Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 196

Chủ biên: - PGS.TS.

Phan Tố Uyên
- TS. Trần Thị Hồng Việt
- TS. Đặng Thu Hương
- TS. Nguyễn Hữu Xuyên

ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ NĂNG SUẤT,


CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP
(Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp
nông nghiệp Việt Nam)

NHÀ XUẤT BẢN lao động - xã hội


năm 2020
CÁC TÁC GIẢ KHÁC
PGS.TS Tạ Văn Lợi ThS.NCS. Bùi Thị Lành
PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương ThS.NCS. Nguyễn Thu Ngà
TS. Nguyễn Bích Ngọc ThS. NCS.Đỗ Quỳnh Anh
TS. Nguyễn Hà Hưng ThS. NCS.Nguyễn Thị Vi
TS. Trần Lan Hương ThS. NCS.Vũ Thị Vân Anh
TS. Nguyễn Quốc Duy ThS. NCS. Lê Thùy Dương
Ths. NCS Phạm Thị Thu Thủy
ThS. Trần Đức Hạnh
ThS. Nguyễn Thanh Phong

2
MỤC LỤC
Trang

LỜI NÓI ĐẦU 5


CHƯƠNG 1. ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, NĂNG LỰC
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG
LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TỚI NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG CỦA DOANH NGHIỆP 7
1.1. Các khái niệm cơ bản 7
1.2. Tác động của năng lực đổi mới sáng tạo tới năng
suất, chất lượng và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp 18
CHƯƠNG 2. TIÊU CHÍ VÀ THANG ĐO NĂNG LỰC
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
TỚI NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA DOANH
NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 24
2.1. Căn cứ xây dựng bộ tiêu chí và thang đo 24
2.2. Yêu cầu của bộ tiêu chí và thang đo 28
2.3. Quy trình xây dựng bộ tiêu chí và thang đo 30
2.4. Nội dung bộ tiêu chí và thang đo áp dụng cho
doanh nghiệp nông nghiệp 34
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI SÁNG
TẠO VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO TỚI NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA
DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 46
3.1. Khái quát thực trạng đổi mới sáng tạo và năng
suất, chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam 46

3
3.2. Thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo của doanh
nghiệp nông nghiệp 52
3.3 Thực trạng kết quả đổi mới sáng tạo của doanh
nghiệp nông nghiệp 76
3.4. Thực trạng năng suất, chất lượng và kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp nông nghiệp 85
3.5. Tác động của năng lực đổi mới sáng tạo đến năng
suất, chất lượng và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp nông nghiệp 89
3.6. Đánh giá chung về đổi mới sáng tạo và tác động
tới năng suất chất lượng của doanh nghiệp nông nghiệp 112
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NHẰM NÂNG CAO NĂNG
SUẤT, CHẤT LƯỢNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP
NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 120
4.1. Bối cảnh cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 và tác
động của nó tới đổi mới sáng tạo và năng suất, chất
lượng của doanh nghiệp nông nghiệp 120
4.2. Giải pháp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trong các doanh
nghiệp nông nghiệp Viêt Nam 126
4.3. Kiến nghị về thể chế, chính sách khuyến khích
đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp 163
TÀI LIỆU THAM KHẢO 190

4
LỜI NÓI ĐẦU

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt và thường
xuyên biến đổi, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo (innovation)
là một yêu cầu then chốt để duy trì và tạo vị thế canh tranh nhằm
đạt được sự tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp. Tại Việt Nam,
nông nghiệp đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế và luôn
là sự quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ.
Năng suất lao động trong nông nghiệp cần phải được tăng trưởng
dựa trên đổi mới sáng tạo, phát triển nông nghiệp công nghệ cao
để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, an
toàn cho người sử dụng và bền vững về môi trường tự nhiên, sinh
thái. Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam vốn được coi là khu vực
sản xuất nhỏ, số lượng doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu và
phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp ít, trình độ năng lực đổi mới
sáng tạo trong các doanh nghiệp nông nghiệp còn hạn chế và còn
gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà
nước để nâng cao năng lực tiếp nhận khoa học công nghệ nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng. Do đó, đánh giá thực trạng đổi
mới sáng tạo và năng lực đổi mới sáng tạo, đề xuất các giải pháp
nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp nông
nghiệp Viêt Nam luôn là vấn đề quan trọng, cần phải được ưu tiên
hàng đầu trong bối cảnh hiện nay ở nước ta.
Cuốn sách là kết quả công trình nghiên cứu của nhóm tác
giả trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các tổ chức phối hợp
thực hiện đề tài, dựa trên kết quả khảo sát 463 đơn vị kinh doanh
nông nghiệp (doanh nghiệp và Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp)
5
trong 6 ngành ở Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2018, kết hợp
phỏng vấn sâu các nhà quản lý các sở, ban ngành có liên quan
và đại diện các doanh nghiệp nông nghiệp ở 6 tỉnh thành trong
cả nước.
Mục tiêu của cuốn sách nhằm đề xuất hệ thống các biện
pháp và kiến nghị về điều kiện thể chế, chính sách nâng cao năng
lực đổi mới sáng tạo, góp phần nâng cao năng suất chất lượng cho
các doanh nghiệp nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, cuốn
sách sẽ lần lượt trình bày các nội dung: i) Đổi mới sáng tạo, năng
lực đổi mới sáng tạo và tác động của năng lực đổi mới sáng tạo tới
năng suất, chất lượng của doanh nghiệp; ii) Tiêu chí và thang đo
năng lực đổi mới sáng tạo và tác động của nó đến năng suất chất
lương của doanh nghiệp nông nghiệp; iii) Thực trạng đổi mới sáng
tạo và tác động của năng lực đổi mới sáng tạo tới năng suất, chất
lượng của doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam; và iv) Giải pháp
nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng cho các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.
Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, các chuyên gia, các nhà khoa học, đại diện
các doanh nghiệp và các sở, ban ngành có liên quan, các bạn bè,
đồng nghiệp đã có nhiều đóng góp quý báu và hỗ trợ tích cực cho
việc hoàn thành cuốn sách này. Do một số hạn chế về thời gian và
điều kiện thu thập thông tin, chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Nhóm tác giả mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của đông đảo bạn đọc để lần xuất bản sau được tốt hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Nhóm tác giả

6
CHƯƠNG 1
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, NĂNG LỰC ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TỚI NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Các khái niệm cơ bản


1.1.1. Đổi mới sáng tạo
• Đổi mới (Innovation): Có nhiều cách hiểu và định nghĩa
khác nhau về đổi mới. Hiểu một cách chung nhất, đổi mới là một
thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái “một sự vật, hiện tượng mới có
giá trị tốt hơn và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các chủ thể trong
nền kinh tế-xã hội được tạo ra từ những ý tưởng, sáng kiến hoặc
giải pháp mới”
Trong một quốc gia, hoạt động đổi mới thường khởi đầu
từ doanh nghiệp và do doanh nghiệp thực hiện. Ở cấp độ doanh
nghiệp, định nghĩa về ĐMST như sau:
Theo hướng dẫn OECD Oslo Manual (2005) định nghĩa:
Một đổi mới sáng tạo là việc thực hiện/hoàn thành một sản phẩm
(hàng hóa hay dịch vụ) hay một quy trình mới hoặc được cải tiến
đáng kể, một phương pháp tiếp thị mới, hoặc một phương pháp tổ
chức và quản lý mới trong hoạt động thực tiễn kinh doanh, tổ chức
sản xuất hoặc quan hệ đối ngoại.
Theo Katz (2007), Đổi mới sáng tạo là việc tạo ra, phát triển,
và triển khai áp dụng thành công các ý tưởng mới và độc đáo bao
7
gồm đưa ra các sản phẩm, quá trình và chiến lược phát triển mới
cho công ty dẫn đến thành công trong kinh doanh và giành được
vị trí dẫn đầu thị trường, tạo ra giá trị cho các chủ thể liên quan,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống.
Theo Ngo và O’Cass (2009), ĐMST là một quá trình mang
tính hệ thống áp dụng những kiến thức, kỹ năng và các nguồn lực
của công ty vào việc thực hiện các hoạt động đổi mới để tạo ra
những đổi mới về kỹ thuật (đổi mới về sản phẩm, dịch vụ và quy
trình hoạt động) và những đổi mới phi-kỹ thuật (đổi mới về quản
lý, thị trường, marketing).
Theo Luật Khoa học và Công nghệ 2013, Điều 3 khoản 16:
Đổi mới sáng tạo (innovation) là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu,
giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu
quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá
trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa.
Bản chất chung của một Đổi mới sáng tạo là công việc đó
phải được hoàn thành và cho ra kết quả được sử dụng, tức là
sản phẩm được bán ra, quy trình công nghệ được vận hành thành
công, phương pháp tiếp thị hay phương pháp tổ chức và quản lý
mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp1, do vậy cuốn sách sẽ
sử dụng khái niệm này (OECD, 2005) mặc dù mới đây, tháng
10/2018 OECD và EU ban hành Hướng dẫn Oslo 2018, trong
đó, nội hàm định nghĩa về ĐMST cũng đã có một số điều chỉnh
(OECD/Eurostat, 2018) theo hướng tập trung vào các đổi mới sản
phẩm, đổi mới quy trình và nhấn mạnh ĐMST là một đổi mới sản
1
“Kết quả điều tra đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2014-2016”- Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa
học và Công nghệ

8
phẩm và/hoặc đổi mới quy trình đã được hoàn thành có thể sử
dụng được (đối với sản phẩm) hoặc được doanh nghiệp đưa vào
ứng dụng (đối với quy trình).
• Phân biệt Đổi mới sáng tạo (Innovation) và Sáng chế
(Invention): Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới dưới dạng sản
phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng
việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế mang tính cá nhân,
là kết quả của quá trình hoạt động sáng tạo, được triển khai thông
qua các kỹ năng và năng lực của các doanh nhân.
Như vậy, khác với sáng chế, đổi mới mang tính tập thể, xuất
phát từ nỗ lực chung của nhiều cá nhân và được triển khai thông
qua mạng lưới xã hội. Đổi mới là khái niệm bao trùm hơn sáng
chế ở chỗ đổi mới là sự thương mại hóa thành công các sáng chế
trên thị trường và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nói một
cách khác, ĐMST là một quá trình biến các ý tưởng sáng tạo
thành các sản phẩm dịch vụ mới sản xuất đại trà và thương mại
hóa thành công các sản phẩm dịch vụ đó, đáp ứng nhu cầu của
khách hàng và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
• Phân loại đổi mới sáng tạo:
Phân theo loại hình ĐMST, hướng dẫn OECD Oslo Manual
(2005) phân loại ĐMST thành 4 loại:
Đổi mới sáng tạo sản phẩm (product innovation) là việc
phát minh ra sản phẩm mới hoặc sản phẩm có những cải tiến đáng
kể về tính năng hoạt động hoặc mục đích sử dụng như cải tiến về
tiêu chuẩn kỹ thuật, linh kiện, vật liệu, phần mềm, sự thân thiện
với môi trường và người sử dụng...
Đổi mới sáng tạo quy trình (process innovation) bao gồm
những thay đổi căn bản trong cách thức sản xuất, máy móc thiết
9
bị hoặc phần mềm. Đổi mới quy trình có thể được tiến hành nhằm
cắt giảm chi phí sản xuất hoặc phân phối, nâng cao chất lượng,
hoặc để tạo ra và/hoặc cung ứng sản phẩm mới hoặc cải tiến.
Đổi mới sáng tạo marketing(marketing innovation) được
thực hiện khi các chủ thể áp dụng các phương pháp marketing mới
tạo ra những thay đổi trong thiết kế mẫu mã, phân phối, khuyếch
trương và định giá sản phẩm nhằm xác định nhu cầu khách hàng
tốt hơn, tìm kiếm thị trường mới, hoặc định vị mới cho sản phẩm
nhằm tăng doanh thu.
Đổi mới sáng tạo tổ chức (organization innovation) là việc
áp dụng các phương pháp tổ chức, quản lý mới trong thực hiện
các hoạt động của công ty nhằm làm tăng hiệu quả kinh doanh
trên cơ sở cắt giảm chi phí giao dịch và chi phí hành chính, cải
thiện các mối quan hệ với bên ngoài để nâng cao kiến thức, tăng
năng suất lao động từ đó nâng cao hiệu quả công việc.
1.1.2. Năng lực đổi mới sáng tạo
Romijn & Albaladejo (2002) cho rằng năng lực đổi mới
sáng tạo là “những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tiếp thu, tinh
thông và cải tiến các công nghệ hiện có và tạo ra các công nghệ
mới”. Chen (2009) định nghĩa “năng lực đổi mới sáng tạo là năng
lực của công ty bắt nguồn từ các quy trình, hệ thống, cơ cấu tổ
chức, mà có thể được huy động vào các hoạt động đổi mới sản
phẩm hoặc quy trình”.
Như vậy, có thể định nghĩa năng lực ĐMST là trình độ và
khả năng của các yếu tố nguồn lực bên trong và bên ngoài tổ
chức được huy động vào các hoạt động đổi mới sáng tạo để tạo
ra các kết quả đổi mới sáng tạo. Kết quả đổi mới sáng tạo được
thể hiện ở bốn khía cạnh như đã trình bày ở trên bao gồm: đổi mới
10
sáng tạo sản phẩm, đổi mới sáng tạo quy trình, đổi mới sáng tạo
marketing và đổi mới sáng tạo tổ chức. Khả năng nguồn lực của
tổ chức được huy động cho ĐMST bao gồm các yếu tố:
- Năng lực lãnh đạo đổi mới sáng tạo của người lãnh đạo bao
gồm tổng hợp các các kiến thức và kỹ năng cần thiết của người
lãnh đạo, đặc biệt là tầm nhìn sáng tạo, tư tưởng lớn và khả năng
khích lệ nhân viên, biến ý tưởng thành hiện thực, cùng với năng
lực dẫn dắt tổ chức thích ứng linh hoạt với sự thay đổi.
- Trình độ nguồn nhân lực với các kiến thức kỹ năng cần
thiết của đội ngũ nhân sự để có thể tiếp thu, tinh thông và thực
hiện cải tiến trên cơ sở các ý tưởng sáng tạo trong doanh nghiệp.
- Khả năng đầu tư cho nguồn lực vật chất và tài chính cho
các dự án nghiên cứu phát triển (R&D), tiếp nhận và sáng tạo
công nghệ mới, các điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ và các
phương tiện điều kiện hỗ trợ phát triển khác.
- Trình độ năng lực quản lý đổi mới sáng tạo của doanh
nghiệp với mô hình quản lý đổi mới, chiến lược kinh doanh sáng
tạo, phương thức quản lý hệ thống đổi mới của doanh nghiệp liên
tục được cải tiến và hoàn thiện.
- Văn hóa đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp thể hiện ở sự
thống nhất và chia sẻ các giá trị, niềm tin hướng tới mục tiêu đổi
mới cũng như mức độ hợp lý của nền văn hóa dân chủ và trao
quyền khuyến khích các ý tưởng sáng tạo.
- Mức độ quản trị tri thức khoa học và công nghệ trong
doanh nghiệp từ việc tiếp nhận tri thức, phổ biến tri thức đến việc
khai thác, sử dụng các tri thức khoa học công nghệ mới vào quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
11
- Mức độ chặt chẽ và hiệu quả của các mối quan hệ liên
kết với các bên tham gia hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và liên kết
chuỗi giá trị, đặc biệt là với các trường đại học và viện nghiên cứu,
các trung gian tư vấn chuyển giao công nghệ trong các hoạt động
nghiên cứu chuyển giao và thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
- Mức độ hỗ trợ của hệ thống cơ chế chính sách khuyến
khích ĐMST của nhà nước đối với các doanh nghiệp và năng lực
của doanh nghiệp trong việc khai thác, vận dụng chính sách vào
các hoạt động ĐMST.
- Sức ép môi trường chung, môi trường ngành và khả năng
chịu đựng sức ép của doanh nghiệp đề cập đến các sức ép trong
môi trường kinh doanh bao gồm sức ép cạnh tranh ngành, nhu cầu
của người tiêu dùng, toàn cầu hóa và hội nhập, cách mạng công
nghiệp 4.0, thách thức của biến đổi khí hậu... Đây là là các yếu tố
bên ngoài tạo ra sức ép buộc doanh nghiệp phải ĐMST để vượt
qua sức ép.
1.1.3. Năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh
Năng suất (Productivity): Theo chuẩn của Tổ chức Hợp tác
và Phát triển Kinh tế (OECD, 2005), năng suất được hiểu một
cách chung nhất là tỷ số giữa lượng sản phẩm đầu ra (output)
được sản xuất ra chia cho lượng đầu vào (input) được sử dụng
để tạo ra các sản phẩm đầu ra đó. Nói cách khác, năng suất là đại
lượng cho biết mức độ hiệu quả của việc sử dụng đầu vào (bao
gồm lao động và tiền vốn) trong quá trình sản xuất.
Stefan Tangen (2002) định nghĩa năng suất ở cấp độ doanh
nghiệp là mối quan hệ giữa đầu ra (ví dụ sản phẩm được sản xuất
ra) và đầu vào (ví dụ nguồn lực được sử dụng để sản xuất) trong
quá trình chuyển hóa từ đầu vào thành các sản phẩm đầu ra.
12
Theo quan niệm truyền thống, năng suất được xác định
bằng công thức chung:
Đầu ra
Năng suất =
Đầu vào
Đối với các doanh nghiệp, đầu ra được tính bằng tổng giá trị
sản xuất, kinh doanh hoặc giá trị gia tăng hoặc khối lượng hàng
hoá tính bằng đơn vị hiện vật. Ở cấp vĩ mô, thường sử dụng tổng
giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) là đầu ra để tính năng suất. Đầu
vào được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra như
lao động, nguyên vật liệu, vốn, thiết bị máy móc, năng lượng, kỹ
năng quản lý.
Tùy vào mục tiêu đo lường, có hai loại chỉ tiêu năng suất là
năng suất bộ phận (PP) và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP):
- Năng suất bộ phận (Partial productivity): Phản ánh sự
đóng góp của từng yếu tố riêng biệt của đầu vào như lao động,
vốn, nguyên vật liệu... tạo nên tổng đầu ra

Năng suất Tổng đầu ra (theo giá cố định)


=
bộ phận Một nhân tố đầu ra (theo giá cố định)
- Năng suất yếu tố tổng hợp (Total factor productivity- TFP):
Phản ánh sự đóng góp của các yếu tố vô hình như kiến thức - kinh
nghiệm - kỹ năng lao động, cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hoá -
dịch vụ, chất lượng vốn đầu tư mà chủ yếu là chất lượng thiết bị
công nghệ, kỹ năng quản lý... Tác động của nó không trực tiếp
như năng suất bộ phận mà phải thông qua sự biến đổi của các yếu
tố hữu hình, đặc biệt là lao động và vốn. Có nhiều cách tính năng
suất yếu tố tổng hợp như phương pháp được sử dụng phổ biến
13
hiện nay là theo hàm sản xuất Cobb Duoglas với công thức khái
quát sau: Y = ALα Kβ; Trong đó Y là tổng đầu ra, K là vốn đầu vào;
L là lao động đầu vào, A là hệ số TFP; α, β là độ co dãn của đầu ra
tương ứng với lao động, vốn.
Theo cách định nghĩa này thì năng suất có mối liên hệ chặt
chẽ với việc sử dụng và sự sẵn có của nguồn lực. Điều này có
nghĩa là nếu doanh nghiệp không sử dụng đầy đủ và hiệu quả các
nguồn lực trong quá trình sản xuất hoặc doanh nghiệp thường
xuyên duy trì một tình trạng thiếu hụt nguồn lực thì năng suất lao
động sẽ bị giảm sút. Nguyên tắc cơ bản của tăng năng suất tối đa
hoá đầu ra và giảm thiểu đầu vào. Từ đó, hiệu quả được thể hiện
bằng tỷ số giữa đầu vào và đầu ra hình thành nên bản chất của
khái niệm năng suất.
Năng suất, theo cách tiếp cận mới, quan tâm nhiều hơn tới
các kết quả đầu ra chứ không chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng
đầu vào. Năng suất phải gắn liền với chất lượng, tính bền vững,
năng suất xanh và hiệu quả xã hội. Do đó năng suất có những đặc
trưng sau: 1) Nhấn mạnh vào việc giảm lãng phí trong mọi hình
thức chứ không phải giảm đầu vào; 2) Nhấn mạnh làm việc thông
minh hơn chứ không phải vất vả hơn; 3)Nguồn nhân lực và khả
năng tư duy của con người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc
đạt được năng suất cao hơn và hành động là kết quả của quá trình
tư duy; 4) Tăng năng suất đồng nghĩa với sự đổi mới và cải tiến
liên tục; 5) Năng suất định hướng theo kết quả đầu ra và thỏa mãn
nhu cầu vì thế, năng suất và chất lượng không loại trừ nhau mà
ngược lại, tăng năng suất đồng thời với tăng chất lượng; 6) Năng
suất phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường, tức là gắn liền với
năng suất xanh, sản xuất sạch.
14
Chất lượng (Quality): Theo Feigenbaum (1994), “chất
lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật công nghệ và vận
hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được các
yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm”. Còn Juran
(1994) thì định nghĩa chất lượng sản phẩm đơn giản, ngắn gọn:
“Chất lượng là sự phù hợp với sử dụng, với công dụng”.
Như vậy, phần lớn các chuyên gia về chất lượng coi chất
lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu hay mục đích sử dụng
của người tiêu dùng. Tuy nhiên, các định nghĩa trên vẫn chủ yếu
theo quan điểm chất lượng định hướng công nghệ, được quy định
bởi đặc tính nội tại của sản phẩm, không phụ thuộc vào yếu tố bên
ngoài. Theo đó, chất lượng sản phẩm là một hệ thống đặc trưng
nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể
đo được hoặc so sánh được, lấy ngay trong sản phẩm hoặc giá trị
sử dụng của nó.
Để phát huy mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của
các quan điểm trên, tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO
(Intenational for Standard Organization) đã đưa ra khái niệm
có gắn với tác động của các điều kiện kinh tế, kỹ thuật, xã hội
cho rằng: “chất lượng sản phẩm, dịch vụ là tổng thể các chỉ tiêu,
những đặc trưng của sản phẩm, thể hiện được sự thoả mãn nhu
cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định”. Đây có thể nói là
một khái niệm hiện đại về chất lượng sản phẩm, được chấp nhận
và sử dụng rộng rãi nhất.
Chất lượng sản phẩm được đánh giá qua một hệ thống các
chỉ tiêu cụ thể. Những chỉ tiêu đó chính là các thông số kinh tế -
kỹ thuật và các đặc tính riêng có của sản phẩm phản ánh tính hữu
ích của nó. Những đặc tính này gồm có:
15
- Chỉ tiêu công dụng: Đặc trưng cho các thuộc tính, xác định
những chức năng chủ yếu của sản phẩm, quy định giá trị sử dụng
của sản phẩm.
- Chỉ tiêu độ tin cậy: Phản ánh sự ổn định của các đặc tính
sử dụng của sản phẩm, khả năng sản phẩm và dịch vụ có thể tiếp
tục đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng.
- Chỉ tiêu công nghệ: Đặc trưng cho phương pháp, quy trình
sản xuất nhằm tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình sản
xuất (tối thiểu hoá các chi phí sản xuất) sản phẩm:
- Chỉ tiêu lao động phản ánh mối quan hệ giữa con người với
sản phẩm, đặc biệt là sự thuận lợi mà sản phẩm đem lại cho người
tiêu dùng trong quá trình sử dụng.
- Chỉ tiêu thẩm mỹ: Đặc trưng cho mức độ truyền cảm, hấp
dẫn của sản phẩm, sự hài hoà về hình thức, nguyên vẹn về kết cấu.
- Chỉ tiêu độ bền: Phản ánh khoảng thời gian từ khi sản
phẩm được hoàn thiện cho tới khi sản phẩm không còn vận hành,
sử dụng được nữa.
- Chỉ tiêu dễ vận chuyển: Phản ánh sự thuận tiện của các sản
phẩm trong quá trình di chuyển, vận chuyển trên các phương tiện
giao thông.
- Chỉ tiêu an toàn: Đặc trưng cho mức độ an toàn khi sản
xuất hay tiêu dùng sản phẩm.
- Chỉ tiêu sinh thái: Phản ánh mức độ gây độc hại, ảnh hưởng
đến môi trường xung quanh trong quá trình sản xuất và vận hành
sản phẩm.
- Chỉ tiêu tiêu chuẩn hoá, thống nhất hoá: Đặc trưng cho khả
năng lắp đặt và thay thế của sản phẩm khi sử dụng.
16
- Chỉ tiêu kinh tế: Phản ánh các chi phí cần thiết từ khi thiết
kế, chế tạo đến khi cung ứng sản phẩm và các chi phí liên quan
sau khi tiêu dùng sản phẩm.
Ngoài các chỉ tiêu định tính trên, có một số chỉ tiêu định
lượng sau:
Số lượng sản phẩm sai hỏng
Tỷ lệ sai hỏng =
Tổng sản phẩm sản xuất

Hoặc tỷ lệ Chi phí cho các sản phẩm hỏng


=
sai hỏng Tổng chi phí sản xuất toàn bộ sản phẩm

Tỷ lệ đạt Số sản phẩm đạt chất lượng


=
chất lượng Tổng số sản phẩm sản xuất

Hoặc tỷ lệ đạt Giá trị sản phẩm đạt chất lượng


=
chất lượng Tổng giá trị sản phẩm sản xuất
Mối quan hệ giữa năng suất và chất lượng: Theo Darshan
Kadu (2012), khi năng suất được nâng lên sẽ thúc đẩy sự cải tiến
về chất lượng bởi vì doanh nghiệp khi áp dụng các biện pháp nâng
cao năng suất sẽ chú ý hiệu quả chi phí, sử dụng các đầu vào tốt
có chất lượng, giảm thiểu lãng phí nguồn lực và lao động. Năng
suất cao hơn sẽ cho phép doanh nghiệp giảm giá thành sản xuất và
nâng cao lợi thế cạnh tranh cả về giá và chất lượng sản phẩm. Vì
vậy tiết kiệm chi phí để nâng cao năng suất cũng cho phép nâng
cao chất lượng.
Kết quả kinh doanh: Kết quả kinh doanh là kết quả hoạt
động cuối cùng của các doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất
định (1 năm, 1 quý), được thể hiện bởi các chỉ tiêu tài chính như là
sự biểu hiện bằng tiền của chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng
17
chi phí của các hoạt động kinh doanh đã được thực hiện. Kết quả
kinh doanh được biểu hiện bằng chỉ tiêu hiệu quả cuối cùng là lãi
(nếu doanh thu lớn hơn chi phí) hoặc lỗ (nếu doanh thu nhỏ hơn
chi phí). Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết
quả các hoạt động khác. Chỉ tiêu lãi, lỗ (lợi nhuận) là chỉ tiêu kinh
tế tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào các chỉ tiêu kết quả kinh
doanh khác như tổng doanh thu, tổng chi phí, thu nhập trước thuế.
Ngoài các chỉ tiêu định lượng trên, kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp còn được thể hiện ở tiêu chí định tính như thương hiệu sản
phẩm, danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp do đó nó
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ môi trường chung (quốc tế và
khu vực, kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, công nghệ,
tự nhiên...), môi trường ngành (5 lực lượng cạnh tranh) đến môi
trường nội bộ của doanh nghiệp (nguồn nhân lực, quản lý lãnh đạo,
tài chính, công nghệ, văn hóa doanh nghiệp...). Muốn nâng cao kết
quả kinh doanh cần xem xét tổng hợp các yếu tố tác động này.
1.2. Tác động của năng lực đổi mới sáng tạo tới năng suất,
chất lượng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1. Tác động của năng lực đổi mới sáng tạo đến kết quả đổi
mới sáng tạo
Quan hệ giữa năng lực ĐMST và kết quả ĐMST là quan
hệ giữa điều kiện và khả năng nguồn lực cần thiết để ĐMST có
thể trở thành hiện thực trong đó năng lực ĐMST là điều kiện và
ĐMST là kết quả. Khi ĐMST trở thành hiện thực, nó lại tạo điều
kiện để tạo ra những năng lực sáng tạo mới ở cấp độ cao hơn. Vì
vậy, nâng cao năng lực ĐMST tức là nâng cao khả năng của các
18
nhân tố tác động đến ĐMST của doanh nghiệp. Khi các yếu tố
năng lực tác động đến ĐMST của doanh nghiệp được hoàn thiện
hơn thì năng lực ĐMST của doanh nghiệp được nâng lên và kết
quả là ĐMST được tạo ra. Năng lực ĐMST phản ánh khả năng
của các yếu tố tác động, ĐMST phản ánh biểu hiện của kết quả
đổi mới thông qua các hoạt động ĐMST của doanh nghiệp. Mối
quan hệ này được thể hiện trong hình 1.1

Hình 1.1: Tác động của năng lực ĐMST đến kết quả ĐMST
của doanh nghiệp
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

19
1.2.2. Mối quan hệ giữa đổi mới sáng tạo và năng suất, chất
lượng và kết quả kinh doanh
ĐMST và năng suất: Các sản phẩm mới với công nghệ
được cải tiến sẽ cho phép nâng cao NSLĐ hoặc nâng cao số lượng
đầu ra được sản xuất trên một đơn vị đầu vào. Các quy trình sản
xuất mới được thiết kế hợp lý và khoa học hơn sẽ cho phép tiết
kiệm thời gian và chi phí sản xuất, từ đó giảm chi phí đầu vào để
tăng NSLĐ. Các phương pháp marketing mới thúc đẩy nghiên
cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng và tìm kiếm thông tin
về thiết kế sản phẩm mới với năng suất và tính năng vượt trội, đáp
ứng nhu cầu khách hàng. Các phương pháp quản lý mới cho phép
nâng cao hiệu lực quản lý từ đó tác động tích cực đến cải tiến năng
suất sản phẩm dịch vụ.
ĐMST và chất lượng: Sản phẩm mới được sản xuất ra có
hàm lượng KHCN lớn hơn, bên canh năng suất cao hơn sẽ có chất
lượng và tính năng sử dụng tốt hơn và đáp ứng cao hơn nhu cầu
khách hàng. Quy trình sản xuất mới khoa học hơn sẽ cho phép
giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm lỗi, từ đó đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật
và chất lượng sản phẩm. Phương pháp marketing mới với các
hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm kiếm thông tin về thiết
kế sản phẩm mới với chất lượng và tính năng vượt trội, đáp ứng
nhu cầu khách hàng. Phương pháp quản lý mới sẽ nâng cao hiệu
quả các công tác quản lý từ lập kế hoạch đến tổ chức, điều hành
và giám sát, từ đó giúp doanh nghiệp đảm bảo đạt được mục tiêu
chất lượng.
ĐMST và kết quả kinh doanh: Khi doanh nghiệp có sản
phẩm mới với năng suất và chất lượng cao hơn, đáp ứng tốt
hơn các nhu cầu của khách hàng thì kết quả là doanh thu và lợi
20
nhuận sẽ được tăng lên. Quy trình sản xuất mới được cải tiến
là một yếu tố quan trọng cho phép nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm để nâng cao kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp
áp dụng các phương pháp marketing mới sẽ nắm bắt tốt hơn
nhu cầu của khách hàng, quảng cáo, xúc tiến bán hàng được
hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Tương tự, khi
phương pháp quản lý mới được áp dụng sẽ nâng cao hiệu quả
quản lý, giảm thiểu chi phí, thúc đẩy tiêu thụ, từ đó nâng cao
kết quả kinh doanh.
Tác động của kết quả ĐMST đến năng suất, chất lượng và
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trong hình 1.2

Hình 1.2: Tác động của đổi mới sáng tạo đến năng suất,
chất lượng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

1.2.3. Mô hình tổng hợp về mối quan hệ giữa đổi mới sáng tạo
và năng suất, chất lượng của doanh nghiệp
Đổi mới sáng tạo dẫn đến nâng cao năng suất chất lượng
được phản ánh trong hình 1.3. Đây là sự tác động bắc cầu giữa
21
năng lực ĐMST và năng suất, chất lượng thông qua biến truyền
dẫn là kết quả ĐMST. Cụ thể bao gồm 2 tác động: 1) giữa năng lực
ĐMST và kết quả ĐMST; và 2) giữa kết quả ĐMST và năng suất,
chất lượng và kết quả kinh doanh. Khi các nhân tố năng lực đổi
mới sáng tạo được cải tiến sẽ tạo ra kết quả ĐMST trên cả 4 khía
cạnh ĐMST về sản phẩm, ĐMST quy trình, ĐMST marketing và
ĐMST quản lý. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ sản xuất ra
được các sản phẩm, dịch vụ mới với quy trình sản xuất mới, áp
dụng những phương pháp marketing mới và phương pháp quản lý
mới. Tiếp theo, là mối quan hệ truyền dẫn giữa kết quả ĐMST và
năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh. Khi doanh nghiệp
có sản phẩm, dịch vụ mới, quy trình sản xuất mới, phương pháp
marketing, quản lý mới sẽ nâng cao năng suất, chất lượng và kết
quả kinh doanh.
Theo mô hình sau, có 9 biến độc lập, 4 biến truyền dẫn, 3
biến phụ thuộc và 4 biến kiểm soát. Các biến trên là căn cứ cho
việc xây dựng tiêu chí và thang đo năng lực ĐMST và tác động
của nó tới năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp (sẽ được đề cập ở chương tiếp theo).

22
Hình 1.3: Mô hình tổng hợp về mối quan hệ giữa đổi mới sáng tạo
và năng suất, chất lượng của doanh nghiệp
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả
- Biến độc lập: 9 biến độc lập là 9 nhân tố năng lực ĐMST
(lãnh đạo đổi mới, nhân lực sáng tạo, R&D, quản trị tri thức, văn
hóa đổi mới, quản lý đổi mới, liên kết, chính sách hỗ trợ đổi mới
và năng lực đối phó sức ép môi trường)
- Biến truyền dẫn: 4 biến truyền dẫn (ĐMST sản phẩm,
ĐMST quy trình, ĐMST marketing, ĐMST quản lý)
- Biến phụ thuộc: 3 biến (năng suất, chất lượng và kết quả
kinh doanh)
- Biến kiểm soát: 4 biến (ngành sản xuất, vị trí địa lý, quy mô
doanh nghiệp, hình thức sở hữu).
23
CHƯƠNG 2
TIÊU CHÍ VÀ THANG ĐO NĂNG LỰC
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
TỚI NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
CỦA DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP

2.1. Căn cứ xây dựng bộ tiêu chí và thang đo


Tiêu chí và thang đo năng lực ĐMST của doanh nghiệp và
tác động của nó đến năng suất, chất lượng là bộ câu hỏi chi tiết
được nhóm nghiên cứu thiết kế để đo lường năng lực ĐMST và
đánh giá những tác động của năng lực ĐMST tới năng suất, chất
lượng và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp với đặc thù
của ngành nông nghiệp Việt Nam. Nội dung của các câu hỏi bám
sát vào mục tiêu tác động của ĐMST tới năng suất, chất lượng để
xây dựng các câu hỏi cho phù hợp với thực tiễn bối cảnh và môi
trường ĐMST của các doanh nghiệp Việt Nam và đặc thù ngành
nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Bộ tiêu chí và thang đo được phát triển dựa trên mô hình nghiên
cứu đề xuất ở hình 1.3. Theo mô hình này, nội dung bộ tiêu chí
có ba phần cơ bản là đo lường năng lực ĐMST, đo lường kết quả
ĐMST và đo lường năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh.
Thông tin thu được từ ba nội dung này cũng sẽ được sử dụng để
đánh giá tác động của năng lực ĐMST đến năng suất, chất lượng
và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiêu chí và thang đo năng lực ĐMST của doanh nghiệp
và tác động của nó đến năng suất, chất lượng được xây dựng

24
trong bối cảnh đã có một vài thang đo cơ bản về năng lực
ĐMST (ở cấp độ quốc gia và doanh nghiệp) được xây dựng ở
Việt Nam, gồm:
Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index,
GII) đo lường về năng lực ĐMST ở cấp độ tổng thể nền kinh tế
theo quốc gia và vùng lãnh thổ, đượcsử dụng từ năm 2007 do
Trường Đào tạo Kinh doanh INSEAD khởi xướng. Song đây là
chỉ số sử dụng cho toàn nền kinh tế quốc gia, không đo lường
năng lực ĐMST của doanh nghiệp.
Chỉ số đánh giá đổi mới của doanh nghiệp: Index of corporate
innovation (ICI): The Conference Board of Canada. Bộ chỉ số
này bao gồm 6 thang đo năng lực đổi mới như sau: Nguồn nhân
lực (workforce capacity), văn hóa (corporate culture), lãnh đạo
(leadership), quy trình tổ chức và cấu trúc (organizational process
and structure), liên kết hợp tác (colaboration and partnerships),
đầu tư cho đổi mới (investment in innovation). Các yếu tố kết quả
đổi mới (innovation performance) cũng được xem xét tại vị trí
trung tâm của mô hình.
Bộ chỉ số i2metrix đo lường năng lực ĐMST của doanh
nghiệp Việt Nam, do Trung tâm Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh
nghiệp (BSA) và Công ty Nghiên cứu Kinh tế và Tư vấn Kinh
doanh Dan Houtte, Vuong, Partners Ltd (DHVP) xây dựng năm
2013. Với 10 thước đo được chia ra làm 3 nhóm: Nhóm “đầu
ra”, nhóm “đầu vào” và nhóm “hỗ trợ” và 60 câu hỏi xoay quanh
nhiều nội dung đa dạng như từ lợi ích sinh ra từ ĐMST; nguồn
nhân lực sáng tạo; nguồn lực tài chính đầu tư cho ĐMST; mức
độ hỗ trợ của tổ chức; đến các mức độ chuyên biệt hóa và khác
biệt trong cạnh tranh; tính thích ứng, các loại năng lực chuyên
25
biệt của công ty... Theo bộ tiêu chí này, năng lực ĐMST của
doanh nghiệp được đánh giá bằng phương pháp 360 độ, trên
quy mô thang điểm 10. Các nguồn thông tin được thu thập từ 5
nguồn là: Nhóm nghiên cứu đánh giá, doanh nghiệp tự đánh giá,
đánh giá của chuyên gia ngành, đánh giá của giới truyền thông
và đánh giá của người tiêu dùng. Bộ tiêu chí này đóng vai trò
tích cực đối với hoạt động ĐMST của doanh nghiệp Việt Nam
trong thời gian qua. Từ tháng 1 năm 2014, bộ tiêu chí này đã
được sử dụng để đo lường năng lực ĐMST cho 25 doanh nghiệp
dẫn đầu trong các ngành thực phẩm, dược phẩm, dệt may, chế
biến nông sản, hàng da dụng... Tuy nhiên, các doanh nghiệp và
chuyên gia còn băn khoăn về mức độ phù hợp của bộ tiêu chí áp
dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do độ dài, sự phức tạp
của nội dung, quy mô thang điểm và yêu cầu lớn về nguồn lực
tham gia đánh giá.
Bộ tiêu chí đo lường năng lực ĐMST của các doanh nghiệp
Hà Nội do Sở KH&CN Hà Nội chủ trì xây dựng năm 2014 từ đề
tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố của Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân do TS Trần Thị Hồng Việt chủ trì. Nội dung của bộ
tiêu chí này gồm 2 phần: 1) đo lường các nhân tố tác động đến
năng lực ĐMST của doanh nghiệp và đo lường thực trạng kết
quả ĐMST của doanh nghiệp bằng thang đo likert 5 mức độ. Các
nhân tố tác động đến năng lực ĐMST của doanh nghiệp phản
ánh nội hàm năng lực, còn được gọi là các yếu tố năng lực đổi
mới, bao gồm 8 nhân tố là nhân lực, tri thức, văn hóa, quản lý, tài
chính, liên kết, chính sách và đặc điểm ngành (gồm 57 biến quan
sát). Kết quả đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp được phản ảnh
trên 4 nội dung là đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới
marketing và đổi mới quản lý (gồm 28 biến quan sát). So với bộ
26
chỉ số i2metrix, các tiêu chí này có nội dung đơn giản, dễ hiểu,
phù hợp với đối tượng trả lời chủ yếu là doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Tuy nhiên, cách thiết kế thang đo chỉ phục vụ chủ yếu cho
nghiên cứu mối quan hệ tác động giữa các yếu tố năng lực và kết
quả ĐMST mà chưa giúp nhiều cho mục đích thu thập thông tin
mang tính định lượng và cụ thể về thực trạng năng lực và kết quả
ĐMST của doanh nghiệp. Mặt khác, nội dung và tên các nhân tố
vẫn cần có sự hoàn thiện để gắn kết hơn với ĐMST, thiếu vắng
các biến đo lường năng suất, chất lượng, kết quả kinh doanh và
sự tác động.
Bộ tiêu chí đo lường ĐMST của các doanh nghiệp được
Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và
Công nghệ) tiến hành trong năm 2019, chủ yếu tập trung vào đổi
mới sản phẩm, đổi mới quy trình; đồng thời đưa ra các yếu tố tác
động tới đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Trên cơ sở các tiêu
chí, thang đo về đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, nhóm thực
hiện đã lượng hóa và đánh giá năng lực đổi mới công nghệ của
doanh nghiệp. Bộ tiêu chí và thang đo ĐMST của Cục Thông tin
Khoa học và Công nghệ quốc gia có nhiều ưu điểm bởi được phát
triển dựa trên cẩm nang về đổi mới sáng tạo của OECD (2005,
2015), tuy nhiên bộ tiêu chí và thang đo này chưa nhấn mạnh tới
mối quan hệ giữa ĐMST với việc nâng cao năng suất, chất lượng
lượng của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh
vực nông nghiệp.
Từ bối cảnh trên, bộ tiêu chí nghiên cứu năng lực ĐMST của
doanh nghiệp và tác động của nó đến năng suất, chất lượng được
xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo các nội dung/tài liệu sau: 1) Cơ
sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về ĐMST, năng lực ĐMST,
năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và
27
các nhân tố tác động; 2) Các bộ chỉ số đo lường năng lực ĐMST
của doanh nghiệp đã được xây dựng trên thế giới và Việt Nam;
3) Xin ý kiến chuyên gia doanh nghiệp thông qua phỏng vấn sâu,
nghiên cứu các tình huống điển hình tại các doanh nghiệp nông
nghiệp và áp dụng đo lường thí điểm để hoàn thiện bộ tiêu chí cho
phù hợp với đặc thù của ngành nông nghiệp và bối cảnh tác động
của môi trường kinh doanh.
2.2. Yêu cầu của bộ tiêu chí và thang đo
Để đo lường năng lực ĐMST, thực trạng ĐMST và đánh
giá tác động của năng lực ĐMST tới năng suất, chất lượng và
kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp, yêu cầu
của bộ tiêu chí là phải phù hợp với đối tượng doanh nghiệp (chủ
yếu là vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp). So với bộ chỉ số
i2metrix, các tiêu chí này sẽ phải có nội dung đơn giản, dễ hiểu
hơn cho doanh nghiêp, phải mang tính cụ thể, có thể đo lường
được, gần gũi và bám sát thực tế, gắn liền với đặc thù ngành nông
nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. So với bộ chỉ
số đo lường năng lực ĐMST của các doanh nghiệp Hà Nội, bộ chỉ
số này cần tăng tính lượng hóa khi đo lường các chỉ tiêu ĐMST
như tình hình R&D, tình hình sáng tao công nghệ và tiếp nhận
công nghệ, thực trạng các mối quan hệ liên kết trong hệ thống
ĐMST quốc gia. Mặt khác, cần điều chỉnh tên các nhân tố gắn
với ĐMST và bổ sung các biến đo lường năng suất, chất lượng và
kết quả kinh doanh.Theo đó, yêu cầu cụ thể của bộ tiêu chí cho
nghiên cứu này là:
Về loại thang đo: Kết hợp giữa thang đo likert 5 mức độ và
các thang đo khác (thang đo định danh, thang đo thứ bậc) trong
nội dung đánh giá năng lực ĐMST, kết quả ĐMST, năng suất,
28
chất lượng và kết quả kinh doanh nhằm cụ thể hóa thông tin thực
trạng ĐMST và năng suất, chất lượng.
Về nội dung thang đo: Với mục tiêu vừa đánh giá tác động
của năng lực ĐMST đến năng suất, chất lượng, vừa đánh giá
thực trạng năng lực ĐMST, kết quả ĐMST và năng suất, chất
lượng, nội dung chính của bộ tiêu chí cần tập trung vào ba phần:
Phần một là ý kiến của doanh nghiệp về các nhân tố năng lực đổi
mới sáng tạo; Phần hai là ý kiến của doanh nghiệp về kết quả đổi
mới sáng tạo; Phần ba là ý kiến của doanh nghiệp về năng suất,
chất lượng và kết quả kinh doanh. Ngoài ra, tên và nội dung các
biến độc lập và các biến quan sát cần điều chỉnh để gắn kết hơn
với ĐMST.
Về số lượng thang đo, sẽ có 9 thang đo được sử dụng để đo
lường năng lực ĐMST của doanh nghiệp (9 biến độc lập hay 9
nhân tố năng lực), đó là lãnh đạo đổi mới, nguồn nhân lực sáng
tạo, R&D, quản trị tri thức, văn hóa đổi mới, quản lý đổi mới,
quan hệ liên kết, chính sách khyến khích đổi mới, và sức ép môi
trường; 4 thang đo (4 biến truyền dẫn) được sử dụng để đo lường
kết quả đổi mới là đổi mới về sản phẩm, đổi mới về quy trình, đổi
mới về marketing và đổi mới về tổ chức; 3 thang đo được sử dụng
để đo lường năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh (3 biến
phụ thuộc).
Về đối tượng điều tra, chỉ áp dụng để điều tra một đối
tượng là doanh nghiệp tự đánh giá các kết quả ĐMST, năng
suất, chất lượng, kết quả kinh doanh và các nhân tố năng lực
ĐMST của họ. Các đối tượng khác không tham gia vào quá
trình đánh giá vì nội dung các tiêu chí đề cập đến các vấn đề
thuộc nội bộ doanh nghiệp, đòi hỏi sự hiểu biết, trả lời và đánh
giá của doanh nghiệp.
29
2.3. Quy trình xây dựng bộ tiêu chí và thang đo

