Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

HỆ THỐNG THANH GÓP

1. Sơ đồ hệ thống một thanh góp không phân đoạn

Trong sơ đồ này thì nguồn cấp và các lộ đường dây nối với thanh góp thông qua 2 DCL (Disconnect
switches) và 1 MC (Circuit Breaker)

Disconnect switch 11, 21, 31,41, 51 nằm giữa CB và thanh góp nên được gọi là dao cách ly thanh góp

Disconnect switch 12, 22, 32, 42, 52 nằm phía đường dây gọi là DCL đường dây

Các dao cách ly này dùng để tạo khoảng cách an toàn trông thấy khi sửa chữa các phần tử trong mạch
điện

Nguồn N1, N2 có thể là máy phát điện, MBA, các lộ đường dây

* Thao tác với sơ đồ:

-Sửa chữa MC1: Cắt máy cắt MC1

Mở dao cách ly CL11, CL12

Thực hiện các biện pháp an toàn để đưa MC1 ra sửa chữa (Nối đất an toàn, đặt biển báo

- Khi sửa chữa xong, thao tác đóng điện cho đường dây:

Mở nối đất an toàn

Đóng DCL 11. 12

Đóng MC1

* Ưu nhược điểm:
-Ưu điểm: sơ đồ đơn giản, tiết kiệm được chi phí

Thi công lắp đặt đơn giản, vận hành an toàn chắc chắn

Nhược điểm:

Độ tin cậy cung cấp điện không cao

Khi có sự cố trên thanh góp thì toàn bộ hệ thống sẽ mất điện

Khi sửa chữa MC của ngăn lộ nào thì ngăn lộ ấy bị ngừng cung cấp điện

Khi ngắn mạch trên đường dây mà máy cắt không cắt thì các máy cắt phía nguồn sẽ cắt daanc đến mất
điện toàn bộ hệ thống

Vì vậy, Hệ thống một thanh góp không phân đoạn được sử dụng vùng phụ tải nhỏ, không quan trọng
hoặc các sơ đồ tự dùng trong nhà máy điện và trạm biến áp

Trích dẫn: https://trithuctot.com/so-do-he-thong-mot-thanh-gop-khong-phan-doan/

2.Sơ đồ hệ thống một thanh góp có phân đoạn

Thanh góp được chia thành các đoạn nhỏ được goik là những phân đoạn, những phân đoạn này được
nối với nhau qua các dao cách ly và máy cắt phân đoạn

2.1 Phân đoạn bằng dao các ly (Disconnect Switch)

Thường thì số phân đoạn tương ứng với số nguồn cấp, Mỗi nguồn sẽ cung cấp điện vào từng phân đoạn

* Vận hành với DCL phân đoạn đóng:

Ưu điểm: Nguồn điện và các phụ tải phân bố đều, cả hai phân đoạn làm việc song song đảm bảo vậ hành
kinh tế
Nhược điểm: Khi có ngắn mạch trên phân đoạn nào thì toàn bộ các máy cắt được cắt ra, gây nên mất
điện toàn hệ thống. Khi có ngắn mạch trên đường dây thì dòng ngắn mạch xuất hiện rất lớn (do có nhiều
nguồn cấp đến)

Thường thì sơ đồ này được sử dụng trong các nhà máy điện

* Vận hành với dao cách ly phân đoạn mở

Ưu điểm: Khi có ngắn mạch trên phân đoạn nào thì chỉ có phân đoạn ấy mất điện. Phan đoạn còn lại vẫn
hoạt động bình thường. Khi có ngắn mạch trên đường dây thì dòng ngắn mạch xuất hiện bé, nên có thể
chọn các khí cụ điện với thông số kĩ thuật thấp, tiết kiệm chi phí

Nhược điểm: Nguồn và các phụ tải vận hành riêng lẻ, Không đảm bảo vận hành kinh tế

* Khi sửa chữa dao cách ly phân đoạn thì cả hai phân đoạn đều mất điện. Để khắc phục nhược điểm này
thì người ta phân đoạn bằng 2 DCL

Nhược điểm lớn nhất của sơ đồ này là dao cách ly hoạt động trong trường hợp có điện. Trong khi so với
trương hợp 1 thanh góp thì chỉ cách ly (tạo khoảng cách an toàn nhìn thấy cho người vận hành)

2.2 Phân đoạn bằng máy cắt

Trích dẫn: https://trithuctot.com/so-do-he-thong-mot-thanh-gop-co-phan-doan/


3. Sơ đồ hệ thống hai thanh góp

Sau khi phân tích sơ đồ một thanh góp ta có nhược điểm như sau:

Khi sửa chữa thanh góp hoặc dao cách ly của một mạch nào đóthì tất xả các mạch nối vào thanh góp đó
đều phải ngừng làm việc trong thời gian sửa chữa

Khi xảy ra NM trên thanh góp thì toàn bộ hệ thống sẽ mất điện

Khi sửa chữ máy cắt của một mạch bất kì nào đó thì toàn bộ mạch đó bị mất điện toàn bộ

Đẻ khắc phục những điều đó ta sử dụng hệ thống hai thanh góp

Mô tả sơ đồ: Gồm 2 thanh góp TG1, TG2 có nhiệm vụ dự trữ cho nhau và được nối với nhau qua máy cắt
nối MCN, mỗi mạch đường dây được nối vào hệ thống hai thanh góp qua 1 máy cắt và 3 dao cách ly (2
DCL thanh góp và 1 DCL đường dây)

* Các chế độ vận hành:

Bình thường hệ thống sẽ vận hành song song hai thanh góp, cả hai thanh góp đều có điện và làm việc
song song với nhau như hệ thống 1 thanh góp được phân đoạn bằng máy cắt. Các mạch đường dây và
mạch nguồn được phân bố đều trên hai thanh góp. Ví dụ Mạch đường dây D1, D3 và mạch nguồn B1 nối
với thanh góp 1 (khi đó các DCL nối với TG1 đóng, TG2 mở). Còn D2, D4, B2 nối vào TG2 (DCL nối vào
thanh góp 2 đóng, TG1 mở). Khi đó thì MC1 đóng, CL1, CL3 đóng, CL2 mở….

