Decuong Lichsu Toanhoc

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

TÀI LIỆU MÔN LỊCH SỬ TOÁN HỌC

Nguyễn Hữu Duy


15 December 2023

1
Nguyễn Hữu Duy Học Cao học

ĐỀ CƯƠNG ÔN LỊCH SỬ TOÁN HỌC


Đề thi giữa kỳ sẽ giới hạn từ câu 1 đến câu 6 còn cuối kỳ sẽ là tất cả trừ câu 9.

Câu 1. Trình bày sự hình thành và phát triển của Toán học thời kỳ Cổ dại: Toán học
Phương Đông, Ai Cập cổ đại, vùng Lưỡng Hà, Trung Hoa Cổ đại và Hy Lạp cổ đại.
Trả lời.
Thuật ngữ "Toán học Cổ đại" dùng để chỉ thời kỳ Toán học trước Công nguyên cho đến
khoảng năm 300, tức là khi Đế quốc La Mã suy tàn, hay cuối triều Đông Hán ở Trung Quốc,
hay khởi nghĩa của anh em Triệu Quốc Đạt, Triệu Thị Trinh ở nước ta. Khi ấy khái niệm của
người thượng cổ về hình dạng và số lượng đã có từ thời kỳ đồ đá mới. Ở thời kỳ này con
người chuyển từ hoạt động tìm kiếm thức ăn có sẵn sang hoạt động sản xuất, bắt đầu có của
cải dư thừa, dẫn đến nhu cầu trao đổi, hình thành các quan hệ thương mại. Ngoài ra con
người còn có nhu cầu trong việc đo đạc: thời gian, không gian, ... (Chẳng hạn quan sát sự
thay đổi của mặt trăng, mặt trời).
Nhìn chung Toán học thời kỳ Cổ đại chủ yếu phát triển ở Phương Đông với tầng lớp chủ nô
có điều kiện. Cụ thể:

1. Toán học Phương Đông

ˆ Vào các thế kỷ V, IV, III trước Công nguyên, những xã hội có tổ chức chặt chẽ đã
được hình thành trên các lưu vực các con sông lớn như: Sông Nil (Đông-Bắc Phi),
Tigris và Euphrates (Tây Á), Indus và Gang(Ấn Độ), sông Hoàng Hà (Trung Hoa).
ˆ Xã hội bắt đầu có phân chia giai cấp: điền chủ, thương gia, người quản lý, quân đội
trấn áp những người chống đối, lớp người lao động trực tiếp, một số nơi đã có chủ
nô và nô lệ. Chữ viết đã ra đời. Các tầng lớp quan lại, thư lại đã có nhu cầu học
cách tính toán, đo lường. Dần dần các lĩnh vực khoa học thực sự ra đời.
ˆ Sự phát triển trong thời kỳ này gặp trở ngại lớn là sự đóng kín của xã hội cổ đại.
Ngoài ra việc giao thông đi lại còn rất khó khăn, nền văn minh ở vùng này không
lưu truyền được sang chỗ khác. Tiếp đến là sự mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị
và các học giả, kẻ sĩ. Điển hình là việc Tần Thủy Hoàng đốt sách, chôn sống các
nho sĩ vào năm 213 trước CN, ... Sau thời kỳ này, Trung Hoa bị lạc hậu và trì trệ
hơn so với Phương Tây trong suốt hơn 2000 năm.
ˆ Một số thành tựu Toán học cổ được lưu giữ một phần ở một số hiện vật được tìm
thấy qua các hoạt động khảo cổ. Ví dụ vùng Lưỡng Hà (Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran,
Iraq), văn bản Toán học được lưu giữ trên đất nung. Tại Ai cập, văn bản được ghi
trên giấy cói Rhind. Tại Trung Quốc và Ấn Độ, người ta dùng tre nứa, vỏ cây.

2. Ai Cập cổ đại
Cách đây 4000 năm, người Ai Cập cổ đại đã biết:

ˆ Cộng phân số
ˆ Cấp số nhân
ˆ Hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn, và biết cách tính diện tích các hình này.
cụ thể hơn, họ đã biết công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình tròn theo như
hiện nay, còn hình tròn họ lấy π = 3.1605.

Tất nhiên họ có những cách thể hiện khác, không dùng việc ghi số như ngày nay. Bên
cạnh đó, họ còn phát biểu được các bài toán:

Trang 2/18
Nguyễn Hữu Duy Học Cao học

1 2 3
ˆ Tìm một số biết rằng số đó cộng số đó cộng số đó bằng 33.
2 3 7
ˆ Hãy chia 100 chiếc bánh cho 5 người sao cho các số bánh của 5 người đó lập thành
1
một cấp số cộng và tổng số bánh của 2 người được ít hơn cả bằng số bánh của 3
7
người được nhiều.

3. Vùng Lưỡng Hà
Vùng Lưỡng Hà bao gồm lưu vực của hai con sông chính là Tigris và Euphrates, chủ yếu
thuộc địa phận Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, và Iraq ngày nay. Từ hai ngàn năm trước việc
tính toán của dân cư vùng Lưỡng Hà, đặc biệt là người Babylon (thuộc Iraq ngày nay),
đã đạt đến trình độ nghệ thuật. Nói riêng, họ biết:

ˆ Xây dựng các bảng nhân theo hệ đếm cơ số 10 và 60.


ˆ Biết cách biểu diễn nghịch đảo của một số số tự nhiên.
ˆ Biết cách dùng một chữ số để chỉ những giá trị khác nhau bằng cách đặt chúng ở
những vị trí khác nhau.
ˆ Biết giải phương trình bậc hai (trong khi người Ai Cập chỉ biết giải phương trình
bậc nhất).
ˆ Ví dụ về một bài toán:
2
Tính độ dài cạnh của hai hình vuông biết rằng cạnh của hình vuông nhỏ bằng cạnh của hình
3
ˆ Người Lưỡng Hà biết lập những bảng nhân ví dụ giá trị các số có dạng n3 + n2 = a
để giải phương trình dạng x3 + x2 = a,..., thậm chí bảng tỉnh căn bậc hai, chẳng
hạn:
√ 5
2≈1+ = 1.4167.
12
4. Trung Hoa cổ đại
Toán học Trung Hoa được bắt đầu từ thời nhà Thương (1600-1000 trước Công nguyên).
Một số sự kiện tiêu biểu là:

ˆ Thời Tần Thủy Hoàng và nhà Hán có những cuộc đốt sách (220-202 trước Công
nguyên) trong đó đốt cả bộ Cửu Chương Toán thuật bao gồm 264 bài toán về
Nông nghiệp, Thương nghiệp và áp dụng Hình học để đo chiều cao và tỉ lệ, kích
thước trong các ngôi chùa.
ˆ Số π đã được Trương Hành (78-139) nghiên cứu cho cách tính khác với trước đó.
ˆ Đã tìm ra Định lý Pitago.
ˆ Đã tìm ra phương pháp Gauss giải hệ phương trình tuyến tính nhiều ẩn.

