Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯỜNG BÁCH KHOA

KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ KHO - WMS

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN

ThS. Nguyễn Đoan Trinh Đỗ Thế Anh B2203886

Nguyễn Quốc Bảo B2203888

Đinh Thị Phương Đài B2203891

Trần Gia Hào B2203892

Nguyễn Lê Gia Huy B2203895

Hồ Lâm Mỹ Ngọc B2203903

-Tháng 10/2023-
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

BẢNG ĐÓNG GÓP LÀM BÁO CÁO

Họ và tên MSSV Tỷ lệ đóng góp

Đỗ Thế Anh B2203886 100%

Nguyễn Quốc Bảo B2203888 100%

Đinh Thị Phương Đài B2203891 100%

Trần Gia Hào B2203892 100%

Nguyễn Lê Gia Huy B2203895 100%

Hồ Lâm Mỹ Ngọc B2203903 100%


Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Cần Thơ
đã đưa học phần Quản lý chuỗi cung ứng vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, nhóm
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên Bộ môn Quản lý Công nghiệp - Th.S
Nguyễn Đoan Trinh đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho nhóm em
trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học của cô, tuy là
học trực tuyến nhưng cô vô cùng hăng say, nhiệt huyết giảng dạy. Nhóm em đã có
thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây
chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau
này.
Bộ môn Quản lý chuỗi cung ứng là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính
thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh
viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù nhóm em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài báo cáo khó
có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô
xem xét và góp ý để bài báo cáo của nhóm em được hoàn thiện hơn.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 22 tháng 10 năm 2023

Sinh viên thực hiện


Đỗ Thế Anh
Nguyễn Quốc Bảo
Đinh Thị Phương Đài
Trần Gia Hào
Nguyễn Lê Gia Huy
Hồ Lâm Mỹ Ngọc
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

MỤC LỤC
Chương I: Giới thiệu chung .....................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu................................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ...............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................2
Chương II: Cơ sở lý thuyết ...................................................................................... 4
2.1 Khái niệm: ............................................................................................................3
2.1.1 Khái niệm hàng tồn kho - quản trị hàng tồn kho ...........................................3
2.1.2 Khái niệm WMS ............................................................................................3
2.2 Chức năng trong phần mềm WMS ...................................................................4
2.3 Lợi ích của WMS ................................................................................................5
2.4 Thành phần của hệ thống WMS ........................................................................6
2.5 Đặc điểm của hệ thống quản lý nhà kho (WMS) .............................................7
2.6 Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống quản lý nhà kho (WMS) ....................7
Chương III: Ứng dụng .............................................................................................. 9
3.1 Giới thiệu về trường hợp điển hình ...................................................................8
3.2 Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................8
3.3 Quy trình quản lý kho.........................................................................................9
3.3.1 Quản lý hoạt động xuất - nhập trong kho hàng theo thời gian thực ...............9
3.3.2 Quản lý hoạt động trong kho hàng ...............................................................10
3.4 Ứng dụng WMS .................................................................................................11
3.4.1 Giới thiệu khái quát về hệ thống kho hàng của Amazon .............................11
3.4.2 Phân tích .......................................................................................................12
3.4.2.1 Quản lý nhập kho ......................................................................................13
3.4.2.2 Quản lý xuất kho .......................................................................................13
3.4.2.3 Quản lý hàng tồn .......................................................................................13
3.4.2.4 Quản lý nhân sự ........................................................................................14
3.4.2.5 Quản lý vận chuyển ...................................................................................14
3.4.2.6 Quản lý kho bãi .........................................................................................15
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

3.4.2.7 Báo cáo ......................................................................................................16


3.5 Lợi thế cạnh tranh .............................................................................................16
3.6 Kết quả ...............................................................................................................17
Chương IV: Kết luận .............................................................................................. 20
4.1 Kết luận ..............................................................................................................19
4.2 Kiến nghị ............................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................20
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Mô hình quản lý kho hàng WMS ....................................................... 4


Hình 2.2 Mô hình cắt giảm nhân sự trong quản lý nhà kho .................................. 5
Hình 2.3 Gắn kết mối quan hệ giữa nhà cung cấp và khách hàng ......................... 6
Hình 3.1 Logo công ty Amazon ...................................................................... 8
Hình 3.2 Quy triǹ h hoa ̣t động xuấ t nhập khẩ u kho nhà máy đươ ̣c WMS quản lý .... 9
Hình 3.3 Quy trình quản lý hoạt động sản xuất kho. ......................................... 10
Hình 3.4 Quản lý nhân lực ............................................................................ 11
Hình 3.6 Quản lý vận chuyển ........................................................................ 15
Hình 3.7 Những “chú” Robot Kiva ................................................................ 16
Hình 3.8 Doanh thu ròng của Amazon theo từng mảng năm 2020 ...................... 18
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Đặt vấn đề


