Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bài tập về nhà: LKD chiều t7 (10/12/2022)

Câu 1: Số ngày nghỉ phép hằng năm theo Bộ luật 2019, số ngày nghỉ lễ trong
năm?
Theo Điều 113 Bộ luật lao động 2019, quy định nghỉ hằng năm với người lao động
như sau:
-NLĐ làm việc đủ 12 tháng thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo
hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường
+ 14 ngày làm việc đối với NLĐ chưa thành niên, lao động là người khuyết tật,
người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm
-NLĐ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày nghỉ lễ, tết sau
đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày( ngày 01/01 dương lịch)
b) Tết Âm lịch: 5 ngày
c) Ngày chiến thắng: 1 ngày ( 30/04 dương lịch)
d) Ngày quốc tế lao động: 01 ngày (01/05 dương lịch)
đ) Quốc khánh: 02 ngày( 02/09 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau)
e) Ngày giỗ tổ Hùng vương: 01 ngày ( 10/03 âm lịch)
Câu 2: Tiền lương khi làm ngoài giờ, làm vào ngày nghỉ hàng tuần, làm vào ngày
nghỉ lễ?
a) Tiền lương thêm giờ vào ngày thường, ngày nghỉ lễ
Tại Điểm c Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người lao động
làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực
trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào
ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng
lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng
lương đối với người lao động hưởng lương ngày
b) Tiền lương làm thêm giờ khi ngày nghỉ trùng ngày nghỉ hàng tuần:
Khoản 3 Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ
quy định, người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng
tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm
giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao
động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, nếu tính cả lương khi nghỉ, người lao động đi làm vào 5 ngày Tết nguyên
đán sẽ được trả lương như sau: Nếu làm việc vào ban ngày nhận ít nhất
400% lương của ngày làm việc bình thường; còn làm việc vào ban đêm nhận ít
nhất 490% lương của ngày làm việc bình thường

c) Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm:

Khoản 2 Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, Người lao động làm việc vào ban
đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương
hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định
trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền
lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình
thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ Lễ, Tết.

Câu 3: Khác biệt giữa tiền lương và thù lao dịch vụ?

- Thù lao dịch vụ: là một khoản thanh toán tự nguyện được trả cho một
người làm dịch vụ mà thực tế không được yêu cầu phải trả phí về mặt pháp
lí hay có thể hiểu đó là Khoản tiền công bù đắp cho sức lao động đã bỏ ra
để thực hiện một công việc, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc.
- Tiền lương: là sự trả công hoặc thu nhập được thỏa thuận giữa người sử
dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia,
do người sử dụng lao động bắt buộc phải trả cho người lao động theo hợp
đồng lao động

Câu 4: Vì sao người lao động phải tạm ứng lương trong thời gian bị tạm đình chỉ
công việc?
Việc tạm đình chỉ công việc chỉ là một giải pháp nhằm tạo điều kiện cho người sử
dụng lao động xác minh chính xác vi phạm mà người lao động gây ra khi mà vụ
việc có nhiều tình tiết phức tạp, nếu để người lao động làm việc sẽ gây khó khăn
cho việc xác định vi phạm.

 Người lao động vẫn được tạm ứng lương để duy trì cuộc sống, nếu sau khi
điều tra mà không xác định được vi phạm của người lao động thì họ vẫn
được quyền tiếp tục làm việc như bình thường.

TH4: Tú xin vào học nghề tại một quán sửa xe máy. Tại đây, dưới sự hướng dẫn của
chủ quán, em có thể sửa hoàn chỉnh những hỏng hóc nhỏ và tạo ra thu nhập cho
quán. Tuy nhiên, chủ quán không chịu trả thù lao cho Tú. Hơn thế nữa, ông ta còn thu
học phí học nghề của em là một triệu đồng một tháng. Xin hỏi: việc làm này của chủ
quán sửa xe có đúng pháp luật không?

Điều 61, Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định: Người sử dụng lao động tuyển người
vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy
nghề và không được thu học phí.
Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham
gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương
theo mức do hai bên thoả thuận.
Như vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật, việc làm của chủ quán sửa xe là hoàn toàn
sai vì:
- Hình thức học nghề của Chung là vừa học nghề, vừa làm việc cho người sử dụng lao
động. Đối với hình thức học nghề này, pháp luật quy định người sử dụng lao động không
được phép thu học phí. Vì vậy, việc chủ quán sửa xe thu học phí một triệu đồng mỗi
tháng là sai với quy định của pháp luật
- Chung đã có thể sửa hoàn chỉnh những hỏng hóc nhỏ, tạo ra được thu nhập cho quán
nên em có quyền được hưởng một mức lương theo sự thỏa thuận với người sử dụng
lao động.
TH5: Thông là một học sinh lớp 11. Do điều kiện gia đình khó khăn nên bà Tú đã nhận
Thông vào làm việc tại cửa hàng kinh doanh rượu. Hàng ngày, Thông phải nấu rượu
và bán rượu cho khách. Vào những ngày lễ, tết, cửa hàng đông khách, bà Tú bắt
Thông phải nghỉ học để làm việc tại cửa hàng. Xin hỏi: việc làm của bà Tú có trái pháp
luật không?

Người lao động chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Pháp luật Việt Nam quy
định rằng người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành
niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực,
trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa
thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao
động.
Cụ thể hơn, theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Lao động năm 2012 thì người sử
dụng lao động không được phép sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh
doanh rượu, cồn, bia, thuốc lá, chất tác động đến thần kinh và các chất gây
nghiện khác. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao
động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hóa.
Như vậy, việc bà Tú giao cho Thông công việc nấu và bán rượu là trái pháp luật vì
việc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của Thông. Mặt khác, bà Tú
không có quyền bắt Thông nghỉ học để bán rượu vào những dịp lễ tết. Hành vi vi
phạm pháp luật của bà Tú có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Đối với Thông, em có thể lựa chọn một công việc khác phù hợp với bản thân để có
thể tiếp tục phụ giúp gia đình.

You might also like