Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

BÀI TẬP CHƯƠNG 1

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi tình huống dưới đây:
1. Lý do quan trọng cho việc học kế toán
a. Thông tin do kế toán cung cấp hữu ích trong việc ra quyết định về kinh tế
b. Kế toán giữ vai trò quan trọng trong xã hội
c. Giúp bạn có một nghề nghiệp cho tương lai
d. Tất cả các lý do trên
2. Thông tin mà kế toán quan tâm là:
a. Thông tin về khoa học – kỹ thuật
b. Thông tin về chính trị – xã hội
c. Thông tin về kinh tế – tài chính
d. Thông tin về giáo dục hoặc sức khỏe
3. Thông tin kế toán tài chính nhằm mục đích phục vụ nhu cầu ra quyết định của:
a. Các nhà quản lý kinh tế
b. Các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính, tín dụng
c. Các đối tượng khác có liên quan về lợi ích kinh tế với doanh nghiệp (người
lao động, chủ nợ…)
d. Tất cả các đối tượng trên
4. Hạch toán kế toán cần sử dụng các loại thước đo:
a. Thước đo hiện vật
b. Thước đo thời gian lao động
c. Thước đo giá trị
d. Tất cả các thước đo trên
5. Công ty B hoàn tất việc thực hiện dịch vụ tư vấn cho khách hàng vào ngày 20/09,
50% giá trị hợp đồng đã được thanh toán trong tháng 09, phần còn lại trả dần
trong 2 tháng tiếp theo. Doanh thu dịch vụ tư vấn của công ty B sẽ được ghi nhận
trên báo cáo tài chính của tháng:
a. Tháng 09
b. Tháng 10
c. Tháng 09 (50%), tháng 10 (25%) và tháng 11 (25%)
d. Các câu trên đều sai
6. Công ty D đang sở hữu và sử dụng một ngôi nhà làm văn phòng. Ngôi nhà được
mua trong năm trước với giá 900 triệu đồng. Hiện tại, giá thị trường của ngôi nhà
là 1.300 triệu đồng. Điều này làm cho:
a. Tổng giá trị tài sản của công ty D năm nay đã tăng so với năm trước 400
triệu đồng
b. Tổng giá trị tài sản của công ty có tăng thêm nhưng mức tăng thấp hơn 400
triệu đồng
c. Tổng nguồn vốn của công ty không đổi
d. Tất cả các câu trên đều sai
7. Ngày 01/01/201X, công ty B trả toàn bộ tiền thuê nhà năm 201X, số tiền 120 triệu
đồng. Theo nguyên tắc phù hợp, khoản tiền thuê này của công ty B sẽ được:
a. Tính vào chi phí kinh doanh của tháng 01/201X
b. Phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của từng tháng trong năm 201X
c. Phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của từng quý trong năm 201X
d. Tất cả các câu trên đều sai
8. Trong tháng 08/201X, Vietnam Airlines bán được rất nhiều vé máy bay của các
chuyến bay trong tháng 09/201X với tổng số tiền là 1.500 triệu đồng. Số tiền này
sẽ được hãng:
a. Ghi nhận ngay vào doanh thu tháng 08/201X
b. Ghi nhận vào doanh thu của cả hai tháng 08 và 09/201X
c. Chỉ ghi nhận vào doanh thu tháng 09/201X
d. Các câu trên đều sai
9. Theo hợp đồng đã ký, công ty A đã giao trước 50% tiền hàng cho công ty B trong
tháng này. Lô hàng theo hợp đồng sẽ được công ty B giao trong tháng sau. Số
tiền còn lại sẽ được công ty A thanh toán sau khi nhận hàng 15 ngày. Theo
nguyên tắc phù hợp, công ty B được phép ghi nhận doanh thu:
a. Ngay khi nhận tiền đặt trước của công ty A