Hình 2.1: Quy trình phát triển thang đo


Nguồn: Nhóm tác giả

30
Theo hình 2.1, quy trình xây dựng thang đo bao gồm 4
bước sau:
2.3.1. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu để
xây dựng mô hình nghiên cứu
Các khái niệm lý thuyết nền về ĐMST, năng lực ĐMST,
các yếu tố cấu thành, năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh
được nghiên cứu trước tiên giúp hiểu rõ bản chất nội hàm của vấn
đề. Tiếp theo, nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên trong
nước và thế giới có liên quan đến vấn đề nghiên cứu về các nhân
tố tác động đến năng lực ĐMST của doanh nghiệp. Khung nghiên
cứu (mô hình nghiên cứu) sẽ được xây dựng trên cở sở các nghiên
cứu lý thuyết và nghiên cứu tổng quan như hình 2.1. Đây là bước
đầu tiên nhưng có vai trò quan trọng và quyết định trong việc xây
dựng thang đo.
2.3.2. Nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu thứ cấp, nghiên
cứu định tính sơ bộ để xây dựng thang đo nháp 1
Nghiên cứu tổng quan xem xét các công trình trước đây
chỉ ra có những thành tố nào trong từng biến độc lập (9 nhân tố
năng lực ĐMST). Nghiên cứu tài liệu thứ cấp tức là nghiên cứu
bộ chỉ số gần nhất và phù hợp nhất đã được xây dựng có thể áp
dụng (ở đây là bộ chỉ số đo lường năng lực ĐMST của doanh
nghiệp Hà Nội của trường đại học Kinh tế Quốc dân xây dựng
năm 2014). Hai nghiên cứu này kết hợp với phỏng vấn sâu hai
chuyên gia ĐMST từ Bộ KH&CN và từ Trường Đại học KTQD
để xây dựng thang đo nháp 1 chung cho các doanh nghiệp Việt
Nam. Thang đo chung sau đó được chuyển sang thang đo đặc thù
cho các doanh nghiệp nông nghiệp trên cơ sở nghiên cứu các tài
liệu thứ cấp và thực hiện phỏng vấn sâu hai chuyên gia trong lĩnh
31
vực nông nghiệp để hình thành nên thang đo nháp ban đầu cho
doanh nghiệp nông nghiệp.
Thang đo nháp 1 được hình thành với tổng số 67 biến quan
sát (sử dụng thang đo likert 5 mức độ), trong đó 9 biến độc lập
(các nhân tố năng lực ĐMST) gồm 40 biến quan sát; 4 biến truyền
dẫn (các kết quả ĐMST) gồm 18 biến quan sát; và 3 biến phụ
thuộc (năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh) gồm 9 biến
quan sát.
Về kết cấu thang đo nháp 1, thang đo gồm ba phần. Phần
một là 11 câu hỏi cho phần thông tin chung về doanh nghiệp (sử
dung thang đo định danh và thang đo khoảng cách). Phần hai gồm
67 câu hỏi về năng lực ĐMST, kết quả về ĐMST và kết quả về
năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh (sử dụng thang đo
khảng cách kiểu likert 5 mức độ). Phần ba gồm 13 câu hỏi bổ sung
khác sử dụng thang đo định danh và thang đo thứ bậc.
2.3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ để hình thành thang đo
nháp 2
Quy mô mẫu của nghiên cứu định lượng sơ bộ là n=60.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng một cấp được áp
dụng với một tiêu thức phân tầng là loại ngành sản xuất. Trong
60 doanh nghiệp khảo sát thử, có 18 doanh nghiệp (30%) thuộc
ngành trồng trọt, 30 doanh nghiệp (50%) thuộc ngành dịch vụ
nông nghiệp, 3 doanh nghiệp thuộc ngành chăn nuôi (5%), 3
doanh nghiệp thuộc ngành thủy sản (5%), 3 doanh nghiệp (5%)
thuộc ngành trồng trọt kết hợp chăn nuôi, và 3 doanh nghiệp (5%)
thuộc ngành nhân và chăm sóc giống trong nông nghiệp.
Mục đích của nghiên cứu định lượng sơ bộ là đánh giá định
lượng sơ bộ thang đo nháp 1 được xây dựng ở bước trên. Để đánh
32
giá định lượng sơ bộ thang đo, trước hết cần đánh giá tính nhất
quán nội tại bằng hệ số Cronbach’s Alpha (kiểm định độ tin cậy
của thang đo) nhằm loại bỏ biến không phù hợp, sau đó thực hiện
phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định tính đơn hướng,
giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của thang đo. Sau khi thực hiện
kiểm định độ tin cậy và kiểm định giá trị của thang đo nháp 1,
kết quả của giai đoạn này là hình thành bộ thang đo nháp 2, là bộ
thang đo đã được làm sạch và kiểm định giá trị, làm cơ sở cho việc
phát triển thang đo chính thức.
2.3.4. Nghiên cứu định tính chính thức để hoàn thiện thang đo
chính thức
Nghiên cứu định tính chính thức được thực hiện qua phỏng
vấn sâu lần 2. Đối tượng phỏng vấn lần này là 5 cán bộ của 5 doanh
nghiệp được lựa chọn để đào tạo hướng dẫn áp dụng thí điểm bộ
tiêu chí. Mục tiêu của nghiên cứu đinh tính chính thức là kiểm định
lại sự phù hợp của mô hình tác động của năng lực đổi mới sáng
tạo đến năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp trong điều kiện của ngành nông nghiệp ở Việt Nam.
Các chuyên gia đều đồng ý mô hình đề xuất là khá toàn
diện, đầy đủ các khía cạnh tác động đến năng lực ĐMST của
doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nông nghiệp nói riêng.
Mô hình được đề xuất trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu có
liên quan trong nước và quốc tế là hoàn toàn phù hợp và có căn
cứ khoa học cao. Các nhân tố tác động đến năng lực ĐMST của
doanh nghiệp nông nghiệp trong mô hình nghiên cứu là khá chính
xác, đầy đủ và phù hợp với bối cảnh nền nông nghiệp Việt Nam
trong quá trình đô thị hóa, hội nhập kinh tế toàn cầu và cách mạng
công nghiệp 4.0.
33
Kết quả nghiên cứu định tính chính thức cho thấy tên 9 biến
độc lập, 4 biến truyền dẫn, 3 biến phụ thuộc và các biến quan sát
của mô hình nghiên cứu đều được các chuyên gia hiểu đúng nghĩa.
Tuy vậy, các chuyên gia đã giúp nhóm nghiên cứu hiệu chỉnh ngôn
ngữ diễn đạt các biến quan sát sao cho phù hợp và dễ gần, dễ hiểu
nhất với đối tượng điều tra là các doanh nghiệp nông nghiệp (chủ
yếu là vừa và nhỏ). Kết quả nghiên cứu định tính chính thức hình
thành bộ tiêu chí và thang đo hoàn chỉnh để đo lường năng lực
ĐMST và tác động của nó đến năng suất, chất lượng và kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp Viêt Nam.
2.4. Nội dung bộ tiêu chí và thang đo áp dụng cho doanh
nghiệp nông nghiệp
2.4.1. Đặc thù của ngành nông nghiệp và doanh nghiệp nông
nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng
và phức tạp trong hệ thống các ngành của nền kinh tế. Nó không
chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học
- kỹ thuật bởi vì đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể
sống của cây trồng, vật nuôi. Chúng phát triển theo quy luật sinh
học nhất định, từ đó yêu cầu con người phải nhận thức đúng đắn
các quy luật sinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi để có
những tác động thích hợp. Sản xuất nông nghiệp có những đặc
thù riêng mà các ngành sản xuất khác không thể có, thể hiện trên
những nội dung sau:
• Đối tượng sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống/cơ
thể sinh học
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống - cây trồng,
vật nuôi. Các loài cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh
34
học nhất định, rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh. Cây trồng và
vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt, được sản xuất bằng
cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước
đó làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau. Để chất lượng
giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi phải thường xuyên chọn
lọc, bồi dưỡng các giống hiện có, nhập nội giống tốt, tiến hành lai
tạo để tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích
hợp với điều kiện từng vùng và địa phương.
• Sản xuất nông nghiệp có tính khác biệt theo vùng miền,
lãnh thổ.
Mặc dù hiện nay, việc ứng dụng khoa học công nghệ đã một
phần làm thay đổi cách thức sản xuất nông nghiệp truyền thống.
Tuy nhiên, phần lớn hoạt động sản xuất nông nghiệp của thế giới
vẫn chịu ảnh hưởng của từng vùng lãnh thổ. Sản xuất nông nghiệp
được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc và điều
kiện tự nhiên nên mang tính khu vực hết sức rõ rệt. Đặc điểm này
đòi hỏi quá trình tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần phải
chú ý: 1) Điều tra các nguồn tài nguyên về nông - lâm - thủy sản
trên phạm vi cả nước cũng những tính vùng để quy hoạch bố trí
các cây trồng, vật nuôi cho phù hợp; 2) Xây dựng phương hướng
sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật phải phù hợp với đặc
điểm và yêu cầu sản xuất nông nghiệp ở từng vùng; 3) Xây dựng
hệ thống các chính sách kinh tế phải phù hợp với điều kiện của
từng vùng.
• Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, quan trọng trong
nông nghiệp
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu,
quan trọng. Đất đai là điều kiện cần thiết cho rất cả các ngành sản
35
xuất, nhưng nội dung kinh tế của nó là rất khác nhau. Trong nông
nghiệp, đất đai có nội dung kinh tế khác biệt, nó là tư liệu sản xuất
chủ yếu (khó có thể thay thế trên diện rộng). Ruộng đất bị giới
hạn về mặt diện tích, nhưng sức sản xuất của ruộng đất chưa có
giới hạn, nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng
đất nhằm thỏa mãn nhu cầu tăng lên của loại người về nông sản
phẩm. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng phải biết quý trọng
ruộng đất, sử dụng tiết kiệm, cải thạo và bồi dưỡng đất làm cho
ruộng đất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên
mỗi đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất trên đơn vị sản phẩm.
• Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao
Tính thời vụ cao là đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông
nghiệp, bởi vì quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình tái sản
xuất kinh tế gắn bó chặt chẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên,
thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ nhau, song lại
không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong sản
xuất nông nghiệp. Để khai thác tốt nhất các ưu đãi của thiên nhiên
đối với nông nghiệp đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc những
khâu công việc ở thời vụ tốt nhất như thời vụ gieo trồng, bón
phân, làm cỏ, tưới tiêu.v.v... Việc thực hiện kịp thời vụ cũng dẫn
đến tính trạng căng thẳng về lao động đòi hỏi phải có giải pháp tổ
chức lao động hợp lý, đồng thời cũng phải coi trọng việc bố trí cây
trồng hợp lý, phát triển ngành nghề dịch vụ, tạo thêm việc làm ở
những thời kỳ nông nhàn.
• Việc tiếp nhận KHCN trong nông nghiệp chịu ảnh hưởng
lớn bởi tâm lý của người nông dân
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, với nền văn hóa đặc
trưng nông nghiệp lúa nước, nông dân Việt Nam đã hình thành
36
trong mình lối ứng xử linh hoạt (để thích ứng nhanh với sự
thay đổi của hoàn cảnh sống) và tính cộng đồng và tính tự trị
làng xã. Tuy nhiên, mặt trái của lối ứng xử linh hoạt, tính cộng
đồng và tự trị làng xã là bệnh tùy tiện và bệnh làm ăn theo kiểu
sản xuất nhỏ. Đó là hai căn bệnh gây rất nhiều khó khăn cho
việc phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa nói chung và
trong tiếp thu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất
và đời sống nói riêng. Các đặc điểm tâm lý của người nông dân
có ảnh hưởng đến khả năng đôi mới sáng tạo trong nông nghiệp
gồm: tâm lý e ngại với những tiến bộ công nghệ phức tạp và
qui mô; Tâm lý sợ rủi ro khi áp dụng công nghệ mới; và Tâm
lý tùy tiện, đại khái trong áp dụng các qui trình và biện pháp
kỹ thuật mới.
Doanh nghiệp nông nghiệp: Một số đặc điểm đặc thù của
doanh nghiệp nông nghiệp có ảnh hưởng đến năng lực ĐMST
bao gồm:
Các doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động gắn với các yếu
tố tự nhiên, đối tượng là cơ thế sống, phụ thuộc vào điều kiện
tự nhiên của từng vùng và địa phương khác nhau tạo cho doanh
nghiệp bối cảnh hoạt động phức tạp và thường xuyên thay đổi.
Điều đó ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng và phát huy năng lực
ĐMST của doanh nghiệp khi mà các hoạt động ĐMST gắn liền
với các khoa học về tự nhiên học và sinh thái học.
Các doanh nghiệp nông nghiệp thường có quy mô nhỏ và bị
hạn chế về các yếu tố nguồn lực bao gồm chất lượng nguồn nhân
lực thấp và chịu ảnh hưởng của tâm lý người sản xuất nhỏ, nguồn
vốn hạn chế và khả năng huy động vốn trong nông nghiệp không
cao, khó tập trung đất đai, cộng với tính rủi ro cao làm hạn chế
37
khả năng đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu phát triển và đầu
tư mạo hiểm.
Ở Việt Nam, ĐMST của các doanh nghiệp nông nghiệp
bắt nguồn từ đổi mới quản lý trong các HTX nông nghiệp với
sự ra đời của “khoán 100” và “khoán 10” gắn với quá trình
chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường
mà nguyên nhân từ sự khủng hoảng trong các mô hình HTX
nông nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp.
Tuy nhiên, sau đổi mới ban đầu, hiện nay các HTX nông
nghiệp đang trong quá trình tìm kiếm mô hình mới và đổi mới
theo Luật HTX, các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước đang
khó khăn trong cổ phần hóa. Hiện tại năng lực ĐMST, kết quả
thực hiện ĐMST và năng suất chất lượng ở các HTX và doanh
nghiệp này rất hạn chế. Lực lượng chủ yếu tạo ra các sản phẩm
nông nghiệp cho nền kinh tế lại là 10 triệu hộ nông dân và vài
trăm nghìn trang trại nông nghiệp chứ không phải là các doanh
nghiệp và HTX.
2.4.2. Yêu cầu của năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp
nông nghiệp trong bối cảnh cách mạng 4.0
Từ những đặc thù của ngành nông nghiệp nói chung và nông
nghiệp Việt Nam nói riêng, nâng cao năng lực ĐMST của doanh
nghiệp nông nghiệp Việt Nam cần chú ý đến những yêu cầu sau:
• Đổi mới sáng tạo trong khâu sản xuất và sử dụng giống
cây trồng, vật nuôi
Trong nông nghiệp, đối tượng sản xuất là những cơ thể
sống cây trồng, vật nuôi, phát sinh, tồn tại và sinh trưởng, phát
triển theo các quy luật sinh học và chịu tác động trực tiếp của
các quy luật tự nhiên. Do đó, trong quá trình sản xuất, chúng
38
luôn đòi hỏi sự tác động thích hợp của con người và của tự
nhiên để sinh trưởng và phát triển. Vì thế có hàng loạt vấn đề
cần được nghiên cứu giải quyết để đạt năng suất cây trồng, vật
nuôi cao và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong
đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đặc biệt phải chú ý khâu
giống và áp dụng ĐMST trong khâu giống là rất quan trọng để
có thể sử dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất
tốt và năng suất cao.
• Đổi mới sáng tạo phải khắc phục tác động bất lợi của điều
kiện tự nhiên và biến đổi khí hậu
Do sản xuất nông nghiệp chịu tác động lớn của các điều kiện
tự nhiên. Dưới tác động ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu,
doanh nghiệp nông nghiệp cần thực hiện ĐMST, ứng dụng CNC,
nông nghiệp thông minh trong sản xuất kinh doanh, áp dụng các
biện pháp bảo vệ và cải thiện các điều kiện tự nhiên của sản xuất,
dự báo và hạn chế những rủi ro về điều kiện tự nhiên có thể xảy ra
cho ngành nông nghiệp.
• Đổi mới sáng tạo trong tích tụ, tập trung và sử dụng nguồn
lực ruộng đất
Do tính chất quan trọng của ruộng đất trong sản xuất nông
nghiệp, các doanh nghiệp nông nghiệp cần ĐMST trong phương
thức tích tụ, tập trung cũng như sử dụng ruộng đất. Vì vậy, cần
phải có quy hoạch, lập địa bàn, hồ sơ quản lý ruộng đất, có kế
hoạch bố trí sử dụng ruộng đất một cách hợp lý, thường xuyên
thực hiện các biện pháp bảo vệ, bồi dưỡng, cải tạo để nâng cao độ
phì nhiêu của đất nhằm tạo ra được nhiều sản phẩm nông nghiệp
trên một đơn vị diện tích. Đồng thời, các cơ sở sản xuất kinh
doanh phải thực hiện nghiêm túc các chính sách và luật pháp của
nhà nước về quản lý và sử dụng ruộng đất.
39
• Đổi mới sáng tạo phải khắc phục tính thời vụ cao của sản
xuất nông nghiệp
Cùng với một loại cây trồng, vật nuôi ở những vùng có điều
kiện khí hậu, thời tiết khác nhau thường có thời vụ sản xuất khác
nhau. Vì vậy, doanh nghiệp nông nghiệp cần ĐMST trong tổ chức
quy trình sản xuất, linh hoạt trong thực hiện các phương thức sản
xuất cho phù hợp với tính thời vụ ở địa phương, không được dập
khuôn, máy móc áp dụng một quy trình chuẩn nào. Bên cạnh đó,
tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp có xu hướng dẫn đến tính
thời vụ trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất. Do vậy, các cơ sở
sản xuất kinh doanh tiến hành chuyên môn hóa sản xuất phải chú
ý phát triển sản xuất đa dạng hóa, kết hợp hợp lý các ngành sản
xuất, xây dựng thực hiện cơ cấu cây trồng và hệ thống luân canh
khoa học để hạn chế đến mức thấp nhất tính thời vụ trong việc sử
dụng các yếu tố sản xuất.
• Đổi mới sáng tạo phải khắc phục chu kỳ sản xuất dài và tổ
chức sản xuất phức tạp của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành kinh tế phức tạp và có chu kỳ
sản xuất dài. Để phát triển nông nghiệp chất lượng hiệu quả, cần
ĐMST trong tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng đa
ngành, đa cấp, xây dựng phát triển doanh nghiệp nông nghiệp,
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, thực
hiện các mối quan hệ liên kết hợp tác trong hệ sinh thái ĐMST và
chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững.
2.4.3. Nội dung bộ tiêu chí và thang đo áp dụng cho doanh
nghiệp nông nghiệp
Sau khi thực hiện các bước trong quy trình xây dựng bộ tiêu
chí và thang đo, trên cơ sở các đặc thù của ngành nông nghiệp, bộ
40
tiêu chí chính thức áp dụng cho doanh nghiệp nông nghiệp được
hoàn thiện như các bảng 2.1, 2.2 và 2.3:

Bảng 2.1: Tiêu chí và thang đo Năng lực ĐMST


của doanh nghiệp nông nghiệp

Tiêu chí
Thang đo
Năng lực ĐMST
Lãnh đạo đổi Lãnh đạo luôn là tấm gương về tầm nhìn và tư duy sáng
mới tạo & đổi mới
Lãnh đạo luôn là tấm gương về đam mê, nhiệt huyết, dám
nghĩ, dám làm
Lãnh đạo luôn tạo điều kiện cho các ý tưởng/dự án sáng tạo
được áp dụng
Nhân lực sáng Đội ngũ nhân sự có đủ năng lực tiếp nhận mọi tiến bộ
tạo KHCN mới
Đội ngũ nhân sự năng động, sáng tạo và có nhiều ý tưởng
mới
Văn hóa đổi mới Các giá trị cốt lõi như sáng tạo, năng suất, chất lượng, sự
hài lòng luôn được chia sẻ và thực thi
Mọi người luôn được trao quyền để thực hiện công việc
sáng tạo và hiệu quả
Văn hóa giao tiếp cởi mở, dân chủ, thẳng thắn, chia sẻ ý
tưởng sáng tạo
Nhân viên luôn phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo trước
mỗi vấn đề đặt ra
Quản lý đổi mới Thường xuyên rà soát bộ máy, tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới
mô hình hoạt động
Đổi mới sáng tạo- KHCN và năng suất, chất lượng được
đưa vào sứ mệnh của công ty
Luôn thưc thi phong cách lãnh đạo dân chủ, khuyến khích
cấp dưới đóng góp ý kiến trước khi ra quyết định

41
Tiêu chí
Thang đo
Năng lực ĐMST
Quản trị tri Luôn cập nhật các thông tin mới về KHCN và các chính
thức sách hỗ trợ đổi mới phát triển nông nghiệp
Luôn khuyến khích chia sẻ thông tin và chú trọng đào tạo
nâng cao năng lực tiếp nhận công nghệ cho mọi thành viên
Mọi thành viên đều vận dụng sáng tạo những kiến thức và
kỹ năng đã được đào tạo vào phục vụ công việc
Liên kết hợp tác Luôn làm tốt vai trò nòng cốt trong các mối quan hệ liên
kết trong phát triển nông nghiệp
Luôn làm tốt vai trò hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ
và kiểm soát chất lượng sản phẩm cho người nông dân
Luôn làm tốt vai trò cung ứng các yếu tố đầu vào: giống
mới, phân bón, bảo vệ thực vật, kỹ thuật... cho người
nông dân
Luôn làm tốt nghiên cứu thị trường, bao tiêu sản phẩm,
xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sản phẩm
cho người nông dân
Luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các trường đại học/
trung tâm khuyến nông trong nghiên cứu, nghiêm thu,
tiếp nhận, ứng dụng KHCN
Luôn phát triển được mối quan hệ liên kết chuỗi chặt chẽ
và hiệu quả trong toàn bộ chuỗi cung ứng của mình
Đầu tư R&D Luôn dành mức chi hợp lý cho các hoạt động nghiên cứu
phát triển sản phẩm, công nghệ mới tại công ty
Luôn đầu tư kinh phí thích đáng để mua các bản quyền
giống mới, đổi mới thiết bị và quy trình sản xuất
Luôn đầu tư kinh phí thích đáng cho việc tham gia các hội
chợ triển lãm công nghệ trong nông nghiệp
Có hệ thống máy móc, công nghệ thông tin hiện đại và cơ
sở dữ liệu hiệu quả

42
Tiêu chí
Thang đo
Năng lực ĐMST
Chính sách của Dễ dàng tiếp cận được các nguồn hỗ trợ tài chính từ các
Nhà nước chương trình của Chính phủ và ngân hàng thương mại
cho các dự án đổi mới công nghệ
Chính sách ưu đãi của nhà nước về đất đai có tác dụng tốt
trong ứng dụng công nghệ mới tại công ty
Chính sách ưu đãi của nhà nước về thuế có tác dụng tốt
trong ứng dụng công nghệ mới tại công ty
Chính sách của nhà nước về phát triển thị trường công
nghệ có tác dụng tốt trong ứng dụng công nghệ mới tại
công ty
Chính sách của nhà nước về hỗ trợ nghiên cứu, chuyển
giao ứng dụng KHCN có tác dụng tốt thúc đẩy đổi mới
sáng tạo tại công ty
Chính sách của nhà nước hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
có tác dụng tốt trong việc nâng cao năng lực tiếp nhận
công nghệ tại công ty
Chính sách của nhà nước về bản quyền (bảo hộ, hỗ trợ
mua..) có tác dụng tốt trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại
công ty
Cơ chế phối hợp “3 nhà”, “4 nhà”, “5 nhà” trong nông
nghiệp được chính phủ xây dựng rõ ràng và thực thi hiệu quả

43
Bảng 2.2: Tiêu chí và thang đo Kết quả ĐMST
của doanh nghiệp nông nghiệp
Tiêu chí
Thang đo
Kết quả ĐMST
ĐMST sản Thường xuyên phát triển và đưa ra thị trường các sản phẩm
phẩm hoàn toàn mới có năng suất, chất lượng và công dụng cao hơn
Thường xuyên phát triển và đưa ra thị trường các sản phẩm
cải tiến có giá thành hạ hơn và công dụng tốt hơn
Thường xuyên phát triển và đưa ra thị trường các mô hình
sản xuất mới hoàn chỉnh và đồng bộ hơn
ĐMST Quy Thường xuyên cải tiến và hợp lý hóa toàn bộ quy trình sản
trình xuất từ đầu vào đến đầu ra nhờ ứng dụng KHCN mới
Làm chủ toàn bộ quy trình sản xuất theo liên kết chuỗi đầu
vào-đầu ra
Thường xuyên sử dụng các thành tố mới (giống, vật tư, kỹ
thuật..) để đổi mới quy trình sản xuất
ĐMST Thường xuyên cập nhật và nắm bắt tốt nhất nhu cầu của
Marketing khách hàng
Tích cực tìm kiếm và thường xuyên phát triển các thị
trường mới
Luôn tìm kiếm và đổi mới phương pháp chăm sóc khách
hàng
Cải tiến hệ thống phân phối, đáp ứng tốt nhất yêu cầu
khách hàng.
Tích cực đổi mới phương pháp quảng cáo, xúc tiến bán
hàng và tham gia các hội chợ triển lãm
ĐMST Tổ chức Tích cực đổi mới bộ máy và tái cơ cấu để nâng cao hiệu
quả quản lý
Luôn đổi mới phương pháp quản lý để phát huy sáng tạo
và hiệu quả
Thường xuyên rà soát và cải tiến các quy định, thủ tục để
nâng cao hiệu quả quản lý
Thường xuyên cập nhật các hệ thống quản lý chất lượng
trong nông nghiệp (GMP, HACCP, VietGAP, ISO...)

44
Bảng 2.3: Tiêu chí và thang đo Năng suất, chất lượng
và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp

Tiêu chí Năng suất,


chất lượng và Kết Thang đo
quả KD
Năng suất Có bước tiến bộ vượt bậc về năng suất sản phẩm nông
nghiệp
Có bước tiến bộ vượt bậc về năng suất lao động (tổng
doanh thu/lao động)
Chất lượng Đã tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có những công dụng
vượt trội về độ ngon miệng, tốt cho sức khỏe và tin cậy
khi sử dụng
Đã sản xuất ra các sản phẩm/dịch vụ có tỷ lệ thành
phẩm lớn, đồng đều cao
Đã đóng góp tích cực trong việc tạo ra nền nông nghiệp
sạch, nông nghiệp sinh thái, bền vững và thân thiện với
môi trường
Đã rất thành công trong xây dựng thương hiệu cho sản
phẩm nông nghiệp
Kết quả kinh
doanh
Doanh thu của công ty đã tăng đáng kể trong thời gian
qua
Lợi nhuận của công ty đã tăng đáng kể trong thời gian
qua
Chi phí sản xuất bình quân của công ty đã giảm đáng
kể trong thời gian qua

45
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO TỚI NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
CỦA DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

3.1. Khái quát thực trạng đổi mới sáng tạo và năng suất, chất
lượng của các doanh nghiệp Việt Nam
3.1.1. Thực trạng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp
Hoạt động ĐMST được Chính phủ, Bộ KH&CN và các
Bộ, ngành, địa phương rất quan tâm và chỉ đạo quyết liệt. So với
những năm 2013-2017, theo báo cáo về xếp hạng chỉ số đổi mới
sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index-GII) năm 2018, Việt
Nam được xếp ở vị trí 45 trên 126 quốc gia. Thứ hạng của Việt
Nam liên tục được cải thiện trong xếp hạng GII những năm gần
đây: năm 2018 tăng 2 bậc so với năm 2017, tăng 14 bậc so với
năm 2016. Quan trọng hơn, Việt Nam có điểm số cao trong cả 7
trụ cột, đều cao hơn mức trung bình. Kết quả chỉ số GII năm 2018
là minh chứng quan trọng cho kết quả chỉ đạo của Chính phủ và
nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng và triển
khai các giải pháp đồng bộ năng lực ĐMST quốc gia. Năm 2019,
Việt Nam tăng 3 bậc về chỉ số đổi mới toàn cầu so với năm 2018,
xếp vị trí 42/129 quốc gia, nền kinh tế, trong đó hai chỉ số liên
quan đến khoa học công và nghệ tăng mạnh, cụ thể: tổng chi cho
nghiên cứu và phát triển tăng 5 bậc (đầu vào); sản phẩm dựa trên
46
tri thức và công nghệ tăng 8 bậc (đầu ra). Ngoài ra các chỉ số về
trình độ phát triển của thị trường tăng 3 bậc; tín dụng tăng 4 bậc;
năng suất lao động tăng 3 bậc.
Việt Nam có tỉ lệ các doanh nghiệp có đổi mới sản phẩm
và đổi mới quy trình lần lượt là 32,4% và 39,8%, cũng gần bằng
Phần Lan (lần lượt là 36,5% và 35,1%) hay kém Philippines một
chút (tương ứng là 37.6% và 43.9%). Các doanh nghiệp được
khảo sát đều ý thức được việc liên tục ĐMST (khoảng 61,63%
doanh nghiệp chế biến chế tạo có ĐMST trong giai đoạn 2014-
2016 liên tục đổi mới sáng tạo). Doanh số sản phẩm do ĐMST
mang lại chiếm 62% tổng doanh số sản phẩm của doanh nghiệp.
Tỷ lệ này đạt cao nhất tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài với 65,6% và doanh nghiệp nhà nước là 59,1% và doanh
nghiệp ngoài nhà nước chỉ là 43,3%. Một tỉ lệ rất lớn các doanh
nghiệp đầu tư vào đổi mới quy trình thông qua việc đầu tư vào
công nghệ mới được gắn liền với hàng hóa, máy móc, thiết bị
(39,4%) hoặc thông qua nâng cấp, chỉnh sửa công nghệ, thiết bị
hiện tại (39,3%), trong khi đó CGCN từ các tổ chức KH&CN
công lập và các tổ chức khác ngoài công lập đều dưới chỉ ở mức
0,3% và 0,6%.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ trên, theo báo cáo đánh
giá của WB, đổi mới sáng tạo ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ của
Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Chỉ
có khoảng 23% các doanh nghiệp Việt Nam đã tuyên bố đã giới
thiệu một sản phẩm, dịch vụ mới hoặc sản phẩm cải tiến trong 3
năm gần đây. Tỷ lệ này tuy cao hơn một số nước Đông Nam Á
như Lào, Malaysia, Thái Lan nhưng lại thấp hơn Campuchia và
Philippines (30%). Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đang cố
gắng cải tiến sản phẩm và quy trình không kém gì các nước khác
47
trong khu vực, nhưng lại hiếm khi giới thiệu những sản phẩm mới
và có những chức năng hoàn toàn mới ra thị trường. Cũng theo
báo cáo, Việt Nam ở vị trí trung bình về tỉ lệ các công ty cải tiến
quy trình nhưng tỉ trọng số tiền trung bình chi cho R&D trong
tổng doanh thu vẫn thấp hơn hầu hết các nước Đông Nam Á. WB
tổng kết rằng các mức độ về đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình,
tỷ lệ chi cho R&D của doanh nghiệp Việt Nam đều ở vào mức
trung bình tại Đông Nam Á.
Về đổi mới marketing, trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0, quan niệm về sản phẩm của các doanh nghiệp thay
đổi theo hướng các doanh nghiệp không chỉ mang đến cho khách
hàng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu, mong muốn cơ bản của
khách hàng mà còn quan tâm đến cảm xúc, tinh thần của khách
hàng. Các tính năng mới của sản phẩm cho phép khách hàng thay
đổi tầm nhìn của họ đối với thương hiệu và mở rộng mối quan
hệ giữa hình ảnh thương hiệu và cộng đồng. Quan niệm mới về
thương hiệu thay đổi theo hướng thay vì quảng cáo thương hiệu
để bán sản phẩm, doanh nghiệp phải tập trung vào quan hệ công
chúng, cam kết xã hội và cải thiện danh tiếng thông qua hoạt động
xã hội. Quan niệm mới về quảng cáo, truyền thông thay đổi theo
hướng nhà cung cấp tạo ra các nội dung quảng cáo không chỉ trực
tiếp nói về thương hiệu hoặc sản phẩm để tăng doanh số mà tạo ra
những nội dung có giá trị với khách hàng, phục vụ những nhu cầu
cá nhân của họ. Quan niệm về tương tác với khách hàng chuyển
từ quy trình dịch vụ khách hàng sang quy trình chăm sóc và cộng
tác với khách hàng.
Trong thời gian qua, đổi mới marketing tại các doanh
nghiệp Việt Nam được thực hiện thông qua các chương trình như:
Chương trình thương hiệu quốc gia, chương trình xúc tiến thương
48
mại quốc gia, chương trình kết nối nông sản Việt, v.v... Đây là các
chương trình xúc tiến thương mại nhằm xây dựng, quảng bá tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ của Việt
Nam trên thị trường trong và ngoài nước; khuyến khích các doanh
nghiệp chia sẻ và theo đuổi các giá trị của Chương trình Thương
hiệu Quốc gia Việt Nam là Chất lượng - Đổi mới, Sáng tạo - Năng
lực tiên phong. Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đã
giúp các doanh nghiệp duy trì ổn định tăng trưởng xuất khẩu hàng
hoá tại các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung
Quốc, tăng cường khai thác các thị trường mới như Trung Đông,
châu Phi. Chương trình cũng dành nguồn lực đáng kể hỗ trợ phát
triển các ngành hàng thế mạnh như nông, lâm, thuỷ sản, lựa chọn
các doanh nghiệp có uy tín tham dự các hội chợ chuyên ngành,
giúp doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu thị trường, tìm kiếm đối tác,
mở rộng hợp tác trong sản xuất kinh doanh. Riêng với nhóm
ngành sử dụng nhiều lao động, ngành hàng công nghệ cao, ngành
công nghiệp hỗ trợ, chương trình ưu tiên hỗ trợ tham gia các hoạt
động xúc tiến giao thương, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham
gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chương trình xúc tiến thương
mại quốc gia đã có đóng góp lớn vào tăng trưởng xuất khẩu năm
2018 và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước từng bước vững chắc tiến
vào sân chơi lớn, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
sâu rộng đang tạo ra sức cạnh tranh gay gắt.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã chủ trì nghiên cứu đổi
mới toàn diện công tác xúc tiến thương mại theo hướng tăng tỷ
trọng của các hoạt động có tác dụng lâu dài như đào tạo kỹ năng,
giảm tỷ trọng của các hoạt động như tổ chức hội chợ, triển lãm
hay tham gia hội chợ, triển lãm; chú trọng các chương trình xúc
tiến thương mại trung và dài hạn hướng vào một mặt hàng, một
49
thị trường cho tới khi đạt kết quả cụ thể; chú trọng đào tạo, phổ
biến về quy tắc xuất xứ và cách đáp ứng quy tắc xuất xứ để giúp
các doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội mở ra từ các FTA, nâng
cao hơn nữa tỷ lệ tận dụng ưu đãi trong các FTA; hỗ trợ thâm nhập
thị trường nước ngoài đối với thương hiệu các hàng hóa đặc trưng
thuộc chương trình thương hiệu quốc gia; ưu tiên các hoạt động
giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp là
thế mạnh của Việt Nam.
3.1.2. Thực trạng năng suất, chất lượng của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh
tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra GDP do đó tăng NSLĐ trong doanh
nghiệp là vô cùng cần thiết cho tăng trưởng kinh tế. Theo số
liệu của Tổng cục thống kê, NSLĐ của toàn nền kinh tế theo giá
hiện hành năm 2018 đạt 102 triệu đồng/lao động, tăng 8,8 triệu
đồng/lao động so với năm 2017. Tính theo giá so sánh năm 2010,
NSLĐ toàn nền kinh tế năm 2018 tăng 5,93% so với năm trước,
bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng 5,75%/năm. Tuy nhiên, mức
NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong
khu vực. Cụ thể, NSLĐ của Việt Nam năm 2017 đạt 10.232 USD,
chỉ bằng 7,2% của Singapore; 18,4% của Malaysia; 36,2% của
Thái Lan; 43% của Indonesia và bằng 55% của Philippines.Theo
báo cáo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-
2020 thì năng suất lao động Việt Nam thấp hơn năng suất lao động
của Trung Quốc 2,5 lần; thấp hơn Thái Lan 4,2 lần (Ngọc Quỳnh,
2018). Nếu so sánh giữa các ngành, NSLĐ của khu vực nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ bằng 38,9% mức NSLĐ chung
của nền kinh tế; bằng 30,4% khu vực công nghiệp, xây dựng và
bằng 33,7% các ngành dịch vụ (Diệu Thiện, 2019).
50
Trong tương lai gần, sự dịch chuyển lao động từ nông thôn
sang thành thị; từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, từ khu
vực phi chính thức sang chính thức vẫn tiếp tục diễn ra, góp phần
cải thiện mức tăng NSLĐ chung. Tuy nhiên, xu hướng này không
thể kéo dài khi Việt Nam phát triển lên mức cao hơn, thu nhập ở
khu vực nông thôn gia tăng, cơ cấu kinh tế ổn định sẽ làm giảm
đáng kể dư địa cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Do đó,
để thu hẹp về NSLĐ so với các nước, Việt Nam cần phải nâng
cao NSLĐ trong khu vực doanh nghiệp, tức là tăng năng suất nội
ngành, thay vì tăng năng suất qua chuyển dịch cơ cấu lao động.
Đây là xu hướng mới và phổ biến ở các nền kinh tế tiên tiến, vì
tăng năng suất nội ngành đóng vai trò chủ đạo trong việc tăng
năng suất của nền kinh tế.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, NSLĐ chung của
toàn bộ khu vực doanh nghiệp năm 2017 theo giá hiện hành đạt
298,7 triệu đồng/lao động, gấp 3,2 lần mức NSLĐ chung cả nước.
Cụ thể, doanh nghiệp Nhà nước đạt 678,1 triệu đồng/lao động,
gấp 7,3 lần mức NSLĐ chung cả nước nhờ đẩy mạnh sắp xếp
cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua. Doanh
nghiệp ngoài nhà nước đạt 228,4 triệu đồng/lao động, gấp 2,5 lần
mức NSLĐ chung của cả nước; doanh nghiệp FDI đạt 330,8 triệu
đồng/lao động, gấp 3,5 lần. Tuy nhiên, NSLĐ của doanh nghiệp
Nhà nước đạt mức cao chủ yếu vẫn dựa vào ưu thế trong việc
phân bổ nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài nguyên thiên nhiên.
So với các loại hình doanh nghiệp khác, NSLĐ của doanh nghiệp
ngoài nhà nước đạt thấp nhất. Mặt khác, khoảng cách về NSLĐ
của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đang ngày càng nới rộng. Chiếm tới 96,7% tổng
số doanh nghiệp của cả nước nên NSLĐ của doanh nghiệp ngoài
51
nhà nước ở mức thấp đã ảnh hưởng nhiều đến NSLĐ chung của
toàn bộ khu vực doanh nghiệp.
Theo Bộ KH&CN (2018), các hoạt động thúc đẩy năng suất,
chất lượng của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã mang lại
một số kết quả nhất định, đó là: Các doanh nghiệp Việt Nam đã
ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống quản lý
chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu
cầu của khách hàng, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp
thông qua không ngừng cải tiến năng suất, chất lượng và hiệu quả
quản lý; Đồng thời, các doanh nghiệp đã đưa vào áp dụng các
chương trình cải tiến năng suất, chất lượng, coi đó là hoạt động
không thể thiếu trong doanh nghiệp mình. Các hoạt động quản lý
chất lượng, cải tiến chất lượng, tiêu chuẩn hoá và ứng dụng các
tiêu chuẩn ngày càng được áp dụng hiệu quả và nhân rộng. Các hệ
thống quản lý như ISO 9000, SA 8000, ISO 14000, GMP, HACCP
đã trở thành các hệ thống quen thuộc với các doanh nghiệp. Các
chương trình và công cụ cải tiến Kaizen, 5S, Lean, Lean 6Sigma
và các công cụ quản lý khác cũng được quan tâm và ứng dụng
nhiều hơn.
3.2. Thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp
nông nghiệp
Nhóm nghiên cứu đã phát ra 500 phiếu theo phương pháp
chọn mẫu thuận tiện. Có 463 phiếu được thu về và có giá trị cho
phân tích, đạt tỷ lệ 92,6%. Kết quả phân tích dữ liệu điều tra về
thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nông
nghiệp như sau:
3.2.1. Thực trạng năng lực lãnh đạo đổi mới
Đối với doanh nghiệp nông nghiệp, kết quả điều tra 463
52
doanh nghiệp trong cả nước cho thấy, các doanh nghiệp tự đánh
giá khá cao về năng lực lãnh đạo đổi mới của người lãnh đạo trong
mấy năm qua, với điểm trung bình chung là 3,92 điểm, trong đó
cả 3 tiêu chí “lãnh đạo luôn là tấm gương về tầm nhìn và tư duy
sáng tạo”, “lãnh đạo luôn là tấm gương về đam mê, nhiệt huyết,
dám nghĩ, dám làm” và “lãnh đạo luôn tạo điều kiện cho các ý
tưởng/dự án sáng tạo được áp dụng” đều nhận được điểm đánh giá
khá cao ở mức 3,8-3,9 điểm (bảng 3.1).

