Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 45

LỜI MỞ ĐẦU

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, mạng Viễn thông nước ta đang được mở rộng và hiện đại hóa để đáp ứng
các nhu cầu dịch vụ từ khách hàng. Công nghệ mạng truyền tải quang ra đời đã đáp
ứng các nhu cầu về độ rộng băng tần lớn, độ truyền dẫn cao, độ tin cậy cao….Bên
cạnh đó các thiết bị Viễn thông đang khai thác trên mạng được trang bị hiện đại, chúng
rất phong phú và đa dạng. Muốn hiểu rõ về các thiết bị này cần phải có thời gian
nghiên cứu về lý thuyết và tìm hiểu cách vận hành, bảo dưỡng thiết bị.
Trong thời gian thực tập tại Viễn Thông Đồng Nai – Trung Tâm Viễn Thông 1 em
đã có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu được một số thiết bị truyền dẫn quang, trong đó thiết
bị quang Huawei OSN 3500 là thiết bị em đang tìm hiểu trong đề tài thực tập tốt
nghiệp.
Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức hạn chế nên bài báo cáo của em không
tránh khỏi những thiếu xót . Em rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá và chỉ dẫn
của các Thầy để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giảng dạy tại Học Viện Công Nghệ Bưu
Chính Viễn Thông Thành Phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho em những vốn kiến thức
để có thể hoàn thành bài báo cáo này.
Đặc biệt, em chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Lành đã tận tình hướng dẫn và chỉ
bảo em.
Em xin gửi lời cám ơn đến các Anh - Chị thuộc Phòng Truyền Dẫn thuộc Phòng khai
thác hệ thống – Trung tâm điều hành Thông tin đã tận tình chỉ dẫn em trong suốt thời
gian em thực tập.

1
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG TẠI TRUNG TÂM VIỄN
THÔNG I

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG TẠI TRUNG


TÂM VIỄN THÔNG I
1.1. GIỚI THIỆU VỀ VIỄN THÔNG ĐỒNG NAI:
1.1.1. Sơ Lược về Viễn Thông Đồng Nai:
Viễn thông Đồng Nai được thành lập trên cơ sở tách ra từ Bưu điện tỉnh Đồng Nai
cũ và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/01/2008. Viễn thông Đồng Nai là đơn
vị trực thuộc, hạch toán phụ thuộc VNPT, có chức năng: tổ chức xây dựng, quản lý,
vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng sửa chữa mạng viễn thông; cung cấp các dịch
vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh...
Là thành viên của Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, viễn thông Đồng
Nai đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ đáng tin cậy cả về chất lượng và số lượng, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng góp phần hoàn thiện mạng viễn thông
quốc gia đồng thời hoàn thành xuất sắc nhiện vụ của Đảng, Nhà Nước và các cấp
chính quyền địa phương trong tỉnh.
1.1.2. Tên và địa điểm trực thuộc Viễn Thông Đồng Nai:
a) Trung Tâm Dịch Vụ Khách Hàng:
Địa chỉ : Ngã tư đường 5, đường Võ Thị Sáu, P.Thống Nhất, TP.Biên Hoà, tỉnh
Đồng Nai.
b) Trung Tâm Viễn Thông 1 (Bưu Điện Đồng Nai):
Địa chỉ : Số 1, Quốc lộ 1, P.Trung Dũng, TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
c) Trung tâm Viễn thông 2:
Địa chỉ : Số 1, Quốc lộ 1, P.Trung Dũng, TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
d) Trung Tâm Viễn Thông 3:
Địa chỉ : Quốc lộ 51, Thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
e) Trung Tâm Viễn Thông 4:
Địa chỉ : Đường Hùng Vương, Thị trấn Xuân Lộc, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng
Nai.
f) Trung Tâm Viễn Thông 5:
Địa chỉ : Quốc lộ 1, Thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
g) Trung Tâm Tin Học:
Địa chỉ : 61 Nguyễn Văn Trị, Phường Hoà Bình, TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
1.1.3. Giới Thiệu Bưu điện tỉnh Đồng Nai (nơi thực tập):
Bưu điện tỉnh Đồng Nai(Trung tâm Viễn thông 1) là đơn vị trực thuộc Tổng Công
ty Bưu Chính Việt Nam có chức năng thiết lập, quản lý, khai thác phát triển mạng Bưu
Chính công cộng, cung cấp các dịch vụ công ích theo chiến lược, qui hoạch, kế hoạch

2
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG TẠI TRUNG TÂM VIỄN
THÔNG I

do cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền phê duyệt, cung cấp các dịch vụ công ích khác
theo yêu cầu của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền. Kinh doanh các dịch vụ Bưu
chính dành riêng theo qui định của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền.
 Trung tâm Viễn Thông 1:
- Quản lý các Đài Host và truyền dẫn.
- Hòa mạng điện thoại cố định.
- Hòa mạng điện thoại di động.
- Hòa mạng Internet.
- Bán các loại sim, thẻ Viễn Thông.
- Thu cước thuê bao điện thoại cố định, di động Leased - line.Audio
Conferencing, Call Center, Data Center…
- Nhận đơn lắp đặt truyền hình cáp (khu vực Biên Hòa).
- Ngoài ra còn: cho thuê xe vận tải hành khách, hàng hóa, cho thuê kiốt, cho thuê
cột Ăngten và trong quá trình kinh doanh Bưu điện tỉnh sẽ mở các ngành nghề, dịch vụ
mà pháp luật cho phép (đã nêu ở mục 3 thông tin trên).
1.1.3.1. Sơ đồ tổ chức Trung Tâm Viễn Thông 1:
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM 1

PHÓ GIÁM ĐỐC


PHÒNG
1 PHÒNG
KẾ TOÁN
ĐẦU TƯ KINH
PHÒNGDOANH
HÀNH PHÒNG
CHÁNH MẠNG
PHÓ
DVGIÁM ĐỐC 2

HOST HOST HOST HOST HOST


LONG LONG LONG ACATEL UT
BÌNH KHÁNH THÀNH

ĐÀI ĐÀI ĐỘI ỨNG


BĂNG TRUYỀN CỨU
RỘNG DẪN THÔNG
TIN

3
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG TẠI TRUNG TÂM VIỄN
THÔNG I

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức trung tâm viễn thông 1.


1.1.3.2. Sơ đồ đài Truyền Dẫn:

Hình 1.2: Sơ đồ đài truyền dẫn.


1.1.4. Cấu hình mạng Viễn Thông Trung Tâm 1:
Mạng viễn thông Đồng Nai gồm 5 tổng đài Host:

4
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG TẠI TRUNG TÂM VIỄN
THÔNG I

Hình 1.3: Sơ đồ Mạng Viễn Thông Đồng Nai.


