được chỉ định trám bít càng sớm càng tốt
trên những bệnh nhân dưới 20 tuổi và có nguy cơ sâu răng cao.Các cá nhân được coi là nguy
cơ sâu răng cao sử hữu từ một trong những đặc điểm sau [1]
-Không chải răng hàng ngày với kem đánh răng có fluor
-Thường xuyên tiêu thụ sản phẩm có chứa đường ngoài bữa ăn như đồ ăn,đồ uống có chứa
đường và kẹo
-Sử dụng thuốc có chứa đường hoặc thuốc gây giảm tiết nước bọt trong thời gian dài
-Có nhiều rãnh ngoằn ngoèo trên răng hàm lớn
-Có chỉ số mảng bám ở mức độ có thể nhìn thấy ở mắt thường mà không cần dùng thao tác
bộc lộ
-Có tổn thương sâu răng (mức độ ngà răng) hoặc các tổn thương sớm có thể tái phát(mức độ
men răng)

Ngoài ra các nghiên cứu còn chỉ ra các yếu tố nguy cơ trên cộng đồng như
-Giai đoạn sau khi mọc răng
-Gia đình thuộc tầng lớp kinh tế xã hội hoặc trình độ giáo dục thấp
-Tình trạng sức khỏe răng miệng kém ở bố mẹ hoặc anh,chị,em trong gia đình
-Cá thể mắc bệnh hoặc bị tàn tật khó khăn trong việc chải răng hàng ngày
-Cá thể có tiền sử sâu răng
-Cá thể có các yếu tố thuận lợi cho lưu giữ mảng bám (phục hình không tốt,khí cụ chỉnh
nha,phục hình)

1.Haute Autorité de santé (HAS) (November 2005) Appréciation du risque carieux et


indications du scellement prophylactique des sillons des premières et deuxièmes molaires
permanentes chez les sujets de moins de 18 ans
2.Võ Trương Như Ngọc,Răng trẻ em,Nhà xuất bản Giáo dục,Hà Nội
3.Kidd, E.A. and Fejerskov, O. (2004) What Constitutes Dental Caries? Histopathology of
Carious Enamel and Dentin Related to the Action of Cariogenic Biofilms. Journal of Dental
Research, 83, c35-c38.
a.Trần Thị Thúy Nga,Phan THị Thanh Yên,Phan Ái Hùng (2003),Nha khoa trẻ em,Nhà xuất
bản Y học,Thành phố Hồ Chí Minh
b.Ronal E , Goldstein M.,Frederich P , (1997).Using air - abrasive technology and diagnose
and restore pit and fissure carries.JADA on CD,761-766

1.2.2 Sinh lý bệnh quá trình sâu răng (không cần thiết)

2. Bệnh sâu răng

2.1. Định nghĩa

Bệnh sâu răng là một bệnh rất phổ biến ở nước ta hiện nay, tuy không gây tử vong
nhưng ngoài việc gây đau và khó chịu, nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng ăn nhai,
thẩm mỹ, phát âm. Có rất nhiều định nghĩa về sâu răng nhưng nhìn chung ngày nay phần lớn
các tác giả đều thống nhất rằng: sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức calci hóa được
đặc trưng bởi sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô
cứng.

2.2. Nguyên nhân

2.2.1. Vi khuẩn
Mảng bám răng là một màng mỏng bám trên bề mặt răng có chứa nhiều vi khuẩn nằm
trên khung vô định hình từ mucoid nước bọt và polysaccharide của vi khuẩn ngoại bào. Các
acid sinh ra từ các chất có trên mảng bám răng là nguyên nhân chủ yếu trong việc gây bệnh
sâu răng.

Các chất đường từ thức ăn sẽ nhanh chóng khuếch tán vào mảng bám và được vi khuẩn
chuyển hóa thành acid (chủ yếu là acid lactic). Nếu pH tới hạn của mảng bám giảm < 5,5 thì
sẽ gây ra hiện tượng mất khoáng men răng.

Mảng bám là giao diện trao đổi hóa học giữa nước bọt và bề mặt men răng.

Streptococcus mutans là chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất trong nghiên
cứu thực nghiệm trên động vật.

Actinomyces là nguyên nhân chủ yếu của sâu chân răng, kết hợp cùng các chủng
S.mutans và Lactobacillus.

2.2.2. Vai trò của carbohydrate

Sự lên men đường có vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh sâu răng. Các loại
carbohydrate khác nhau có đặc tính gây sâu răng khác nhau. Sucrose (đường mía) có khả
năng gây sâu răng cao hơn các loại đường khác

Sự liên quan trực tiếp giữa chế độ ăn đường và tỷ lệ bệnh sâu răng phụ thuộc vào
cách thức và tần suất ăn đường hơn là tổng lượng đường tiêu thụ của mỗi cá thế. Nguy cơ sâu
răng sẽ cao hơn ở những cá thể ăn đường giữa các bữa ăn, cung cấp carbohydrate dự trữ cho
sự chuyển hóa của vi khuẩn trên mảng bám (thói quen ăn vặt) và những cá thể hay ăn các loại
đường dính trên bề mặt răng

2.2.3. Răng

Men răng: Khả năng hòa tan men tỉ lệ nghịch với nồng độ fluor của men răng do các
tinh thể fluorapatite ít bị hòa tan bởi acid hơn các tinh thể hydroxyapatite khi pH trên 4,5.
Men răng thiểu sản hay kém khoáng hóa có thể ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương sâu
răng nhưng không gây tăng tỷ lệ các tổn thương khởi phát.