Bảng 3.1: Đánh giá về năng lực lãnh đạo đổi mới
của doanh nghiệp nông nghiệp

Số Giá trị Độ lệch


Nội dung
quan sát trung bình chuẩn
Lãnh đạo luôn là tấm gương về tầm nhìn 463 3,9 0,85
và tư duy sáng tạo & đổi mới
Lãnh đạo luôn là tấm gương đam mê, nhiệt 463 3,9 0,81
huyết, dám nghĩ, dám làm
Lãnh đạo luôn tạo điều kiện cho các ý 463 3,8 0,83
tưởng/dự án sáng tạo được áp dụng
Trung bình 463 3,92 0,80
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Thành công của nhiều tập đoàn đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp ở Việt Nam trong thời gian vừa qua như TH true Milk,
Vingroup, Hòa Phát, PAN Group, Hoàng Anh Gia Lai, Lộc Trời,
NutiFood, Dalat Hasfarm, Ecofarm đều do yếu tố quan trọng chủ
chốt của năng lực lãnh đạo đổi mới của chủ doanh nghiệp. Với kiến
thức, kỹ năng và tố chất của nhà lãnh đạo thích ứng với nền kinh tế
chuyển đổi số, các lãnh đạo doanh nghiệp của các tập đoàn lớn đã
đóng góp rất lớn vào thành công của nền nông nghiệp Việt Nam,
53
tạo nên một bước thay đổi nhảy vọt về năng suất, chất lượng và
kết quả kinh doanh cho ngành nông nghiệp nước nhà.
Năng lực lãnh đạo đổi mới khơi dậy tinh thần doanh nhân
cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo thống kê của tạp chí
Echelon, Singapore một trong những tạp chí online lớn nhất
về khởi nghiệp ở Đông Nam Á, năm 2018 Việt Nam hiện có
khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, tăng gần gấp
đôi so với số liệu ước tính cuối năm 2015 (khoảng 1.800 doanh
nghiệp). Kết quả phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp đã minh chứng cho những tiến bộ trong năng lực lãnh
đạo của các doanh nghiệp ngành nông nghiệp. Năm 2017, có
1.955 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 20% so với bình quân
3 năm giai đoạn 2014-2016. Đến tháng 9/2018, cả nước có trên
49.600 doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh
doanh nông sản, chiếm 8% tổng doanh nghiệp cả nước, trong
đó có 8.635 doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, tăng 2,5 lần so với
năm 2012 (Anh Quyền, 2018).
Tuy nhiên, nông nghiệp là lĩnh vực mà năng lực lãnh đạo
còn nhiều hạn chế. Số lượng các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam
có khả năng truyền cảm hứng ĐMST, tạo hình ảnh và lôi cuốn tập
thể vẫn còn khá ít so với tổng thể. Một số lãnh đạo doanh nghiệp
mặc dù có tố chất song năng lực lãnh đạo còn hạn chế so với yêu
cầu đổi mới trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi số, thiếu kỹ năng
gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh, tinh thần mạo hiểm, tư duy
phản biện, kỹ năng công nghệ, trí tuệ cảm xúc, kỹ năng quản trị
sự thay đổi, phân tích dữ liệu và các kỹ năng khác như thiết lập và
lãnh đạo nhóm, kỹ năng tổ chức và triển khai công việc, kỹ năng
xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
54
3.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực sáng tạo
Bảng 3.2: Đánh giá về đội ngũ nhân sự
của doanh nghiệp nông nghiệp

Số Giá trị Độ lệch


Nội dung
quan sát trung bình chuẩn
Đội ngũ nhân sự có đủ năng lực tiếp nhận 463 3,6 0,8
mọi tiến bộ KHCN mới
Đội ngũ nhân sự năng động, sáng tạo và có 463 3,5 0,8
nhiều ý tưởng mới
Trung bình 463 3,55 0,8
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Bảng 3.2 đánh giá về đội ngũ nhân sự của 463 doanh nghiệp
nông nghiệp cho thấy nhìn chung trong các doanh nghiệp được
điều tra, năng lực của đội ngũ nhân sự để thích ứng với công nghệ
mới trong nền kinh tế chuyển đổi đã được chú trọng, đội ngũ nhân
sự đã được đào tạo để nâng cao năng lực tiếp nhận công nghệ mới
trong tất cả các lĩnh vực của ngành nông nghiệp (đạt 3,6/5 điểm).
Bên cạnh đó, đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp có sự năng động,
sáng tạo và đóng góp các sáng kiến trong quá trình sản xuất kinh
doanh (3,55/5 điểm).
Tuy nhiên, nhìn tổng thể và so sánh với các ngành khác
trong nền kinh tế thì nhân lực chất lượng cao trong khu vực nông
nghiệp nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Theo quy hoạch phát triển
nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt, sẽ phát triển tỷ lệ nhân lực qua đào tạo khối ngành
nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ mức 15,5% năm 2010 lên khoảng
50% vào năm 2020 và năm 2020, nguồn nhân lực khối ngành
này sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo, đặc biệt nông
55
nghiệp Việt Nam đang rất thiếu nguồn lao động sáng tạo của nền
kinh tế chuyển đổi số. Ví dụ, đồng bằng sông Cửu Long là vùng
sản xuất lương thực, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và cây
ăn quả nhiệt đới lớn của cả nước nhưng lực lượng lao động khu
vực nông thôn vùng này chất lượng thấp, tỷ lệ không có trình độ
chuyên môn chiếm 91,2% (Ngọc Quỳnh, 2018).
Nguyên nhân của thực trạng trên là: Công tác đào tạo nguồn
nhân lực nông nghiệp hiện nay chưa phù hợp về cả số lượng và
chất lượng, đào tạo cao đẳng và đại học vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chất
lượng chương trình giảng dạy của các trường còn thấp, chưa đào
tạo được lao động có kỹ năng làm việc thực tế, thiếu kỹ năng mềm
và đào tạo chưa gắn liền trực tiếp với công việc tại các doanh
nghiệp. Phương thức giảng dạy vẫn còn lạc hậu, chương trình
giảng dạy còn thiếu thực tế, dẫn đến thiếu cơ hội cho sinh viên áp
dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào các vấn đề
cụ thể của xã hội. Bên cạnh đó, việc quy hoạch, kế hoạch nguồn
nhân lực chưa thực sự kịp thời và hiệu quả, tình trạng người lao
động thiếu định hướng trong việc chọn ngành nghề từ bậc phổ
thông cũng khiến cho cung lao động của Việt Nam gặp nhiều vấn
đề, dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay.
3.2.3. Thực trạng quản trị tri thức khoa học và công nghệ

Bảng 3.3: Đánh giá về quản trị tri thức KHCN


của doanh nghiệp nông nghiệp

Số Giá trị Độ lệch


Nội dung
quan sát trung bình chuẩn
Luôn cập nhật các thông tin mới về KHCN 463 3,73 0,81
và các chính sách hỗ trợ đổi mới phát triển
nông nghiệp

56
Số Giá trị Độ lệch
Nội dung
quan sát trung bình chuẩn
Luôn khuyến khích chia sẻ thông tin và chú 463 3,79 0,74
trọng đào tạo nâng cao năng lực tiếp nhận
công nghệ cho mọi thành viên
Mọi thành viên đều vận dụng sáng tạo những 463 3,66 0,77
kiến thức và kỹ năng đã được đào tạo vào
phục vụ công việc
Trung bình 463 3,73 0,70
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Bảng 3.3 cho biết kết quả đánh giá về quản trị tri thức KHCN
của doanh nghiệp nông nghiệp. Các doanh nghiệp được điểu tra
đều cho rằng, trong 3 năm gần đây ho đã tích cực cập nhật các
thông tin mới về KHCN và các chính sách khuyến khích hỗ trợ
của nhà nước (3,73 điểm), đồng thời doanh nghiệp luôn chú ý
khuyến khích các hình thức chia sẻ phổ biến tri thức về KHCN
cho nhân viên như đào tạo hoặc tự đào tạo, qua đó thúc đẩy năng
lực hấp thụ tri thức KHCN cho mọi thành viên (3,79 điểm). Nhờ
đó, kết quả vận dụng sáng tạo các tri thức mới vào sản xuất kinh
doanh để tăng năng suất và chất lượng cũng được cải thiện đáng
kể (3, 66 điểm).
Bảng 3.4: Nguồn gốc công nghệ của doanh nghiệp nông nghiệp

TIẾP NHẬN Số Số doanh


Tỷ lệ (%)
CÔNG NGHỆ MỚI quan sát nghiệp
Có tiêp nhận công nghệ mới 463 306 66,1
Không tiếp nhận công nghệ mới 463 157 33,9
NGUỒN GỐC CÔNG NGHỆ MỚI
Đặt hàng từ trường/viện 306 30 9,8

57
TIẾP NHẬN Số Số doanh
Tỷ lệ (%)
CÔNG NGHỆ MỚI quan sát nghiệp
Mua công nghệ của nước ngoài 306 30 9,8
Mua từ thị trường trong nước 306 215 70,3
Mua cả trong nước và nước ngoài 306 11 3,6
Mua từ các nguồn kết hợp khác 306 20 6,5
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Bảng 3.4 cho thấy trong số 463 doanh nghiệp nông nghiệp
được điều tra thì có 306 doanh nghiệp có tiếp nhận công nghệ mới
trong 3 năm qua (chiếm 66,1%). Trong số 306 doanh nghiệp nông
nghiệp có tiếp nhận công nghệ mới, có 30 doanh nghiệp tiếp nhận
công nghệ thông qua đặt hàng trực tiếp từ các trường đại học hoặc
viện nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 9,8%, có 30 doanh nghiệp mua công
nghệ trực tiếp của nước ngoài, chiếm 9,8 %; có 215 doanh nghiệp
(70,3%) mua công nghệ từ thị trường trong nước; chỉ 11 doanh
nghiệp (3,6%) mua từ nguồn kết hợp trong nước và nước ngoài và
20 doanh nghiệp (6,5%) mua kết hợp từ các nguồn khác. Thực tế này
cho thấy, các doanh nghiệp nông nghiệp vẫn chủ yếu tìm kiếm công
nghệ từ thị trường trong nước là chính nên việc phát triển mạnh hơn
nữa thị trường KHCN là rất quan trọng để giúp các doanh nghiệp có
thể tìm kiếm và mua các công nghệ hay bí quyết mà họ cần.

Bảng 3.5: Số lượt và tỷ lệ công nghệ mới được tiếp nhận


trong 3 năm qua

Bí quyết, Giải pháp


Giống Máy móc
Chỉ tiêu quy trình hữu ích
mới thiết bị mới
mới mới
Số lượng công nghệ mới 251 250 251 253
(lượt)

58
Bí quyết, Giải pháp
Giống Máy móc
Chỉ tiêu quy trình hữu ích
mới thiết bị mới
mới mới
Tỷ lệ doanh nghiệp có 61,3% 49,5% 41,8% 32,8%
tiếp nhận từ 1-3 lượt công
nghệ mới (%)
Tỷ lệ doanh nghiệp có 12,4% 10,1% 7,6% 5,9%
tiếp nhận trên 3 lượt công
nghệ mới (%)
Tỷ lệ doanh nghiệp có 26,3% 40,4% 50,6% 61,3%
tiếp nhận từ 0 lượt công
nghệ mới (%)
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Bảng 3.5 cho thấy trong số các doanh nghiệp có tiếp nhận
công nghệ mới thì số lượng lượt giống mới tiếp nhận được là
251 lượt, số lượng máy móc thiết bị mới tiếp nhận được là 250
lượt, số lượng bí quyết quy trình công nghệ mới là 251 lượt, và
số lượng giải pháp hữu ích mới tiếp nhận được là 253 lượt. Đồng
thời, trong số các doanh nghiệp có tiếp nhận công nghệ mới thì tỷ
lệ doanh nghiệp tiếp nhận từ 1-3 lượt công nghệ mới là chủ yếu
(61,3 % đối mới giống, 49,5% đối với máy móc thiết bị, 41,8%
đối với bí quyết quy trình công nghệ và 32,8% đối với giải pháp
hữu ích). Tỷ lệ doanh nghiêp không có tiếp nhận giải pháp hữu
ích lần nào là 61,3% và không có tiếp nhận bí quyết công nghệ lần
nào là 50,6%. Tỷ lệ doanh nghiệp có tiếp nhận trên 3 lượt công
nghệ mới còn khá khiêm tốn (5,9% với giải pháp hữu ích, 7,6%
với bí quyết công nghệ) cho thấy cần nâng cao hơn nữa số lượng
và tỷ lệ doanh nghiệp có tiếp nhận công nghệ mới trong tương lai.
Tuy nhiên, hoạt động quản trị tri thức, CGCN ở các doanh
nghiệp nông nghiệp Việt Nam chưa mang lại hiệu quả rõ nét trong
59
việc nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp, ít kết
quả nghiên cứu được đưa vào ứng dụng. Còn nhiều hạn chế trong
năng lực tiếp nhận công nghệ và hấp thụ công nghệ. Nguyên nhân
là do đối với doanh nghiệp nông nghiệp, việc huy động nguồn lực
đủ lớn về tài chính và nhân lực cho hoạt động đổi mới công nghệ
còn rất khó khăn. Muốn tiếp nhận công nghệ chuyển giao hiện
đại, doanh nghiệp phải bảo đảm nguồn vốn, đặc biệt là lực lượng
lao động có trình độ, kỹ năng trong ứng dụng công nghệ. Ngoài
hạn chế về nguồn nhân lực và vốn, doanh nghiệp còn bị động về
thông tin và kinh nghiệm chuyển giao công nghệ tạo nên những
sơ hở trong soạn thảo, đàm phán và ký kết hợp đồng. Để khắc
phục hiện tượng này, cần có sự hỗ trợ của thị trường KHCN, tuy
nhiên, thị trường công nghệ ở Việt Nam hiện vẫn chưa phát triển
tốt để có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp
trong việc lựa chọn, đàm phán thương thảo và ký kết. Mặc dù,
gần đây, thông qua các hội chợ công nghệ, kết nối cung cầu, hoạt
động CGCN đã phần nào có sự khởi sắc nhưng vẫn cần tiếp tục
thúc đẩy hơn nữa các dịch vụ CGCN như: Môi giới CGCN, tư vấn
CGCN, đánh giá công nghệ, định giá công nghệ, giám định công
nghệ, xúc tiến CGCN.
3.2.4. Thực trạng văn hóa đổi mới
Bảng 3.6 thể hiện đánh giá của doanh nghiệp nông nghiệp
về văn hóa đổi mới tại 463 doanh nghiệp được điều tra. Nhìn
chung các doanh nghiệp đều đánh giá khá cao ở cả 4 chỉ tiêu với
điểm bình quân 3,75, trong đó cao nhất là “Văn hóa giao tiếp cởi
mở dân chủ thẳng thắn, phát huy ý tưởng sáng tao” (3,88 điểm);
tiếp theo là “Văn hóa trao quyền để thực hiện công việc một cách
sáng tạo và hiệu quả” (3,74 điểm); Các chỉ tiêu còn lai về “Chia
sẻ giá trị cốt lõi..” và “Nhân viên luôn phát huy tinh thần đổi
60
mới sáng tạo” đều được 3,68 điểm. Điểu đó chứng tỏ đã có sự
chuyển biến đáng kể trong tinh thần doanh nhân và ý thức ĐMST
trong các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nông
nghiệp - khu vực thường có sự thay đổi chậm hơn các khu vực
kinh tế khác.

Bảng 3.6: Đánh giá về văn hóa đổi mới


của doanh nghiệp nông nghiệp

Số Giá trị Độ lệch


Nội dung
quan sát trung bình chuẩn
Các giá trị cốt lõi như sáng tạo, năng suất, 463 3,68 0,80
chất lượng, sự hài lòng luôn được chia sẻ và
thực thi
Mọi người luôn được trao quyền để thực hiện 463 3,74 0,80
công việc sáng tạo và hiệu quả
Văn hóa giao tiếp cởi mở, dân chủ, thẳng 463 3,88 0,73
thắn, chia sẻ ý tưởng sáng tạo
Nhân viên luôn phát huy tinh thần đổi mới 463 3,68 0,82
sáng tạo trước mỗi vấn đề đặt ra
Trung bình 463 3,75 0,67

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Tuy nhiên, những thay đổi như trên mới chỉ là bước đầu.
Trong đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đặc biệt là trong
các doanh nghiệp nông nghiệp vẫn chưa hình thành thói quen
chấp nhận và thích ứng với sự thay đổi. Điều này không chỉ do
bản thân nông nghiệp là lĩnh vực chậm đổi mới, mà còn do ảnh
hưởng của một số hạn chế trong tư tưởng văn hóa dân tộc như dễ
hài lòng với cuộc sống hiện tại, dễ thỏa mãn với những lợi ích
trước mắt, không muốn cạnh tranh sợ mất lòng, ngại thay đổi và
61
đổi mới để đạt được sự phát triển cao hơn. Điều này là rất nguy
hại trọng bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi số khi mà công nghệ
làm mọi thứ thay đổi với tốc độ chóng mặt.
3.2.5. Thực trạng đầu tư nghiên cứu và phát triển
Tại Việt Nam, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng và cần
thiết phải được tăng trưởng dựa trên nâng cao năng suất, chất
lượng và giá trị sản phẩm, thực hiện đổi mới sáng tạo trong
các doanh nghiệp nông nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, năng lực công nghệ
và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới sáng
tạo của doanh nghiệp. Một trong các lý do quan trọng của điều
này là do những hạn chế của đầu tư R&D trong khu vực nông
nghiệp. Theo GS.TS Bùi Chí Bửu (2016), khoa học nông nghiệp
Việt Nam được đầu tư mỗi năm khoảng 600 tỷ đồng, 50% chi
lương và 50% chi cho hoạt động R&D (khoảng 300 tỷ VND/
năm, tương đương 15 triệu USD/năm) thấp hơn Philippines gấp
7 lần, Thái Lan gấp 10 lần và Hàn Quốc gấp 600 lần và kinh phí
chi cho hoạt động R&D trong nông nghiệp gần như thấp nhất
trong tất cả các ngành.
Theo cơ cấu đầu tư vốn, kinh phí chi cho hoạt động R&D
trong lĩnh vực nông nghiệp cũng gần như thấp nhất trong các
ngành, chỉ chiếm 8,39% tổng chi ngân sách. Mỗi năm Việt Nam
đầu tư 600 tỷ đồng cho khoa học nông nghiệp, trong đó chỉ có
300 tỉ đồng đầu tư cho R&D (tương đương với 15 triệu USD).
Riêng với lĩnh vực hạt giống, mỗi năm Việt Nam đã phải chi
khoảng 500 triệu USD để nhập khẩu, nghĩa là cao gấp hơn 33
62
lần số kinh phí chi cho hoạt động R&D, trong khi đó với Trung
Quốc trong hai năm 2013 và 2014, con số này lần lượt 258 tỉ và
284 tỉ USD. Nếu so sánh với Israel, một quốc gia nhỏ trên sa
mạc cằn cỗi, con số chi cho R&D cũng là 15 tỷ USD mỗi năm.
Kết quả của đầu tư mạnh mẽ đó là nông nghiệp công nghệ cao
của Israel đã rất phát triển. Nếu so sánh với các quốc gia khác
trong khu vực ASEAN như Thái Lan hay Philippines thì mức chi
cho hoạt động R&D của Việt Nam chỉ lần lượt bằng 1/10 và 1/7,
còn nếu so với Hàn Quốc thì con số này chỉ bằng 1/600 (Trung
Chánh, 2018).

Hình 3.1: Tỷ lệ DN nông nghiệp Hình 3.2: Phân loại đầu tư R&D
có R&D của DN nông nghiệp
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu, 2018

Kết quả điều tra 463 doanh nghiệp nông nghiệp thì chỉ có
80 doanh nghiệp có bộ phận R&D riêng và có đầu tư vào R&D
(chiếm 17%), trong đó có 18,8% là nghiên cứu giống mới (chiếm
tỷ lệ cao nhất), 9% là nghiên cứu về bao bì sản phẩm; 3% là
nghiên cứu về qui trình sản xuất và 2,4% nghiên cứu về kỹ thuật
sản xuất. Số còn lại là nghiên cứu cả giống mới và bao bì/kỹ thuật
sản xuất (hình 3.1 và 3.2).
63
Bảng 3.7: Tỷ lệ chi R&D trong các doanh nghiệp nông nghiệp

Tỷ lệ chi trên tổng doanh thu Tỷ lệ %


Trên 0%-0,5% 69,1
Trên 0,5%-1% 18,6
Trên 1%-1,5% 3,5
Trên 1,5%-2% 4,4
Trên 2%-2,5% 0,6
Trên 2,5%-3% 2,4
Số khác 1,2
Tổng 100
Nguồn: Điều tra của nhóm nghiên cứu, 2018

Bảng 3.7 cho thấy tính trung bình 3 năm qua (2016-
2018), thì tỷ lệ chi cho R&D trên tổng doanh thu trong các
doanh nghiệp nông nghiệp còn rất khiêm tốn. Có đến gần 70%
doanh nghiệp có mức chi trong khoảng từ trên 0%-0,5%; 63
doanh nghiệp (chiếm 18,6%) có mức chi từ trên 0,5%-1%; số
lượng doanh nghiệp có mức chi trên 1% trở lên chỉ có 41 doanh
nghiệp (chiếm 12,1%). Nếu so với Philippines và Malaysia, ta
thấy Việt Nam càng thua kém khi mà tỷ lệ chi cho R&D của
các doanh nghiệp ở hai nước này lần lượt là 3,6% và 2,6%
(Đinh Lễ, 2017).
Điểm đánh giá của doanh nghiệp về đầu tư R&D ở bảng 3.8
cho thấy so với các mức đánh giá cho các tiêu chí khác thì điểm
trung bình của đầu tư R&D trong 463 doanh nghiệp nông nghiệp
được điều tra ở mức khá thấp (3,15 điểm), trong đó tiêu chí “luôn
dành mức chi hợp lý cho các hoạt đông nghiên cứu phát triển sản
phẩm, công nghệ mới” ở mức thấp nhất (3,0 điểm).
64
Bảng 3.8: Đánh giá về đầu tư R&D
của doanh nghiệp nông nghiệp

Số Giá trị Độ lệch


Nội dung
quan sát trung bình chuẩn
Luôn dành mức chi hợp lý cho các hoạt động 463 3,0 0,87
nghiên cứu phát triển sản phẩm, công nghệ
mới tại công ty
Luôn đầu tư kinh phí thích đáng để mua các 463 3,2 0,88
bản quyền giống mới, đổi mới thiết bị và quy
trình sản xuất
Luôn đầu tư kinh phí thích đáng cho việc 463 3,2 0,86
tham gia các hội chợ triển lãm công nghệ
trong nông nghiệp
Có hệ thống máy móc, công nghệ thông tin 463 3,2 0,89
hiện đại và cơ sở dữ liệu hiệu quả
Trung bình 463 3,15 0,75

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu, 2018

Theo cơ cấu nguồn nhân lực, kết quả điều tra của nhóm
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhân lực của doanh nghiệp có tham gia
R&D trong các doanh nghiệp nông nghiệp khá khiêm tốn, chủ
yếu nằm trong khoảng từ 0%-10% với 275 doanh nghiệp, chiếm
80,8% trong tổng số doanh nghiệp được điều tra. Ngân hàng Thế
giới cũng chỉ ra rằng có khoảng 20% doanh nghiệp Việt Nam
tuyên bố có đào tạo cho nhân viên về phát triển sản phẩm mới
hay quy trình mới. Tỷ lệ này cao hơn Lào, Malaysia và Thái Lan
nhưng lại thấp hơn Campuchia và Philippines (Đinh Lễ, 2017).
Từ những hạn chế về đầu tư R&D đã nêu ở trên, có thể dễ
thấy rằng kết quả đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp nông
nghiệp còn khá khiêm tốn. Tỷ lệ sáng chế được cấp, bí quyết kỹ
65
thuật, giải pháp hữu ích và những sáng kiến mới được thừa nhận
trong 3 năm (2016-2018) vô cùng nhỏ bé. 87,8% các doanh nghiệp
không có sáng chế được cấp, 84,1% doanh nghiệp không có sáng
kiến được thừa nhận; 82,3% doanh nghiệp không có bí quyết kỹ
thuật và 73,2% doanh nghiệp không có giải pháp hữu ích (biểu đồ
3.3). Kết quả đôi mới sáng tạo còn hạn chế sẽ dẫn đến kết quả năng
suất chất lượng của doanh nghiệp nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng.
Số liệu điều tra các doanh nghiệp nông nghiệp của nhóm nghiên
cứu cho thấy có đến 46,4% doanh nghiệp có tốc độ tăng năng suất
lao động bình quân trong 3 năm (2016-2018) dưới 0,5%.

Hình 3.3: Kết quả R&D của doanh nghiệp nông nghiệp
trong 3 năm 2016-2018
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu, 2018

66
Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu cho thấy đa số các
doanh nghiệp không mặn mà với việc đầu tư cho R&D có thể
do các nguyên nhân như: năng lực tài chính hạn chế (do hầu hết
doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ); khả năng
rủi ro cao; chi phí nghiên cứu lớn; thiếu nhân lực có trình độ.
Theo số liệu điều tra doanh nghiệp nông nghiệp của nhóm nghiên
cứu thì có đến 270 doanh nghiệp (chiếm 61,4%) cho rằng nguyên
nhân thiếu vốn là khó khăn nhất cho việc đổi mới công nghệ, 47
doanh nghiệp cho rằng nguyên nhân người lao động thiếu năng
lực là khó khăn nhất (chiếm 12,8%), và 82 doanh nghiệp cho
rằng nguyên nhân người lao động thiếu năng lực là khó khăn nhì
(chiếm 22,3%).
3.2.6. Thực trạng quan hệ liên kết, hợp tác
Các mối quan hệ liên kết trong nông nghiệp trong hệ sinh
thái đổi mới sáng tạo thường được nhắc đến với liên kết “3 nhà”
(Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông), “4 nhà” (Nhà
nước - Nhà khoa học - Doanh nghiệp - Nông dân) hoặc “5 nhà”
(Nhà nước - Nhà khoa học - Doanh nghiệp - Nông dân - Nhà đầu
tư). Trong các mối quan hệ này, doanh nghiệp có vai trò đầu tàu
để dẫn dắt chuỗi liên kết, cần đảm bảo điều kiện về tiềm lực tài
chính, đủ sức tạo ra ảnh hưởng mạnh, hoạt động chuyên nghiệp và
có thương hiệu để có thể hỗ trợ và kiểm soát đầu ra hoặc sản phẩm
trung gian; Người nông dân cần được đào tạo nâng cao trình độ kỹ
thuật, hỗ trợ về tài chính và các dịch vụ sản xuất. Ngân hàng cần
là nơi cung cấp vốn thuận lợi, hiệu quả để người nông dân phát
triển sản xuất; Nhà nước có vai trò trọng tài, tạo lập cuộc chơi để
tạo được liên kết bền vững.

67
Bảng 3.9: Đánh giá về quan hệ liên kết
của doanh nghiệp nông nghiệp

Số Giá trị Độ lệch


Nội dung
quan sát trung bình chuẩn
Luôn làm tốt vai trò nòng cốt trong các mối 463 3,73 0,74
quan hệ liên kết trong phát triển nông nghiệp
Luôn làm tốt vai trò hỗ trợ kỹ thuật, chuyển 463 3,73 0,71
giao công nghệ và kiểm soát chất lượng sản
phẩm cho người nông dân
Luôn làm tốt vai trò cung ứng các yếu tố đầu 463 3,85 0,73
vào: giống mới, phân bón, bảo vệ thực vật,
kỹ thuật... cho người nông dân
Luôn làm tốt nghiên cứu thị trường, bao tiêu 463 3,64 0,78
sản phẩm, xúc tiến thương mại và xây dựng
thương hiệu sản phẩm cho người nông dân
Luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các trường 463 3,41 0,84
đại học/Viện trong nghiên cứu, nghiêm thu,
tiếp nhận, ứng dụng KHCN
Luôn phát triển được mối quan hệ liên kết 463 3,52 0,78
chuỗi chặt chẽ và hiệu quả trong toàn bộ
chuỗi cung ứng của mình
Trung bình 463 3,36 0,75

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Bảng 3.10 cho biết đánh giá của 463 doanh nghiệp về mối
quan hệ liên kết với các đối tác khác trong hệ thống đổi mới sáng
tạo với điểm trung bình là 3,63 điểm. Trong đó điểm cao nhất là
việc cung ứng đầu vào cho nông dân (3,85 điểm), và thấp nhất là
mối quan hệ với các trường đại học/viện nghiên cứu (3,41 điểm).
Mối quan hệ liên kết với các thành viên trong toàn bộ chuỗi giá trị
cũng cần phải được cải thiện với 3,52 điểm. Các tiêu chí về vai trò
68
nóng cốt, chuyên giao kỹ thuật công nghệ được đánh giá ở mức
khá với 3,73 điểm.

Bảng 3.10: Tỷ lệ doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết

Số Số lượng Tỷ lệ
quan sát doanh nghiệp %
Liên kết với DN cung ứng đầu vào 463 276 59,6
Liên kết với Trường/Viện 463 79 17,1
Liên kết với DN chế biến, bao tiêu 463 259 56,0
Liên kết với nhà nước 463 235 50,8
Liên kết với ngân hàng 463 204 44,1
Liên kết với nông dân 463 333 71,9
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Theo bảng 3.10, các doanh nghiệp nông nghiệp được điều
tra đã thực hiện các mối quan hệ liên kết hợp tác với các bên
liên quan trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và trong chuỗi giá
trị nông sản. Trong số 463 doanh nghiệp được điều tra, tỷ lệ các
doanh nghiệp có liên kết với các đối tác của chuỗi cung ứng (đầu
vào, đầu ra, ngân hàng, nông dân...) dao động ở mức trên 50% đến
70%. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiêp có liên kết với cac trường đại
học và viện nghiên cứu còn khá khiêm tốn, chỉ ở mức 17%. Điều
này phản ánh một thực tế là hợp tác giữa nghiên cứu chuyển giao
khoa học công nghệ thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở nước ta còn yếu
và rất cần vai trò của nhà nước để thúc đẩy mối quan hệ này.
Theo Bộ NN&PTNT, trong năm 2018 các hình thức hợp
tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị
đã trở nên khá phổ biến. Cả nước có 6.800 mô hình với khoảng
một triệu ha diện tích liên kết. Đặc biệt, nhờ việc liên kết, hợp tác
trong sản xuất nên cả nước đã có gần 600 nghìn ha cánh đồng lớn
69
được xây dựng, trong đó trồng lúa 516,9 nghìn ha, chiếm 89,2%
với khoảng 619 nghìn hộ tham gia. Ngoài ra, cả nước đã xây dựng
và phát triển mô hình chuỗi với 1.096 chuỗi, 1.426 sản phẩm và
3.174 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi nông sản
an toàn thực phẩm. Hình thành nhiều chuỗi liên kết dưới các hình
thức chăn nuôi gia công, doanh nghiệp và nông dân cùng làm
như: chuỗi xuất khẩu lợn sữa, chuỗi sản xuất và xuất khẩu thịt gà,
trứng chim cút tại thành phố Hồ Chí Minh, chuỗi sản xuất sữa bò,
mô hình liên kết của công ty Đà Lạt milk với HTX bò sữa của tập
đoàn TH True milk (Nguyễn Phúc, 2019); chuỗi liên kết sản xuất
rau sạch công nghệ cao, cá tầm, chanh leo ở tỉnh Sơn La; chuỗi
giá trị sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang; chuỗi sản xuất
rau an toàn tại Đà Lạt - Lâm Đồng; chuỗi giá trị sản phẩm cá tra,
cá da trơn ở Cần Thơ.
Tuy nhiên, hiện nay việc hợp tác, liên kết sản xuất ở nhiều
nơi vẫn còn mang tính hình thức, các chuỗi giá trị nông nghiệp
còn phân tán, hợp tác tập thể còn rất hạn chế ở cấp nông hộ và sự
gắn kết theo chiều dọc còn yếu, nông dân và doanh nghiệp chưa
tìm được tiếng nói chung để cùng chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro,
đa số các doanh nghiệp chỉ thu mua nông sản qua thương lái và
nông dân cũng chỉ có thể thông qua thương lái để tiêu thụ sản
phẩm. Trong từng khâu của chuỗi giá trị cũng đều tồn tại những
hạn chế nhất định. Cụ thể, tại khâu đầu vào, chi phí còn cao với
giá cả biến động, còn diễn ra tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật; khâu sản xuất thì quy mô đất đai hạn chế, thiếu
liên kết, quy trình kỹ thuật sai, sử dụng quá nhiều lao động và chất
lượng không đồng nhất, môi trường ô nhiễm. Khâu đầu ra chưa
thật sự ổn định, vẫn còn xảy ra tình trạng được mùa mất giá hoặc
giá thành nông sản trung bình cao hơn 10% so với các nước do
chi phí sản xuất cao. Ở khâu chế biến, chi phí hậu cần cao, trình
70
độ công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp, quy mô nhỏ, manh mún.
Trong khâu xuất khẩu có tình trạng chất lượng nông sản thấp, giá
thấp; sản phẩm thiếu thương hiệu. Ngoài ra, quản lý chất lượng và
an toàn thực phẩm kém, thiếu thông tin thị trường.
Mặc dù nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ cho phát
triển chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, nhưng người dân và
doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận, khiến cho bài toán tìm đầu ra cho
sản phẩm nông nghiệp bấp bênh. Các hỗ trợ về đầu tư cơ sở hạ
tầng cho các vùng sản xuất tập trung, đầu tư khoa học công nghệ,
tiếp cận nguồn vốn tín dụng, công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại,
tham gia hội chợ trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm và ký
kết hợp đồng với đối tác nước ngoài còn hạn chế nên chưa khuyến
khích được doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết.
Việc triển khai thực hiện những quy hoạch trong nông nghiệp
ở các tỉnh, thành phố còn thiếu đồng bộ, quyết liệt nên sản xuất
còn nhỏ lẻ, manh mún. Mô hình cánh đồng mẫu lớn được khẳng
định là phương thức sản xuất tiên tiến đang đi đúng hướng, góp
phần tạo động lực mới trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên,
những quan niệm về cánh đồng mẫu lớn chưa thống nhất giữa các
địa phương và các bộ, ngành. Nhiều cánh đồng mẫu lớn mới chỉ
tập trung hỗ trợ được đầu vào cho sản xuất mà chưa hỗ trợ, giải
quyết được những khó khăn đầu ra của nông dân.
Một khâu quan trọng trong chuỗi liên kết sản xuất nông sản
chính là các HTX nông nghiệp, là đầu môi đại diện cho các nông
hộ ký hợp đồng liên kết tiêu thụ với các doanh nghiệp. Nếu không
có đơn vị này thì chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều
lực cản. Nhưng hiện nay nhiều HTX nông nghiệp không có trụ sở,
không vốn, không có phương án kinh doanh, không hạch toán.
71
Kết quả của những hạn chế trên là liên kết chưa đủ hấp dẫn
để thu hút hộ nông dân tự nguyện tham gia cũng như thu hút đầu
tư tư nhân của doanh nghiệp. Theo ông Thịnh, Phó chủ tịch Liên
minh HTX Việt Nam (2018), tỷ lệ sản lượng nông nghiệp thông
qua chuỗi liên kết mới chỉ đạt 11-14% là quá thấp, điều này hàm
ý tiềm năng còn rất lớn với hàng chục triệu ha nông nghiệp, và
trong thời gian tới Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quá
trình liên kết lĩnh vực này.
3.2.7. Thực trạng chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo
Bảng 3.11: Đánh giá của doanh nghiệp nông nghiệp
về chính sách của nhà nước

Số Giá trị Độ lệch


Nội dung
quan sát trung bình chuẩn
Dễ dàng tiếp cận được các nguồn hỗ trợ tài 463 3,21 0,89
chính từ các chương trình của Chính phủ và
NHTM
Chính sách ưu đãi của nhà nước về đất đai có 463 3,35 0,87
tác dụng tốt trong ứng dụng công nghệ mới
tại công ty
Chính sách ưu đãi của nhà nước về thuế có 463 3,45 0,81
tác dụng tốt trong ứng dụng công nghệ mới
tại công ty
Chính sách của nhà nước về phát triển thị 463 3,39 0,79
trường công nghệ có tác dụng tốt trong ứng
dụng công nghệ mới tại công ty
Chính sách của nhà nước về hỗ trợ nghiên 463 3,46 0,85
cứu, chuyển giao ứng dụng KHCN có tác
dụng tốt thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại công ty
Chính sách của nhà nước đào tạo nguồn nhân 463 3,47 0,79
lực có tác dụng tốt trong việc nâng cao năng
lực tiếp nhận công nghệ tại công ty

72
Số Giá trị Độ lệch
Nội dung
quan sát trung bình chuẩn
Chính sách của nhà nước về bản quyền có 463 3,41 0,80
tác dụng tốt trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo
tại công ty
Cơ chế phối hợp “3 nhà”, “4 nhà”, “5 nhà” 463 3,53 0,82
trong nông nghiệp được xây dựng rõ ràng và
thực thi hiệu quả
Trung bình 463 3,41 0,68
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Bảng 3.11 cho thấy đánh giá của 463 doanh nghiệp nông
nghiệp được điều tra về chính sách khuyến khích ĐMST của nhà
nước. Các doanh nghiệp đánh giá nhân tố này chưa thực sự cao
với điểm bình quân là 3,41 điểm, thấp hơn so với các nhân tố khác.
Trong đó, điểm cho nhân tố “dễ dàng tiêp cận được các nguồn hỗ
trợ tài chính từ các chương trình của chình phủ...” chỉ đạt ở mức
3,2 điểm. Điểm số cho tiêu chí “chính sách ưu đãi của nhà nước về
đất đai có tác dụng tốt trong ứng dụng công nghệ mới” cũng chỉ đạt
ở mức 3,35 điểm. Điểm cho tiêu chí “cơ chế phối hơp 3 nhà, 4 nhà,
5 nhà được xây dựng rõ ràng...” ở mức cao nhất với 3,53 điểm cho
thấy các doanh nghiệp đã ghi nhận sự nỗ lực của Chính phủ trong
phát triển chính sách về mối quan hệ liên kết trong nông nghiệp
trong thời gian qua Theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính
phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp
được nhận ưu đãi và hỗ trợ là doanh nghiệp được thành lập, đăng
ký, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và có dự án nông nghiệp
đặc biệt ưu đãi đầu tư; dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư và dự án
nông nghiệp khuyến khích đầu tư. Các doanh nghiệp trên sẽ được
Nhà nước ưu đãi và hỗ trợ thông qua miễn, giảm tiền sử dụng đất;
73
miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; hỗ trợ tập
trung đất đai; tiếp cận, hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ nghiên cứu, chuyển
giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ đào tạo nguồn
nhân lực, phát triển thị trường; hỗ trợ đầu tư cơ sở; cung cấp dịch
vụ công và đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
Năm 2018 được đánh giá là năm thu hút doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp nhiều nhất với 2.200 doanh nghiệp đầu tư
mới, nâng tổng số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này lên con
số 9.235 doanh nghiệp. Sự phát triển của doanh nghiệp nông
nghiệp có sự đóng góp tích cực từ việc đổi mới thể chế chính
sách, trong đó có Nghị quyết 19/2018 của Chính phủ đã rà soát
cắt giảm điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp phát triển. Riêng
Bộ NN&PTNT đã đơn giản hóa, rà soát cắt giảm 173/345 điều
kiện kinh doanh, đạt 50,75%, cắt giảm 63 thủ tục kiểm tra chuyên
ngành, đạt 50,8% (Phúc Nguyên, 2019).

Bảng 3.12: Tỷ lệ doanh nghiệp nhận được hỗ trợ của Nhà nước

Số Số lượng Tỷ lệ
Loại hình hỗ trợ
quan sát doanh nghiệp %
Vay vố hỗ trợ lãi suất của Chính phủ 463 69 15,0%
Vay vốn hỗ trợ tín dụng của NHTM 463 190 41,0%
Miễn giảm thuế đất và hỗ trợ tập trung 463 164 35,4%
đất đai
Ưu đãi thuế 463 199 43,0%
Hỗ trợ đào tạo nhân lực 463 218 47,1%
Hỗ trợ mua bản quyền công nghệ 463 57 12,3%
Hỗ trợ nghiên cứu chuyển giao 463 148 32,0%
Hỗ trợ khác 463 50 10,8%
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

74
Kết quả điều tra 463 doanh nghiệp nông nghiêp ở bảng 3.12
cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp nhận được hỗ trợ của Chính phủ qua
hình thức vay vốn hỗ trợ lãi suất khá thấp với 15%, hỗ trợ mua
bản quyền công nghệ chỉ đạt 12,3%. Tỷ lệ cao nhất là hình thức
hỗ trợ đào tạo nhân lực (47,1%) và tiếp theo là hỗ trợ ưu đãi thuế
(43%), hỗ trợ vay vốn tín dụng của NHTM (41,0%); Tỷ lệ doanh
nghiệp nhận được hỗ trợ miễn giảm thuế đất, hỗ trợ tập trung đất
đai và hỗ trợ nghiên cứu chuyển giao ở mức lần lượt là 35,4% và
32%. Như vậy có thể thấy số lượng doanh nghiệp tiếp cận được
chính sách hỗ trợ của Chính phủ vẫn còn khiêm tốn đặc biệt là
chương trình vay vốn hỗ trợ lãi suất ưu đãi của chính phủ đối với
gói hỗ trợ tín dụng 100.000 tỷ để phát triển nông nghiệp CNC và
hỗ trợ bản quyền công nghệ.
Bên cạnh những thành tích bước đầu, kết quả hỗ trợ vẫn
chưa đạt mục tiêu mong muốn của việc phát triển nông nghiệp
trong bối cảnh mới. Số doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi còn rất
hạn chế, mới đạt con số gần 5.000, chiếm khoảng 8% tổng số
doanh nghiệp trên cả nước. Nguyên nhân cơ bản là các chính sách
hỗ trợ doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả trong đó vấn đề được rất
nhiều doanh nghiệp quan tâm là việc khó tiếp cận được các nguồn
vốn vay của ngân hàng, nhất là các doanh nghiệp nhỏ do phương
án kinh doanh chưa khả thi, chưa đủ điều kiện thế chấp và tín chấp
đối với khoản vốn xin vay. Ngoài ra, khả năng tiếp cận thị trường
quốc tế của doanh nghiệp nông nghiệp còn yếu do còn thiếu thông
tin về thị trường và các quy định của thương mại quốc tế; Hệ
thống thông tư văn bản liên bộ hướng dẫn chi tiết việc thực hiện
các nghị định, chính sách hỗ trợ của nhà nước tại các địa phương
còn chậm chễ; Thiếu các cơ chế và hành lang pháp lý đảm bảo cho
việc tích tụ và tập trung ruộng đất để doanh nghiệp yên tâm đầu
tư kinh doạnh; Các điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp được tham gia
75
chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, cung cấp thông tin dự
báo nhu cầu thế giới chưa thật đầy đủ; Các thủ tục đăng ký bảo hộ
SHTT còn chậm chễ, phức tạp và chưa có hiệu quả.
3.3 Thực trạng kết quả đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp
nông nghiệp
3.3.1. Thực trạng đổi mới sản phẩm và quy trình
Theo bảng 3.13 và hình 3.4, có 46,5% doanh nghiệp nông
nghiệp đồng ý với ý kiến cho rằng họ thường xuyên phát triển và
đưa ra thị trường các sản phẩm cải tiến có giá thành và công dụng
tốt hơn và 26,7% doanh nghiệp đồng ý cho rằng họ thường xuyên
phát triển sản phẩm hoàn toàn mới. Điểm số trung bình cho hai
tiêu chí này làn lượt là 3,5 điểm và 3,0 điểm. Mặt khác, các doanh
nghiệp cũng đã chú trọng đến việc nghiên cứu cải tiến mô hình
sản xuất, áp dụng những mô hình sản xuất kết hợp trồng trọt, chăn
nuôi (3,4 điểm, với 39,7% doanh nghiệp đồng ý) và hợp lý hóa
quy trình sản xuất để giảm lãng phí, tăng năng suất, chất lượng
sản phẩm (3,5 điểm, với 42,8% doanh nghiệp đồng ý). Điểm bình
quân chung của ĐMST và quy trình của các doanh nghiệp nông
nghiệp Việt Nam hiện nay là 3,3 điểm.