Một trong những vấn đề cốt lõi của chuỗi cung ứng là việc quản lý nhà kho. Vì
thế, công ty luôn quan tâm đến việc làm thế nào để quản lý nhà kho hoạt động một
cách tối ưu nhất để chuỗi cung ứng được lưu thông thuận lợi hơn. Và việc quản lý
hàng tồn kho rất thiết yếu vì giá trị hàng tồn kho chiếm phần lớn trong toàn bộ tài sản
của hầu hết doanh nghiệp, là cơ sở để đưa ra các quyết định ngắn hạn - huyết mạch
của doanh nghiệp. Cùng với quản trị và huy động hợp lý các tài sản lưu động có ảnh
hưởng quan trọng đến việc hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu chung đặt ra cho doanh
nghiệp. Việc quản lý hàng tồn kho tồn tại hai mặt đối lập là:
- Để đảm bảo sản xuất liên tục, đáp ứng nhanh nhu cầu người tiêu dùng,
doanh nghiệp có ý định tăng lượng hàng tồn kho.
- Ngược lại, việc dự trữ hàng tồn kho quá ít hoặc quá nhiều sẽ khiến doanh
nghiệp tốn nhiều loại chi phí liên quan đến dự trữ và bảo quản hàng hóa, ảnh hưởng
xấu đến lợi nhuận.
Như vậy, doanh nghiệp cần tìm cách xác định mức độ dự trữ hàng hóa để cân
bằng giữa chi phí và lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo mức độ sẵn sàng của hàng hóa,
nâng cao dịch vụ khách hàng. Việc quản trị hàng tồn kho đang dần được công nhận
và đạt được sự quan tâm cần thiết. Theo đó, Warehouse Management System ra đời
dựa trên sự ứng dụng của công nghệ thông tin đối với vấn đề quản lý tồn kho. Theo
Báo cáo phân phối thương mại điện tử năm 2015 của MetaPack, 66% người mua hàng
ưu tiên mua hàng từ nhà bán lẻ này hơn nhà bán lẻ khác vì dịch vụ giao hàng được
cung cấp hấp dẫn hơn. Và 96% những người mua sắm tương tự đều nói tích cực trải
nghiệm giao hàng sẽ khuyến khích họ mua sắm với một nhà bán lẻ. Volume Five
cũng cùng báo cáo khẳng định rằng 63% cho rằng tốc độ giao hàng là quan trọng khi
tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm, với 77% sẵn sàng trả tiền vận chuyển nhanh. Báo
cáo tình trạng vận chuyển trong thương mại năm 2017 của Temando tuyên bố rằng
54% người mua sắm ở Vương quốc Anh sẽ mua từ đối thủ cạnh tranh khi dịch vụ
giao hàng mà họ tìm kiếm không được cung cấp, nhiều hơn 10% người mua hàng ở
Mỹ. Qua đó, ta có thể thấy hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh được ảnh hưởng
từ việc quản lý nhà kho có tốt hay không. Và việc áp dụng “Hệ thống quản lý nhà
kho WMS vào Amazon” sẽ cho ta thấy được việc kiểm soát hàng tồn kho, dịch vụ
giao hàng nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng và tăng khả năng cạnh
tranh nhưng không mất nhiều chi phí.

1
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

1.2 Mục tiêu


Bài báo cáo hướng đến những mục tiêu sau:
1.2.1 Mục tiêu chung
Xây dựng kế hoạch quản lý hàng hóa: áp dụng công nghệ vào quản lý và lưu trữ
hàng hóa, đơn giản hóa quy trình xuất nhập kho hàng, quản lý nhân sự, quản lý bến bãi,
ứng dụng robot vào vận hành quản lý tồn kho, dần dần thay thế nhân công bằng máy
móc và tăng lợi nhuận, giảm chi phí trong việc quản lý hàng hóa của công ty đa quốc
gia Amazon.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích quy trình quản lý nhà kho và ứng dụng vào Amazon.
- Giảm thiểu chi phí vận chuyển, tồn kho hàng hóa.
- Tối ưu hóa thời gian quy trình xuất nhập kho.
- Bảo đảm chất lượng hàng hóa trước khi giao đến khách hàng.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý nhà kho.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Tài liệu về Hệ thống quản lý nhà kho.
+ Thu thập số liệu, tham khảo tài liệu báo chí, Internet.
+ Tham khảo các bài báo cáo nghiên cứu khoa học có liên quan.
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp so sánh, tổng hợp.
+ Phương pháp thống kê kinh tế.
+ Phương pháp điều tra: tài liệu của công ty.
+ Phương pháp đánh giá.

2
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

CHƯƠNG II:CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Khái niệm:


2.1.1 Khái niệm hàng tồn kho - quản trị hàng tồn kho
a. Hàng tồn kho
Hàng tồn kho (hàng lưu kho) là mặt hàng được giữ lại và bán ra cuối cùng của
doanh nghiệp, doanh nghiệp giữ hàng tồn kho như một phương án dự phòng hoặc đây
chính là nguyên liệu, bán thành phẩm được chuẩn bị cho quy trình sản xuất hàng hóa
mới. Hàng tồn kho có thể là nguyên vật liệu hoặc sản phẩm.
b. Quản trị hàng tồn kho
Quản trị (quản lý) hàng tồn kho bao gồm các nguyên tắc và quy trình liên quan
đến việc điều hành các hoạt động hàng ngày của kho (thiết lập kế hoạch, tiếp nhận,
vận chuyển, cất trữ, kiểm soát và cấp phát vật tư) nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn
lực phục vụ khách hàng, đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp. Nói cách khác, quản trị
hàng tồn kho là hoạt động kiểm soát sự luân chuyển hàng tồn kho thông qua chuỗi
giá trị, từ việc xử lý trong sản xuất đến phân phối.
c. Phân loại hàng tồn kho
Phân loại hàng tồn kho có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau (theo công dụng,
theo nguồn hình thành, theo yêu cầu sử dụng,...). Và mỗi cách phân loại hàng tồn kho
mang lại một hiệu quả nhất định.
VD: Khi phân loại hàng tồn kho theo công dụng sẽ giúp doanh nghiệp xác định
được đúng tính chất hàng hóa thể hiện cụ thể trong báo cáo của kế toán. Giúp doanh
nghiệp quản lý hàng tồn kho tốt hơn và đưa ra phương án kinh doanh phù hợp.
2.1.2 Khái niệm WMS
Hệ thống quản lý nhà kho (WMS - Warehouse Management System) là hệ thống
giúp người quản lý có thể theo dõi đơn đặt hàng, mức độ tồn kho, bán hàng và giao
hàng, kiểm soát và quản lý các hoạt động từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm
cuối cùng.