Hình thể răng: răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao hơn do sự tập trung mảng
bám. Vị trí răng: răng lệch lạc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám

2.2.4. Nguyên nhân khác

Nước bọt
Chế độ ăn

Miễn dịch với bệnh sâu răng

2.3. Bệnh sinh

Trước năm 1970, người ta cho rằng bệnh căn của sâu răng là do chất đường, vi khuẩn
Streptococcus Mutans và giải thích nguyên nhân sâu răng bằng sơ đồ Keyes. Theo sơ đồ
Keyes, việc phòng bệnh sâu răng tập trung vào chế độ ăn hạn chế đường, tiến hành VSRM kỹ
xong kết quả phòng bệnh sâu răng vẫn bị hạn chế [14]. Sau năm 1975 người ta làm sáng tỏ
hơn căn nguyên bệnh sâu răng và giải thích bằng sơ đồ White thay thế một vòng tròn của sơ
đồ Keyes (chất đường) bằng vòng tròn chất nền (substrate) nhấn mạnh vai trò nước bọt (chất
trung hoà - Buffers) và pH của dòng chảy môi trường quanh răng.

Người ta cũng thấy rõ hơn tác dụng của fluor khi gặp hydroxyapatite của răng kết hợp thành
fluoroapatit rắn chắc, chống được sự phân huỷ của acid tạo thành thương tổn sâu răng. Bệnh
sâu răng chỉ diễn ra khi cả 3 yếu tố cùng tồn tại (Vi khuẩn, Glucid và Thời gian). Vì thế cơ sở
của việc phòng chống bệnh sâu răng là ngăn chặn 1 hoặc cả 3 yếu tố xuất hiện cùng lúc [5],
[15], [30]. Còn một yếu tố thứ tư không kém phần quan trọng là bản thân người bệnh. Các
yếu tố chủ quan như tuổi tác, bất thường của tuyến nước bọt, bất thường bẩm sinh của răng
có thể khiến cho khả năng mắc bệnh sâu răng tăng cao và tốc độ bệnh tiến triển nhanh. Cơ
chế sinh bệnh học sâu răng được thể hiện bằng hai quá trình hủy khoáng và tái khoáng. Nếu
quá trình hủy khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng thì sẽ gây sâu răng. Tóm tắt cơ chế sâu
răng như sau: Sâu răng = Hủy khoáng > Tái khoáng (cơ chế hoá học và vật lý sinh học). Sự
ổn định của cấu trúc răng trong miệng được cân bằng bởi hai quá trình hủy khoáng và tái
khoáng xảy ra trên bề mặt răng và trong môi trường nước bọt quanh răng theo thời gian thực.
Khi nồng độ pH của nước bọt quanh răng giảm xuống dưới mức 5,5, tốc độ huỷ khoáng
nhanh hơn tốc độ tái khoáng.
Điều này có thể hiểu rằng môi trường acid đã làm mất cấu trúc men hoặc ngà răng ở
trên một vùng nào đó của thân răng mà có đồng thời cả 3 yếu tố tạo ra acid: Vi khuẩn,
Carbohydrate và Thời gian thực [16], [17]. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học làm gia tăng
quá trình tái khoáng giúp điều trị sâu răng ở giai đoạn sớm [18]. Các yếu tố chính tham gia
vào sự cân bằng hủy khoáng và tái khoáng là:

- Vi khuẩn có sẵn trong miệng, chủ yếu là lactobacillus và streptococcus mutans, khi
có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn
tạo nên acid ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu. Vi khuẩn, acid, mùn thức ăn trên mặt răng sẽ
tạo thành một màng dính vào răng gọi là màng bám răng, màng này rất dính và có ở tất cả các
mặt răng đặc biệt là răng hàm [19]. Tốc độ huỷ khoáng lúc này xảy ra vượt xa khả năng tái
khoáng trên bề mặt men của môi trường nước bọt quanh răng. Kết quả là tạo ra một lỗ sâu
trên vùng thân răng đó , khởi đầu là một vùng men răng đốm phấn trắng nhưng dần dần sẽ
phát triển tăng dần kích thước và chuyển thành một xoang trống trên thân răng có màu nâu
hoặc đen. Sau khi men răng bị ăn mòn thành lỗ, vi khuẩn và thức ăn càng có điều kiện bám
vào, acid càng được tạo ra nhiều hơn, tổ chức cứng (men và ngà) càng bị phá hủy, lỗ sâu
được mở rộng và tiến về phía tủy răng. Những người bị tụt lợi hở cổ và chân răng thì mảng
bám răng sẽ bám lên và bắt đầu quá trình phân hủy thức ăn tạo acid trên bề mặt cổ răng và
chân răng, mô cứng của răng bị ăn mòn tạo thành lỗ sâu [20]. Có nhiều loại vi khuẩn sống
trong môi trường miệng (200 – 300 loại). Một số trôi nổi tự do trong miệng, bị đẩy ra khỏi
miệng bởi dòng chảy của nước bọt và thường bị nuốt vào bụng. Chỉ một số sinh vật đặc biệt
nhất là streptococci mới có thể bám vào các bề mặt trong miệng như niêm mạc và cấu trúc
răng. Các vi khuẩn bám đó có những thụ thể (receptor) đặc biệt để có thể bám vào mặt răng
và nó cũng tạo một khung (matrix) dính để giúp cho chúng bám vào với nhau. Sự bám vào
răng và bám vào nhau giúp cho vi khuẩn tụ lại trên mặt răng [21]. Mảng bám vi khuẩn là
nguyên nhân chính của sự lên men carbohydrates thức ăn, đồ uống để trở thành ion acid trên
bề mặt răng. Hiệu quả của chất đệm nước bọt của lượng acid này thì tỷ lệ nghịch với chiều
dày mảng bám.