Host UT (Italia), Host Acatel (Pháp) được đặt ở Trung Tâm Viễn Thông 1, Host
Long Bình, Host Long Thành, Host Long Khánh sử dụng tổng đài NEAX-61.
Hệ thống 5 Host sử dụng mạng truyền dẫn là cáp quang và luồng E1(2Mbps).
Báo hiệu liên đài giữa các Host sử dụng báo hiệu C7.
1.1.5. Sơ đồ bố trí tại Trung Tâm Viễn Thông 1:

PHÒNG TỔNG ĐÀI


(NEAX-61)

PHÒNG
NGUỒN
(ACQUI)
PHÒNG TRỰC
PHÒNG ĐẤU
MAT00MAT01MAT10MAT11
DÂY MDF

PHÒNG
NGUỒN
(ACQUI)
PHÒNG TRUYỀN DẪN

Hình 1.4: Sơ đồ bố trí tại trung tâm Viễn Thông 1.


1.2. Tổng quan hệ thống truyền dẫn quang tại Đồng Nai:
1.2.1. Sơ đồ hệ thống tuyến quang tại Đồng Nai:

5
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG TẠI TRUNG TÂM VIỄN
THÔNG I

6
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG TẠI TRUNG TÂM VIỄN
THÔNG I

Hình 1.5: Sơ đồ tuyến quang tại Đồng Nai.


1.2.2. Mạng lưới truyền dẫn quang tại trung tâm I:
Sơ đồ 4 vòng ring chính có tốc độ cao đi từ các host và hỗ trợ, dự phòng cho nhau:
 Vòng ring BACKBONE I ALCATEL 2.5Gb/s :
Thiết bị sử dụng tại các host là thiết bị quang ACALTEL 1600 và đường truyền có
dung lượng là 2.5Gb/s di từ: Biên Hoà(host ALCATEL)- Long Khánh- Long Thành-
Long Bình- Biên Hoà:

Hình 1.6: Sơ đồ vòng ring ALCATEL Biên Hòa-Long Khánh-Long Thành-Long Bình
Khi một trong các tuyến bị đứt trong vòng ring Biên Hòa-Long Khánh-Long
Thành- Long Bình trên thì luôn có hướng dự phòng đi về các hướng còn lại đảm bảo
tuyến ổn định
 Vòng ring BACKBONE II FLX 2500A 2.5Gb/s:
Sử dụng thiêt bị FLX 2500A có dung lượng đường truyền là 2.5Gb/s đi từ: Biên
Hoà- Long Khánh- Long Thành- Long Bình- Biên Hoà:

7
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG TẠI TRUNG TÂM VIỄN
THÔNG I

Hình 1.7: Sơ đồ vòng ring FLX.


 Vòng ring BACKBONE III:
Sử dụng thiết bị Huawei 3500 giao diện STM-16 và đường truyền 2.5Gb/s gồm:
Biên Hoà- Long Bình- Long Thành- Long Khánh .Tại mỗi Host còn có các vòng ring
3G và ring SDH ghép vào:

Hình 1.8: Sơ đồ vòng ring HUAWEI 3500.


 Các vòng ring con tại host Biên Hoà:
+Vòng ring FLX 600A: Gồm 3 vòng ring 1.1; 1.2 có đường truyền STM-4 và
vòng ring 1.3 có đường truyền STM-1 cùng đấu vào thiết bị FLX 600A tại host Biên
Hoà.
+Vòng ring 1.1: Biên Hoà- Tam Hiệp- Long Bình Tân- Xã Đồi 61- Tân Hoà- Hố
Nai- Biên Hoà.

8
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG TẠI TRUNG TÂM VIỄN
THÔNG I

Hình 1.9: Sơ đồ vòng ring FLX.


+Vòng ring 1.2, 1.3:
 Ring 1.2: Biên Hòa - Hiệp Hòa - Chợ Đồn- Hóa An- Bửu Long- Trảng Dài-
Biên Hòa:
 Ring 1.3: Biên Hoà (FLX600A)- Biên Hoà(FLX150/600)- Quyết Thắng-
Thạnh Phú- Biên Hoà(FLX600A)

Hình 1.10: Sơ đồ vòng ring STM1 và STM4 của FLX.


+Vòng ring 1.4: Tách ra từ trạm Biên Hoà FLX 600A và đi từ: Biên
Hoà(FLX600A)- Khu công nghiệp Amata- Tân Hiệp- Bình Đa- Tân Mai- Biên
Hoà(FLX600A):

9
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG TẠI TRUNG TÂM VIỄN
THÔNG I

Hình 1.11: Sơ đồ vòng ring 1.4 STM1 của FLX.


1.2.3. Sơ lược các thiết bị truyền dẫn quang được sử dụng trong mạng:
1.2.3.1. Thiết bị FLX 150/600:
Cho đường truyền STM 1, có thể nâng cấp lên STM 4
Thiết bị FLX 150/600 là một trong những thiết bị truyền dẫn quang thuộc họ FLX
(Fujitsu Lightwave Ross-connect) do FUJITSU sản xuất, sử dụng công nghệ SDH. Hệ
thống thông tin bao gồm các phần tử mạng NE(Network Element) và hệ thống quản lý
mạng NMS(Network Management System). Hệ thống NMS dùng để vận hành, bảo trì,
giám sát và điều khiển các phần tử mạng có kết cấu đồng bộ SDH, cận đồng bộ PDH
và các giao tiếp cảnh báo ngoài.
Thiết bị FLX 150/600 là một thiết bị linh động có thể cấu hình với nhiều ứng dụng
khác nhau. Thiết bị này có thể sử dụng như một trung tâm hoặc hệ thống nối chéo số
(DXC) và một thiết bị lý tưởng để thiết lập mạng tiên tiến vòng, tuyến và điểm đến
điểm.

Hình 1.12: Thiết bị FLX 150/600.


 Đặc tính kỹ thuật:
Dung lượng luồng 2 x STM-1 điện quang hoặc 2 x STM-4
chính
Dung lượng luồng Số luồng tối đa tại mỗi cổng giao tiếp
nhánh
Không có bảo vệ: 63 x 2Mb/s; 5 x 34Mb/s hoặc 5 x STM-
1 điện quang
Có bảo vệ: 63 x 2Mb/s,3 x 34Mb/s, 3 x 140Mb/s hoặc 5 x
STM-1 điện quang
Mức nối chéo VC- 12, VC- 3 và VC- 4

10
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG TẠI TRUNG TÂM VIỄN
THÔNG I