b. Khi hoàn tất việc giao hàng cho công ty A và được công ty A chấp nhận
thanh toán
c. Chỉ khi nhận được toàn bộ tiền hàng theo hợp đồng
d. Khi hoàn thành việc ký kết hợp đồng mua bán
10. Nguyên tắc nhất quán đòi hỏi kế toán:
a. Không được thay đổi các phương pháp kế toán đã lựa chọn
b. Có thể thay đổi các chính sách kế toán nếu thấy cần thiết
c. Có thể thay đổi phương pháp kế toán nhưng phải giải trình sự thay đổi và
ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong các báo cáo tài chính
d. Cả 3 câu trên đều sai
11. Nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc cơ bản của kế toán
a. Hoạt động liên tục
b. Trung thực
c. Đầy đủ
d. Khách quan
12. Nguyên tắc nào trong số các nguyên tắc sau quy định rằng nếu một khách hàng
của doanh nghiệp đang có nguy cơ phá sản, doanh nghiệp cần phải lập một khoản
dự phòng đối với khoản nợ phải thu từ khách hàng đó:
a. Nguyên tắc trọng yếu
b. Nguyên tắc phù hợp
c. Nguyên tắc thận trọng
d. Tất cả các nguyên tắc trên
13. Trong tháng 08/20X1, công ty ABC mua 30 máy hút bụi với giá 2 triệu
đồng/chiếc. Công ty đã bán được 25 chiếc với giá 2,5 triệu đồng/chiếc. Vào ngày
31/12/20X1, nếu bán 5 chiếc còn lại, công ty sẽ thu được 1,8 triệu đồng/chiếc.
Nếu công ty tiếp tục hoạt động trong năm sau, giá trị của 5 chiếc máy hút bụi còn
lại sẽ được ghi nhận là:
a. 9 triệu đồng
b. 10 triệu đồng
c. 12,5 triệu đồng
d. Các số trên đều sai
14. Trong tháng 08/20X1, công ty ABC mua 30 máy hút bụi với giá 2 triệu
đồng/chiếc. Công ty đã bán được 25 chiếc với giá 2,5 triệu đồng/chiếc. Vào ngày
31/12/20X1, nếu bán 5 chiếc còn lại, công ty sẽ thu được 1,8 triệu đồng/chiếc.
Nếu công ty tiến hành giải thể vào cuối năm 20X1, giá trị của 5 chiếc máy hút
bụi còn lại sẽ được ghi nhận là:
a. 9 triệu đồng
b. 10 triệu đồng
c. 12,5 triệu đồng
d. Các số trên đều sai
15. Để thông tin kế toán có thể so sánh được thì cần phải tuân thủ nguyên tắc kế toán
nào:
a. Trọng yếu
b. Gía gốc
c. Nhất quán
d. Thận trọng
16. Phương pháp của kế toán nhằm tiến hành kiểm tra thực tế thông qua việc cân
đong, đo đếm, kiểm nhận đối chiếu nhằm xác định số lượng và giá trị có thật của
tài sản tại đơn vị là:
a. Phương pháp đối ứng tài khoản và ghi sổ kép
b. Phương pháp kiểm kê tài sản
c. Phương pháp tính giá tài sản
d. Phương pháp tính giá thành
17. Nợ phải trả phát sinh do:
a. Mua tài sản cố định trả bằng tiền mặt
b. Trả tiền cho người bán về vật tư đã mua
c. Mua hàng hóa chưa thanh toán
d. Ký hợp đồng mua công cụ dụng cụ với nhà cung cấp
18. Kế toán tài chính có đặc điểm:
a. Thông tin về những sự kiện đang và sắp xảy ra
b. Gắn liền với từng bộ phận, từng chức năng hoạt động
c. Có tính linh hoạt
d. Tất cả đều sai
19. Đối tượng nào sau đây là tài sản:
a. Trả trước cho người bán
b. Quỹ khen thưởng
c. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
d. Phải trả cho người bán
20. Đối tượng nào sau đây là nợ phải trả:
a. Khoản phải thu khách hàng
b. Khoản khách hàng trả trước
c. Khoản trả trước người bán
d. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

