bài tìm hiểu về ASEAN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

CÂU HỎI: Em nghĩ ASEAN có thể giúp đất nước của mình giải quyết một thách thức

như thế nào (như biến đổi khí hậu, tạo việc làm mới hoặc các vấn đề sức khỏe) trong
thế kỷ 21?

BÀI LÀM
Hiện nay, nhằm hướng đến thực hiện hóa 17 mục tiêu phát triển bền vững (17 SDGs) của
Liên hợp quốc là xu hướng sử dụng năng lượng xanh khắp thế giới ngày càng được đẩy
mạnh để xây dựng các cộng đồng bền vững, ứng phó với các thách thức của biến đổi khí
hậu. điển hình nhất ở nhiều quốc gia hiện nay là sử dụng nguồn nhiên liệu: Điện gió. Các
đất nước sử dụng điện gió vì đây là nguồn nhiên liệu tự nhiên, chi phí thấp, vừa vượt trội lại
vừa khắc phục được những hạn chế của các năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ
hay thủy điện. Trong khi khai thác thủy điện từ nguồn nước tại các sông phải phụ thuộc vào
thượng nguồn các con sông, các quốc gia có chung lưu vực sông như Trung Quốc,
Myanmar, Lào hay than và dầu khí là những nguồn tài nguyên hữu hạn và không thể phục
hồi thì năng lượng gió là tài nguyên thiên nhiên vô hạn, được làm mới mỗi ngày, chi phí thấp
mà mang lại hiệu suất cao.
Đặc biệt, Việt Nam là một trong những quốc gia tiềm năng trong ngành công nghiệp này
trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung, bởi đất nước ta có lợi thế đường
bờ biển dài hơn 3.000 km và nhiều hải đảo, có thể phát triển điện gió ở cả đất liền, ven biển
và ngoài biển khơi. Trong thời gian tới, điện gió tiếp tục được kỳ vọng là một trong những
nguồn năng lượng tái tạo chủ lực của Việt Nam. Do đó, khi là thành viên của ASEAN Việt
Nam có những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh năng lượng điện gió phát triển bằng cách
thúc đẩy chính sách khuyến khích phát triển điện gió, tăng cường hữu nghị hợp tác, liên kết
với các quốc gia giàu kinh nghiệm và có nền công nghiệp điện gió phát triển trong khu vực
và trên thế giới để hoàn thành các mục tiêu mà chính phủ đề ra như: năm 2030, tổng công
suất lắp đặt điện gió đạt 12.000 MW và đến năm 2050, tổng lượng rác thải ròng bằng 0 theo
Hội nghị COP26.

1. Thực trạng điện gió tại Việt Nam

Về địa hình và khí hậu, Việt Nam có địa hình phức tạp với nhiều núi non, sông suối, biển
đảo có thể gây khó khăn cho việc lắp đặt các tua bin gió, đặc biệt là các dự án điện gió
ngoài khơi. Khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến đất nước ta phải đối diện với nhiều thời tiết
khắc nghiệt như bão, lũ, hạn hán có thể gây thiệt hại cho các công trình điện gió. Hơn nữa
các tuabin điện gió có kích thước nặng, phức tạp đòi hỏi công nghệ tiên tiến, tăng cường
nguồn nhân lực chất lượng cao nghiên cứu và phát triển cách vận hành các tuabin gió phù
hợp với điều kiện địa hình và khí hậu của quốc gia. Ngoài ra, với thực trạng các nhà máy
điện gió hiện nay ở Việt Nam tập trung ở các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Quy Nhơn,
Ninh Thuận có thể thấy rõ các dự án này chưa hoàn toàn tương xứng với tiềm năng phát
triển của đất nước, bởi một số hạn chế nêu trên.

Với thực trạng trên, Việt Nam cần gia tăng các chính sách khuyến khích phát triển năng
lượng gió, tăng cường hợp tác quốc tế với các nước có kinh nghiệm trong phát triển nguồn
tài nguyên này, để tiếp thu công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực chuyên môn.

2. Vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp điện gió nhằm
đối mặt với thách thức biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Là một thành viên tích cực, chủ động và trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam đã có cơ hội
tham gia vào Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia công nghiệp phát triển G7 tháng 5 năm
2023 vừa qua, cho thấy vị thế và tiềm năng phát triển các dự án năng lượng xanh nhằm bảo
vệ môi trường của Việt Nam. Điều này cũng cho thấy ASEAN đóng một vai trò quan trọng
trong việc giúp đất nước ta khẳng định vị thế trong các kế hoạch ứng phó với biến đổi khí
hậu toàn cầu, thúc đẩy phát triển bền vững.

Trong tương lai gần, ASEAN cũng sẽ giúp đẩy mạnh sản xuất năng lượng điện gió, tăng
cường kết nối với các tổ chức, công ty môi trường hàng đầu ở các quốc gia có nền công
nghiệp điện gió phát triển như Hoa Kỳ, Đan Mạch, Na Uy để phát triển nguồn năng lượng
này. Tiếp đó, hợp tác kinh tế ASEAN cũng tối ưu hóa các chính sách khuyến khích phát triển
năng lượng gió, chẳng hạn như giá bán điện ưu đãi, cơ chế đấu thầu cạnh tranh,… Các
chính sách có thể giúp giảm chi phí đầu tư và thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển
năng lượng gió. Bằng cách này ASEAN cũng giúp Việt Nam đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi
năng lượng, là nhiệm vụ then chốt để Việt Nam hoàn thành mục tiêu rác thải ròng bằng 0
năm 2050 như đã cam kết trong Hội nghị COP 26 được nhắc đến vào Hội nghị G7 tháng 5
vừa qua.
Hơn nữa, ngoài việc thúc đẩy nguồn nhiên liệu điện gió phát triển để xây dựng cộng đồng
bền vững thì khi làm thành viên của ASEAN, Việt Nam cũng có cơ hội thuận lợi để củng cố
và liên kết chặt chẽ các mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các quốc gia ASEAN nói riêng và
các siêu cường như Mỹ, Trung Quốc, Anh, Nhật Bản. Chốt lại, ASEAN đóng một vai trò chủ
chốt trong việc giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu bằng cách liên kết để phát triển
công nghiệp điện gió - một ngành công nghiệp tiềm năng tại Việt Nam, không chỉ để tiến gần
hơn đến mục tiêu phát triển bền vững mà còn là để tăng trưởng kinh tế, tạo ra thêm nhiều
cơ hội việc làm cho người dân từ ngành công nghiệp này.

Answer
to achieve sustainable development goals and mitigate the negative impacts of climate change.

Currently, aiming to realize the 17 sustainable development goals (17 SDGs) of the United
Nations, the trend of using green energy around the world is increasingly being promoted to
effectively deal with the challenges of climate change. The most typical used energy in many
countries today is wind power. Countries choose wind power because it is a natural, low-cost
energy source that is both superior and overcomes the limitations of traditional energies such as
coal, oil or hydropower. While exploiting hydroelectricity from rivers must depend on the
upstream of those sharing the same river basins such as China, Myanmar, Laos. Or coal energy
and oil are limited resources and nonrenewable, wind power is a renewable natural resource,
unlimited, low-cost but high performance.

In particular, Vietnam is one of the potential countries in this industry in Southeast Asia
particularly and in the world generally, as our country has the advantage of a coastline of more
than 3,000 km and many islands. wind power can be developed both on land, along the coast and
at sea. In the coming time, wind power continues to be expected to be one of Vietnam's main
renewable energy sources.

Therefore, as a member of ASEAN, Vietnam has favorable conditions to promote wind power
development by promoting policies to encourage wind power development, strengthening
friendship, cooperation, and linkages with other countries. An experienced country with a
developed wind power industry in the region and the world to complete the goals set by the
government such as: by 2030, the total installed capacity of wind power will reach 12,000 MW
and by 2050, the net zero emissions will be achieved according to COP26 Conference.

Current status of wind power in Vietnam

Regarding topography and climate, Vietnam has complex terrain with many mountains, rivers,
streams, and islands, which can make it difficult to install wind turbines, especially offshore wind
power projects. The tropical monsoon climate causes our country to face many harsh weather
such as storms, floods, and droughts that can cause damage to wind power projects.
Furthermore, wind turbines are heavy and complex in size, requiring advanced technology and
increasing high-quality human resources to research and develop ways to operate wind turbines
suitable to the topographic and climatic conditions of the country. In addition, with the current
situation of wind power plants in Vietnam concentrated in the South Central Coast, Quy Nhon,
and Ninh Thuan regions, it can be clearly seen that these projects are not completely compatible
with their development potential, due to some of the aforementioned limitations.