- Khả năng chống sâu của răng còn tùy thuộc vào trạng thái độ cứng của răng. Hàm
răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, men răng trắng bằng, mức
khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược
lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.

- Yếu tố tiếp theo gây ra sâu răng được nhắc đến nhiều là mảng bám răng. Các gợn
thức ăn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên và không lấy cao răng định
kỳ sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

- Những yếu tố thức ăn bảo vệ: Một số thực phẩm tạo thành những yếu tố chống lại sự
mất khoáng. Chẳng hạn, mảng bám sẽ giảm mức độ tấn công bề mặt răng với sự hiện diện
của mỡ. Những loại thức ăn đòi hỏi sự nghiền, nhai các loại rau có xơ có thể coi như là bảo
vệ, kẹo cao su làm gia tăng lưu lượng nước bọt cho nên được coi như có khả năng chất đệm.
Các loại tinh bột đã qua chế biến rất dễ biến đổi thành acid hữu cơ dễ sâu răng. Đường trong
trái cây cũng gây sâu răng nhưng ăn với số lượng không đáng kể.

- Khả năng kháng khuẩn, cân bằng và giữ cho độ pH > 5,5 của nước bọt cũng là yếu
tố quan trọng trong việc kiểm soát khả năng xảy ra sâu răng và tốc độ sâu. Nước bọt giữ một
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng chống lại sự tấn công của acid. Lưu lượng nước bọt
và sự làm sạch miệng ảnh hưởng trong việc lấy đi các mảnh vụn thức ăn và các vi sinh vật.
Tuy nhiên, khi lưu lượng nước bọt ở mức độ cao cũng có thể lấy đi một phần lượng fluor đặt
trên răng, cho nên ta cần tăng số lượng đòi hỏi ở mức tối đa cho việc bảo vệ răng [22].

- Thời gian: Sâu răng chỉ phát triển khi phản ứng sinh acid kéo dài và lặp đi lặp lại.
Ăn thường xuyên các chất carbohydrate lên men thì dễ sâu răng hơn tổng lượng carbohydrate
đó ăn trong 1 lần. Năm 1995 Hội Nha khoa Hoa Kỳ đã đưa ra khái niệm sâu răng là bệnh
nhiễm trùng với vai trò gây bệnh của vi khuẩn và giải thích nguyên nhân sâu răng bằng sơ đồ
với ba vòng tròn của các yếu tố vật chủ (răng: gồm men răng, ngà răng, xương răng) môi
trường (thức ăn có khả năng lên men chứa carbohydrate) và tác nhân (vi khuẩn chủ yếu là
streptococcus mutans và lactobacillus).

Đầu thế kỷ 21, có nhiều quan điểm về sâu răng, sâu răng được biết là một bệnh đa yếu
tố hay là bệnh đa phức hợp, như bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, trong
đó, nhiều yếu tố nguy cơ thuộc về gen, môi trường và hành vi tương tác với nhau (hình 1.3).
Từ đó , chỉ ra hướng nghiên cứu để cho việc dự phòng và điều trị sâu răng hiệu quả hơn.
1.3. CHẨN ĐOÁN SÂU RĂNG HỐ RÃNH (không cần thiết)
- Tiêu chuẩn xoang sâu được quy định theo TCYTTG năm 2005, quy định cho hệ
thống đánh giá ICDAS (International Caries Detection and Assessment System):
Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS
23.Pitts NB (2004). Clinical diagnosis of dental caries: a European perspective.
J Dent Educ, 65 (10), 972-978.

1.4 CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ DỰ PHÒNG CỦA BỆNH SÂU RĂNG


1.4.1. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sâu hố rãnh

Các yếu tố nguy cơ chính gồm (BADM) [1]

- Hình thái giải phẫu và độ sâu của hố rãnh ( Morphology ) :Liên quan mạnh mẽ tới tính
nhạy cảm sâu răng.Ở rãnh điển hình thường có nút chặn hữu cơ trên đường vào bao gồm
biểu mô men còn sót, vi khuẩn tạo mảng bám, mảnh vụn thức ăn mà có thể thể phát hiện
ngay cả với kính có độ phóng đại thấp (2 )

- Vi khuẩn ( Bacteria ) chủ yếu là VK Streptococcus mutans:

Hệ vi sinh vật đường miệng trên bề mặt men răng khỏe mạnh bao gồm chủ yếu là
streptococci Actinomyces,2 loài này đều biểu hiện kiểu hình kiểu dại ( wild types ) .
Trong trường hợp này, quá trình axit hóa diễn ra nhẹ và hiếm gặp, đồng thời có sự cân
bằng giữa quá trình khử khoáng và tái khoáng hóa hoặc chuyển sang tái khoáng hóa.
Với việc tiêu thụ đường thường xuyên, sự hình thành axit tăng lên làm thay đổi thành
phần của hệ vi sinh vật, làm tăng vi khuẩn sinh axit và axituric ( streptococci mutans,
lactobacilli, bifidobacteria và nấm men). Kết quả cuối cùng là khử khoáng men răng.