Dung lượng nối chéo 13 x STM-1 tại HOVC level- 6 x STM-1 tại LOVC Level
Bảo vệ kênh nhánh Bảo vệ 2M(3: 1); 34M, 140M, STM 1 điện (1 + 1)
Bảo vệ thiết bị Bảo vệ MSP 1 + 1: STM-1 quang, STM-4
Bảo vệ lưu lượng Bảo vệ VC path: VC-12, VC-3 hoặc VC- 4
2048Mb/s ITU- T G.703 hoặc 2048 MHz ITU-T G.703
Các giao diện đồng bộ Giao diện với đầu cuối nội hạt: V.24
Các giao diện quản lí Giao diện với hệ thống quản lí mạng: X.25/LCN
Dải điện thế đầu vào -48/-60VDC danh định
Mức công suất tiêu thụ STM- 4 ADM tuyến tính với 63 nhánh x 2Mb/s (3: 1):
190W
Kích thước của giá 600 (cao) x 450 (rộng) x 290 (sâu) mm
máy
Dải nhiệt độ 00C đến +450C
Độ ẩm tương đối Tới 95% tại 250C
 Khai thác thiết bị:
Việc khai thác thiết bị FLX được thực hiện trên phần mềm quản lý FLEXR.
FLEXR là một phần mềm quản lý mạng cục bộ, rất dễ thao tác giữa người vận hành và
thiết bị. Nhiệm vụ của phẩn mềm quản lý FLEXR là:
- Quản lý các người sử dụng.
- Kiểm tra tình trạng thiết bị.
- Thiết lập các tham số cho thiết bị.
- Lưu trữ và thông báo các dữ liệu của hệ thống.
1.2.3.2. Thiết bị FLX 600A:
Cho đường dung lượng STM-4
Thiết bị FLX600A là loại thiết bị truyền dẫn quang SDH thuộc họ FLX do
FUJITSU sản xuất. Thiết bị này được sản xuất tuân thủ các khuyến nghị của ITU_T và
cấu tạo theo các module, do vậy chúng có khả năng đáp ứng một cách mềm dẻo về mặt
chức năng cũng như dung lượng cho các nhà khai thác mạng tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ
thể ở từng thời điểm khác nhau. Ngoài ra nó còn có các chức năng quan trọng như khả
năng tự chuyển mạch bảo vệ, khả năng cung cấp các loại giao diện đồng bộ, giao diện
đồ hoạ thân thiện với người dùng.
Thiết bị FLX 600A là một thiết bị linh động có thể cấu hình với nhiều ứng dụng
khác nhau. Thiết bị này có thể sử dụng như một trung tâm hoặc hệ thống nối chéo số

11
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG TẠI TRUNG TÂM VIỄN
THÔNG I

(DXC) và một thiết bị lý tưởng để thiết lập mạng tiên tiến vòng, tuyến và điểm đến
điểm.

Hình 1.13: Thiết bị FLX 600A.


 Đặc tính kỹ thuật:
Dung lượng luồng chính 2 x STM-4 hoặc 2 x STM-16
Dung lượng luồng nhánh Số luồng tối đa tại mỗi cổng giao tiếp
2M : 21 126 x 2Mb/s, 6 x 34Mb/s, (6 x 45M)b/s, 4 x 140Mb/s
34/45M : 3 4 x STM-1 điện, 5 x STM-1 quang, 1 x STM-4
Mức nối chéo VC-12,VC-3 và VC-4
Dung lượng nối chéo 16 x STM-1 tương đương (1008 x VC-12)
Bảo vệ kênh nhánh Bảo vệ 2M(3: 1); 34M, 140M, 140M, STM 1 điện
(1+ 1)
Bảo vệ thiết bị Bảo vệ MSP 1 + 1: STM-1 quang, STM-4
Bảo vệ lưu lượng Bảo vệ VC path : VC-12, VC-3 hoặc VC-4
Các giao diện đồng bộ 2048Mbit/s: ITU- T G.703 hoặc 2048 MHz ITU-T
G.703
Các giao diện quản lí Giao diện với đầu cuối nội hạt: V.24
Giao diện với hệ thống quản lí mạng: X.25/LCN
Dải điện thế đầu vào -48/-60VDC danh định
Mức công suất tiêu thụ STM- 4 ADM tuyến tính với các nhánh 2Mb/s x 126
(3: 1) và STM- 1 điện (1+ 1)x 2 và STM- 4 (1 + 1)x 1

12
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG TẠI TRUNG TÂM VIỄN
THÔNG I

: 330W
Kích thước của giá máy 875 (cao) x 450 (rộng) x 280 (sâu) mm
Dải nhiệt độ 00C đến +450C
Độ ẩm tương đối Tới 95% tại 250C
 Khai thác thiết bị:
Mạng FLX có thể điều hành hữu hiệu bằng cách dùng hệ thống quản lý mạng
FLEXR plus hoặc FLEXR. Có thể điều khiển từ xa qua đường X.25 hoặc LCN hoặc
nối trực tiếp nội hạt.
1.2.3.3. Thiết bị FLX 2500A:
Thiết bị FLX 2500A là một thiết bị linh động có thể cấu hình với nhiều ứng dụng
khác nhau. Thiết bị này là một thiết bị lý tưởng để thiết lập mạng tiến tiến vòng, trung
tâm và điểm đến điểm để truyền cự ly xa.
FLX 2500A là hệ thống thông tin quang đồng bộ với kĩ thuật SDH. Hệ thống FLX
2500A được dùng với dung lượng truyền dẫn STM-16. FLX 2500A được FUJITSU
sản xuất theo khuyến nghị ITU-T bao gồm các đặc điểm:
-Dung lượng truyền dẫn cao: FLX 2500A truyền dẫn một luồng tín hiệu quang
STM-16 tương 30240 kênh thoại.
-FLX 2500A cung cấp một giao diện STM-16 với hệ thống WDM.
-Cho phép kết hợp các giao diện nhánh khác nhau như: 139,264Mb/s, STM-1 E/O,
STM-4.
-Cấu trúc bảo vệ với độ tin cậy cao.
-FLX 2500A được vận hành, bảo dưỡng, giám sát qua giao diện mạng quản lí hoặc
kênh truyền dữ liệu tại chỗ hoặc từ xa.

Hình 1.14: Thiết bị FLX 2500A


 Đặc tính kỹ thuật:

13
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG TẠI TRUNG TÂM VIỄN
THÔNG I

Dung lượng luồng 2 x STM-16


chính
Dung lượng luồng Số luồng tối đa tại mỗi cổng giao tiếp
nhánh Không bảo vệ: 16x140M,16xSTM-1 điện quang 4xSTM-4
Có bảo vệ (1+1):16xSTM-1 quang 4xSTM-4
Dung lượng nối chéo Tối đa tương đương 48xSTM-1 (VC-4)
Bảo vệ lưu lượng Bảo vệ MSP(1+1): STM-1, quang STM-4, STM-16
MS-SP Ring : STM-16
Các giao diện đồng bộ 2048Mb/s ITU- T G.703 hoặc 2048 MHz ITU-T G.703
Các giao diện quản lí Giao diện với đầu cuối nội hạt: V.24
Giao diện với hệ thống quản lý mạng: X.25/LCN
Dải điện thế đầu vào -48v DC danh định
Mức công suất tiêu thụ STM-16 Ring ADM với 16 nhánh STM-1 điện(1+0):480w
HS1:375(cao) x 500(rộng) x 280(sâu) mm
Kích thước của giá TR: 275(cao) x 500(rộng) x 280(sâu) mm
máy
FLX-OPX: 375(cao) x 500(rộng) x 280(sâu) mm
Dải nhiệt độ 00C đến +450C
Độ ẩm tương đối Tới 95% tại 250C
 Khai thác thiết bị:
FLX 2500A cũng sử dụng phần mềm quản lý FLEXR nhưng được chia thành 2
cấp:
- Quản lý cục bộ FLEXR.
- Quản lý tập trung FLEXR PLUS, FLEXR PLUS cho phép quản lý nhiều phần
tử trên một mạng SDH.
1.2.3.4. Thiết bị Optix OSN 1500, OSN 2500, OSN 3500:
Với các ưu điểm gọn nhẹ, chi phí thấp, dung lượng lớn và mềm dẻo, khả năng hỗ
trợ đa dịch vụ, các sản phẩm truyền dẫn quang Optix của Huawei có khả năng đáp ứng
tất cả các nhu cầu của khách hàng từ giải pháp mạng Metro đến mạng đường trục. Đó
cũng là lý do mà tại các đài truyền dẫn hiên nay đa số sử dụng thiết bị truyền dẫn
quang Huawei.Những tiện lợi của truyền dẫn quang SDH này bao gồm tốc độ truyền
dẫn cao, chức năng xen/rẽ đơn giản, khả năng đáp ứng dung lượng linh hoạt theo yêu
cầu của nhà cung cấp, triển khai dễ dàng và nhanh chóng. Các phần tử mạng quang