Bảng 3.13: Đánh giá của doanh nghiệp nông nghiệp


về đổi mới sản phẩm và quy trình
Số Giá trì Độ lệch
Nội dung
quan sát trung bình chuẩn
Thường xuyên phát triển và đưa ra thị 463 3,0 0,86
trường các sản phẩm hoàn toàn mới có
năng suất, chất lượng và công dụng cao hơn
Thường xuyên phát triển và đưa ra thị 463 3,5 0,87
trường các sản phẩm cải tiến có giá thành
hạ hơn và công dụng tốt hơn

76
Số Giá trì Độ lệch
Nội dung
quan sát trung bình chuẩn
Thường xuyên phát triển và đưa ra thị 463 3,4 0,90
trường các mô hình sản xuất mới hoàn
chỉnh và đồng bộ hơn
Thường xuyên cải tiến và hợp lý hóa toàn 463 3,5 0,90
bộ quy trình sản xuất từ đầu vào đến đầu
ra nhờ ứng dụng KHCN mới
Trung bình 3,3 0,80
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Hình 3.4: Tỷ lệ doanh nghiệp nông nghiệp đổi mới


sản phẩm và quy trình
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Kết quả ĐMST của các doanh nghiệp nông nghiệp như
trên gắn liền thành tựu cách mạng công nghiêp 4.0 trên ba lĩnh
77
vực chính gồm công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và vật lý. Trên
lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng công nghiệp 4.0 tập
trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong
nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi
trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Điều này mở ra
tương lai nông nghiệp 4.0 dựa trên sự kết hợp các công nghệ lại
với nhau với yếu tố cốt lõi là công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, kết
nối thông tin mạng internet; mở ra cơ hội rất to lớn cho phát triển
nông nghiệp. Tại Việt Nam, đến nay đã có 28 doanh nghiệp nông
nghiệp được công nhận ứng dụng công nghệ cao theo hướng
nông nghiệp 4.0.
Đổi mới sản phẩm trong nông nghiệp trước tiên là do sự
phát triển của công nghệ sinh học cho phép chọn, tạo ra những
giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với mục đích sử dụng.
Điều này tác động mạnh mẽ đến năng suất cũng như chất lượng
cây trồng vật nuôi, từ đó tăng giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm
nông nghiệp. Ví dụ việc áp dụng nhân giống tôm càng xanh ở
trang trại tại An Giang từ công nghệ ại Isarel làm tăng năng suất
và thu nhập lên đến 60%.Tiếp đó là ứng dụng công nghệ Internet
vạn vật (IoT) tại Công ty cổ phần Cầu Đất Đà Lạt (Cầu Đất
Farm) kết nối hệ thống phát triển rau sạch bằng các giải pháp
nông nghiệp thông minh, giám sát và điều khiển qua internet tự
động kiểm soát độ ẩm, tưới nước, bón phân, giúp chủ nông trại
giám sát canh tác từ xa, tăng năng suất lao động và doanh thu
tiêu thụ.
Các doanh nghiệp còn sử dụng kết hợp IoT và công nghệ
điện toán đám mây - công nghệ lưu trữ, chia sẻ nhanh và hữu hiệu
thông tin (ví dụ công nghệ Akisai quản lý nông nghiệp trên nền
công nghệ điện toán đám mây tại tập đoàn FPT) mở đường cho
78
những hoạt động quản lý nông nghiệp hoàn toàn mới. Con người
không cần có mặt trực tiếp, thậm chí ở một số khâu robot sẽ thay
thế con người, từ đây sẽ hình thành một nền nông nghiệp chính
xác và tự động.
Tiếp theo, công nghệ mô phỏng dự báo thị trường và biến
đổi khí hậu, tính toán các phương án sản xuất... Ví dụ công ty
MimosaTEK chuyên cung cấp giải pháp tưới chính xác cho nhiều
tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp như Vingroup, Thành Công...
cho phép hệ thống tưới được vận hành từ xa dựa vào việc phân
tích các dữ liệu về môi trường, loại cây và giai đoạn sinh trưởng
của cây cho phép tiết kiệm lượng nước tưới 30 - 50%, giảm tiêu
thụ năng lượng, giải phóng toàn bộ công lao động, tăng năng suất
lao động và kết quả kinh doanh.
Đổi mới quy trình trong nông nghiệp điển hình là việc ứng
dụng điện toán đám mây nhằm chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ,
giảm thiểu chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm,
nâng cao chất lượng dịch vụ và linh hoạt trong mô hình kinh
doanh, cung cấp sản phẩm đầu ra chất lượng cao và an toàn vệ
sinh thực phẩm làm tăng năng suất sản lượng đáng kể so với cách
trồng nông nghiệp kiểu cũ. Việt Nam là một nước nông nghiệp
nhưng quá trình vận chuyển và xuất khẩu nông sản thường làm hư
hại khoảng 40% sản phẩm nông sản nên áp dụng điện toán đám
mây trong vận chuyển nông sản là rất cần thiết, giúp giảm thiểu
hư hỏng trong quá trình vận chuyển, tăng năng suất và chất lượng
sản phẩm.
Đồng thời, những phát minh mới trong lĩnh vực công nghệ
thông tin có thể làm tăng khả năng thích ứng của nông dân trước
những thay đổi, bằng cách tăng khả năng tiếp cận thông tin thời
79
tiết và thị trường. Các công nghệ kỹ thuật số giúp nông dân đưa
ra quyết định sáng suốt hơn về thời gian, địa điểm sản xuất và
tiêu thụ. Ví dụ, công nghệ phần mềm SmartChick của Công ty
Microsoft Việt Nam là sản phẩm phục vụ nuôi gà thông minh,
giúp người dùng chăm sóc gà theo đúng quy trình an toàn sinh
học, ở bất kỳ lúc nào và bất cứ nơi đâu thông qua internet; Thiết
bị giám sát hành trình, sử dụng trí tuệ nhân tạo của công ty Mía
đường Lam Sơn đã thay thế 40 kế toán thống kê, áp dụng canh tác
thông minh, tăng năng suất từ 45 tấn/ha lên 70 tấn/ha.
Có thể thấy, ĐMST làm nền tảng để nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp và tạo ra nhu cầu để doanh nghiệp đổi mới
công nghệ nhanh hơn, mạnh hơn, góp phần nâng cao chất lượng
tăng trưởng, NSLĐ và sức cạnh tranh của nền kinh tế và năng lực
cạnh tranh quốc gia.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ trên, đổi mới sáng tạo
ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp Việt Nam vẫn
còn rất hạn chế. Trong 463 doanh nghiệp nông nghiệp được điều
tra thì tỷ lệ sáng chế được cấp, bí quyết kỹ thuật, giải pháp hữu
ích và những sáng kiến mới được thừa nhận trong 3 năm, chiếm
tỷ lệ vô cùng nhỏ bé (hình 3.5). Mặc dù doanh nghiệp có đầu tư
cho R&D nhưng kết quả do đầu tư mang lại chưa được như mong
muốn. Tỷ lệ các doanh nghiệp không có sáng chế được cấp chiếm
cao nhất (87,8%); không có sáng kiến được thừa nhận: 84,1%;
không có bí quyết kỹ thuật: 82,3% và không có giải pháp hữu
ích: 73,2%.

80
Hình 3.5: Kết quả R&D của doanh nghiệp nông nghiệp
Nguồn: Điều tra của nhóm nghiên cứu
Kết quả ĐMST còn hạn chế sẽ dẫn đến kết quả năng suất
chất lượng của doanh nghiệp nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng.
Số liệu điều tra các doanh nghiệp nông nghiệp của nhóm nghiên
cứu cho thấy có đến 46,4% doanh nghiệp có tốc độ tăng NSLĐ
bình quân trong 3 năm (2016-2018) dưới 0,5%. Tóm lại, đánh giá
chung tổng thể và tương quan với các nước trong khu vực thì kết
quả ĐMST sản phẩm và quy trình của các doanh nghiệp Việt Nam
nói chung vẫn đang còn nhiều hạn chế cần được khắc phục.
3.3.2. Thực trạng đổi mới marketing
Bảng 3.13 và hình 3.6 cho thấy nhìn chung, các doanh
nghiệp nông nghiệp đổi mới marketing ở mức độ khá (3,7-3,8
điểm), chú trọng vào tất cả các khâu từ cập nhật, nắm bắt nhu cầu
khách hàng, tìm kiếm phát triển thị trường, đổi mới dịch vụ chăm
sóc khách hàng, cải tiến hệ thống phân phối cũng thường xuyên
được chú trọng. Tỷ lệ các doanh nghiệp đồng ý với các ý kiến về
đổi mới marketing khá cao (trên dưới 50%). Trong bối cảnh cách
81
mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp nông nghiệp cần tiếp tục
đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ thông tin dựa trên nền tảng
nông nghiệp thông minh để tiến hành các xúc tiến thương mại và
giao dịch với các đối tác nước ngoài một cách hiệu quả.
Bảng 3.13: Đánh giá của doanh nghiệp về đổi mới marketing
Số Giá trị Độ lệch
Nội dung
quan sát trung bình chuẩn
Thường xuyên cập nhật và nắm bắt tốt nhất 463 3,8 0,80
nhu cầu của khách hàng
Tích cực tìm kiếm và thường xuyên phát 463 3,8 0,90
triển các thị trường mới
Luôn tìm kiếm và đổi mới phương pháp 463 3,7 0,82
chăm sóc khách hàng
Cải tiến hệ thống phân phối, đáp ứng tốt 463 3,7 0,91
nhất yêu cầu khách hàng.
Trung bình 3,75 0,86
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Hình 3.6: Tỷ lệ doanh nghiệp nông nghiệp đổi mới marketing


Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

82
Các hoạt động phục vụ đổi mới marketing, xúc tiến thương
mại trong nông nghiệp được chú trọng thông qua các chương trình
khảo sát, nghiên cứu thị trường ở nước ngoài; các lớp đào tạo tập
huấn nâng cao nhận thức và năng lực cho các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh hàng nông lâm sản và các sản phẩm ngành nghề
nông thôn, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, xây dựng và quảng
bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam từ gạo, tôm, cá
tra..., tổ chức dịch vụ ẩm thực, hoạt động vui chơi, giải trí phục
vụ cho tiếp thị, triển lãm hội chợ, dịch vụ trông giữ và tiêu thụ
hàng hóa... đồng thời, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong
xúc tiến thương mại nông nghiệp, tổ chức các đoàn doanh nghiệp
nông nghiệp Việt Nam tham gia xúc tiến thương mại, củng cố, mở
rộng thị trường xuất khẩu.
3.3.3. Thực trạng đổi mới tổ chức quản lý

Hình 3.7: Tỷ lệ doanh nghiệp nông nghiệp đổi mới tổ chức


Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

83
Hình 3.7 cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp trả lời đồng ý và
rất đồng ý với các ý kiến về mức độ đổi mới tổ chức quản lý của
doanh nghiệp nông nghiệp trong 3 năm qua. Theo đó, có khoảng
50% doanh nghiệp đã đồng ý và trên 10% doanh nghiệp rất đồng
ý rằng họ thường xuyên thực hiện các đổi mới về hệ thống quản
lý chất lượng, rà soát và cải tiến các quy định thủ tục, đổi mới
phương pháp quản lý, đổi mới bộ máy quản lý và tái cơ cấu doanh
nghiệp để nâng cao năng suất chất lượng.
Việc tiếp cận công nghệ mới đã giúp các doanh nghiệp, hợp
tác xã và nông hộ thay đổi phương thức tổ chức sản xuất manh
mún, nhỏ lẻ, mang nặng tính tự cung tự cấp, hình thành những mô
hình sản xuất lớn, cánh đồng lớn ứng dụng công nghệ thông minh.
Một số mô hình ứng dụng khá hoàn chỉnh về các thiết bị
thông minh như: Mô hình chăn nuôi bò sữa của TH True Milk
với cánh đồng cỏ 2.000 ha, áp dụng nhiều giải pháp tự động hoàn
chỉnh, kỹ thuật tiên tiến từ khâu làm đất, gieo hạt, tưới nước, đến
thu hoạch tự động... có năng suất làm việc bằng 800 người; Trung
tâm Giống vật nuôi Thành phố Hồ Chí Minh, mô hình rau sạch
của Tập đoàn Vingroup với hệ thống tưới tiêu tự động hóa; Mô
hình ứng dụng hệ thống giám sát và điều khiển canh tác rau thông
minh tại Trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam -
Hàn Quốc (Nghệ An) với chức năng giám sát và điều khiển nhiệt
độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió và tưới nước cho cây, giúp cây
phát triển tốt, an toàn hơn, năng suất cao hơn; Mô hình “Canh tác
lúa tốt nhất” của HTX Mỹ Đông, Đồng Tháp phối hợp với công ty
Rynan Smart Fertilizers, trồng giống Jasmine ứng dụng canh tác
thông minh đã giúp đạt năng suất 7 tấn lúa/ha, trong khi giảm chi
phí giống, phân bón, bảo vệ thực vật, công lao động.
84
Bên cạnh các mô hình sản xuất lớn, chỉ trong vài năm gần
đây đã có nhiều mô hình nông hộ ứng dụng tốt nông nghiệp NN
4.0. Ví dụ như: Nông hộ ông Vương Đình Phi (ấp Thành Mâu,
TP. Đà Lạt) làm vườn bằng smartphone; ông Phạm Văn Hát gieo
hạt bằng robot tự động; ông Đoàn Huỳnh Thông xử lý hạt giống
bằng chiếc máy bọc hạt giống của Hà Lan; ông Nguyễn Lâm Viên
của công ty Vinamit đã tự tìm tòi, phát triển phương thức canh tác
tiệm cận organic từ phương thức sản xuất truyền thống. Các hoạt
động tiếp cận nông nghiệp 4.0 khác rất đáng khích lệ như ứng
dụng công nghệ tự động, bán tự động trong sản xuất lúa, ngô, rau
quả, bò sữa, lợn giống, thủy sản.
3.4. Thực trạng năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp nông nghiệp

Bảng 3.14: Đánh giá của doanh nghiệp nông nghiệp


về năng suất lao động

Số Giá trị Độ lệch


Tiêu chí
quan sát trung bình chuẩn
Có bước tiến bộ vượt bậc về năng suất 463 3,6 0,75
sản phẩm nông nghiệp
Có bước tiến bộ vượt bậc về năng suất 463 3,5 0,74
lao động
Trung bình 3,6

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Kết quả điều tra 463 doanh nghiệp nông nghiệp về tốc độ
tăng NSLĐ bình quân trong 3 năm 2015-2017 được thể hiện ở
bảng 3.14 và hình 3.8. Trên 50% các doanh nghiệp đồng ý với ý
kiến cho rằng họ có bước tiến bộ vượt bậc về năng suất sản phẩm
85
và năng suất lao động trong 3 năm qua. Điểm trung bình của hai
tiêu chí này ở mức 3,6 và 3,5 và điểm bình quân là 3,6.

Hình 3.8: Tỷ lệ doanh nghiệp nông nghiệp


tăng năng suất lao động
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Cụ thể, theo hình 3.9, mặc dù NSLĐ trong nông nghiệp có


tăng lên trong thời gian qua do tác động của ĐMST và ứng dụng
nông nghiệp CNC nhưng tỷ lệ doanh nghiệp có mức tăng NSLĐ
từ trên 20% trở lên vẫn chỉ có khoảng 20%, đại đa số doanh nghiệp
có tốc độ tăng NSLĐ ở mức từ 0-10% (52%) và trong khoảng tử
10-20% (28%).So sánh với Israel, một quốc gia có khí hậu khắc
nghiệt, địa hình phức tạp và điều kiện tự nhiên không thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp, nhờ ứng dụng CNC trong sản xuất,
NSLĐ của Israel đã tăng lên gấp 7 lần trong vòng 10 năm. Điều
này cho thấy mức tăng NSLĐ trong doanh nghiệp nông nghiệp ở
nước ta thời gian vừa qua còn rất thấp.

86
Hình 3.9: Tốc độ tăng NSLĐ bình quân của doanh nghiệp
nông nghiệp trong 3 năm 2015-2017
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Về chất lượng sản phẩm, bảng 3.15 và hình 3.10 cho thấy
đa số các doanh nghiệp nông nghiệp đều khả quan về kết quả chất
lượng sản phẩm mà họ tạo ra trong 3 năm qua với điểm số bình
quân của cả 4 tiêu chí phản ánh chất lượng sản xuất nông nghiệp
ở mức từ 3,4 -3,8. Tỷ lệ doanh nghiệp nhất trí rằng họ đã tạo ra
các sản phẩm có chất lượng vượt trội đạt 45-47%, và đóng góp
tích cực cho nền nông nghiệp sinh thái ở mức 54%. Tỷ lệ doanh
nghiệp thành công trong xây dựng thương hiệu sản phẩm là thấp
nhất ở mức 32,7%.

Bảng 3.15: Đánh giá của doanh nghiệp nông nghiệp về chất lượng
Số Giá trị Độ lệch
Tiêu chí
quan sát trung bình chuẩn
Đã tạo ra các sản phẩm có công dụng vượt 463 3,5 0,85
trội về đọ ngon miệng, tốt cho sức khỏe và
tin cậy

87
Số Giá trị Độ lệch
Tiêu chí
quan sát trung bình chuẩn
Đã sản xuất ra các sản phẩm có tỷ lệ thành 463 3,6 0,84
phẩm lớn, đồng đều cao
Đã đóng góp tích cực tạo ra nền nông nghiệp 463 3,8 0,82
sạch, sinh thái và bền vững
Đã rất thành công trong xây dựng thương 463 3,4 0,89
hiệu cho sản phẩm nông nghiệp
Trung bình 3,6
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Hình 3.10: Đánh giá của doanh nghiệp nông nghiệp


về chất lượng
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu
Tốc độ tăng NSLĐ như trên đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng doanh thu bình quân của các doanh nghiệp nông nghiệp
trong thời gian vừa qua. Hình 3.11 cho thấy có 51,5% doanh
nghiệp có tốc độ tăng doanh thu bình quân 3 năm qua từ 0-10%;
28,5 % doanh nghiệp có mức tăng doanh thu bình quân từ 10-
20%; 14,6% doanh nghiệp có mức tăng doanh thu từ 20-30%; và
chỉ có 3,1% doanh nghiệp có tốc độ tăng doanh thu từ 30-40% và
2,3% doanh nghiệp có mức tăng doanh thu thừ 40-50%.
88
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến NSLĐ của doanh nghiệp như
trên là do các DNNVV có quy mô nhỏ nên khó tiếp cận và ứng
dụng công nghệ vào sản xuất, khó tiếp cận tín dụng chính thức,
thiếu lao động có kỹ năng, khó tham gia và học hỏi từ chuỗi giá
trị do các doanh nghiệp FDI dẫn dắt và không khai thác được hiệu
quả kinh tế nhờ lợi thế về quy mô.

Hình 3.11: Tốc độ tăng doanh thu bình quân của các doanh nghiệp
nông nghiệp trong 3 năm 2015-2017
Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

3.5. Tác động của năng lực đổi mới sáng tạo đến năng suất,
chất lượng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp
3.5.1. Các kết quả phân tích định lượng bằng phần mềm SPSS
* Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh
Kết quả phân tích định lượng bằng phần mềm SPSS sau
bước phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập, truyền
dẫn và phụ thuộc đã hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu (hình 3.12).
Các biến độc lập tải vào 4 nhân tố trong đó các biến “Lãnh đạo
đổi mới”, “Nhân lực sáng tạo”, “Văn hóa đổi mới”, “Quản trị tri
89
thức” được tải vào 1 nhân tố và được đặt tên là nhân tố “Lãnh
đạo, nhân lực, văn hóa, tri thức”, 3 nhân tố còn lại là “Nghiên
cứu phát triển”; “Liên kết” và “Chính sách”, không còn biến quan
sát nào thuộc biến “Quản lý đổi mới”. 4 biến truyền dẫn được tải
vào 2 nhân tố và được đặt tên là “Đổi mới sáng tạo sản phẩm và
quy trình” và “Đổi mới sáng tạo marketing”, không còn các biến
quan sát nào thuộc biến “Đổi mới sáng tạo tổ chức”. Các biến phụ
thuộc được tải vào 1 nhân tố và được đặt tên là “Năng suất, chất
lượng và Kết quả kinh doanh” (bảng 3.16).

Hình 3.12: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh


Nguồn: Hiệu chỉnh của nhóm nghiên cứu

Bảng 3.16: Mã hóa các biến sau hiệu chỉnh

Tên biến Mã hóa


Biến độc lập Lãnh đạo, nhân lực, văn hóa, tri thức LNVT
Nghiên cứu, phát triển RD
Liên kết LK
Chính sách CS

90
Tên biến Mã hóa
Biến truyền dẫn Đổi mới sản phẩm & quy trình DMSQ
Đổi mới marketing DMMK
Biến phụ thuộc Năng suất, chất lượng và Kết quả kinh doanh NSCL
Nguồn: Nhóm nghiên cứu

• Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s alpha)


Kết quả kiểm định độ tin cậy của các biến độc lập, phụ thuộc
và truyền dẫn như được cho ở bảng 3.17. Tất cả các biến đều đủ
độ tin cậy cho phân tích.

Bảng 3.17: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các biến

Hệ số Cronbach’s
Loại biến Số biến Tên biến Kết luận
Alpha
Độc lập 4 LNVT 0,949 Đủ độ tin cậy
RD 0,878 Đủ độ tin cậy
LK 0,724 Đủ độ tin cậy
CS 0,926 Đủ độ tin cậy
Truyền 2 ĐMSQ 0,889 Đủ độ tin cậy
dẫn
ĐMMK 0,883 Đủ độ tin cậy
Phụ thuộc 1 NSCL 0,932 Đủ độ tin cậy
Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu

• Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)


Để kiểm định sự phù hợp của mô hình đo lường trong mô
hình SEM, ta cần sử dụng phân tích CFA. Kết quả cho thấy Chi-
square/df =2.672 nhỏ hơn 3; CFI và TLI đều lớn hơn 0,9; hệ số
RMSEA <0,08 vì thế mô hình là phù hợp với dữ liệu thị trường
91
(hình 3.13). Các giá trị P- value của các biến quan sát đều có giá
trị bằng 0,000, do đó các biến quan sát có khả năng biểu diễn tốt
cho nhân tố trong mô hình CFA. Hệ số tổng phương sai trích và
độ tin cậy tổng hợp của các thang đo đều đạt giá trị cao hơn 0,5;
Trọng số hồi quy chuẩn hóa của các thang đo đều lớn hơn 0,5;
các trọng số chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê nên có thể
khẳng định thang đo đạt giá trị hội tụ và tính đơn hướng. Hệ số
tương quan giữa các thành phần với sai lệch chuẩn kèm theo đều
khác với 1 ở độ tin cậy 95%, đạt mức ý nghĩa thống kê (tất cả các
P-value đều bằng 0,000). Vì vậy, tất cả 7 thành phần của thang đo
đều đạt giá trị phân biệt và có sự tương quan với nhau.

92
Hình 3.13: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

93
Sau phân tích CFA, chúng ta có thể kết luận rằng mô hình
nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thị trường. Mô hình với 4 biến
độc lập, 2 biến truyền dẫn và 1 biến phụ thuộc với tổng 43 biến
quan sát đều đạt giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và độ tin cậy.
• Phân tích phương trình cấu trúc tuyến tính (SEM)
Để xem xét mối quan hệ tác động giữa các biến độc lập
và biến phụ thuộc, ta tiếp tục thực hiện phân tích phương trình
SEM. Theo kết quả ở hình 3.14 và bảng 3.18: Chi-Square/df=
2,731 nhỏ hơn 3; TLI; CFI đều lớn hơn 0,9; hệ số RMSEA = 0,61
nhỏ hơn 0,08, vì thế mô hình đạt được sự phù hợp với dữ liệu thị
trường. Có 3 cặp biến không có mối quan hệ tác động lẫn nhau
vì P value lớn hơn 0,05 đó là: “CS-DMSQ”; “RD - DMMK”; và
“LK - DMMK”. Ngoài 3 cặp biến trên ra thì các cặp biến còn lại
đều có mối quan hệ tác động giữa vì P value đều nhỏ hơn 0,05.

Bảng 3.18: Hệ số hồi quy mô hình cấu trúc

Estimate S.E. C.R. P


DMSQ<---LNVT .279 .103 2.702 .004
DMSQ<---CS .036 .044 .809 .419
DMSQ<---RD .009 .077 7.355 ***
DMSQ<---LK .368 .081 .114 ***
DMMK<---RD .346 .067 5.182 .909
DMMK<---LK .024 .076 .314 .754
DMMK<---CS .157 .043 3.681 ***
DMMK<--- LNVT .309 .104 6.802 ***
NSCL<---DMMK .286 .054 5.253 ***
NSCL<--DMSQ .359 .061 9.090 ***
Nguồn: Phân tích của nhóm nghiên cứu

94
Theo bảng 3.18, mức độ tác động của biến “liên kết” (LK)
lên kết quả “đôi mới sản phẩm và quy trình “(DMSQ) là lớn nhất
(0,368), mức độ tác động của biến “lãnh đạo, nhân lực, văn hóa
và tri thức” (LNVT) lớn thứ nhì (0,279), thứ ba là biến “chính
sách” (CS) (0,036), cuối cùng là biến “nghiên cứu, phát triển”
(RD) (0,09). Mức độ tác động của biến LNVT tác động khá mạnh
lên “đổi mới marketing” (DMMK) (0,309), biến biến CS tác động
yếu hơn khá nhiều (0,157). Biến “đổi mới sản phẩm & quy trình”
(DMSQ) tác động mạnh hơn đến “năng suất, chất lượng và kết
quả kinh doanh (NSCL)” với hệ số 0,359, sau đó là biến “đổi mới
marketing” (DMMK)” với hệ số 0,286.

Hình 3.14: Kết quả phân tích phương trình cấu trúc
Nguồn: Phân tích của nhóm nghiên cứu

• Phân tích cấu trúc đa nhóm về sự khác biệt


Sự khác biệt theo nhóm ngành
Mô hình khả biến được lựa chọn vì mô hình này có độ tương
thích cao hơn và phù hợp hơn (hình 3.15). Theo bảng 3.19, trong 4
95
nhóm ngành trên thì tác động của “liên kết” đến “đổi mới sản phẩm
và quy trình” trong nhóm ngành trồng trọt là lớn nhất (0,398),
trong nhóm ngành chăn nuôi - thủy sản lớn thứ nhì (0,301), tiếp
theo là nhóm ngành “giống - hỗn hợp” (0,260) và “liên kết” không
có tác động trong ngành “dịch vụ” (P = 0,075). Tác động của các
yếu tố nội bộ gồm “lãnh đạo, nhân lực, văn hóa, tri thức” lên
nhóm ngành “giống - hỗn hợp” là lớn nhất (0,327), tiếp theo là
đến nhóm ngành “chăn nuôi - thủy sản” và cuối cùng là đến nhóm
ngành “trồng trọt”. Các yếu tố này không có tác động đến nhóm
ngành “dịch vụ: (P=0,237). Yếu tố “nghiên cứu, phát triển” mặc
dù ở mức độ tác động yếu nhất đến “đổi mới sản phẩm, quy trình”
nhưng nó lại có tác động đến tất cả 4 nhóm ngành, trong đó mạnh
nhất là đến nhóm ngành “giống - hỗn hợp” (0,362), tiếp theo là
ngành “trồng trọt” (0,340) và sau đó đến nhóm ngành “chăn nuôi -
thủy sản” (0,244).

Hình 3.15: Cấu trúc đa nhóm theo ngành-Mô hình khả biến
96
Về tác động lên “đổi mới marketing” giữa các nhóm ngành
thì các yếu tố nội bộ tác động lên “đổi mới marketing” của nhóm
ngành chăn nuôi - thủy sản” là lớn nhất (0,327), thứ nhì là ngành
“trồng trọt” (0,348) và thứ ba là ngành “dịch vụ” (0,189). Yếu tố
này không có tác động đến nhóm ngành “giống - hỗn hợp” (P=
0,132). Yếu tố “chính sách” tác động đến “đổi mới marketing”
trong ngành “trồng trọt” và “chăn nuôi - thủy sản” mà không có
tác động trong các nhóm ngành “giống - hỗn hợp” và “dịch vụ”.
Về tác động của kết quả đổi mới lên “năng suất, chất lượng
và kết quả kinh doanh” (NSCL), ta thấy yếu tố “đổi mới sản phẩm,
quy trình” tác động khá mạnh lên “năng suất, chất lượng và kết quả
kinh doanh” trong cả 4 nhóm ngành trong đó tác động khá mạnh
lên nhóm ngành “trồng trọt” (0,378) và “chăn nuôi - thủy sản”
(0,318). “Đổi mới marketing” cũng tác động đến “năng suất, chất
lượng và kết quả kinh doanh” nhưng mức độ tác động yếu hơn và
chỉ tác động ở 3 nhóm ngành “trồng trọt”, “chăn nuôi - thủy sản”
và “dịch vụ”, không tác động ở nhóm ngành “giống - hỗn hợp”.
Bảng 3.19: Phân tích sự khác biệt theo nhóm ngành
Chăn nuôi-
Trồng trọt Giống- hỗn hợp Dịch vụ
Thủy sản
Estimate P Estimate P Estimate P Estimate P
DMSQ <--- LNVT .218 .002 .327 .001 .215 .237 .239 .004
DMSQ <--- CS .016 .876 .008 .930 .087 .201 .091 .589
DMSQ <--- RD .340 *** .362 .004 .220 *** .244 ***
DMSQ <--- LK .398 .031 .260 .022 .036 .075 .301 .008
DMMK <--- LNVT .348 *** .294 .132 .189 *** .327 .002
DMMK <--- CS .267 .003 .302 .005 .119 .063 .299 .004
DMMK <--- RD .182 .152 .278 .006 .330 *** .100 .509
DMMK <--- LK .017 .862 .163 .431 .045 .837 .242 .059
NSCL <--- DMSQ .378 *** .376 .012 .270 *** .318 ***
NSCL <--- DMMK .330 *** .364 .009 .250 .001 .126 .004

Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu

97
Sự khác biệt theo nhóm hình thức sở hữu

Hình 3.16: Cấu trúc đa nhóm theo hình thức sở hữu-


Mô hình khả biến
Theo bảng 3.20 yếu tố “liên kết” tác động đến “đổi mới sản
phẩm và quy trình” trong cả 2 hình thức doanh nghiệp và hợp tác
xã, trong khi đó, yếu tố “lãnh đạo, nhân lực, văn hóa, tri thức” chỉ
tác động đến “đổi mới sản phẩm và quy trình” ở nhóm “doanh
nghiệp”, còn không có tác động ở nhóm “hợp tác xã” (P=0,307).
Yếu tố “nghiên cứu, phát triển” cũng tác động đến “đổi mới sản
phẩm và quy trình” ở cả hai nhóm “doanh nghiệp” và “hợp tác xã”.
Về tác động lên “đổi mới marketing” giữa các nhóm “doanh
nghiệp” và “hợp tác xã” thì yếu tố “lãnh đạo, nhân lực, văn hóa, tri
thức” có tác động tới “đổi mới marketing” ở cả hai nhóm “doanh
nghiệp” và “hợp tác xã”, trong khi yếu tố “chính sách” chỉ tác
động đến “đổi mới marketing” ở nhóm “doanh nghiệp”.
98
Bảng 3.20: Phân tích sự khác biệt theo nhóm hình thức sở hữu
Doanh nghiệp Hợp tác xã
Estimate P Estimate P
DMSQ <--- LNVT .336 .001 .166 .307
DMSQ <--- CS .078 .144 .110 .111
DMSQ <--- RD .343 .013 .308 ***
DMSQ <--- LK .389 .003 .165 .004
DMMK <--- LNVT .321 *** .356 ***
DMMK <--- CS .172 .004 .078 .214
DMMK <--- RD .144 .329 .284 ***
DMMK <--- LK .105 .297 .101 .268
NSCL <--- DMSQ .333 *** .375 ***
NSCL <--- DMMK .135 .002 .292 ***
Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu
Về tác động của kết quả đổi mới lên “năng suất, chất lượng
và kết quả kinh doanh”, ta thấy yếu tố “đổi mới sản phẩm quy
trình” tác động khá mạnh lên “năng suất, chất lượng và kết quả
kinh doanh” trong cả 2 nhóm sở hữu là “doanh nghiệp” và “hợp
tác xã”, yếu tố “đổi mới marketing” cũng tác động đến năng suất,
chất lượng và kết quả kinh doanh” ở cả 2 nhóm “doanh nghiệp”
và “hợp tác xã” mặc dù mức độ tác động yếu hơn.
3.5.2. Phân tích tác động của năng lực đổi mới sáng tạo tới
năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
nông nghiệp
• Tác động của năng lực đổi mới sáng tạo tới kết quả đổi
mới sáng tạo
Tác động đến đổi mới sản phẩm và quy trình
Liên kết trong sản xuất nông nghiệpphản ánh mối quan hệ
mắt xíchtrong chuỗi sản xuất nông sản của “4 nhà”, “5 nhà” là:
99
Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông và ngân hàng,
trong đó doanh nghiệp là hạt nhân và chính là mắt xích quan trọng
nhất trong chuỗi liên kết. Điển hình cho các mô hình liên kết này
trong mấy năm gần đây ở Viêt Nam là mô hình chuỗi sản xuất,
thương mại, chế biến và phân phối nông sản khép kín. Liên kết là
nhân tố quan trọng nhất tác động đến kết quả đổi mới sản phẩm
và đổi mới quy trình do hiệu ứng mạng lưới của liên kết chuỗi.
Mặt khác, mặc dù đây là vấn đề đã được nhận thức và đề cập đến
từ rất lâu ở Việt nam nhưng tốc độ giải quyết vấn đề, cải thiện mối
quan hệ liên kết trong toàn hệ thống còn rất chậm chạp, khiến cho
hiệu quả tác đông của nó càng lớn hơn một khi các yếu tố của hệ
thống được cải thiện.
Trong hệ thống liên kết này, doanh nghiệp đóng vai trò là
nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, hỗ trợ đầu vào, hình thành vùng nguyên liệu sản xuấtvà cả
vai trò đảm bảo thị trường tiêu thụ cho người nông dân. Doanh
nghiệp cũng là người chủ động nghiên cứu thị trường, phát hiện
nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm mới, đề xuất và đặt
hàng các nội dung nghiên cứu phát triển đối với các nhà khoa học,
đồng thời là nơi thực hiện thử nghiệm sản phẩm mới và thương
mại hóa kết quả nghiên cứu trên thị trường. Nhà nước là người
quản lý, tạo ra môi trường pháp lý, thể chế chính sách thuận lợi để
định hướng và thúc đẩy mối quan hệ liên kết trong chuỗi và thúc
đẩy quá trình sáng tạo ra sản phẩm và quy trình mới. Ngân hàng
là một trong những tác nhân tham gia vào chuỗi nông sản với vai
trò hỗ trợ ngày càng quan trọng, thúc đẩy quá trình đổi mới, làm
gia tăng giá trị và hiệu quả của chuỗi giá trị. Ngân hàng tham gia
vào chuỗi giá trị giúp tăng cường năng lực tài chính, góp phần vào
tăng sức “đề kháng” của các tác nhân khác trong chuỗi giá trị đối
100
với những rủi ro thị trường, rủi ro người vay, rủi ro thời tiết, dịch
bệnh và đặc biệt tiết kiệm chi phí.
Các yếu tố “lãnh đạo, nhân lực, văn hóa và tri thức” là các
nhân tố nội bộ của các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp
(doanh nghiệp hoặc hợp tác xã), tác động đến kết quả đổi mới
sản phẩm và đổi mới quy trình ở mức độ quan trọng thứ nhì,
sau yếu tố liên kết. Các nhân tố này phản ánh năng lực nội sinh
của chủ thể trong ĐMST, do đó chúng có tác động khá lớn đến
kết quả đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình. Hiện tại ở Việt
Nam, nông nghiệp vốn được coi là lĩnh vực lạc hậu và chậm đổi
mới nhất so với các khu vực kinh tế khác cả về con người, công
nghệ và văn hóa. Khi doanh nghiệp có nguồn nhân lực có chất
lượng, được trang bị tốt các kỹ năng, kiến thức của nền kinh
tế số, người lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng đổi mới và
quyết tâm xây dựng và phát triển doanh nghiệp trên nền tảng
văn hóa đổi mới, thì khả năng hấp thụ các tri thức khoa học công
nghệ và chuyển hóa nó thành các sản phẩm mới và giá trị mới
sẽ được nâng cao. Do đó, các yếu tố nguồn lực nội bộ bao gồm
nhân lực, lãnh đạo, văn hóa, tri thức sẽ có tác động mạnh đến kết
quả đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình trong ngành nông
nghiệp Việt Nam.
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, trên thực tế ở Việt
Nam, mặc dù các doanh nghiệp đang cố gắng cải tiến sản phẩm và
quy trình sản xuất của mình không kém gì các doanh nghiệp cùng
ngành ở các nước khác trong khu vực, nhưng lại hiếm khi giới
thiệu những sản phẩm mới và có những chức năng hoàn toàn mới
so với các sản phẩm hiện có ra thị trường. Hơn nữa, Việt Nam ở
vị trí trung bình về tỉ lệ các công ty gần đây cải tiến quy trình hoạt
101
động (như phương pháp sản xuất/giao nhận, bảo trì, thu mua, kế
toán). Trình độ hiện tại về đổi mới sản phẩm và quy trình của các
doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiêp nước ta còn khá hạn chế
nên việc cải thiện các yếu tố năng lực nội bộ sẽ gây ra hiệu ứng
đáng kể đến kết quả đổi mới sản phẩm và quy trình.
Yếu tố “nghiên cứu, phát triển” tuy có hệ số tác động thấp
nhất nhưng cũng là một nhân tố có tác động đến kết quả đổi mới
sản phẩm và quy trình tại các doanh nghiệp nông nghiệp Việt
Nam. Các chức năng R&D bao gồm nghiên cứu phát triển sản
phẩm, nghiên cứu phát triển bao bì, nghiên cứu phát triển công
nghệ và nghiên cứu phát triển quy trình. Nhờ có chức năng này,
cho ra đời những sản phẩm có thiết kế, chất liệu, đặc tính, công
dụng mới. Các loại chất liệu bao bì với thiết kế kiểu dáng, màu
sắc mới, các công nghệ sản xuất, chế biến mới để sản phẩm
đạt chất lượng và giá thành tối ưu, đồng thời nghiên cứu để cải
tiến, phát triển các quy trình sản xuất, quy trình phục vụ và quy
trình vận hành máy móc tối ưu để đem lại hiệu suất cao hơn cho
doanh nghiệp.
Như vậy, đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển bền vững
của doanh nghiệp, hoạt động R&D được thể hiện ở nhiều khía
cạnh như cải thiện khả năng đổi mới, tăng cường năng lực công
nghệ, làm đa dạng hệ thống sản phẩm - dịch vụ, bắt kịp xu thế thị
trường, củng cố và nâng cao vị thế cùng giá trị... giúp thúc đẩy
tốc độ phát triển cũng như bảo đảm trước sự gia tăng cạnh tranh
cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các khảo sát mới đây cho thấy trung
bình ở Việt Nam, hoạt động R&D chỉ chiếm dưới 1% tỷ lệ đầu
tư trên tổng doanh thu của doanh nghiệp. Đây là con số quá ít ỏi
trong khi tại nhiều nước, các doanh nghiệp luôn xem R&D là bộ
102
phận mang yếu tố sống còn với hệ thống sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp và thường được đầu tư ở mức hai con số (Thanh
Hiền, 2018). Chính vì lý do này, mặc dù R&D có vai trò rất quan
trọng cho đổi mới sản phẩm và quy trình nhưng ở Việt Nam, tác
động của nó là khá khiêm tốn.
Biến “chính sách” không tác động đến “đổi mới sản phẩm
và quy trình” được giải thích trên 2 khía cạnh: Thứ nhất, các
chính sách khuyến khích ĐMST trong nông nghiệp chưa đủ hợp
lý và hiệu quả, doanh nghiệp khó tiếp cận được chính sách nên
không có tác dụng đòn bẩy kích thích các khu vực sản xuất kinh
doanh nông nghiệp thực hiện ĐMST. Từ đó không thúc đẩy doanh
nghiệp nghiên cứu sáng tạo ra sản phẩm và quy trình sản xuất
mới, đồng thời quá trình hấp thụ và tiếp cận các sản phẩm, công
nghệ mới và thực hiện thương mại hóa sản phẩm mới trong nông
nghiệp bị yếu kém, trì trệ.
Thứ hai, các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư trong
nông nghiệp cũng chưa đạt được hiệu quả mong muốn, đặc biệt
là các chính sách liên quan đến vấn đề đất đai và tín dụng hỗ trợ
cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Do đó, mặc
dù khu vực doanh nghiệp có vai trò đầu tầu, nòng cốt trong công
cuộc ĐMST và nâng cao năng suất, chất lượng nhưng sự phát
triển của khu vực doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp còn hết
sức hạn chế. Số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
còn quá ít và tăng chậm so với yêu cầu phát triển (bao gồm cả
doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài
FDI), đa số là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, khả năng
liên kết, đặc biệt là liên kết với hộ nông dân, đối tác và thị trường
là rất kém. Mặc dù đã được cải thiện đáng kể nhưng đến tháng
103
9/2018, cả nước mới có trên 49.600 doanh nghiệp trong lĩnh vực
sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, chiếm 8% tổng doanh
nghiệp cả nước, trong đó có 8.635 doanh nghiệp trực tiếp sản xuất
(Long Cường, 2019).
Tác động đến đổi mới marketing
Trong 2 biến độc lập có mối quan hệ với biến “đổi mới
marketing” thì biến “lãnh đạo, nhân lực, văn hóa, tri thức” tác
động khá mạnh với hệ số hồi quy là 0,709. Điều này hoàn toàn hợp
lý vì đổi mới marketing là việc doanh nghiệp áp dụng các phương
pháp pháp marketing mới tạo ra những thay đổi trong thiết kế mẫu
mã, phân phối, khuyếch trương và định giá sản phẩm, nghiên cứu
nhu cầu khách hàng, tìm kiếm thị trường mới, hoặc định vị mới
cho sản phẩm nhằm tăng doanh thu. Để thực hiện các đổi mới này
đòi hỏi bản thân doanh nghiệp phải tích cực, chủ động sử dụng
các nguồn lực nội sinh của mình để tạo ra sự thay đổi. Các nguồn
lực nội sinh quan trọng của đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như lãnh đạo đổi mới, nguồn
nhân lực sáng tạo, nền tảng văn hóa đổi mới và tri thức công nghệ
tiên tiến.
“Chính sách” là biến thứ 2 có tác động đến kết quả “đổi
mới marketing” trong doanh nghiệp mặc dù mức độ tác động
không lớn (0,157). Các chính sách của nhà nước có liên quan đến
ĐMST trong marketing là các chính sách nhằm khuyến khích đổi
mới trong các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh,
thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp ra thị trường trong
nước và quốc tế, đổi mới phương thức thực hiện các hội chợ triển
lãm giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ kết nối cung cầu nông sản, giúp
cho các doanh nghiệp nông nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung
ứng toàn cầu.
104
Vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành định hướng
“Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia” giai đoạn 2018-
2020 nhưng nhiều đơn vị vẫn chưa đổi mới cách thức thực
hiện hoạt động xúc tiến thương mại nhằm nâng cao hiệu quả
và hỗ trợ doanh nghiệp. Do đó, đổi mới phương thức thực hiện
chương trình xúc tiến thương mại quốc gia trong thời gian tới
nhằm vào lựa chọn những sự kiện, doanh nghiệp và ngành hàng
có năng lực tốt để hỗ trợ, tạo những điển hình, từ đó lan toả hiệu
quả tới các doanh nghiệp và ngành hàng khác. Bên cạnh đó,
“Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam” cũng được ra
đời nhằm tôn vinh doanh nghiệp, quảng bá thương hiệu và hình
ảnh Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Các chính sách khuyến
khích như trên sẽ tạo điều kiện cho các ĐMST trong marketing
trở thành hiện thực.
• Tác động của kết quả đổi mới sáng tạo đến năng suất,
chất lượng và kết quả kinh doanh
Đổi mới sản phẩm và quy trình trong nông nghiệp được thể
hiện ở việc nghiên cứu sáng tạo và áp dụng các giống cây trồng,
vật nuôi mới, máy móc thiết bị công nghệ mới, quy trình sản xuất
mới trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Đổi mới
sản phẩm và quy trình tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng
sản phẩm, tạo ra các nông sản phẩm có giá trị kinh tế, năng suất,
chất lượng cao hơn do đó nó có tác động lớn đến năng suất, chất
lượng và kết quả kinh doanh cho các tổ chức sản xuất kinh doanh
nông nghiệp.
Trước yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam
đã và đang tích cực ứng dụng rộng rãi các thành tựu của nông
nghiệp 4.0 và nông nghiệp thông minh vào phát triển nông
105
nghiệp Việt Nam. Công nghệ 4.0 trong nông nghiệp trước tiên
là công nghệ sinh học cho phép chọn, tạo ra những giống cây
trồng, vật nuôi mới phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này tác
động mạnh mẽ đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng vật
nuôi, từ đó tăng giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm nông nghiệp.
Ví dụ việc học hỏi và áp dụng nhân giống tôm càng xanh ở trang
trại tại An Giang từ công nghệ nuôi tôm càng xanh toàn đực tại
Isarel, làm tăng vọt năng suất và giúp tăng thu nhập lên đến 60%
cho trang trại.
Tiếp theo, thành tựu công nghệ 4.0 trong nông nghiệp là
ứng dụng cảm biến kết nối vạn vật (IoT) vào các trang trại, công
nghệ đèn led sử dụng đồng bộ trong canh tác kỹ thuật cao để
tối ưu hóa quá trình sinh trưởng, công nghệ canh tác trong nhà
kính, nhà lưới, sử dụng công nghệ thủy canh, khí canh nhằm cách
ly môi trường tự nhiên, tế bào quang điện, sử dụng robot, công
nghệ bay không người lái, công nghệ tài chính phục vụ trang trại
kết nối với bên ngoài nhằm đưa ra công thức quản trị trang trại
có hiệu quả cao nhất. Việc ứng dụng IoT cho nông nghiệp giúp
người nông dân tăng năng suất, giảm chi phí và tránh rủi ro vụ
mùa và chủ động thị trường, thông qua đó giúp phát triển nông
nghiệp sạch, an toàn và bền vững. Đến nay, cả nước có khoảng
30 trang trại và doanh nghiệp ứng dụng IoT, trong đó ở tỉnh Lâm
Đồng có khoảng 15 doanh nghiệp và trang trại. Các doanh nghiệp
và trang trại ở Lâm Đồng đã tiếp cận ứng dụng công nghệ IoT
trong sản xuất nông nghiệp tạo đột phá, song chủ yếu ứng dụng
ở các trang trại trồng rau, hoa, dâu tây đã cho doanh thu từ 5
đến 8 tỷ đồng/ha/năm như: Công ty cổ phần chè Cầu Đất - Đà
Lạt, Công ty TNHH Long Đỉnh, Công ty TNHH Trường Hoàng,
Công ty TNHH trang trại Langbiang, Công ty cổ phần sinh học
106
Rừng hoa Đà Lạt, công ty TNHH Đà Lạt GAP. Đặc biệt Cầu Đất
Farm sản xuất nông sản sạch bằng phương pháp thủy canh, kết
nối hệ thống phát triển rau sạch bằng các giải pháp nông nghiệp
thông minh, ứng dụng IoT trong nhiều khâu của quy trình trồng
trọt và tiêu thụ lớn nhất Việt Nam.
Thực tế ở Việt Nam, không chỉ ở Lâm Đồng mà nhiều mô
hình tăng trưởng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như trên
đã được khuyến khích phát triển ở các tỉnh thành trong cả nước
như mô hình trồng rau công nghệ cao VinEco của Vingroup, mô
hình chăn nuôi bò sữa công nghệ cao của Vinamilk, mô hình
nuôi gà công nghệ cao theo tiêu chuẩn Global Gap của Hùng
Nhơn Group, mô hình sản xuất hoa của Dalat Hasfarm.Ví dụ,
trong lĩnh vực trồng trọt, áp dụng công nghệ tưới chính xác của
MimosaTEK cho phép hệ thống tưới vận hành từ xa dựa vào
việc phân tích dữ liệu về môi trường và giai đoạn sinh trưởng
của cây trồng, giúp tiết kiệm lượng nước tưới từ 30 - 50%, giảm
tiêu thụ năng lượng, giải phóng công lao động, từ đó tăng đáng
kể năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh. Nhiều doanh
nghiệp ngoài ngành đã đầu tư vào nông nghiệp bài bản với quy
mô lớn như Vingroup, PAN Group, Hoàng Anh Gia Lai, Lộc
Trời, NutiFood, Ecofarm... từng bước đã làm thay đổi nền nông
nghiệp Việt Nam, hướng tới năng suất, chất lượng và an toàn,
thân thiện môi trường.
Đổi mới marketing trong nông nghiệp là việc ứng dụng các
phương pháp marketing mới trong phát triển thị trường, xúc tiến
tiêu thụ và xúc tiến thương hiệu quốc gia về hàng hóa nông sản,
giúp doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu thị trường, tìm kiếm đối tác,
mở rộng hợp tác trong sản xuất kinh doanh, đưa nông sản Việt
Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong các hoạt động
107
trên thì vai trò của công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp là
hết sức quan trọng. Xúc tiến thương mại nông nghiệp thời gian
qua với nhiều hội chợ đặc thù của ngành được tổ chức thành công
đã quảng bá thương hiệu nông sản Việt, tôn vinh những sản phẩm
nông, lâm, thủy sản chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm của
các vùng miền cả nước. Bên cạnh đó, trung tâm xúc tiến thương
mại của Bộ NN&PTNT cũng đồng thời phối hợp triển khai nhiều
hơn các sự kiện quốc tế tại Việt Nam, đề xuất nhiều hoạt động kết
nối doanh nghiệp, kết nối thị trường quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu
nông, lâm, thủy sản, nâng cao giá trị sản lượng hàng hóa nông
nghiệp của Việt Nam.
Được sự định hướng và hỗ trợ tích cực từ các chương
trình xúc tiến thương mại của Nhà nước, các doanh nghiệp
nông nghiệp đã rất chủ động tham gia và đổi mới hoạt động
marketing, xây dựng thương hiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
Điển hình như trong ngành thủy sản, năm 2018, xúc tiến thương
mại được đẩy mạnh theo 3 nhóm: Thứ nhất, tiếp tục thực hiện
chương trình xúc tiến thương mại tại thị trường chính như Mỹ,
châu Âu, Trung Đông, Trung Quốc trong đó các doanh nghiệp
tham gia đóng góp một phần kinh phí cùng sự hỗ trợ từ ngân
sách nhà nước. Điểm nổi bật trong năm qua là sự nỗ lực tháo
gỡ khó khăn tại 2 khu vực thị trường lớn Trung Quốc và EU.
Tại thị trường Trung Quốc, Bộ NN&PTNT đã tổ chức các đoàn
công tác sang làm việc kết hợp tham gia các hoạt động quảng bá
nông sản. Tại thị trường EU, Bộ NN&PTNT đã chuyển hướng
tiếp cận mới cho việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp
thông qua các hoạt động tăng cường sự hiện diện của nông sản
Việt Nam tại các siêu thị lớn và chợ đầu mối quan trọng. Thứ
hai, hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
108
sẽ duy trì tham gia các triển lãm khác với tính chất trao đổi
gian hàng như. Thứ ba, VASEP sẽ đẩy mạnh công tác truyền
thông, quảng bá hình ảnh cho cá tra Việt Nam trên các kênh
truyền thông quốc tế, hợp tác với hiệp hội kinh doanh thủy
sản Australia trong việc quảng bá hình ảnh thủy sản Việt Nam.
Ngoài ra, VASEP sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương,
Bộ NN&PTN tham gia vào các hoạt động xây dựng thương hiệu
ngành thực phẩm Việt Nam và thương hiệu sản phẩm tôm, cá
Việt Nam xuất khẩu. Đổi mới trong truyền thông tích hợp thông
qua chương trình hợp tác quốc tế năm 2018 sẽ thắt chặt các mối
quan hệ đã có và phát huy thêm quan hệ với các tổ chức có cùng
lợi ích với hội viên VASEP nhằm thành lập liên minh lợi ích và
tạo sức lan tỏa thương hiệu thủy sản Việt Nam ra thế giới. Nhờ
tích cực đổi mới marketing, thị trường tiêu thụ nông sản của
Việt Nam đã mở rộng với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ,
kim ngạch xuất khẩu vượt 40 tỷ USD.
3.5.3. Phân tích sự khác biệt trong tác động theo nhóm ngành
và theo sở hữu
Khác biệt theo nhóm ngành
Theo kết quả của phân tích cấu trúc đa nhóm, so sánh giữa
các nhóm ngành khác nhau thì các nhóm ngành “trồng trọt” và
“chăn nuôi - thủy sản” là hai nhóm ngành có mối quan hệ tác động
rõ rệt giữa các yếu tố năng lực ĐMST đến kết quả ĐMST, và giữa
yếu tố “kết quả ĐMST” đến “năng suất, chất lượng và kết quả
kinh doanh”; nhóm ngành “giống - hỗn hợp” có mối quan hệ kém
hơn và kém nhất là nhóm ngành “dịch vụ”.
Cụ thể, trong ngành dịch vụ, các yếu tố “liên kết” và “lãnh
đạo, nhân lực, văn hóa, tri thức” không có tác động lên kết quả
109
“đổi mới sản phẩm và quy trình”, yếu tố “chính sách” cũng không
có tác động lên “đổi mới marketing”. Điều này được giải thích
như sau: Trong nông nghiệp, các hoạt động dịch vụ thường được
thực hiện bởi các HTX trong các khâu cung cấp dịch vụ đầu vào
như giống, vật tư kỹ thuật, chăm sóc hoặc đầu ra như thu hoạch,
chế biến, bảo quản... nên tính ĐMST ở ngành dịch vụ liên quan
rất ít đến đổi mới sản phẩm, có chăng chỉ là đổi mới quy trình
thực hiện một số hoạt động dịch vụ. Bên cạnh đó, nhu cầu của sản
xuất nông nghiệp về các hoạt động dịch vụ ít biến động và thường
được định sẵn cho các đối tượng phục vụ trong phạm vi hợp tác
xã do đó yêu cầu đổi mới marketing trong cung ứng dịch vụ cũng
không cao. Từ những đặc thù trên, việc hợp tác, liên kết giữa các
bên liên quan trong chuỗi cung ứng nông sản không có tác động
đến đổi mới sản phẩm, quy trình và đổi mới marketing trong lĩnh
vực dịch vụ nông nghiệp.
Trong nhóm ngành “giống - hỗn hợp”, các yếu tố “chính
sách” và “lãnh đạo, nhân lực, văn hóa, tri thức” cũng không tác
động đến “đổi mới marketing”. Đổi mới marketing trong lĩnh vực
“giống - hỗn hợp” có liên quan đến các phương pháp marketing
mới để nghiên cứu nhu cầu và xúc tiến tiêu thụ giống mới, áp
dụng mô hình kết hơp mới trong trồng trọt, chăn nuôi để tăng
năng suất và chất lượng sản phẩm, thực hiên thương mại hóa
thành công các nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực giống cây
trồng, vật nuôi. Ở Việt Nam trong điều kiện hiện tại, cơ chế chính
sách khuyển khích ĐMST vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả
trên tất cả các lĩnh vực của ngành nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực
giống do chưa có liên kết chặt chẽ giữa nhà khoa học và doanh
nghiệp, chính sách bảo hộ bản quyền chưa thỏa đáng, thiếu vốn
cho nghiên cứu và thương mại hóa.., từ đó không khuyến khích
110
đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các yếu tố về
con người, văn hóa và tri thức trong các tổ chức sản xuất nông
nghiệp ở lĩnh vực “giống - hỗn hợp” cũng chưa đươc đầu tư thỏa
đáng để tạo ra những phương thức marketing sáng tạo.
Khác biệt theo hình thức sở hữu
Cũng theo kết quả của phân tích cấu trúc đa nhóm, so sánh
giữa các loại hình sở hữu thì ở nhóm “doanh nghiệp” cho thấy có
mối quan hệ rõ hơn giữa các nhân tố năng lực ĐMST với kết quả
ĐMST, cũng như giữa kết quả ĐMST với năng suất chất lượng và
kết quả kinh doanh. Ngược lại, trong nhóm “hợp tác xã”, không
có mối quan hệ giữa yếu tố “chính sách” và “liên kết” đến “đổi
mới marketing”, đồng thời cũng không có mối quan hệ giữa yếu
tố “lãnh đạo, nhân lực, văn hóa, tri thức” và yếu tố “chính sách”
lên “đổi mới sản phẩm và quy trình”. Lý do của điều này xuất
phát từ vai trò khác biệt của doanh nghiệp và hợp tác xã trong hệ
thống ĐMST và trong chuỗi giá trị nông sản. Doanh nghiệp với
thế mạnh về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực sáng tạo sẽ có vai
trò nòng cốt trong dẫn dắt đổi mới trên tất cả các mặt, từ đó thúc
đẩy năng suất, chất lượng, tạo ra chuỗi liên kết hàng hóa nông sản.
Ngược lại, các HTX ở Việt Nam mặc dù đang định hình mô hình
HTX kiểu mới theo luật HTX nhưng vẫn còn chậm và trì trệ và
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sản xuất nhỏ nên các yếu tố nguồn
lực nội bộ của HTX chưa đủ mạnh để tạo ra sự đổi mới trong sản
phẩm và quy trình sản xuất. Chính sách liên quan đến vai trò của
HTX trong mối quan hệ liên kết ngang và liên kết dọc trong nông
nghiệp chưa có hiệu quả. Hơn nữa, các chính sách khuyến khích
đổi mới của nhà nước cũng chưa nhấn mạnh vào các phương pháp
marketing mới cho khu vực HTX.
111
3.6. Đánh giá chung về đổi mới sáng tạo và tác động đến năng
suất chất lượng của doanh nghiệp nông nghiệp
3.6.1. Đánh giá về thực trạng đổi mới sáng tạo và năng suất,
chất lượng của doanh nghiệp nông nghiệp
Thành tựu
Nhờ những cố gắng nỗ lực trong công cuộc đổi mới sáng tạo
của Chính phủ trong thời gian vừa qua đã tạo nên một bước thay
đổi trong kết quả ĐMST, năng lực ĐMST và năng suất chất lượng
trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp
nông nghiệp nói riêng.
ĐMST được diễn ra khá ấn tượng trên hầu hết các khía
cạnh, đặc biệt là ĐMST sản phẩm với những sự cải tiến rõ rệt các
sản phẩm cũ hoặc thay thế cơ bản sản phẩm mới do tiến bộ trong
công nghệ sinh học, công nghệ Internet vạn vật (IOT), công nghệ
điện toán đám mây, công nghệ mô phỏng cho phép cải thiện năng
suất chất lượng và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người
dân; ĐMST quy trình với công nghệ điện toán đám mây mang lại
nhiều lợi ích to lớn như sự chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ, giảm
thiểu chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, nâng
cao chất lượng dịch vụ và linh hoạt trong mô hình kinh doanh,
sẵn sàng mở rộng khi cần thiết, công nghệ kỹ thuật số giúp việc
ra quyết định phù hợp, đúng thời điểm, tiết kiệm chi phí..., đổi
mới marketing cho phép khách hàng thay đổi tầm nhìn đối với
thương hiệu và mở rộng mối quan hệ giữa hình ảnh thương hiệu
và cộng đồng, tập trung hơn vào quan hệ công chúng, cam kết xã
hội và cải thiện danh tiếng thông qua hoạt động xã hội. Quảng
cáo, truyền thông tạo ra những nội dung có giá trị với khách hàng,
112
dịch vụ khách hàng tập trung vào quy trình chăm sóc và cộng tác
với khách hàng.
Trong ngành trồng trọt, đã có sự chuyển đổi tích cực về cơ
cấu cây trồng, mùa vụ, phát triển liên kết sản xuất quy mô lớn,
tăng cường liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ giữa nông dân
và doanh nghiệp, xây dựng cánh đồng lớn, áp dụng KHCN, đặc
biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá
thành và thích ứng với biến đổi khí hậu, áp dụng các công nghệ và
thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
(CSA) trong trồng trọt.
Trong ngành chăn nuôi, cơ cấu lại chăn nuôi đã tạo được
nhiều chuyển biến tích cực, phương thức chăn nuôi chuyển từ
chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung
theo trang trại; chăn nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao
đang có xu hướng phát triển mạnh, cơ cấu lại theo chuỗi giá trị
ngành hàng hình thành nhiều chuỗi liên kết trong sản xuất chăn
nuôi, dưới các hình thức chăn nuôi gia công, HTX chăn nuôi,
doanh nghiệp và nông dân cùng làm, các thực hành CSA phổ biến
gồm: tích hợp công nghệ khí sinh học (biogas) trong chăn nuôi
lợn nhằm quản lý phân chuồng hiệu quả; cải thiện quản lý thức
ăn gia súc như sử dụng nguồn thức ăn chất lượng cao, sẵn có tại
địa phương.
Trong ngành thủy sản, chuyển dịch cơ cấu giữa khai thác
với nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tổ chức lại hệ thống
dịch vụ hậu cần nghề cá, sản xuất trên biển theo mô hình kinh tế
tập thể đối với khai thác vùng biển khơi và mô hình đồng quản lý
đối với vùng biển ven bờ, nâng cao hiệu quả khai thác và giảm tổn
thất sau thu hoạch.
113
Các yếu tố năng lực ĐMST cũng được cải thiện để tạo nên
kết quả trên như: Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp có kiến thức, kỹ
năng và tố chất của nhà lãnh đạo thích ứng với nền kinh tế chuyển
đổi số đã đóng góp rất lớn vào thành công của nền nông nghiệp
Việt Nam; Năng lực của đội ngũ nhân sự để thích ứng với công
nghệ mới trong nền kinh tế chuyển đổi đã được đào tạo và chú ý
hơn trước đây để nâng cao năng lực tiếp nhận công nghệ mới, có
sự năng động, sáng tạo và sáng kiến; tích cực chia sẻ và cực cập
nhật các thông tin mới về khoa học công nghệ và vận dụng sáng
tạo các tri thức mới vào sản xuất kinh doanh để tăng năng suất và
chất lượng; Văn hóa khởi nghiệp, tinh thần doanh nhân đang dần
hình thành và hiện hữu ở nhiều nơi trên khắp đắt nước trong quá
trình xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp; nhận thức rõ tầm quan
trọng và có chú trọng hơn cho đầu tư R&D, cơ cấu chi cho R&D
đã thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng chi của khu vực tư nhân, từ
70-30% lên 50-50% trong 3 năm gần đây; Các hình thức hợp tác,
liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị đã
trở nên khá phổ biến; Chính phủ rất cố gắng và nỗ lực cải cách
thể chế và ban hành nhiều chính sách khuyến khích các doanh
nghiệp ĐMST.
Hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù năng suất lao động trong nông nghiệp có tăng lên
trong thời gian qua do tác động của ĐMST và ứng dụng nông
nghiệp CNC nhưng mức tăng NSLĐ và tăng trưởng doanh thu của
doanh nghiệp nông nghiệp ở nước ta thời gian vừa qua còn chưa
cao so với mức chung của khu vực và so với yêu cầu phát triển.
Đánh giá chung tổng thể và tương quan với các nước trong
khu vực thì kết quả ĐMST của các doanh nghiệp Việt Nam nói
114
chung vẫn đang còn nhiều hạn chế cần được khắc phục. ĐMST
ở các DNNVV của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước
trong khu vực, chủ yếu chỉ cải tiến bộ phận sản phẩm mà hiếm
khi giới thiệu những sản phẩm mới có chức năng hoàn toàn mới
ra thị trường. Còn một tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp không có
ĐMST (37,18%). Kết quả ĐMST còn hạn chế đã dẫn đến kết
quả năng suất chất lượng của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.
Trong nông nghiệp, số lượng doanh nghiệp còn khá khiêm tốn,
chủ yếu quy mô nhỏ, năng lực tài chính thấp, trên 90% là doanh
nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hoạt động ĐMST và hiệu quả ĐMST
còn khiêm tốn.
ĐMST của doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nông
nghiệp còn chưa cao là do năng lực ĐMST của doanh nghiệp còn
hạn chế như sau:
Các lãnh đạo doanh nghiệp mặc dù có tố chất lãnh đạo song
năng lực lãnh đạo còn hạn chế so với yêu cầu đổi mới trong bối
cảnh kinh tế chuyển đổi số, thiếu kỹ năng gây ảnh hưởng và xây
dựng hình ảnh, tinh thần mạo hiểm, tư duy phản biện, kỹ năng
công nghệ, trí tuệ cảm xúc, kỹ năng quản trị sự thay đổi, phân tích
dữ liệu và các kỹ năng khác như thiết lập và lãnh đạo nhóm, kỹ
năng tổ chức và triển khai công việc, kỹ năng xây dựng và phát
triển văn hóa doanh nghiệp.
Đội ngũ nhân sự chất lượng cao, lành nghề, có năng lực sáng
tạo phù hợp yêu cầu của kỷ nguyên 4.0 trong các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu xã hội để phát triển các
ngành kinh tế chủ lực của đất nước, nhất là để tham gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu; Công tác đào tạo hiện nay chưa phù hợp về cả số
lượng và chất lượng, chất lượng chương trình giảng dạy còn thấp,
115
chưa đào tạo được lao động có kỹ năng làm việc thực tế, thiếu kỹ
năng mềm và đào tạo chưa gắn liền trực tiếp với công việc tại các
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc quy hoạch, kế hoạch nguôn nhân
lực trong nền kinh tế nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng
chưa thực sự kịp thời và hiệu quả, tình trạng người lao động thiếu
định hướng trong việc chọn ngành nghề từ bậc phổ thông cũng
khiến cho cung lao động của Việt Nam gặp nhiều vấn đề, dẫn đến
tình trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay.
Hoạt động quản trị tri thức (chia sẻ và tiếp nhận tri thức),
CGCN chưa đạt được kết quả như mong muốn để nâng cao năng
lực công nghệ cho các doanh nghiệp do hạn chế về quy mô, tiềm
lực tài chính và nhân lực cho hoạt động đổi mới công nghệ; Bên
cạnh đó, doanh nghiệp còn thiếu thông tin và kinh nghiệm CGCN
tạo nên những sơ hở trong soạn thảo, đàm phán và ký kết hợp đồng.
Văn hóa chấp nhận và thích ứng nhanh chóng với sự thay
đổi chưa được hình thành trong đại đa số các DNNVV và đặc biệt
là trong các doanh nghiệp nông nghiệp do ảnh hưởng của một
số hạn chế nhất định trong tư tưởng văn hóa dân tộc Việt Nam.
Tiếp theo, thái độ sẵn sàng chấp nhận tủi ro mạo hiểm, đương
đầu với thử thách và tư tưởng sẵn sàng bao dung với thất bại để
làm bước đệm cho thành công còn rất mờ nhạt trong đại bộ phận
lãnh đạo và nhân viên của các doanh nghiệp Viêt Nam. Bên cạnh
đó, việc tạo dựng văn hóa giao tiếp cởi mở, chia sẻ cũng còn hạn
chế trong nhiều doanh nghiệp do người Việt Nam không sẵn sàng
chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cho người khác do sự tự ti hoặc
sợ bị chia sẻ.
Đầu tư cho R&D chưa được chú trọng bởi các doanh nghiệp,
đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp do khó khăn về vốn và kiến
116
thức; năng lực tài chính hạn chế của các DNNVV; rủi ro trong sản
xuất nông nghiệp cao; chi phí nghiên cứu lớn; thiếu nhân lực có
trình độ.
Mối quan hệ liên kết “4 nhà” chưa thông suốt, hoạt động kết
nối giữa nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp hiện còn nhiều
hạn chế, còn khoảng cách xa giữa nghiên cứu khoa học và nhu
cầu của doanh nghiệp, các chuỗi giá trị nông nghiệp còn phân tán,
việc liên kết tiêu thụ lúa giữa doanh nghiệp với nông dân còn hạn
chế, việc tổ chức sản xuất chăn nuôi theo các chuỗi liên kết gắn
sản xuất, chế biến với kết nối thị trường chưa rõ; doanh nghiệp
đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn về đất đai,
các vấn đề về môi trường, công nghiệp phụ trợ... hợp tác tập thể
còn hạn chế ở cấp nông hộ và sự gắn kết theo chiều dọc còn yếu,
nông dân và doanh nghiệp chưa tìm được tiếng nói chung để cùng
chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro; Người dân và doanh nghiệp khó
tiếp cận các chính sách hỗ trợ cho phát triển chuỗi liên kết. Việc
triển khai thực hiện những quy hoạch trong nông nghiệp ở các
tỉnh, thành phố còn thiếu đồng bộ, quyết liệt nên sản xuất còn nhỏ
lẻ, manh mún. Nhiều cánh đồng mẫu lớn mới chỉ tập trung hỗ trợ
được đầu vào cho sản xuất mà chưa hỗ trợ, giải quyết được những
khó khăn đầu ra của nông dân.
Chưa có chính sách đặc thù và các quy định về chính
sách thuế, tài chính, đầu tư mạo hiểm đối với doanh nghiệp
khởi nghiệp; Cơ hội tiếp cận những nguồn vốn tín dụng của các
doanh nghiệp còn rất hạn chế để có thể thu hút đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn; Các thủ tục hành chính vẫn còn tình trạng
rườm rà, chồng chéo, cứng nhắc, chưa phù hợp thực tế và kém
hiệu quả; Thiếu các cơ chế và hành lang pháp lý đảm bảo cho
việc tích tụ và tập trung ruộng đất để doanh nghiệp yên tâm đầu
117
tư kinh doạnh; hiếu thông tin về thị trường để dự báo chính xác
nhu cầu và nâng cao khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của
doanh nghiệp, các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển
nông nghiệp còn chưa phù hợp để có thể là định hướng cho phát
triển; Các thủ tục đăng ký bảo hộ SHTT còn chậm chễ, phức tạp
và chưa có hiệu quả.
3.6.2. Đánh giá về tác động của năng lực đổi mới sáng tạo
Năng lực ĐMST của doanh nghiệp nông nghiệp có tác đông
làm tăng năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp thông qua việc tạo ra các kết quả ĐMST về sản phẩm, quy
trình và marketing. Sau đó, các sản phẩm, quy trình và phương
pháp marketing mới lại tác động làm tăng năng suất, chất lượng
và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, các mức độ tác
động như sau:
Các yếu tố năng lực ĐMST có tác động đến kết quả ĐMST
sản phẩm và quy trình theo thứ tự từ mạnh đến yếu lần lượt là:
liên kết, nhóm yếu tố nội bộ doanh nghiệp (lãnh đạo - nhân lực -
văn hóa - tri thức) và R&D. Các yếu tố năng lực ĐMST có tác
động đến kết quả ĐMST Marketing theo thứ tự từ mạnh đến yếu
là nhóm yếu tố nội bộ doanh nghiệp (Lãnh đạo - nhân lực - văn
hóa - tri thức) và tiếp theo là yếu tố chính sách của nhà nước.
Các kết quả ĐMST tác động đến năng suất, chất lượng và
kết quả kinh doanh theo thứ tự từ mạnh đến yếu lần lượt là “đổi
mới sản phẩm & quy trình”, tiếp theo là “đổi mới marketing”.
So sánh giữa các nhóm ngành khác nhau thì các nhóm ngành
“trồng trọt” và “chăn nuôi-thủy sản” là hai nhóm ngành có mối
quan hệ tác động rõ rệt giữa các yếu tố năng lực ĐMST đến kết
quả ĐMST, và giữa yếu tố “kết quả ĐMST” đến “năng suất, chất
118
lượng và kết quả kinh doanh”; nhóm ngành “giống - hỗn hợp” có
mối quan hệ kém hơn và kém nhất là nhóm ngành “dịch vụ”.
So sánh giữa các loại hình sở hữu thì ở nhóm “doanh nghiệp”
cho thấy có mối quan hệ rõ rệt giữa các nhân tố năng lực ĐMST
với kết quả ĐMST, cũng như giữa kết quả ĐMST với năng suất
chất lượng và kết quả kinh doanh. Ngược lại, trong nhóm “hợp
tác xã”, không có mối quan hệ giữa yếu tố “chính sách” và “đổi
mới marketing”, đồng thời cũng không có mối quan hệ giữa yếu
tố “lãnh đạo, nhân lực, văn hóa, tri thức” lên “đổi mới sản phẩm
và quy trình”.

119
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP
NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