- Lượng nước bọt tiết ra ( Abcense of saliva )

Nước bọt là yếu tố sinh học quan trọng liên quan đến việc giảm nguy cơ sâu răng vì
một số lý do sau: a) khả năng đệm của nó phục hồi độ pH của màng sinh học răng khi vi
khuẩn sản xuất axit; b) tốc độ dòng nước bọt loại bỏ axit khỏi khoang miệng; c) nó quá
bão hòa với canxi và photphat so với khoáng chất của men răng, do đó thúc đẩy quá
trình tái khoáng hóa răng trong những điều kiện thuận lợi; d) protein nước bọt là thành
phần chính của màng men chủ động, hoạt động như một hàng rào bán thấm, làm giảm
sự tiếp xúc của axit với răng. Vì vậy, giảm tiết nước bọt có liên quan đến sâu răng.

- Thói quen ( thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng )

Tần suất ăn đồ có đường nhiều ảnh hưởng đến việc sâu răng hơn là tổng số lượng đường
được đưa vào cơ thể.

1.4.2. Dự phòng sâu răng

1.4.2.1. Giáo dục vệ sinh răng miệng.


- Giáo dục vệ sinh răng miệng là biện pháp phòng chống sâu răng mang lại hiệu quả
cao. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có các chính sách hoạt động giáo dục vệ sinh răng
miệng cho trẻ. Một số kỹ thuật vệ sinh răng miệng phải đáp ứng được các yêu cầu:
+ Phải làm sạch tất cả các mặt răng, đặc biệt vùng rãnh lợi và kẽ răng.
+ Sử dụng bàn chải không được để tổn thương các phần mềm và tổ chức cứng
của răng.
+ Kỹ thuật đơn giản dễ học, dễ hướng dẫn cho cộng đồng.
+ Phương pháp chải răng được thực hiện sao cho tất cả các phần của răng đều
được chải và không có vùng nào bị bỏ qua.
+ Hai phương pháp hay được sử dụng là kỹ thuật cuốn (the roll technique) được
dùng khi lợi nhạy cảm và kỹ thuật Bass (the Bass technique) được dùng khi lợi
lành mạnh.
+ Tùy từng trường hợp mà có thể sử dụng một biện pháp hoặc phối hợp một số
biện pháp như dùng chỉ tơ nha khoa (Dental floss), bàn chải kẽ răng, nước súc
miệng,...
1.4.2.2. Sử dụng Fluor.
Fluor có thể được sử dụng theo hai đường toàn thân và tại chỗ:
- Đường toàn thân:
+ Fluor hóa nước uống: Là phương pháp hiệu quả nhất giảm sâu răng ở cộng
đồng. Nước uống được pha fluor với nồng độ 1ppm.
+ Fluor hóa muối ăn với nồng độ 200mgF/1Kg muối.
+ Bổ sung Fluor dưới dạng viên nén, viên nang: được dùng cho những cá nhân
có nguy cơ sâu răng cao. Trước khi kê đơn phải xác định nồng độ fluor trong
nước uống của từng người, cũng như xem xét đến lượng kem chải răng có
fluor mà trẻ có thể nuốt phải (dưới 6 tuổi).
- Đường tại chỗ:
+ Kem đánh răng có Fluor: Với những trẻ không sâu răng sử dụng kem đánh
răng có nồng độ thấp (500 ppm) để phòng ngừa sâu răng và hạn chế nguy cơ
nhiễm fluor. Với những trẻ có sâu răng nên sử dụng kem có nồng độ fluor ít
nhất 1000ppm. Khi trẻ lớn hơn 6 tuổi, có thể sử dụng kem giống người lớn,
nồng độ 1000-1500 ppm.
+ Dung dịch fluor súc miệng (NaF): Loại 0,2% (900ppm) súc miệng 1 lần/tuần
hoặc 2 lần/tuần hoặc loại 0,05% (225ppm) súc miệng hàng ngày.
+ Vecni fluor: Loại vecni fluor chứ 5% NaF (22600ppm).
1.4.2.3. Trám bít hố rãnh mặt nhai.
- Trám bít hố rãnh là kỹ thuật sử dụng vật liệu nhựa hoặc sealants phủ một lớp mỏng
lên bề mặt hố rãnh răng nhằm bịt kín bề mặt hố rãnh và loại bỏ môi trường thuận lợi
để phát triển sâu răng.
- Mục đích của trám bít hố rãnh là tạo hàng rào cơ học để ngăn chặn thức ăn và vi
khuẩn xâm nhập vào bề mặt hố rãnh. Chất trám bít hố rãnh có tác dụng ngăn ngừa sâu
răng chủ yếu trong thời gian tồn tại trên răng. Thời gian lưu giữ chất trám bít phụ
thuộc và kỹ thuật trám bít và có thể lưu giữ được nhiều năm.
- Với sự phát triển của khoa học công nghệ những năm gần đây đã có rất nhiều các vật
liệu để trám bít răng có hiệu quả, sau đây xin được nêu một số vật liệu được các thầy
thuốc trên thế giới và Việt Nam thường sử dụng.
+ Nhựa composite.
+ Chất trám bít có Fluor.
+ Chất có nguồn gốc Glassionomer.
+ Chất trám bít nhựa - Glassionomer.
1.4.2.4.Chế độ ăn uống hợp lý.
- Kiểm soát chế độ ăn của bệnh nhân là một phần của chương trình kiểm soát sâu răng.
- Giảm lượng đường tiêu thụ : Mục tiêu của phương pháp giảm lượng đường tiêu thụ
không phải là yêu cầu bệnh nhân tuân thủ theo một chế độ ăn hạn chế tối đa
carbohydrate mà hướng dẫn bệnh nhân một chế độ ăn cân bằng với 5 nhóm thực
phẩm cơ bản.
- Kiểm soát thức ăn và đồ uống có đường bằng cách:
+ Giảm số lần ăn thực phẩm có đường trong ngày.
+ Giảm mức tiêu thụ đường ở tầm quốc gia như dùng các chất tạo ngọt thay thế
đường trong sản xuất bánh kẹo, nước ngọt.
+ Kiểm soát các thực phẩm có đường trong trường học.
- Đồng thời phải tăng cường giáo dục vệ sinh răng miệng sau khi ăn, uống các loại thực
phẩm có đường. Phòng bệnh sâu răng không phải chỉ ăn uống hạn chế đường mà ngay
sau khi ăn uống thức ăn có đường cần phải súc miệng và chải răng kỹ với kem đánh
răng có chứa fluor.