Given the above situation, Vietnam needs to increase policies to encourage wind energy
development, strengthen international cooperation with countries with experience in developing
this resource, to absorb advanced technology and upgrade high professional capacity.

ASEAN's role in promoting the development of the wind power industry to face the challenge of
climate change in Vietnam

As an active and responsible member of ASEAN, Vietnam had the opportunity to participate in
the recent G7 Summit of Industrialised Countries in May 2023, showing its position and potential
in developing green energy projects to protect Vietnam's environment. This also shows that
ASEAN plays an important role in helping our country affirm its position in plans to respond to
global climate change and promote sustainable development.

In the near future, ASEAN will also help promote wind power production, strengthen connections
with leading environmental organizations and companies in countries with developed wind
power industries such as the United States and Denmark, Norway to develop this energy source.
Next, ASEAN economic cooperation also optimizes policies to encourage wind energy
development, such as preferential electricity prices, competitive bidding mechanisms, etc.
Policies can help reduce investment costs and attract foreign direct investment(FDI) to
participate in wind power development. By this way, ASEAN also helps Vietnam accelerate the
pace of energy transition, which is a key task for Vietnam to complete the goal of net zero waste
by 2050 as committed to in the COP 26 Conference.

Furthermore, in addition to promoting the development of wind power fuel sources to build a
sustainable community, as a member of ASEAN, Vietnam also has favorable opportunities to
consolidate and closely form cooperative linkages and long-term cooperation between ASEAN
countries in particular and superpowers such as the US, China, UK, and Japan.

Bản viết tóm tắt khoang 250-265 chữ

Hiện nay, nhằm hiện thực hóa 17 mục tiêu Phát triển bền vững (17 SDGs), Liên hợp quốc nhấn
mạnh tầm quan trọng của năng lượng xanh trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Năng
lượng gió, nguồn năng lượng tái tạo, chi phí thấp, vượt qua các nguồn nhiên liệu truyền thống như
than, dầu hay thủy điện, là lựa chọn phổ biến toàn cầu để xây dựng cộng đồng bền vững. Việt
Nam với 3.260 km bờ biển và nhiều đảo, là quốc gia có tiềm năng phát triển điện gió ở Đông Nam
Á và trên thế giới. Trong thời gian tới, điện gió được kỳ vọng sẽ là một trong những nguồn năng
lượng tái tạo chính của Việt Nam với mục tiêu đạt tổng công suất lắp đặt 12.000MW vào năm
2030 và đạt mức rác thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (theo Hội nghị COP26).
Tuy nhiên, đặc điểm địa hình phức tạp của Việt Nam bao gồm núi, sông và hải đảo khiến việc lắp
đặt tua-bin gió trở nên khó khăn, đặc biệt là các dự án ngoài khơi. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
cũng đặt ra những thách thức bao gồm bão, lũ lụt và hạn hán. Hơn nữa, tua-bin gió có trọng
lượng nặng và yêu cầu công nghệ tiên tiến nên cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên thực tế,
các dự án điện gió hiện nay tại các khu vực Nam Trung Bộ (Quy Nhơn, Ninh Thuận, Bình thuận)
chưa hoàn toàn tương thích với tiềm năng phát triển do những hạn chế nêu trên.

Với thực trạng trên, ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy phát triển
bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tư cách thành viên ASEAN giúp Việt Nam tham dự Hội
nghị thượng đỉnh G7 các nước công nghiệp hóa vào tháng 5 năm 2023, khẳng định vị thế của Việt
Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, tạo điều kiện tiếp cận các nhà đầu tư tiềm
năng, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kết nối nước ta với các nước phát triển điện gió: Mỹ,
Đan Mạch, Na Uy. Trong tương lai, ASEAN không chỉ giúp Việt Nam phát triển tối đa năng lượng
gió, tiếp thu công nghệ tiên tiến mà còn tăng cường hợp tác quốc tế. Điều này sẽ giúp Việt Nam
đẩy nhanh đáng kể tốc độ chuyển đổi năng lượng và đạt được mức rác thải ròng bằng 0 vào giữa
thế kỷ 21, năm 2050.

You might also like