Chuong 1. Bai 2 - Sao Chép DNA-Lê Chi

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN – BỘ MÔN SINH HỌC

TS. Lê Nguyễn Uyên Chi


Mục tiêu học tập

Sau khi học xong bài, sinh viên có thể:


1. Phân tích ý nghĩa của hoạt động sao chép theo nguyên tắc bán
bảo tồn trên một đoạn trình tự DNA.
2. Giải thích vai trò của enzyme DNA polymerase III và δ để đảm
bảo tính nguyên vẹn của DNA khi sao chép và ứng dụng vào y
khoa.
3. Ứng dụng hiểu biềt về hoạt động của enzyme telomerase để giải
thích liệu pháp chống lão hóa và điều trị ung thư.

2
TS. Lê Nguyễn Uyên Chi
Sao chép DNA khi nào?

• Pha S của chu kỳ tế bào

Mục đích của sao chép DNA?

• Chuẩn bị phân chia tế bào


• Nhân đôi DNA → Nhân đôi
chromosome
3
TS. Lê Nguyễn Uyên Chi
Quy trình sao chép DNA

Khởi đầu Kéo dài Kết thúc

• Nhận diện vùng • Bắt cặp bổ • Loại và thay


khởi đầu sung dNTP vào thế mồi
• Cắt liên kết hydro mạch khuôn • Sửa sai
• Tạo mồi

4
TS. Lê Nguyễn Uyên Chi
Đặc điểm DNA cần nhớ

• 2 mạch đối song song, xoắn nhau

• Đơn vị cấu trúc là deoxyribonucleotide


• Nucleotide tự do là dNTP
• Hai nucleotide liên kết phosphodiester

• Bắt cặp base: A-T và G-C

5
TS. Lê Nguyễn Uyên Chi
Khởi đầu: Tháo xoắn tạo đơn vị sao chép
• Các protein nhận diện
• Vùng trình tự khởi đầu (origin)
đặc hiệu, giàu A-T
hình 2.5: khởi đầu sao chép ở E.coli sao chép 2 chiều

• Helicase cắt liên kết hydro


• Topoisomerase tháo xoắn
• SSB protein giữ mạch đơn
• Primase tạo “mồi” RNA
6
TS. Lê Nguyễn Uyên Chi
Kéo dài: gắn dNTPs tạo mạch DNA mới có chiều 5’-3’
DNA pol III

Mồi
Lagging

Mồi Leading

DNA pol III

• DNA polymerase xúc tác gắn dNTP ở 3’-OH


• E. coli: DNA pol III
• Saccharomyces: DNA pol ε,δ,γ
• Mạch nhanh (leading) kéo dài liên tục
• Mạch chậm (lagging) gián đoạn # đoạn Okazaki ngắn
7
TS. Lê Nguyễn Uyên Chi
DNA polymerase có thể bắt cặp nhầm nucleotide…
MẠCH GỐC 3’ …G G A A C T A G C C A A T G
MẠCH MỚI 5’ …C C T T G A T T
5’→3’ polymerase

…nhưng có thể phát hiện và cắt bỏ nucleotide sai…


MẠCH GỐC 3’ …G G A A C T A G C C A A T G
MẠCH MỚI 5’ …C C T T G A T X
T Hoạt tính
“đọc sửa”
3’→5’ exonuclease
của DNA
polymerase
…và tiếp tục sao chép với nucleotide đúng
MẠCH GỐC 3’ …G G A A C T A G C C A A T G
MẠCH MỚI 5’ …C C T T G A T T
5’→3’ polymerase
8
TS. Lê Nguyễn Uyên Chi
Kết thúc: Loại bỏ mồi và nối mạch

Sau khi sao chép DNA hoàn tất, các nucleotide bắt cặp sai (mismatch)
được nhận diện và sửa chữa bằng họ protein Mut (bài “Đột biến gen”)
9
TS. Lê Nguyễn Uyên Chi
Sự sao chép hình thành 2 DNA con

• cả 2 mạch đơn của DNA mẹ


đều dùng làm khuôn → tạo
2 DNA con (nhân đôi)