Trong một số trường hợp, chỉ có 1 thanh góp làm việc thành góp này gọi là TGLV, thanh còn lại gọi là
TGDT. Trong trường hợp này thì máy cắt nối mở. Các dao cách li nối với thanh góp làm việc đóng, còn
thanh góp dự trữ mở. Lúc này sơ đồ vận hành như sơ đồ hệ thống một thanh góp ko phân đoạn
Để sửa dao cách ly thanh góp CL1 thì yêu cầu hai đầu DCL phải ko có điện (Tức dao cách ly nối vào thanh
góp nào thì thanh góp đấy phải không có điện)

Người ta sẽ vận hành song song hai thanh góp (ở cấp điện áp từ 35 kV trở lên).

Phân đoạn thanh góp làm việc như sơ đồ dưới đây.

Thanh góp làm việc được phân thành 2 phân đoạn là PDD và PDD. Hai thanh góp đc nối với thanh góp
dự trữ thông qua MCN1 và MCN2 ở vị trí thường cắt

Bình thường các mạch được phân bố làm việc trên 2 phân đoạn. Giống như sơ đồ hệ thống một thanh
góp có phân đoạn. Thanh góp dự trữ bình thường ko có điện, nó được sử dụng để thay thế khi có 1
thanh góp làm việc cần sửa chữa

Ưu điểm: Đảm bảo được độ tin cậy cung cấp điện cao hơn khi vận hành một thanh góp

Có thể sửa chữa dao cách ly của thanh góp mà vẫn đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải

Có thể sửa chữa dao cách ly của thanh gố của 1 mạch bất kì mà chỉ mạch đấy mất điện

Khi sửa chữa một máy cắt của một mạch bất kì thì mạch đó chỉ mất điện trong thời gian thao tác
chuyển mạch

Nhược điểm: Dao cách ly phải thao tác trong trường hợp có điện

Trích dẫn:

https://trithuctot.com/so-do-he-thong-hai-thanh-gop
4. Sơ đồ hệ thống một thanh góp có thanh góp vòng

Sơ đồ này được sử dụng rộng rãi cấp điện áp từ 35 kV trở lên

Mô tả sơ đồ: trong sơ đồ thanh góp được phân đoạn thành hai phân đoạn bằng MCpđ. Mỗi phân đoạn
liên lạc với thanh góp vòng qua một mạch máy cắt vòng

Máy cắt vòng được nối với thanh góp làm việc thông qua CL1 (CL3), nối với thanh góp vòng thông qua
CL2 (CL4)

Các mạch đường dây và máy biến áp được nối hệt hống thanh góp thông qua máy cắt và 2 dao cách ly
(DCL thanh góp và DCL đường dây), nối với thanh góp vòng thông qua CLV

Nhiệm vụ của máy cắt vòng và hệ thống thanh góp vòng:

Máy cắt vòng và TGV kết hợp với nhau để có thể kiểm tra sửa chữa MC của một phân đoạn bất kì mà
không nhừng cung cấp điện của mạch đó

MCV1 có thể thay thế cho bất kì MC nào nối với phân đoạn 1, tương tự MCV 2

Thanh góp vòng không phải để thay thế cho 1 phân đoạn của thanh góp làm việc.

Trạng thái bình thường: Tất cả các dao cách ly nôi với thanh góp vòng đều mở, máy cắt vòng và dao cách
ly hai đầu của nó mở, vì thế thanh góp vòng sẽ ko có điện

Để sửa chữa MC1: Quan sát và kiểm tra thanh góp bằng mắt nếu ko có hỏng hóc lớn thì chuyển qua
kiểm tra bằng điện

Kiểm tra bằng điện:


Đóng hai dao cách ly hai đầu MCV1

Đóng MCV1 (Bảo vệ role cho máy cắt vòng chỉnh định với thời gian nhỏ nhất). Nếu thanh góp vòng có sự
cố lập tức cắt MCV1 ngay, nếu không ta thực hiện các bước tiếp theo.

Cắt máy cắt vòng MCV1 ra

Đóng dao cách ly CLV1, chuyển rơ le bảo vệ của MC1 sang MCV1

Đóng máy MCV1 rồi cắt máy cắt MC1, DCL1, DCL2, sau đấy đóng dao cách ly DCLV2

Thực hiện các biện pháp an toàn để sửa chữa MC1

Lúc này MCV1 làm nhiệm vụ bảo vệ cho ngăn lộ D1 thay cho MC1

Sơ đồ tối ưu:

Trạng thái vận hành bình thường: MCV thường mở

CL3, CL4 có ít nhất một dao cách ly mở. Nếu đóng cả hai thì MCpđ không còn tác dụng

Do đó thanh góp vòng không có điện

Máy cắt phân đoạn MCpđ đóng, hệ thống làm việc như 1 thanh góp

Khi cần sửa chữa MC nối với phân đoạn nào thì DCL của máy cặt vòng phân đoạn đó đóng, DCL phân
đoạn còn lại mở

Khi sự cố trên thanh góp phân đoạn nào MCpđ lập tức cắt ra
Trích dẫn:

https://trithuctot.com/so-do-he-thong-mot-thanh-gop-co-thanh-gop-vong/

5.Sơ đồ hiện hữu trong thực tế (Tiếp)

https://trithuctot.com/so-do-thanh-gop

You might also like