5. Hy Lạp cổ đại
Từ khoảng Thiên niên kỷ II trước Công nguyên, nhân loại chuyển từ thời kỳ đồ đồng
sang thời kỳ đồ sắt. Các thành thị cùng Tiểu Á, và Hy Lạp không còn là những trung
tâm Canh nông mà chuyển thành các trung tâm Thương mại. Do đó tầng lớp có thế lực
nhất không còn là các điền chủ mà là các thương gia. Toán học với tư cách là một môn
khoa học xuất phát từ Thales (624-564 trước Công nguyên), một thương gia thuộc của
thành bang Miletus ở bán đảo Tiểu Á và trở thành một trong bảy nhà hiền triết Hy
Lạp. Ông không những xây dựng khoa học Toán học mà còn khai sinh ra tư duy khoa
học nói chung.
Một số điểm chính:

Trang 3/18
Nguyễn Hữu Duy Học Cao học

ˆ Khi ở Phương Đông, tri thức được xem như ghi nhận sự kiện có tính chân lý, thì ở
Hy Lạp người ta đã biết đặt câu hỏi "Tại sao?", tức là đã biết lý giải chân lý. Điển
hình là Euclid (người xứ Alexandria) đã đưa ra phương pháp Tiên đề trong bộ Cơ
sở gồm 13 tập. Trong bộ Cơ sở này Hình học được viết ra với những tiên đề, chứng
minh chặt chẽ. Đây chính là một bước tiến to lớn trong tư duy con người. Trong bộ
Cơ sở này còn có thuật chia Euclid tìm ra ước chung lớn nhất của hai số.
Trong Hình học, người Hy Lạp nêu ra 3 bài toán:
ˆ Bài toán chia ba một góc.
ˆ Bài toán nhân đôi hình lập phương.
ˆ Bài toán dựng hình vuông có diện tích bằng hình tròn cho trước.
Các tên tuổi bao gồm: Pitago (570-495 trước Công nguyên), Apolonius (262-190 trước
Công nguyên), đặc biệt là Archimedes (287-212 trước Công nguyên),... Archimedes là
tác giả của lực đẩy Archimedes, đòn bẩy, tính gần đúng diện tích của một số hình
phẳng (mầm mống cho các phép tính vi tích phân sau này). Trường phái√ Pitago đã để
lại cho nhân loại những phát minh quan trọng về Số học. Chẳng hạn 2 không viết
được dưới dạng phân số.
Cuối thời Cổ đại, người La Mã đánh chiếm các thành bang ven Địa Trung Hải kể cả Ai
Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, Israel, nền Toán học ở các khu này phát triển chậm hơn một
chút. Có thể kể đến một số nhân vật trong thời kỳ này:

ˆ Ptolemy ở Alexandria tính số π ≈ 3.14166, Định lý Ptolemy về tứ giác nội tiếp.


Heron cho công thức tính diện tích tam giác theo độ dài các cạnh.
ˆ Diophante (Hy Lạp, Thế kỷ III - TCN) nghiên cứu phương trình nghiệm nguyên.
ˆ Aristotele (học trò của Platon) là một nhà triết học tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại
nổi tiếng chẳng hạn với thuyết địa tâm, bốn chất cơ bản của vũ trụ: đất, nước, lửa,
không khí.

Câu 2. Trình bày Toán học thời kỳ Trung dại: Ấn Độ, Lưỡng Hà, Trung Hoa, các vùng miền
khác của Phương Đông, Tây Âu.
Trả lời.
Toán học Trung đại được tính từ Thế kỷ IV đến Thế kỳ XIII. Đây là thời kỳ Đế quốc La Mã
sụp đổ đến đầu thời kỳ Phục Hưng ở Châu Âu. Tóm lại thời kỳ này Toán học đã có những
bước tiến khá dài mặc dù chưa xứng đáng với thay đổi lớn về kinh tế, xã hội loài người. Nếu
thời Cổ đại Toán học chủ yếu ở Phương Đông (kể cả Hy Lạp) thì vào thời Trung Cổ, giới tai
mắt Phương Tây đã bắt đầu quan tâm đến ngành học này, ban đầu họ tiếp thu từ thế giới
Hồi Giáo. Cụ thể:

1. Ấn Độ: Người Ấn Độ đã biết giải phương trình bậc hai, phương trình vô định bậc nhất
hai ẩn với cả nghiệm âm. Ariabhata I tính xấp xỉ số π = 3.1416. Đặc biệt người Ấn Độ
đã biết dùng hệ đếm thập phân, phát minh ra số 0 và các "chữ số Ả Rập" 0,1,2,...,9.
2. Lưỡng Hà: Trung tâm thời kỳ này là quốc gia Ba Tư (Iran và một số phần Iraq ngày
nay) với sự pha trộn của Hồi Giáo, Ki Tô Giáo và Do Thái Giáo, trong đó Hồi GIáo
đóng vai trò chủ đạo. Nổi bật là Muhammad al-Khorezmi (780-850), học giả Baghdad,
được Phương Tây xem là người phát minh ra Đại số mặc dù Ấn Độ và Hy Lạp đã
nghiên cứu Đại số từ trước đó. Chẳng hạn trong các quyển sách của ông đã có thuật
ngữ "al-dzhabr" được Latin hóa thành "algebra", một thuật ngữ khác được Latin hóa
thành "algorithm". al-Khorezmi cũng lập ra những bảng tính các giá trị lượng giác.

Trang 4/18
Nguyễn Hữu Duy Học Cao học

3. Trung Hoa
Từ thời nhà Đường, nhà Tống, nền Toán học Trung Hoa đã bắt đầu phát triển mạnh.
Một số sự kiện:

ˆ Tố Xung Chi (429-500): cho công thức tính thể tích khối cầu, ước lượng số
π ≈ 3.1415926, tính được thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời trong 1 năm là
365.23281481 ngày,...
ˆ Dương Huy (Thế kỷ XIII): đưa ra định lý thức dưới dạng tam giác Pascal.
ˆ Zhu Shijie (cuối Thế kỷ XIII): dùng ma trận để giải hệ phương trình bậc nhất.
ˆ Giải gần đúng phương trình đa thức bằng phương pháp xấp xỉ liên tiếp.

4. Các vùng miền khác ở Phương Đông: Vào thời kỳ này Toán học ở Ai Cập vẫn phát triển
tuy không bằng trước đó. Điền hình là Alhasen (khoảng 965-1039) đã có những ý tưởng
sơ khai của phép lấy giới hạn để tính thể tích một số vật tròn xoay.

5. Tây Âu
Vào thời kỳ Cổ đại và những năm đầu thời kỳ Trung Cổ, việc buôn bán nô lệ diễn
ra không rầm rộ như ở Phương Đông. Sự phát triển của Khoa học trong thời kỳ này
không bằng Phương Đông.
Sau sự sụp đổ của đế chế La Mã, khu vực Nam Âu và Tây Âu chuyển dần sang chế
độ phong kiến, nhưng tằng lớp thế lực nhất là tầng lớp tu sĩ Ki tô Giáo, mà ở thời kỳ
này họ áp đặt vũ trụ quan Hệ địa tâm của Aristotele. Những kết quả nghiên cứu đầu
tiên đều được du nhập từ phương Đông, đặt biệt là văn minh Hồi Giáo. Do đó đã có
những thời điểm trong lịch sử mà văn minh Hồi Giáo đóng vai trò rất quan trọng.
Nói riêng, đầu thế kỳ XI, khi người Ki tô Giáo chiếm được thành Toledo (thuộc
Tây Ban Nha ngày nay) từ tay người Moor, hàng đoàn du sinh từ các vùng trong Tây
Âu đổ về Tây Ban Nha để học trí thức khoa học từ người Hồi Giáo.
Trong thời gian này việc giao thương Đông - Tây diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt qua
con đường tơ lụa kéo dài từ Ý đến Trung Hoa.. Một thương gia quan tâm nhiều đến
Toán học là Fibonacci ở thành Pisa (1170-1250, con trai của Bonacco). Ông đã đưa ra
khái niệm dãy Fibonacci: 1,1,2,3,5,8,13,21,... Sau rất nhiều chuyến đi Fibonacci đã sưu
tầm được một kho tư liệu về Số học và Đại số, và tổng hợp lại trong hai cuốn sách
"Liber Abaci" (Sách dạy tính toán), và "Practica geometriae" (Thực hành hình học).

