Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI KIỂM TRA PHẦN DI TRUYỀN MENĐEN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN Lớp 10 sinh –Thời gian làm bài: 40 phút

Họ tên học sinh..........................................................................................Điểm..............................................


Câu 1. Phương pháp nghiên cứu của Men đen được gọi là
A. phương pháp lai phân tích. B. phương pháp phân tích các thế hệ lai.
C. phương pháp tạp giao các cây đậu Hà Lan. D. phương pháp tự thụ phấn.
Câu 2. Men đen đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình để
A. xác định các cá thể thuần chủng. B. xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng.
C. xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn.
D. kiểm tra các cơ thể mang kiểu hình trội là thuần chủng hay không thuần chủng.
Câu 3. Theo Menden, nội dung của quy luật phân li là
A. Mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về giao tử với sác xuất như nhau, nên mỗi giao tử
chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen ) của bố hoặc mẹ.
B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội :1 lặn.
C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen với tỉ lệ 1:2:1.
D. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.
Câu 4. Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở .
Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là :
A. 2 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy B. 1 cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy.
C. 3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy D. 100% cá chép không vảy
Câu 5. Bệnh phênikêtô niệu ở người là do một gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo
quy luật Menđen. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh , lấy một người vợ có người anh trai bị bệnh.
Biết rằng ngoài người em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị
bệnh.Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh là
A. 1/8. B. 1/4 C. 1/16 D. 1/9.
Quy ước gen: A: người bình thường
a: người bị bệnh
Người vợ có người anh trai bị bệnh nên bố mẹ của họ phải mang kiểu gen dị hợp
P: Aa × Aa
G: A, a A, a
F1: 1AA : 2Aa : 1aa
Người đàn ông có cô em gái bị bệnh nên bố mẹ của họ phải mang kiểu gen dị hợp
P: Aa × Aa
G A, a A, a
F1: 1AA : 2Aa : 1aa
Đây là bệnh do gen lặn quy định nên cả người vợ lẫn người chồng đều có xác suất mang gen
bệnh (dị hợp tử) là 2/3. Xác suất để cả hai vợ chồng đều là dị hợp tử và sinh con bị bệnh là:
2/3 x 2/3 x 1/4 = 1/9
Câu 6. Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Gen quy định
màu mắt nằm trên NST thường. Mẹ và bố phải có kiểu gen như thế nào để con sinh ra có người mắt đen,
có người mắt xanh ?
A. AA x aa hoặc Aa x aa. B. aa x aa hoặc Aa x aa.
C. Aa x Aa hoặc Aa x aa. D. Aa x Aa hoặc AA x aa.
Câu 7. Ở người nhóm máu ABO do 3 gen alen I A , IB , i quy định. Hôn nhân giữa những người có kiểu gen
như thế nào sẽ cho con cái có thể có đủ 4 loại nhóm máu?
A. IAi x IA IB. B. IBi x IA IB. C. IA IB x IA IB. D. IAi x IBi.
Câu 8. Cơ sở tế bào học của định luật phân li là
A. sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
B. sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST đồng dạng.
C. sự phân li của cặp NST tương đồng trong nguyên phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
D. cơ chế tự nhân đôi trong gian kì và sự tổ hợp trong thụ tinh.
Câu 9. Sử dụng F1 (dị hợp) để nhân giống thường dẫn tới hậu quả nào sau đây?
A. Cơ thể lai F1 bất thụ. B. Thoái hoá giống ở đời sau
C. Tạo ra thế hệ F2 bất thụ. D. Duy trì được ưu thế lai.
Câu 10. Ở đậu Hà lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh, khi cho dòng hạt vàng thuần chủng giao
phấn với dòng hạt xanh thì thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn được thế hệ F2. Hãy xác định tỉ lệ màu
sắc hạt của cây F2
A. 3 vàng : 1 xanh B. 4 vàng : 3 xanh C. 5 vàng : 3 xanh D. 1 vàng : 1 xanh
Câu 11. Quy luật phân li độc lập thực chất nói về
A. sự phân li độc lập của các tính trạng. D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.
B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1. C.sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
Câu 12. Khi F1 có n cặp gen dị hợp tự thụ phấn, mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội đều không
trội hoàn toàn thì KHÔNG có kết quả nào sau đây ở F2 ?
