Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

NHẬN BIẾT, TÁCH CHẤT, ĐIỀU CHẾ

A. Nhận biết các chất trong hỗn hợp


I. Không hạn chế thuốc thử
Bài 1: Hãy nhận biết ba cốc đựng 3 dung dịch mất nhãn gồm FeSO4; Fe2(SO4)3 và MgSO4.
Bài 2: Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các hỗn hợp bột (Al + Al 2O3); (Fe + Fe2O3) và (FeO +
Fe2O3).
Bài 3: Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các dung dịch AlCl 3, ZnCl2, NaCl và MgCl2. Viết phương
trình phản ứng cần thiết.
Bài 4: Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NH 4HCO3, (NH4)2CO3, NaHCO3, NH4NO3, BaCO3, Na2CO3,
HCl và H2SO4.
Bài 5: Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các hỗn hợp bột (Fe + FeO); (Fe + Fe 2O3) và (FeO +
Fe2O3).
II. Hạn chế thuốc thử
Bài 6: Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các cặp chất sau (chỉ dùng một thuốc thử):
1. MgCl2 và FeCl2;
2. CO2 và SO2.
Bài 7: Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết các dung dịch: BaCl2, NH4Cl; (NH4)2SO4; NaOH và Na2CO3.
Bài 8: Chỉ dùng nước và CO2 hãy nhận biết 5 chất bột màu trắng sau: NaCl; Na 2CO3; Na2SO4; BaCO3;
BaSO4.
Bài 9: Chỉ dùng một axit và một bazơ, hãy nhận biết 3 mẫu hợp kim: Cu – Ag; Cu – Al và Cu – Zn.
Bài 10: Dùng thêm một thuốc thử hãy tìm cách nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NH 4HSO4, Ba(OH)2,
BaCl2, HCl, NaCl và H2SO4.
Bài 11: Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng, hãy nhận biết các kim loại Mg, Zn, Fe và Ba.
Bài 12: Chỉ dùng 1 thuốc thử tuỳ ý, hãy nhận biết các dung dịch: NH 4Cl; (NH4)2SO4, NaNO3, MgCl2, FeCl2,
FeCl3 và Al(NO3)3.
Bài 13: Chỉ được dùng thêm một kim loại, hãy nhận biết các dung dịch: HCl, HNO 3 đặc, AgNO3, KCl;
KOH.
Bài 14: Chỉ dùng xút (natri hiđroxit), hãy nhận biết các dung dịch: K 2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3,
FeSO4 và Fe2(SO4)3.
Bài 15: Chỉ dùng BaCl2 và dung dịch HCl hãy nhận biết 3 dung dịch hỗn hợp A, B, C sau: KHCO3 và K2SO4
(dung dịch A); KHCO3 và K2SO4 (dung dịch B); K2CO3 và K2SO4 (dung dịch C).
Bài 16: Sử dụng một trong các thuốc thử trong ngoặc (quỳ tím, Cu, Zn, dung dịch NH 3, HCl, NaOH, BaCl2,
AgNO3, Pb(NO3)2), hãy nhận biết các dung dịch: AlCl3, NaCl, MgCl2 và H2SO4.
III. Không được dùng thêm thuốc thử
Bài 17: Có thể nhận biết 3 lọ hoá chất không màu là NaCl, Na 2CO3 và HCl mà không sử dụng thêm thuốc
thử nào không? Nếu có, hãy nêu quy trình thí nghiệm.
Bài 18: Có 5 dung dịch có cùng nồng độ 0,1 M như sau: Na 2CO3; Ba(OH)2; NaOH; KHSO4 và KCl. Nếu
không dùng thêm thuốc thử thì có thể nhận biết dung dịch nào trong số những dung dịch này?
Bài 19: Không dùng thuốc thử, hãy nhận biết các dung dịch K 2SO4, Al(NO3)3, (NH4)2SO4, Ba(NO3)2 và
NaOH.
B. Tách các chất ra khỏi hỗn hợp
I. Tách các chất (có thể thay đổi khối lượng)
Bài 20: Hỗn hợp X gồm Al2O3, Fe2O3, SiO2. Trình bày phương pháp hoá học để tách riêng từng oxit ra khỏi