3
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

Hình 2.1 Mô hình quản lý kho hàng WMS

2.2 Chức năng trong phần mềm WMS


Các chức năng trong phần mềm WMS gồm:
- Tối ưu hóa không gian kho: Giúp hàng hóa trong kho được phân bổ đúng vị
trí, trật tự hợp lý, giúp việc xuất nhập hàng hóa diễn ra đúng kế hoạch và thuận lợi.
- Theo dõi hàng tồn kho: Thông qua các công nghệ tiên tiến như máy quét mã
vạch, Internet of Things và nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID),... nhằm giám sát
chặt chẽ số lượng hàng hóa, thu thập dữ liệu hàng tồn kho và kịp thời phát hiện xem
hàng hóa có vấn đề gì trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho hay không.
- Nhập hàng và lưu kho: Giúp tiến hành lưu kho theo quy tắc cố định để phục
vụ cho việc xuất hàng được thuận tiện.
- Tải và dỡ hàng: WMS cung cấp cho người quản lý nhiều lựa chọn bốc dỡ theo
khu vực, đợt, lô,... nhằm đa dạng hóa và thuận tiện hơn, kết hợp với các làn đường
xen kẽ giúp công nhân giữ khoảng cách di chuyển ở mức tối thiểu, giảm thiểu và
nhanh chóng.
- Quản lý đặt hàng: WMS xuất ra vận đơn gửi cho người vận chuyển, in danh
sách hàng hóa và lập hóa đơn tạm thời để bên đặt hàng xác nhận đơn hàng.
- Quản lý nhân lực: Giúp các nhà quản lý giám sát và bảng đánh giá hiệu suất
làm việc (KPIs) giúp người quản lý quản lý dễ dàng đánh giá hiệu quả của người lao
động thực hiện đang trên hoặc dưới tiêu chuẩn.
- Quản lý bến bãi: Là tính năng phổ biến giúp nhà quản lý sắp xếp kho bãi,
phân luồng xe tải đến và đi, dễ dàng tìm thấy lô hàng cần vận chuyển, tăng kỹ năng
4
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

quản lý tồn kho nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí hàng tồn,tối ưu hóa việc giao
hàng.
- Báo cáo kho: Nhằm cung cấp cái nhìn tổng quát cho người quản lý, nắm bắt
tỷ suất vòng quay thấp hay cao để điều chỉnh hợp lý.
2.3 Lợi ích của WMS
- Giảm chi phí vận hành: WMS giúp nhà quản lý xây dựng sơ đồ phân tầng
hợp lý, mô phỏng sàn kho. Phần mềm giải quyết các vấn đề lưu giữ sản phẩm giúp
tối ưu hóa quá trình vận chuyển trong kho.

Hình 2.2 Mô hình cắt giảm nhân sự trong quản lý nhà kho
- Quản lý nhân sự hiệu quả: Cắt giảm quy trình thủ công dẫn đến không cần
sử dụng quá nhiều nhân sự. Xác định nhân viên phù hợp cho từng công việc thông
qua kỹ năng, nhiệm vụ trước đó mà nhân viên thực hiện, nhờ đó mà phân công công
việc đạt hiệu quả cao.
- Quản lý hàng tồn kho Just-in-time: WMS giúp doanh nghiệp không phải lưu
trữ hàng tồn kho trong thời gian dài mà sẽ biết cách đẩy hàng cũ đi, thay thế những
hàng mới vào giúp sản phẩm không bị hư hỏng. Đồng thời phản hồi nhu cầu chính
xác để quản lý nắm được, thông qua đó mức hàng tồn kho luôn được tối ưu và đạt
mức thấp nhất.
- Nâng cao khả năng hiển thị hàng tồn kho: Giúp nhà quản lý biết thực trạng
hàng hóa thông qua mã vạch, số seri, số REID,... để đưa ra những dự báo về nhu cầu
giúp cho nhà quản lý đưa ra những chiến lược đẩy mạnh với những hàng tồn kho hoặc
khó bán của doanh nghiệp.

5
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

- Cải thiện tính linh hoạt, khả năng phản hồi: WMS giúp quản lý kế hoạch
cho các tuyến đường vận chuyển ngắn nhất và hiệu quả nhất đối với các loại sản phẩm
khác nhau. Dựa vào tính chất và kích thước hàng hóa để lựa chọn thời điểm vận
chuyển phù hợp nhằm giảm lưu lượng kho và các chi phí khác.
- Tối ưu quy trình xuất nhập kho: WMS cung cấp dữ liệu thời gian thực hiện
trên kho cho nhà quản lý được biết qua thông số seri, mã vạch, gắn thẻ RFID,... của
hàng hóa. Nhờ đó, khi nhập kho giúp doanh nghiệp ghi lại toàn bộ thông tin theo từng
mục khi hàng nhập kho, di chuyển trong kho, di chuyển trong quá trình vận chuyển
từ địa điểm này đến địa điểm khác.
- Cải thiện quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng: WMS thực hiện khả
năng hiển thị hàng tồn kho cao, khả năng lên lịch nhận hàng cho toàn bộ chuỗi cung
ứng. Nhờ đó giảm thời gian chờ đợi chuyển hàng, cung cấp sản phẩm đến tay khách
khách hàng trong thời gian ngắn nhất.
- Tăng cường bảo mật: Mỗi người nhân viên có vai trò, chức năng riêng trên
hệ thống WMS và không thể đăng nhập vào các phần khác, điều đó giúp đảm bảo dữ
liệu được bảo mật một cách tốt nhất, không bị rò rỉ ra bên ngoài.

Hình 2.3 Gắn kết mối quan hệ giữa nhà cung cấp và khách hàng

2.4 Thành phần của hệ thống WMS


- Phần mềm quản lý kho.
- Các thiết bị điện tử để cài đặt ứng dụng.
- Máy quét mã vạch.
6
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

- Mạng không dây.


