Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

TRƯỜNG THPT CAO THẮNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Tổ Lý- Sinh- Công nghệ Môn: Sinh 10


Thời gian làm bài: 180 phút
(không kể thời gian phát đề)
Họ và tên thí sinh:
Câu 1 (2 điểm):
Dựa vào hình dưới, Phát biểu sau đây đúng/sai về nucleic acid? Tìm lỗi sai và sửa lại
cho đúng.

I. DNA được cấu tạo từ 2 mạch đơn liên kết bổ sung với nhau bằng các liên kết
phosphodiester.
II. Mỗi nucleotide gổm 3 thành phẩn: gốc phosphate (-PO4), đường deoxyribose (5 -
carbon) và một nitrogenous base (base)
III. Có bốn loại base là adenine (A), guanine (G), cytosine (C) và thymine (T). Các
nucleotide chỉ khác nhau ở thành phần base
IV. Mỗi nucleotide có một phân tử đường 5-carbon: ribose

Câu 2 (3 điểm):
2.1. Hình ảnh dưới đây mô tả một bậc cấu trúc của một đại phân tử sinh học. Hãy cho
biết đó là bậc cấu trúc nào của đại phân tử đó? Giải thích sự hình thành cấu trúc đó.

2.2. Xét các loại đại phân tử sau đây: Tinh bột, glicogen, lipid, protein, DNA, xenlulose.
a. Cho biết tên đơn phân cấu trúc nên mỗi loại đại phân tử đó.
b. Những loại đại phân tử nào có tính đặc thù cho loài? Tính đặc thù thể hiện ở những
điểm nào?
Câu 3 (4 điểm):
3.1. Insulin là một loại prôtêin xuất bào của các tế bào  ở tiểu
đảo Langerhans của tuyến tụy. Trong một nghiên cứu để tìm
hiểu về hoạt động sinh tổng hợp insulin trong tế bào, các tế bào
 được xử lý với axit amin lơxin đánh dấu phóng xạ (3H-lơxin)
trong 30 phút, sau đó rửa sạch rồi tiếp tục ủ tế bào trong điều
kiện chứa lơxin không đánh dấu phóng xạ. Hoạt độ phóng xạ
ở các vị trí I, II và III trong tế bào  được đo liên tục suốt thí
nghiệm, kết quả được mô tả ở Hình 3.1.
Hãy cho biết mỗi vị trí I, II và III tương ứng với cấu trúc Hình 3.1
nào sau đây: màng sinh chất, lưới nội chất, các túi nội bào từ bộ máy Gôngi, bộ máy
Gôngi, ti thể? Giải thích.

3.2. Một nghiên cứu được tiến hành để so


sánh 2 con đường vận chuyển các phân tử
ngoại bào: nhập bào nhờ thụ thể và ẩm bào.
Người ta nuôi cấy một loại tế bào động vật
trong môi trường có bổ sung protein A hoặc
protein B ở các nồng độ khác nhau. Kết quả
là cả 2 loại protein đều được tìm thấy trong
các túi vận chuyển nội bào (Hình 3.2 và
Hình 3.3). Xác định mỗi loại protein trên được vận chuyển vào tế bào theo cơ chế nào?
Giải thích.

Câu 4 (4 điểm):
4.1. Nghiên cứu chỉ ra rằng, oligomycin là một loại kháng sinh ức chế enzim tổng hợp
ATP bằng cách ngăn chặn dòng proton đi qua tiểu phần Fo vào chất nền ti thể. Sau khi
tiêm oligomycin một thời gian, người ta thấy nồng độ lactat tăng cao trong máu của
chuột thí nghiệm. Hãy mô tả cơ chế tổng hợp ATP theo thuyết hóa thầm và giải thích
nguyên nhân của hiện tượng nêu trên.
4.2. Đồ thị bên cho thấy mối quan hệ giữa tốc độ phản
ứng với nồng độ cơ chất. Đường nét đứt biểu thị tốc
độ chuyển hóa cơ chất A thành sản phẩm tăng khi
nồng độ cơ chất tăng. Đường nét liền biểu thị quan
hệ giữa nồng độ cơ chất A với tốc độ phản ứng khi
nồng độ cơ chất tăng nhưng có mặt của chất B ở nồng
độ cố định.
a. Chất B ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng? Giải thích.
b. Nếu lượng cơ chất A được giữ không đổi còn nồng độ chất B tăng dần. Hãy cho biết
tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào? Giải thích.

