Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI TẬP OXI HOÁ KHỬ

Bài 1: Hoàn thành, cân bằng các phương trình hoá học sau. Xác định chất nào là chất oxi hoá, chất khử và
chất tạo môi trường
1. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O.
2. FeS2 + HNO3 + HCl → FeCl3 + H2SO4 + NO + H2O
3. FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
4. FeS2 + KNO3 → KNO2 + Fe2O3 + SO3
5. FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
6. Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + N2O + NO + NH4NO3 + H2O
7. Ca3(PO4)2 + Cl2 + C → POCl3 + CO + CaCl2
8. CuFeS2 + Fe2(SO4)3 + O2 + H2O → CuSO4 + FeSO4 + H2SO4
9. FeCu2S2 + O2 → Fe2O3 + CuO + SO2
10. CuFeS2 + O2 → Cu2S + Fe2O3 + SO2
11. As2S3 + HNO3 + H2O → H3AsO4 + H2SO4 + NO
12. P + NH4ClO4 → H3PO4 + N2 + Cl2 + H2O
13. Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O
14. S + KOH → K2S + K2SO3 + H2O
15. Al + NaNO3 + NaOH → NaAlO2 + NH3 + H2O
16. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2S + H2O
17. Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
18. K2MnO4 + H2O → MnO2 + KMnO4 + KOH.
19. NaBr + NaBrO3 + H2SO4 → Br2 + Na2SO4 + H2O
20. K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + Fe2(SO4)3 + H2O
21. Fe + KNO3 → Fe2O3 + N2 + K2O
22. Al + Fe3O4 → … + …
23. MnO2 + HClđăc → … + … + …
24. KMnO4 + HClđặc → … + … + … + …
25. KMnO4 + HCl + H2SO4 dư → … + … + … + …
26. KMnO4 + H2O2 + H2SO4 → MnSO4 + K2SO4 + O2 + H2O
27. KMnO4 + KNO2 + H2SO4 → MnSO4 + KNO3 + K2SO4 + H2O
28. KMnO4 + K2SO3 + H2O → MnO2 + K2SO4 + KOH
29. MnSO4 + NH3 + H2O2 → MnO2↓ + (NH4)2SO4 + H2O
o
30. Ca3(PO4)2 + SiO2 + C t P4 + CaSiO3 + CO↑

31. KClO3 + NH3 → KNO3 + KCl + Cl2 + H2O


32. Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
33. FeO + H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + H2O
34. NO2 + KOH → KNO3 + KNO2 + H2O
35. Ca(ClO)2 + HCl → CaCl2 + Cl2↑ + H2O
36. Fe3O4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
37. Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
38. Fe + Fe2(SO4)3 → …
39. Fe3O4 + Cl2 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + HCl + H2O
40. FeSO4 + Cl2 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + HCl
41. FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
42. FexOy + CO → FenOm + CO2
43. FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + H2O
44. FeCl3 + KI → I2 + FeCl2 + KCl
45. FeCl3 + HI → I2 + FeCl2 + HCl
46. Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O → FeSO4 + H2SO4
47. MxOy + HNO3 → M(NO3)n + NO + H2O
48. M + HNO3 → M(NO3)n + NO + H2O
49. M + HNO3 → M(NO3)n + N2O + H2O
50. M + HNO3 → M(NO3)n + NH4NO3 + H2O
51. FeSO4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO↑ + H2O
52. FeSO4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO↑ + H2O
53. CrCl3 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + NaCl + H2O
54. Cu + HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
55. KBrO3 + KBr + H2SO4 → K2SO4 + Br2 + H2O
56. As2S3 + HNO3 + H2O → H3AsO4 + H2SO4 + NO
57. NaCrO2 + Br2 + NaOH → … + … + …
58. CrI3 + Cl2 + KOH → K2CrO4 + KIO4 + KCl + H2O

Bài 2: Cho hỗn hợp chứa 0,05 mol Fe và 0,03 mol Al tác dụng với 100 mL dd Y gồm AgNO3 và Cu(NO3)2
cùng nồng độ mol. Sau phản ứng được chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho Z tác dụng với dd HCl dư thu được
0,35 mol khí.Nồng độ mol mỗi muối trong Y là?

Bài 3: Cho m gam bột Cu vào 400 mL dung dịch AgNO3 0,2 M, sau một thời gian phản ứng thu được 7,76
gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn và Y, sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là?

Bài 4: Hòa tan hết 7,44 gam hỗn hợp Al, Mg trong thể tích vừa đủ là 500 mL dung dịch HNO 3 loãng thu
được dung dịch A và 3,136 L (đktc) hỗn hợp hai khí đẳng mol có khối lượng 5,18 gam, trong đó có một khí
bị hóa nâu trong không khí. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Bài 5: Hòa tan 19,2 gam kim loại M trong H2SO4 đặc dư thu được khí SO2. Cho khí này hấp thụ hoàn toàn
trong 1 L dung dịch NaOH 0,6 M, sau phản ứng đem cô cạn dung dịch thu được 37,8 gam chất rắn. Xác định
M.

Bài 6: Cho a gam hỗn hợp A gồm FeO, CuO, Fe3O4, (có số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 250 mL
dung dịch HNO3 thu được dung dịch B và 3,136 L hỗn hợp NO2 và NO có tỉ khối với hiđro là 20,143. Tính a
và CM của HNO3.