1.4.3. Dự phòng sâu răng bằng trám bít hố rãnh


1.4.3.1. Vật liệu trám bít hố rãnh
Tổng quan về vật liệu trám bít hố rãnh :
- Vật liệu trám bít hố rãnh hiện nay sẽ bao gồm 3 loại chính dựa trên nguồn tạo ra nó :

+ Resin- based sealants ( Sealants tạo ra từ nhựa nhân tạo )

+ GIC ( Sealant được tạo ra từ Xi măng thủy tinh )

+ Polyacid-modified resin sealants ( Ít dùng )

- Hai loại chính hay được sử dụng hơn là Resin-based và Glass ionomer cement-based..

- Về Resin-based sealants ( RBS ) được chia làm 4 thế hệ , dựa trên phương thức trùng hợp:
+ Thế hệ đầu tiên ( ví dụ Nuva-Seal® (LD. Caulk Co.: Milford, DE, USA) ) được trùng hợp nhờ
tia cực tím tác động vào chất khơi mào có trong hợp chất (hiện nay không được sử dụng).
+ Thế hệ thứ hai,phương thức trùng hợp là hóa trùng hợp (ARBS), amin bậc 3 được thêm vào 1 chất và
sau đó được trộn với chất còn lại.Phản ứng giữa 2 chất này sẽ cung cấp các gốc tự do để khởi động quá
trình trùng hợp của sealant.
+ Thế hệ thứ 3 là thế hệ quang trùng hợp thay thế thế hệ thứ 2, ánh sáng nhìn thấy cụ thể là ánh
sáng có bước sóng 470nm ( ánh sáng màu xanh) sẽ kích hoạt chất có trong sealant (chất được
hoạt hóa bởi ánh sáng-photoinitiator ) được sử dụng khá rộng rãi vì thời gian đông cứng của nó
chỉ trong khoảng 10 đến 20 giây, trong khi đó thế hệ thứ 2 mất từ 1 đến 2 phút.
+ Thế hệ cuối cùng là sự kết hợp của thế hệ thứ 3 cùng với đặc tính phóng thích flour ( FRBS-
Fluoride-releasing resin-based sealants ) nhằm cố gắng phòng ngừa sâu răng.
- Hiện nay, với sự cải tiến về công nghệ, đã có sự đổi mới trong đặc tính thay đổi màu sắc của
sealant.Màu của sealant sẽ được thay đổi ngay trong quá trình trùng hợp như Clinpro (3M ESPE,
Saint Paul, MN, USA), hoặc ở sau quá trình trùng hợp như là Helioseal Clear (Ivoclar Vivadent,
Schaan, Liechtenstein).Sự đặc tính thay đổi màu sắc này cũng chưa được chứng minh cụ thể trên
sàng nhưng có lẽ nó có thể là 1 ưu điểm để nhận ra được đâu là màu của sealant để có thể tính được
lượng sealant cần thiết để trám bít.

- Về GIC

+ Vật liệu GIC truyền thống cũng đã được sử dụng để trám bít hố rãnh. Nó bám dính bằng
liên kết hóa học với men răng và ngà răng thông qua phản ứng axit-bazơ giữa dung dịch
axit polyacrylic gốc nước và bột thủy tinh fluoro aluminosilicate.
+ Có thể được sử dụng như một sealant tạm thời khi chưa thể sử dụng RBS do khó kiểm
soát độ ẩm, chẳng hạn như ở răng vĩnh viễn mọc một phần, đặc biệt là khi phần lợi trùm
bao phủ ở mặt nhai. GIC có thể hiệu quả ở những răng có hỗ rãnh sâu, khó cách ly do trẻ
không hợp tác. Nó được coi là sealant tạm và phải được thay thế RBS sealant khi ta cách
li nước bọt tốt hơn.

Trên đây là tổng quan về 2 loại Sealant hay được sử dụng chính và đây cũng là nội
dung chính xuyên suốt đề tài của chúng em về đánh giá hiệu quả dự phòng sâu răng bằng RBS và
GIC. RBS thì bọn em chọn loại thế hệ thứ 4 với tên thương hiệu hay gọi là Clinpro Sealant và
GIC chúng em chọn loại thế hệ mới có độ nhớt cao là FUJI TRIAGE (VII ).Sau đây bọn em sẽ
tóm gọn về 1 số nét về 2 loại Sealant này.

a, Clinpro Sealants.

- 3M™ Clinpro™ Sealant là 1 chất trám bít hố rãnh quang trùng hợp, có thể giải phóng flour
với đặc trưng đổi màu duy nhất 1 lần sau khi chiếu đèn. Khi mới được bôi vào bề mặt răng
thì nó có màu hồng sau đó sẽ đổi thành màu trắng đục khi được tiếp xúc với ánh sáng. Nhờ
đó, sẽ giúp nha sĩ tính toán được chính xác lượng sealants cần thiết để trám bít . Là loại
sealant giải phóng được flour từ nguồn chất hữu cơ có sẵn ở mô răng, tức là có sự trao đổi ion
OH- của mô răng để giải phóng flour theo thời gian. Thành phần chứa trong Clinpro Sealant
đồng nhất và bền trong thời gian dài do đó nó giúp cho giải phóng flour theo thời gian.