Câu 5 (4 điểm):
5.1. Khi quả lê chín, chất điều hòa tăng trưởng thực vật ethylen(C2H4) được tạo ra,
ethylen kích thích tổng hợp enzyme cellulase phân hủy vách tế bào thúc nhanh quá trình
chín của quả và có thể truyền tín hiệu đến các tế bào, quả lân cận.
- Ethylen được vận chuyển qua màng bằng cách nào? Giải thích?
- Thụ thể của ethylen nằm ở đâu trong tế bào? Giải thích?
- Hãy trình bày tóm tắt con đường tổng hợp và hoàn thiện enzyme này để thực hiện được
chức năng ở vách tế bào.
5.2. Có 4 nhóm tế bào thực vật cùng loại vào 4 dung dịch nhược trương riêng biệt có
nồng độ chất tan là A: -Nước, B- KOH, C- NaOH, D- Ca(OH) 2. Sau một thời gian
chuyển các tế bào sang các ống nghiệm chứa dung dịch sacarozơ ưu trương có cùng
nồng độ. Nêu hiện tượng, giải thích?

Câu 6 (3 điểm):
6.1. Một số bạch cầu có thể nuốt và tiêu hủy các mầm bệnh qua quá trình thực bào. Các
enzym tiêu hóa chỉ giết được các mầm bệnh trong môi trường axit. Hãy cho biết có
những sự kiện nào xảy ra ở quá trình tổng hợp và vận chuyển các enzym tiêu hóa trong
quá trình thực bào trên?
6.2. Giả sử phân lập được các thực bào từ một mẫu máu và nuôi cấy những tế bào này
trong một ống nghiệm. Để quan sát quá trình thực bào, các thực bào được nuôi cấy đồng
thời cùng với các tế bào E. coli. Nếu ức chế bơm proton trên màng lizôxôm bởi một chất
ức chế đặc hiệu, điều nào sau đây xảy ra? Giải thích.
a. Các thực bào nhận ra E. coli thông qua thụ thể.
b. Sự nuốt vi khuẩn E. coli của các thực bào bị ức chế.
c. Nếu các lizôxôm thực bào hình thành, các enzym tiêu hóa của chúng bị bất hoạt.
d. Các thực bào có thể tiết các mảnh vỡ của tế bào bị tiêu hóa ra ngoài tế bào.
ĐÁP ÁN
Câu/ý Nội dung Điểm
Câu 1 I. SAI 0,5
2 điểm DNA được cấu tạo từ 2 mạch đơn liên kết bổ sung với nhau bằng các
liên kết phosphodiester. => hydrogen 0,5
II. ĐÚNG
Mỗi nucleotide gổm 3 thành phẩn: gốc phosphate (-PO4), đường
deoxyribose (5 - carbon) và một nitrogenous base (base)
III. ĐÚNG 0,5
Có bốn loại base là adenine (A), guanine (G), cytosine (C) và thymine
(T). Các nucleotide chỉ khác nhau ở thành phần base
IV. SAI 0,5
Mỗi nucleotide có một phân tử đường 5-carbon: ribose => deoxyribose
Câu 2
3 điểm
2.1 - Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein. 0,5
1 điểm - Sự hình thành: 0,5
+ Do sự hình thành các liên kết hydrogen giữa các thành phần lặp đi
lặp lại của bộ khung của chuỗi polipeptit.
+ Nguyên tử oxygen và nitrogen đều âm điện, các nguyên tử hydrogen
mang điện tích dương yếu gắn với nguyên tử nitrogen có ái lực với
nguyên tử oxygen của liên kết peptit liền kề.