Câu 3. Trình bày Toán học thời kỳ Phục Hưng: nền Toán học Ý và các vùng miền khác của
Tây Âu.
Chú thích. Phục Hưng là phong trào (khởi đầu từ Florence (Fiorentina)) khôi phục lại
truyền thống của quá khứ, truyền thống Hy Lạp hóa, đã đưa Châu Âu lên vị trí hàng đầu thế
giới sau nhiều thế kỳ đi sau Phương Đông. Đỉnh cao là Leonardo de Vinci (1452-1519). Những
thành tựu nổi bật về nhận thức là việc C. Columbus (1452-1506) tìm Châu Mỹ, F. Magenllan
(1480-1521) là người đầu tiên đi theo đường biển từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương
(1519-1522), và cũng là người đầu tiên đi qua tất cả các đường kinh tuyến của quả địa cầu.
Thành tựu của N. Kopernik, T. Brahe, G. Bruno, G. Galilei làm lung lay thuyết địa tâm của
Aristotele.
Trả lời.
Toán học thời kỳ Phục Hưng nằm khoảng thế kỷ 14,15,16. Thành tựu lớn của Toán học thời
kỳ này là lý thuyết các phương trình các đa thức và bước đầu sơ khai hình thành Giải tích
Toán học. Từ đây Tây Âu đóng vai trò trung tâm trong nghiên cứu Toán học và Khoa học nói
chung. Cụ thể:

Trang 5/18
Nguyễn Hữu Duy Học Cao học

1. Toán học Ý
Cuối thế kỷ XV, Toán học Ý và Tây Âu nói chung bắt đầu phát triển mạnh mẽ.

ˆ L. Pacioli (1450-1520) đã viết một cuốn sách thâu tóm toàn bộ kiến thức về Số
học, Đại số, Lượng giác thời đó, tạo tiền đề cho nhiều thành tựu quan trọng về sau.
ˆ S. del Ferro (1465-1526) đã tìm ra (nhưng không công bố) cách giải Phương trình
bậc ba dạng:

x3 + px − q = 0, x3 − px − q = 0, x3 + px + q = 0,
với p, q > 0. Tartaglia (1535) cũng tìm ra một cách độc lập và trình bày nó với G.
Cardano (1501-1576). G. Cardano đã công bố các cách này vào năm 1545 và nói rõ
đó là cách giải của Tartaglia. Tartaglia cũng là người đưa ra công thức tính thể
tích tứ diện thông qua độ dài các cạnh.
ˆ Trong công trình của Cardano không chỉ có kết quả của Tartaglia mà còn có cả kết
quả của L. Ferrari (1522-1565) về phương trình bậc 4, đồng thời ông cũng nghiên
cứu phương trình bậc 3,4 nhờ quan điểm tổng quát hơn thông qua số âm. Nhắc lại
phương trình

x3 + px − q = 0
dẫn đến công thức Cardano:
s r s r
3 2
3 q p q 3 −q p3 q 2
x= + + + + +
2 27 4 2 27 4
ˆ R. Bombelli (1526-1572) đưa ra khải niệm số phức để vượt qua những khó khăn của
Cardano. Do đó về mặt lịch sử số phức được đưa ra để giải phương trình bậc ba.
ˆ Vào khoảng thập niên 1560, Commandino (1509-1575) đã áp dụng các phương
pháp mà Archimedes nêu ra từ thời cổ đại để giải bài toán tìm trọng tâm của các
vật. Sau đó nhiều nhà khoa học đã tham gia vào hướng nghiên cứu này, chẳng hạn
B. Cavalieri (1598-1647), E. Torricelli (1608-1647), Kepler. Đây là các tiền đề để
xây dựng nên Bộ môn Giải tích sau này.

2. Các vùng miền khác của Tây Âu


Ngoài nước Ý, những nghiên cứu về phương trình cũng được nghiên cứu ở nhiều nước
khác như Pháp, Bỉ,... Một số thành tựu:

ˆ F. Viete (1561-1615) hoàn thiện lý thuyết chung về Phương trình đa thức, dùng
chữ cái thay cho số để trình bày lý thuyết phương trình, Định lý Viete.
ˆ Những nghiên cứu về Thiên văn học của Kepler cũng thúc đẩy sự phát triển của
Toán học.
ˆ J. Neper (1550-1617) đưa ra khái niệm logarit.

Câu 4. Trình bày Toán học thế kỷ XVII. Sự ra đời của Giải tích Toán học và các lĩnh vực
khác của Toán học.
Trả lời.
1. Sự ra đời của Giải tích Toán học
Ở thế kỷ này, Toán học ngày càng gắn chặt với Cơ học, trong đó có Cơ học thiên thể.

Trang 6/18
Nguyễn Hữu Duy Học Cao học

J. Kepler (1571-1630) đã nghiên cứu những chuyển động của các hành tinh trên nhũng
quỹ đạo ellipse quanh Mặt Trời, từ đó củng cố Hệ nhật tâm. Để làm việc đó Kepler phải dùng
đến các đại lượng vô cùng bé, và cũng dẫn ra từ đó cách tính thể tích các khối tròn xoay. Ông
cũng là tác giả của đành luật Kepler về chuyển động của các hành tinh.
G. Galilei (1564-1642) là người tiên phong trong việc Toán học hóa Cơ học. Sau đó các
học trò của ông là B. Cavalieri (1598-1647) và E. Torricelli (1608-1647) hoàn thiện hơn ý
tưởng này. Ngoài ra B. Cavalieri (1635) công bố cuốn sách Hình học nêu ra cách tính thể tích
vật thể dựa vào các lát cắt song song “gần nhau vô hạn”, đây cũng chính là mầm mống cho
khái niệm tích phân.
Sau cuốn sách của Cavalieri, nhiều nhà Toán học đã quan tâm đến bài toán về giới hạn,
tính thể tích, cũng như tìm trọng tâm các vật. Có thể kể ra Torricelli, P. Fermat (1601-1665),
John Wallis (1616-1703), B. Pascal (1623-1662), C. Huyggens (Hà Lan, 1629-1695), I. Barrow
(1630-1677), R. Decartes, ... Một số thành tựu đạt được là:

ˆ Công thức tính tích phân các hàm đa thức và một số loại hàm khác.

ˆ Quy tắc viết tiếp tuyến của các đường cong đại số.

ˆ Các đường Cycloit.

ˆ Định lý Fermat về cực trị hàm số.

ˆ Chẳng hạn J. Wallis là người cho công thức viết số π dưới dạng chuỗi:

Y (2k)2
π =2·
k=1
(2k + 1)2

Từ thời kỳ này bắt đầu xuất hiện một số Viện hàn lâm Khoa học và các tạp chí khoa
học: Viện hàn lâm Napoli (1560), Roma (1603), London (1662), Pháp (1666). Tuy
nhiên, Giải tích Toán học xuất hiện như một bộ môn Khoa học phát triển có hệ thống
phải đợi đến Isaac Newton (1642-1727), Gottfried Leibniz (1646-1716), bắt đầu từ
nhũng công trình rải rác từ 1665-1666 (đây là 2 năm mà I. Newton liên tục có nhũng
phát kiến vĩ đại).

Đóng góp của I. Newton:


Năm 1687: I. Newton viết bộ sách lớn “Philosophiae Naturals Principia Mathematica”
thường đươc gọi tắt là “Principia”. Nó đã tạo ra cuộc cách mạng thứ hai trong lịch sử phát
triển những tư tưởng của nhân loại, và đươc đánh giá ngang với bộ cơ sở của Euclid. Một số
thành tựu:

ˆ Xây dựng cơ học cổ điển từ ba định luật Newton.

ˆ Xuất phát từ Định luật vạn vật hấp dẫn, ông đã cho chứng minh chặt chẽ về mặt Toán
học cho các định luật của Kepler.

ˆ Giải quyết bài toán hai vật trong Cơ học, đặt cơ sở cho lý thuyết chuyển động của Mặt
trăng, lý thuyết trường thế.