- Thành phần :

+ Clinpro™ Sealant bao gồm 2 monomers, 2, 2-bis[4-(2-hydroxy-


3methacryloxypropoxy)phenyl]propane và tri (ethylene glycol) dimethacrylate ( EDMA ),
and hệ thống đèn quang trùng hợp được làm từ camphorquinone, amine bậc 3 , và NaCl.
Fumed silica được xử lý với silane (6 wt%)giúp cung cấp tối đa sức bền cho vật liệu .

+Ngoài ra , màu trắng đục của vật liệu có được là nhờ titanium dioxide. Sự giải phóng liên
tục flour là nhờ muối flour hữu cơ. Chất phẩm màu Rose Bengal thì tạo nên màu hồng cái
mà sẽ biến mất khi tiếp xúc với đèn quang trùng

b, FUJI TRIAGE ( VII)

Thành phần gồm có :


Có 2 loại màu là màu hồng và màu trắng có thể được sử dụng

+ Màu trắng sử dụng cho răng mọc hoàn toàn

+ Màu hồng được sử dụng như là 1 chất chỉ thị cho những răng hàm mới mọc.

Ưu điểm chính là khả năng giải phóng florua kéo dài, liên tục và khả năng tự tái tạo flour.
Tác dụng phòng ngừa của nó thậm chí có thể kéo dài sau khi vật liệu trám bít mất đi vì một
số phần của sealant có thể vẫn nằm sâu trong các hố rãnh. Nó chịu được ẩm, dễ thực hiện hơn
và không dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm so với các RBS.

1.4.3.2. Chỉ định trong trám bít hố rãnh


- Lựa chọn bệnh nhân để trám bít hố rãnh:
+ Tất cả các răng hàm vĩnh viễn chưa có tổn thương sâu răng ở những bệnh nhân có
nguy cơ cao.
+ Những người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt: Kém phát triển cả về trí tuệ lẫn
thể chất hoặc trẻ có bố mẹ có địa vị kinh tế xã hội thấp.
+ Những trẻ có đa sâu răng ở hàm răng sữa nên được trám bít các răng hàm vĩnh viễn
ngay khi nó mọc lên.
+ Những trẻ không có sâu răng ở hàm răng sữa không cần phải trám bít hố rãnh ngay
mà nên tái khám định kỳ để đánh giá.
- Lựa chọn răng để trám bít:
+ Thường chỉ định cho răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai. Trên thực tế có thể trám bít hố
rãnh cho tất cả các răng có cấu tạo giải phẫu có nguy cơ sâu răng khác như răng hàm
nhỏ, gót răng cửa răng nanh, răng hàm sữa.
+ Thực hiện trám bít hố rãnh ngay với răng đã được chỉ định khi răng này mọc đủ cao
để kiểm soát được nước bọt.
+ Bất cứ trẻ nào có một răng hàm lớn thứ nhất bị sâu mặt nhai thì nên trám bít cho các
răng hàm lớn thứ nhất lành lặn còn lại và răng hàm lớn thứ hai ngay khi răng này mọc
lên.
1.4.3.3. Các bước kỹ thuật trong trám bít hố rãnh.
a, Trám bít hố rãnh bằng sealant.
Bước 1: Làm sạch răng và chuẩn bị.
- Dùng chổi cước hoặc đài cao su với tay khoan chậm để làm sạch, không nên sử dụng
bột đánh bóng.
- Rửa sạch bằng tay xịt hơi nước.
- Có thể sử dụng thám trâm lấy đi nốt các thành phần còn sót lại ở hố rãnh.
- Khi bề mặt men sẫm màu hoặc nghi ngờ tổn thương, làm sạch mặt men bằng mũi
khoan siêu mịn hoặc bằng xoi mòn hơi (air-abrasion).
Bước 2: Cách ly.
- Dùng bông gòn hoặc đê cao su.
- Bề mặt răng bị dính nước là nguyên nhân lớn nhất gây thất bại trong trám bít hố rãnh.
Bước 3: Xoi mòn men.
- Làm khô răng.
- Xoi mòn sẽ tạo ra được bề mặt lỗ rỗ trên men (nhìn thấy trên kính hiển vi) với độ sâu
khoảng 50 micron (0,05mm).
- Sử dụng acid phosphoric 37% đặt lên 2-3mm sườn múi và tất cả các đáy hố rãnh mặt
nhai và mặt trong , mặt ngoài, để trong 15-20 giây.
- Không chà sát lên bề mặt men trong khi soi mòn.
Bước 4: Rửa sạch.
- Rửa sạch với nước trong vòng 15-20 giây.
- Không lau chùi bề mặt men.
- Nếu bị nhiễm nước hoặc nước bọt, xoi mòn lại trong 20 giây.
Bước 5: Làm khô.
- Sử dụng tay xì hơi không dầu, thổi khô cho đến khi thấy dạng trắng phấn.
- Nếu bề mặt men sau khi xoi mòn vẫn thấy bóng, xoi mòn lại trong 20 giây.
Bước 6: Đặt chất trám bít hố rãnh sealant.
- Đặt chất trám bít hố rãnh bắt đầu từ phía gần hoặc xa, đưa đầu type liên tục tránh nhấc
lên khỏi bề mặt răng để không tạo ra bọng.
- Đợi vài giây cho chất trám bít hố rãnh chảy vào tất cả các hố rãnh, không dùng thám
trâm để đưa chất trám bít hố rãnh. Lấy đi phần thừa bằng tăm bond hoặc một miếng
mút nhỏ.
- Trùng hợp: loại tự trùng hợp hoặc quang trùng hợp, thời gian tùy theo hướng dẫn của
nhà sản xuất.
- Kiểm tra sự trùng hợp, nếu thiếu chất trám bít hố rãnh thì cho thêm.
Bước 7: Rửa sạch.
- Rửa sạch răng vì thường có cảm giác đắng do còn một lớp màng mỏng sealant chưa
trùng hợp hết.
Bước 8: Kiểm tra khớp cắn.
- Sử dụng giấy cắn:
+ Nếu là chất trám bít hố rãnh không có hạt độn sẽ mòn rất nhanh.
+ Nếu là chất trám bít hố rãnh có hạt độn sẽ ít mòn, cần phải chỉnh sửa.
- Sử dụng chỉ nha khoa lấy đi tất cả các vật liệu thừa giữa các răng.
b, Trám bít hố rãnh bằng GC Fuji TRIAGE
Bước 1: Làm sạch răng và chuẩn bị.
Bước 2: Cách ly.
Bước 3: Xử lý men ngà.
- Sử dụng acid polyacrylic 10% trong 10 - 20 giây, đặt lên 2-3mm sườn múi và tất cả
các đáy hố rãnh mặt nhai và mặt trong , mặt ngoài.
Bước 4: Rửa sạch và thổi khô.
- Rửa sạch với nước trong vòng 15-20 giây, thổi khô nhưng lưu ý không được quá khô
sẽ gây thiếu nước trên bề mặt răng, làm giảm độ bám dính của vật liệu.
Bước 5: Đặt GIC.
- Trộn GIC với tỷ lệ bột/nước là 2/1 và đặt lên trên bề mặt hố rãnh. Để GIC tự xâm
nhập vào hố rãnh, chờ đông cứng trong vòng vài phút. Thời gian đông cứng tùy thuộc
vào từng loại.
Bước 6:Bôi chất cách ly.
- Để tránh sự xâm nhập của nước bọt khi GIC chưa đông cứng hoàn toàn.
Bước 7: Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn, lấy bỏ chất hàn dư, bôi lại chất cách ly lên
trên bề mặt răng.
Bước 8: Dặn dò.
Dặn dò bệnh nhân không nhai trong 1 giờ và hẹn tái khám định kỳ để đánh giá sự tồn tại của
GIC trên hố rãnh, kiểm tra sự mài mòn, bong, hở rìa của chất trám bít hố rãnh.