2.2 a. Tên đơn phân cấu trúc nên mỗi loại đại phân tử:
2 điểm - Tinh bột, xenlulose và glicogen được cấu trúc từ các đơn phân là 0,25
glucose 0,25
- Lipid được cấu trúc từ glixerol và axid béo 0,25
- Protein được cấu trúc từ các amino axid. 0,25
- DNA được cấu trúc từ các nucleotid.
b. Những loại đại phân tử có tính đặc thù là: protein, DNA. 0,5
- Tính đặc thù của phân tử DNA thể hiện ở:
+ Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử.
AT
+ Tỷ số là hằng số, đặc trưng cho từng loài.
GX
+ Hàm lượng DNA ở trong nhân tế bào
- Tính đặc thù của phân tử protein thể hiện ở: số lượng, thành phần, 0,5
trật tự sắp xếp các amino axid trong phân tử.
Câu 3 Nội dung
4 điểm
3.1 + Xác định các vị trí: 0,5
2 điểm Vị trí I: tương ứng với bộ máy Gongi.
Vị trí II: tương ứng với lưới nội chất.
Vị trí III: tương ứng với các túi nội bào từ bộ máy Gongi.
+ Giải thích:
- Khi lơxin được đánh dấu phóng xạ vào trong tế bào, nó được sử dụng 0,5
cho quá trình tổng hợp protein ở lưới nội chất; sau đó sẽ được vận chuyển
đến các cấu trúc tiếp theo nên hoạt độ phóng xạ giảm dần theo thời gian→
tương ứng với đồ thị II.
- Protein tiết (insulin) được tổng hợp tại lưới nội chất, biến đổi và hoàn 0,5
thiện trong bộ máy Gongi, nên lúc đầu hoạt độ phóng xạ thấp sau đó tăng
dần rồi lại tiếp tục giảm khi insulin đã được chuyển vào trong các túi xuất
bào vận chuyển đến màng sinh chất → tương ứng với đồ thị I.
- Các túi xuất bào ở bộ máy Gongi khi có tín hiệu thích hợp, sẽ di chuyển
0,5
và hòa nhập với màng sinh chất để xuất bào protein ra ngoài, do vậy hoạt
độ phóng xạ ban đầu thấp sau đó tăng dần theo thời gian→ tương ứng
với đồ thị III.
3.2 - Protein A được vận chuyển theo cơ chế nhập bào nhờ thụ thể. 0,5
2 điểm - Vì tốc độ hấp thụ tăng lên và gần đạt đến tốc độ bão hoà thụ thể màng 0,5
trên tế bào.
- Protein B được vận chuyển theo cơ chế ẩm bào. 0,5
- Vì tốc độ hấp thụ tăng tuyến tính phụ thuộc vào nồng độ protein B. Sự 0,5
ẩm bào diễn ra liên tục để đưa các chất vào với tốc độ phụ thuộc vào
nồng độ cơ chất.
Câu 4
4 điểm
4.1 - Cơ chế tổng hợp ATP theo thuyết hóa thẩm tại ti thể: 0,5
2 điểm + Vận chuyển electron, bơn H+ tạo điện thế màng
+ Hoạt động tổng hợp ATP của ATP-synthetaza
- Khi tiêm oligomycin:
+ Các ATP-synthetaza bị ức chế bởi oligomycin sẽ ngừng hoạt động 0,5
→ lượng proton tích lũy ở xoang gian màng tăng cao → ức chế hoạt
động của chuỗi truyền electron (do năng lượng không đủ để bơm
protron qua màng khi sự chênh lệch nồng độ là quá lớn)
+ Chu trình Creb bị ức chế: do chuỗi truyền e ngừng hoạt động, NADH
không còn bị oxy hóa nữa và chu trình acide citrite ngừng hoạt động 0,5
bởi vì nồng độ NAD+ tụt xuống dưới mức mà các enzim có thể hoạt
động → hoạt động hô hấp trong ti thể giảm thấp.
+ Nhu cầu năng lượng của cơ thể phải được đáp ứng, các tế bào tăng
cường đường phân và lên men để thu năng lượng nên lactat sản sinh
nhiều nồng độ tăng cao trong máu 0,5
4.2 a. Ảnh hưởng của chất B đến tốc độ phản ứng: 1
2 điểm Sự có mặt của chất B làm đồ thị biểu hiện tốc độ phản ứng lệch về phía
phải, chứng tỏ trong cùng một thời gian phải cần một lượng cơ chất A
nhiều hơn so với khi không có mặt chất B  Chất B là chất ức chế cạnh
tranh.
b. Nếu lượng cơ chất A được giữ không đổi còn nồng độ chất B tăng 1
dần thì tốc độ phản ứng giảm dần vì khi đó chất B cạnh tranh với cơ
chất A để liên kết vào trung tâm hoạt động của enzim  giảm tốc độ
phản ứng.
Câu 5
4 điểm
5.1 - Ethylen(C2H4) khuếch tán trực tiếp qua lớp P-L vì ethylen là chất có 0,25
2 điểm kích thước nhỏ và không phân cực
- Thụ thể của ethylen nằm ở tế bào chất hoặc trong nhân. Vì ethylen là 0,5
chất không phân cực, kích thước nhỏ nên khuếch tán trực tiếp qua lớp
phospho lipid của màng sinh chất hoặc lớp màng kép của nhân.
Ethylen khuếch tán qua lớp P-L và hoạt hóa gen tổng hợp enzyme
cellulase phiên mã tạo mARN sơ khai
- mARN sơ khai được cắt bỏ các đoạn intron tạo thành mARN trưởng 0,25
thành rồi chui qua lỗ nhân ra lưới nội chất hạt tiến hành tổng hợp chuỗi
polipeptit(tiền thân của enzyme cellulose) tại các hạt ribosome liên kết
- Chuỗi polipeptit chui vào xoang lưới nội chất hạt và được bọc trong các 0,25
túi tiết di chuyển qua bộ máy golgi
- Túi tiết chứa chuỗi polipeptit di chuyển vào mặt cis của bộ máy golgi, 0,5
được bộ máy golgi sửa đổi, hoàn thiện thành enzyme cellulase và xuất ra
mặt trans của bộ máy golgi bằng túi tiết(túi tiết được phosphorin hóa để
cập đích chính xác)
- Túi tiết di chuyển đến màng sinh chất và dung hợp với màng sinh chất 0,25
giải phóng enzyme cellulase tiến hành phân giải cellulose của vách tế
bào
5.2 -Khi đưa tế bào thực vật vào các dung dịch nhược trương, nước đi từ 0,5
2 điểm ngoài vào dẫn đến hiện tượng trương nước của các tế bào:
+ Nước cất: nước vào nhiều tế bào tròn cạnh
+ Dung dịch KOH, NaOH điện ly hoàn toàn làm tăng áp suất thẩm thấu 0,5
của dung dịch nước khuếch tán vào trong TB nhưng thấp hơn nước
cất, TB trương ít nước hơn
+ Dung dịch Ca(OH) 2 điện ly theo 2 nấc trong đó nấc 1 có độ điện ly 0,5
bằng NaOH, KOH do đó tính chung dung dịch Ca(OH) 2 có áp suất thẩm
thấu cao hơn dung dịch khác mức trương nước thấp hơn dung dịch
khác
- Khi đưa TB vào dung dịch sacarozơ ưu trương thì tốc độ co nguyên 0,5
sinh của các TB giảm dần theo thứ tự: D> B= C> A