PHẦN 2: CÂU HỎI ĐÚNG SAI


Hãy trả lời ĐÚNG hay SAI cho các câu hỏi dưới đây:
1. Kế toán tài chính chỉ phục vụ các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh
nghiệp. SAI
2. Kế toán tài chính phải tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán, tài chính hiện
hành. ĐÚNG
3. Kế toán quản trị không cần tuân thủ các quy định tài chính vì chỉ phục vụ cho các
đối tượng sử dụng thông tin bên trong DN. SAI
4. Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận chỉ nhằm mục tiêu lập các báo cáo
tài chính chứ không phải báo cáo kế toán quản trị. SAI
5. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi kế toán doanh nghiệp phải ghi nhận nợ phải trả
ngay khi ký hợp đồng mua hàng. SAI
6. Nguyên tắc trọng yếu cho phép kế toán có thể phạm một số sai sót trong quá trình
hạch toán. SAI
7. Nguyên tắc giá gốc luôn được vận dụng, kể cả trong trường hợp doanh nghiệp
không hoạt động liên tục. SAI
8. Nhất quán có nghĩa là doanh nghiệp không bao giờ được thay đổi các chính sách
kế toán. SAI
9. Lập dự phòng cho một khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán đang tuân thủ nguyên
tắc thận trọng. ĐÚNG
10. Khách quan có nghĩa là các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo
cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo. ĐÚNG
11. Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế
trong tương lai. ĐÚNG
12. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng
chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và
giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh đây là nội dung của yêu cầu đầy đủ. SAI
13. Vốn chủ sở hữu = tổng tài sản – nợ phải trả. ĐÚNG
14. Thông tin kế toán quản trị gắn liền với trách nhiệm quản lý toàn bộ tổ chức. SAI
15. Nguồn hình thành nên tài sản bao gồm: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. ĐÚNG
16. Báo cáo kế toán hướng về tương lai không phải là đặc tính của hệ thống kế toán tài
chính. ĐÚNG
17. Nội dung trên các báo cáo của kế toán tài chính do Bộ tài chính quy định thống
nhất. ĐÚNG
18. Chuẩn mực kế toán là văn bản pháp lý cao nhất về kế toán. SAI
19. Có thể so sánh được là một trong những nguyên tắc cơ bản của kế toán. SAI
20. Nhiệm vụ kế toán là cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp
luật. ĐÚNG

PHẦN 3: BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 1: Điền vào chỗ trống các số liệu cần thiết:
1. Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp X là 1.500.000.000đ, vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp là 420.000.000đ. Vậy tổng nợ phải trả của doanh nghiệp phải là:
1.080.000.000đ
2. Tổng vốn chủ sỡ hữu của doanh nghiệp Y trên bảng cân đối kế toán là 800.000.000đ
và bằng 1/3 tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Vậy tổng số nợ của doanh nghiệp là:
1.600.000.000đ
3. Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp P ngày 1/1/20xx là 750.000.000đ, và tăng lên
đến 1.050.000.000 đ ngày 31/12/20xx và nợ phải trả là 250.000.000đ. Tổng vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp ngày 1/1/20xx là 500.000.000đ. Cho biết tổng vốn chủ sỡ
hữu ngày 31/12/20xx là: 800.000.000đ
4. Đầu năm, giá trị tài sản của doanh nghiệp là 2.200.000.000đ, vốn chủ sỡ hữu là
1.000.000.000đ. Trong năm, tài sản tăng lên 600.000.000đ và nợ giảm 100.000.000đ.
Giá trị vốn chủ sỡ hữu vào thời điểm cuối năm là: 1.700.000.000đ
5. Đầu năm tài sản của doanh nghiệp là 3.500.000.000đ, cuối năm nợ phải trả giảm
300.000.000đ, nguồn vốn không thay đổi. Tài sản cuối năm là: 3.500.000.000đ
6. Đầu năm, giá trị tài sản của doanh nghiệp là 2.000.000.000đ, nợ phải trả
800.000.000đ. Cuối năm nợ phải trả tăng 300.000.000đ, nguồn vốn không thay đổi,
Tổng tài sản cuối năm là: 2.000.000.000đ
7. Đầu năm tổng tài sản là 3.400.000.000đ, nợ phải trả 2.200.000.000đ, trong năm tổng
tài sản tăng 200.000.000d và nợ phải trả giảm 300.000.000đ thì vốn chủ sở hữu cuối
năm là: 1.700.000.000đ
Bài 2:
Doanh nghiệp ABC có số liệu kế toán như sau: (Đơn vị tính : triệu đồng)
1.Tiền mặt : Tài sản 120 8. Vay ngắn hạn: Nguồn vốn 530
2. Tiền gửi ngân hàng: Tài sản 270 9. Vay dài hạn: Nguồn vốn 500
3. Tạm ứng: Tài sản 20 10. Phải trả công nhân viên: 52
Nguồn vốn
4. Nguyên vật liệu: Tài sản 530 11. Thuế phải nộp ngân sách: 10
Nguồn vốn
5. Tài sản cố định hữu hình: Tài X 12. Phải trả người bán: Nguồn 420
sản vốn
6. Hàng hóa: Tài sản 645 13. Nguồn vốn kinh doanh: 2.070
Nguồn vốn
7. Phải thu khách hàng: Tài sản 40 14. Lợi nhuận chưa phân phối: 30
Nguồn vốn
Yêu cầu:
1. Phân biệt tài sản, nguồn vốn
2. Tìm X?
Giải: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
X =1987 triệu đồng