A. Tổng số kiểu hình 3n , tỉ lệ kiểu hình ( 1 : 2 : 1 )n B. Tổng số kiểu gen 3n , tỉ lệ kiểu gen ( 1 : 2 : 1 )n
n n
C. Tổng số kiểu hình 2 , tỉ lệ kiểu hình ( 3 : 1 ) D. Số kiểu tổ hợp 4n , tổng số kiểu gen 3n
Câu 13. Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi (n) cặp tính trạng tương phản thì
Tỉ lệ kiểu gen ở F2:
A. (3 : 1)n B. (1 : 2: 1)2 C. (1 : 2: 1)n D. 9 : 3 : 3 : 1
Câu 14. Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là:
A. 7 B. 8 C. 9 D. 12
Câu 15. Mỗi cặp trong 3 cặp alen Aa, Bb và Dd quy định một tính trạng khác nhau. Các alen ký hiệu bằng
chữ hoa là trội hoàn toàn so với các alen ký hiệu bằng chữ thường. Cặp bố mẹ có kiểu gen: AABbDd x
AabbDd thì số loại kiểu hình được tạo ra ở đời con là:
A. 2. B. 4. C. 8. D. 16.
Câu 16. Mỗi cặp trong 3 cặp alen Aa, Bb và Dd quy định một tính trạng khác nhau. Các alen ký hiệu bằng
chữ hoa là trội hoàn toàn so với các alen ký hiệu bằng chữ thường. Cặp bố mẹ có kiểu gen: AABbDd x
AabbDd thì số loại kiểu gen được tạo ra ở đời con là:
A. 6. B. 8. C. 12. D. 16.
Câu 17. Mỗi cặp trong 3 cặp alen Aa, Bb và Dd quy định một tính trạng khác nhau. Các alen ký hiệu bằng
chữ hoa là trội hoàn toàn so với các alen ký hiệu bằng chữ thường. Cặp bố mẹ có kiểu gen: AABbDd x
AabbDd thì tỉ lệ kiểu gen AabbDD được tạo ra ở đời con là:
A. 1/2. B. 1/4. C. 1/8. D. 1/16.
Câu 18. Mỗi cặp trong 3 cặp alen Aa, Bb và Dd quy định một tính trạng khác nhau. Các alen ký hiệu bằng
chữ hoa là trội hoàn toàn so với các alen ký hiệu bằng chữ thường. Cặp bố mẹ có kiểu gen: AABbDd x
AabbDd thì tỉ lệ loại kiểu hình A- bbD- được tạo ra ở đời con là:
A. 3/8. B. 3/16. C. 1/8. D. 1/16.
Câu 19. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd (mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội
là trội hoàn toàn) sẽ cho ra:
A. 4 loại kiểu hình ; 8 loại kiểu gen B. 8 loại kiểu hình ; 27 loại kiểu gen
C. 4 loại kiểu hình ; 12 loại kiểu gen D. 6 loại kiểu hình ; 4 loại kiểu gen
Câu 20. Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen
này phân li độc lập với nhau.Cây mọc từ hạt vàng, nhăn giao phấn với cây mọc từ hạt xanh, trơn đời con
thu được 2 loại kiểu hình là hạt vàng, trơn và hạt xanh, trơn với tỉ lệ 1 : 1, kiểu gen của hai cây bố mẹ sẽ là:
A. Aabb x aabb B. AAbb x aaBB C. Aabb x aaBb D. Aabb x aaBB
Câu 21. Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen
này phân li độc lập với nhau.Phép lai nào dưới đây sẽ cho số loại kiểu gen và số loại kiểu hình ít nhất?
A. AABB x AaBb B. AABb x Aabb C. AAbb x aaBB D. AABB x AABb
Câu 22. Ở người, A quy định mắt đen, a: mắt xanh, B: tóc quăn, b: tóc thẳng; liên quan đến nhóm máu
ABO có 4 kiểu hình. Biết rằng các cặp gen quy định các tính trạng trên nằm trên các cặp NST thường khác
nhau. Với các cặp tính trạng trên, số loại kiểu hình khác nhau ở người là: (2x2x4)
A. 8 B. 16 C. 4 D. 32
Câu 23. Ở người, A quy định mắt đen, a: mắt xanh, B: tóc quăn, b: tóc thẳng; liên quan đến nhóm máu
ABO có 4 kiểu hình. Biết rằng các cặp gen quy định các tính trạng trên nằm trên các cặp NST thường khác
nhau. Số loại kiểu gen khác nhau có thể có (về các tính trạng nói trên): (3x3x6)
A. 32 B. 54 C. 16 D. 24
Câu 24. Ở gà, cho rằng gen A quy định chân thấp, a – chân cao, BB – lông đen, Bb – lông đốm (trắng
đen ), bb – lông trắng. Cho biết các gen quy định chiều cao chân và màu lông phân li độc lập. Cho nòi gà
thuần chủng chân thấp, lông trắng giao phối với gà chân gà cao, lông đen được F 1. Cho gà F1 giao phối với