14
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG TẠI TRUNG TÂM VIỄN
THÔNG I

được vận hành và quản lý điều khiển tập trung từ trung tâm, độ tin cậy cao, có cơ chế
bảo vệ. Thiết bị kết nối dễ dàng với các hệ thống khác do công nghệ SDH được tiêu
chuẩn hóa toàn cầu, có thể kết hợp nhiều phần tử khác nhau trong cùng một mạng,
truyền tải trên nhiều bước sóng khác nhau trong cùng sợi đơn mode.Với ưu điểm gọn
nhẹ, chi phí thấp, dung lượng lớn và mềm dẻo, khả năng hỗ trợ đa dịch vụ, các sản
phẩm truyền dẫn quang Optix của Huawei có khả năng đáp ứng tất cả các nhu cầu của
khách hàng từ giải pháp mạng Metro đến mạng đường trục. Đó cũng là lý do mà tại
các đài truyền dẫn hiên nay đa số sử dụng thiết bị truyền dẫn quang Huawei.

Hình 1.15: OSN 3500 Hình 1.16: OSN 2500

Hình 1.17: OSN 1500


Bảng thống kê dung lượng, tốc độ thiết bị:
STT Tên thiết bị Dung Lượng Tốc Độ Số TB Hiện Ghi Chú
tại
01 OSN 1500 1 STM-4 622.08 Mb/s 01
02 OSN 2500 1 STM-4 622.08 Mb/s 05
03 OSN 3500 1 STM-16 2.488 Gb/s 02

 Optix OSN 3500:


OSN 3500 là thiết bị thế hệ sau được phát triển bởi Huawei với các chức năng
chính: SDH, WDM ghép kênh phân chia theo bước sóng, Ethernet, ATM phương thức
truyền tải không đồng bộ, PDH hệ thống số cận đồng bộ, Truyền dẫn hiệu quả các dịch

15
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG TẠI TRUNG TÂM VIỄN
THÔNG I

vụ thoại và dữ liệu, với các kiểu giao diện STM-64, STM-16, STM-4, STM-1, FE, GE,
E3/T3, E1/T1, STM-4, STM-1 ATM….OSN 3500 được ứng dụng trong mạng truyền
dẫn sử dụng chủ yếu ở lớp hội tụ và trục của mạng MAN. OptiX OSN 3500 có thể kết
hợp với các thiêt bị khác như: OptiX OSN 9500, OptiX OSN 7500, OptiX OSN 2500,
OptiX OSN 1500.
Nó có thể có các loại cấu hình sau:
- Bộ ghép kênh đầu cuối ( TRM).
- Bộ ghép kênh xen/rẽ ( ADM)
- Bộ lặp (REG).
 Optix OSN 2500:
Cũng là sản phẩm của Huawei tích hợp bởi các chức năng: SDH, WDM-ghép kênh
phân chia theo bước sóng, Ethernet, ATM phương thức truyền tải không đồng bộ,
PDH- hệ thống số cận đồng bộ, SNA-khu vực mạng lưu trữ, DVB, truyền hình quảng
bá số. Với các kiểu giao diện STM-16, STM-4, STM-1, STM-1 điện, E4, E3/T3,
E1/T1, Optix OSN 2500 sử dụng chủ yếu tại lớp biên và lớp truy nhập của mạng
MAN. Optix OSN 2500 có thể kết nối với các thiết bị khác như Optix OSN 9500,
Optix OSN 7500, Optix OSN 3500, Optix OSN 1500.
 Optix OSN 1500:
Được tích hợp bởi các kỹ thuật: SDH-phương thức truyền đồng bộ, WDM-ghép
kênh phân chia theo bước sóng, Ethernet, ATM-phương thức truyền tải không đồng
bộ, PDH-phương thức cận đồng bộ.Có hai kiểu OptiX OSN 1500 do sự khác nhau về
dung lượng truy nhập: Optix OSN 1500A và Optix OSN 1500B. Optix OSN 1500
được ứng dụng trong lớp truy nhập của mạng MAN, có thể kêt nối với các thiết bị
OptiX OSN 9500, Optix OSN 7500, Optix OSN 3500, Optix OSN 2500 với các kiểu
giao diện STM-16, STM-4, STM-1, STM-1 điện, dịch vụ E4, dịch vụ E3/T3, dịch vụ
E1/T1….
 Khai thác thiết bị:
Thiết bị truyền dẫn quang Huawei (OSN 1500/2500/3500) được quản lý và giám
sát dựa trên phần mềm T2000. So với thiết bị FLX thì phần mềm quản lý của Huawei
trực quan hơn,nhân viên kĩ thuật có thể dễ dàng thao tác và xử lý trong công việc khai
báo, quản lý, giám sát. Máy tính kết nối với thiết bị qua giao tiếp mạng bằng cáp
Ethernet. Mỗi thiết bị, mỗi trạm sẽ có một địa chỉ IP riêng biệt giúp cho việc quản lý
được dễ dàng.
Khi truy nhập vào phần mềm chúng ta có thể thực hiện các công việc:
- Tạo NE (tạo các node mạng).
- Tạo dây quang (kết nối giữa các trạm).

16
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN MẠNG TRUYỀN DẪN QUANG TẠI TRUNG TÂM VIỄN
THÔNG I

- Tạo tín hiệu đồng bộ.


- Order wire (điện thoại nghiệp vụ).
- Khai báo bảo vệ TPS.
- Cấu hình dịch vụ PDH và SDH.
- Đồng bộ thời gian của thiết bị về theo thời gian hiện tại.
- Tạo luồng VC-12.
- Xem công suất quang...

17
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

CHƯƠNG 2 : THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500.