Bài 3:
Công ty ABD có tài liệu về tài sản và nguồn vốn ngày 31.12.20xx như sau: (Đvị tính : đ)
TT Khoản mục Số tiền TT Khoản mục Số tiền
1 Bàn ghế ( 4 bộ) 60.000.000 10 Vay ngắn hạn 300.000.000
Tài sản Nguồn vốn
2 Máy vi tính ( 10 bộ ) 200.000.000 11 Hàng hóa 370.000.000
Tài sản Tài sản
3 Tủ hồ sơ ( 2 chiếc ) 50.000.000 12 Phải thu khách hàng 180.000.000
Tài sản Tài sản
4 Quạt bàn ( 4 chiếc ) 2.000.000 13 Phải trả người bán 250.000.000
Tài sản Nguồn vốn
5 Tiền mặt 250.000.000 14 Thuế phải nộp 30.000.000
Tài sản Nguồn vốn
6 Xe ô tô 800.000.000 15 Nhà xưởng 1.400.000.000
Tài sản Tài sản
7 Văn phòng phẩm 2.500.000 16 Lợi nhuận 65.000.000
Tài sản Nguồn vốn
9 Phần mềm quản lý 60.000.000 17 Vay dài hạn 420.000.000
Tài sản Nguồn vốn
Yêu cầu: Xác định tổng nguồn vốn ngày 31.12.20xx là bao nhiêu ?
Giải: Tổng nguồn vốn ngày 31.12.20xx = 1,065,000,000