- Máy in.
2.5 Đặc điểm của hệ thống quản lý nhà kho (WMS)
- Giúp theo dõi, kiểm kê và quản lý hàng tồn kho trong nhà kho.
- Giúp tối ưu hóa sự sắp xếp và bố trí của hàng hóa trong nhà kho.
- Giúp quản lý quá trình xử lý đơn hàng từ khi đặt hàng đến khi giao hàng.
- Có thể tích hợp với các hệ thống khác như hệ thống quản lý doanh nghiệp
(ERP), hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), hệ thống vận chuyển (TMS) giúp tạo ra
một hệ thống quản lý toàn diện trong chuỗi cung ứng.
- Cho phép tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu và quy trình làm việc của từng
công ty.
- Cung cấp báo cáo và phân tích dữ liệu về hoạt động của nhà kho.
2.6 Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống quản lý nhà kho (WMS)
- Ưu điểm:
+ Giảm thiểu khoản chi phí vận hành.
+ Cập nhật trạng thái tồn kho theo thời gian thực.
+ Cảnh báo hàng tồn tối thiểu.
+ Gia tăng năng suất lao động.
- Nhược điểm:
+ Yêu cầu kỹ thuật cao.
+ Đòi hỏi đầu tư ban đầu cao.

7
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG


3.1 Giới thiệu về trường hợp điển hình
● Tên công ty: Amazon.com, Inc. ● Loại hình công ty: Công ty cổ
● Tên thương mại: Amazon. phần đại chúng.
Trước đây là Cadabra, Inc. (1994- ● Website: www.amazon.com
1995). ● Khu vực hoạt động: toàn cầu.
● Ngày thành lập: 05/07/1994. ● Trụ sở: Seattle, Washington, Hoa
● Chủ sở hữu: Jeff Bezos Kỳ.
(9,8% cổ phần). ● Tình trạng hoạt động: Đang hoạt
● ISIN (Số nhận dạng Chứng khoán động.
Quốc tế):US0231351067 ● Ký hiệu cổ phần: AMZN.

Hình 3.1 Logo công ty Amazon

Amazon được biết đến với việc làm thay đổi tư duy của các ngành công nghiệp
đã được thiết lập thông qua đổi mới công nghệ và phát triển quy mô lớn. Công ty này
là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, nhà cung cấp trợ lý AI và nền tảng
điện toán đám mây được đo bằng doanh thu và giá trị cổ phần.
Amazon là công ty Internet lớn nhất thế giới, công ty công nghệ lớn thứ hai tính
theo doanh thu và là một trong những công ty có giá trị nhất thế giới. Trong đó, hơn
60% doanh thu của công ty có liên hệ mật thiết đến hệ thống quản lý nhà kho.
3.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1994, Jeff Bezos thành lập tập đoàn Amazon. Ông đã chọn trụ sở chính tại
nơi sáng lập Seattle do kỹ thuật máy tính của công ty Microsoft cũng nằm tại đây.
Tháng 5/1997, công ty Amazon đã trở thành 1 công ty đại chúng và bắt đầu bán nhạc,
video. Vào năm 1998, công ty bắt đầu hoạt động trên phạm vi toàn cầu bằng cách
mua lại những công ty bán sách online ở Anh và Đức. Vào năm 1999, Amazon đã bắt
đầu bán trò chơi video, đồ điện tiêu dùng, đồ gia dụng, phần mềm và đồ chơi.
Khi Amazon ra mắt dịch vụ Fulfillment By Amazon (FBA) vào năm 2006, đó
là một chương trình mang tính đột phá. Người bán có thể tận dụng mạng lưới trung
8
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

tâm xử lý đơn hàng rộng lớn của Amazon để lưu trữ, chọn hàng, đóng gói và vận
chuyển đơn đặt hàng của khách hàng, tất cả với mức phí có thể dự đoán bất kể mặt
hàng được vận chuyển đến đâu. Năm 2012, Amazon mua Kiva Systems để tự động
hóa các hoạt động kinh doanh như quản lý hàng tồn kho và mua chuỗi siêu thị Whole
Food Market 5 năm sau. Năm 2022, Amazon đã thành lập AWS (Amazon Web
Services) là nơi cung cấp dữ liệu và mật độ phổ biến của trang web, mô hình lưu
lượng Internet và các số liệu thống kê cho các nhà tiếp thị và phát triển.
3.3 Quy trình quản lý kho

̀ h hoa ̣t động xuấ t nhập khẩ u kho nhà máy đươ ̣c WMS quản lý
̀ h 3.2 Quy trin
Hin

3.3.1 Quản lý hoạt động xuất - nhập trong kho hàng theo thời gian thực
- Tiếp nhận và xử lý đơn hàng: Nhà cung cấp sẽ giao hàng đến kho hàng của
Amazon hoặc trung tâm phân phối. Sau đó, hệ thống WMS sẽ quét mã vạch để xác
minh thông tin về sản phẩm, lúc này hàng hóa sẽ được sắp xếp vào các vị trí đã được
ghi lại.
- Quản lý tồn kho: Hệ thống WMS theo dõi tồn kho hiện có trong thời gian thực
và tự động thông báo khi cần tái tồn kho hoặc tối ưu hóa vị trí. Hệ thống cũng cho
phép chuyển hàng tồn kho một bước (chuyển hàng tồn kho nội bộ) và chuyển hàng
tồn kho hai bước (chuyển hàng tồn kho xảy ra ở bên ngoài kho hàng, yêu cầu các tài
liệu và bước xử lý cụ thể).

9
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

- Quản lý đơn hàng: Khi khách hàng đặt trên web thì hệ thống quản lý đơn
hàng (OMS) sẽ tự tạo ra đơn và liên kết đơn hàng với thông tin hàng hóa tồn kho
cũng như vị trí để xác định sản phẩm.
- Lấy hàng từ kho hàng: Hệ thống WMS sẽ đưa ra thông tin hướng dẫn nhân
viên hoặc robot đến lấy sản phẩm
- Đóng gói: Nhân viên sẽ quét mã vạch để xem tiêu chuẩn đóng gói của đơn
hàng đó và tiến hành theo đúng quy tắc.
- Vận chuyển: Hệ thống WMS sẽ tối ưu hóa quy trình vận chuyển hàng hóa
trong kho hàng để giảm thời gian và chi phí.
3.3.2 Quản lý hoạt động trong kho hàng

Hình 3.3 Quy trình quản lý hoạt động sản xuất kho.