2.1. Giới thiệu chung về Optix OSN 3500:
Thiết bị Optix OSN 3500 là dòng thiết bị truyền dẫn quang do hãng Huawei(Trung
Quốc) sản xuất. Đây là hệ thống thiết bị truyền dẫn chất lượng cao sử dụng công nghệ
truyền dẫn SDH (theo ITU-T). Cấu trúc của Optix OSN 3500 về cơ bản được thiết kế
theo khối và các giá đa năng. Thiết bị có thể được cấu hình như một thiết bị đầu cuối
(TM), bộ tách ghép kênh (ADM) hay đa tách ghép (MADM) tùy vào mục đích mà ta
lựa chọn các board thích hợp mà không cần thay đổi các giá . Đặc biệt có thể nâng cấp
cấu hình trong lúc thiết bị đang hoạt động mà không ảnh hưởng đến dịch vụ.
Optix OSN 3500 có chức năng ghép các luồng tốc độ thấp (E1,E3, Ethernet...) vào
các luồng SDH tốc độ cao, có khả năng kết nối chéo lên tới 80 Gigabit. Optix OSN
3500 hỗ trợ luồng tốc độ tối đa lên tới 10 Gbps. Tuy nhiên nó có thể sử dụng một cách
linh hoạt như STM-1/STM-4/STM-16 hay STM-64 tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
Optix OSN 3500 hỗ trợ các giao diện SDH, PDH và các dịch vụ Ethernet. Bên
cạnh đó nó còn cung cấp các giao diện chức năng quản trị mạng (Network Manager),
giao diện OAM và các giao diện phụ trợ khác (AUX). Cấu trúc của Optix OSN 3500
như sau:

Hình 2.1: Cấu trúc logical của Optix OSN 3500.


Cấu trúc của Optix OSN 3500 bao gồm đơn vị giao diện SDH (hỗ trợ STM-1,
STM-4, STM-16 và STM-64), giao diện PDH (hỗ trợ E1, E3, T1, T3), đơn vị giao diện
Ethernet (hỗ trợ 10M, 100M và 1000M), đơn vị định thời và kết nối chéo (GXCS,

18
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

EXCS, UXCS, SXCS, IXCS, XCE), đơn vị điều khiển (SCC, GSCC), đơn vị xử lí mào
đầu và các đơn vị giao diện phụ trợ khác (AUX).
Optix OSN 3500 hỗ trợ các giao diện khác nhau với các loại dịch vụ khác nhau, số
lựợng giao diện cho mỗi loại dịch vụ có thể thay đổi tùy thuộc vào các mục đích sử
dụng. Ở đây các board có thể được lắp đặt một cách linh hoạt khi cần sử dụng mà
không làm gián đoạn tín hiệu của hệ thống. Để đáp ứng các yêu cầu khác nhau của
dịch vụ, Optix OSN 3500 hỗ trợ hai board mạch kết nối chéo, đó là GXCS, EXCS,
UXCSA/UXCSB, SXCSA/SXCSB, IXCSA/IXCSB và XCE. Các luồng tín hiệu PDH
và Ethernet trước khi đưa vào khối kết nối chéo được sắp xếp trong các VC tương ứng,
sau đó sẽ được sắp xếp vào các khung SDH để truyền đi.
Khả năng cung cấp dịch vụ:
Với khả năng hỗ trợ nhiều cấu hình khác nhau, Optix OSN 3500 có thể hỗ trợ
nhiều loại hình dịch vụ khác nhau với dung lượng tối đa như sau:

Loại hình dịch vụ Dung lượng tối đa

Luồng STM-64 4 luồng


Luồng STM-16 8 luồng

Luồng STM-4 46 luồng

Luồng STM-1 92 luồng

Luồng E4 32 luồng

Luồng E3/T3 48 luồng

Luồng E1/T1 504 luồng

Luồng tín hiêu FE 92 luồng


Luồng tín hiệu GE 16 luồng
2.2. Cấu trúc phần cứng:
Thiết bị Optix OSN 3500 là hệ thống thiết bị truyền dẫn chất lượng cao sử dụng
công nghệ truyền dẫn SDH. Cấu trúc của Optix OSN 3500 về cơ bản được thiết kế
theo khối và các giá đa năng.
Optix OSN 3500 hỗ trợ các giao diện SDH, PDH và các dịch vụ Ethernet. Bên
cạnh đó nó còn cung cấp các giao diện chức năng quản trị mạng (NM), giao diện
OAM và các giao diện phụ trợ khác.
Cấu trúc phần cứng của Optix OSN 3500 như sau:

19
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

Hình 2.2: Cấu trúc phần cứng OSN 3500.


1.1.1. Subrack:

Hình 2.3: Cấu trúc chung của một Optix OSN 3500

20
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

Hình 2.4: Subrack Optix OSN 3500.


Subrack OptiX OSN 3500 được chia làm 04 ngăn, như minh họa trong hình 2.4,
trong đó:
 Ngăn trên cắm các board giao diện, board nguồn điện PIU và board phụ trợ
 Ngăn dưới cắm các board xử lý, board dịch vụ và board điều khiển
 Giữa hai ngăn nói trên có ngăn chứa quạt để làm mát hệ thống
 Ngăn dưới cùng để đi dây nhảy quang.
1.1.2. Cung cấp nguồn hệ thống:
1 2 3 4 5 6

1 2 3
OUTPUT
4
A B 1 2 3
OUTPUT
4

ON ON

RTN1(+) RTN2(+) NEG1(-) NEG2(-)

OFF OFF
INPUT
32A 32A 20A 20A 32A 32A 20A 20A

1. Power socket 2. Power cable 3. Power cable


(left) RTN1(+) RTN2(+)
4. Power cable 5. Power cable 6. Power socket
NEG1(–) NEG2(–) (right)
Hình 2.5: Đơn vị phân phối nguồn

21
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

Thiết bị Optix OSN 3500 được lắp đặt trong tủ ETSI, trên tủ có một bộ phân phối
nguồn DC, và có các đèn chỉ thị cảnh báo : Xanh lá cây : Power, Đỏ: Critical alarm,
Cam: Major alarm, Vàng: minor alarm.
Đơn vị phân phối nguồn cung cấp nguồn DC cho OptiX OSN 3500, có các phiến
đấu dây bên trái và bên phải. Phiến bên trái cấp nguồn cho board PIU side bên trái
subrack, và phiến đấu dây bên phải cung cấp nguồn cho board PIU side bên phải
subrack.
1.1.3. Phân bố slot cắm card trên hệ thống OSN 3500:
Subrack của thiết bị Optix OSN 3500 được chia thành hai lớp: lớp trên gồm 19 khe
cắm cho các card giao diện (Interface) và lớp dưới gồm 18 khe cắm cho các card xử lí
(Process).
 Các slot cho card giao diện: slot 19→26, slot 29→36.
 Các slot cho card xử lí: slot 1→8, slot 11→17.
 Các slot cho card kết nối chéo (XCS): slot 9-10.
 Các slot cho card xử lí (SCC): slot 17-18.
 Các slot cho card nguồn: slot 27-28.
 Slot cho card giao tiếp (AUX): slot 37.