Bài 4:
Doanh nghiệp ABE có số liệu kế toán như sau:( Đơn vị tính triệu đồng)
8. Vay và nợ thuê tài chính: Nguồn
1.Tiền mặt: Tài sản 320 1.030
vốn
2. Tiền gửi ngân hàng: Tài 9. Quỹ khen thưởng phúc lợi:
470 15
sản Nguồn vốn
10. Phải trả công nhân viên: Nguồn
3. Tạm ứng: Tài sản 20 55
vốn
11. Thuế phải nộp ngân sách: Nguồn
4. Nguyên vật liệu: Tài sản 530 10
vốn
5. Tài sản cố định hữu hình:
X 12. Phải trả người bán: Nguồn vốn 420
Tài sản
13. Vốn đầu tư của chủ sở hữu:
6. Hàng hóa: Tài sản 645 2.070
Nguồn vốn
7. Phải thu khách hàng: Tài 14. LN sau thuế chưa phân phối:
40 30
sản Nguồn vốn
Yêu cầu: Phân biệt tài sản, nguồn vốn, tìm X
X= Nguồn vốn - Tài sản
X= 1605
Bài 5:
Doanh nghiệp ABG có số liệu kế toán ngày 30/1/20xx như sau (Đvt: triệu đồng)
1. Nhà cửa: Tài sản 1.200
2. Xe tải: Tài sản 1.800
3. Nguyên vật liệu : Tài sản 500
4. Vay và nợ thuê tài chính: : Nguồn vốn 600
5. Tiền mặt: Tài sản 210
6. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Nguồn vốn 750
7.Bằng phát minh sáng chế: Tài sản 350
8. Nhiên liệu: Tài sản 620
9. Công cụ dụng cụ: Tài sản 80
10. Quỹ đầu tư phát triển : Nguồn vốn 130
12. Phải trả công nhân viên: Nguồn vốn 90
13. Quỹ khen thưởng phúc lợi: Nguồn vốn 100
14. Đầu tư vào công ty liên kết: Tài sản 300
15. Hàng đang đi đường: Tài sản 420
16. Tiền đang chuyển: Tài sản 150
17. Phải trả cho người bán: Nguồn vốn 230
18. Phải thu cuả khách hàng: Tài sản 100
19. Tiền gửi ngân hàng: Tài sản 800
20. Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Nguồn vốn 9.000
21. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Nguồn 165
vốn
22. Hàng gửi bán: Tài sản 300
23. Chứng khoán kinh doanh: Tài sản 630
24. Kho chứa hàng: Tài sản 1.590
25. Máy móc thiết bị: Tài sản X
26. Phải thu khác: Tài sản 40
27. Thuế phải nộp cho nhà nước: Nguồn vốn 50
Yêu cầu: Phân biệt tài sản và nguồn vốn. Dùng phương trình kế toán tìm X
X= 4465
Bài 6:
Tại doanh nghiệp ABH có số liệu kế toán ngày 30/12/20xx như sau (Đvt: triệu đồng)
1.Tiền mặt: Tài sản 440 13. Nhãn hiệu hàng hóa: Tài sản 300
2. Phải thu khách hàng: Tài sản 250 14. Phương tiện vận tải: Tài sản 2.500
3. Đầu tư vào công ty con: Tài 230 15. Quỹ dự phát triển KH & CN 52
sản
4. Nhận ứng trước khách hàng: 30 16. Phải trả công nhân viên 180
Nguồn vốn
5. Nhà cửa: Tài sản X 17. Hao mòn TSCĐ: Tài sản ghi 400
số âm
6. Nhận ký quỹ: Tài sản 45 18. Phải trả người bán: Nguồn 530
vốn
7. Đầu tư công ty liên kết: Tài 430 19. Ứng trước người bán: Tài sản 180
sản
8. Vay và nợ thuê tài chính: 800 20. Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Y
Nguồn vốn Nguồn vốn
9. Máy móc thiết bị: Tài sản 2.000 21. Tiền gửi ngân hàng: Tài sản 400
10. Dự phòng phải thu khó đòi: 50 22. Quỹ đầu tư phát triển: Nguồn 300
Tài sản vốn
11. Chi phí phải trả: Nguồn vốn 42 23. Xây dựng cơ bản dở dang: 2.200
Tài sản
12. Chi phí trả trước: Tài sản 25 24. Nguyên vật liệu : Tài sản 720
Yêu cầu: Phân biệt Tài sản, Nguồn vốn Tìm X, Y. Biết Y= 6X
Bài 7:
Doanh nghiệp ABI có tình hình tài sản và nguồn vốn như sau: (Đơn vị tính triệu đồng)
1. Nguyên vật liệu 220 17. Đầu tư vào công ty con 300
2. Thành phẩm 170 18. Người mua ứng trước 40
3. Chi phí SXKD dở dang 100 19. Dự phòng giảm giá HTK 35
4. Ký quỹ, ký cược 30 20. Công cụ dụng cụ 129
5. Máy móc thiết bị 1.400 21. Tiền đang chuyển 37
6. Chi phí trả trước 145 22. Quỹ đầu tư phát triển 700
7. Tiền mặt 530 23. Quỹ phát triển KH & CN 26
8. Tiền gửi ngân hàng 700 24. Quỹ khen thưởng 128
9. Nhà cửa 2.000 25. LN sau thuế chưa pp 250
10. Nhận ký quỹ, ký cược 80 26. Tạm ứng 25
11. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.000 27. Phải thu khách hàng 340
12. Hàng gửi bán 125 28. Phải thu nội bộ 138
13. Vay và nợ thuê tài chính 1.100 29.Phải trả khác 430
14. Nhãn hiệu hàng hóa 300 30. Phải trả người bán 450
15. Chương trình phần mềm 200 31. Dự phòng phải trả 70
16. Chi phí phải trả 130 32. Dây chuyền sản xuất X
Yêu cầu :
1. Phân biệt Tài sản – nguồn vốn, tìm X
2. Liệt kê nhóm tài khoản hàng tồn kho:
3. Liệt kê nhóm tài sản cố định hữu hình, TSCĐ vô hình, nhóm TK vốn bằng tiền

