Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

1/Hoàn cảnh lịch sử và xã hội


- Văn học phát triển trong hoàn cảnh đất nước biến động bởi nội chiến và phong
trào nông dân khởi nghĩa, chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái.
- Văn học phát triển vượt bậc, đây là giai đoạn rực rỡ nhất của văn học trung đại
Việt Nam, được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển.
2/Nội dung
- Văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX chứng kiến sự xuất hiện của trào lưu
nhân đạo chủ nghĩa.
+ Nổi bật là tiếng nói đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con
người, nhất là người phụ nữ.
3/Nghệ thuật
-Phát triển mạnh cả về văn xuôi và văn vần, cả văn học chữ Hán lẫn chữ Nôm.
- Địa vị văn học chữ Nôm và những thể loại văn học dân tộc như thơ Nôm viết
theo thể Đưòng luật, ngâm khúc viết theo thể song thất lục bát,... được khẳng định
và đạt tới đỉnh cao.
4/Tác giả và tác phẩm nổi bật
+ Những tác phẩm tiêu biểu là Chinh phụ ngâm (nguyên tác chữ Hán của Đặng
Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Hoàng Lê nhất thống chí
(Ngô Gia Văn Phái),...

+ Nguyễn
Du với các
tập thơ chữ
Hán và đặc
biệt là kiệt tác Truyện Kiều là đỉnh cao nhất của văn
học trung đại Việt Nam.
+ Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát... vẫn tiếp tục tinh thần nhân đạo
truyền thống nhưng đồng thời hướng nhiều vào thế giới tình cảm riêng tư và ý thức
cá nhân của con người.

You might also like