4.1. Bối cảnh cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 và tác động của
nó tới đổi mới sáng tạo và năng suất, chất lượng của doanh
nghiệp nông nghiệp
4.1.1. Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0
Khái niệm “Công nghiệp 4.0” (Industries 4.0) được đưa ra
lần đầu tiên vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover, giới thiệu các
dự kiến của chương trình công nghiệp 4.0, nhằm thay đổi và nâng
cao giá trị của nền công nghiệp cơ khí truyền thống của Đức. Tại
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 ở thành phố Davos -
Kloster của Thụy Sỹ, với chủ đề “Cuộc Cách mạng Công nghiệp
lần thứ tư”, giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế
thế giới đã đưa ra một định nghĩa mới, mở rộng hơn khái niệm
“Công nghiệp 4.0”. Cụ thể, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ
Tư là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của
tổ chức chuỗi giá trị” và “nó kết hợp các công nghệ lại với nhau,
làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”. CMCN
4.0 thường được mô tả là đang diễn ra trong 3 lĩnh vực chính
bao gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Trong đó,
120
các yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ
nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và Dữ
liệu lớn (Big Data). Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, CMCN4.0
tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong
Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi
trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh
vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu
mới (graphene, skyrmions...) và công nghệ nano. Tuy nhiên, có
thể nói rằng nền tảng của những đột phá này chính là đột phá
của công nghệ số trong những năm vừa qua, tiếp nối thành quả
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Như vậy, bản chất
của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích
hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình,
phương thức sản xuất.
Hiện nay, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án
của Đức với sự tham gia của nhiều nước và trở thành một phần
quan trọng của CMCN4.0. Theo Klaus Schwab (2016) tốc độ đột
phá của CMCN4.0 hiện “không có tiền lệ lịch sử”. Khi so sánh
với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng
này đang tiến triển theo hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến
tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi
quốc gia. Đồng thời, chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi
này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản
lý và quản trị.
4.1.2. Cơ hội cho ngành nông nghiêp Việt Nam từ CMCN 4.0
CMCN4.0 tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nông nghiệp
nắm lấy tiềm năng của công nghệ hiện có, cũng như chuẩn bị cho
những tiến bộ trong tương lai để ĐMST, phát triển mạnh nền nông
121
nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh nhằm nâng cao
năng suất và chất lượng.
Ngành Nông nghiệp Việt Nam đang bị cạnh tranh về nhân
công, tài nguyên đất và nước bởi quá trình đô thị hóa, phát triển
công nghiệp và dịch vụ. Việc sử dụng quá mức vật tư đầu vào và
tài nguyên thiên nhiên đang trở thành vấn đề “nóng” và vấn đề
môi trường cũng làm cản trở tăng năng suất lao động, vị thế cạnh
tranh của Việt Nam. Để hàng hóa nông sản của Việt Nam có độ tin
cậy, chất lượng và an toàn cần phải tiếp cận khoa học công nghệ
mới giúp “tăng giá trị, giảm đầu vào”. Do vậy, việc xác định các
công nghệ mà ngành Nông nghiệp cần ưu tiên phát triển trong
trung hạn và dài hạn là nhằm đón đầu các xu hướng công nghệ
mới trên thế giới. Với CMCN 4.0, Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp
thu và ứng dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ của nhân
loại, trước hết là công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ
điều khiển và tự động hóa để nâng cao năng suất trong sản xuất
đến phân phối và tiêu thụ hàng nông sản.
Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng quá trình vận
chuyển và xuất khẩu nông sản thường làm hư hại khoảng 40%
sản phẩm nông sản, gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế. Hàng hóa
nông sản, thủy sản của Việt Nam khi vận chuyển sang nước ngoài
bị trả về đã gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp trong nước.
Như vậy, việc ứng dụng điện toán đám mây mang lại nhiều lợi
ích to lớn như sự giúp kiểm soát được nhiệt độ trong xe, tránh
cho rau quả, thủy sản bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển,
chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu chi phí đầu tư, rút
ngắn thời gian phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch
vụ và linh hoạt trong mô hình kinh doanh, sẵn sàng mở rộng khi
122
cần thiết. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin vào nông
nghiệp còn tăng năng suất sản lượng đáng kể so với cách trồng
nông nghiệp kiểu cũ.
Sự phát triển của công nghệ sinh học cho phép chọn, tạo ra
những giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với mục đích sử
dụng. Điều này tác động mạnh mẽ đến năng suất cũng như chất
lượng cây trồng vật nuôi, từ đó tăng giá trị gia tăng trong mỗi sản
phẩm nông nghiệp.
Những phát minh mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin
có thể làm tăng khả năng thích ứng của nông dân trước những
thay đổi, bằng cách tăng khả năng tiếp cận thông tin thời tiết và
thị trường. Các công nghệ kỹ thuật số có thể giúp nông dân đưa ra
quyết định sáng suốt hơn về thời gian và cây trồng nào, cũng như
thời gian và nơi bán cây trồng.
CMCN 4.0 biến nông nghiệp không còn là nông nghiệp
thuần túy. Công nghệ mới có thể giúp bón phân đúng thời điểm,
lượng cần thiết vừa đủ cho cây, tiết kiệm chi phí... được xem là
một trong những giải pháp hiệu quả để nông nghiệp thích ứng với
biến đổi khí hậu.
4.1.3. Thách thức của CMCN 4.0 đối với ngành Nông nghiệp
Việt Nam
Bên cạnh những cơ hội lớn mang lại cho ngành Nông nghiệp
Việt Nam từ cuộc CMCN 4.0 thì cũng còn rất nhiều thách thức đặt
ra đòi hỏi ngành Nông nghiệp nước ta cần vượt qua.
Thứ nhất, cũng như các lĩnh vực khác, nông nghiệp cũng
đối diện với những thách thức như: dư thừa nguồn lao động
123
nông nghiệp, bất bình đẳng giữa nông dân công nghệ thấp với
nông dân công nghệ cao. CMCN 4.0 có thể mang lại sự bất bình
đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động.
Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế,
người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn
khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với
sức lao động. Mặt khác, xét về tổng thể, các công việc an toàn
và thu nhập cao hơn có thể sẽ gia tăng sau khi công nghệ thay
thế dần con người.
Thứ hai, CMCN 4.0 cũng giúp các nước phát triển có thể tự
sản xuất lương thực, thực phẩm bằng diện tích đất chỉ bằng 1/100
hay 1/1000 các nước đang phát triển làm, với năng suất cao hơn
nhiều lần, dẫn đến hiện tượng các nước phát triển sẽ không sử
dụng sản phẩm từ các nước đang phát triển như Việt Nam. Điều
này có thể làm cho khả năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt
Nam sẽ giảm, tác động đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tiềm
năng phát triển của Việt Nam còn rất lớn, nhưng thách thức đặt ra
là làm sao tranh thủ phát huy tối đa và hiệu quả CMCN 4.0, đặc
biệt là tận dụng được tiềm năng cơ cấu dân số trẻ. Tuy nhiên, dự
báo cho thấy, Việt Nam chỉ có thể duy trì cơ cấu dân số này trong
khoảng thời gian từ 20 - 25 năm. Nếu không có chiến lược phù
hợp, chậm đổi mới, Việt Nam không chỉ bỏ lỡ thời cơ “vàng” của
CMCN 4.0 mà có thể sẽ gánh chịu hệ quả tiêu cực của cuộc cách
mạng này.
Thứ ba, trước những lợi ích to lớn của điện toán đám mây,
thời gian qua, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đã
dành một nguồn lực lớn trong việc ứng dụng công nghệ này. Theo
khảo sát về ứng dụng điện toán đám mây tại 500 doanh nghiệp
124
và tổ chức Việt Nam cho thấy, trong các nước ASEAN, Việt Nam
là nước có tốc độ tăng chi tiêu cho điện toán đám mây trong giai
đoạn 2010 - 2016 là cao nhất (64,4%/năm), cao hơn hẳn mức bình
quân của ASEAN (49,5%) và thế giới (42,5%). Tuy nhiên, về con
số tuyệt đối, mức chi tiêu cho điện toán đám mây của Việt Nam
còn thấp hơn 107 lần so với Singapore; 6,5 lần so với Malaysia;
2,4 lần so với Thái Lan và 1,3 lần so với Philippines. Những con
số trên phản ánh đúng thực trạng điện toán đám mây tại Việt Nam
và hiện vẫn đang tồn tại khá nhiều rào cản trong việc thúc đẩy
điện toán đám mây phát triển. Trở ngại trong việc thúc đẩy dịch
vụ điện toán đám mây tại Việt Nam không phải là chi phí đầu tư
mà là việc sử dụng phần mềm không bản quyền còn phổ biến. Sự
thiếu hiểu biết về lợi ích của điện toán đám mây, lo ngại về vấn
đề bảo mật thông tin và chất lượng dịch vụ điện toán đám mây tại
Việt Nam chưa thực sự đảm bảo. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng là một
trong những yếu tố quan trọng trong việc áp dụng hiệu quả nhất
điện toán đám mây tại Việt Nam
Thứ tư, khả năng tiếp thu công nghệ của nông dân và doanh
nghiệp kinh doanh nông nghiệp hiện đang là một khâu yếu trong
hệ thống đổi mới sáng tạo nông nghiệp của Việt Nam. Do doanh
nghiệp còn thiếu năng động trong nắm vững các quy trình, công
nghệ mới đã dẫn đến những khiếm khuyết trong hệ thống đổi mới
sáng tạo, theo đó việc phát triển các công nghệ mới bị tách rời
khỏi hoạt động của doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp chỉ tham gia
hạn chế trong các quy trình đổi mới sáng tạo. Đây chính là kết quả
của quá trình tiếp thu công nghệ còn tách rời khỏi đổi mới sáng
tạo, làm cho doanh nghiệp có năng lực thấp trong tiếp thu và phát
triển công nghệ.
125
4.2. Giải pháp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng trong các doanh nghiệp nông nghiệp
Việt Nam
4.2.1. Tăng cường phong cách lãnh đạo chuyển đổi trong kỷ
nguyên chuyển đổi số
Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy nhân tố “lãnh đạo” có
mức độ tác động lên kết quả đổi mới sản phẩm và quy trình khá
lớn (hệ số tác động 0,279) và lên kết quả đổi mới marketing rất
mạnh mẽ (0,709). Điểu này đã chỉ ra rằng người lãnh đạo của các
doanh nghiệp nông nghiệp có tác động thúc đẩy nguồn nhân lực
trở nên sáng tạo hơn, từ đó có ảnh hưởng đến kết quả ĐMST và
năng suất chất lượng của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu trên
cho thấy việc tăng cường năng lực lãnh đạo truyền cảm hứng cho
các lãnh đạo doanh nghiệp nông nghiệp là vô cùng cần thiết.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi
phương thức sản xuất và phương pháp quản trị dựa trên nền tảng
công nghệ. Các doanh nghiệp phải làm chủ lượng thông tin và dữ
liệu khổng lồ từ internet. Môi trường kinh doanh và doanh nghiệp
đang biến đổi thành một hệ sinh thái chứ không đơn thuần như
một cỗ máy. Nền kinh tế chia sẻ tăng trưởng vượt bậc và làm linh
hoạt hóa doanh nghiệp. Tất cả các khâu trong chuỗi giá trị sẽ thay
đổi linh hoạt hơn tạo nên một hệ sinh thái doanh nghiệp. Trong
môi trường như vậy, doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả dựa
trên cơ sở tiếp nhận và đổi mới liên tục phương thức quản lý của
người lãnh đạo.
Xây dựng năng lực lãnh đạo không chỉ cần tiếp nối và
phát huy những khả năng lãnh đạo theo quan điểm truyền thống,
Kouzes & Posner (2010): Định hướng hành trình, chia sẻ tầm
126
nhìn, thách thức quy trình hiện tại, kích hoạt nhân lực hành động,
truyền cảm hứng, tạo ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh, thiết lập
và lãnh đạo nhóm, tổ chức và triển khai công việc, xây dựng và
phát triển văn hóa doanh nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi,
mà còn phải xây dựng những tư duy phản biện, kỹ năng công
nghệ, trí tuệ cảm xúc và kỹ năng lãnh đạo truyền cảm hứng. Các
kỹ năng khác như: sự tinh nhuệ, quản trị sự thay đổi, sáng tạo và
phân tích dữ liệu cũng cần được phát triển. Các kiến thức và kỹ
năng này cần được đào tạo để phù hợp với bối cảnh nền kinh tế
chuyển đổi số. Điều này đòi hởi các doanh nghiệp phải có chính
sách đào tạo và thực hiện đào tạo cho cán bộ lãnh đạo, quản lý
một cách đầy đủ toàn diện về tất cả các kiến thức và kỹ năng còn
thiếu ở trên.
Để có thể xây dựng được chương trình nội dung đào tạo
phù hợp, các doanh nghiệp nông nghiệp cần thực hiện đánh
giá năng lực cán bộ quản lý. Doanh nghiệp có thể cân nhắc thuê
chuyên gia tư vấn về thực hiện đánh giá năng lực cán bộ lãnh đạo
hoặc có thể thuê tư vấn, hướng dẫn việc đánh giá kết quả thực
hiện công việc và hoàn thiện phong cách lãnh đạo truyền cảm
hứng. Kết quả đánh giá công việc cũng sẽ được gắn với việc trả
lương, thưởng cho cán bộ lãnh đạo. Tiêu chí đánh giá năng lực
cần gắn với đánh giá mức độ người lãnh đạo ủng hộ ĐMST, biết
lắng nghe và khuyến khích các ý tưởng mới đến đâu, có như vậy
người lãnh đạo buộc phải thay đổi phong cách lãnh đạo. Ngoài
ra, doanh nghiệp cần kết hợp chính sách tuyển dụng cán bộ có
tiềm năng sáng tạo để xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn đáp ứng
nhu cầu phát triển trong tương lai.
Các doanh nghiệp nông nghiệp cũng nên áp dụng một số
kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành công trên thế giới trong
127
thúc đẩy ĐMST nhờ người lãnh đạo có trách nhiệm khuyến khích
ĐMST như sau (dựa theo nghiêm cứu của McKinsey, Barsh và
cộng sự, 2008):
Thứ nhất, xác định rõ ràng loại ĐMST có vai trò then chốt
cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp đạt
được các mục tiêu chiên lược. Các doanh nghiệp nông nghiệp cần
chú trọng đến loại hình đổi mới sản phẩm và quy trình vì kết quả
phân tích hệ phương trình cấu trúc SEM cho ta thấy loại đổi mới
này có tác động dương khá mạnh lên năng suất, chất lượng và kết
quả hoạt động kinh doanh (với hệ số hồi quy là 0,335). Bên cạnh
đó kết quả phân tích hệ phương trình cầu trúc SEM cũng cho thấy
loại hình đổi mới marketing cũng có tác động khá tới năng suất,
chất lượng và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nông
nghiệp với hệ số hồi quy là 0,281. Đây sẽ là định hướng quan
trọng cho sự đổi mới sáng tạo bền vững trong các doanh nghiệp
nông nghiệp. Mặt khác, nhân tố lãnh đạo có mức độ tác động khá
mạnh lên đổi mới sản phẩm và quy trình và có tác động rất mạnh
lên đổi mới marketing trong các doanh nghiệp nông nghiệp nên
việc thúc đẩy phong cách lãnh đạo truyền cảm hứng ĐMST là rất
cần thiết đối với các doamh nghiệp nông nghiệp.
Thứ hai, ĐMST cần là một nội dung thường xuyên và chính
thức trong các cuộc họp của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Việc
thảo luận chính thức về ĐMST trong các cuộc họp không chỉ giúp
các nhà lãnh đạo tìm ra giải pháp thúc đẩy ĐMST mà còn là một
thông điệp quan trọng truyền đến toàn thể nhân viên về những giá
trị gắn liền với ĐMST trong doanh nghiệp. Điều này cũng giúp
thu hút nhân viên tham gia ĐMST và cũng làm cho lãnh đạo thể
hiện sự nhiệt tình cho đổi mới và thực hiện các dự án đổi mới.
128
Cuối cùng, xây dựng hệ thống các tiêu chí và mục tiêu
ĐMST của doanh nghiệp. Các tiêu chí cần được kết hơp cả hai
dạng: tài chính (ví dụ như doanh thu sản phẩm mới trong vòng 3
năm) và hành vi (nhằm thay đổi các hành vi đã bị ăn sâu làm hạn
chế ĐMST).
Từ kết quả phân tích sự khác biệt theo đặc thù ngành và
đặc thù sở hữu ở chương trước có thể đề xuất giải pháp đặc thù về
lãnh đạo trong đó chú trọng giải pháp này đối với ngành giống,
chăn nuôi, thủy sản và trồng trọt, (hơn là trong ngành dịch vụ)
và trong các doanh nghiệp (hơn là trong các HTX). Lý do của sự
tập trung này là từ kết quả phân tích cấu trúc đa nhóm về sự khác
biệt ở chương trước cho thấy yếu tố lãnh đạo có tác động đến kết
quả đổi mới (sản phẩm, quy trình, marketing) và đến năng suất,
chất lượng và kết quả kinh doanh trong các ngành giống, chăn
nuôi, thủy sản, trồng trọt và trong các doanh nghiệp nhưng không
có tác động trong ngành dịch vụ và trong các HTX.
Như vậy, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi nhà
lãnh đạo doanh nghiệp phải là những chuyên gia, vững về kiến
thức chuyên môn, có năng lực tư duy sáng tạo, đổi mới, có kỹ
năng phân tích và tổng hợp thông tin, có khả năng làm việc và ra
quyết định trên cơ sở phân tích các chứng cứ và dữ liệu. Các lãnh
đạo doanh nghiệp nông nghiệp đặc biệt trong các ngành giống,
chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt cần thay đổi phong cách lãnh đạo
hướng tới ĐMST, luôn ghi nhận và lắng nghe ý tưởng và sáng
kiến mới, có chính sách khuyến khích nhân viên tham gia vào
ĐMST, thực hiện việc đánh giá năng lực và tích cực tham gia đào
tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo truyền cảm hứng trong
doanh nghiệp. Để kiến tạo nên sự vượt trội nhà lãnh đạo cần đổi
129
mới và có phong cách lãnh đạo chuyên biệt để tạo tiền đề đưa
doanh nghiệp hội nhập chung vào xu thế toàn cầu, chèo lái doanh
nghiệp đi đến thành công.
4.2.2. Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sáng
tạo - nguồn nhân lực số trong các doanh nghiệp
Từ kết quả nghiên cứu định lượng ta thấy cũng như nhân tố
“lãnh đạo”, nhân tố “nhân lực” có mức độ tác động lên kết quả đổi
mới sản phẩm và quy trình khá lớn (hệ số tác động 0,279) và lên
kết quả đổi mới marketing rất mạnh mẽ (0,709). Điểu này đã chỉ
ra rằng nếu doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự năng động, sáng tạo
và chất lượng cao sẽ tạo ra nhiều sản phẩm, quy trình và phương
pháp marketing mới, từ đó thúc đẩy năng suất chất lượng của
doanh nghiệp nông nghiệp.
Nhân lực sáng tạo là một trong bốn thành phần chủ chốt
(con người, quy trình, cơ cấu tổ chức và công nghệ) của hạ tầng
doanh nghiệp và chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0. Các thay đổi về công nghệ đã khiến cho mô
hình doanh nghiệp mở và chia sẻ hơn bao giờ hết theo hướng
tinh gọn bằng cách kết nối trực tiếp khách hàng vào quá trình
sản xuất kinh doanh và làm thay đổi tương tác và quy trình trong
doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động
sẽ thay đổi từ ràng buộc về pháp lý - hợp đồng chuyển sang ràng
buộc trên cam kết thực hiện công việc và nguyên tắc chia sẻ
công việc, chia sẻ lợi nhuận. Các công việc mang tính chất hành
chính sự vụ trong quản lý nhân sự sẽ được thay thế bằng phần
mềm quản lý nhân sự do đó doanh nghiệp sẽ cần ít nhân viên và
tập trung vào các nhóm việc chuyên môn có giá trị gia tăng cao.
Trí thông minh nhân tạo áp dụng chung với dữ liệu lớn sẽ thay
130
thế các công tác nhân sự như tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, phát
triển và gắn kết nhân viên.
Như vậy, công nghệ 4.0 thay đổi cách thức cá nhân làm việc
và tương tác nên khung năng lực trong kỷ nguyên 4.0 cũng yêu
cầu những năng lực làm việc mới, sáng tạo ra giá trị mới của đội
ngũ nhân sự như quản trị thông tin, quản trị quan hệ, quản trị cộng
đồng, sử dụng công nghệ hỗ trợ, tiếp cận hệ sinh thái và tư duy
kinh tế chia sẻ. Bên cạnh đó, năng lực của đội ngũ nhân sự sáng
tạo cần tiếp tục bổ sung các kỹ năng truyền thống cần gia tăng giá
trị mới như phối hợp làm việc, tư duy phản biện, quản trị bản thân,
lập kế hoạch, tư duy khách hàng, kỹ năng ngoại ngữ... Yêu cầu
ĐMST trong bối cảnh CMCN 4.0 đặt ra nhu cầu cao về lao động
có khả năng thích nghi và sáng tạo công nghệ mới.
• Đối với đào tạo tại doanh nghiệp
Về nội dung đào tạo, để có được nguồn nhân lực số, đáp
ứng các yêu cầu của cách mạng 4.0, doanh nghiệp cần tập trung
và phát triển các chương trình đào tạo với các nội dung đào tạo
các năng lực làm việc mới và năng lực làm việc truyền thống cần
gia tăng như đã nêu ở trên. Đối với đào tạo chuyên môn kỹ thuật,
cần gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết với đào tạo thực hành
trên cơ sở cập nhật và ứng dụng tiến bộ KHCN vào điều kiện cụ
thể của các doanh nghiệp, chú trọng đào tạo chuyển giao công
nghệ tại cơ sở sản xuất (khuyến nông, khuyến công), kết hợp với
gửi nhân viên đi học hoặc mời các giảng viên khoa công nghệ tại
các trường đại học đến giảng dậy. Đối với đào tạo quản lý, cần
tổ chức các khóa huấn luyện toàn diện cho đội ngũ quản lý về
phương pháp và công cụ phát triển ý tưởng, quản trị thông tin,
quản trị quan hệ, quản trị cộng đồng, sử dụng công nghệ hỗ trợ,
131
tiếp cận hệ sinh thái và tư duy kinh tế chia sẻ, kỹ năng lãnh đạo và
phối hợp làm việc, tư duy phản biện.
Về hình thức và phương pháp đào tạo, cần kết hợp đào tạo
mới, đào tao lại và đào tạo nâng cao, đào tạo lý thuyết trên lớp và
thực hành trên công việc. Đào tạo mới áp dụng để phổ biến những
kiến thức công nghệ mới hoặc những triết lý, phương pháp, công
cụ quản trị ĐMST trong doanh nghiệp. Đào tạo lại áp dụng cho
những lĩnh vực có yêu cầu cao về tay nghề. Đào tạo nâng cao bao
gồm đào tạo để thăng tiến nghề nghiệp chủ yếu hướng về vấn đề
chuyên môn sâu, nâng cao tay nghề hoặc đào tạo nâng cao khả
năng lý luận và kỹ năng ra quyết định và hình thành ý tưởng sáng
tạo trong môi trường đổi mới.
Về lĩnh vực và ngành nghề đào tạo: Đào tạo cho những lĩnh
vực ngành và xã hội cần được chỉ rõ trong chiến lược và quy
hoạch phát triển ngành nông nghiệp. Chú trọng các sản phẩm chủ
lực, các lĩnh vực xuất khẩu mũi nhọn như gạo, thủy sản. Chú
trọng đào tạo các nhà nghiên cứu các giống cây trồng vật nuôi mới
là khâu tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế, chú trọng đào tạo
cho các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản và những sản
phẩm xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế.
Về yêu cầu chất lượng: Chất lượng đào tạo được nâng cao
phải trên cơ sở gắn chặt lý luận và thực tiễn đổi mới ở Việt Nam,
chú ý đến khả năng thực hành, ứng dụng và phát triển năng lực
nghiên cứu, năng lực thiết kế và năng lực kỹ thuật.
• Đối với đào tạo giáo dục chuyên nghiệp
Bên cạnh đào tạo nguồn nhân lực hiện có tại các doanh
nghiệp, đào tạo giáo dục nghề nghiệp tại các trường đại học/cao
đẳng cho nguồn nhân lực tiềm năng cũng rất quan trọng.
132
Về nội dung đào tạo tập trung sâu vào những kỹ năng mà
người máy sẽ không làm được hoặc chưa thể làm ngay được. Đó
là những kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, tư duy phản biện,
sáng tạo, sự phối hợp công việc, trí tuệ cảm xúc, đàm phán, khả
năng tự học..., thay vì các kiến thức mà robot có thể học và làm
tốt hơn con người. Cần từng bước đưa công nghệ mới, đặc thù
như công nghệ sinh học, công nghệ số, tự động hóa... vào các
chương trình đào tạo dài hạn, theo hướng liên ngành, đa ngành
nghề, đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo - nghiên cứu -
khuyến nông; Tập trung đào tạo các kiến thức của nền kinh tế số
và nền nông nghiệp CNC/nông nghiệp thông minh như công nghệ
sinh học, công nghệ nano, công nghệ thông tin quản trị tài chính
thông minh, công nghệ đồng bộ năng lượng tái tạo, công nghệ rô
bốt, đặc biệt tập trung cho các ngành giống, chăn nuôi, thủy sản
và trồng trọt. Cụ thể, cần mở ra các ngành mới đào tạo chuyên
sâu về công nghệ nông nghiệp tại các trường đại học, ví dụ như
đào tạo các vị trí kỹ sư công nghệ nông nghiệp kỹ thuật số tại các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và sử dụng các thiết bị nông
nghiệp công nghệ cao; Kỹ sư công nghệ sinh học nông nghiệp;
Cán bộ quản lý dự án và tư vấn chính sách về nông nghiệp công
nghệ cao ở các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, Sở/Bộ Khoa học và
Công nghệ, Sở/Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Nghiên
cứu viên và giảng viên về lĩnh vực công nghệ và công nghệ nông
nghiệp tại các cơ sở giáo dục và cơ sở nghiên cứu về nông nghiệp
và công nghệ; Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công
nghệ và công nghệ nông nghiệp. Việc mở ngành mới phải đảm
bảo tính khác biệt, tính mới và tiềm năng sử dụng nhân lực sau
khi được đào tạo ra.
Phương thức đào tạo theo năng lực thực hiện, cần đăc biệt
chú ý chuyển mạnh từ đào tạo theo chương trình định sẵn sang
133
đào tạo gắn với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Theo đó, chương
trình đào tạo được thiết kế theo mođun, phương thức đào tạo tín
chỉ và chuyển đổi tín chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người học
phù hợp với điều kiện và năng lực của người học. Các cơ sở đào
tạo tự chủ xây dựng chương trình đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra
theo chuẩn khu vực hoặc quốc tế trong đó tích hợp các nội dung
đào tạo về kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp, đạo đức nghề
nghiệp trong chương trình đào tạo, các kỹ năng tin học và ngoại
ngữ được coi là bắt buộc để ra trường. Chương trình đào tạo phải
được xây dựng phù hợp với ba nhóm đối tượng cần được quan
tâm nhất hiện nay là: Kỹ sư, nhà quản lý và nhà khoa học. Đồng
thời, cần phải khắc phục nhanh chóng hiện tượng quá nhiều các
trường đại học được thành lập với các nhóm ngành nghề đào tạo
chồng chéo, thiếu chuyên sâu và chuyên nghiệp dẫn đến dư thừa
người lao động nhưng vẫn thiếu người lao động có trình độ và
chất lượng thực sự.
Cần thúc đẩy tạo lập một môi trường giáo dục cởi mở,
khuyến khích tiếp cận các môn học có tính ứng dụng cao như
“học qua dự án” (project-based learning) hay “học qua vấn đề”
(problem-based learning). “Học qua dự án” là cách tiếp cận để tạo
lập các dự án kinh doanh, khởi nghiệp, hay đơn giản chỉ là những
dự án từ các sáng kiến hỗ trợ, cải thiện trường, lớp, địa phương
với sự giúp sức của mentor (người hướng dẫn). “Học qua vấn
đề” là quan sát và suy nghĩ, thôi thúc tư duy của người học nghĩ
những sáng kiến mới mẻ cùng với việc bắt tay vào thực hiện để
trải nghiệm và niềm hân hoan khi đi được đến cùng với những ý
tưởng sáng tạo của bản thân.
Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình
đào tạo. Việc tham gia của doanh nghiệp trong quá trình tổ chức
134
đào tạo từ xây dựng chương trình đến đào tạo và đánh giá đầu ra
sẽ góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng và đào tạo gắn
với thực tiễn. Doanh nghiêp có thể chuẩn bị nhân lực ĐMST cho
đơn vị mình bằng cách tham gia ngay vào việc đánh giá, tuyển
chọn các ứng viên qua các cuộc thi, khóa đào tạo về ý tưởng khởi
nghiệp ở “học qua dự án”, hoặc giao đề tài trả phí với chủ đề liên
quan đến vấn đề nào đó của doanh nghiệptrong môn “học qua
vấn đề”.
Các cơ sở đào tạo riêng cho ngành nông nghiệp như các
Học viện/trường đại học nông nghiệp, khoa công nghệ nông
nghiệp... cần đa dạng hóa các loại hình và phương thức đào tạo
chú trọng e-learning và các khóa ngắn hạn về ứng dụng CNC
trong nông nghiệp. Tăng cường cơ sở vật chất như trang thiết bị
dạy học trực tuyến, thư viện điện tử, thư viện ảo, giảng đường
ảo, thầy ảo, phòng thực hành thì nghiệm ảo, xây dựng Trung tâm
nông nghiệp công nghệ cao để làm nơi xây dựng các mô hình
ứng dụng khoa học công nghệ để sinh viên liên tục cập nhật
công nghệ.
Đối với đào tạo tại các học viện/trường đại học nông nghiệp,
để gắn đào tạo với thị trường lao động, nhà trường cần điều tra
thị trường lao động để xây dựng mô hình rèn nghề thực tập nông
nghiệp CNC/nông nghiệp 4.0 và đào tạo theo đặt hàng của doanh
nghiệp, nhất là trong các lĩnh vực giống, chăn nuôi, thủy sản
và trồng trọt. Nhà trường cũng cần lập sàn giao dịch việc làm kĩ
thuật số kết nối với doanh nghiệp, mời doanh nhân cán bộ kĩ thuật
nông nghiệp tham gia giảng dạy. Tăng cường sự tham gia của sinh
viên vào các hoạt động của Bộ NN&PTNT để tìm hiểu thực tiễn
hoạt động sản xuất nông nghiệp.
135
• Quản lý sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp
Để thu hút và duy trì được nhân tài, các doanh nghiệp cần
hết sức chú ý đến việc xây dựng và thực hiện tốt các chính sách
quản trị nguồn nhân lực phù hợp trong doanh nghiệp mình. Các
chính sách phải đồng bộ từ lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân
lực, tuyển dụng, đánh giá kết quả thực hiện cộng viêc, khuyến
khích đãi ngộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và xây dựng đội
ngũ cán bộ kế cận.
Lập kế hoạch nguồn nhân lực cần căn cứ vào thực trạng
tình hình sản xuất kinh doanh và mục tiêu tăng trưởng của doanh
nghiệp để xác định các loại nhân sự và số lượng, cơ cấu, yêu cầu
chất lượng của từng loại nhân sự. Các loại nhân sự sáng tạo bao
gồm 4 loại cơ bản là:
- Đội ngũ lãnh đạo/quản lý (tổng giám đốc, giám đốc điều
hành, cán bộ quản lý cấp trung) có tư duy và tố chất sáng tạo, linh
hoạt nhạy bén với môi trường kinh doanh, dám nghĩ dám làm và
có tầm nhìn chiến lược.
- Đội ngũ kỹ sư, cán bộ nghiên cứu, cán bộ khoa học - công
nghệ, trong đó có nhóm chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên
môn - kỹ thuật chuyên sâu và cập nhật.
- Đội ngũ chuyên viên, nhân viên hành chính, doanh nhân có
bản lĩnh, sáng tạo, thông thạo các kỹ năng chuyên môn.
- Lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề, đặc biệt là trong
các ngành, lĩnh vực mũi nhọn đáp ứng yêu cầu của xã hội và các
nhà đầu tư.
Phát triển nguồn nhân lực sáng tạo cần đặc biệt chú ý đến
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia và cán
136
bộ khoa học - công nghệ đầu đàn. Trong thời đại của sự phát triển
khoa học và công nghệ, việc phát triển nguồn nhân lực sáng tạo
phải trở thành một chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển
của các doanh nghiệp.
Để có được nguồn nhân lực sáng tạo, các doanh nghiệp cần
làm tốt công tác tuyển dụng. Điều quan trọng của tuyển dụng là
tuyển đúng người đúng việc trong đó cần chú ý xây dựng các tiêu
chí tích hợp được yêu cầu ĐMST trong doanh nghiệp. Muốn vậy,
doanh nghiệp cần có được các bản mô tả công việc có chất lượng,
biết viết thông báo tuyển dụng và lựa chọn các kênh truyền thông
hiệu quả, xây dựng tiêu chí tuyển dụng, thiết kế bài thi và có kỹ
năng phỏng vấn tuyển dụng phù hợp.
Công tác quản trị nhân sự sáng tạo còn phải phải gắn bó hữu
cơ với chính sách sử dụng, đãi ngộ, đào tạo và đánh giá. Muốn
thu hút nhân lực chất lượng cao, tập hợp và duy trì được đội ngũ
cán bộ giỏi, có trình độ và năng lực, một mặt cần phải bố trí phân
công công việc phù hợp, biết tôn trọng nguyện vọng và sở trường
của từng người, đồng thời cần tạo dựng môi trường làm việc tự
do, dân chủ, khuyến khích lòng say mê, sáng tạo trong công việc,
mặt khác có chính sách động viên, đãi ngộ, khuyến khích về lợi
ích vật chất và tinh thần đối với những người có trình độ, có đóng
góp với đơn vị với cộng đồng và xã hội.
Để có căn cứ đãi ngộ nhân viên hợp lý, doanh nghiệp cần
xây dựng và thực hiện tốt chính sách đánh giá kết quả thực hiệc
công việc của người lao động. Kết quả đánh giá sẽ là căn cứ cho
các chính sách sử dụng, đãi ngộ và đào tạo phát triển nguồn nhân
lực. Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực sáng tạo cho
doanh nghiệp phải được coi là chính sách căn bản để duy trì và
137
phát huy trình độ năng lực của người lao động và là một bộ phận
của quản trị tri thức trong doanh nghiệp
4.2.3. Xây dựng và phát triển văn hoá đổi mới sáng tạo trong
các doanh nghiệp
Kết quả nghiên cứu định lượng cũng cho thấy văn hóa
ĐMST trong doanh nghiệp cũng nằm trong nhóm các nhân tố có
mức độ tác động lên kết quả đổi mới sản phẩm và quy trình khá
lớn (hệ số tác động 0,279) và lên kết quả đổi mới marketing rất
mạnh mẽ (0,709). Phân tích sự khác biệt theo nhóm ngành cho
thấy yếu tố văn hóa ĐMST có tác động mạnh đến kết quả ĐMST
và năng suất chất lượng ở các ngành giống, chăn nuôi, thủy sản
và trồng trọt. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp
trong các ngành giống, chăn nuôi, thủy sản và trồng trọt có văn
hóa ĐMST, các nhân viên sẽ luôn năng động, có nhiều sáng kiến
hơn trong công việc, mối quan hệ giữa nhân viên với công ty được
gắn kết hơn, nhờ đó phát huy năng lực của nhân viên đối với đổi
mới sáng tạo và năng suất chất lượng của tổ chức.
Xây dựng văn hóa ĐMST ở cấp độ doanh nghiệp trong bối
cảnh cách mạng công nghiệpp 4.0 cần áp dụng mô hình văn hóa
ĐMST do Rao & Weinstraub (2013) đề xuất. Đây là một công cụ
mang tính khoa học và thực tiễn cao cho các doanh nghiệp Việt
Nam trong việc chuẩn đoán và đánh giá văn hóa ĐMST của công
ty để nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu để có thể đề ra các giải
pháp xây dựng và phát triển văn hóa ĐMST một cách phù hợp. Mô
hình văn hóa ĐMST của Rao & Weintraub gồm có 6 khía cạnh:
Các nguồn lực, các quá trình, thành công, các giá trị, các hành vi,
và môi trường làm việc. Mỗi khía cạnh gồm có 3 nhân tố và trong
mỗi nhân tố có 3 tiêu chí. Mô hình đã được hai tác giả kiểm chứng
138
dựa trên khảo sát 1026 nhà quản lý các cấp tại 15 công ty có trụ sở
ở Mỹ, châu Âu, Mỹ La tinh và châu Á trong suốt hơn 2 năm. Theo
mô hình này, các bước để hình thành văn hóa ĐMST như sau:
Thứ nhất, xác định xem văn hóa của doanh nghiệp mình đã
sẵn sàng cho ĐMST ở mức độ nào. Tùy thuộc vào đặc thù ngành
mà các doanh nghiệp có thể nhấn mạnh khía cạnh này hay khía
cạnh khác trong 6 khía cạnh đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp.
Để có thể hiểu rõ bức tranh tổng thể về văn hóa doanh nghiêp
mình, những điểm mạnh và hạn chế của văn hóa doanh nghiệp
hiện nay đối với ĐMST, lãnh đạo doanh nghiệp có thể thực hiện
phỏng vấn các cán bộ quản lý cấp trung, khách hàng, đối tác chiến
lược và người lao động.
Thứ hai, xác định những vấn đề cần chú trọng khi thay đổi
văn hóa doanh nghiệp hướng đến ĐMST. Đó là tập trung vào
khai thác các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu của văn hóa
ĐMST hiện nay trong các doanh nghiệp nông nghiệp. Các điểm
mạnh bao gồm “văn hóa giao tiếp cởi mở dân chủ thẳng thắn,
phát huy ý tưởng sáng tao” (3,88 điểm); tiếp theo là “văn hóa
trao quyền để thực hiện công việc một cách sáng tạo và hiệu quả”
(3,74 điểm); Các chỉ tiêu còn lại về “chia sẻ giá trị cốt lõi...” và
“nhân viên luôn phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo” đều được
3,68 điểm. Điểm còn hạn chế là văn hóa chia sẻ và tiếp nhận tri
thức còn chưa được phát triển rộng khắp, chưa có văn hóa dám
đương đầu với rủi ro. Doanh nghiệp phải coi việc chia sẻ tri thức
là chuẩn mực về hành vi của lãnh đạo và toàn bộ nhân viên, tạo
điều kiện thuận lợi nhất để hoạt động này thực sự có hiệu quả
thông qua các biện pháp cụ thể như tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh
nghiệm và phổ biến kiến thức mới, phát triển quan hệ hợp tác
trong và ngoài nước để tiếp nhận tri thức mới. Bên cạnh đó, cần
139
hình thành và nuôi dưỡng văn hóa khởi nghiệp, dám đương đầu
với rủi ro và bao dung với sự thất bại không chỉ trong các doanh
nghiệp mà còn từ nhà trường, gia đình và lan tỏa tinh thần đó rộng
khắp ra cộng đồng.
Thứ ba, khởi đầu xây dựng văn hóa ĐMST với quy mô nhỏ,
từng bước phát triển và mở rộng phạm vi một cách chắc chắn.
Việc thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi là một quá trình lâu
dài nên có thể lựa chọn một vài khía cạnh của văn hóa ĐMST có
tính khả thi cao nhất để thực hiện thí điểm để rút kinh nghiêm và
mở rộng sang các khía cạnh khác. Từ gợi ý của mô hình và thực
trạng ĐMST của doanh nghiệp nông nghiệp, để xây dựng và phát
triển văn hóa ĐMST, doanh nghiệp có thể tập trung vào các nội
dung sau đây: i) nâng cao nhận thức về giá trị ĐMST, coi ĐMST
là mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Facebook hay Google
là những công ty tiên phong về văn hóa ĐMST. Văn hóa ĐMST
đã và đang trở thành một trong những chiến lược điều hành của
họ; ii) tạo lập môi trường khuyến khích các hành vi ĐMST; iii) sử
dụng hiệu quả nguồn lực ĐMST làm đòn bẩy cho việc thay đổi
văn hóa doanh nghiệp theo hướng ĐMST.
Để áp dụng thành công mô hình văn hóa ĐMST do Rao
& Weinstraub (2013) đề xuất vào phát triển văn hóa ĐMST, các
doanh nghiệp nông nghiệp cần đảm bảo một số điều kiện sau:
Thứ nhất, điều kiện tiên quyết để xây dựng văn hóa ĐMST
cho doanh nghiệp. là phải có sự cam kết mạnh mẽ và sự ủng hộ
thiết thực của các nhà lãnh đạo cấp cao. Các nhà quản lý cần
phải thay đổi phong cách và hành vi theo hướng trao quyền, hoặc
phong cách lãnh đạo chuyển đổi tức là phải hướng dẫn, hỗ trợ và
phản hồi thông tin đến cấp dưới hiệu quả.
140
Thứ hai, tham gia và chia sẻ trách nhiệm của mọi thành viên
trong ĐMST và kết nối cộng tác làm việc nhóm cần triển khai
đến các cấp quản lý thấp hơn và đến bản thân mỗi người lao động
hoặc tổ nhóm làm việc. Trong kỷ nguyên số, điều này trở nên dễ
dàng hơn bao giờ hết nhờ tác động của công nghệ. Tuy nhiên hiện
tại ĐMST chưa trở thành mối quan tâm chung của mọi người lao
động. Chỉ có các nhà quản lý cấp cao hoặc nhóm chuyên gia là
nhận thức được các vấn đề ĐMST vì nhân viên ít khi được thảo
luận về ĐMST.
Thứ ba, cần biến các hành vi ĐMST trở thành thói quen
không thể thiếu, thành tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện công
việc trong doanh nghiệp. Để đảm bảo điều kiện này, doanh nghiệp
cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho ĐMST, nhấn mạnh các mục
tiêu cần đạt trong mỗi giai đoạn vì xây dựng và phát triển văn
hóa doanh nghiệp đòi hỏi thời gian nhất định và không thể thay
đổi một sớm một chiều. ĐMST mới chỉ bắt đầu trong các doanh
nghiệp nông nghiệp Việt Nam nên cần quan tâm trước hết đến
thay đổi nhận thức, thái độ đối với ĐMST để từ đó có các hành vi
thúc đẩy ĐMST.
Thứ tư, nhanh chóng thử nghiệm những ý tưởng mới và trân
trọng thành công và cả những thất bại. Khuyến khích người lao
động nhanh chóng thực hiện thử ý tưởng mới sẽ giúp doanh nghiệp
nhanh chóng biết được ý tưởng đó có thành công hay không. Việc
chờ đợi một ý tưởng thật hoàn hảo trước khi đưa vào thực hiện sẽ
làm giảm nhiệt huyết và hứng thú của nhân viên trước khi dự án
có cơ hội được thực hiện. Bên cạnh đó, cần trân trọng những bài
học có được từ thất bại và áp dụng chúng cho những dự án tiếp
theo, mục đích không phải khuyến khích sự thất bại mà là nuôi
dưỡng sự đổi mới liên tục để nhanh chóng thành công.
141
Thứ năm, phải có được tư duy linh hoạt, sẵn sàng từ bỏ để
đón nhận cái mới, đây là điều vô cùng quan trọng trong kỉ nguyên
số. Công nghệ làm thay đổi nhanh chóng các quy trình nghiệp vụ
và sự tương tác với khách hàng, làm mờ ranh giới giữa đối tác
và đối thủ, do đó để tối ưu được những giá trị mà chuyển đối số
mang lại, doanh nghiệp cần phản ứng nhạy bén với những thay
đổi trong công nghệ, vừa có khả năng đổi mới, vừa có thể nhanh
chóng thích nghi, có hành động phản ứng với những thay đổi
trong thị trường.
4.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến tri thức khoa học công
nghệ cho doanh nghiệp
Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng của tiến bộ xã
hội. Hiện nay cạnh tranh giữa các quốc gia không còn dựa vào
tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân công giá rẻ, mà dựa vào sức
mạnh của tri thức, năng lực sáng tạo. Để sớm đưa Việt Nam ra
khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại đòi hỏi phải lựa chọn con đường phát
triển rút ngắn, phát huy cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí
tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo dựa trên nền tảng
tri thức KHCN. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhân
tố “tri thức” có mức độ tác động lên kết quả đổi mới sản phẩm
và quy trình khá lớn (hệ số tác động 0,279) và lên kết quả đổi
mới marketing rất mạnh mẽ (0,709). Do đó, tuyên truyền và phổ
biến tri thức KHCN cho các doanh nghiệp đóng vai trò hết sức
quan trọng. Chiến lược phát triển KHCN Việt Nam giai đoạn
2011-2020 đã xác định hoạt động tuyên truyền, phổ biến tri thức
KHCN là một trong 6 giải pháp chủ yếu để phát triển KHCN
Việt Nam: “Đẩy mạnh hoạt động truyền thông và tuyên truyền
sâu rộng trong xã hội, đặc biệt là trong các doanh nghiệp về chủ
142
trương, chính sách, pháp luật về KHCN, về vai trò động lực then
chốt của KHCN đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
nhằm nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, sự đồng thuận và ủng
hộ mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động KHCN”
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cần số hóa
việc tuyên truyền phổ biến tri thức trong doanh nghiệp nhằm tổng
hợp, hệ thống hóa, lưu trữ và phổ biến tri thức KHCN, tạo môi
trường thuận lợi thu hút mọi doanh nghiệp tham gia, khơi dậy, lan
tỏa niềm đam mê KHCN của mọi người dân, mọi doanh nghiệp,
đặc biệt là thế hệ trẻ, đội ngũ trí thức và các doanh nghiệp công
nghệ thông tin trong việc tạo lập, làm giàu và phổ biến tri thức. Đề
án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 nhằm
thực hiện các quy định của Luật KH&CN năm 2013 về việc phổ
biến kiến thức KHCN và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017
của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là một trong những chương
trình hành động rất đúng đắn và hữu ích của Nhà nước nhằm thực
hiện mục tiêu trên. Do đó, các bên liên quan cần tích cực tạo điều
kiện để đề án được triển khai và thực hiện có hiệu quả, từ đó giúp
mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng
tạo được chủ động sử dụng các dữ liệu và công cụ của Hệ tri thức
Việt số hóa, phát triển các công cụ tìm kiếm, dịch thuật, khai phá
dữ liệu, quản trị tri thức, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tương tác xã
hội vào phục vụ mục tiêu ĐMST trong doanh nghiệp.
Để tăng cường quản trị tri thức, trong nội bộ mỗi doanh
nghiệp nông nghiệp cần tập trung giải quyết 3 vấn đề quan
trọng là:
143
Thứ nhất, xây dựng các kênh thông tin phù hợp để người lao
động trong nông nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được các nguồn
kiến thức và tri thức. Theo đó, doanh nghiệp nên chủ động tổ chức
các buổi tọa đàm, hội thảo với quy mô phù hợp để chia sẻ và phổ
biến tri thức cho người lao động. Để làm điều này, cần chú trọng
đầu tư nâng cấp hệ thống mạng nội bộ cùng với việc bổ sung,
nâng cấp cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Bên cạnh website chính
thức của công ty thì doanh nghiệp cũng nên sử dụng facebook
hay youtube để chia sẻ thông tin và phổ biến tri thức với các hình
thức thảo luận mở trên mạng xã hội, khuyến khích người lao động
đóng góp ý kiến, phản biện và chia sẻ quan điểm của mình. Bên
cạnh đó, email nội bộ cũng là kênh truyền thông rất tốt tuy nhiên
có thể không thu hút rộng rãi người lao động tham gia. Do đó, cần
tận dụng hiệu quả các kênh khác như website, facbook... và nâng
cao tính hấp dẫn của chúng bằng việc thiết kế trình bày các thông
tin một cách bắt mắt.
Thứ hai, các doanh nghiệp cần phải xây dựng được văn hóa
doanh nghiệp khuyến khích việc chia sẻ tri thức nhằm tạo điều
kiện cho mọi nhân viên hòa nhập vào môi trường sáng tạo tri thức
và chia sẻ chúng. Để có thể xây dựng và duy trì văn hóa tổ chức
hướng tới chia sẻ tri thức và đổi mới sáng tạo, ngoài việc xây
dựng cơ sở vật chất cho việc chia sẻ tri thức, doanh nghiệp cần
chú trọng tới các vấn đề sau: i) xây dựng các chương trình đào tạo
hòa nhập để văn hóa chia sẻ và đổi mới săn sâu trong từng người
lao động; ii) đưa ra các tuyên bố giá trị về sự khuyến khích chia sẻ
tri thức và đổi mới. Để có thể thúc đẩy việc chia sẻ tri thức trong
doanh nghiệp, các nhà quản lý cần phải xây dựng tầm nhìn và hệ
thống giá trị rõ ràng để đảm bảo rằng người lao động hiểu, chia sẻ
và tuân thủ các giá trị này. Ngoài ra doanh nghiệp cũng nên xây
144
dựng cho mình các chế độ, chính sách tuyên dương, khen thưởng
đối với các cá nhân, tập thể có đóng góp cho việc chia sẻ tri thức,
nhằm tạo động lực cho các cá nhân tham gia tích cực hơn vào hoạt
động này.
Thứ ba, tăng cường mối quan hệ nội bộ giúp chia sẻ tri thức.
Mối quan hệ nội bộ chặt chẽ và thống nhất sẽ thúc đẩy chia sẻ
thông tin, hình thành một khối thống nhất giúp doanh nghiệp tiết
kiệm được thời gian và nâng cao hiệu quả kinh doanh, vận hành.
Nếu nhân viên hoạt động riêng rẽ tách rời và thiếu chia sẻ thì sẽ
hạn chế năng lực đổi mới của tổ chức. Vì vậy, mạng lưới quan
hệ nội bộ doanh nghiệp cần được duy trì chặt chẽ hài hòa giữa
các quản lý cấp cao với nhau và với nhân viên cấp dưới, giữa các
phòng ban cũng như giữa các chi nhánh trong hệ thống hoạt động
của doanh nghiệp. Mối liên kết đó sẽ trở nên khó quản lý khi
phạm vi và quy mô hoạt động của doanh nghiệp được mở rộng.
Để hạn chế những khó khăn trong quản lý và nâng cao mạng lưới
quan hệ nội bộ cho những doanh nghiệp lớn, công nghệ là một
giải pháp hoàn hảo và thiết yếu. Doanh nghiệp có thể sử dụng
các gói công nghệ hữu dụng nhằm nâng cao kết nối nội bộ như
Outlook, Lync, Skype, Gmail,... sẽ không chỉ tiết kiệm thời gian
mà còn giúp thông tin nội bộ được chuyển giao chính xác, linh
hoạt, an toàn và bảo mật cao. Doanh nghiệp cần chú trọng các
hoạt động nội bộ đẩy mạnh liên kết các thành viên như xây dựng
nhóm làm việc, cuộc thi sáng tạo nội bộ.
Năng lực KHCN của doanh nghiệp nông nghiệp còn được
tăng cường thông qua thúc đẩy hoạt động CGCN và cải thiện
năng lực tiếp nhận công nghệ của các doanh nghiệp. Thực tế việc
áp dụng KHCN tại doanh nghiệp còn hạn chế bên cạnh nguyên
nhân từ bản thân công nghệ còn do công nghệ chưa được chuyển
145
giao tới doanh nghiệp và khả năng sử dụng công nghệ mới của
doanh nghiệp nông nghệp còn thấp. Các kết quả nghiên cứu đưa
vào ứng dụng trong thực tiễn còn khá thấp, số lượng và giá trị
các hợp đồng CGCN còn ít, chưa có nhiều doanh nghiệp quan
tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và CGCN, bên cạnh đó
nhiều doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ mới nhưng người lao
động không đủ trình độ vận hành và sử dụng hiệu quả công nghệ
mới. Kết quả nghiên cứu định lượng chỉ ra rằng quản trị tri thức,
CGCN trong linh vực giống - hỗn hợp còn nhiều hạn chế so với
các lĩnh vực khác của ngành nông nghiệp, do đó cần tập trung giải
pháp cho lĩnh vực này.
Để thúc đẩy các dịch vụ CGCN cho doanh nghiệp (đặc biệt
trong lĩnh vực giống - hỗn hợp), cần chú ý các vấn đề sau đây:
- Thúc đẩy các hoạt động môi giới CGCN, tư vấn CGCN,
đánh giá công nghệ, định giá công nghệ, giám định công nghệ,
xúc tiến CGCN cho doanh nghiệp nông nghiệp;
- Phải “lựa chọn công nghệ phù hợp” đối với doanh nghiệp.
Công nghệ thích hợp có nghĩa là phải tính đến nhiều nhân tố ảnh
hưởng tới sản xuất, kinh doanh trong nước như: yếu tố dân số,
tài nguyên, môi trường văn hóa - xã hội và các hệ thống pháp lý
- chính trị. Như vậy, vấn đề không chỉ nằm trong tiêu chuẩn về
khoa học, mà còn nằm trong tiêu chuẩn hành vi, về đặc điểm văn
hóa - xã hội của công nghệ.
- Thực hiện đa dạng các hoạt động CGCN (bao gồm cả đối
tượng, luồng chuyển giao, nội dung lẫn hình thức) từ nước ngoài
vào Việt Nam. Phát huy năng lực nội sinh để nâng cao hiệu quả
CGCN. Muốn vậy, ngoài chú trọng đến năng lực nội sinh của các
địa phương và các vùng miền trong cả nước, cần phải chú trọng cả
146
việc nhập công nghệ và phát triển công nghệ nội sinh, từng bước
nâng cao tiềm lực nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp
Việt Nam.
- CGCN phải được đặt trong một quy hoạch, chiến lược gắn
với chính sách đổi mới. Một mặt, các doanh nghiệp phải tự mình
xây dụng các chiến lược kinh doanh. Mặt khác, Nhà nước cần lấy
các chiến lược và việc thực hiện chiến lược của daonh nghiệp làm
cơ sở để xem xét các vi phạm về CGCN.CGCN phải đảm bảo hiệu
quả kinh tế - xã hội. Nghĩa là, việc CGCN một mặt phải đảm bảo
mục tiêu trước mắt, mặt khác phải đảm bảo thực hiện mục tiêu
lâu dài.
- Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động CGCN theo hướng hình
thành cơ chế mới phù hợp với cơ chế thị trường với đặc thù của
hoạt động CGCN và yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế;
nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức và cá
nhân hoạt động CGCN.
- Cần đẩy mạnh đổi mới cơ chế và chính sách kinh tế - xã
hội, tạo nhu cầu ứng dụng thành tựu KHCN vào sản xuất và đời
sống; Tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường
công nghệ; Cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, thu hút công
nghệ mới; Phát triển các tổ chức trung gian, môi giới trên thị
trường công nghệ.
- Phát triển hệ thống thông tin quốc gia về các hoạt động
CGCN. Nhà nước cần tăng cường đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa
các cơ sở thông tin về hoạt động CGCN và các thành tựu ứng
dụng KHCN hiện có; Xây dựng và phát triển các hệ thống thông
tin KHCN quốc gia liên thông quốc tế; Xây dựng cơ chế, chính
sách đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho hoạt động CGCN, khuyến
147
khích các DN đầu tư đổi mới công nghệ; Thu hút nguồn vốn
FDI, sử dụng viện trợ phát triển chính thức đầu tư cho phát triển
KHCN; Khuyến khích thành lập quỹ phát triển KHCN và quỹ đầu
tư mạo hiểm có vốn ngân sách nhà nước.
Để nâng cao năng lực tiếp nhận công nghệ cho người lao
động, các doanh nghiệp cần mở các chương trình đào tạo chuyên
môn về kỹ thuật và quản lý công nghệ hoặc bổ sung đội ngũ
chuyên gia khuyến nông có khả năng tiếp nhân và sử dụng tri
thức công nghệ mới cho doanh nghiệp. Bên cạnh đào tạo nâng
cao năng lực tiếp nhận KHCN cho doanh nghiệp, cần tạo ra môi
trường tích cực và thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ mới.
Lãnh đạo doanh nghiệp trước hết phải tích cực và chủ động tìm
kiếm các mối quan hệ liên kết với các nhà nghiên cứu và tin tưởng
thực sự vào năng lực của các nhà khoa học để tạo mối quan hệ hợp
tác lâu dài. Tiếp theo, cần phải xây dựng kế hoạch đầu tư đổi mới
công nghệ một cách bài bản và theo hướng đảm bảo sự gắn bó và
phối hợp giữa phương hướng đổi mới với chiến lược kinh doanh.
Một vấn đề cũng quan trọng không thể thiếu là xây dựng và thực
hiện văn hóa đổi mới, hoàn thiện hệ thống cơ chế khuyến khích
lợi ích vật chất và tinh thần trong doanh nghiệp đảm bảo hài hòa
lợi ích của các bên, gắn yêu cầu quyền lợi với trách nhiệm trong
việc quản lý và đổi mới công nghệ.
4.2.5. Tăng cường mối quan hệ liên kết, hợp tác trong hệ thống
đổi mới sáng tạo
Từ kết quả nghiên cứu định lượng, ta có thể thấy mức độ tác
động của biến “liên kết” lên kết quả “đổi mới sản phẩm và quy
trình “là lớn nhất (hệ số hồi quy 0,368). Nếu so sánh theo nhóm
ngành thì tác động của biến “liên kết” lên nhóm ngành trồng trọt
148
là lớn nhất (0,398), lên nhóm ngành chăn nuôi - thủy sản lớn thứ
nhì (0,301), tiếp theo là nhóm ngành “giống - hỗn hợp” (0,260) và
“liên kết” không có tác động trong ngành “dịch vụ” (P = 0,075).
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, để thúc đẩy ĐMST cho các
doanh nghiệp thì tăng cường mối quan hệ liên kết giữa các bên
tham gia của hệ thống ĐMSTtrong đó nhấn mạnh vai trò trung
tâm, then chốt của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Thúc đẩy
mối quan hệ liên kết sẽ phát huy hiện quả rất lớn nhất đối với
ĐMSTtrong ngành trồng trọt, tiếp đến là ngành chăn muôi - thủy
sản và ngành giống - hỗn hợp.
• Mối quan hệ kết nối “4 nhà”, “5 nhà” ở Việt Nam hiện
nay chưa thông suốt, kết nối giữa nhà khoa học và cộng đồng
doanh nghiệp hiện còn nhiều hạn chế, còn khoảng cách khá xa
giữa nghiên cứu khoa học và nhu cầu của doanh nghiệp, các chuỗi
giá trị nông nghiệp còn phân tán, hợp tác tập thể còn hạn chế ở
cấp nông hộ, nông dân và doanh nghiệp chưa tìm được tiếng nói
chung để cùng chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro... Để thúc đẩy mối
quan hệ này có hiệu quả, cần chú ý các giải pháp sau:
Trước hết, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoach phát triển
mạng lưới quan hệ trong tương lai cho mỗi mục tiêu ĐMST. Kế
hoạch này thường được tạo lập trước khi tìm kiếm và xây dựng
các mạng lưới quan hệ với các bước như: Khảo sát các mối quan
hệ tiềm năng trong thời điểm hiện tại và tương lai, đặt câu hỏi liệu
rằng các mối quan hệ đó có đáp ứng được kết quả đổi mới mong
muốn hay không, đề ra cách ứng xử và duy trì sau khi thiết lập
mạng lưới quan hệ.
Thứ hai, doanh nghiệp cần tăng cường mức độ tiếp xúc và
tương tác với các đối tác trong hệ thống ĐMST. Các mối tương
149
tác mạng lưới bao gồm tương tác giữa 4 chủ thể chính là doanh
nghiệp - nhà khoa học - nhà nông - nhà nước mà còn với các đối
tác khác như giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành, giữa doanh
nghiệp với các nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh, giữa doanh
nghiệp với khách hàng, giữa doanh nghiệp với các tổ chức tài
chính và các nhà đầu tư mạo hiểm, giữa doanh nghiệp với các tổ
chức trung gian tư vấn CGCN.
Các hình thức tương tác của doanh nghiệp với các bên liên
quan thông qua các hợp đồng CGCN với các tổ chức nghiên cứu,
các hợp đồng vay vốn với các tổ chức tài chính, các hợp đồng hợp
tác đầu tư với doanh nghiệp, các hợp đồng đầu tư với các nhà đầu
tư mạo hiểm, các hợp đồng mua sắm công nghệ thiết bị với các
nhà cung cấp, các báo cáo nghiên cứu đánh giá nhu cầu của khách
hàng, các văn bản bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoặc các hợp đồng
CGCN cung cấp bởi các tổ chức trung gian tư vấn tại các trường
đại học, các văn bản pháp lý của Chính phủ về khuyến khích
ĐMST trong doanh nghiệp.
Các biện pháp tăng cường tham gia có hiệu quả của doanh
nghiệp vào tương tác mạng lưới nên thông qua việc nâng cao hiệu
lực của các hợp đồng hợp tác giữa 2 bên, trong đó doanh nghiệp
phải là người tích cực chủ động, xây dựng mối quan hệ hợp tác
lâu dài trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích. Phải xây dựng cơ chế
hợp tác và thành lập các bộ phận chuyên trách thực hiện xúc tiến
các mối quan hệ hợp tác ví dụ phòng R&D thực hiện các hợp đồng
hợp tác nghiên cứu với các trường đại học - viện nghiên cứu hoặc
các doanh nghiệp khác.
Thứ ba, để nâng cao hiệu quả của các mối quan hệ liên kết
với đối tác, doanh nghiệp cũng phải tự nâng cao năng lực tiếp
150
nhận và làm chủ KHCN mới của mình. Muốn vậy cần mở các
chương trình đào tạo chuyên môn về kỹ thuật và quản lý công
nghệ hoặc bổ sung đội ngũ chuyên gia kỹ thuật có trình độ tay
nghề vững vàng, có khả năng tiếp nhân và sử dụng tri thức công
nghệ mới cho doanh nghiệp. Bên cạnh đào tạo nâng cao năng lực
tiếp nhận KHCN cho doanh nghiệp, cần tạo ra môi trường tích
cực và thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ mới thông qua xây
dựng và thực hiện văn hóa đổi mới, hoàn thiện hệ thống cơ chế
khuyến khích đổi mới trong doanh nghiệp để hài hòa lợi ích của
các bên, đảm bảo gắn yêu cầu, quyền lợi với trách nhiệm trong
việc quản lý và đổi mới công nghệ.
Trong các mối quan hệ với đối tác, quan hệ giữa doanh
nghiệp và trường đại học được coi là tác nhân quan trọng nhất
thúc đẩy ĐMST của doanh nghiệp. Để phát triển mối quan hệ
giữa doanh nghiệp và nhà khoa học, doanh nghiệp cần tích cực
chủ động trong việc thể hiện vai trò của mình vừa là người sử
dụng công nghệ vừa là người trung gian chuyển nhu cầu của thị
trường thành các vấn đề nghiên cứu. Muốn vậy bộ phận R&D của
doanh nghiệp cần nắm bắt chính xác nhu cầu của khách hàng và
chủ động gặp gỡ đặt vấn đề với các trường đại học - viện nghiên
cứu (có thể thông qua trung tâm tư vấn CGCN tại các trường đại
học). Không chỉ hợp tác trong việc tìm hiểu nhu cầu của khách
hàng cho các đề tài nghiên cứu, doanh nghiệp còn cần phối hợp
chặt chẽ với trường đại học trong việc CGCN, đào tạo và tư vấn
cho doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ mới và thương
mại hóa kết quả nghiên cứu. Doanh nghiệp cần phối hợp với các
trường - viện trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng và đa dạng
hóa các hình thức hợp tác bao gồm diễn đàn liên ngành và ngành,
các câu lạc bộ công nghệ để đối thoại trực tiếp giữa người sản xuất
151
và người sử dụng công nghệ, tổ chức các hội thảo chia sẻ thông tin
KHCN, hợp tác trong nghiên cứu phát triển, tổ chức các sự kiện
KHCN giữa doanh nghiệp với các Viện nghiên cứu và các trường
đại học.
Tại các trường đại học, cần thành lập một trung tâm tư vấn
CGCN (là bộ phận trung gian ươm tạo và CGCN) tại các trường
đại học. Khi đã có sản phẩm nghiên cứu tốt, các trung tâm tư vấn
CGCN tại các trường đại học cần phải hoạt động chuyên nghiệp
trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Trung tâm tư vấn
CGCN không nên chỉ là nơi cấp li - xăng công nghệ, mà còn quản
lý giảng viên và các nhà nghiên cứu trong trường đại học, bao
gồm cả việc theo dõi việc chuyển giao và thỏa thuận khác, đào tạo
giảng viên và thiết lập chính sách thống nhất cho các trường đại
học để tránh các vấn đề về sở hữu trí tuệ. Các trường đại học phải
thiết lập được cơ chế chính sách thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ
và CGCN tại trường đại học, nhằm khuyến khích CGCN, hỗ trợ
và tư vấn về kỹ thuật, sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp.
Về phía Chính phủ, cần thúc đẩy hợp tác CGCN đại học -
doanh nghiệp; tư vấn đào tạo về sở hữu trí tuệ và giúp các trường
đại học cung cấp thông tin về kết quả nghiên cứu khoa học nhằm
đưa ra thêm lựa chọn đối mới công nghệ cho doanh nghiệp. Kinh
nghiệm quốc tế, chủ yếu ở các nước OECD cho thấy quá trình
hoạch định chính sách phát triển hoạt động chuyển giao tri thức
và thương mại hóa kết quả nghiên cần xem xét một số khía cạnh
sau đây:
- Chính sách chuyển giao và thương mại cần phải được thích
nghi với môi trường kinh tế và nghiên cứu công cụ thể của quốc
gia và thậm chí khu vực;
152
- Hệ thống pháp luật gồm Luật Sáng chế, Luật Sở hữu trí tuệ
và Luật Lao động cần ổn định và minh bạch với sự thực thi hiệu
quả. Những luật này giữ vai trò quan trọng giúp cho hoạt động
chuyển giao tri thức và thương mại hóa thành công;
- Chính phủ cần cam kết tài trợ cho giáo dục kỹ thuật và
khoa học, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng liên quan để cho nghiên
cứu của các trường đại học không bị ảnh hưởng bởi đầu tư cho
ngành công nghiệp và thương mại;
- Cần duy trì sự xuất sắc trong nghiên cứu vì không có
nghiên cứu tốt thì sẽ có rất ít thành tựu để chuyển giao và thương
mại hóa;
- Cần có các chiến lược mới để liên kết giảng dạy, nghiên
cứu và thương mại hóa, chẳng hạn như giảng cho sinh viên về
kinh doanh khởi nghiệp, nên được đẩy mạnh; có các chính sách
khuyến khích các doanh nhân sinh viên cũng như các nhà nghiên
cứu hàn lâm.
• Mối quan hệ liên kết chuỗi giá trị nông sản: Quan hệ
hợp tác trong hệ thống ĐMST còn được nhìn nhận ở khía cạnh
liên kết trong chuỗi giá trị. Trong nông nghiệp, đó là liên kết giữa
đầu vào và đầu ra, gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu
thụ theo chuỗi giá trị nông sản bền vững trên cơ sở phát huy lợi
thế của từng vùng và bảo vệ môi trường tự nhiên sinh thái. Chuỗi
giá trị bao gồm sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau như
người sản xuất, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch
vụ,... Để tạo nên một chuỗi giá trị sản phẩm hoàn thiện, các đối
tượng tham gia chuỗi phải có sự phối hợp đồng đều và chặt chẽ
với nhau. Hiện nay ở Việt Nam, thách thức lớn nhất đối với chuỗi
giá trị nông sản là rào cản hợp tác giữa doanh nghiệp và người
153
nông dân. Mặc dù đã được quan tâm rất lớn nhưng cho đến nay,
doanh nghiệp và người nông dân vẫn chưa tìm được tiếng nói
chung. Đa số các doanh nghiệp chỉ thu mua nông sản qua thương
lái và nông dân cũng chỉ có thể thông qua thương lái để tiêu thụ
sản phẩm. Để có thể hoàn thiện một chuỗi giá trị nông sản, các
mắt xích trong chuỗi phải hoạt động hiệu quả, cụ thể:
Đối với người nông dân, trước hết cần tuyên truyền, vận
động, giải thích, nâng cao nhận thức của nông dân về lợi ích
khi tham gia liên kết sản xuất. Người nông dân cần phải được
đào tạo để thay đổi tư duy từ sản xuất nông hộ quy mô nhỏ sang
trang trại quy mô lớn, trang bị năng lực ứng dụng công nghệ
hiện đại của nông nghiệp công nghệ cao, hướng đến mục tiêu
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất để giảm chi phí,
tăng lợi nhuận.
Đối với doanh nghiệp, rất cần có các doanh nghiệp đủ tầm,
đủ năng lực và tâm huyết để tham gia vào mô hình liên kết. Do
đó, cần có các chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tàu (có
thể là doanh nghiệp nắm đầu ra, hoặc nắm sản phẩm trung gian),
đảm bảo điều kiện về tiềm lực tài chính, đủ sức tạo ra ảnh hưởng
mạnh, hoạt động chuyên nghiệp và có thương hiệu dẫn dắt chuỗi
liên kết. Đặc biệt, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách đầu tư,
thu mua hấp dẫn, dựa trên nền tảng chia sẻ lợi ích và rủi ro hợp
lý, xây dựng quy chuẩn về sản phẩm, ký hợp đồng với nông hộ để
người dân giao sản phẩm đảm bảo chất lượng. Các điều kiện để
doanh nghiệp thực hiện liên kết thành công là phải có đủ diện tích
sản xuất nông nghiệp theo tiêu chí cánh đồng lớn và phải có đủ
máy móc, kho bãi phục vụ chăm sóc, thu hoạch phù hợp với quy
mô diện tích, sản lượng của từng cánh đồng liên kết.
154
Đối với Nhà nước, với vai trò là chất xúc tác cho mối liên
kết bền vững phải đưa ra các chiến lược khả thi với tầm nhìn trong
dài hạn, để từ đó có thể ban hành các chính sách thiết thực và phải
nỗ lực thực hiện để phục vụ cho việc nâng cao chuỗi giá trị, điển
hình là những chính sách tháo gỡ về nguồn vốn và đất đai cho
doanh nghiệp và nông dân.Để việc hợp tác, liên kết sản xuất đạt
kết quả tốt, các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục rà soát điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm
phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi
khí hậu từng vùng, miền. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp
hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối
với các sản phẩm chủ lực quốc gia; đồng thời, khuyến khích phát
triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; gắn với chế biến tiêu
thụ, xây dựng thương hiệu các nông sản chủ lực nhằm nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Điểm cơ bản và cốt lõi của các mô hình sản xuất hiệu
quả trong nông nghiệp chính là xây dựng các mối liên kết ngang
(nông dân với nông dân) để thực hiện hành động tập thể và liên
kết dọc (nông dân với doanh nghiệp) để xây dựng kênh phân phối
mới của các tác nhân trong chuỗi giá trị, đáp ứng yêu cầu thị
trường hiệu quả nhất dựa trên nguyên tắc các bên tham gia bình
đẳng, cùng có lợi. Do đó, bên cạnh tăng cường liên kết giữa doanh
nghiệp và nông dân, cần phát triển mạnh mẽ tổ hợp tác để thúc
đẩy liên kết giữa nông dân với nông dân, tăng cường vai trò của
HTX để hỗ trợ nông dân. Các HTX này đảm nhận cung cấp các
dịch vụ sản xuất cả ở đầu vào và đầu ra cho hộ xã viên như cung
cấp vật tư, phân bón, nguyên liệu thức ăn gia súc, bảo vệ thực vật
và tiêm phòng cho gia súc, gia cầm. HTX cũng là cầu nối giữa
doanh nghiệp với nông hộ, đại diện cho hộ ký hợp đồng cung cấp
155
nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản,
bảo vệ quyền lợi cho xã viên. Để HTX hoạt động hiệu quả trong
mô hình liên kết, cần có sự đào tạo cho các HTX về kiến thức
quản lý và tuyên truyền, kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp
liên kết cùng với các HTX, hộ nông dân trong quá trình tổ chức
sản xuất, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.
4.2.6. Thúc đẩy đầu tư R&D trong doanh nghiệp
R&D luôn đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển
kinh tế đất nước, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty tiên tiến, công ty đa
quốc gia. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
R&D vừa có được những sự thuận lợi của việc ứng dụng những
thành tựu KHCN mới, vừa là sức ép đối với các doanh nghiệp
trong việc nghiên cứu để sáng tạo ra những công nghệ cao phù
hợp với nhu cầu của thị trường trong bối cảnh nền kinh tế chuyển
đổi số. Trong khi các nước công nghiệp phát triển rất quan tâm
đầu tư cho R&D và tỷ trọng vốn đầu tư cho R&D từ khối doanh
nghiệp chiếm chủ yếu thì ở Việt Nam, đầu tư cho R&D vẫn chủ
yếu là do nhà nước và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng
mức, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp thì hoạt động R&D lại
càng hạn chế. Như vậy, việc thúc đẩy R&D trong doanh nghiệp
nói chung và doanh nghiệp nông nghiệp nói riêng là vô cùng cần
thiết. Để thúc đẩy R&D trong doanh nghiêp, có một số giải pháp
cơ bản như sau:
- Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp nông nghiệp về vai
trò của R&D
Để giải quyết vấn đề này, đầu tiên các doanh nghiệp cần
thay đổi nhận thức đầu tư cho nghiên cứu phát triển chính là đầu
156
tư để phát triển bền vững, giúp doanh nghiệp ổn định và phát
triển trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp cần
“hy sinh” một phần lợi nhuận để đầu tư nhiều hơn cho nghiên
cứu phát triển và chuyển giao công nghệ nhằm duy trì sự tồn tại
và lợi thế cạnh tranh dài hạn trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.
Việc tạo cơ hội học tập, giao lưu và chia sẻ các kinh nghiệm giữa
các doanh nghiệp cũng là một cách rất khả thi trong việc giúp các
doanh nghiệp nâng cao được nhận thức về vai trò của nghiên cứu
và phát triển.
- Tăng cường đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ phụ trách
R&D trong các doanh nghiệp nông nghiệp.
Hiện nay số lượng các doanh nghiệp nông nghiệp có cán bộ
chuyên trách về các hoạt động nghiên cứu và phát triển chiếm tỷ
lệ rất nhỏ và đa số là kiêm nhiệm. Để tăng cường năng lực cho
đội ngũ cán bộ phụ trách R&D, các doanh nghiệp nên tổ chức các
hoạt động sau:
+ Xây dựng các chương trình đào tạo theo từng lĩnh vực
hoạt động: nghiên cứu phát triển, tiếp nhận công nghệ, đổi mới
sản phẩm, đổi mới quy trình trên cơ sở nghiên cứu tập hợp nhu
cầu của các doanh nghiệp. Trong nông nghiệp chú ý những tiến
bộ kỹ thuật mới, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học,
công nghệ thông tin, chọn tạo giống, bảo vệ thực vật, công nghệ
sinh thái...
+ Xây dựng đội ngũ cộng tác viên gồm các chuyên gia hàng
đầu trong từng lĩnh vực để họ tham gia thiết kế và triển khai các
hoạt động đào tạo cho doanh nghiệp. Đồng thời ban hành chính
sách thích hợp để khuyến khích và thu hút các cán bộ tham gia các
hoạt động R&D.
157
+ Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo về R&D định kỳ
theo năm, theo quí trên cơ sở xác định nhu cầu đào tạo theo từng
chủ đề của doanh nghiệp. Chương trình đào tạo cần xác định đúng
đối tượng có nhu cầu, chương trình vừa phải đảm bảo lý thuyết,
vừa có thực tiễn phù hợp với thực trạng các ngành dịch vụ của tỉnh.
+ Tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về tổ
chức nghiên cứu, tiếp nhận công nghệ, đổi mới quy trình, đổi mới
sản phẩm giữa các doanh nghiệp.
+ Thúc đẩy hợp tác đào tạo CGCN giữa các trường đại học
các viện nghiên cứu của nhà nước và khu vực doanh nghiệp, thu
hút chất xám, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện nâng
cao kỹ năng cho lực lượng lao động.
- Tăng cường đầu tư vốn và cơ sở vật chất cho các hoạt
động R&D tại doanh nghiệp
Các hoạt động nghiên cứu yêu cầu phải có những điều kiện
làm việc thuận lợi thì mới đáp ứng được nhu cầu của quá trình
hoạt động, từ đó các sản phẩm tạo ra mới thực sự chất lượng và
phù hợp với thực tế xã hội. Hiện nay có thể thấy rằng điều kiện
làm việc cũng như môi trường nghiên cứu trong các doanh nghiệp
nói chung vẫn chưa thực sự toàn diện, chưa đáp ứng được nhu cầu
cho các nhà khoa học và các chuyên gia nghiên cứu. Những sản
phẩm, công cụ máy móc được tiếp nhận nếu hoạt động trong môi
trường không phù hợp thì chắc chắn không thể đạt được năng suất
tối đa như kỳ vọng. Do vậy việc đầu tư cơ sở vật chất là rất quan
trọng, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động nghiên cứu và
phát triển cũng như tiếp nhận, chuyển giao công nghệ.
Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư cho KHCN một cách hiệu quả, tạo dựng một đơn vị
158
nghiên cứu của chính họ. Còn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
thay vì đầu tư một khoản nhỏ từ doanh thu trước thuế 10% cho
R&D thì có thể liên kết cùng xây dựng các quỹ đầu tư cho KHCN
dựa trên hình thức đóng góp.
- Tăng cường huy động nguồn vốn ngân sách nhà nước và
nguồn vốn xã hội vào R&D trong các doanh nghiệp
Huy động vốn từ ngân sách nhà nước là một kênh huy động
vốn quan trọng cho hoạt động R&D của doanh nghiệp, qua đó
tạo động lực, kích thích doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đầu tư
cho đổi mới công nghệ thông qua đầu tư cho hoạt động R&D. Do
đó, các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm,
huy động nguồn vốn. Hiện nay Bộ KH&CN đã và đang thực hiện
các chương trình như: Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia;
Chương trình phát triển sản phẩm công nghệ cao; Quỹ Đổi mới
công nghệ quốc gia. Thông qua các chương trình và quỹ, doanh
nghiệp có thể nhận được những sự hỗ trợ phù hợp về tài chính, tư
vấn để phát triển, cải tiến sản phẩm, cải tiến đổi mới quy trình sản
xuất và chuyển giao công nghệ.
Việc huy động và phân bổ nguồn vốn ngân sách cho các
doanh nghiệp nông nghiệp tuy cũng có những ưu điểm nhất định
như doanh nghiệp có thể chủ động sử dụng được nguồn vốn vào
lĩnh vực được khuyến khích. Tuy nhiên nguồn vốn ngân sách có
hạn, do vậy doanh nghiệp cần phải huy động thêm từ các nguồn
vốn xã hội như: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xúc tiến đầu
tư, mở rộng truyền thông nhằm thu hút các nhà đầu tư vốn bằng
tiền cũng như vốn khoa học công nghệ vào doanh nghiệp; tăng
cường hợp tác với các tập đoàn, tổng công ty trong nước và nước
ngoài cùng góp vốn hình thành các quỹ đầu tư, trong đó có đầu
159
tư mạo hiểm và đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu phát triển;
Trong bối cảnh hiện nay, tranh thủ vốn ODA hoặc xây dựng các
dự án liên doanh với doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước sẽ
giúp tập hợp các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, trong đó có hoạt
động R&D.
Để phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm thúc đẩy khởi nghiệp
và đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, cần ban hành các quy định
về cấu trúc pháp lý và ưu đãi cho nhà đầu tư khi thành lập quỹ
đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. Để thu hút các quỹ đầu tư mạo
hiểm quốc tế, Chính phủ Việt Nam nên miễn giảm thuế đối với
phần thu nhập phát sinh khi nhà đầu tư mạo hiểm kết thúc thương
vụ. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần thành lập riêng một ban quản
lý hoạt động đầu tư mạo hiểm và tiến tới ban hành một đạo luật
riêng cho hoạt đông này cũng như thành lập Hiệp hội các nhà đầu
tư vốn mạo hiểm tại Việt Nam.
- Cải cách thể chế và chính sách thúc đẩy đầu tư R&D trong
đó có chính sách về sở hữu trí tuệ
Nhà nước cần cải cách thể chế và nâng cao hiệu quả của
các chính sách ưu đãi và hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp
có tiềm lực đầu tư vào nông nghiệp thông qua miễn, giảm tiền sử
dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; hỗ trợ tập trung
đất đai; tiếp cận, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao,
ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân
lực, phát triển thị trường; hỗ trợ đầu tư cơ sở; cung cấp dịch vụ
công và đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
Tiếp tục nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về bảo
hộ SHTT để các doanh nghiệp chủ động xây dựng, khai thác, bảo
160
vệ và phát triển tài sản trí tuệ, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp
có các sản phẩm chiến lược, có tiềm năng xuất khẩu. Để thực hiện
điều đó, Bộ KH&CN cần tích cực phối hợp với cục SHTT tổ chức
các buổi hội thảo, tọa đàm chia sẻ thông tin về mối quan hệ giữa
SHTT, năng lực cạnh tranh và chuyển giao công nghệ nhằm hoàn
thiện các văn bản hướng dẫn về SHTT, chính sách cạnh tranh và
chuyển giao công nghệ. Về phía các doanh nghiệp, cần chủ động
quan tâm nhiều hơn đối với bảo hộ, thực thi quyền SHTT, thiết
lập và thực hiện chính sách cạnh tranh và chiến lược về chuyển
giao công nghệ hợp lý, đưa ra những đề xuất cho các nội dung liên
quan trong sửa đổi Luật SHTT và Luật CGCN.
4.2.7. Tổ chức sản xuất và quản lý hệ thống đổi mới trong
doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng mô hình quản lý
đổi mới sáng tạo của Anton de Waal và cộng sự (2007). Dựa trên
tổng kết cơ sở lý thuyết về các yếu tố của quản lý đổi mới sáng tạo
kết hợp với 4 chức năng của quản lý, Anton de Waal và cộng sự
đã đề xuất ra một khuôn khổ quản lý đổi mới sáng tạo với 7 yếu tố
sau (1) Thiết lập chiến lược ĐMST, (2) Xây dựng văn hóa tổ chức
hỗ trợ ĐMST, (3) Hợp tác với các đối tác trong quá trình ĐMST,
(4) Phát triển các tiêu chí đo lường ĐMST một cách phù hợp và
đưa vào áp dụng, (5) Đề xuất và triển khai các quá trình ĐMST
phù hợp, (6) Sử dụng các công cụ ĐMST phù hợp, (7) Lãnh đạo
ĐMST (hình 4.1).
• Chiến lược ĐMST xác định các quá trình ĐMST phù hợp
nhất với mục tiêu và bối cảnh cụ thể của doanh nghiệp, giúp công
ty lựa chọn các dự án ĐMST một cách đúng đắn.
• Tổ chức hỗ trợ ĐMST. Văn hóa khuyến khích tư duy sáng
tạo và chấp nhận rủi ro; Văn hóa hỗ trợ và hướng dẫn sự theo đuổi
161
và nắm bắt các cơ hội kinh doanh; Các nhóm liên kết thúc đẩy
hợp tác giữa các bộ phận chức năng; Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, xóa
bỏ mọi rào cản ĐMST; Các nhà quản lý ở tất cả các cấp ủng hộ
ĐMST; Hệ thống khen thưởng khuyến khích ĐMST.
• Thiết lập các mối liên kết bên ngoài. Các doanh nghiệp cần
tích cực tham gia vào các mối liên kết mạng lưới cả chiều dọc và
chiều ngang để tiếp nhận và bổ xung các nguồn lực cần thiết cho
các dự án ĐMST.
• Thiết lập quy trình quản lý các quá trình ĐMST. Cần thiết
lập quy trình quản lý các hoạt động ĐMST và xây dựng các quy
định về cách thức thực hiện các hoạt động trong tổ chức, trong
một quy trình thống nhất.

