Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Họ tên: Phạm Thị Hương Giang

MSSV: 31211022095

Lớp: AU002

Bài tập 5.30.

a) Tình huống thuộc về “sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm”. Vì

- Sự kiện này ảnh hưởng đến báo cáo tài chính đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày kết thúc
kỳ kế toán năm đến ngày phát hành báo cáo tài chính

- Mặt khác, căn cứ vào khái niệm và 3 điều kiện thỏa mãn Nợ tiềm tàng thì đây không được coi là một
khoản nợ tiềm tàng

b) Trong trường hợp này, Thịnh Phát không cần phải điều chỉnh lại số liệu trên báo cáo tài chính nhưng
cần khai báo. Vì theo VAS 23 quy định:

Nếu các sự kiện này được coi là trọng yếu, việc không trình bày các sự kiện này có thể ảnh hưởng đến
quyết định kinh tế của người sử dụng khi dựa trên các thông tin của báo cáo tài chính. Vì cậy doanh
nghiệp phải trình bày đối với các sự kiện trọng yếu về:

(a) Nội dung và số liệu của sự kiện;

(b) Ước tính ảnh hưởng về tài chính, hoặc lý do không thể ước tính được các ảnh hưởng này.

Bài tập 5.31.

a) Nếu Giám đốc công ty Sao Hôm không ý thuyết minh về vấn đề giao dịch giữa công ty với công ty Bình
Minh  đây là sai sót của BCTC. Vì vậy, dựa vào mức độ trọng yếu và lan tỏa của vấn đề, kiểm toán viên
có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái ngược.

b) Kiểm toán viên yêu cầu công ty Sao Hôm thuyết minh về giao dịch trong BCTC. Vì:

Theo VAS 23 “Thông tun về các bên liên quan”, đoạn 19 yêu cầu:

“Các giao dịch chủ yếu giữa các bên liên quan cũng phải được trình bày trong báo cáo tài chính của
doanh nghiệp báo cáo trong kỳ mà các giao dịch đó có ảnh hưởng, gồm:

- Mua hoặc bán tài sản cố định và tài sản khác;


- Cung cấp hay nhận dịch vụ;
- Giao dịch đại lý;
- Giao dịch thuê tài sản;
- Chuyển giao về nghiên cứu và phát triển;
- Thỏa thuận về giấy phép;
- Các khoản tài trợ (bao gồm cho vay và góp vốn bằng tiền hoặc hiện vật);
- Bảo lãnh và thế chấp;
- Các hợp đồng quản lý.”
 Vì công ty Sao Hôm có đầu tư 35% vào công ty Bình Minh nên theo quy định chuẩn mực giao
dịch mua bán thiết bị giữa công ty Sao Hôm và công ty Bình Minh cần phải được tình bày
trên BCTC

c) Những thủ tục giúp kiểm toán viên phát hiện giao dịch trên:

- Thảo luận nhóm kiểm toán viên


- Phỏng vấn Ban giám đốc
- Kiểm tra tài liệu: kiểm tra tài liệu về các khoản đầu tư vào công ty Bình Minh, kiểm tra sổ kế
toán chi tiết ghi nhận nghiệp vụ mua thiết bị và lần theo các chứng từ khác có liên quan.
- Gửi thư xác nhận cho ngân hàng
- Đọc các biên bản họp Hội đồng quản trị, Ban Giám Đốc.

d) Thủ tục kiểm toán có thay đổi không nếu tỷ lệ sở hữu của Sao Hôm trong Bình Minh là 15% và 55%?

Thủ tục kiểm toán sẽ thay đổi:

- 15%: ảnh hưởng không đáng kể, do đó thủ tục kiểm toán sẽ đơn giản hơn như: kiểm tra sổ kế
toán và gửi thư xác nhận Ngân hàng,…
- 55%: nắm quyền kiểm soát, do đó các thủ tục kiểm toán phải phức tạp hơn, nhằm có thể xác
định rõ các gian lận hay sai sót có thể xảy ra, có thể thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán như:
phỏng vấn Ban Giam đốc, kế toán trưởng, nhân viên mua hàng về các thông tin có liên quan.

e) Thủ tục kiểm toán có thay đổi không nếu Sao Hôm chứng minh rằng ngày khóa sổ, Sao Hôm đã bán
toàn bộ số cổ phẩn của mình trong Bình Minh cho ông Tâm, giám đốc của Bình Minh?