- Giám sát hoạt động


Hệ thống WMS thu thập dữ liệu từ những đơn hàng, yêu cầu đóng gói,... cập
nhật số lượng vận chuyển và trạng thái của hàng hóa để giám sát quá trình, đảm bảo
tiến độ cũng như chất lượng.
- Gắn nhãn trên hàng hóa
+ WMS có thể tạo ra nhãn bằng barcode hoặc QR code giúp cho nhân viên
kiểm tra được nguồn gốc của hàng hóa, hàng hóa thuộc đơn hàng nào để đưa đến
đúng phương tiện vận chuyển. Ngoài ra mã vạch còn cho ta biết được chính xác các
quy trình đóng gói sản phẩm. Tránh những sai sót trong quá trình xử lý hàng hóa.
+ Nhãn dán có thể gắn cho các mặt hàng riêng lẻ, từ đó giúp cho việc vận
chuyển được thực hiện nhanh hơn và hiệu quả hơn sau này.
- Quản lý năng suất nhân sự
Bằng cách sử dụng WMS, các nhà quản lý dễ dàng giám sát hoạt động của công
nhân, kiểm soát năng suất làm việc. Ngoài ra, còn tích hợp bảng chỉ số đo lường hiệu

10
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

suất công việc (KPI) trong hệ thống giúp cho nhà quản lý biết được và đánh giá hiệu
suất làm việc của người lao động xem có cao hay thấp hơn tiêu chuẩn.

Hình 3.4 Quản lý nhân lực

- Báo cáo và phân tích


Báo cáo và phân tích đóng vai trò quan trọng trong quản lý kho, là cơ sở để để
doanh nghiệp xem xét và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Để báo cáo và phân
tích đạt hiệu quả cao cũng như đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin của doanh nghiệp.
Các mẫu báo cáo tham khảo:
+ Sổ kho: Lưu trữ xuất, nhập kho và số liệu hàng hóa thực tế.
+ Báo cáo kho: Theo dõi hàng tồn kho trong các khu vực và chi nhánh.
+ Báo cáo kiểm hàng: Quản lý hàng hóa thiếu hụt, hư hỏng và các nguyên
nhân gây ra vấn đề.
+ Gợi ý nhập hàng: Theo dõi hàng hóa bán chạy và hàng còn tồn kho, đưa
ra gợi ý nhập hàng dựa trên doanh số bán hàng và dự báo nhu cầu.
3.4 Ứng dụng WMS
Amazon vừa công bố kỷ lục của ngày đầu tiên trong mùa Prime Day 11/7/2023
đã trở thành ngày bán hàng có doanh thu lớn nhất trong lịch sử công ty. Xuyên suốt
hai ngày sự kiện được diễn ra, đã có hơn 375 triệu sản phẩm được bán ra trên toàn
thế giới và đạt được mức doanh thu 2.5 tỷ USD với hàng triệu hơn đặt hàng trên cửa
hàng của Amazon Và để đáp ứng được số đơn hàng khổng lồ ấy, điểm nổi bật tạo nên
thành công cho Amazon chính là hệ thống kho hàng.
3.4.1 Giới thiệu khái quát về hệ thống kho hàng của Amazon
Nhiều nhà bán lẻ, cả trực tiếp và trực tuyến, thường không vận hành kho của
riêng mình. Các sản phẩm chính của họ vẫn được lưu trữ trong kho thuê. Để thực
hiện đơn đặt hàng, các công ty vận tải bên thứ ba vận chuyển hàng hóa cho khách
hàng hoặc đến các cửa hàng bán lẻ của công ty. Đối với Amazon, đây không phải là
11
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

vấn đề. Họ lưu trữ phần lớn hàng hóa trên nền tảng của mình và doanh nghiệp khác
bán trên nền tảng. Công ty quản lý một lượng không gian khổng lồ. Năm 2018,
Amazon sở hữu 288 triệu feet vuông và phần lớn diện tích này bao gồm không gian
nhà kho và mỗi nhà kho sẽ bao gồm các bộ phận sau: Hệ thống kho tự động; hệ thống
máy tính để tiếp nhận và xử lý đơn hàng; trạm phân phối tin; các cabin “biết nói”
chứa hàng hóa; hệ thống băng tải, sensor quang, thùng đựng hàng…Các nhà kho của
Amazon áp dụng công nghệ cao đến mức chúng đòi hỏi rất nhiều dòng mã hóa để vận
hành và phức tạp không kém trang web của Amazon.
Vị trí các kho hàng được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Các kho thường được đặt gần
các trung tâm tiêu thụ lớn hay các địa điểm thuận lợi. Hệ thống kho hàng của Amazon
gồm 6 kho hàng quy mô lớn, mỗi kho hàng đạt giá trị lên đến 50 triệu đô. Nhìn chung
công ty kinh doanh phong phú cung cấp mọi nhu cầu của khách hàng. Hệ thống được
đảm bảo mối liên hệ cao từ nhà sản xuất đến phân phối. Trong đó, hệ thống kho của
Amazon bao gồm một vài đặc điểm nổi bật sau:
- Amazon đã tạo ra một hệ sinh thái kho hàng chu đáo. Hệ thống Amazon chia
mạng lưới phân phối của mình thành 5 loại cơ sở: Crossdock, thực hiện, phân loại,
trạm giao hàng, Amazon Prime. Trong đó, trung tâm xử lý đơn hàng và trung tâm
phân loại là quan trọng nhất với việc quản lý hàng tồn kho.
- Trong vận hành kho, các doanh nghiệp khác sẽ đặt mọi thứ ở đúng vị trí của
nó. Nhưng thay vào đó, khi hàng hóa được chuyển đến trung tâm xử lý đơn hàng, các
cộng sự của Amazon sẽ đặt chúng ở bất cứ nơi nào còn chỗ trống.
Như đã nêu trên, việc sắp xếp nhà kho một cách không có trật sự sẽ tạo nên sự
hỗn loạn. Với số lượng mặt hàng vô cùng lớn, Amazon đã đầu tư hệ thống thông tin
với hệ thống các máy tính và các phần mềm ứng dụng và xử lý thông tin giúp cho
việc quản lý có hiệu quả nhanh chóng.
3.4.2 Phân tích
Các kho hàng của Amazon không hề giống với các kho hàng truyền thống mà
được công nghệ hóa vào từng khâu quản lý vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. Điểm
khác biệt lớn nhất trong mô hình xây dựng hóa kho hàng của Amazon là đã áp dụng
và phát triển hệ thống quản lý kho hàng WMS (Warehouse Management System). Hệ
thống WMS của Amazon được xây dựng dựa trên các công nghệ tiên tiến như trí tuệ
nhân tạo (AI), học máy (ML) và tự động hóa. Nhiều tính năng phổ biến đối với các
sản phẩm phần mềm WMS:

12
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

Hình 3.5 Sơ đồ quản lý kho hàng.

3.4.2.1 Quản lý nhập kho


- Tự động hóa việc nhận hàng: Amazon sử dụng các robot để tự động nhận
hàng từ các nhà cung cấp. Các robot này có thể di chuyển hàng hóa một cách nhanh
chóng và hiệu quả, giúp giảm thiểu chi phí và thời gian nhận hàng.
- Kiểm kê tự động: Amazon sử dụng các hệ thống cảm biến để tự động kiểm kê
hàng hóa. Điều này giúp Amazon giảm thiểu sai sót trong kiểm kê và đảm bảo độ
chính xác của hàng tồn kho.
- Lưu trữ tối ưu: Amazon sử dụng các thuật toán để phân bổ hàng hóa vào các
vị trí phù hợp trong kho. Điều này giúp tối ưu hóa không gian lưu trữ và đảm bảo
hàng hóa được lấy ra một cách nhanh chóng và dễ dàng.
3.4.2.2 Quản lý xuất kho
- Lập kế hoạch xuất kho: Amazon sử dụng hệ thống WMS để lập kế hoạch
xuất kho dựa trên đơn đặt hàng của khách hàng. Điều này giúp Amazon đảm bảo rằng
tất cả các đơn đặt hàng được xử lý kịp thời và chính xác.
- Lấy hàng tự động: Amazon sử dụng các robot để tự động lấy hàng từ kệ. Điều
này giúp Amazon tăng tốc độ xử lý đơn đặt hàng và giảm thiểu rủi ro sai sót.
- Đóng gói tự động: Amazon sử dụng các hệ thống tự động để đóng gói đơn
hàng. Điều này giúp Amazon giảm thiểu thời gian và công sức đóng gói đơn hàng.
- Vận chuyển tự động: Amazon sử dụng các hệ thống tự động để vận chuyển
đơn hàng. Điều này giúp Amazon giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển.
3.4.2.3 Quản lý hàng tồn
Bất cứ hàng hóa nào khi được cộng tác viên chuyển đến kho hàng của Amazon
đều sẽ được dán cho một mã vạch giúp họ sử dụng phần mềm quản lý kho hàng thông
minh cung cấp các lợi ích cụ thể sau:

13
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

- Theo dõi tình trạng hàng hóa: Báo cáo chi tiết của từng sản phẩm (màu sắc,
kích thước, chất liệu...) theo thời gian thực, theo dõi tồn kho trên hệ thống. Điều này
giúp Amazon đảm bảo rằng tất cả các mặt hàng đều ở trong tình trạng tốt.
- Theo dõi số lượng hàng hóa: Hệ thống tự động cập nhật tăng giảm tồn kho
khi nhập hay bán hàng theo thời gian thực. Đây là chức năng cơ bản của WMS. Bằng
các số liệu từ quá khứ hoặc dự báo thiết lập mức tồn kho phù hợp tránh tình trạng
hàng lưu kho quá nhiều hoặc quá ít. Phần mềm WMS giúp Amazon theo dõi sát sao
mức tồn kho nhằm huy động hợp lý nguồn lực (luân chuyển hàng hóa giữa các kho)
hay lên kế hoạch mua hàng đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài ra, hệ thống
còn tự động cảnh báo hàng tồn kho cận hạn sử dụng, hết hạn giúp hạn chế tình trạng
hư hỏng, thất thoát, tối ưu chi phí quản lý.
- Theo dõi vị trí hàng hóa: WMS sử dụng hệ thống định vị để theo dõi vị trí
của tất cả các mặt hàng trong kho. Điều này giúp nhân viên kho dễ dàng tìm thấy
hàng hóa cần thiết.
3.4.2.4 Quản lý nhân sự
Với quy mô hoạt động toàn cầu và đội ngũ nhân viên lên đến hàng triệu người.
Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của WMS trong quản lý nhân sự tại Amazon:
- Tuyển dụng và đào tạo: WMS được sử dụng để quản lý quá trình tuyển dụng
và đào tạo nhân viên. Đảm bảo rằng họ có được những nhân viên phù hợp và có thể
đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
- Đánh giá hiệu suất: WMS được sử dụng để đánh giá hiệu suất của nhân viên.
Giúp Amazon xác định những nhân viên có hiệu suất tốt và cần được khen thưởng,
đồng thời cũng giúp xác định những nhân viên cần được đào tạo hoặc phát triển thêm
thông qua các trị số như KPIs.
- Quản lý phúc lợi: WMS được sử dụng để quản lý các chương trình phúc lợi
của nhân viên, chẳng hạn như bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, nghỉ phép và các
khoản trợ cấp khác. Điều này giúp Amazon đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều được
hưởng các quyền lợi tương xứng với công sức lao động của họ.
- Quản lý sự kiện: WMS được sử dụng để quản lý các sự kiện dành cho nhân
viên, chẳng hạn như tiệc Giáng sinh, tiệc cuối năm và các hoạt động thể thao và giải
trí. Điều này giúp Amazon tạo ra một môi trường làm việc tích cực và gắn kết cho
nhân viên.
Việc ứng dụng WMS vào quản lý nhân sự là một xu hướng mới nổi trong lĩnh
vực nhân sự. Các công ty đang dần nhận ra những lợi ích của việc sử dụng dữ liệu để
cải thiện hiệu quả hoạt động và năng suất lao động.
3.4.2.5 Quản lý vận chuyển
Sau khi đơn hàng được nhà quản lý xác nhận, hệ thống WMS sẽ tự động xuất
ra vận đơn (Bill of Lading) và gửi cho đơn vị vận chuyển. Đồng thời, hệ thống còn

