Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu 1: EM hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa như thế


nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?
Câu 2:Ở khổ đầu và khổ cuối bài thơ có sự khác biệt về đại từ xưng hô của nhân vật trữ tình. Hãy chỉ rõ
và cho biết ý nghĩa của sự khác biệt đó.
Câu 3: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng-phân-hợp để phân tích khổ thơ mở đầu
của bài Mùa xuân nho nhỏ, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định dùng để khẳng định và một thành
phần tình thái (gạch chân chú thích rõ).
Câu 4: Tiếng hát say sưa thể hiện niềm yêu mến cuộc sống cũng đa vang lên nhiều lần trong một bài thơ
thuộc chương trình Ngữ văn 9.Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Bài làm:
MĐ: Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời đã được nhà thơ Thanh Hải khắc họa thật ấn tượng qua
khổ thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. (1)

TĐ:
(2): Trước hết bức tranh xuân ấy được mở ra với những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ:
“Mọc …biếc”
(3)Khổ 1 của bài thơ được mở ra với hình ảnh “dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc”, màu sắc xanh kết
hợp hài hòa với màu tím mở ra một bức tranh xuân cao,rộng,khoáng đạt mang nét đặc trưng của xứ
Huế.
(4) Tác gia đã khéo léo sử dụng đảo ngữ “mọt” kết hợp với số từ “một” để vẽ lại một bức tranh thiên
nhiên giữa màu xanh biếc của dòng sông, nổi bật là một bông hoa tràn đầy sức sống.

(5)Không những vậy, bức tranh phong cảnh xuân còn có sự xuất hiện của âm thanh:

“..”
(6) Nếu như Nguyễn Du miêu tả bức tranh xuân trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” chủ đạo chỉ là màu
sắc xanh của cỏ và trắng của hoa lê thì Thanh Hải đã mang đến cho bức tranh xuân của mình sự rộn rã và
vui tươi của âm thanh.
(7)Nhà thơ sử dụng bpnt nhân hóa cùng từ gọi đáp “Ơi con chim chiền chiện” để thể hiện một cái nhìn
trìu mến, một lời trách yêu nhẹ nhàng “hót chi mà vang trời”.
(8) Có lẽ tác giả đang mở rộng lòng mình để đón nhận những âm thanh rộn rã của mùa xuân bằng tất cả
niềm say sưa.

(9) Hai câu thơ tiếp theo:


“Từng giọt…hứng”
(10) Cụm từ “giọt long lanh” có thể hiểu là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cho hình ảnh giọt mưa xuân, giọt
sương, cũng có thể hiểu là giọt của nỗi niềm hạnh phúc. Dù hiểu theo cách nào, nó đều thể hiện được
niềm yêu đời, yêu cuộc sống, tác giả một lần nữa mở rộng lòng mình để đón nhận những gì đẹp đẽ nhất
của thiên nhiên.
(11) Khổ thơ được kết lại bằng đại từ “tôi” cùng động từ “hứng” trong “tôi đưa tay tôi hứng” như để
miêu tả cảm xúc của tác giả trước sự đẹp đẽ của thiên nhiên đất trời. Dương như Thanh Hải không thể
không đón nhận chúng bằng tất cả niềm say mê, niềm lạc quan và yêu thiên nhiên, cái đẹp của mình đối
với những gì đẹp đẽ nhất của mùa xuân, của thiên nhiên.
(12) Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt – trước 1 tháng tác giả qua đời nhưng ta vẫn có thể
thấy được tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống, niềm thiết tha, khao khát cống hiến cho đời của
chính nhà thơ – một khát khao đẹp đẽ đến cảm động.
Phần II
“Lúc này đây cuộc sống có thể không công bằng với bạn. Có thể bạn tự hỏi liệu may mắn có đến với
mình không. Tôi dám nói với bạn rằng bạn không thể tưởng tượng nổi điều tốt đẹp sẽ đến với bạn nếu
bạn không chịu đầu hàng trước khó khăn,thử thách. Hãy tập trung vào ước mơ của bạn. Hãy làm tất cả
những gì có thể để tiếp tục theo đuổi ước mơ. Bạn có sức mạnh để thay đổi hoàn cảnh.Đừng bao giờ từ
bỏ khát vọng!”

You might also like