ˆ Nghiên cứu các thiết diện hình nón, đường cong phẳng bậc ba.

ˆ Phương pháp Newton giải gần đúng phương trình.

Trang 7/18
Nguyễn Hữu Duy Học Cao học

Đóng góp của G.Leibniz:


Độc lập với I. Newton, G. Leibniz cũng xây dựng Calculus và công bố sớm hơn khoảng
1684-1686 (phép tính vi phân trong bài báo năm 1684, phép tính tích phân trong bài báo năm
1686). Một số kết quả của G. Leibniz:

ˆ Chuỗi Leibniz, dấu hiệu hội tụ của Leibniz, ...

ˆ Công thức Newton-Leibniz.

ˆ Có ý tưởng về động cơ hơi nước.

ˆ Sau B. Pascal, ông là ngươi đưa ra một trong những mẫu máy tính cơ học đầu tiên.

Hai trong số các hỌC trò xuất sắc của G. Leiniz có Jacob Bernoulli (1654-1705), Johann
Bernoulli (1667-1748). Bernoulli-Bernoulli đã phát triển môn học này lên một tầng mới, chính
xác hóa, hệ thống hóa nhiều khái niệm và kết quả, đồng thời giải quyết nhiều bài toán.
Jacob Bernoulli: đưa ra khái niệm tọa độ cực, nêu ra và khảo sát đương lemniscat,
đương xoắn ốc logarit, đương isochron, nhũng bài toán dẫn đến phép tính biến phân, ...
Johann Bernoulli: được xem là người chính thức đưa ra phép tính biến phân sau khi giải
bài toán về đường brachistochrone. Hai anh em Bernoulli cũng nêu ra khái niệm và nghiên
cứu các đương trắc địa (geodesic) trên mặt. Chẳng hạn, quy tắc L’Hospital đưa ra năm 1696
là đóng góp của Johann Bernoulli.
2. Sự ra đời của các lĩnh vực khác của Toán học

ˆ R. Decartes: xây dựng phương pháp tọa độ, Đại số hóa Hình học, Toán học hóa Cơ học.

ˆ Sự ra đời của Lý thuyết Xác suất: Fermat và Pascal là những người đi tiên phong
(1654). Huyggens công bố quyển sách đầu tiên về Xác suất (1657). Jacob Bernoulli công
bố quyển sách thứ hai (1713) có trình bày các kết quả nghiên cứu chính của ông.
ˆ Pascal phát biểu chuẩn xác nguyên lý quy nạp Toán học, nêu ra nguyên lý hoạt động
của Máy tính.

Nhận xét.

ˆ Sau thời kỳ Hy Lạp, đây là thời kỳ đầu tiên mà Toán học đươc xây dựng một cách có
hệ thống và liên hệ chặt chẽ với Cơ học. Thành tựu lớn nhất của thời kỳ này là sự ra
đời của Giải tích Toán học. Thêm vào đó là Lý thuyết Xác suất đưa Toán học gần hơn
với cuộc sống.

ˆ Về địa lý Toán học thời kỳ này chủ yếu ở Tây Âu và Trung Âu.

Câu 5. Trình bày Toán học thế kỷ XVIII: các nền Toán học Pháp, Thụy Sĩ, Anh, Đức.
Trả lời.
Thế kỷ XVIII được người Pháp gọi là thế kỷ ánh sáng. Rất nhiều tiến bộ về Triết học ở
Đức, Chính trị Kinh tế học ở Anh, CNXH Khoa học Xuất hiện ở Pháp. Đặc biệt là sự ra đời
của Cách mạng tư sản Pháp (1789).
Khoa học kỹ thuật thời kỳ này đã có những bước tiến lớn: ví dụ động cơ hơi nước của
James Watt (1736-1789) – khởi đầu cho cách mạng công nghiệp.
1. Toán học Pháp
Có thể nói nước Pháp là trung tâm Toán học lớn nhất thế giới trong thế kỷ XVIII. Một
trong những mục tiêu ban đầu của các nhà toán học Pháp là hoàn thiện môn Giải tích do
Newton-Leibniz xây dựng.
Một số đại diện và sự kiện tiêu biểu:

Trang 8/18
Nguyễn Hữu Duy Học Cao học

ˆ d’Alembert (1777-1783): ông là trợ thủ đắc lực, cố vấn về phần Toán của Didrot khi
ông viết bộ “Encyclopedia”. Ông có đóng góp trong nguyên lý d’Alembert trong Cơ học
và khai sinh ra chuyên ngành Phương trình đạo hàm riêng (PDE) từ các bài toán Vật
lý. Chẳng hạn, phương trình

∂ 2f 2
2∂ f
=k
∂t2 ∂x2
được d’Alembert giải và tìm ở dạng:

f (x, t) = φ1 (x + kt) + φ2 (x − kt).


Trong khi đó Euler và Bernoulli đưa ra các công thức nghiệm khác nhau và Fourier
chứng minh chúng là một bằng việc chỉ ra điều kiện để một hàm khả tích biểu thị dưới
dạng chuỗi lượng giác.
d’Alembert cũng định nghĩa giới hạn, và đạo hàm, cấp của những đại lượng vô cùng bé
ở dạng chặt chẽ gần như bây giờ. Ông còn đưa ra dấu hiệu d’Lambert cho sự hội tụ của
chuỗi. d’Lambert còn là người nghiên cứu hàm phức với ứng dụng vào thủy động lực học.

ˆ Joseph Louis Lagrange (1736-1813): người Pháp, sinh tại Turin, với tên khai sinh
Giuseppe Loobvico Lagrangia. Sau khi nổi tiếng ông được Vua Phổ Friedrich mời sang
Berlin làm việc, rồi chuyển sang Paris, Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp trong 20 năm, giáo sư
cả ENS Paris lẫn Ecole Polytechnique. Đóng góp:

– Phát triển phép tính biến phân từ công việc của L. Euler: phương trình
Euler-Lagrange.
– Nhiều khái niệm và kết quả quan trọng: Lagrangian, Cơ hệ Lagrange, định lý
Lagrange trong giải tích, định lý Lagrange trong lý thuyết nhóm, định lý Lagrange
về hệ 3 vật, Công thức nội suy Lagrange, ... Nhiều kết quả trong đó xuất hiện ở bộ
“Cơ học giải tích”.

ˆ Piere-Simon Laplace (1749-1827): Ông sống vào thời điểm Cách mạng Tư sản Pháp
1789, và tham gia thành lập ENS Paris và Ecole Polytechnique. Một số đóng góp chính:

– Đưa Giải tích vào nghiên cứu Xác suất, là tác giả của định lý giới hạn trung tâm
(Central Limit Theorem, Moivre-Laplace).
– Ông nghiên cứu bài toán chuyển động của hành tinh trong hệ mặt trời, xét đến
nhiều tương tác hơn Newton, từ đó tiên đoán chính xác hiện tượng nhật thực,
nguyệt thực.
– Đặt nền móng cho Lý thuyết trường trong Vật lý.
∂2 ∂2 ∂2
– Toán tử Laplace ∆ = + + . Phương trình Laplace ∆f = 0.
∂x2 ∂y 2 ∂z 2
Z ∞
– Biến đổi Laplace: F (s) = f (x)e−sx dx
0

– Khai triển Laplace để tính định thức.

ˆ A. Clairaut (1713-1765): cho điều kiện để các đạo hàm riêng không phụ thuộc thứ tự
∂2 ∂2
= . Ông còn là tác giả của một trong những công trình dẫn đến Hình học vi
∂x∂y ∂y∂x
phân. Bổ sung, chỉnh lý một số kết quả về chuyển động của Mặt trăng và bài toán 3 vật.