14
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

hỗ trợ doanh nghiệp in ra danh sách hàng hóa cần xuất đi cũng như là hóa đơn tạm
tính để xác nhận đơn đặt hàng.
Trên hệ thống còn hiển thị trạng thái giao hàng (đang giao, chưa giao, đã
giao,...), tiền độ giao hàng được cập nhật liên tục thông qua GPS trong thời gian thực
và thông tin thu hộ ngay trên hệ thống. Ngoài ra, WMS còn tự động lập kế hoạch giao
hàng, phân luồng và tối ưu hóa hành trình giao hàng. Việc này rất có ý nghĩa đối với
một công ty sử dụng mô hình mạng lưới phân phối như Amazon.

Hình 3.6 Quản lý vận chuyển

3.4.2.6 Quản lý kho bãi


Đây là một tính năng quan trọng khác của hệ thống WMS. Tính năng này giúp
nhà quản lý sắp xếp kho bãi khoa học, phân luồng xe đến và đi,... Điều này sẽ giúp
việc quản lý hàng trong kho cũng trở nên dễ dàng hơn, giúp cắt giảm chi phí lưu kho
và tối đa hóa hiệu quả giao hàng.
Mặc dù không sử dụng tính năng quản lý sắp xếp kho bãi khoa học, Amazon lại
kết hợp WMS với robot cùng những phần mềm khác tạo nên một nét đặc trưng trong
việc quản lý kho bãi của mình đó chính là Kiva robot. Chúng là những kệ hàng di
động có thể chở được từ 750 pounds đến 3000 pounds (340 kg - 1.361 kg) và di
chuyển dựa trên mã vạch trên sàn như những bàn cờ vua.
Amazon là một công ty có độ phủ sóng trên toàn thế giới với độ đa dạng hàng
hóa bậc nhất. Vì vậy, mỗi loại sản phẩm sẽ được phân bố ở nơi có khả năng có nhu
cầu cao (một chiếc găng tay giữ ấm sẽ được phân phối tại các kho ở gần vùng có khí
hậu lạnh hơn như Canada thay vì vùng có khí hậu gió mưa nóng ẩm như Việt Nam).
15
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

WMS hỗ trợ quá trình này bằng cách quản lý hàng tồn kho của kho tổng, kho con
trên cùng một hệ thống một cách đơn giản, chính xác, theo dõi quá trình điều chuyển
hàng, tự động cập nhật số lượng hàng hóa tăng giảm giữa các kho.
Nói tóm lại, WMS đã giải quyết những vấn đề tối quan trọng của Amazon một
cách dễ dàng. Đây là tính năng quan trọng giúp cắt giảm nhiều chi phí lưu kho và chi
phí giao hàng.

Hình 3.7 Những “chú” Robot Kiva

3.4.2.7 Báo cáo


Tính năng báo cáo của WMS có thể cho phép người quản lý nắm bắt và phân
tích được tổng thể tình hình hoạt động thực tế của kho theo thời gian thực và tìm thấy
khu vực kho cần cải thiện.
Hệ thống giúp xây dựng báo cáo tổng quát về tình trạng khu vực kho. Từ đó, hệ
thống cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về tình trạng kho hàng để điều
chỉnh phù hợp.
VD: Phần mềm có thể phân tích tự động chu kỳ vòng quay của hàng hóa,từ đó
nhận xét về tỷ suất xoay vòng cao hay thấp để điều chỉnh về mức độ hợp lý.
3.5 Lợi thế cạnh tranh
Công ty đã tối ưu nhân lực bằng cách đưa máy tính và robot vào mọi quy trình
trong việc quản lý nhà kho và các nhà quản lý có nhiệm vụ phải theo dõi sát sao hệ
thống dữ liệu này. Đây chính là điểm khác biệt trong việc xây dựng mô hình kho hàng
hóa của Amazon. Hầu hết doanh nghiệp thương mại điện tử khác chỉ chú ý đến việc
xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở công nghệ thông tin cho website của mình, họ không
đầu tư nhiều cho hệ thống bến bãi, kho lưu trữ. Việc giao hàng thường được tiến hành
16
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

