Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

CƠ LƯU CHẤT

ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

TÀI LIỆU ÔN TẬP CƠ LƯU CHẤT

Tài liệu được tổng hợp bởi CEAC – CLB Học thuật Xây dựng Bách Khoa

có sử dụng các bài tập trên BKel, giáo trình và bài giải tham khảo

của quý Giảng viên trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM.

Cảm ơn CLB Chúng ta cùng tiến đã đồng hành cùng CEAC hoàn thành bộ tài liệu này

Chúng em xin trân trọng cảm ơn quý Thầy cô đã chia sẽ và hướng dẫn tận tình cho chúng em.

FANPAGE: facebook.com/hocthuatxaydung
1
DIỄN ĐÀN: facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep
CƠ LƯU CHẤT
ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

CHƯƠNG 7: THẾ LƯU


A. PHẦN LÝ THUYẾT:
Dòng chảy trong chương này được hiểu là dòng chảy phẳng, lưu chất lý tưởng
không nén được và chuyển động ổn định.
7.1. Các khái niệm cơ bản:
7.1.1. Hàm thế vận tốc:
- Dòng chảy có thế khi tồn tại một hàm φ sao cho:
 
u = grad() hay u x = ,uy =
x y

(Khi đó, φ được gọi là hàm thế vận tốc)


u y u x
- Điều kiện để dòng chảy có thế: rot(u) = 0  − =0
x y
 2  2
- Tính chất: hàm thế thỏa phương trình Laplace: + =0
x 2 y 2
- Phương trình đường đẳng thế: d = 0  u x dx + u y dy = 0
7.1.2. Hàm dòng
- Trong dòng chảy của lưu chất không nén được, các thành phần vận tốc của nó thỏa
phương trình liên tục: div(u) = 0  Tồn tại một hàm  sao cho:
 
ux = , uy = −
y x

(Khi đó,  được gọi là hàm dòng)


Nhận xét: +  tồn tại trong mọi dòng chảy
+ Còn  chỉ tồn tại trong dòng chảy thế.
- Tính chất hàm dòng trong thế phẳng: Nếu dòng chảy có thế thì cũng thỏa phương
 2  2
trình Laplace: + =0
x 2 y 2
- Phương trình đường dòng: d = 0  u x dy − u ydx = 0

- Ý nghĩa:
q AB =  B −  A

Với qAB là lưu lượng qua hai điểm A và B.

FANPAGE: facebook.com/hocthuatxaydung
2
DIỄN ĐÀN: facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep
CƠ LƯU CHẤT
ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

7.1.3. Sự trực giao giữa các đường dòng và đường đẳng thế:
Hàm dòng và hàm thế có tính trực giao nên ta có thể kết hợp hàm dòng và hàm thế
thành một hàm, được gọi là hàm thế phức f(z) với:
f (z) =  + i
7.1.4. Tính chồng chập trong thế lưu:
(x, y) = 1 (x, y) + 2 (x, y)
 (x, y) = 1 (x, y) +  2 (x, y)
f (x, y) = f1 (x, y) + f 2 (x, y)
u(x, y) = u1 (x, y) + u 2 (x, y)
7.2. Các chuyển động thế phẳng cơ bản:
7.2.1. Chuyển động thẳng đều:
Chuyển động đều là chuyển động từ xa vô cực tới, các đường dòng hợp với
phương ngang góc α.
u x = Vo cos 
Thành phần vận tốc: 
u y = Vo sin 
Hàm dòng:  = Vo y cos  − Vo sin 
Hàm thế:  = Vo x cos  + Vo ysin 
**Thông thường ta sử dụng dòng chảy thẳng đều với  = 0 , nghĩa là các đường
dòng ngang song song với các hệ trục tọa độ Oxy.
7.2.2. Điểm nguồn và điểm hút:
Lưu lượng q đặt tại tâm ( q > 0 : điểm nguồn; q < 0 : điểm hút)
Họ các đường dòng là những đường thẳng qua O
 q
 ur =
Thành phần vận tốc:  2r
u  = 0

q q y
Hàm dòng:  = = arctan  
2 4 x
q q
Hàm thế:  = ln(r) = ln(x 2 + y 2 )
2 2

FANPAGE: facebook.com/hocthuatxaydung
3
DIỄN ĐÀN: facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep
CƠ LƯU CHẤT
ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