1.4.3.4. Hiệu quả dự phòng sâu răng của phương pháp trám bít hố rãnh

Năm 1983 viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ đã có sự nhất trí giữa các thành viên
về kết quả trám bít hố rãnh và kết luận: Việc sử dụng chất trám bít hố rãnh góp phần quan
trọng làm giảm sâu răng hiện hành trong cộng đồng, vượt xa tất cả các thành tựu được thực
hiện bởi chương trình fluor và các nguồn ngăn ngừa khác.

Năm 1996, Simonsen đã báo cáo một nghiên cứu lâm sàng sử dụng chất trám bít hố rãnh
composite tự trùng hợp sau 15 năm theo dõi cho kết quả : nhóm trám bít hố rãnh tỷ lệ sâu
răng chiếm 31%, nhóm không trám bít hố rãnh có 83% răng bị sâu hay đã được phục hồi.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8915960/
Ở Việt Nam:
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hiệp năm 2014 về kết quả của trám bít hố rãnh bằng
Fuji VII ở trẻ từ 6 -17 tuổi cho thấy tỷ lệ sâu hố rãnh của các răng trám bít hố rãnh bằng Fuji
VII sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng là 0,00% cho dù miếng trám còn nguyên, bong một phần
hay bong hoàn toàn. https://scholar.google.com/scholar?hl=en&as_sdt=0%2C5&q=Nh
%E1%BA%ADn+x%C3%A9t+t%C3%ACnh+h%C3%ACnh+s%C3%A2u+h%E1%BB
%91+r%C3%A3nh+r%C4%83ng+h%C3%A0m+l%E1%BB%9Bn+th%E1%BB%A9+nh
%E1%BA%A5t+%E1%BB%9F+tr%E1%BA%BB+em+6+-+12+tu%E1%BB%95i+t
%E1%BA%A1i+l%C3%A0ng+tr%E1%BA%BB+m%E1%BB%93+c%C3%B4i+Birla
%E2%80%94H%C3%A0+N%E1%BB%99i+2014+%E2%80%93+Nguy%E1%BB%85n+V
%C4%83n+Hi%E1%BB%87p&btnG=
Một nghiên cứu khác của tác giả Lê Hạnh Hoàng và cộng sự về hiệu quả dự phòng sâu răng ở
học sinh 12 tuổi cho kết quả: sau can thiệp, tỷ lệ học sinh mắc bệnh sâu răng giảm dần ở
nhóm can thiệp giáo dục sức khỏe răng miệng, nhóm súc miệng nước fluor và nhóm trám bít
hố rãnh trong 18 tháng lần lượt là 48,3%, 17,2% và 10,1%. Cho thấy hiệu quả dự phòng sâu
răng bằng trám bít hố rãnh hiệu quả hơn các phương pháp khác.
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/470
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
1. Lịch làm việc

Công việc Thời gian Nhân lực Địa điểm

trường tiểu học


1. Liên hệ trường tiểu Nhóm sinh viên
3 ngày Kim Liên - Đống
học Kim Liên làm báo cáo
Đa- HN

2. Tập huấn nhóm


Nhóm sinh viên
nghiên cứu về phương Giảng đường Đại
2 buổi làm báo cáo và
pháp khám và thu thập học Y Hà Nội
6 trợ thủ
thông tin