nhau thì tỉ lệ kiểu hình kiểu hình ở F2 sẽ là
A. ( 3 cao: 1 thấp)( 3 đen: 1 trắng). B.( 3 cao: 1 thấp)( 1 đen: 2 đốm:1 trắng)
C. ( 3 thấp: 1 cao)( 3 đen: 1 trắng). D. (3 thấp: 1 cao)( 1 đen: 2 đốm:1 trắng).
Câu 25. Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, 1 gen quy định 1 tính trạng và gen trội là
trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng
trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 108/64 B. 9/64 C. 27/256 D. 27/64
Câu 26: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp
NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F 1. Nếu không có đột
biến, tính theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa trắng F 1 thì số cây thân cao, hoa trắng đồng hợp chiếm
tỉ lệ
A. 1/8. B. 3/16. C. 1/3. D. 2/3.
Câu 27: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp
NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F 1. Nếu không có đột
biến, tính theo lí thuyết thì xác suất thu được đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen ở F1 là bao nhiêu?
A. 1/4. B. 9/16. C. 1/16. D. 3/8.
Câu 28: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp
NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F 1. Nếu không có đột
biến, tính theo lí thuyết trong số cây thân cao, hoa đỏ F 1 thì số cây thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen chiếm
tỉ lệ
A. 4/9. B. 1/9. C. 1/4. D. 9/16.
Câu 29: Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd tạo bao nhiêu dòng thuần về 2 gen trội ở thế hệ sau?
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 30: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp
nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F 1. Chọn ngẫu
nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F 1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột
biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân thấp, hoa trắng ở F2 là
A. 1/64 B. 1/256. C. 1/9. D. 1/81.
Câu 31: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp
nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F 1. Chọn ngẫu
nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F 1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột
biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa trắng ở F2 là
A. 4/9. B. 2/9. C. 1/9. D. 8/9.
Câu 32: Cho phép lai P: AaBbddEe x AaBBddEe (các gen trội là trội hoàn toàn). Tỉ lệ loại kiểu hình mang
2 tính trội và 2 tính lặn ở F1 là
A. 9/16 B. 6/64 C. 6/16 D. 3/16
Câu 33: Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AabbDd sẽ cho thế hệ sau
A. 8 kiểu hình: 18 kiểu gen B. 4 kiểu hình: 9 kiểu gen
C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen
Câu 34: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho
biết có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể?
A. 6 B. 4 C. 10 D. 9
Câu 35: Ở đậu Hà lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Khi lai cây đậu hạt vàng với cây hạt xanh
được F1 100% hạt vàng. Tiếp tục lai ngược các cây F1 với các cây đậu hạt vàng thuần chủng để được F2 .
Khi thu hoạch , ở các cây F2 có tỉ lệ chung về màu hạt như thế nào? Biết rằng loài đậu Hà lan tự thụ phấn
rất nghiêm ngặt.
A. 7 vàng : 1 xanh B. 5 vàng : 3 xanh C. 3 vàng : 1 xanh D. 15 vàng : 1 xanh
Câu 36: Ở 1 loài cây, kiểu gen AA ra hoa màu đỏ; Aa – hoa màu hồng; aa- hoa trắng. Khi lai 1 cây hoa đỏ
với 1 cây hoa màu hồng được F1 có tỉ lệ: 1/2 số cây ra hoa đỏ: 1/2 số cây ra hoa màu hồng. Cho các cây F 1
tạp giao với nhau, theo lí thuyết sẽ thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là:
A. 5 đỏ : 2 hồng : 1 trắng. B. 9 đỏ : 6 hồng : 1 trắng
C. 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng. D. 50% đỏ : 50% hồng.
Câu 37: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội
là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh × AaBbDdHh sẽ cho số cá thể mang kiểu gen có
2 cặp đồng hợp trội và 2 cặp dị hợp chiếm tỉ lệ [(1/4)2 (1/2)2] 6 = 6/64
A. 81/256. B. 9/64. C. 27/64. D. 6/64.
Câu 38: Hai locut ở một loài sinh vật có các alen sau: locut 1:T và t, locut 2:P và p. Một sinh vật mang cả
hai tính trạng trội, nhưng không biết kiểu gen, được biểu diễn là T-P-. Phép lai thích hợp để kiểm tra kiểu
gen của sinh vật này là:
A. T- P- x tt pp B. T- P- x tt Pp C. T- P- x Tt PP D. T- P- x TT PP
Câu 39: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến.
Trong một phép lai, người ta thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3A-B- : 3aaB- : 1A-bb :
1aabb. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên ?
A. Aabb  aaBb. B. AaBb  AaBb.
C. AaBb  Aabb. D. AaBb  aaBb.
Câu 40: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội
là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 2 tính
trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 27/256. B. 9/256. C. 36/256. D. 54/256.

You might also like