Hình 4.1: Quản lý đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
• Các công cụ, kỹ thuật ĐMST là các kỹ thuật mang tính hệ
thống để giúp phân tích, chuẩn đoán và thực thi các hành động
162
trong quản lý quá trình ĐMST. Các công cụ có thể từ tương đối
đơn giản, ví dụ kỹ thuật sáng tạo ý tưởng (brainstorming) cho đến
các kỹ thuật phân tích rất phức tạp dựa trên sự hỗ trợ của máy tính.
Tuy nhiên, các công cụ không thể thay thế cho yếu tố con người
trong quá trình thực hiện công việc.
• Đo lường kết quả ĐMST và đánh giá năng lực ĐMST. Các
thước đo ĐMST sẽ giúp cho các nhà quản lý ra các quyết định dựa
trên số liệu khách quan thước đo này gồm đánh giá kết quả ĐMST
và đánh giá năng lực ĐMST. Ví dụ chi cho R&D, số lượng bằng
phát minh sáng chế, doanh thu từ sản phẩm/dịch vụ mới.
• Lãnh đạo đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp có thể bổ
nhiệm nhà lãnh đạo cấp cao chịu trách nhiệm về ĐMST trong
toàn công ty (CIO - chief innovation officer). Hỗ trợ cho CIO là
các lãnh đạo ĐMST ở các cấp và các bộ phận. Bệnh cạnh phòng
R&D, các công ty có thể thiết lập trung tâm sáng tạo (Creative
center) là đầu mối để tiếp nhận các ý tưởng sáng tạo từ các cá
nhân, bộ phận ở cả bên trong và bên ngoài, sàng lọc, đánh giá ý
tưởng sáng tạo và đề xuất dự án.
4.3. Kiến nghị về thể chế, chính sách khuyến khích đổi mới
sáng tạo trong doanh nghiệp
4.3.1. Nhóm chính tài chính thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp
Chính sách thuế
Thứ nhất, áp dụng mức ưu đãi thuế cao hơn cho các doanh
nghiệp khởi nghiệp so với các doanh nghiệp khác như cho phép
miễn thuế trong thời gian 5 năm đầu hoạt động của doanh nghiệp
và áp dụng thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời
gian dài hơn so với thời hạn 15 năm hiện đang áp dụng với các
163
doanh nghiệp được ưu đãi khác; đồng thời, cho phép chuyển lỗ
không giới hạn thời gian thay vì 5 năm như hiện nay để đảm bảo
hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Thứ hai, cần ban hành quy định chính thức về đầu tư mạo
hiểm bên cạnh việc quy định về đầu tư cho các doanh nghiệp khởi
nghiệp Việt Nam khởi nghiệp sáng tạo như Nghị định số 38/2018/
NĐ-CP của Chính phủ nhằm hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư cho
khởi nghiệp. Trong đó, nên đưa ra những quy định về giảm thuế
thu nhập doanh nghiệp (đối với các nhà đầu tư là doanh nghiệp)
hoặc thuế thu nhập cá nhân (đối với các cá nhân đầu tư) trong
trường hợp có thu nhập từ đầu tư hoặc chuyển nhượng vốn. Đồng
thời, có thể cho phép bù trừ số lỗ của dự án đầu tư cho khởi nghiệp
với các dự án khác để giảm bớt rủi ro cho các nhà đầu tư, khuyến
khích họ bỏ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Thứ ba, đối với các đối tượng hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp bao gồm các trường đại học, viện nghiên cứu, vườn ươm,
cần ban hành quy định về chính sách tài chính nói chung, chính
sách thuế nói riêng có tính chất đặc thù đối với nhóm đối tượng
này. Có thể vận dụng những kết quả đạt được từ việc thí điểm đối
với vườn ươm tại Cần Thơ để phát triển cho tất cả các vườn ươm
trên toàn quốc. Cụ thể: Miễn thuế nhập khẩu các hàng hóa thiết
bị, phụ tùng, vật tư trong nước chưa sản xuất được; công nghệ, tài
liệu, KHCN nhập khẩu phục vụ trực tiếp vào hoạt động ươm tạo
công nghệ tại vườn ươm; Áp dụng mức thuế suất ưu đãi đối với
các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới ươm tạo công nghệ
cao tại vườn ươm; Áp dụng quy định về việc giảm thuế thu nhập
cá nhân cho các chuyên gia làm việc tại vườn ươm như đối với các
cá nhân làm việc trong các khu kinh tế hiện nay.
164
Đối với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp khác, cũng cần có
những quy định cụ thể hơn như miễn thuế đối với thu nhập nhận
được từ hỗ trợ khởi nghiệp cho các trường đại học, viện nghiên
cứu, các đối tượng tư vấn pháp lý, hỗ trợ kinh doanh, các đối
tượng xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết lập các khu làm việc chung
cho các startup, đối với các hoạt động quảng bá, truyền thông...
Thứ tư, ban hành và cho phép doanh nghiệp khởi nghiệp
ĐMST áp dụng những quy định về thủ tục hành chính thuế và chế
độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán.
Việc đăng ký thuế được thực hiện qua mạng internet và các doanh
nghiệp trong 5 năm đầu nếu chưa có doanh thu có thể khai thuế
giá trị gia tăng tháng hoặc 1 lần/năm.
Thứ năm, thay thế hình thức miễn giảm thuế có thời hạn
sang hình thức khấu trừ thuế đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp
ĐMST và các đối tượng hỗ trợ, đầu tư. Khấu trừ thuế đầu tư - tức
là cho phép khấu trừ một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng giá
trị tài sản mới đầu tư cho khoa học công nghệ trực tiếp vào số thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm tính thuế.
Hình thức ưu đãi này có tác dụng tương tự như việc Nhà
nước hỗ trợ trực tiếp một phần vốn cho doanh nghiệp, tương ứng
với khả năng tạo vốn và tạo thu nhập trên cơ sở kinh doanh có lãi
và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Đối với các doanh
nghiệp khởi nghiệp ĐMST, sau thời gian đầu được miễn thuế,
những năm sau nếu có thu nhập có thể áp dụng hình thức này.
Tương tự, các nhà đầu tư và các nhà hỗ trợ cho doanh nghiệp
khởi nghiệp ĐMST nếu có phát sinh các chi phí đầu tư cho doanh
nghiệp khởi nghiệp ĐMST cũng có thể áp dụng hình thức này.
Tuy nhiên, muốn áp dụng hình thức khấu trừ thuế đầu tư có kết
165
quả tốt nhất, phải quan tâm đến hai vấn đề đó là xác định tỷ lệ
khấu trừ thuế đầu tư và quy định thế nào là giá trị đầu tư cho
doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST và như vậy, cần những quy định
cụ thể, chặt chẽ hơn.
Chính sách tín dụng
Trở ngại lớn nhất trong cả việc tiếp cận tín dụng, bảo lãnh
tín dụng hay hưởng ưu đãi về lãi suất vay đặt ra là các doanh
nghiệp khởi nghiệp ĐMST chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn
khắt khe đặt ra về vốn, về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.
Đặc biệt, các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST thường
không thể đáp ứng hoặc chỉ có thể đáp ứng được rất ít các điều
kiện cho vay tín dụng không thế chấp đối với DNNVV. Vì vậy,
cần có cơ chế đặc thù để các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST có
thể tiếp cận được các ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư góp vốn
đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST:
Một là, xây dựng quỹ đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp
ĐMST theo mô hình hợp tác công tư thuộc Chính phủ. Hoạt động
của quỹ này thực hiện theo cách thức của các quỹ tín thác nhằm
kêu gọi vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong xã hội. Việc đầu tư
cho các doanh nghiệp khỏi nghiệp ĐMST có thể được thiết lập
dưới dạng đối tác đầu tư thông qua hình thức là các khoản vay
hoặc vốn chủ sở hữu nhằm cung cấp vốn đầu tư trong giai đoạn
khởi nghiệp.
Hai là, xây dựng một chương trình tài chính đặc biệt dành
cho doanh nghiệp khỏi nghiệp ĐMST. Chính phủ có thể thông
qua một tập đoàn tài chính quốc gia cho các doanh nghiệp khỏi
nghiệp ĐMST vay không thế chấp hoặc bảo lãnh trong một thời
gian nhất định, thường là thời gian đầu của khởi nghiệp. Tuy
166
nhiên, do tỷ lệ rủi ro của doanh nghiệp khỏi nghiệp ĐMST cao
nên nguồn vốn của chương trình này được coi như một khoản chi
tiêu của Chính phủ.
Ba là, thiết kế riêng các gói sản phẩm tín dụng cho các
doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST tại các ngân hàng thương mại,
trong đó giảm bớt các điều kiện đánh giá về năng lực tài chính hay
xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp mà có thể đánh giá dựa trên tiêu
thức xác định doanh nghiệp khỏi nghiệp ĐMST hoặc các tiêu chí
đánh giá tính khả thi của phương án kinh doanh nhằm kiểm soát
rủi ro mà không cần tài sản đảm bảo.
4.3.2. Nhóm chính sách thu hút vốn đầu tư vào doanh nghiệp
nông nghiệp
Chính sách thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
hiện nay có nhiều nhưng nhìn chung những người trực tiếp sản
xuất nông nghiệp lại rất khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ đó.
Đối tượng được hỗ trợ là doanh nghiệp trong khi đó người sản
xuất nông nghiệp thường có quy mô nông hộ hoặc trang trại, rất
ít doanh nghiệp. Do đó, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nông
dân, chủ các trang trại tiếp cận nguồn vốn tín dụng để đầu tư vào
sản xuất lớn, từ đó mới hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp
lớn. Cụ thể:
- Nhà nước cần sớm xác lập quyền tài sản trên đất nông
nghiệp, bao gồm cả nhà lưới, nhà màng, nhà kính, hệ thống tưới
tiêu... để doanh nghiệp có cơ sở vay vốn, mở rộng và nới lỏng
hơn các tiêu chuẩn để cơ sở sản xuất nông nghiệp tiếp cận được
nguồn vốn.
- Đa dạng hóa nguồn vốn và tăng cường hoạt động xúc
tiến thu hút đầu tư vào nông nghiệpthông qua cơ chế thu hút các
167
quỹ đầu tư, tổ chức, cá nhân, các loại hình doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp: Tăng cường vốn từ ngân sách của các địa
phương cho các hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông
nghiệp; Cung cấp thông tin đầy đủ về những ưu đãi khi đầu tư
vào lĩnh vực nông nghiệp như chính sách miễn, giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuế nhập khẩu, chính sách
bảo hiểm nông nghiệp...
- Khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào bốn lĩnh
vực được ưu tiên: Sản xuất và phát triển giống cây trồng, vật nuôi;
Sản xuất nguyên vật liệu phụ trợ tạo giá trị gia tăng cao, sản xuất
thức ăn bổ sung phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thiết
bị sản xuất chuồng trại...; Chế biến sâu nông - lâm - thuỷ sản để
sản xuất sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị
gia tăng cao; Tạo cơ chế để các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất
thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
- Có chính sách hỗ trợ rủi ro đối với sản xuất nông nghiệp và
đặc biệt là hàng nông sản xuất khẩu. Cụ thể là: (1) Xây dựng quỹ
hỗ trợ rủi ro từ nguồn tiền hỗ trợ của nhà nước, phụ thu từ xuất
khẩu, đóng góp của các doanh nghiệp; (2) Đẩy mạnh hợp tác quốc
tế, tham gia các thể chế quốc tế về đầu tư, đảm bảo đầu tư, ký kết
các hiệp định song phương, đa phương nhằm tạo niềm tin cho các
nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; 3) Hoàn thiện và tăng cường
quyền SHTT, bảo vệ bản quyền nói chung và trong lĩnh vực nông
nghiệp nói riêng.
- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với
định hướng sản xuất được lựa chọn. Cơ sở hạ tầng nông thôn
cần đồng bộ bao gồm: hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông, hệ
thống kho chứa, năng lượng, nước sạch, công nghệ thông tin.
168
- Điều tra, triển khai thực hiện các dự án đào tạo nghề cho
nông dân đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư về tay nghề,
tính kỷ luật và thái độ chuyên nghiệp.
- Xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp có chú trọng đặc biệt
đến vị trí, vai trò của người nông dân nhằm nâng cao giá trị gia
tăng của sản phẩm, nâng cao thu nhập của nông dân, đồng thời đặt
ra yêu cầu đối với người nông dân về tư duy, trình độ.
4.3.3. Nhóm chính sách cải cách thủ tục hành chính thúc đẩy
đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp
Cải cách thủ tục hành chính bao gồm cải cách các quy định
pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền của các cơ
quan hành chính nhà nước, cải cách các quy định và việc thực
hiện các quy định, thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp
lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết công việc
hành chính, loại bỏ những rườm rà, chồng chéo, gây khó khăn cho
người dân và doanh nghiệp. Trong cải cách thủ tục hành chính cần
quan tâm giải quyết hai vấn đề cơ bản: Một là, rà soát, đơn giản
hóa các quy định thủ tục, chỉ giữ lại những thủ tục cần thiết cho
mục tiêu quản lý; Hai là, cải cách tinh thần, thái độ thực hiện công
vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đạt được sự hài lòng của
người dân.
Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2018/
NĐ-CP ngày 23-4-2018 về việc thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
là rất cần thiết nhằm xây dựng môi trường pháp lý ổn định, minh
bạch, có thể dự báo được để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời,
tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện các quyền và
169
nghĩa vụ của mình. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả cải cách thủ
tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cần thực
hiện một số giải pháp sau đây:
Một là, tăng cường công tác lãnh đạo, tiếp tục phát huy, đề
cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức
quán triệt, thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chỉ đạo
của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính.Tuyên truyền, làm
chuyển biến thực sự nhận thức của cán bộ, công chức trong hệ
thống bộ máy hành chính các ngành các cấp. Tăng cường vai trò,
trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cơ quan hành chính
nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm sự nhất quán, kiên
trì, liên tục trong triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính.
Hai là, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bãi bỏ
những thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết; ban hành kịp
thời các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các văn
bản pháp quy về cải cách hành chính phù hợp điều kiện thực tế
của địa phương. Đặc biệt, tập trung sửa đổi, bổ sung hoàn thiện
các văn bản về điều kiện đầu tư kinh doanh, những thủ tục liên
quan đến đất đai, thuế, nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng công
nghệ thông tin, khởi nghiệp, bảo hiểm xã hội...; đảm bảo cắt giảm,
đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh, 50% danh mục
hàng hóa, sản phẩm kiểm tra chuyên ngành; tăng cường đối thoại
giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, người dân, phát
huy có hiệu quả kênh thông tin tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của
người dân, doanh nghiệp trên Trang Thông tin điện tử, kịp thời
tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho nhân dân;
Ba là, hoàn thiện tổ chức, bộ máy bộ phận một cửa, đảm
bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh phân công,
170
phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính theo quy định
pháp luật; thực hiện các chính sách tinh giản biên chế trên cơ sở
triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số
56/2017/QH14; Nghị quyết số 18-NQ/TW. Thành lập các tổ công
tác để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của người đứng
đầu các ban, ngành, địa phương, nhất là trong thực hiện nhiệm vụ
cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo nghiêm kỷ cương cũng như
chế độ thông tin báo cáo.
Bốn là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá
trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên
chức; hoàn thiện việc xây dựng, phê duyệt danh mục vị trí việc
làm và khung năng lực của tất cả các cơ quan, đơn vị, thường
xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho
cán bộ, công chức, xây dựng được đội ngũ cán bộ có kỹ năng hoạt
động thực tiễn cao, nghiệp vụ chuyên môn sâu, đáp ứng yêu cầu
cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa, một cửa liên
thông. Nội dung đào tạo phải đảm bảo nâng cao trình độ về: lý
luận chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm
việc; chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hoạt động thực tiễn; kỹ
năng giao tiếp đối thoại. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng phải phong
phú, phù hợp điều kiện của cơ quan, đơn vị và luôn đổi mới để
nâng cao chất lượng, hiệu quả. Phải gắn nội dung bồi dưỡng theo
yêu cầu chung với tình hình thực tiễn.
Năm là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị,
phương tiện làm việc cho bộ phận một cửa. Trong điều kiện hội
nhập quốc tế sâu rộng, đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 hiện nay, trang thiết bị phải được đầu tư đầy đủ, hiện đại, phù
hợp với yêu cầu làm việc, đáp ứng yêu cầu liên thông các thông
tin từ Trung ương đến Thành phố, cơ quan, đơn vị, địa phương và
171
đến người dân. Đảm bảo ứng dụng công nghệ mới trong các hoạt
động của các đơn vị, địa phương để đáp ứng yêu cầu kịp thời, đầy
đủ, chính xác, rõ ràng, minh bạch.
Sáu là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải
quyết thủ tục hành chính ở bộ phận một cửa; Tăng cường công tác
truyền thông, công khai, minh bạch; đảm bảo để người dân thực
hiện quyền tiếp cận thông tin thuận lợi; Tăng cường và nâng cao
chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4, bảo
đảm tính kịp thời, công khai, minh bạch và hiệu quả, tích hợp vào
Cổng dịch vụ công quốc gia. Ngoài các thiết bị thông thường như
máy chủ, máy trạm, máy in, máy photocopy,... cần được trang bị
hệ thống mạng LAN, Wifi, hệ thống camera giám sát, hệ thống
màn hình Plasma có chức năng TV hiển thị các thông tin về tình
hình giải quyết hồ sơ trong ngày, hệ thống lấy số tự động,... và
phần mềm ứng dụng.
Bẩy là, thực hiện chế độ đãi ngộ, tôn vinh, khen thưởng, kỷ
luật đối với cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa. Chính sách
cán bộ phải được thực hiện theo nguyên tắc quản lý cán bộ của
Đảng, Nhà nước và quy chế công tác cán bộ của các cơ quan, đơn
vị, địa phương, dân chủ, công bằng, công khai theo quy chế dân
chủ cơ sở.
4.3.4. Nhóm chính sách đất đai thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong
doanh nghiệp nông nghiệp
Hiện nay quá trình tích tụ, tập trung đất đai ở nước ta còn
diễn ra chậm,chưa gắn kết đồng bộ giữa kinh tế của nông hộ, các
HTX, hệ thống doanh nghiệp với khoa học - công nghệ và thị
trường nên chưa thực sự mang lại hiệu quả mong muốn. Chính
sách hạn điền hiện hành đang là lực cản cho việc tích tụ và tập
172
trung ruộng đất trong quá trình xây dựng những cánh đồng lớn
bởi vì nếu vượt mức hạn điền, các doanh nghiệp sẽ phải chịu
thêm một khoản thuế lũy tiến không nhỏ. Chính những bất cập
của chính sách hạn điền đã cột chặt người nông dân với đất và làm
cho nhà đầu tư chưa thực sự an tâm khi đầu tư vào nông nghiệp.
Việc phân quyền quá rộng cho các cấp chính quyền địa
phương trong việc qui hoạch sử dụng đất đã dẫn đến tình trạng
đất nông nghiệp bị lạm dụng và chuyển đổi tùy tiện sang các mục
đích phi nông nghiệp vì lợi ích nhóm. Chất lượng quy hoạch sử
dụng đất nông nghiệp thấp, thường xuyên bị phá vỡ vì chưa dựa
trên nguyên tắc thị trường, đánh giá chưa đầy đủ tác động của biến
đổi khí hậu và chủ yếu vẫn ưu tiên dành đất cho việc sản xuất lúa
gạo, trong lúc ở nhiều nơi việc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy
sản hoặc trồng rau, cây ăn trái sẽ đem lại hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp hoạt
động còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, khó khăn
trong việc thống nhất về giá đất khi thỏa thuận chuyển nhượng
hoặc cho thuê đất khiến việc thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất
khó thành công; kinh phí thực hiện các hạng mục quy hoạch, cải
tạo lại hệ thống đồng ruộng còn thiếu; Việc đào tạo nghề, giải
quyết công ăn việc làm cho các đối tượng lao động rút khỏi lĩnh
vực nông nghiệp chưa tốt nên chưa thúc đẩy việc chuyển dịch đất
đai từ người nông dân sang cho người khác.
Bước chuyển sang một nền nông nghiệp hữu cơ, hiện đại và
bền vững đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới về sản xuất
và chế biến thủy sản, lúa gạo chất lượng cao, một số sản phẩm
rau quả và hoa sạch, an toàn với giá trị gia tăng cao, tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện nhiều thách thức và biến đổi
173
khí hậu ở Việt Nam đang đặt ra nhiều yêu cầu cho việc tổ chức lại
sản xuất nông nghiệp, hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp với hộ
nông dân, HTX nhằm phát triển cánh đồng lớn, vùng nguyên liệu
tập trung chất lượng cao. Trong những định hướng này, đẩy mạnh
tích tụ và tập trung ruộng đất để phát triển cánh đồng lớn, vùng
sản xuất tập trung, chuyên môn hóa chất lượng cao là tất yếu, phù
hợp với quy luật phát triển hiện đại nhằm đáp ứng những đòi hỏi
của sự phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, hiện đại và bền vững ở
nước ta hiện nay.
Để đẩy mạnh tích tụ và tập trung ruộng đất trong nông
nghiệp, cần phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề, trong đó có
phát triển hiệu quả thị trường quyền sử dụng đất thứ cấp và tài sản
trên đất đồng thời với việc thực hiện chính sách hạn điền linh hoạt
trong nông nghiệp và nông thôn. Để phát triển mạnh thị trường
thứ cấp về đất nông nghiệp và tài sản trên đất, cần có một sự đột
phá mạnh trong tư duy và quan điểm làm cơ sở cho sự đổi mới và
hoàn thiện chính sách đất nông nghiệp. Cụ thể, đó là:
Thứ nhất, tôn trọng trên thực tế người được giao đất (nông
dân, HTX và doanh nghiệp) là chủ sở hữu quyền sử dụng đất,
có đầy đủ cả 8 quyền đã được Luật Đất đai năm 2013 thừa nhận
về mặt pháp lý. Đó là quyền chuyển đổi, quyền chuyển nhượng,
quyền cho thuê, quyền cho thuê lại, quyền thừa kế, quyền cho
tặng, quyền thế chấp và quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Cần tạo lập môi trường và điều kiện về thị trường và thể chế,
chính sách để người được giao quyền sử dụng đất có những cơ hội
thuận lợi sử dụng quyền của mình về chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại và góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tư cách là chủ
sở hữu đích thực về quyền sử dụng đất.
174
Thứ hai, đồng thời với việc tiếp tục tích tụ ruộng đất cho
các hộ nông dân kinh doanh giỏi như đã thực hiện trong nhiều
năm nay, cần có những bứt phá mạnh về chính sách để thúc đẩy
nhanh hơn quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất cho những tập
đoàn kinh tế và doanh nghiệp mạnh đầu tư vào nông nghiệp và
thực hiện liên kết với các hộ nông dân xây dựng cánh đồng lớn,
vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa và công nghệ cao. Cần
tạo điều kiện thuận lợi về pháp lý và chính sách để xu hướng
tích tụ và tập trung ruộng đất cho các tập đoàn kinh tế, doanh
nghiệp nông nghiệp mạnh từng bước trở thành một trong những
xu hướng chủ yếu.
Việc tập trung ruộng đất cho các tập đoàn kinh tế, doanh
nghiệp nông nghiệp công nghệ cao phải trên cơ sở hợp tác, liên
kết tự nguyện giữa người nông dân với doanh nghiệp theo thị
trường, chuỗi giá trị và trên nền tảng công nghệ cao. Người nông
dân phải được tự do, chủ động lựa chọn một trong những quyền
sử dụng đất của mình đã được luật pháp thừa nhận để hợp tác, liên
kết với doanh nghiệp. Đó là cho thuê, chuyển nhượng và góp vốn
bằng quyền sử dụng đất. Chỉ có trên cơ sở phát triển có hiệu quả
thị trường quyền sử dụng đất thứ cấp thì người nông dân mới có
nhiều cơ hội sử dụng những quyền này trong hợp tác, liên kết với
doanh nghiệp trong các dự án kinh doanh nông nghiệp vì mục tiêu
lợi nhuận, góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng
đất trong nông nghiệp. Chính sách của nhà nước cũng cần trên cơ
sở này mà định hướng, tạo môi trường, hỗ trợ, kiểm soát và bảo
vệ lợi ích chính đáng của người nông dân khi tham gia thị trường
thứ cấp trước những trục trặc, rủi ro của thị trường này.
Thứ ba, thừa nhận người nông dân phải có thực quyền khi
tham gia thị trường quyền sử dụng đất thứ cấp với tư cách là
175
người chủ sở hữu quyền sử dụng đất. Họ phải có quyền tham gia
cùng doanh nghiệp trong quá trình thương thảo và quyết định
giá cả của quyền sử dụng đất trên thị trường quyền sử dụng đất
thứ cấp này. Một khi đã thừa nhận quyền sử dụng đất là hàng
hóa đặc biệt và người nông dân được giao đất có đủ 8 quyền về
quyền sử dụng đất nông nghiệp thì cũng phải thừa nhận họ là
chủ sở hữu đích thực của hàng hóa đặc biệt này. Về mặt lý luận
và thực tiễn, người nông dân phải được quyền định đoạt giá cả
của quyền sử dụng đất trên thị trường quyền sử dụng đất thứ cấp
với tư cách là bên cung, cùng với doanh nghiệp với tư cách bên
cầu và nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đất trong các dự án
hợp tác, liên kết, liên doanh xây dựng cánh đồng lớn, vùng sản
xuất nông sản hàng hóa tập trung, chuyên môn hóa, công nghệ
cao vì mục tiêu lợi nhuận. Xúc tiến thành lập ngân hàng đất đai
để tiến hành các giao dịch mua, bán quyền sử dụng đất trên thị
trường đất đai. Ngân hàng mua lại quyền sử dụng đất của những
người nông dân muốn bán và bán lại cho các nhà đầu tư theo
nguyên tắc thị trường, quan hệ cung - cầu về quyền sử dụng đất
ở mỗi vùng, địa phương.
Thứ tư, thống nhất thời hạn giao quyền sử dụng đất nông
nghiệp là 50 năm theo Luật Đất đai năm 2013 cho các chủ thể
kinh doanh được giao đất không phân biệt hộ gia đình, HTX và
doanh nghiệp nông nghiệp; đồng thời mở rộng linh hoạt hạn mức
nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp so với hạn mức quy
định hiện hành cho các doanh nghiệp nông nghiệp. Hạn mức cụ
thể cho chủ thể kinh doanh này căn cứ vào yêu cầu tích tụ và tập
trung ruộng đất nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao của
từng dự án hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp
với hộ nông dân, HTX được thẩm định và khẳng định có tính khả
176
thi và có hiệu quả. Điều này sẽ xóa bỏ tình trạng có rất nhiều chủ
doanh nghiệp tư nhân phải “lách luật”, gian dối vì phải mượn
hoặc thuê người khác đứng tên trong việc thuê hoặc mua quyền
sử dụng đất của các hộ kinh doanh. Đồng thời cũng cần nghiên
cứu những luận cứ lý luận và thực tiễn của việc tăng thời hạn giao
quyền sử dụng đất nông nghiệp so với quy định hiện hành của
Luật Đất đai năm 2013 để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Hướng chủ đạo trong 5 năm tới là giữ nguyên thời hạn 50 năm
giao quyền sử dụng đất nông nghiệp nhưng mức hạn điền cần
được mở rộng một cách linh hoạt căn cứ vào việc thẩm định hiệu
quả của từng dự án đầu tư cụ thể.
Thứ năm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước với tư
cách là chủ sở hữu toàn dân về đất đai và với chức năng thực hiện
quản lý nhà nước về đất đai. Nhà nước có quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm cao nhất huy động, sử dụng và quản lý. Nâng cao năng lực
của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương. Hỗ trợ
phát triển cho các hộ nông dân, HTX và doanh nghiệp đẩy mạnh
hợp tác, liên kết trong các dự án phát triển cánh đồng lớn, vùng
sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị nhằm đáp ứng yêu cầu của thị
trường thế giới và trong nước. Hỗ trợ nâng cao năng lực thông tin,
phân tích và dự báo thị trường nông nghiệp, trong đó có thị trường
đất đai của các bộ ngành có liên quan và của địa phương.
4.3.5. Nhóm chính sách thúc đẩy hợp tác công tư (PPP) trong
nông nghiệp
Trong chiến lược phát triển nông nghiệp đến năm 2020 và
tầm nhìn 2030, Chính phủ Việt Nam, đặt nông nghiệp là động lực
cho sự phát triển và coi phát triển nông nghiệp bền vững là một
mục tiêu chiến lược. Để tăng trưởng ổn định, đạt giá trị gia tăng
177
cao, cần đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông qua
các hình thức hợp tác, liên kết có sự tham gia của khu vực tư nhân
trong tổ chức lại sản xuất và hiện đại hóa ngành nông nghiệp.
Trong điều kiện ngân sách Chính phủ hạn hẹp và vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) đang giảm dần, hợp tác công - tư được
coi là giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút khu vực tư nhân tham gia
đầu tư vào phát triển nông nghiệp bền vững. Do đó, hợp tác công
tư trong ĐMST nông nghiệp là hướng đi đúng đắn của nền nông
nghiệp 4.0 mở ra cơ hội hợp tác với những nền nông nghiệp tiến
tiến trên thế giới.
Hợp tác công tư trong nông nghiệp được định nghĩa
là “Các cơ chế hợp tác; trong đó, các tác nhân tham gia vào lĩnh
vực nghiên cứu chia sẻ nguồn lực, rủi ro và tạo ra sự đổi mới
sáng tạo vì sự phát triển của ngành bao gồm cả chăn nuôi, lâm
nghiệp và thủy sản. Các đối tác tiềm năng bao gồm các viện
nghiên cứu, trường đại học, cơ quan khuyến nông thuộc khu
vực công, các hiệp hội nhà sản xuất, doanh nghiệp và nhà sản
xuất tư nhân. Thông thường, ở các nước kém phát triển, mối
quan hệ hợp tác này được hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức
hợp tác quốc tế PPP phục vụ nghiên cứu nông nghiệp là việc
tổng hợp các nguồn lực công và tư với mục đích cung cấp giá
trị gia tăng cho cả hai bên, trong đó khu vực tư nhân bao gồm
cả các công ty địa phương và đa quốc gia cũng như nông dân và
các hiệp hội của họ.
Tổ chức PPP rất đa dạng, có thể từ những dự án quy mô nhỏ,
thậm chí ở mức độ cá nhân, cho đến các dự án đa ngành quy mô
lớn với độ rủi ro và chi phí rất cao. Dựa vào mục đích, mức độ
thể thức, các quy định thể chế hoặc thành phần tham gia, tổ chức
OECD đã phân định thành những loại hình PPP phù hợp với các
178
biện pháp chính sách đổi mới sáng tạo gồm: Hình thức hợp tác
công - tư nhằm phát triển các công nghệ được coi là định hướng
nhiệm vụ; PPP phát triển chuỗi giá trị thuộc loại định hướng thị
trường; PPP cho R&D nông nghiệp thuộc định hướng quan hệ
công nghiệp - khoa học; và PPP để phát triển các mạng lưới thuộc
loại định hướng cụm/mạng lưới.
Quan hệ hợp tác công-tư là lựa chọn có lợi cho hợp tác giữa
các thành phần ĐMST ở mọi cấp độ. Trong nhiều trường hợp,
PPP mang lại hiệu quả cao hơn so với các công cụ chính sách khác
như trợ cấp, tín dụng và đánh thuế... Lợi ích của mô hình hợp tác
công-tư xuất phát từ khả năng tổng hợp và sự bổ sung lẫn nhau
giữa các nguồn lực. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề về quản trị và
thực hiện cần được xem xét một cách cẩn trọng để đảm bảo thành
công, đặc biệt là ở những nước mới phát triển.
Việt Nam là quốc gia đã và đang thử nghiệm mô hình PPP
với sự tham gia của các tập đoàn đa quốc gia và công ty hàng đầu
thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp. Những mô hình hợp tác công -
tư về về thủy sản, cà phê, chè, rau quả, hàng hóa và tài chính...
trong khuôn khổ “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” của Diễn
đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã hoạt động hiệu quả và được đánh
giá khá cao. Tuy nhiên, với lợi thế và xu hướng đầu tư toàn cầu,
các chuyên gia đã chỉ ra những điểm yếu trong PPP của các ngành
chè, cà phê, mía đường, thủy sản, rau củ quả... đó chính là tính
nhỏ lẻ, quy mô thiếu đồng bộ và chưa sát với thực tiễn sản xuất
nông nghiệp Việt Nam.
Để đẩy mạnh và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng
PPP theo nghị định 63/2008/NĐ-CP, cần tập trung giải quyết một
số vấn đề về quản trị như sau:
179
- Xây dựng các mục tiêu và quy định rõ ràng trong hợp tác
liên quan đến việc chia sẻ chi phí, lợi ích và rủi ro, quản lý SHTT
và giải quyết tranh chấp. Các thỏa thuận về quyền SHTT là nét
đặc trưng của PPP cho đổi mới và có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi
phải có hợp đồng rõ ràng giữa các đối tác về việc chia sẻ lợi ích.
Các thỏa thuận giữa các bên tùy thuộc vào chiến lược của các đối
tác và loại hình đổi mới.
- Thực hiện việc giám sát và đánh giá thường xuyên, sử
dụng các thủ tục và chỉ tiêu đã được thỏa thuận trước để đánh giá
tất cả các tác động kinh tế - xã hội và môi trường. Các tiêu chí tập
trung vào bản chất của nghiên cứu cơ bản, chiến lược hoặc thích
nghi; các khâu cơ bản trong chuỗi thực phẩm bao gồm cả đầu vào,
sản xuất ban đầu hoặc sau thu hoạch và mức độ tham gia của khu
vực tư nhân.
- Thực hiện việc giám sát và đánh giá thường xuyên, sử
dụng các thủ tục và chỉ tiêu đã được thỏa thuận trước để đánh giá
tất cả các, tính minh bạch rõ ràng và công khai về tài chính, chia
sẻ rủi ro lợi ích giữa các bên cũng như thiết lập cơ chế giải quyết
tranh chấp và quy định điều chỉnh sự chuyển giao rủi ro giữa các
bên tham gia.
- Nâng cao năng lực cho các đối tác là một yếu tố quan trọng
đối với sự thành công của PPP, đặc biệt đối với đổi mới nông
nghiệp trong đó đặc biệt chú ý đào tạo các nhà lãnh đạo trong lĩnh
vực công, nghiên cứu khoa học, các tổ chức sản xuất. Các kỹ năng
mềm cần chú ý như kỹ năng giao tiếp, đàm phán, giải quyết vấn
đề và quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các dự án công nghệ
nông nghiệp cần lưu ý những kỹ năng liên quan đến SHTT, tiếp
thị và thương mại hoá.
180
- Một số điều kiện để thúc đẩy PPP: PPP phục vụ đổi mới
sáng tạo nông nghiệp không phù hợp với mọi mô hình, không có
mô hình nào phù hợp cho tất cả. Chính phủ không nên đề ra các
quy tắc về PPP mà nên đưa ra các ưu đãi chính sách cho phép
nếu đó là cách hiệu quả về chi phí để giải quyết những mục tiêu
chung. Chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra
môi trường kinh doanh ổn định, phát triển khuôn khổ pháp lý phù
hợp, ví dụ như các quy tắc về tài sản trí tuệ và chế tài hợp đồng
và tạo điều kiện cho việc chia sẻ kinh nghiệm và tri thức. Một loạt
các cơ chế, chính sách và thỏa thuận cũng cần được sử dụng linh
hoạt để đáp ứng được sự đa dạng của các kiểu đối tác.
4.3.6. Nhóm chính sách về công tác thông tin thị trường và quy
hoạch, kế hoạch
Về công tác thông tin thị trường
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đồng nghĩa với việc sẽ
tạo ra sản lượng nông sản lớn do đó song song với việc tạo điều
kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực phục vụ sản xuất,
các cơ quan quản lý cần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thị trường
cho sản phẩm nông sản. Chỉ khi dự báo được nhu cầu thị trường
thì việc tổ chức, quy hoạch sản xuất mới đảm bảo tính cân đối và
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người làm nông nghiệp. Để dự
báo tốt nhu cầu thị trường nông sản thì xây dựng hệ thống thông
tin thị trường hiệu quả là rất quan trọng. Tuy nhiên, theo báo cáo
tóm lược chính sách của dự án hỗ trợ kỹ thuật và chính sách để
thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam/ARP-
TPA, hệ thống thông tin thị trường nông sản hiện nay ở nước ta
đang còn thiếu các chủng loại tin đảm bảo đủ kết cấu thị trường,
thiếu địa điểm thu tin đại diện ngành hàng, thông tin trễ và chưa
181
chính xác, công nghệ lạc hậu, hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin
từ cấp Bộ đến địa phương còn thiếu và yếu, thiếu chuyên gia hàng
đầu để phân tích dự báo thông tin ngành hàng.
Để công tác thông tin thị trường trở nên có hiệu quả, phục
vụ tốt cho dự báo nhu cầu thị trường và lập quy hoạch kế hoạch
ngành nông nghiệp, cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường
trong giai đoạn mới, phù hợp với bối cảnh của nền nông nghiệp
4.0. Các giải pháp cần thực hiện như sau:
- Về quy mô của hệ thống: Mở rộng hệ thống thông tin 2
chiều đến toàn bộ các tỉnh thành với sự hỗ trợ của hệ thống phần
mềm mới, gắn kết với các trung tâm thương mại của các tập đoàn
lớn để thu thập thông tin đầu vào của hệ thống.
- Về công nghệ sử dụng: Sử dụng công nghệ viễn thông,
viễn thám (GPS) trong việc thu thập và giám sát thu thập thông
tin giá cả thị trường, có tính mở cao dễ dàng mở rộng thêm cả về
quy mô và chiều sâu của hệ thống. Dữ liệu đầu ra là các báo cáo
có giá trị thông qua việc sử dụng công nghệ phân tích thông mình
Business Intelligent (BI). Các báo cáo này cùng với ý kiến chuyên
môn của các chuyên gia sẽ làm cơ sở để lãnh đạo ra quyết định
một cách nhanh chóng, chính xác. Với cơ chế chia sẻ thông tin,
báo cáo được sử dụng cho nhiều tổ chức, cá nhân có nhu cầu để
cùng phân tích đánh giá.
- Về thể chế chính sách: Tại cấp Trung ương, để tránh sự
chống chéo và lãng phí nguồn lực cần xây dựng văn bản quy định
về cơ chế phối hợp chia sẻ thông tin giữa các Bộ/Ngành và trong
nội bộ Bộ NN&PTNT. Trong Bộ NN&PTNT cần cùng cố đơn vị
đầu mối quản lý thông tin thị trường và nông sản tại Trung tâm
tin học và thống kê và tăng cường công tác nghiên cứu phân tích
182
dự báo ở cả Trung tâm và Viện Chiến lược và Chính sách nông
nghiệp, nông thôn. Xây dựng tiêu chuẩn phân loại hàng hóa đối
với một số mặt hàng nông sản chủ lực nhằm giúp cho việc phân
tích thông tin thị trường thuận lợi hơn.
Tại cấp địa phương, cần thành lập bộ phận thông tin thị
trường ở các Sở NN&PTNT, đồng thời xây dựng quy trình hoạt
động của hệ thống, quy trình thu thập, giám sát và phổ biến thông
tin thị trường nông sản và công khai quy trình này trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
- Về nguồn nhân lực: Cần đào tạo đội ngũ cán bộ phân
tích dự báo thông tin thị trường, bổ sung đội ngũ cán bộ có kinh
nghiệm trong linh vực này. Tại Bộ NN&PTNT cần xây dựng tổ
chuyên gia ngành hàng với sự tham gia của các cơ quan chuyên
ngành liên quan nhằm thực hiện tốt công tác phân tích dự báo
chuyên sâu thị trường ngành hàng. Tổ chuyên gia hoạt động dưới
sự quản lý của tổ điều hành thị trường trực thuộc Bộ NN&PTNT.
Về hoạt động quy hoạch, kế hoạch
Quy hoạch định hướng cho các hoạt động đi theo đúng mục
tiêu quỹ đạo phát triển cúng mch định hướng cho các hoạt động đi
theo đúng mục tiêu quỹ đạo phát triển ngũ cán bộ có kinh nghiệm
trong lĩnh vực này. Tại Bộ NN&PTNT cần xây dựng tổ chuyên
gia ngành hàng với sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành
liên quan nhằm giải quyết tốt hiện tượng được mùa mất giá, nâng
cao năng lực đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp nông nghiệp.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua công tác quy hoạch, kế hoạch
còn nhiều hạn chế Những tác động tiêu cực từ sự phát triển quá
nóng của thị trường bất động sản, hiện tượng đầu cơ đất, tăng giá
đột biến... tạo nên áp lực trong công tác giải phóng mặt bằng, bố
183
trí tái định cư, giải quyết đất ở cho người thật sự có nhu cầu, cũng
như các vấn đề về môi trường, dân sinh. Nhiều nơi lập quy hoạch
đô thị, quy hoạch nông thôn mới chưa đồng bộ với quy hoạch sử
dụng đất; việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở thương mại, khu đô
thị, khu dân cư chưa phù hợp nhu cầu thực tiễn. Một số quy hoạch
sử dụng đất đã công bố nhiều năm, nhưng không triển khai hoặc
chỉ triển khai một phần diện tích ít quan tâm điều chỉnh quy hoạch
làm ảnh hưởng đến quyền lợi người dân vùng dự án. Quy hoạch
ngành nông nghiệp chưa được nghiên cứu điều chỉnh kịp thời dẫn
đến việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở nhiều địa phương còn nhiều
lúng túng, tự phát, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp còn thấp do
sản xuất chưa gắn với chế biến và thị trường, thị trường nông lâm
thuỷ sản luôn có sự biến động và đòi hỏi ngày càng cao về chất
lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và thay đổi theo hướng thị hiếu
của từng nơi.
Để thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, trước hết
cần nâng cao nhận thức, tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện
quy hoạch đất đai và quy hoach phát triển ngành, tăng cường công
tác quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch để đảm bảo phát triển
ngành có định hướng, bền vững. Các địa phương phải nâng cao
nhận thức về tầm quan trọng của công tác quy hoạch ngành nông
nghiệp trên địa bàn; chỉ đạo ngành nông nghiệp và các ngành liên
quan triển khai có hiệu quả các nội dung quy hoạch phù hợp với
điều kiện cụ thể của địa phương và hướng dẫn, tổ chức thực hiện
quy hoạch. Xây dựng chương trình phát triển kinh tế, đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghiệp chế biến và thị trường
tiêu thụ từ Trung ương đến các địa phương, đảm bảo các điều kiện
cần và đủ để thực hiện quy hoạch được duyệt. Song song với giải
pháp trên, cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường
184
để thực hiện các mục tiêu của quy hoạch; đẩy mạnh nghiên cứu
chuyên giao KH&CN và đào tạo nguồn nhân lực; phát triển cơ sở
hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp
theo quy hoạch.
Một trong những yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng
công tác quy hoạch, kế hoạch là phải nghiên cứu nắm vững và
triển khai thực hiện theo luật quy hoạch được quốc hội thông qua
ngày 24/11/2017 với những điểm mới sau: Nghiêm cấm hành vi
từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch, Quy hoạch không được
mang tính “nhiệm kỳ”, Cơ quan lập quy hoạch phải lấy ý kiến về
quy hoạch, Điều chỉnh quy hoạch không được làm thay đổi mục
tiêu và quy trình lập quy hoạch tỉnh.
Thực hiện điều chỉnh chiến lược và quy hoạch phát triển
nông nghiệp theo yêu cầu của tái cấu trúc nông nghiệp và nông
thôn trên cơ sở định vị lại thị trường xuất khẩu và dưới tác động
trực tiếp của biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở này,
điều chỉnh một cách cơ bản, thậm chí phải xây dựng mới quy
hoạch về đất nông nghiệp trong bối cảnh phát triển mới với một
tầm nhìn 15-20 năm. Đồng thời, cũng trên cơ sở tái cấu trúc các
nông, lâm trường cần đẩy nhanh việc chuyển giao đất sử dụng
không hiệu quả của các nông, lâm trường hoạt động thua lỗ kéo
dài, trong diện giải quyết phá sản cho chính quyền địa phương;
giải quyết dứt điểm đất nông lâm trường bị lấn chiếm, sử dụng
sai mục đích, nhằm mở rộng không gian và điều kiện, cơ hội và
nguồn lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào nông nghiệp.
4.3.7. Nhóm chính sách về sở hữu trí tuệ
Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão,
sở hữu trí tuệ ngày càng trở thành một trong những công cụ được
185
sử dụng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả
nền kinh tế các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sở hữu trí tuệ
thực sự đóng vai trò động lực thúc đẩy hoạt động đổi mới - sáng
tạo để phát triển tài sản trí tuệ quốc gia cả về số lượng và giá trị,
góp phần nâng cao năng lực sáng tạo và tạo lập một môi trường
cạnh tranh lành mạnh. Do vậy, cần nâng cao hiệu quả của hoạt
động sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động SHTT ở nước
ta tồn tại không ít hạn chế. Về mặt cơ cấu tổ chức chung của hệ
thống SHTT, mô hình ba cơ quan phụ trách ba lĩnh vực khác nhau
về quyền SHTT (Bộ KH&CN; Bộ VHTT&DL, Bộ NN&PTNT)
hoạt động quản lý không tập trung, liên kết rời rạc, không có tính
hệ thống, cơ chế phối hợp liên ngành còn yếu, không chặt chẽ.
Đến nay, hệ thống văn bản pháp luật vẫn tương đối cồng kềnh
và phức tạp, gồm nhiều tầng nấc với các văn bản hướng dẫn thi
hành khác nhau; không đồng bộ và thống nhất trong quy định; quy
định chưa chi tiết, rõ ràng, thiếu tính khả thi. Về xác lập quyền
sở hữu công nghiệp, thời gian xử lý đơn kéo dài, chưa bảo đảm
đúng thời hạn luật định, quá trình xử lý đơn chưa thật sự công
khai, minh bạch. Về bảo vệ quyền SHTT, hiện có nhiều cơ quan
có thẩm quyền xử phạt hành chính, còn có sự trùng lặp, chưa có
sự phối hợp chặt chẽ. Trong khi đó, hệ thống tòa án chưa đủ nhân
lực được đào tạo và có kinh nghiệm để giải quyết nhanh chóng,
hiệu quả các vụ, việc phức tạp về SHTT, cơ chế giải quyết tranh
chấp qua trung gian hòa giải, trọng tài chưa được phát huy. Nhận
thức của người dân, các tổ chức, doanh nghiệp về bảo hộ và bảo
vệ quyền SHTT chưa cao.
Để các hoạt động SHTT phát triển đúng hướng, đóng góp
hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội, cần xác định rõ quan điểm:
186
tài sản trí tuệ phải được sử dụng làm đòn bẩy thúc đẩy đổi mới
công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh; bảo đảm hiệu quả của
hoạt động SHTT là yêu cầu xuyên suốt và là ưu tiên hàng đầu đối
với mục tiêu phát triển hệ thống SHTT Việt Nam; hệ thống SHTT
phải phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0; nguồn nhân lực chất lượng cao về SHTT
được hình thành là yếu tố then chốt để bảo đảm sự thành công của
các hoạt động SHTT; hệ thống SHTT của Việt Nam có tính mở
và động, tạo sự thích ứng cho hệ thống theo sự vận động và phát
triển của nền kinh tế gắn liền với việc tích cực và chủ động hội
nhập quốc tế về SHTT.
Trên cơ sở quan điểm đó, có 5 nhóm nhiệm vụ phát triển
hoạt động SHTT giai đoạn 2019 - 2030 cần được thực hiện bao
gồm: chính sách và pháp luật SHTT; quản lý nhà nước về SHTT;
bảo vệ quyền SHTT; khai thác quyền SHTT phục vụ tăng trưởng
kinh tế và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo; hỗ trợ, bổ trợ hoạt
động SHTT với các giải pháp cụ thể sau:
Một là, đẩy mạnh đổi mới các hoạt động thông tin và truyền
thông nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về SHTT, từng bước
đưa môn học SHTT và chuyên ngành SHTT vào chương trình đào
tạo đại học và đưa kiến thức về SHTT vào chương trình giáo dục
phổ thông.
Hai là, hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện các chính sách
ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác, chuyển giao quyền
sử dụng tài sản trí tuệ, hoàn thiện pháp luật về giao dịch tài sản
trí tuệ, cơ chế phân chia lợi ích giữa các nhóm chủ thể liên quan
đối với kết quả sáng tạo; hoàn thiện chính sách cân bằng lợi ích
nhằm xử lý hợp lý và thỏa đáng mối quan hệ giữa các chủ thể
187
liên quan đến SHTT như chủ sở hữu sáng chế và cộng đồng,
giữa chủ sở hữu quyền đối với giống cây, nhà sản xuất, kinh
doanh và nông dân.
Ba là, tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư cho
phát triển hoạt động SHTT, thúc đẩy đầu tư hiện đại hóa nguồn
lực công nghệ phục vụ xác lập và bảo vệ quyền SHTT; lập Quỹ
hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ quốc gia để đầu tư cho hoạt động
thúc đẩy hoạt động sáng tạo, hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tài
sản trí tuệ.
Bốn là, tinh giản đầu mối và chuyên môn hóa hệ thống về
bảo vệ quyền SHTT; tiếp tục hoàn thiện các quy phạm pháp luật
về SHTT, nhất là các quy phạm thực thi; chuyển dần việc xử lý
các tranh chấp về SHTT sang các biện pháp dân sự; chấn chỉnh lại
toàn bộ các quy phạm về chế tài bảo đảm thực thi theo hướng lấy
trật tự dân sự làm biện pháp chủ yếu (còn chế tài hành chính chỉ
được áp dụng như một biện pháp bổ sung cho chế tài dân sự khi
mà sự xâm phạm quyền SHTT vượt quá mức dân sự).
Năm là, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về bảo hộ
quyền SHTT. Phối hợp hoạt động hiệu quả giữa các cơ quan quản
lý của Nhà nước và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan trong
những công việc nhằm hoàn thiện pháp luật SHTT, là cơ sở pháp
lý vững chắc để bảo vệ thành quả sáng tạo và có tính khả thi cao,
khuyến khích sự sáng tạo. Tăng cường sử dụng hiệu quả các công
cụ theo dõi, quản trị SHTT, tăng cường sử dụng công nghệ mới,
đặc biệt là công nghệ thông tin, trong hoạt động nghiệp vụ SHTT.
Sáu là, mở rộng hoạt động hỗ trợ, bổ trợ liên quan đến
thúc đẩy và bảo vệ quyền SHTT, như hoạt động sản xuất, kinh
doanh; xây dựng và phát triển mô hình liên kết giữa trường đại
188
học/viện nghiên cứu với doanh nghiệp; vận hành mạng lưới trung
tâm SHTT và chuyển giao công nghệ tại các trường đại học, viện
nghiên cứu, kết nối với các trung tâm hỗ trợ về SHTT...; hỗ trợ
hoạt động quản lý và tư pháp về SHTT, hình thành các tổ chức sự
nghiệp ngoài công lập cung cấp các dịch vụ về SHTT, như thông
tin SHTT, định giá tài sản trí tuệ...
Bảy là, nâng cao trình độ nguồn nhân lực SHTT thông qua
đổi mới và đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực
chuyên nghiệp về SHTT, hoàn thiện các tiêu chuẩn về trình độ
chuyên môn và điều kiện tuyển dụng cho các vị trí công tác trực
tiếp xử lý nghiệp vụ trong các cơ quan quản lý SHTT. Cần có
chương trình huấn luyện cán bộ đầu mối về thực thi quyền SHTT
tại các cơ quan thực thi ở Trung ương và địa phương; đề ra những
nội dung cụ thể thiết thực trong các lĩnh vực quản lý nhà nước để
tăng cường sự gắn kết giữa các cán bộ đầu mối. Tổ chức định kỳ
chương trình bồi dưỡng kiến thức về SHTT cho các cán bộ đầu
mối theo hướng chuyên sâu từng bước.
Tám là, tăng cường, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực SHTT, mở rộng và phát triển về chiều sâu quan hệ
hợp tác với các đối tác lớn về SHTT trong việc thực thi các dự
án về nâng cao năng lực thực thi quyền SHTT với mục đích đào
tạo và nâng cao năng lực nguồn nhân lực về SHTT. Trao đổi kinh
nghiệm với các nước trên thế giới về thương mại hóa tài sản trí
tuệ. Tham gia chủ động và tích cực hơn vào các diễn đàn quốc tế
để đàm phán xây dựng các định chế SHTT quốc tế và ký kết các
hiệp định song phương có nội dung về SHTT.