S S S S S S S S S S S S S S S S S S S
L L L L L L L L L L L L L L L L L L L
O O O O O O O O O O O O O O O O O O O
T T T T T T T T T T T T T T T T T T T
1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3 3
9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7

P P A
I I U
U U X

FAN 38 FAN 39 FAN 40

S S S S S S S S S S S S S S S S S S
L L L L L L L L L L L L L L L L L L
O O O O O O O O O O O O O O O O O O
T T T T T T T T T T T T T T T T T T
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1 1 1 1 1 1 1 1
0 1 2 3 4 5 6 7 8

G G
X X S S
C C C C
S S C C

Fiber Routing

Hình 2.6: Các Slot cắm card trên Optix OSN 3500.

22
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

1.1.4. Các loại board Optix OSN 3500:

Đơn vị Board mạch Tên đầy đủ

Board mạch giao diện


SL64
quang STM-64
Board mạch giao diện
SL16
quang STM-16
Board mạch giao diện
SLQ4
quang 4xSTM-4
Board mạch giao diện
SLD4
quang STM-4
Board mạch giao diện
SL4
quang STM-4
Board mạch giao diện
SDH SLQ1
quang 4xSTM-1
Board mạch giao diện
SL1
quang STM-1
Board mạch xử lí
SEP1 2xSTM-1 với giao diện
điện
Board mạch giao diện
EU08
điện với 8 cổng SMB
Board mạch giao diện
OU08
điện với 8 cổng LC/SC
Board mạch giao diện
EU04
điện với 4 cổng SMB
PDH SQP4 Board xử lí 4xE4/STM-1
Board giao diện
MU04
4xE4/STM1
PD3 Board xử lí 6xE3/T3

PL3 Board xử lí 3xE3/T3

D34S Board chuyển mạch


6xE3/T3

23
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

Board chuyển mạch


C34S
3xE3/T3
PQM Board xử lí 63xE1/T1

PQ1 Board xử lí 63xE1


Board giao diện và
D75S
chuyển mạch 32xE1 75Ω
Board giao diện và
D12S chuyển mạch 32xE1
120Ω hoặc 32xT1 100Ω

Board giao diện 32xE1


D12B
120Ω hoặc 32xT1 100Ω

Xử lí chuyển mạch 2
EGS2 luồng Gigabit Ethernet
và 2 cổng giao diện

Xử lí chuyển mạch 4
EFS4 luồng Fast Ethernet và 4
Ethernet cổng giao diện

Xử lí chuyển mạch 8
EFS0
luồng Fast Ethernet

Giao diện dây xoắn cho 8


ETF8
Fast Ethernet

Đơn vị thời gian và kết


GXCS
nối chéo (35G/5G)

Đơn vị định thời và kết nối Đơn vị thời gian và kết


EXCS
chéo nối chéo (75G/5G)

Đơn vị thời gian và kết


UXCS
nối chéo (60G/20G)

24
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

Đơn vị thời gian và kết


SXCS
nối chéo (180G/20G)

Đơn vị thời gian và kết


IXCS
nối chéo (160G/40G)

Điều khiển hệ thống và


SCC SCC và GSCC
giao tiếp

Giao tiếp và phụ trợ hệ


Đơn vị giao diện phụ trợ AUX
thống

Đơn vị nguồn PIU Giao diện nguồn

Quạt Điều khiển quạt

Các đơn vị chức năng khác AFB Backplane

1.1. Chức năng từng khối trong Optix OSN 3500:


1.1.1. Khối SDH:
1.1.4.1. Board SL64:
Board SL64 là board mạch có giao diện quang hỗ trợ một luồng STM-64 (có tốc
độ 9953280kb/s), đồng thời nó có chức năng nhận và xử lí luồng này. Khi hệ thống sử
dụng board kết nối chéo là EXCS/UXCS/IXCS/SXCS (80 Gigabit/200 Gigabit), SL64
có thể cắm tại các khe 7,8 ,11 hoặc 12 trên subrack. Còn khi hệ thống sử dụng board
GXCS (40G) thì SL64 có thể cắm tại khe 8 hoặc 11.

Hình 2.7: Sơ đồ khối của board mạch SL64.

25
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

SL64 hỗ trợ truyền, nhận và xử lí một luồng quang STM-64, hỗ trợ các bước sóng
khác nhau (1310nm, 1550nm). SL64 cũng có thể được sử dụng cho các khoản cách
khác nhau (từ 2 đến 120km) và hỗ trợ các kiểu cấu hình bảo vệ MSP, SNCP.
Luồng tín hiệu quang STM-64 sau khi đi qua đơn vị giao diện sẽ được đưa vào
khối khôi phục dữ liệu và đồng hồ. Tại đây tín hiệu đồng hồ sẽ được tách ra cho mục
đích đồng bộ hệ thống. Sau đó tín hiệu sẽ được đưa tới đơn vị xử lí SDH. Khối này có
chức năng tìm khung, tách tín hiệu mào đầu SOH và tín hiệu chèn, cân chỉnh con trỏ
giám sát các tin POH, sau đó nó gửi các tín hiệu mào đầu tới đơn vị xử lí mào đầu
(Overhead Processing Unit). Các thông tin tín hiệu sau đó sẽ được khôi phục lại từ
nguồn đồng hồ của hệ thống và sau đó đưa tới đơn vị kết nối chéo.
Đơn vị khôi phục đồng hồ có chức năng tách và phục hồi lại tín hiệu đồng hồ từ
luồng thông tin tới, mặt khác nó nhận tín hiệu đồng hồ của hệ thống từ board mạch kết
nối chéo để chọn nguồn đồng hồ tốt nhất, và nó cung cấp tín hiệu đồng hồ cho các
module khác trên board.
2.3.1.2. Board SL16:
Board SL16 là board giao diện và xử lí một luồng quang STM-16 (2,5GHz). SL16
có khả năng hỗ trợ nhiều bước sóng quang khác nhau và các hình thức bảo vệ khác
nhau như MSP, SBCP. Khi dung lượng kết nối chéo của hệ thống là 80GHz, board
SL16 có thể được cắm ở các slot 5-8và từ 11-14 của subrack, còn trường hợp dung
lượng kết nối chéo của hệ thống là 40GHz thì SL16 có thể được đặt tại các slot 6,7,8
và 11,12,13.

Hình 2.8: Sơ đồ khối của board mạch SL16.