thông qua các trung gian khác như qua đường bưu kiện hay họ sẽ gom hàng tại địa
điểm xác định nào đó.
Amazon đã sử dụng mô hình mạng lưới phân phối, đó là nhà phân phối dự trữ
và giao hàng. Phương án này có lợi thế là dịch vụ khách hàng tốt hơn. Việc này có
thể dẫn đến sự gia tăng của chi phí tác nghiệp hậu cận và để đánh đổi lại là việc đáp
ứng đơn hàng nhanh hơn, trở thành tiêu chuẩn của các doanh nghiệp cùng loại. Đây
chính là mô hình Amazon hướng tới. Tuy nhiên thì phương án này cần chi phí vận
chuyển và chi phí dự trữ khá là cao. Chính vì thế mà Bezos đã quyết định đầu tư khá
nhiều cho hệ thống kho hàng, bến bãi.
3.6 Kết quả
Các nhà quản lý của Amazon ở bộ phận lưu kho đã nỗ lực hết mình để đẩy năng
suất lên cao tới tối đa. Chẳng hạn bằng việc tái thiết kế hệ thống chuyển hàng trên
băng chuyền tự động, Amazon đã có thể tăng năng suất của một kho lên đến 40%.
Đó là lý do trong 3 năm qua, chi phí vận hành các nhà kho của Amazon đã giảm từ
20% doanh thu xuống còn chưa đầy 10% doanh thu. Các nhà kho của Amazon vận
hành hiệu quả đến nỗi tỷ lệ luân chuyển hàng mới của các nhà kho này đạt 20 lần/năm
(tất cả các công ty bán lẻ khác chỉ đạt con số dưới 15 lần/năm) cũng như:
● Tốc độ xử lý đơn đặt hàng tăng 50%.
● Số lượng lỗi đơn đặt hàng giảm 95%.
● Tỷ lệ hàng hóa sẵn sàng để giao tăng 99%.
● Chi phí vận hành kho hàng giảm 20%.
Việc đầu tư cao và nghiêm túc cho công nghệ trong hệ thống kho hàng, cùng
với đó là việc quản lý kho hàng khá tốt đã giúp cho Amazon tạo ra một cuộc cách
mạng về thương mại điện tử và trở thành trang web khổng lồ có phạm vi trên toàn thế
giới. Cụ thể:
- Đảm bảo cho tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa.
- Giảm chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển và thêm vào đó là nâng cao chất
lượng dịch vụ khách hàng, thời gian đáp ứng đơn hàng nhanh hơn.
- Giúp cho việc hoạt động của các khâu khác cũng được diễn ra thuận lợi. Từ
đó có thể đưa ra nhiều chiến lược mới, giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận
cho việc giao nhận hàng hóa đáp ứng nhanh chóng nhu cầu ngày càng to lớn của
khách hàng.

17
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

Hình 3.8 Doanh thu ròng của Amazon theo từng mảng năm 2020

18
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN


4.1 Kết luận
Qua việc ứng dụng hệ thống quản lý nhà kho WMS vào công ty Amazon, công
ty đã đạt được mục tiêu là xây dựng kế hoạch việc quản lý một cách tối ưu hàng hóa
bằng nhiều phương pháp được nêu ở các quy trình quản lý của hệ thống. Cụ thể ở đây
bằng việc tái thiết kế hệ thống chuyển hàng trên băng chuyền tự động, cũng như việc
tăng cường hiệu quả và năng suất trong các quy trình, giảm thiểu các sai sót thủ công
trong việc quản lý kho, tăng cường khả năng theo dõi, tình trạng hàng tồn kho, tối ưu
hóa không gian kho bãi.Và đạt kết quả tích cực qua việc Amazon đã có thể tăng năng
suất của một kho lên đến 40% cùng nhiều con số khác được đưa ra ở phần kết quả.
Cho thấy công ty Amazon đã thành công lớn trong việc áp dụng hệ thống quản lý nhà
kho WMS.
4.2 Kiến nghị
- Tự động hóa quy trình kiểm tra chất lượng: Thay vì kiểm tra thủ công, doanh
nghiệp có thể sử dụng các công nghệ tự động hóa để kiểm tra chất lượng hàng hóa.
Các công nghệ tự động hóa có thể giúp kiểm tra hàng hóa nhanh chóng, chính xác và
giảm thiểu sai sót do con người gây ra.
- Tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc: Khả năng truy xuất nguồn gốc cho
phép doanh nghiệp xác định nguồn gốc của sản phẩm một cách dễ dàng. Điều này
giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định nguyên nhân của các vấn đề chất lượng và đưa
ra các biện pháp khắc phục kịp thời.
- Tích hợp hệ thống WMS với các hệ thống khác: Việc tích hợp hệ thống WMS
với các hệ thống khác có thể giúp doanh nghiệp thu thập và lưu trữ dữ liệu chất lượng
hàng hóa một cách hiệu quả. Dữ liệu này có thể được sử dụng để phân tích và cải
thiện chất lượng hàng hóa.

19
Quản lý chuỗi cung ứng Th.S Nguyễn Đoan Trinh

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Bedri Bahru (2020). WAREHOUSE MANAGEMENT A COMPLETE GUIDE
FOR RETAILER, from: Warehouse-Management-PDF - veeqo A COMPLETE
GUIDE FOR RETAILERS CONTENTS What is warehouse - Studocu

[2] Uniduc JSC (2021, August). WMS là gì? Tính năng và lợi ích của WMS mang lại
gồm những gì, from: https://uniduc.com/vi/blog/wms

[3] Công ty TNHH DV&TM giải pháp kỹ thuật công nghiệp Việt Nam (2023). Hệ
thống kho tự động, from: Kho Tự Động (WMS) - STI VIỆT NAM (stivietnam.com)

[4] ADMVTI (2021, December). WMS (Hệ thống quản lý kho) là gì? Tại sao nó được
coi là chìa khóa để hiện thực hóa sản xuất DX, from: https://vti.com.vn/ja/what-is-
wms-warehouse-management-system/

[5] VTV Digital (2023, March 21). Amazon cắt giảm thêm 9.000 nhân viên, from:
https://vtv.vn/kinh-te/amazon-cat-giam-them-9000-nhan-vien-
20230321160529054.htm

[6] Logiwa Marketing (2019, August 13). Behind The Scenes of Amazon Inventory
Management. Retrieved August 23, 2023, from: Unveiling the Secrets of Amazon's
Inventory Management System (logiwa.com)

[7] Ronny Henry (2020, September). The Complete Guide to Amazon Inventory
Management in 2023. Retrieved 2023, from: https://www.extensiv.com/blog/inven
tory-management/amazon

[8] Kiri Masters (2018, June 21). Amazon Revolutionized Order Fulfillment, But This
Company Is Creating Prime-Like Shipping For All, from: https://www.forbes.com/sit
es/kirimasters/2018/06/21/amazon-revolutionized-order-fulfillment-but-this-
company-is-creating-prime-like-shipping-for-all/?sh=2163c2ba6a5a

- Hết -

20

You might also like