Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

2.

Những điểm giống và khác nhau của các nhà quản trị cấp cao và các nhà
quản trị cấp thấp trong việc thực hiện chức năng của họ.
Đầu tiên, ta phải biết được rằng có bao nhiêu cấp bậc quản trị, thông thường
sẽ có ba cấp quản trị: cấp cao, cấp giữa và cấp thấp, nhưng chúng ta tạm thời bỏ
qua cấp giữa để chỉ so sánh nhà quản trị cấp cao và nhà quản trị cấp thấp.
 Cấp cao: là các nhà quản trị nắm quyền lực cao nhất trong một doanh
nghiệp, tổ chức, đồng thời là người chịu trách nhiệm cuối cùng của tổ
chức để cho biết kết quả của tổ chức đó. Họ cũng là người đề ra những
mục tiêu, phương hướng, chiến lược cho doanh nghiệp và tổ chức.
 Cấp thấp: là những người có quyền lực nhưng lại là dạng quyền lực thấp.
Họ là những người chịu trách nhiệm trực tiếp với công việc và đồng thời
là kết quả của công việc đó. Họ sẽ nhận lệnh từ lãnh đạo cấp trên và trực
tiếp thúc giục hướng dẫn nhân viên nhằm mục đích hoàn thành mục tiêu
đã đề ra.
Đặc biệt ta thấy điểm giống nhau của các cấp bậc quản trị là họ đều thực hiện
những chức năng quản trị như nhau bao gồm: Hoạch điịnh, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm soát. Tuy nhiên, có điểm khác đó là phạm vi và tính chất công việc của
mỗi cấp bậc đều khác nhau, do đó thời gian họ dành cho mỗi chức năng cũng
khác nhau. Hãy nhìn biểu đồ dưới đây.

Từ biểu đồ trên ta nhận thấy điều khác biệt trong việc phân bố thời gian giữa
các cấp bậc quản trị khi thực hiện chức năng của từng cấp bậc. Nhà quản trị cấp
cao sẽ dành nhiều thời gian cho việc hoạch định, tổ chức và kiểm soát nhiều hơn
so với các cấp còn lại bởi họ là những người đưa ra kế hoạch cho tổ chức.
Ngược lại, việc lãnh đạo thì những nhà quản trị cấp thấp sẽ dành nhiều thời gian
hơn trong việc đó bởi họ là những người trực tiếp lãnh đạo nhân viên của doanh
nghiệp, họ cũng là người đôn đáo nhân viên và đóng một vai trò quan trọng
trong việc chịu trách nhiệm rất lớn về họ. Về việc kiểm soát, đơn giản là ai có
quyền lực cao hơn thì sẽ giành nhiều thời gian hơn cho việc đó nên điều này rất
đúng đối với những nhà quản trị cấp cao.
Để nhận biết được những khác biệt thời gian mà các cấp quản trị dành ra
như trên thì chúng ta hãy tìm hiểu về các kỹ năng của các nahf quản trị sau đây:
 Kỹ năng kỹ thuật:là kỹ năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể,
hay nói cách khác là thể hiện trình độ chuyên môn của nhà quản trị.
 Kỹ năng nhân sự:là những khả năng làm việc chung, động viên khuyến
thích con người làm việc. Đây là tài năng đăc biệt, việc quan hệ với
những người khác nhằm tạo sự thuận lợi và thúc đẩy sựu hoàn thành công
việc chung.
 Kỹ năng tư duy: là kỹ năng đặc biệt quan trọng, các nhà quản trị phải
hiểu rõ được độ phức tạp của môi trường biết phân tích và đưa ra giải
pháp theo một hệ thống và biết giảm thiểu độ phức tạp của vấn đề nhằm
việc xử lí có thể đối phó dễ dàng được.
Điều rõ ràng nhất là quản trị cấp cao sẽ có kỹ năng tư duy vượt trội hơn các
cấp quản trị khác vì vậy việc dành thời gian cho khả năng nhìn nhận, phân tích,
tìm tòi, suy luận và giải quyết là hoàn toàn đúng, nhưng ngược lại người quản
trị cấp sẽ dành nhieueuf thời gian cho công việc mà họ giỏi. Hãy nghĩ xem, có
bao giờ một người giỏi trong việc phân tính đưa ra chiến lược rồi còn chỉ trỏ
nhân viên làm việc trong khi họ không biết gì về tính chất công việc hay sử
dụng máy móc ở đó cả. Điều này chả khác gì mua đồ đại mà không có dự định
trước mình sẽ làm gì với nó vậy, nhưng cũng có trường hợp sau này mình cần
món đồ đó vậy, sao ta không nghĩ rằng mình sẽ mua món đồ cần thiết đẻ phục
vụ cho hiện tại như vậy có ích hơn không. Cũng như vậy có thể sau một thời
gian nhà quản trị cấp cao có thể làm được những công việc mà cấp thấp làm và
hoàn tành tốt nhưng chi phí và thời gian để đầu tư cho việc này là quá lớn.
Điều này cững được gọi là việc chuyên môn hóa, tùy thuộc vào kiếm thức, kĩ
năng và kinh nghiệm thì họ sẽ thành thạo được được công việc mà họ đã dành
thời gian và kĩ năng công sức khác nhau. Đồng thời việc chuyên môn hóa sẽ
giúp cho công việc tiến triển nhanh hơn và có độ chính xác cao hơn cộng với
xác suất thành công rất cao.
Có một doanh nhân sở hữu một tập đoàn lớn, tập đoàn bao gồm rất nhiều dự
án thuộc các lĩnh vực khác nhau: bất động sản, khách sạn, khu vui chơi,…..
được phân bố nhiều nơi trên thế giới, điều này cho thấy việc sở hữu của doanh
nhân này lớn cỡ nào. Có thể đây là một quản trị cấp cao chính hiệu, bỡi lẽ ông
ta đã hiểu rõ về các lĩnh vực trong đời sống đồi thời định hướng công ty theo
hướng đó nhằm phục vụ nhu cầu thỏa mãn của khách hàng. Ông cũng nắm bắt
được xu thế hiện tại và luôn đề ra những chính sách mới cho công ty nhằm thúc
đẩy việc bắt kịp xu hướng hiện tại.
Tim Cook là một nhà điều hành kinh doanh, ông đảm nhiệm là giám đốc điều
hành Apple dưới thời người tiền nhiệm Steve Jobs. Ông là người đã đưa doanh
thu và lợi nhuận của công ty đồng thời tăng giá thị trường lên cao.Ông là người
luôn tìm ra những cái mới nhằm mục đích nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu
năng của sản phẩm đó đến cho người dùng, ông thực hiện đúng con đường mà
con đường mà người dẫn đầu đi trước đã để lại để đưa Apple lớn mạnh hơn bao
giờ hết.
REFERENCE:

You might also like