Thủ tục kiểm toán sẽ không thay đổi. Vì khi thực hiện giao dịch mua thiết bị thì công ty Sao Hôm vẫn
đang nắm giữ 35% tỷ lệ sở hữu của công ty Bình Minh, gian lận vẫn có thể xảy ra. Vì vậy vẫn thực hiện
nhưng thủ tục kiểm toán nhằm xác định các sai sót mang tính trọng yếu.

Bài tập 5.32.

Sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ. Là sự kiện mới nên không cần điều chỉnh BCTC. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp phải thuyết minh, trong trường hợp này thì không phải thuyết minh trên BCTC
vì theo lời khuyên từ chuyên gia pháp lý thì có thể không phải chi trả

- Trường hợp thuyết minh: có bằng chứng rõ ràng


- Trường hợp không thuyết minh: không có bằng chứng

Bài tập 5.33.

i. Các tình huống thuộc về “Nợ tiềm tàng” hay là “sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm”:

a) Tình huống thuộc về “sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm”. Vì

- Sự kiện này ảnh hưởng đến báo cáo tài chính đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày kết thúc
kỳ kế toán năm đến ngày phát hành báo cáo tài chính
- Mặt khác, căn cứ vào khái niệm và 3 điều kiện thỏa mãn Nợ tiềm tàng thì đây không được coi là một
khoản nợ tiềm tàng

b) Tình huống thuộc về “sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm”. Vì:

- Sự kiện này ảnh hưởng đến báo cáo tài chính đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày kết thúc
kỳ kế toán năm đến ngày phát hành báo cáo tài chính

- Mặt khác, căn cứ vào khái niệm và 3 điều kiện thỏa mãn Nợ tiềm tàng thì đây không được coi là một
khoản nợ tiềm tàng. Vì sự kiện đã xảy ra và số tiền xác định một cách chính xác và được ghi nhận như là
1 khoản Nợ phải trả

c) Tình huống thuộc về “Nợ tiềm tàng”. Vì

- Sự kiện này chắc chắn xảy ra nhưng số tiền chưa xác định một cách đáng tin cậy hoặc có thể xảy ra.

- Mặt khác, sự kiện này xảy ra vào ngày 5/12/20X1 tức là trước ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Vì vậy tình
huống này không thuộc về sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

ii. Các thủ tục kiêm toán cần thực hiện để phát hiện và sau đó thu thập đầy đủ thông tin:

a) Các thủ tục:

- Tìm hiểu về các thủ tục mà Ban Giám đốc đã thiết lập
- Phỏng vấn Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị
- Xem xét các biên bản họp
- Xem xét báo cáo tài chính giữa niên độ kỳ gần nhất sau ngày kết thúc kỳ kế toán của đơn vị

b) Các thủ tục:

- Tìm hiểu về các thủ tục mà Ban Giám đốc đã thiết lập
- Phỏng vấn Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị
- Xem xét các biên bản họp
- Xem xét báo cáo tài chính giữa niên độ kỳ gần nhất sau ngày kết thúc kỳ kế toán của đơn vị

c) Các thủ tục:

- Phỏng vẫn ban Giám đốc, nhân viên, chuyên gia tư vấn pháp luật
- Xem xét các biên bản họp Hội đồng quan trị và các thư từ trao đổi với chuyên gia tư vẫ pháp luật
của đơn vị
- Kiểm tra các khoản phí tư vấn pháp luật
- Sử dụng mọi thông tin có liên quan đến các vụ kiện tụng, tranh chấp
- Thu thập thư giải trình

iii. Thông tin gì cần công bố trên thuyết minh của báo cáo tài chính?
Bài tập 5.34.

a) Bên liên quan của công ty A:

- Công ty N: liên kết

- Công ty P: công ty mẹ, công ty con

- Công ty G: liên kết

- Công ty M: đầu tư tài chính thông thường

b) 2 thủ tục kiểm toán cần thiết nếu phát hiện các bên liên quan hoặc các giao dịch quan trọng với bên
liên quan chưa được xác định hoặc chưa được thông báo cho kiểm toán viên:

- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu gắn với mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan

- Đánh giá cách hạch toán và thuyết minh về các bên liên quan

You might also like