7.2.3. Xoáy tự do
Lưu số vận tốc  = const
u r = 0

Thành phần vận tốc:  
u  = 2r

− −
Hàm dòng:  = ln(r) = ln(x 2 + y 2 )
2 4
− −
Hàm thế:  = ln(r) = ln(x 2 + y 2 )
2 4
  0 : Xoáy dương, ngược chiều kim đồng hồ
  0 : Xoáy âm, cùng chiều kim đồng hồ
7.2.4. Lưỡng cực:
Cặp điểm nguồn và hút có cùng lưu lượng q đặt cách nhau một đoạn ε vô cùng
nhỏ (cho  → 0 với điều kiện q → mo là momen lưỡng cực).

−mo y −mo sin 


Hàm dòng:  =  2 = 
2 x + y 2
2 r
mo x m cos 
Hàm thế:  =  2 = o
2 x + y 2
2 r
7.3. Một số chuyển động tạo bởi phép chồng chập:
7.3.1. Dòng chảy quanh nửa cổ thể (bao bán vật):
Dòng chảy là sự chồng chập của chuyển động thẳng đều, nằm ngang Vo và điểm
nguồn tại gốc tọa độ O.
 q
x A = −
Điểm dừng A với uA = 0 có tọa độ:  2Vo
y = 0
 A
7.3.2. Dòng chảy quanh trụ tròn ( = 0) :
Dòng chảy chuyển động thẳng đều, nằm ngang 𝑉𝑜 qua một trụ tròn đứng yên có
bán kính R.
- Vận tốc phân bố trên mặt trụ (r = R):
u r = 0
Thành phần vận tốc: 
u  = −2Vo sin 

FANPAGE: facebook.com/hocthuatxaydung
4
DIỄN ĐÀN: facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep
CƠ LƯU CHẤT
ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

Có 2 điểm dừng (u = 0) : trước và sau mặt trụ.


Hai điểm có giá trị vận tốc lớn nhất: nằm trên (u = -2Vo ) và nằm dưới (u = 2Vo)
mặt trụ.
- Áp suất phân bố trên mặt trụ (r = R) :
Vo2
pdu = (1 − 4sin 2 )
2
Với:
 là khối lượng riêng của dòng lưu chất (kg/m3);

r là khoảng cách từ điểm tới tâm trụ tròn (m);


 là góc hợp bởi phương r và trục Ox theo ngược chiều kim đồng hồ.
Nhận xét: Do biểu đồ phân bố áp suất đối xứng qua Ox và Oy nên KHÔNG có lực
nào tác dụng lên mặt trụ
7.3.3. Dòng chảy quanh trụ tròn xoay (𝜞 ≠ 𝟎 ):
Sự chồng chập của dòng chảy chuyển động đều, nằm ngang Vo và xoáy tự do  .
Hoặc là dòng chảy chuyển động đều, nằm ngang Vo và trụ tròn xoay với tốc độ góc ω.
u r = 0

- Vận tốc phân bố trên mặt trụ (r = R) :  1 
u  = −2Vo sin  + R  2

  4RVo : 2 điểm dừng


 = 4RVo : 1 điểm dừng
  4RVo : không có điểm dừng

- Áp suất phân bố trên mặt trụ (r = R):

Vo2   1  
2

p =
du
1 −  2sin  −  
2   2RVo  
 
Với:
 là khối lượng riêng của dòng lưu chất (kg/m3)

r là khoảng cách từ điểm tới tâm trụ tròn (m)


 là góc hợp bởi phương r và trục Ox theo ngược chiều kim đồng hồ
- Lực tác dụng lên mặt trụ:
+ Phương x: Fx = 0

FANPAGE: facebook.com/hocthuatxaydung
5
DIỄN ĐÀN: facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep
CƠ LƯU CHẤT
ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

+ Phương y: Fy = −Vo (Lực nâng Jukovs)


Với:
Fy là lưc tác dụng lên 1m chiều dài của trụ
 là khối lượng riêng của dòng lưu chất (kg/m3)
 là lưu số vận tốc của xoáy (m2/s)
Vo là vận tốc của dòng chảy thẳng đều (m/s)