hỗn hợp.
Bài 21: Hỗn hợp A gồm các oxit Al2O3, K2O, CuO, Fe3O4. Tách riêng từng oxit ra khỏi hỗn hợp.
Bài 22: Tách các chất sau ra khỏi hỗn hợp của chúng: AlCl3, FeCl3 và BaCl2.
Bài 23: Có một hỗn hợp dạng bột gồm các kim loại: Al, Fe, Cu, Mg và Ag. Trình bày cách tách riêng từng
kim loại ra khỏi hỗn hợp.
II. Tách các chất mà không được làm thay đổi khối lượng
Bài 24: Trình bày phương pháp tách BaO, MgO, CuO sao cho lượng các chất không đổi.
Bài 25: Hỗn hợp A gồm CuO, AlCl3, CuCl2 và Al2O3. Bằng phương pháp hoá học hãy tách riêng từng chất
tinh khiết nguyên lượng.
Bài 26: Có một hỗn hợp rắn gồm AlCl 3, ZnCl2, NaCl, MgCl2. Bằng phương pháp hoá học hãy tách các chất
ra, nguyên lượng tinh khiết.
Bài 27: Tách các muối sau ra khỏi hỗn hợp của chúng: Fe(NO 3)3, Al(NO3)3, Cu(NO3)2 và Zn(NO3)2 tinh khiết
nguyên lượng.
Bài 28: Tách các chất sau rả khỏi hỗn hợp của chúng nguyên lượng tinh khiết BaO, Al 2O3, ZnO, CuO,
Fe2O3.
Bài 29: Hãy tìm cách tách Al2(SO4)3 ra khỏi hỗn hợp muối khan gồm Na2SO4, MgSO4, BaSO4 và Al2(SO4)3
bằng các phương pháp hoá học? Có cách nào để tách các muối đó ra khỏi hỗn hợp của chúng, tinh khiết hay
không? Nếu có hãy viết phương trình phản ứng và nêu cách tách.
Bài 30: Quặng bôxit (Al2O3) dùng để sản xuất Al thường bị lẫn các tạp chất Fe 2O3, SiO2, Làm thể nào để có
Al2O3 gần như nguyên chất.
Bài 31: Trong phòng thí nghiệm thường điều chế CO2 từ CaCO3 và dung dịch HCl, do đó CO2 bị lẫn một ít
khí HCl và hơi nước. Làm thế nào để có CO2 hoàn toàn tinh khiết?
Bài 32: Một loại muối ăn bị lẫn tạp chất là Na 2SO4, NaBr, MgCl2, CaCl2 và CaSO4. Hãy trình bày phương
pháp hoá học để lấy NaCl tinh khiết.
C. Điều chế
Bài 33: Từ bột nhôm, dung dịch NaCl, bột Fe 2O3 và các điều kiện cần thiết, viết các phương trình phản ứng
điều chế Al(OH)3, NaAlO2, FeCl2, FeCl3, Fe(OH)3.
Bài 34: Nêu nguyên tắc chung điều chế kim loại và viết các phương trình phản ứng xảy ra khi điều chế các
kim loại: Na, Al, Fe từ các chất Na2CO3, Al(NO3)3, FeS2.
Bài 35: Từ hỗn hợp gồm KCl, AlCl 3, CuCl2 (với các hoá chất cần thiết và điều kiện thích hợp). Viết các
phương trình phản ứng điều chế 3 kim loại K, Cu, Al riêng biệt.
Bài 36: Có hỗn hợp gồm Na2CO3, MgCO3, BaCO3, FeCO3. Trình bày phương pháp hoá học điều chế từng
kim loại từ hỗn hợp trên.
Bài 37: Từ các chất ban đầu là NaCl, H 2O, KOH và CaCO3 (các điều kiện phản ứng coi như có đủ), hãy viết
các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện (nếu có) để điều chế các chất: NaOH, H 2, CO2, HCl, nước
Javen, KClO3, CaOCl2.
Bài 38: Từ nguyên liệu chính là muối ăn, đá vôi, nước, không khí, chất xúc tác… Viết các phương trình
phản ứng điều chế các chất tinh khiết sau: Na2CO3, NH4NO3, (NH4)2CO3, NH4HCO3.
Bài 39: Viết phương trình phản ứng điều chế bạc từ bạc nitrat theo 4 phương pháp khác nhau.
Bài 40: Viết 5 phản ứng khác nhau để điều chế NaOH.

You might also like