Câu 6
3 điểm
6.1 - Phiên mã tạo mARN trong nhân sau đó được vận chuyển ra khỏi 0,25
1 điểm nhân và hình thành phức hệ mARN-ribôxôm.
- Phức hệ mARN-ribôxôm được chuyển đến lưới nội chất hạt để tiếp 0,25
tục dịch mã.
- Các enzym sau khi được tổng hợp vào lưới nội chất và bộ máy gôngi 0,25
để được sửa đổi hoàn chỉnh.
- Các enzym sau khi hoàn thiện được lưu giữ ở lizôxôm. 0,25
6.2 Điều sẽ xảy ra:
2 điểm a. Các thực bào nhận ra E. coli thông qua thụ thể. 0,5
c. Nếu các lizôxôm thực bào hình thành, các enzym tiêu hóa của chúng 0,5
bị bất hoạt.
Giải thích:
- Vì ức chế bơm proton trên màng lizôxôm → quá trình nhận diện vi 0,5
khuẩn E.coli và nuốt của thực bào vẫn xảy ra bình thường.
- Bơm proton trên màng lizôxôm có vai trò axit hóa dịch trong khoang 0,5
của bào quan tạo điều kiện cho các enzim hoạt động. Vì vậy, nếu ức
chế bơm proton → các enzym tiêu hóa của chúng bị bất hoạt.

You might also like