FANPAGE: facebook.com/hocthuatxaydung
6
DIỄN ĐÀN: facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep
CƠ LƯU CHẤT
ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP:


Dạng 1: Xác định dòng cơ lưu chất có tồn tại hay không, xác định tính chất của
dòng chảy đó
Phương pháp:
u x u y
Dùng phương trình liên tục div(u) = + = 0 → Lưu chất có tồn tại
x y
u y u x
Tính chất của dòng chảy rot(u) = + = 0 → Có chuyển động thế
x y
 Dòng chảy ổn định, có thế của lưu chất không nén được.
Bài tập: Một chuyển động phẳng của lưu chất không nén được có vecto vận tốc:
u x = x + 4y
u y = − y − 4x

Hỏi chuyển động có tồn tại hay không?


Lời giải tham khảo
u x u y
Phương trình liên tục div(u) = + = 1 −1 = 0
x y
Kết luận: Vậy chuyển động này có tồn tại

FANPAGE: facebook.com/hocthuatxaydung
7
DIỄN ĐÀN: facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep
CƠ LƯU CHẤT
ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

Dạng 2: Xác định phường trình hàm dòng và hàm thế (nếu có), xác định lưu lượng
qua 2 điểm có toạ độ.
Ở dạng này đề bài thường cho thành phần vận tốc, ta áp dụng định nghĩa hàm dòng và
hàm thế:
 
ux = ; uy =
y x
 
ux = ; uy =
x y
Phương pháp:
Lấy tích phân cho 1 thành phần vận tốc trước, sau đó lấy đạo hàm cho thành phần vận tốc
còn lại
Để tính lưu lượng qua 2 điểm bất kì, ta phải tìm phương trình hàm dòng đi qua hai điểm
đó, thế toạ độ 2 điểm, ta được giá trị hàm dòng tại 2 điểm đó. Áp dụng ý nghĩa của hàm
dòng:
q AB =  B −  A
Với: q AB : Lưu lượng qua hai điểm A và B (m2/s)
 A ,  B : lần lượt là giá trị hàm dòng tại A và B

Bài tập: Cho một chuyển động thế phẳng có hàm dòng  = 3x 2 − xy + 3y 2 , với x, y tính

bằng m và  tính bằng m 2 / s . Gọi A(0,0) và B(5,5) là hai điểm trong trường chuyển
động. Lưu lượng trên một đơn vị chiều dày (phương vuông góc mặt Oxy) đi qua đoạn
thẳng AB là?
Lời giải tham khảo
Ta có:  = 3x 2 + xy − 3y 2

 A = 0 m 2 / s;  B = 25 m2/s

 q AB =  B −  A = 25 m2/s

Kết luận: Lưu lượng trên một đơn vị chiều dày đi qua đoạn thẳng AB là 25 m2/s

FANPAGE: facebook.com/hocthuatxaydung
8
DIỄN ĐÀN: facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep
CƠ LƯU CHẤT
ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

Dạng 3 : Tính toán trong chuyển động thế cơ bản


Ở dạng này, ta tính toán các đại lượng như: vận tốc và áp suất tại 1 điểm có tọa độ
Descartes (x, y), hoặc quy đổi sang tọa độ cực (r, θ) để dễ tính toán.
**Tính vận tốc tại 1 điểm bất kì:
-Trường hợp 1: Nếu đề bài cho trước hàm dòng, hàm thế, ta áp dụng định nghĩa của
hàm dòng hoặc hàm thế:
+ Dành cho tọa độ Descartes (x, y):
 
ux = ; uy = −
y x
 
Hoặc u x = ; uy =
x y
+ Dành cho tọa độ cực (r, θ):
1  
ur =  ; u = −
R  r
 1 
Hoặc u r = ; u = 
r r 
Với r là khoảng cách

 u = u 2x + u 2y

-Trường hợp 2: Nếu đề bài cho giá trị q hoặc  , ta áp dụng công thức:
q
u=
2r

Hoặc u =
2r

Với r là khoảng cách từ điểm cần tính đến tâm nguồn hoặc tâm xoáy r = x 2 + y 2
**Tính áp suất (dư) tại 1 điểm:
Ta áp dụng các công thức trên để tính vận tốc tại điểm đó. Áp dụng phương trình năng
lượng (bỏ qua trọng lực):
p u 2 p u  2
+ = +
 2g  2g
p là áp suất tại điểm cần tính
u là vận tốc tại điểm đó (đã tính ở trên)

FANPAGE: facebook.com/hocthuatxaydung
9
DIỄN ĐÀN: facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep
CƠ LƯU CHẤT
ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

p là áp suất ở xa vô cực, thông thường p  = p a = 0

u  là vận tốc ở xa vô cực, thông thường u  = 0 .