Trang 9/18
Nguyễn Hữu Duy Học Cao học

ˆ G. Buffon (1707-1788): là người đầu tiên nghiên cứu Xác suất hình học

ˆ G. Monge (1746-1818): Hiệu trưởng Ecole Polytechnique, khởi xướng hình học họa
hình, tác giả quyển sách đầu tiên về Hình học vi phân.

ˆ A-M. Legendre (1752-1833): Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong Thống kê, Số
học, Đại số, Giải tích, ... Nhiều kết quả của ông là nền tảng cho những đóng góp sau
này của Galois, Abel, Gauss. Ông đưa ra ký hiệu Legendre, và dự đoán về luật thuận
nghịch bậc hai được chứng minh bởi Gauss. Đưa ra phỏng đoán về phân bố số nguyên
π(N )
tố năm 1796 ( lim ln N = 1 sau này Hadamard và Vallée de Poussin chứng minh), ...
N →∞
N

ˆ Tóm lại, các tên tuổi tiêu biểu kế thừa Newton là: Clairaut, Euler, d’Alembert,
Lagrange, Laplace.

2. Toán học Thụy Sĩ


Toán học Thụy Sĩ thời kỳ này có rất nhiều đóng góp với nhiều tên tuổi, trung tâm là
Đại học Basel. Một trong những nhà Toán học Thụy Sĩ lớn nhất thế giới mọi thời đại là
L. Euler (1707-1783) - học trò của Johann Bernoulli. Ông có một thời gian làm việc ở Viện
hàn lâm Khoa học Nga ở Saint Petersburg.
Một số đóng góp của L.Euler:

ˆ Khai triển hàm thành chuỗi Taylor, trong đó có một số hàm quan tọỌng như hàm lượng
giác và hàm mũ, từ đó chứng minh công thức eix = cos x + i sin x , suy ra eiπ = −1.

ˆ Phát triển Lý thuyết đường và mặt trong Hình học giải tích.

ˆ Định nghĩa hàm zeta và liên hệ với Lý thuyết số.

ˆ Phát triển Lý thuyết tích phân (tích phân Euler và các phép thế Euler) và phương trình
vi phân thường.

ˆ Đề xuất nguyên lý tác dụng tối thiểu sau những nghiên cứu về Cơ học.

ˆ Công thúc M + D = C + 2 cho đa diện, khởi đầu Tô pô học.

ˆ Bài toán bảy cây cầu, khởi đầu cho Lý thuyết đồ thị.

ˆ Đưa ra hệ thống ký hiệu Toán học nhất quán.

Ngoài ra nền Toán học Thụy Sĩ có thêm 2 người thuộc dòng họ Bernoulli: Nicolaux
Bernoulli và Daniel Bernoulli.
3. Toán học Anh
Nền Toán học Anh trong thế kỳ này chững hơn so với người Pháp. Một số tên tuổi và sự
kiện:

ˆ Abraham de Moivre (1667-1754): Ông là một ngươi Pháp, đưa ra Định lý giới hạn
trung tâm cùng với Laplace, và công thức Moivre:

(cos φ + i sin φ)n = cos nφ + i sin nφ.

Ngoài ra còn có công thức Stirling-Moivre:


√ 1
n! ≈ 2πnn+ 2 e−n .

Trang 10/18
Nguyễn Hữu Duy Học Cao học

ˆ Brook Taylor (1685-1731) và C. Maclaurin (1698-1746): đưa ra khai triển Taylor


và Maclaurin:

f ′ (x0 )
f (x) ≈ f (x0 ) + (x − x0 ) + · · ·
1!
ˆ Joshua Bayes (1702-1761): nghiên cứu Thống kê theo một cách hoàn toàn mới.

4. Toán học Đức


Cuối thế kỷ XVIII chứng kiến sự trỗi dậy của ngươi Đức (nước Phổ) với sự xuất hiện của
những thiên tài như: Kant, Hegel, Geuthe, Beethoven, ... Sau đây ta tập trung tìm hiểu những
đóng góp của một trong những nhà Toán học kiệt xuất C. F. Gauss (30/4/1777-1855):

ˆ Năm 1801, Gauss xuất bản cuốn sách nổi tiếng Disquisitiones Arithmeticae bao gồm
nhiều kết quả Số học quan trọng: Lý thuyết đồng dư, luật thuận nghịch bậc hai (Gauss’
reciprocity law), phát triển lý thuyết dạng toàn phương (2, 3 biến, ứng dụng), Bài toán
Số lớp, đa giác 17 cạnh đều, ... Trươc Gauss, Số học được xem là một lĩnh vực phát
triển chưa có tính hệ thống.

ˆ Chứng minh Định lý cơ bản của Đại số (luận án TS). Trong luận án ông chỉ ra sai sót
trong chứng minh của d’ Alambert. Tuy nhiên chúng minh của ông trong luận án này
cũng có một lỗ hổng khi dùng kết quả của Jordan. Sau này ông chỉ ra thêm 2 cách
chứng minh khác cho định lý cơ bản của Đại số.

ˆ Có những ý tưởng về Hình học phi Euclid.

ˆ Có nhiều kết quả sâu sắc về Hình học vi phân: độ cong Gauss, Định lý Gauss-Bonnet,
định lý thông thái của Gauss (Theorema Egregium), ...

ˆ Phân bố chuẩn Gauss trong Xác suất.

Nhận xét chung: Tóm lại, tiếp tục với truyền thống của thế kỷ trước đó, Toán học gắn chặt
với Vật lý, Cơ học và trường phái Pháp là mạnh nhất.
Câu 6. Trình bày Toán học thế kỷ XIX: Giải tích cổ diển và Lý thuyết Số, Hình học phi
Euclid, Đại số và Hình học hiện đại (ý tưởng chương trình Erlangen đưa ra bởi F.Klein), Lý
thuyết tập hợp cổ điển, Lý thuyết Xác suất. Tóm lược một số kết quả và sự kiện quan trọng
của Đại số và Hình học hiện đại thể kỷ XIX.
Trả lời.
Cách mạng tư sản Pháp cùng với những cuộc chinh phạt của Napoleon đã tạo cho Châu
Âu diện mạo mới. Thời kỳ này Khoa học kỹ thuật phát triển cùng với cuộc cách mạng công
nghiệp. Tài liệu khoa học đã đươc viết bằng ngôn ngữ chính thống của quốc gia, không nhất
thiết bằng tiếng Latin, tạo điều kiện cho phát triển Khoa học. Bắt đầu từ thế kỷ này Toán
học đã được chia thành nhiều Bộ môn: Đại số, Giải tích, Số học, Xác suất.
1. Giải tích cổ điển và Lý thuyết số
Sang đầu thế kỷ XIX đã bắt đầu có những quyển sách giáo trình về Giải tích. Ecole
Polytechnique tiếp tục là một trung tâm lớn với nhứng tên tuổi như: Joseph Fourier
(1768-1830), Simeon Denis Poisson (1781-1840), Augustin Cauchy (1789-1857), ...

∂u
ˆ J. Fourier đã dùng chuỗi Fourier để giải các phương trình truyền nhiệt ∇2 u = k
∂t
ˆ S. Poisson nổi tiếng với móc Poisson, phương trình Poisson ∇2 v = 4πρ, lý thuyết trường
thế.

Trang 11/18
Nguyễn Hữu Duy Học Cao học

ˆ A. Cauchy với nhiều đóng góp: chính xác hóa Giải tích cổ điển, phương trình
Cauchy-Riemann, tích phân Cauchy trong Giải tích phức, Bài toán Cauchy về sự tồn tại
và duy nhất nghiệm, ... Sau A. Cauchy, C. Hermite (1822-1901) trở thành nhà Toán học
hàng đầu của Pháp về Giải tích (mặc dù ông còn làm ở những lĩnh vực khác): dạng
Hermite, toán tử Hermite, ...

