Mối Quan Hệ Giữa Dân Chủ Xhcn & Nhà Nước Xhcn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

2.

Mối quan hệ giữa dân chủ xhcn & nhà nước xhcn

a) Dân chủ XHCN là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà nước XHCN

+ Chỉ trong xã hội dân chủ XHCN, người dân mới có đầy đủ các điều kiện cho việc thực hiện ý chí
của mình thông qua việc lựa chọn công bằng, bình đẳng những người đại diện cho quyền lợi chính
đáng của mình vào bộ máy nhà nước.
+ Tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động quản lý của nhà nước.
+ Khai thác và phát huy tốt sức mạnh trí tuệ của nhân dân cho hoạt động của nhà nước.
=> Với những tính ưu việt đó, nền dân chủ XHCN sẽ kiểm soát 1 cách có hiệu quả quyền lực của nhà
nước, ngăn chặn được sự tha hóa của quyền lực nhà nước. Ngược lại nếu các nguyên tắc của nền dân
chủ XHCN bị vi phạm thì việc xây dựng nhà nước XHCN cũng sẽ không thực hiện được
b) Nhà nước XHCN trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ của người dân.

+ Bằng việc thể chế hóa ý chí của nhân dân thành các hành lang pháp lý, phân định rõ quyền và trách
nhiệm của mỗi công dân, là cơ sở để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình, đồng thời là công
cụ bạo lực để ngăn chặn hiệu quả các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của dân.
+ Con đường vận động và phát triển nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện, lôi cuốn đông
đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Thông qua hoạt động này, nguồn lực xã hội được
tập hợp, tổ chức và phát huy hướng đến lợi ích của nhân dân. Ngược lại, nếu nhà nước XHCN đánh
mất bản chất của mình sẽ dẫn đến việc xâm phạm quyền làm chủ của người dân.
=> Nhà nước là thiết chế có chức năng trực tiếp nhất trong việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện
những yêu cầu dân chủ chân chính của nhân dân. Là công cụ sắc bén nhất trong cuộc đấu tranh với
mọi mưu đồ đi ngược lại với lợi ích của nhân dân.
***
Ví dụ về mối quan hệ giữa dân chủ và nhà nước XHCN có thể là quá trình ra quyết định dân chủ trong
các cuộc hội thảo, cuộc họp hoặc các cuộc bỏ phiếu. Ngoài ra, còn có thể là những phản đối và cuộc
biểu tình của người dân đối với quyết định hoặc chính sách của nhà nước XHCN.
Câu hỏi:
Nhà nước XHCN có thể tồn tại mà không có dân chủ không? Vì sao?
a) Có thể
b) Không thể
Nhà nước XHCN không thể tồn tại mà không có dân chủ. Vì nguyên tắc cốt lõi của nhà nước XHCN
là quyền lực nằm trong tay của nhân dân và được thực hiện thông qua các cơ chế dân chủ. Mà dân chủ
bản chất là việc người dân có quyền tham gia vào quyết định chính trị và có ảnh hưởng đến việc điều
hành nhà nước
Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa là:

a. Dân chủ XHCN là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà nước XHCN.
b. Nhà nước XHCN là công cụ để thực hiện nền dân chủ XHCN.
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
đáp án c

You might also like