• DNA con có 1 mạch đơn


của mẹ và 1 mạch đơn mới
→ cơ chế “bán bảo tồn”
(xem thí nghiệm chứng minh của Meselson và Stahl (1958))
10
TS. Lê Nguyễn Uyên Chi
Sự sao chép DNA ở Prokaryote và Eukaryote
Sao chép DNA vòng ở Prokaryote Sao chép DNA ở Eukaryote

• Prokaryote: duy nhất 1 vùng mở đầu


• Eukaryote: nhiều vùng mở đầu
11
TS. Lê Nguyễn Uyên Chi
Ở Eukaryote, DNA telomere có sự sao chép khác biệt

Sau một lần sao chép, mỗi chromosome con có một đầu
telomere bị mất trình tự DNA.

Tại sao?
12
TS. Lê Nguyễn Uyên Chi
Khi tế bào có Telomerase sẽ phục hồi trình tự telDNA đã mất

TERC
• Telomerase
- Ribonucleoprotein
- RNA = TERC làm khuôn
-5’-UAACCCUAA-3’ 5’→3’

-Protein = TERT phiên mã ngược


-Tổng hợp 3’-DNA

• DNA polymerase:
- bổ sung trình tự 5’-DNA
13
TS. Lê Nguyễn Uyên Chi
Quiz: Số phận tế bào soma sau nhiều lần phân bào?
Masood A. Shammas
(2011). Curr Opin
Clin Nutr Metab
Care.

Số phận tế bào mầm sau nhiều lần phân bào?


Masood A.
Shammas (2011).
Curr Opin Clin Nutr
Metab Care.

14
TS. Lê Nguyễn Uyên Chi
Kết luận

1. DNA sao chép theo kiểu bán bảo tồn. Khi sao chép, enzyme

DNA polymerase trùng hợp lần lượt từng dNTP tự do theo chiều

5’→3’ thành một mạch đơn DNA mới, bổ sung với trình tự

nucleotide trên mỗi mạch đơn gốc của DNA mẹ.

15
TS. Lê Nguyễn Uyên Chi
Kết luận

2. Sự sao chép bắt đầu tại vị trí ori có trình tự đặc biệt được nhận

diện và cắt liên kết hydro giữa hai mạch đơn bằng helicase, hình

thành những chạc ba sao chép. Tại chạc ba sao chép, mạch

nhanh kéo dài liên tục, mạch chậm hình thành dưới dạng các đoạn

Okazaki. Sau cùng, DNA ligase nối các đoạn Okazaki kề nhau lại.

16
TS. Lê Nguyễn Uyên Chi
Kết luận

3. Hoạt tính 3’- 5’ exonuclease (đọc sửa) của DNA polymerase III
giúp loại bỏ các nucleotide bắt cặp sai trong lúc sao chép, hạn chế
được tỷ lệ phát sinh đột biến.

4. Trình tự DNA ở telomere của nhiễm sắc thể bị ngắn dần sau mỗi
lần sao chép. Trong tế bào gốc, trình tự này có thể phục hồi nhờ
hoạt động của enzyme telomerase, đảm bảo sự nguyên vẹn chiều
dài và cấu trúc của nhiễm sắc thể.
17
TS. Lê Nguyễn Uyên Chi
Tài liệu học tập Tham khảo

• Genes VIII, Lewin (2004),


Prentice – Hall.
Sinh học tế bào và Di truyền,
• Molecular cell biology 7th ed.,
ĐHYD TPHCM – BM Sinh học
Lodish et al. (2013), Scientific
(Chủ biên: Nguyễn Thị Hồng
American books, NY.
Nhung), NXB ĐHQG 2020
• Molecular biology of the gene,
Watson et al. (2004), New
York, Amsterdam.
18
TS. Lê Nguyễn Uyên Chi
Cảm ơn đã lắng nghe!

Liên hệ: chile@ump.edu.vn

SV làm feedback về nội dung bài giảng và phương pháp giảng dạy

TS. Lê Nguyễn Uyên Chi 19

You might also like