Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

“Đất nước và con người miền Tây Bắc để thương để nhớ cho tôi nhiều

quá” (Tô Hoài). Là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Tô Hoài thu hoạch được sau
chuyến đi bộ đội vào giải phóng Tây Bắc dài tám tháng, tập truyện “truyện Tây
Bắc” là nỗi nhớ niềm thương bồi hồi xúc động, là lời tri ân sâu sắc mà nhà văn
dành tặng cho mảnh đất con người Tây Bắc đau thương mà anh dũng, đẫm
nước mắt tủi hờn mà vời vợi chất thơ. Là truyện ngắn đặc sắc hơn cả của tập
truyện, “Vợ chồng A Phủ” là bức tranh chân thực, cảm động về cuộc sống tối
tăm, tủi nhục và sức mạnh vùng lên vươn tới chân trời tự do hạnh phúc của
đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc. Giá trị của tác phẩm được kết tinh ở
hình tượng nhân vật Mị.
Nếu những nhà văn hiện thực phê phán chỉ thấy con người là nạn nhân bất
lực của hoàn cảnh thì các nhà văn cách mạng bao giờ cũng phát thiện hiện ra
sức manh phúc sinh trong tâm hồn của những con người cùng khổ. Là cây bút
xuất sắc trong dòng văn học cách mạng Việt Nam, chẳng những rất thành công
khi diễn tả cái chết dần chết mòn của Mị – một cô gái tràn đầy sức sống mà còn
rất tinh tế khi khám phá quá trình hối din của Mị. Nếu như có một hoàn cảnh làm
tê liệt bóp chết sức sống của Mị thì tất cũng có một hoàn cảnh giúp Mị hối sinh.
Và hoàn cảnh đó chính là đêm đông Mị vắt dây trói cứu A Phủ đầy éo le, kịch
tính.
Truyện kể về Mị vì món nợ truyền kiếp của gia đình, trở thành con dâu
ngạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Tại đó Mị bị bóc lột sức lao động, bị đánh đập hành
hạ, mấtbđi nhận thức, quyền sống, quyền con người. Vào một đêm tình mùa
xuân Mị nghe tiếng sáo và muốn đi chơi tết. Nhưng bị A Sử trói đứng vào cột
nhà. Tối đó A Sử đi chơi bị A Phủ đánh. A Phủ bị bắt tội, phạt vạ, trở thành nô lệ
cho nhà thống lí Pá Tra. Một lần vì ,ãi lo bẫy nhím, A Phủ để hổ vồ mất bò. A Phủ
bị nhà thống lí trói vào cột giữa sân trong mùa đông. Lúc đầu Mị không quan tâm
nhưng sau đó thấy A Phủ khóc. Mị quyết định cắt dây và cùng A Phủ bỏ trốn khỏi
Hồng Ngài đến Phiền Sa. Tại đây dưới sự dẫn dắt của A Châu, họ trở thành du
kích. Sau đó họ quay về giải phóng quê hương.
Tiếng sáo đã thức tỉnh tâm hồn, sức sống của Mị tưởng đã bị hoàn cảnh
hủy hoại, vùi lấp, nay đã trỗi dậy: “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, tha thiết bổi hổi;
ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”. Sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị
được thể hiện bằng hành động uống rượu: “Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị cứ
lén lấy hủ rượu cứ uống ừng ực từng bát”. Tiếng sáo, hương rượu ngà say, tiếng
người hát đồng đã đưa Mị sống, nhớ lại quá khứ êm đẹp thời thiếu nữ trẻ trung,
yêu đời; lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Mị thấy phới trở lại, trong lòng đột
nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị
muốn đi chơi. Mị thấy vui sướng nhưng cũng đau đớn, tuyệt vọng nghĩ đến cái
chết để khỏi đối diện với thực tại: Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn
cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Khi niềm khao khát sống là làm
người được phục sinh, tự nó trở thành một mãnh lực, xung đột gay gắt, quyết
một mất một còn với trạng thái vô nghĩa của thực tại. Quá khứ Mị hiện về như
một đối chứng, làm rõ thực tại đau khổ, nên từ tâm trạng hồi tưởng quá khứ tươi
đẹp Mị đã có ý nghĩ chết đi vì thực tại vô cùng đau khổ, cơ nhục.
Trong tiếng sáo rập rờn, Mị hành động thật khỏe khoắn, dứt khoát chứ
không buồn và đau khổ để chuẩn bị đi chơi: “Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi
chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa ở phía trong vách”. tuy nhiên,
ước muốn đó của Mị bị A Sử đàn áp thô bạo, Mị nửa mê, nửa tỉnh nhưng đã
phản kháng rất quyết liệt, tâm trạng buồn đau đớn nghĩ về thân phận. Hơi rượi
nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi khiến Mị vùng
bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị thổn thức nghĩ mình không
bằng một con ngựa… Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi. Không khí đêm tình mùa xuân
trên bản Mèo và tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức sức sống, lay tỉnh tâm hồn
Mị. Dù bị chà đạp nhưng sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị vẫn không bị lụi
tắt. Tâm trạng Mị phức tạp với những xung đột giằng xé diễn ra âm thầm, đau
đớn trong cõi tâm tư giữa niềm khao khát hạnh phúc cháy bỏng đang trỗi dậy
mạnh mẽ và thực tại tàn bạo, lạnh lùng.
Đọc Vợ chồng A Phủ, ta chẳng thể nào không xót xa một cô Mị bị chà đạp,
vùi dập, tàn nhẫn, dã man, bị dìm xuống kiếp ngựa trâu, một cô Mị cứ chết dần
chết mòn, như con rùa lùi lũi trong xó tối, như cái xác không hồn. Nhưng cái để
Mị chạm vào trái tim người đọc sâu đậm nhất vẫn là một cô Mị tiềm tàng sức
sống mãnh liệt, âm thầm, khát vọng lớn lao. Mị của Tô Hoài đã dũng cảm vươn
lên từ nhọc nhằn, khổ đau để đi về phía có ánh sáng của tự do. Cái đẹp nhất,
nhân văn nhất của tác phẩm chính là ở đó.

You might also like