Toán học Pháp trong thế kỷ này sinh ra H. Poincare (1854-1912). Ông là người có nhiều
đóng góp trong Giải tích, Tôpô, ông khai sinh ra Lý thuyết Hệ động lực, ... Toán học Pháp
trong thế kỷ này còn cho ra đời rất nhiều sách giáo trình và chuyên khảo quan trọng về Giải
tích.
Trong lĩnh vực Giải tích, N. H. Abel (1802-1829) đóng góp nhiều về chuỗi hàm, tích
phân Abel và hàm Abel, tích phân elliptic, ...
Tiếp tục công việc của N. H. Abel, C. G. Jacobi (1804-1851) xây dựng các hàm elliptic
trên cơ sở các hàm theta và đươc định nghĩa như các chuỗi. Đóng góp của Jacobi còn ở cả
phương trình Hamilton-Jacobi, Jacobian của các phép đổi biến, ...
William Rowan Hamilton (người Ireland, 1805-1865): nhà Toán học, Vật lý xuất sắc, tác
giả của: Cơ hệ Hamilton, phương trình Hamilton-Jacobi, Hamiltonian, định lý
Cayley-Hamilton, nhóm Q8 , ...
George Green (1793-1841): Công thức Green, hàm Green, ...
Vật lý Toán cũng được phát triển phong phú thêm nhờ: G. Stokes (ngươi Anh,
1819-1903), W. Thompson Kelvin (1824-1907), J. C. Maxwell (1831-1879), ...
P. G. L. Dirichlet (1805-1859): nghiên cứu Số học nhờ công cụ giải tích (Định lý
Dirichlet về sự vô hạn các số nguyên tố trong một cấp số cộng), chuỗi Dirichlet, sự hội tụ của
chuỗi Fourier, Bổ đề Dirichlet, ...
Trường phái Toán học Nga bắt đầu xuất hiện với nhũng tên tuổi: M. V. Ostrogradsky
(1801-1862) tìm ra công thức Gauss-Ostrogrdsky liên hệ tích phân bội và tích phân mặt, Y.
Bunhiacowkii (1804-1889) tìm ra bắt đẳng thức Cauchy-Bunhiacowkii cho tích phân, P.
Chebyshev (1821-1891) tìm ra bất đẳng thức Chebyshev và đa thức trong lý thuyết xấp xỉ,
M. Lyapunov (1857-1918) khai sinh ra lý thuyết ổn định Lyapunov, đồng thời từ đó khai sinh
ra lý thuyết các hệ động lực.
G. Berhard Riemann(1826-1866): đưa ra khái niệm diện Riemann từ luận án Tiến sĩ của
mình, mở đầu cho Tô pô và Hình học hiện đại, điều kiện Cauchy-Riemann, giả thuyết
Riemann, hàm modular elliptic, tích phân Riemann, ví dụ về hàm liên tục nhưng không khả
vi tại điểm nào (sau đó K. Weierstrass tìm ra ví dụ đơn giản hơn), ...
K. Theodor Wilhem Weierstrass (1815-1897): hoàn thiện giải tích cổ điển, chính xác hóa
nhiều khái niệm của giải tích, định lý Weierstrass về xấp xỉ đều họ hàm liên tục trên một
đoạn đóng bởi họ các hàm đa thức, ...
G. Cantor đưa ra lý thuyết tập hợp, được phát triển bởi C. Jordan, U. Dini, G. Peano
(1858-1932), ...
Đỉnh cao của những ứng dụng phương pháp giải tích vào Lý thuyết số (Số nguyên tố) là định
lý sau (chứng minh bởi J. Hadamard-C. de la Vallée-Poussin, năm 1896) sau đóng góp của
nhiều người như B. Riemann, C. F. Gauss, P. Dirichlet, P. Chebyshev:
Định lý Số nguyên tố. Ký hiệu π(N ) là số lượng số nguyên tố nhỏ hơn hay bằng N, thế thì

π(N )
lim ln N
=1
N →∞
N

Lý thuyết chặt chẽ về Số thực đầu tiên đưa ra bới R. Dedekind (1831-1916) thông qua lát cắt
Dedekind. Sau đó ta có thể xem R như bao đầy của Q theo metric thông thường.
Lambert chứng mình π là số vô tỷ, F. Lindermann chứng minh π là số siêu việt, J. Liouville
(1809-1882) chứng minh e là số vô tỷ, C. Hermite chứng minh e là số siêu việt. Câu hỏi còn

Trang 12/18
Nguyễn Hữu Duy Học Cao học

mở cho đến hiện nay là π + e có phải là số vô tỷ hay không?


Tổng kết: Tóm lại, ngoài Giải tích, Hình học trong thế kỷ này cũng bắt đầu xuất hiện nhiều
phân môn khác nhau: Hình học phi Euclid, Hình học đại số gắn với lý thuyết nhóm biến đổi
và lý thuyết bất biến. Lý thuyết phương trình cũng liên uqna nhiều với Lý thuyết nhóm.
Những vấn đề về Cơ sở của Toán học cũng dẫn đến sự hình thành Lý thuyết tập hợp. Ngoài
ra, Toán học đã được nghiên cứu trong sự hợp tác chặt chẽ của các nhà toán học từ các nước
khác nhau. Paris và Gottingen là hai trung tâm Toán học lớn nhất.

Trang 13/18
Nguyễn Hữu Duy Học Cao học

Câu 7. Trình bày sơ lược Toán học thế kỷ XX: Đại số, Giải tích, Tôpô, Lý thuyết Xác suất.
Trả lời.
Câu 8. Trình bày sự phát triển của Toán học Thế kỷ XX: Sơ lược sự phát triển của Khoa
học nói chung, Bức tranh chung của Toán học thế kỷ XX, sự phát triển của các phân môn:
Đại số, Tôpô, Lý thuyết Xác suất và Thống kê Toán học, sự khủng hoảng của cơ sở Toán học
và công cuộc tiên đề hóa, định lý bất toàn của Gödel.
Trả lời.
Câu 10. (a) Trình bày khái niệm mở rộng trường, mở rộng hữu hạn, phần tử đại số, mở rộng
đại số, trường phân rã của một đa thức, trường ố. Cho ví dụ về các khái niệm nói trên.
Trả lời.
Định nghĩa về trường: Trường là vành giao hoán, có đơn vị 1 ̸= 0 và mọi phần tử α ̸= 0 đều
khả nghịch.
f (x)
Ví dụ: R, C, Q, (Fp = Z/p, +, ·), trường hữu hạn, trường các phân thức ,···
g(x)
Định nghĩa:(Mở rộng trường) Nếu trường F là trường con của trường F ′ thì ta nói F ′ là mở
F′
rộng của F . Kí hiệu .
√F √
Ví dụ: F = Q ⊆ Q( 2) = {a + b 2 | a, b ∈ Q}
F′
Định nghĩa:(Mở rộng hữu hạn) được gọi là mở rộng hữu hạn nếu bậc của mở rộng
F
dimF F ′ hay ′ ′
√ [F : F ] hữu hạn, tức là [F : F ] = n < +∞ √
Ví dụ: Q( 2) là một mở rộng hữu hạn của Q vì bậc của nó hữu hạn và [Q( 2) : Q] = 2.
F′
Định nghĩa:(Phần tử đại số) . Ta nói α ∈ F ′ là phần tử đại số trên F nếu α là nghiệm
F
của một đa thức f (x) ∈ F [X]
Ví dụ:

ˆ i ∈ C là đại số trên Q vì i2 + 1 = 0
⇒ i là nghiệm của phương trình X 2 + 1 = 0, X 2 + 1 ∈ Q[x].
√ √
ˆ Tương tự 2, 3 2 lần lượt là nghiệm của phương trình X 2 − 2 = 0 và X 3 − 2 = 0.