Luồng tín hiêu quang STM-16 sau khi đi qua đơn vị giao diện sẽ được đưa vào
khối chức năng khôi phục dữ liệu và đồng hồ. Tại đây tín hiệu đồng hồ sẽ được tách ra

26
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

cho mục đích đồng bộ hệ thống. Sau đó tín hiệu sẽ được đưa tới đơn vị xử lí SDH.
Khối này có chức năng tìm khung, tách tín hiệu mào đầu SOH và tín hiệu chèn, cân
chỉnh con trỏ giám sát thông tin POH, sau đó nó gửi các tín hiệu mào đầu tới đơn vị xử
lí mào đầu (Overhead Processing Unit).
Các thông tin tín hiệu sau đó sẽ được khôi phục lại từ nguồn củahệ thống và sau đó
đưa tới đơn vị kết nối chéo.
Đơn vị khôi phục đồng hồ có chức năng tách và phuc hồi lai tín hiệu đồng hồ từ
luồng thông tin tới, mặt khác nó nhận tín hiệu đồng hồ của hệ thống từ board mạch kết
nối chéo để chọn nguồn đồng hồ tốt nhất, đồng thời nó cung cấp tín hiệu đồng hồ cho
các module khác trên board.
Đơn vị giao tiếp và điều khiển có chức năng chính là điều khiển và giao tiếp với
các đơn vị khác của hệ thống. Đơn vị nguồn cung cấp nguồn DC -48V cho các module
trên board.
Đơn vị xử lí mào đầu sau khi tách các byte mào đầu sẽ gửi chúng tới board điều
khiển SCC của hệ thống. Đồng thời nó cũng có chức năng sắp xếp lại các thông tin
mào đầu từ SCC để truyền đi.
2.3.1.3. Board SLQ4/SLD4/SL4:
SLQ4, SLD4 và SL4 là các board giao diện và xử lí các luồng STM-4. SLQ4 có 4
cổng giao tiếp quang STM-4 và có khả năng xử lí 4xSTM-4. SLD4 gồm 2 giao tiếp
quang STM-4 với khả năng xử lí 2xSTM-4. SL4 gồm 1 cổng giao tiếp STM-4 với khả
năng xử lí 1xSTM-4.
Trường hợp dung lượng kết nối chéo của hệ thống là 80 GHz, 200GHz thì board
SL4 và SLD4 có thể được đặt trong các slot từ 1,2…8 và từ 11,12…17. Còn SLQ4 có
thể đặt trong các slot 5,6,7,8,11,12…17.
Trong trường hợp dung lượng kết nối chéo của hệ thống là 40GHz thì board SL4
có thể đặt trong các slot từ 1,2…8 và từ 11,12…16. Còn board SLD4 và SLQ4 có thể
đặt trong các slot 6,7,8,11,12,13.
 Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của SLQ4, SLD4, SL4:
Cả ba board SLQ4, SLD4 và SL4 đều giao tiếp và xử lí các luồng STM-4, chúng
chỉ khác nhau về số cổng giao tiếp và số luồng xử lí. Về nguyên tắc làm việc, chúng
đều có nguyên lí chung như sau:
Các luồng tín hiệu quang STM-4 (1,2 hoặc 4 tương ứng với các board SL4, SLD4
hay SLQ4) sau khi đi qua đơn vị giao diện sẽ được đưa vào khối chức năng khôi phục
dữ liệu và đồng hồ (SDH Signal processing unit). Tại đây tín hiệu đồng hồ sẽ được
tách ra cho mục đích đồng bộ hệ thống. Sau đó tín hiệu sẽ được đưa tới đơn vị xử lí
SDH. Khối này có chức năng tìm khung, tách tín hiệu mào đầu SOH và tín hiệu chèn,
cân chỉnh con trỏ giám sát các thông tin POH, sau đó nó gửi các tín hiệu mào đầu tới
đơn vị xử lí mào đầu (Overhead processing Unit). Các thông tin tín hiệu sau đó sẽ

27
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

được khôi phục lại từ nguồn đồng hồ của hệ thống và sau đó đưa tới đơn vị kết nối
chéo.
Đơn vị khôi phục đồng hồ có chức năng tách và phục hồi lại tín hiệu đồng hồ từ
luồng thông tin tới, mặt khác nó nhận tín hiệu đồng hồ của hệ thống từ board mạch kết
nối chéo để chọn nguồn đồng hồ tốt nhất, và nó cung cấp tín hiệu đồng hồ cho các
module khác trên board.
Đơn vị giao tiếp và điều khiển có chức năng chính là điều khển và giao tiếp với các
đơn vị khác của hệ thống. Đơn vị nguồn cung cấp nguồn DC -48V cho các module
trên board.
Đơn vị xử lí mào đầu sau khi tách các byte mào đầu sẽ gửi chúng tới board điều
khiển SCC của hệ thống. Đồng thời nó cũng có chức năng sắp xếp lại các thông tin
mào đầu từ SCC để truyền đi.

Hình 2.9: Sơ đồ khối của board mạch SLQ4/SLD4/SL4


2.3.1.4. Board SLQ1,SL1:
Tương tự như các board SL4, SLD4 và SLQ4, ở đây các board SLQ1 và SL1 là các
board giao diện và xử lí các luồng STM-1. SLQ1 có 4 cổng giao tiếp quang STM-1 và
có khả năng xử lí 4xSTM-1. SL1 gồm một cổng giao tiếp STM-1 với khả năng xử lí
1xSTM-1.
Trường hợp dung lượng kết nối chéo của hệ thống là 80GHz, 200GHz thì board
SLQ1 và SL1 có thể được đặt trong các slot từ 1,2…8 và từ 11,12…17. Còn trong

28
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

trường hợp dung lượng kết nối chéo của hệ thống là 40GHz thì board SLQ1 và SL1 có
thể được đặt trong các slot từ 1,2…8 và từ 11,12…16.
 Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của SLQ1, SL1:
Cả hai board SLQ1 và SL1 đều giao tiếp và xử lí các luồng STM-1, chúng chỉ
khác nhau về số cổng giao tiếp và số luồng xử lí. Về nguyên tắc làm việc, chúng đều
có nguyên lí chung như sau:

Hình 2.10: Sơ đồ khối của board mạch SLQ1/SL1.


Các luồng tín hiệu quang STM-1 (1 hoặc 4 tương ứng với board SL1 hay SLQ1)
sau khi đi qua đơn vị giao diện sẽ được đưa vào khối chức năng khôi phục dữ liệu và
đồng hồ (SDH Signal processing unit). Tại đây tín hiệu đồng hồ sẽ được tách ra cho
mục đích đồng bộ hệthống. Sau đó tín hiệu sẽ được đưa tới đơn vị xử lí SDH. Khối
này có chức năng tìm khung, táchtín hiệu mào đầu SOH và tín hiệu chèn, cân chỉnh
con trỏ giám sát các thông tin POH, sau đó nógửi các tín hiệu mào đầu tới đơn vị xử lí
mào đầu (Overhead processing unit). Các thông tin tín hiệu sau đó sẽ được khôi phục
lại từ nguồn đồng hồ của hệ thống và sau đó đưa tới đơn vị kết nối chéo.
Đơn vị khôi phục đồng hồ có chức năng tách và phục hồi lại tín hiệu đồng hồ từ
luồng thông tin tới, mặt khác nó nhận tín hiệu đồng hồ của hệ thống từ board mạchkết
nối chéo để chọn nguồn đồng hồ tốt nhất, đồng thời nó cung cấp tín hiệu đồng hồ cho
cácmodule khác trên board.