 1
Ví dụ 3: Một thế lưu có hàm thế trong tọa độ cực  =  r +   cos  . Vận tốc tại vị trí M
 r
có r = 1 m và  = 30 là?

Giải
 1
 =  r +   cos 
 r
   1
u r = r = 1 − r 2   cos 
  

u = 1   = 1   r + 1   (− sin )
  r  r  r

Mà ( r = 1m ;  = 30 )
u r = 0

 (−1)
u 0 = 2  2 = −1

 u M = u r2 + u 02 = 1

Vậy vận tốc tại vị trí M cần tìm là 1 m/s


Ví dụ 4: Có một xoáy tự do có lưu số vận tốc  = 42 m 2 / s . Xác định vận tốc tại vị trí
cách tâm xoáy 2 m. Biết áp suất ở xa tâm xoáy bằng 0.
Giải

Hàm thế chuyển động :  = 
2
 
 u r = r = 0  1
Vận tốc chuyển động :   u = u 2r + u 2 = 
u =  1   1 2  r
= 
 
r  2 r
 1 4 1
Tại r=2m : u =  =  = 1.0m / s
2 r 2 2
Vậy vận tốc tại vị trí cách tâm xoáy 2 m là : 1.0 m/s

FANPAGE: facebook.com/hocthuatxaydung
10
DIỄN ĐÀN: facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep
CƠ LƯU CHẤT
ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

Dạng 4 : Tính toán trong chuyển động chồng chập


Ở dạng này, ta cũng tính toán các đai lượng như vận tốc, áp suất tại 1 điểm; lực tác dụng
lên khối trụ tròn xoay dựa trên tính chất chồng chập của thế lưu
**Tính toán vận tốc:
-Trường hợp 1: Nếu đề bài cho trước hàm dòng, hàm thế, theo tính chồng chập ta có:

 ( x, y ) = 1 (x, y) + 2 (x, y)


 ( x, y ) = 1 (x, y) +  2 (x, y)
Sau đó, ta áp công thức tính vận tốc như Trường hợp 1 của Dạng 2.
-Trường hợp 2: Nếu đề bài cho giá trị q và  , ta áp dụng công thức tính vận tốc như
Trường hợp 2 của Dạng 2, sau đó tính vận tốc tổng bằng quy tắc cộng vận tốc đã học:
u ( x, y ) = u1 (x, y) + u 2 (x, y)

Lưu ý: phải nhớ dạng đường dòng đặc trưng cho mỗi chuyển động thế để áp dụng quy tắc
cộng vận tốc.
**Tính áp suất: tương tự phần tính áp suất ở dạng 2, áp dụng phương trình năng lượng.
**Ngoài ra dạng này có phần tính toán đặc trưng cho dòng chảy quay trụ tròn (  = 0) và
dòng chảy quanh trụ tròn xoay (   0) đã trình bày ở phần 2, mục 3.2 và 3.3.
Ví dụ 5: Một xoáy tự do có cường độ (lưu số) bằng 5 m2/s đặt tại gốc tọa độ trong không
gian hai chiều Oxy. Dòng đều có vận tốc bằng 4 m/s chuyển động theo chiều của trục x.
Lưu lượng qua đoạn thẳng nối hai điểm A (0,1) và B (0,2) là bao nhiêu? Biết hai chuyển
động ngược chiều nhau.
Giải
Hàm dòng thẳng đều :  = U 0 y = 2y

 
Hàm dòng xoáy :  = − ln ( r ) = − ln ( x 2 + y 2 )
2 4
  
Chồng chập chuyển động ta được :  = 2y −  − ln x 2 + y 2 
 4 
( )
Lần lượt với hai điểm A (0,1) và B (0,2) ta được :
 5 
( )
A (0,1)   = 4  1 −  − ln 02 + 12  = 4 (1)
 4 