Bài 8: Doanh nghiệp ABJ có tài liệu kế toán sau: (Đvt: 1.000đ)
1. Tài sản cố định 45.000 10 Phải thu khác 2.000

2. Nguyên vật liệu 6.000 11 Nguồn vốn kinh doanh 50.000

3. Hàng hóa 30.000 12 Quỹ đầu tư phát triển 15.000

4. Công cụ, dụng cụ 1.000 13 Nguồn vốn xây dựng cơ bản 6.000

5. Tiền mặt 2.000 14 Quỹ khen thưởng phúc lợi 5.500

6. Tiền gửi ngân hàng 14.000 15 Lợi nhuận chưa phân phối 10.000

7. Tạm ứng 2.000 16 Hao mòn tài sản cố định 12.000

8. Phải thu khách hàng 3.000 17 Vay ngắn hạn 9.000

9. Thành phẩm 7.000 18 Phải trả người bán 4.500

Yêu cầu: Phân loại tài sản và nguồn vốn và xác định tổng số?
Bài 9:
Doanh nghiệp ABK có tài liệu kế toán như sau:
Số dư đầu kỳ Tài khoản “Tiền gửi ngân hàng”: 55.000.000 đ.
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Người mua trả nợ cho doanh nghiệp bằng TGNH : 10.000.000 đ.
2. Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua 15.000.000đ thanh toán bằng TGNH
3. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản TGNH : 10.000.000đ.
4. Rút TGNH trả nợ vay ngắn hạn 5.000.000đ.
5. Doanh nghiệp vay dài hạn bằng TGNH 20.000.000đ.
6. Chi mua một số công cụ dụng cụ bằng TGNH 15.000.000đ.
Yêu cầu: Phản ánh vào TK “Tiền gửi ngân hàng”.
Bài 10:
Đầu tháng, nợ phải trả người bán là 30.000.000 đ, trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh như sau:
1. Mua hàng hóa nhập kho, tiền mua hàng chưa trả người bán 10.000.000đ.
2. Mua công cụ dụng cụ, giá mua 2.000.000đ chưa trả tiền người bán.
3. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán 20.000.000đ.
4. Mua vật liệu, tiền chưa thanh toán, giá mua 5.000.000đ.
5. Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 5.000.000đ.
Yêu cầu: Phản ánh vào TK “Phải trả người bán” và xác định số dư cuối kỳ.
Bài 11:
Căn cứ vào các nghiệp vụ sau đây, hãy định khoản và phản ánh lên sơ đồ TK “ Nguồn
vốn kinh doanh”
Số dư đầu kỳ : 500.000.000 đ.
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1. Doanh nghiệp được nhà nước cấp vốn bằng TGNH 15.000.000đ.
2. Doanh nghiệp nhận quyết định chuyển giao cho đơn vị bạn 1 TSCĐ còn mới trị
giá là 5.000.000đ.
3. Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu tăng vốn 100.000.000đ, thu bằng tiền mặt.
4. Hoàn trả vốn góp cho một thành viên xin rút vốn khỏi doanh nghiệp bằng tiền mặt
50.000.000đ.
5. Lãi chưa phân phối bổ sung nguồn vốn kinh doanh 20.000.000đ.
Yêu cầu: Phản ánh vào TK “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” và khoá sổ.
Bài 12:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt là 2.000.000đ.
2. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên là 1.000.000đ, nộp thuế 3.000.000đ.
3. Dùng lợi nhuận để bổ sung quỹ đầu tư phát triển 500.000đ, bổ sung quỹ khen
thưởng 700.000đ.
4. Vay ngân hàng để trả nợ cho người bán 1.000.000đ.
5. Nhập kho công cụ, dụng cụ trị giá là 500.000đ chưa trả tiền cho người bán.
6. Nhập kho nguyên vật liệu trị giá 500.000đ thanh toán bằng TGNH.
7. Chi tiền mặt trả nợ cho người bán số tiền là 800.000đ, đem ký quỹ 500.000đ
8. Dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ vay ngân hàng 2.000.000đ.
9. Chi tiền mặt mua cổ phiếu đâu tư ngắn hạn 600.000đ.
10. Nhận vốn góp kinh doanh bằng TGNH 500.000.000đ.