189
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chen, M., (1996), Managing International Technology


Transfer, Thomson Business Press
2. Choi, J. N., & Chang, J. Y. (2009), “Innovation
implementation in the public sector: An integration
of institutional and collective dynamics”; Journal of
Applied Psychology, 94, 245-253.
3. Covin, J.G. and Slevin, D. (1989); “Strategic Management
of Small Firms in Hostile and Benign Environments”,
Strategic Management Journal, 10, 75-87.
4. Janda (1960), “Towards the Explication of the Concept
of Leadership in Terms of the Concept of Power”,
Human Relations, 13(4):345-363
5. Kimiz Dalkir (2005); Knowledge management in theory
and practice. Boston, MA: Elsevier Butterworth -
Heinemann.
6. Kroeber, A.L. and Kluckhohn, C. (1952); Culture: A
Critical Review of Concepts and Definitions; Peabody
Museum, Cambridge, MA, 181.
7. Nhật Minh (2018); “Doanh nghiệp chưa quan tâm hoạt
động nghiên cứu và phát triển”; truy cập từ https://
www.nhandan.com.vn/khoahoc/item/37346202-doanh-
nghiep-chua-quan-tam-hoat-dong-nghien-cuu-va-phat-
trien.html.
190
8. OECD (2005), Guideline for collecting and interpreting
innovation data, 3rd edition, Oslo manual.
9. Oldham, G.R. and Cummings, A. (1996); “Employee
Creativity: Personal and Contextual Factors at Work”;
Academy of Management Journal, 39, 607-634.
10. Quỳnh Chi (2018); “Việt Nam có 600 nghìn doanh
nghiệp nhưng chỉ 0,4% số đó vào được chuỗi giá trị toàn
cầu”, truy cập từ: https://theleader.vn/viet-nam-co-600-
nghin-doanh-nghiep-nhung-chi-04-so-do-vao-duoc-
chuoi-gia-tri-toan-cau-20180522144532881.htm
11. Thu Quỳnh (2017); “Chính sách hỗ trợ ĐMST: Cần thay
đổi “luật chơi”, truy cập từ http://tiasang.com.vn/-doi-
moi-sang-tao/Chinh-sach-ho-tro-DMST-Can-thay-doi-
%E2%80%9Cluat-choi%E2%80%9D-11045.
12. Tierney, P., & Farmer, S. M. (2004); “The Pygmalion
Process and Employee Creativity”; Journal of
Management, 30, 413-432.
13. Yukl (2001), Leadership in Organization, Prentice Hall;
5th edition
14. Anh Quyền (2017); “Phải coi doanh nghiệp là động lực
chính cho phát triển nông nghiệp”; truy cập từ http://
kinhtevadubao.vn/chi-tiet/2-12917-phai-coi-doanh-
nghiep-la-dong-luc-chinh-cho-phat-trien-nong-nghiep.
html.
15. Annique Un (2010); “R&D Collaborations and Product
Innovation”; Journal of Product Innovation Managemen;
27(5); 673-689.
191
16. Bộ Khoa học và Công nghệ (2017); Báo cáo Khoa học
và Công nghệ Việt Nam 2017; Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội.
17. Diệu Thiện (2019); “Tăng năng suất lao động: ‘Chìa
khóa” để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”; truy
cập ngày 21/3/2019 từ fhttp://thoibaotaichinhvietnam.
vn/pages/kinh-doanh/2019-03-21/tang-nang-suat-lao-
dong-chia-khoa-de-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-
quoc-gia-69150.aspx.
18. Định Lễ (2017); “World Bank: Doanh nghiệp Việt Nam
đang đầu tư vào R&D thấp nhất ‹Đông Dương›, công bố
sản phẩm mới thua cả Campuchia”; truy cập từ http://
cafebiz.vn/world-bank-doanh-nghiep-viet-nam-dang-
dau-tu-vao-rd-thap-nhat-dong-duong-cong-bo-san-
pham-moi-thua-ca-campuchia-20170914140521709.
chn.
19. https://vi.wikipedia.org/wiki/Chỉ_số_Sáng_tạo_Toàn_
cầu_(Đại_học_Cornell_INSEAD_và_WIPO).
20. Ishikawa, K. (1990); Introduction to Quality Control,
3A Corporation, Tokyo.
21. James M Kouzes, Barry Z. Posner (2010), “The truth
about Leadership: The No-fads, Heart of the master
facts you need to know”
22. Jordan, J., & Jones, P.(1997); “Assessing your
company”s knowledge management style”; Long range
planning, 30(3), 392-398.
192
23. Katz M (2007), Mergers and innovation, Antitrust Law
Journal No. 1/2007.
24. Long Cường (2019); “Hỗ trợ khởi nghiệp, sáng tạo trong
lĩnh vực nông nghiệp”; truy cập ngày 19/11/2018 từ
http://hoinongdan.org.vn/sitepages/news/66/73146/ho-
tro-khoi-nghiep-sang-tao-trong-linh-vuc-nong-nghiep.
25. Ngô Quý Nhâm (2013); “Những yêu cầu về năng lực
lãnh đạo với giám đốc điều hành ở Việt Nam”; Tạp chí
kinh tế đối ngoại số 66.
26. Ngo và O”Cass (2009), “Marketing resource-capability
complementarity and firm performance in B2B firms”,
Journal of Business and Industrial Marketing, vol. 30,
no. 2, pp. 194 - 207.
27. Nguyễn Hữu Xuyên (2014), Chính sách khoa học và đổi
mới công nghệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
28. OECD (2014); Báo cáo Khoa học, Công nghệ và Đổi
mới sáng tạo tại Việt Nam; OECD
29. Oslo Manual (2005); Guidlines for collecting and
interpreting innovation data. Third Edition; OECD.
30. Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân (2013), Đổi mới sáng tạo
của doanh nghiệp Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội.
31. PV. (2019), “Cách mạng công nghiệp 4.0- Cơ hội và
thách thức cho ngành nông nghiệp” truy cập ngày 20
tháng 12 năm 2019 từ http://tapchitaichinh.vn/nghien-
cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/cach-mang-cong-
nghiep-40-co-hoi-va-thach-thuc-cho-nganh-nong-
nghiep-139071.html
193
32. Quốc hội (2013), Luật khoa học và công nghệ; số
29/2013/QH13 ngày 18/6/2013.
33. Recardo, R. and Jolly, J. (1997); “Organizational Culture
and Teams”. SAM Advanced Management Journal, 62,
4-7.
34. Romijn & Albaladejo (2002), “Determinants of
Innovation Capability in Small Electronics and
Software Firms in Southeast England”; Research Policy
31(7):1053-1067.
35. Romijn et al (2002), Innovation Sources, Capabilities
and Competitiveness: Evidence from Hong Kong Firms,
HongKong.
36. Stefan Tangen (2002), “Understanding the concept of
productivity”; Research Gate.
37. Tổng cục thống kê (2015); Báo cáo tóm tắt: Thực trạng
và giải pháp nâng cao năng suất lao động của Viet Nam
(Báo cáo bổ sung và cập nhật số liệu tháng 3/2016).
38. Tổng cục thống kê (2015); Năng suất lao động của Việt
Nam: Thực trạng và Giải pháp
39. Trần Thị Hồng Việt và cộng sự (2015), Nâng cao năng
lực đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp Hà Nội, Báo
cáo đề tài, Hà Nội.
40. TRG (2016); “Báo cáo năng lực lãnh đạo và
quản lý Việt Nam 2016”, truy cập từ:https://cdn2.
hubspot.net/hubfs/125873/whitepapers/Talent/
Vietnam_Leadership_Management%20Report_
194
Vi.pdf?submissionGuid=c6ad566b-1bde-470d-8b76-
5ef0b7b2de03.
41. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2018);
Xu hướng ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp và
một số khuyến nghị cho Việt Nam.
42. WIPO (2018), Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu
năm 2018.
43. WIPO (2019), Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu
năm 2019.
44. World Bank (2017); Tăng cường sức cạnh tranh và liên
kết doanh nghiệp vừa và nhỏ.
45. World Economic Forum (2017); The Global
Competitiveness Report 2016 - 2017.

195
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP
(Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp
nông nghiệp Việt Nam)

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI


Số 36, ngõ Hòa Bình 4, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
ĐT: (024) 36246917 - 36246920; Fax: (024) 36246915
  

Chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung:


Q. Tổng Giám đốc - Q. Tổng Biên tập
Phùng Huy Cường

Biên tập và sửa bản in:


Nguyễn Thị Phương Thảo

Chế bản và thiết kế bìa:


Thái Phạm

In 300 cuốn, khổ 14,5 × 20,5 (cm), tại Xí nghiệp In LĐXH. Địa chỉ: Số 36,
Ngõ Hòa Bình 4, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Xác nhận ĐKXB số 3263-2020/CXBIPH/01-176/LĐXH. Quyết định xuất
bản số 364/QĐ-NXBLĐXH cấp ngày 20/8/2020.
In xong và nộp lưu chiểu Quý III/2020.
ISBN: 978-604-65-5077-8

196

You might also like