FANPAGE: facebook.com/hocthuatxaydung
11
DIỄN ĐÀN: facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep
CƠ LƯU CHẤT
ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

 5 
( )
B (0,2)   = 4  2 −  − ln 02 + 22  = 8.55 (2)
 4 
q AB =  B −  A = 8,55 − 4 = 4.55 m2/s

Vậy lưu lượng qua đoạn thẳng nối hai điểm A (0.1) và B (0.2) là : 4.55 m2/s

Ví dụ 6 : Trong không khí (  = 1.228 kg/m3) chuyển động với vận tốc U 0 = 10 m/s, có
một xoáy tự do với cường độ xoáy  = 60 m2/s. Xem chuyển động là chuyển động có
thế. Chọn trục tọa độ x theo hướng dòng khí, góc tại tâm xoáy. Giá trị áp suất tại điểm
A (5m, -2m) là bao nhiêu ?
Giải
Hàm thế chuyển động đều :  = U 0 x

   y
Hàm thế xoáy tự do :  =  =  arctg  
2 2 x
  y
Chồng chập chuyển động ta được :  = 10x +  arctg  
2 x
Xét vận tốc tại điểm A ( 5,-2)

   y  60  2 
Ux = =  = 10 +  2  = 10 +    = 12.069 m/s
x 2  x + y 2  2  52 + ( −2 )2 

    x  60  5 
Uy = = Ux = =  2  =    = 5.172 m/s
y x 2  x + y 2  2  52 + ( −2 )2 

U = U 2x + U 2y = (12,069)2 + (5,172)2 = 13.13 m/s

Áp suất tại điểm A (5,-2) là :


P U 2 PA U A2
+ = + mà P = 0, U  = U 0
 2g  2g

0 102 PA 13,132
 + = +
1.228  9.81 2  9.81 1.228  9.81 2  9.81
 PA = −44.45 N/m2

Vậy áp suất tại điểm A cần tìm là : -44.45 N/m2

FANPAGE: facebook.com/hocthuatxaydung
12
DIỄN ĐÀN: facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep
CƠ LƯU CHẤT
ÔN TẬP KIẾN THỨC CÙNG CEAC

Dạng 5: Tính lực tác dụng lên mặt trụ (lực nâng)
Fy = −    V0

Với: Fy : lực tác dụng lên 1m chiều dài của trụ (N)

 : Khối lượng riêng của dòng lưu chất ( kg / m3 )

 : Lưu số vận tốc của xoáy (m 2 / s)


V0 : Vận tốc của dòng chảy thẳng đều (m/s)

Bài tập: Gió thổi qua mái lều dạng bán trụ R = 3 m với V = 25 m/s, không khí có khối
lượng riêng bằng 1.16 kg / m 3 . Tìm lực tác dụng lên 1m chiều dài lều.
Lời giải tham khảo
Để tìm lực nâng Fy tác dụng lên 1m bề dài lều, trên bán trụ ta chọn một vi phân diện

tích ds, tìm lực dF tác dụng lên ds, sau đó chiếu dF lên phương y được dFy , sau đó tích

phân dFy trên toàn bán trụ.

V02
Áp suất dư trên mặt trụ: pdu = (1 − 4sin 2 )
2
Do lều đối xứng qua trục Oy nên lực tác dụng theo phương x bị triệt tiêu → Fx = 0

  V 
2
 
(Chứng minh: Fx =  dFx = −  p  ds  cos = −   0 (1 − 4sin 2 )  cos R d = 0 )
0 0 0
 2 
Lực tác dụng theo phương Oy:
    V02 
Fy =  dFy = −  p  ds  sin = −   (1 − 4sin 2 )  sin   R d
0 0 0
 2 
 1.16  25 
2
= −  (1 − 4sin 2 )  sin   3d = 3625 N
0
 2 
Kết luận: Lực tác dụng lên 1 m chiều dài lều bằng 3625 N

FANPAGE: facebook.com/hocthuatxaydung
13
DIỄN ĐÀN: facebook.com/groups/thogiaichuyennghiep

You might also like