Ta cũng nói những phần tử thuộc C đại số trên Q là các số đại số.
Định nghĩa:(Mở rộng đại số) Mở rộng F ′ của F được gọi là đại số nếu mọi phần tử α ∈ F ′
đều đại số trên F . Nếu α ∈ F ′ không đại số trên F thì ta nói α là siêu việt trên F .
Ví dụ:
C
ˆ Mở rộng là đại số vì mọi phần tử thuộc C đều đại số hay có nghiệm trên R.
R
ˆ e (Hermite), π (Liroleman) là các số siêu việt.
(Tập các số đại số là đếm được ⇒ Tập các số siêu việt hầu khắp nơi trên R). Câu hỏi:
e+π ∈ / Q?

Định lý: F ′ /F là mở rộng hữu hạn thì F ′ /F là đại số.


Chứng minh:
Lấy α ∈ F ′ , [F ′ : F ] = n. Tức là F ′ là một F - không gian vec tơ chiều n.
Xét {1, α, α2 , · · · , αn }, dimF F ′ = n (số phần tử = n + 1 > số chiều)
⇒ {1, α, α2 , · · · , αn } là phụ thuộc tuyến tính.
⇒ α là nghiệm của phương trình a0 + a1 X + · · · + an X n = 0 nào đó.
⇒ α đại số trên F .
⇒ F ′ /F là đại số.

Trang 14/18
Nguyễn Hữu Duy Học Cao học

Định nghĩa:(Trường phân rã của một đa thức) K là trường phân rã của F theo đa thức
f (x) ∈ F [X] nếu K là mở rộng nhỏ nhất của F chứa tất cả các nghiệm của phương trình
f (x) = 0, nghĩa
√ là ta có phân tích f (x) = a(x − α1 ) · · · (x − αn ) trong K[X], αi ∈ K
Ví dụ: Q( 2) là trường phân rã của Q theo đa thức X 2 − 2 = 0.
Định nghĩa:(Trường đóng đại số) Một trường F được gọi là đóng đại số nếu mọi đa thức
f (x) ∈ F (x) đều có ít nhất một nghiệm thuộc F .
Ví dụ: Trường số phức C là trường đóng đại số theo định lý cơ bản của đại số.
(b) Cho F là một trường, f (x) ∈ F [x] là một đa thức bất khả quy. Chứng minh rằng tồn tại
một mở rộng F ′ của F sao cho f (x) có nghiệm.
Trả lời.
Ta có f (x) là bất khả quy ̸= 0.
⇒ ⟨f (x)⟩ = {f (x)g(x)|g(x) ∈ F [X]} là ideal cực đại.
Có đơn cấu:
F [x]
F −→ F ′ =
⟨f (x)⟩
α 7→ [α] các lớp tương đương

Xét α = [x] = x + ⟨f (x)⟩

f (x) = a0 + a1 x + · · · + an xn
f ([x]) = a0 + a1 [x] + · · · + an [x]n
= [a0 + a1 x + · · · + an xn ]
F [x]
= [f (x)] = [0] trong F ′ = .
⟨f (x)⟩

F [x]
Vậy phương trình f (x) = 0 có nghiệm α = [x] trong F ′ = .
⟨f (x)⟩
(c) Chứng minh rằng mọi đa thức bậc lẻ hệ số thực đều có ít nhất một nghiệm thực.
Trả lời.
Giả sử f (x) = a0 x2n+1 + a1 x2n + · · · + a2n x + a2n+1

ˆ Trường hợp 1: a0 > 0. Khi đó:

⇒ lim f (x) = −∞, lim f (x) = +∞


x→−∞ x→+∞

Do đó f liên tục nên ∃c để f (c) = 0.


Vậy phương trình f (x) = 0 có ít nhất một nghiệm thực.

ˆ Trường hợp 2: a0 < 0. Khi đó:

⇒ lim f (x) = +∞, lim f (x) = −∞


x→−∞ x→+∞

Do đó f liên tục nên ∃c để f (c) = 0.


Vậy phương trình f (x) = 0 có ít nhất một nghiệm thực.

(d) Chứng minh rằng mọi đa thức (bậc hai) hệ số phức đều có ít nhất một nghiệm phức.
Trả lời.
Ta xét phương trình ax2 + bx + c = 0 a, b, c ∈ C. Khi đó ta tính được nghiệm:

−b + ∆
x1,2 =
2a
Trang 15/18
Nguyễn Hữu Duy Học Cao học

√ p p √ p iφ
trong đó ∆= |∆| · eiφ = |∆| · eiφ = ± |∆| · |{z}
e2
| {z } | {z }
∈R ∈R ∈C

Nếu a = ā thì a ∈ R.
(e) Chứng minh rằng nếu mọi đa thức hệ số thực khác hằng đều (f (x) ∈ R[x], deg f > 0) có ít
nhất một nghiệm phức thì mọi đa thức hệ số phức khác hằng (g(x) ∈ C[x], deg g > 0) cũng
đều có ít nhất một nghiệm phức.
Trả lời.
Xét g(x) ∈ C[x], deg g > 0 ⇒ H(x) = g(x) · ḡ(x) ∈ R[x]
g(x) = a0 + a1 x + · · · + an xn
ḡ(x) = a0 + a1 x + · · · + an xn
Theo giả thiết, mọi đa thức hệ số thực khác hằng" đều có ít nhất một nghiệm phức nên
g(z0 ) = 0 ⇒ đpcm
∃z0 ∈ C là nghiệm của H(x) = g(x) · ḡ(x) ⇒
ḡ(z0 ) = 0 ⇒ ḡ(z0 ) = 0
⇒ g(z0 ) = 0 (do (ḡ) = g)
⇒ g(x) cũng có nghiệm phức là z0 .
Vậy ta có điều phải chứng minh.
(f) Định lý cơ bản của Đại số: Phát biểu, lịch sử ra đời và các phép chứng minh, trình bày
chứng minh dùng lý thuyết mở rộng trường.
Trả lời.
Định lý:(FTA)(Fundamental Theorem of Algebra)
Mọi đa thức một biến khác hằng số với hệ số phức có ít nhất một nghiệm phức.
Cách phát biểu khác: Mọi đa thức một biến khác đa thức không với hệ số phức có số nghiệm
phức bằng bậc của nó, nếu mỗi nghiệm được tính với số bội của nó.
Tức là nếu f (x) ∈ C[x], degf (x) ≥ 1 thì f (x) luôn có nghiệm phức (đều có đủ nghiệm trên C).
Kiểu giả sử f (x) = 0 có nghiệm x = α ⇒ f (x) = (x − α)g(x). Áp dụng tương tự cho g(x)

⇒ f (x) = a(x − α1 ) · · · (x − αn )

αi ∈ C không nhất thiết phân biệt.


Lịch sử ra đời:
Mặc dù với tên gọi là "Định lý cơ bản của đại số", không có một chứng minh "thuần đại số"
cho định lý này. Mọi chứng minh đều phải sử dụng tính đầy đủ của tập số thực (hoặc các
dạng tương đương của tính đầy đủ). Thêm vào đó, nó không hề cơ bản đối với đại số hiện đại,
định lý này được đặt tên khi các nghiên cứu đại số vào thời điểm đó là giải các phương trình
đa thức hệ số thực hoặc phức.

ˆ Peter Rothe (1608) phát biểu cho đa thức hệ số thực.

ˆ Girad (1629), Decartes (1637).

ˆ d’Alembert (1746) đưa ra chứng minh. Nhận thấy chứng minh có "gap" (có trục trặc
trong chứng minh), vô tính thừa nhận một kết quả của hàm phức (KQA) mà sau đó 100
năm mới được chứng minh bởi Puiseux. Nhận thấy A ⇔ FTA.