3. Chuẩn bị dụng cụ
Nhóm sinh viên
khám và thu thập 1 buổi VĐT RHM
làm báo cáo
thông tin

Nhóm sinh viên Trường tiểu học


4. Khám và thu thập Từ 2/2024
làm báo cáo và Kim Liên - Đống
thông tin đến 3/2024
6 trợ thủ Đa- HN

5. Liên hệ với VĐT


VĐT RHM và
RHM và Khoa Răng Nhóm sinh viên
3 ngày trường tiểu học
trẻ em, trường tiểu học làm báo cáo
Kim Liên
Kim Liên

6. Tập huấn nghiên Nhóm sinh viên


Giảng đường Đại
cứu về phương pháp 2 buổi làm báo cáo và
học Y Hà Nội
TBHR 6 trợ thủ

7. Chuẩn bị dụng cụ Nhóm sinh viên


1 buổi VĐTRHM
trám bít hố rãnh làm báo cáo

8. TBHR bằngGC Fuji


Nhóm sinh viên
TRIAGE và Clinpro Từ 3-/2024
làm báo cáo và VĐTRHM
Sealant đến 5/2025
6 trợ thủ
Theo dõi kết quả

5. Xử lý số liệu 2 tuần Nhóm sinh viên VDTRHM


Công việc Thời gian Nhân lực Địa điểm

trường tiểu học


1. Liên hệ trường tiểu Nhóm sinh viên
3 ngày Kim Liên - Đống
học Kim Liên làm báo cáo
Đa- HN

2. Tập huấn nhóm


Nhóm sinh viên
nghiên cứu về phương Giảng đường Đại
2 buổi làm báo cáo và
pháp khám và thu thập học Y Hà Nội
6 trợ thủ
thông tin

làm báo cáo

Nhóm sinh viên


6. Viết báo cáo 2 tuần VĐTRHM
làm báo cáo

7. Sửa và hoàn thành Nhóm sinh viên


2 tuần VĐTRHM
báo cáo sau góp ý làm báo cáo

2. Các loại biểu đồ, sơ đồ thể hiện nội dung, tiến độ

Bảng 2.1. Bảng công việc khám và thu thập thông tin
Công việc Nhân lực

1. Liên hệ trường tiểu học


Nhóm sinh viên làm báo cáo
Kim Liên

2. Mượn giảng đường Nhóm sinh viên làm báo cáo

3. Tập huấn khám và thu Nhóm sinh viên làm báo cáo và 6
thập thông tin trợ thủ

4. Chuẩn bị dụng cụ Nhóm sinh viên làm báo cáo

5. Khám và ghi kết quả Nhóm sinh viên làm báo cáo và 6
khám trợ thủ

6. Thu thập thông tin của


6 trợ thủ
đối tượng

7. Tặng quà Nhóm sinh viên làm báo cáo

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ Gantt quy trình khám và thu thập thông tin

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình khám và thu thập thông tin.

Bảng 2.2 Bảng công việc TBHR


Công việc Nhân lực

1. Liên hệ trường tiểu học


Kim Liên và VĐT RHM, Nhóm sinh viên làm báo cáo
Khoa RTE

2. Mượn giảng đường Nhóm sinh viên làm báo cáo

Nhóm sinh viên làm báo cáo và 6


3. Tập huấn TBHR
trợ thủ

4. Chuẩn bị dụng cụ Nhóm sinh viên làm báo cáo

5. TBHR bằng GC Fuji


Nhóm sinh viên làm báo cáo và 6
TRIAGE và Clinpro
trợ thủ
Sealant

6. Tặng quà Nhóm sinh viên làm báo cáo

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình TBHR bằng GC Fuji TRIAGE và Clinpro


sealant
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ Gantt quy trình TBHR bằng GC Fuji TRIAGE và
Clinpro sealant

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ Gantt Lịch làm việc

3. Dự trù kinh phí

Nội dung chi Diễn giải Tổng (vnđ)

1. Chuẩn bị nghiên cứu

Thu thập tài liệu tham khảo 100.000 x 5 công 500.000

Photo tài liệu tham khảo 250đ x 100 trang 25.000

Họp thảo luận góp ý đề cương 50.000 x 5 công 250.000

In ấn và chỉnh sửa đề cương 50.000 x 5 công 250.000

2. Tiến hành nghiên cứu

Giảng đường tập huấn 150.000 x 4 buổi 600.000

Tập huấn nhóm nghiên cứu 50.000 x 5 công 250.000

que bon 30.000 x 10 lọ 300.000

etching 150.000 x 10 lọ 1.500.000

Clinpro- Sealant 540.000 x 10 tuyp 5.400.000

GC Dentin Conditioner 545.000 x 2 lọ 1.090.000

GC Fuji TRIAGE 1.130.000 x 3 bộ 3.390.000

In ấn phiếu khám 250đ x 860 phiếu 215.000

In ấn phiếu ghi thông tin 900đ x 430 phiếu 387.00

Quà tặng 10.000 x 800 quà 8.000.000


Công 6 trợ thủ phụ khám 50.000 x 6 công x 20 buổi 6.000.000

In ấn và chỉnh sửa báo cáo 100.000 x 5 công 500.000

Tổng dự trù kinh phí 28.657.000

Tổng = Tổng dự trù kinh phí + Chi phí phát sinh (5% 30.089.850
kinh phí dự trù)

You might also like