Bài 7: Chia hỗn hợp hai kim loại X, Y có hoá trị không đổi thành 2 lượng bằng nhau. Phần thứ 1 hoà tan
hoàn toàn trong dugn dịch HCl thì thu được 1,792 L khí H 2 (đktc). Phần 2 nung trong oxi thì thu được 2,84 g
hỗn hợp gồm các oxit. Xác định khối lượng của hai kim loại trong hỗn hợp đầu.
Bài 8: Cho 7,68 g hỗn hợp A chứa Mg và Al tác dụng với 400 mL dung dịch B chứa HCl 1 M và H2SO4
0,5 M. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 8,512 L khí (đktc). Biết rằng trong dung dịch, các axit phân li
hoàn toàn hình thành nên các ion. Hãy cho biết % về khối lượng của Al ở trong A.

Bài 9: Hoà tan 18,5 g hỗn hợp R gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3 dư thì thu được 6,72 L (đktc) hỗn hợp
khí Q chứa NO và NO2 với khối lượng là 12,2 g. Xác định khối lượng muối nitrat được sinh ra.

Bài 10: Cho 1,35 g A gồm Cu, Mg và Al tác dụng hoàn toàn với HNO 3 thì thu được 0,01 mol NO và 0,04
mol NO2. Hãy tính khối lượng muối sinh ra.

Bài 11: Hoà tan hết 12 g hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào axit HNO 3 thì thu được V L (đktc) hỗn hợp
khí A (chứa NO và NO2) và dung dịch B (chỉ bao gồm 2 muối và axit dư). Tỉ khối của A đối với H2 là 19.
Xác định giá trị của V.

Bài 12: Một hỗn hợp gồm 4 kim loại: Mg, Ni, Zn và Al được chia thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với HCl dư thu được 3,36 L H2
- Phần 2: Hoà tan hết trong HNO 3 loãng dư thu được V lít một khí không màu, hoá nâu trong không khí (các
thể tích đều đo ở đktc). Xác định gía trị của V.

Bài 13: Cho m g hỗn hợp X gồm các oxit FeO, Fe2O3, CuO có số mol bằng nhau tác dụng hoàn toàn với
lượng vừa đủ 250 mL dung dịch HNO 3 đặc khi đun nóng nhẹ thu được dung dịch Y và 3,136 L (đktc) hỗn
hợp khí Z gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2 là 20,143. Xác định giá trị của m

Bài 14: Cho 11,36 g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu
được 1,344 L (đktc) NO (sản phẩm khử duy nhất) là dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m g muối
khan. Xác định giá trị của m.

Bài 15: Dung dịch X gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ. Lấy một lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al;
0,05 mol Fe cho vào 100 mL dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y chứa 3 kim loại.
Cho Y vào HCl giải phóng 0,07 gam khí. Xác định tổng nồng độ của hai muối ban đầu.

Bài 16: Hoà tan 1,52 gam hỗn hợp Fe và Cu vào 200 mL dung dịch HNO 3 sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được dung dịch X, 224 mL khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và còn 0,64 gam chất rắn không
bị hoà tan. Xác định nồng độ mol của dung dịch HNO3.

Bài 17: Đốt 53,44 gam hỗn hợp X gồm FeS2, Cu2S, Cu trong bình kín chứa 15,232 L khí oxi. Sau khi phản
ứng xong thu được khí SO2 và m1 gam chất rắn Y gồm Fe2O3, CuO, Cu. Để oxi hoá hoàn toàn lượng SO 2
trên, cần dùng vừa hết dung dịch chứa m2 gam Cl2, thu được dung dịch Z. Biết dung dịch Z hoà tan vừa hết
lượng chất rắn Y tạo thành dung dịch T chỉ chứa bốn muối.
1. Xác định khối lượng mỗi chất có trong X, tính giá trị của m1 và m2.
2. Chia dung dịch T thành hai phần:
- Đun nóng phần 1 với dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 loãng, thấy hết tối đa 0,04 mol KMnO4.
- Cho phần 2 phản ứng với lượng dư dung dịch Ba(NO3)2, thu được m3 gam kết tủa.
Tính giá trị của m3.
Bài 18: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn
hợp chất rắn E. Cho E vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch E1, chất không tan E2 và 0,2016 (L)
H2. Sục khí CO2 đến dư vào E1, thu được 25,74 gam kết tủa. Cho E2 tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc nóng
thu được dung dịch chứa 62,28 gam muối sunfat và 10,416 (L) SO2. Xác định giá trị của m và phần trăm
khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 19: Nung hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được hỗn hợp chất rắn Y và O2. Trong Y có 1,49 gam
KCl chiếm 17,028% theo khối lượng. Lượng O 2 ở trên đốt cháy hết 0,24 gam carbon, sau phản ứng thu được
hỗn hợp khí T gồm CO2 và O2 dư (CO2 chiếm 40% thể tích). Biết KClO3 bị nhiệt phân hoàn toàn, còn
KMnO4 chỉ bị nhiệt phân một phần. Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân KMnO4.

Bài 20: Cho 10,332 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, chia X thành 3 phần bằng nhau. Dẫn khí H 2 tới dư
đi qua phần 1 nung nóng, thu được 2,604 gam Fe. Cho phần 2 vào dung dịch CuSO 4 dư, sau phản ứng lọc bỏ
dung dịch thu được 3,504 gam chất rắn. Hoà tan hết phần 3 trong dung dịch HCl thu được 0,1344 lít (đktc)
khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư, thu được m gam chất rắn.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm giá trị của m.

You might also like