ˆ C.F.Gauss năm 1799 (đưa ra 1797) đưa một chứng minh trong luận án Tiến sĩ. Nhận
thấy khiếm khuyết của Gauss gặp phải cũng tương tự d’Alembert. Tức là, Gauss vô
tình thừa nhận một kết quả của Tôpô, và phải đến năm 1920, Ostrowski mới bổ sung
được. Tuy vậy, Gauss đã đưa ra ba chứng minh cho định lý này.

ˆ Chứng minh chính xác đầu tiên được đưa ra bởi Argand vào năm 1806 và chặt chẽ hơn
vào 1813. (A.Argand là người đưa ra biểu diễn hình học của số phức)

Trang 16/18
Nguyễn Hữu Duy Học Cao học

ˆ Chứng minh dùng hàm phức được học ở bậc Đại học.
Chứng minh:(Dùng lý thuyết mở rộng trường)
Giả sử f (x) = a0 + a1 x + · · · + an xn ∈ R[x], n ≥ 1, a0 ̸= 0 Câu 11. (a) Trình bày các khái
niệm mở rộng chuẩn tắc, phần tử tách được, mở rộng tách được, mở rộng Galois, nhóm
Galois của mở rộng. Cho ví dụ về các khái niệm nói trên.
Trả lời.
K
Định nghĩa:(Mở rộng chuẩn tắc) được gọi là mở rộng chuẩn tắc nếu K là trường phân rã
F
của F theo√một đa thức nào đó. √
Ví dụ: Q[ 2] là trường phân rã của Q theo đa thức X 2 − 2. Mở rộng Q[ 2]/Q là chuẩn tắc.
Định nghĩa:(Phần tử tách được)
ˆ Ta nói x = α là nghiệm bội m của phương trình f (x) = 0 nếu
f (x) = (x − α)m · g(x), g(α) ̸= 0. Khi m = 1 thì nghiệm α được gọi là nghiệm đơn.
ˆ Ta nói α ∈ K là phần tử tách được trên F nếu đa thức Irr(α, F, x) không có nghiệm bội,
nghĩa là α là nghiệm đơn của phương trình Irr(α, F, x) = 0.
Ví dụ:
K
Định nghĩa:(Mở rộng tách được) được gọi là mở rộng tách được nếu mọi phần tử α ∈ K
F
là tách được trên F .
Ví dụ:
K
Định nghĩa:(Mở rộng Galois) được gọi là mở rộng rộng Galois nếu vừa chuẩn tắc, vừa
F
tách được.
Ví dụ:
Định nghĩa:(Nhóm Galois của mở rộng) Nhóm Galois của mở rộng được ký hiệu bởi:
σ
Gal(K|F ) = {đẳng cấu trường K −−− → F sao cho σ giữ bất động F }
Ví dụ: (b) Phát biểu định lý cơ bản của Lý thuyết Galois.
Trả lời.
Định lý cơ bản của Lý thuyết Galois: Có một tương ứng 1-1 giữa các trường trung gian
với nhóm con của nhóm Galois của mở rộng Galois. Trường trung gian là mở rộng Galois đối
với F khi và chỉ khi nhóm tương ứng là nhóm con chuẩn tắc. Điều đó cho thấy là ta có thể
nghiên cứu tính chất của mở rộng trường bằng nhóm.
Cụ thể: G = Gal(K|F ), G chứa nhóm chon H = {σ ∈ G|σ giữ bất động L}. Khi đó, K/F là
chuẩn tắc ⇔ H = Gal(K|L) là nhóm con chuẩn tắc của G = Gal(K|F ).
(c) Lịch sử việc giải phương trình Đại số và Lý thuyết Galois. Chứng minh định lý cơ bản của
Đại số bằng cách dùng định lý cơ bản của Lý thuyết Galois.
Trả lời.
Lịch sử việc phải phương trình Đại số và Lý thuyết Galois:
Thời Phục Hưng: quan tâm phương trình đa thức.
ˆ S.del Ferro (1465-1526) tìm ra nghiệm không công bố công thức nghiệm của một vài
phương trình bậc ba: x3 + px − q = 0 p, q > 0.
ˆ Tartaglia cũng tìm ra độc lập và trình bày nó với G. Cardano.
ˆ G. Cardano thu thập và công bố trong một quyển sách và nói rõ đó là của Tartaglia,
sau này mọi người thường gọi đó là công thức của Cardano.
Phương trình bậc 4: Một học trò của Cardano là Ferrari tìm ra (1500) khi đưa phương
trình bậc 4 về bậc 3. Từ đây đã tìm ra các công thức nghiệm của phương trình bậc 1, 2,
3, 4. Trong đó công thức bậc 3, 4 rất phức tạp vì bao gồm cả +, - , ×, ÷ và căn thức.

Trang 17/18
Nguyễn Hữu Duy Học Cao học

ˆ Năm 1826, N. H. Abel chứng minh không tồn tại 1 công thức tổng quát gồm +, - , ×, ÷
và căn thức để cung cấp nghiệm của phương trình bậc lớn hơn hoặc bằng 5. Công trình
này được đăng trong tạp chí Toán học Crelle Journal số đầu tiên. Ký thuật chứng minh
là dùng hàm phức.

ˆ 1832, E.Galois đưa ra chứng minh không tồn tại không thức tổng quát bằng căn thức
cung cấp nghiệm của phương trình bậc lớn hơn hoặc bằng 5. Ở đây có 2 điểm chính:

1. Phương trình đa thức f (x) = 0 giải được bằng căn thức khi và chỉ khi nhóm Galois
ứng với phương trình này là một nhóm giải được.
2. n ≥ 5 thì nhóm thay phiên An là nhóm đơn, không có nhóm con, chuẩn tắc nào
ngoại trừ {e} là chính nó.

Đóng góp của Galois: Khai sinh ra lý thuyết về phương trình đa thức, rộng hơn nữa
là Lý thuyết Galois bao gồm: Bài toán ngược trong Lý thuyết Galois, Đối đồng Galois,
Biểu diễn Galois tương đương BT. Khai sinh ra Lý thuyết nhóm, đặc biệt là nhóm đơn.

ˆ Năm 1846, J. Liouville thu thập các bản thảo và giảng trong 1 chuyên đề, người nghe là
C. Hermite. Sau đó, C. Hermite chính xác hóa và viết lại dễ hiểu hơn. Giảng lại cho
Camile Jordan.

ˆ Năm 1876, C. Jordan viết lại, công bố trong 1 quyển sách. Sau đó Lý thuyết Galois
được thừa nhận. C. Jordan đưa ra những nhóm đơn khác PGLn (Fp ).

Chứng mình:(Dùng định lý cơ bản của Lý thuyết Galois) Câu 12. Trình bày một số điểm
nổi bật của nền Toán học Việt Nam: Trước Cách mạng Tháng Tám, Sau Cách mạng Tháng
Tám, một số nhà Toán học Việt Nam đầu tiên.
Trả lời.
Câu 9.(được bỏ) Trình bày thuật toán Euclid, Định lý cơ bản của Số học (có chứng minh) về
tính chất phân tích duy nhất của vành số nguyên. Phát biểu một số kết quả về số nguyên tố
(tồn tại vô hạn số nguyên tố (có chứng minh), số nguyên tố sinh đôi, định lý số nguyên tố,
...). Trình bày chứng minh định lý về sự tồn tại vô hạn số nguyên tố theo H.Furstenberg.
Chứng minh tính chất phân tích duy nhất của vành số nguyên Gauss. Cho ví dụ (có chứng
minh) về một miền nguyên không có tính chất phân tích duy nhất. Nêu định nghĩa iđêan
(ideal) trong một vành giao hoán có đơn vị. Trình bày lý do ra đời khái niệm iđêan (ideal).

Trang 18/18

You might also like