Bài 13:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 1.000.000đ và trả nợ
người bán 3.000.000đ.
2. Doanh nghiệp vay ngân hàng 2.000.000đ, trả nợ cho người bán 1.000.000đ, nộp
thuế cho nhà nước 1.000.000đ.
3. Doanh nghiệp mua một số nguyên vật liệu 5.000.000đ và CCDC 3.000.000đ chưa
trả tiền cho người bán.
4. Doanh nghiệp chi tiền mặt đem ký quỹ 4.000.000đ.
5. Doanh nghiệp được cấp một tài sản cố định hữu hình trị giá 40.000.000đ và tiền
mặt 10.000.000đ.
6. Doanh nghiệp nhận ký quỹ dài hạn bằng TGNH 45.000.000đ.
7. Doanh nghiệp dùng lãi bổ sung nguồn vốn kinh doanh 5.000.000đ, bổ sung nguồn
vốn xây dựng cơ bản 4.000.000đ.
8. Doanh nghiệp dùng TGNH trả nợ khoản nợ phải trả khác 6.000.000đ.
9. Doanh nghiệp dùng tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng 5.000.000đ.
10. Doanh nghiệp xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm là 2.000.000đ.
Bài 14:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau (Đơn vị tính: 1.000đ)
1. Chi tiền mặt trả nợ người bán 40.000 và trả lương cho nhân viên 30.000.
2. Vay ngắn hạn mua công cụ dụng cụ 200.000 và trả nợ vay ngắn hạn 80.000.
3. Mua tài sản cố định hữu hình 270.000, thanh toán bằng TGNH 200.000 số còn lại
thanh toán bằng tiền vay dài hạn.
4. Dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ vay ngắn hạn 200.000, trả nợ cho người bán
100.000 và trả vay dài hạn đến hạn trả 100.000.
5. Xuất kho 200.000 nguyên vật liệu sử dụng cho:
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm : 180.000
- Phục vụ ở phân xưởng : 20.000
6. Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên là 100.000, trong đó:
- Công nhân trực tiếp sản xuất: 70.000
- Nhân viên ở phân xưởng: 30.000
7. Chi tiền mặt thanh toán lương cho công nhân là 100.000 và trợ cấp cho công nhân
do quỹ phúc lợi đài thọ là 20.000.
8. Dùng lãi để bổ sung quỹ đầu tư phát triển : 100.000, quỹ dự phòng tài chính
50.000 và quỹ khen thưởng phúc lợi 100.000.
9. Nhà nước cấp thêm cho doanh nghiệp một TSCĐ hữu hình có trị giá 85.000.
10. Dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng 50.000.

You might also like