29
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

Đơn vị giao tiếp và điều khiển có chức năng chính là điều khiển và giao tiếp với
các đơn vị khác của hệ thống. Đơn vị nguồn cung cấp nguồn DC -48V cho các module
trên board.
Đơn vị xử lí mào đầu sau khi tách các byte mào đầu sẽ gửi chúng tới board điều
khiển SCC của hệ thống. Đồng thời nó cũng có chức năng sắp xếp lại các thông tin
mào đầu từ SCC để truyền đi.
2.3.2. Khối PDH:
2.3.2.1. Board SPQ4,MU04:
SPQ4 là board xử lí 4 luồng E4/STM-1 và MU04 là board giao diện cung cấp giao
diện cho 4 luồng tín hiệu điện E4 hoặc 4 luồng STM-1, điện trở giao tiếp của MU04 là
75Ω không cân bằng.
MU04 có thể được sử dụng làm đơn vị giao diện cho SPQ4 để hỗ trợ giao tiếp và
xử lí 4 luồng E4 hoặc 4 luồng STM-1. Bên cạnh đó, SPQ4 và MU04 có thể kết hợp
với TSB4 tạo thành cơ chế dự phòng 1:n (n≤3).
Trên subrack, SPQ4 có thể được đặt tại slot 2-5 và 13-16 còn MU04 có thể đặt tại
slot 19,21,23,25,29,31,33,35 và TSB4 đặt tại slot 19,35.
 Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc:
Bốn luồng tín hiệu E4/STM-1 sau khi đi qua giao diện MU04 sẽ được đưa vào khối
xử lí SPQ4. Tại đây, khối đơn vị dữ liệu và đồng hồ làm nhiệm vụ tách tín hiệu đồng
hồ từ luồng dữ liệu tới, sau đó tín hiệu sẽ được gửi tới đơn vị Mapping/Demapping,
đồng thời tín hiệu mào đầu cũng được xử lí tại vị xử lí mào đầu (Overhead Processing
Unit) sau đó tín hiệu được gửi tới khối kết nối chéo.
Đơn vị giao tiếp và điều khiển giao tiếp với SCC/GSCC và các board mạch khác
thông qua cổng Ethernet. Đơn vị nguồn cung cấp nguồn DC -48V tới tất cả module
trong board.
Trường hợp có sử dụng board TSB4 làm dự phòng cho SPQ4, thì khi xảy ra sự cố
đối với board SPQ4, nó sẽ yêu cầu MU04 gửi tín hiệu tới khối dự phòng TSB4 để
tránh mất tín hiệu.

30
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

Hình 2.11: Sơ đồ khối của board mạch SPQ4.


2.3.2.2. Board PD3/PL3, D34S/C34S:
PD3 là board xử lí 6 luồng E3/T3, còn board PL3 có khả năng xử lí 3 luồng E3/T3.
Board D34S cung cấp giao diện cho 6 luồng E3/T3 PDH và board C34S cung cấp giao
diện cho 3 luồng E3/T3.
PD3 và D34S kết hợp để tạo thành khối giao tiếp và xử lí 6 luồng E3/T3. Còn PL3
và C34S kết hợp tạo thành đơn vị giao tiếp và xử lí 3 luồng E3/T3.
PD3 và PL3 hỗ trợ các chế độ dự phòng 1:n (n≤3) TSP và SNCP với thời gian
chuyển mạch dự phòng <50ms. PD3 và PL3 có thể được đặt tại các slot 6,7,12,13.
 Sơ đồ khối và nguên lí làm việc:
6/3 luồng tín hiệu điện E3/T3 sau khi đi qua giao diện D34S/C34S sẽ được đưa vào
khối xử lí PD3/PL3, đồng thời board giao diện D34S/C34S cũng có chức năng khôi
phục đồng hồ và giải mã/mã hóa tín hiệu, sau đó tín hiệu sẽ được gửi tới đơn vị
Mapping/Demapping, sau đó các tín bậc thấp được ghép thành luồng bậc cao trước khi
được gửi tới khối kết nối chéo. Đơn vị định thời (Timming Unit) nhận luồng tín hiệu
đồng hồ 38M từ đơn vị kết nối chéo (cả từ đơn vị Active và Standby), nó thực hiện
việc biến đổi tần số và cung cấp đồng hồ cho board.
Đơn vị giao tiếp và điều khiển có chức năng chính là điều khiển, giao tiếp và cấu
hình dịch vụ cho board. Đơn vị nguồn cung cấp nguồn DC -48V tới tất cả module
trong board.
Trường hợp có sử dụng Board TSB8/TSB4 làm dự phòng cho PD3/PL3 khi xảy ra
sự cố đối với board PD3/PL3, nó sẽ yêu cầu D34S/C34S gửi tín hiệu tới khối dự
phòng TSB8 để tránh mất tín hiệu.

31
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

Hình 2.12: Sơ đồ khối của board mạch PD3/PL3.


2.3.2.3. Board PQ1/PQM, D75S/D12S/D12B:
PQ1 là board xử lí 63 luồng E1, PQM là board xử lí 63 luồng E1/T1. D75S là
Board cung cấp giao diện cho 32 luồng E1 (75 Ohm), D12S cung cấp giao diện cho 32
luồng E1/T1 (120 Ohm). D12B cung cấp giao diện cho 32 luồng E1/T1 (75 Ohm/120
Ohm).
D75S, D12S và D12B đóng vai trò là đơn vị giao diện cho PQ1 và PQM nhưng
D75S và D12S có thể làm board mạch chuyển mạch để thực hiện chuyển mạch dự
phòng TPS cho PQ1/PQM.
PQ1 /PQM có thể đặt tại các slot 2-5 và 13-16, board dự phòng sẽ được đặt tại slot
1, slot 19-26 và 29-36 dành cho board giao diện D75S/D12S. PQ1/PQM có thể hỗ trợ
1:8 TPS (8 board hoạt động, một board dự phòng).
Khi một board PQ1/PQM bị hư, đơn vị kết nối chéo sẽ yêu cầu board mạch giao
diện chuyển mạch qua board dự phòng.

32
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

Hình 2.13: Sơ đồ khối của board mạch PQ1/PQM.


Các luồng tín hiệu điện E1/ T1 sau khi đi qua đơn vị giao diện (D75S, D12S hoặc
D12B sẽ được đưa vào khối xử lí PQ1/ PQM, đồng thời board giao diện cũng có chức
năng khôi phục đồng hồ và giải mã/ mã hóa tín hiệu, sau đó tín hiệu sẽ được gửi tới
đơn vị xử lí khung, tại đây các tín hiệu mào đầu của khung E1/ T1 sẽ được chèn vào/
tách ra trước khi nó được sắp xếp vào các VC nhờ đơn vị Mapping/ Demapping, sau
đó các tín hiệu bậc thấp được ghép thành luồng bậc cao trước khi được gửi tới khối kết
nối chéo.
Đơn vị định thời (Timing Unit) nhận luồng tín hiệu đồng hồ từ đơn vị kết nối chéo
(cả đơn vị active và standby), nó thực hiện việc biến đổi tần số và cung cấp đồng hồ
cho board.
Đơn vị giao tiếp và điều khiển có chức năng chính là điều khiển , giao tiếp và cấu
hình dịch vụ cho board. Đơn vị nguồn cung cấp nguồn DC -48V tới tất cả các module
trong board.
2.3.3. Khối Ethernet:
2.3.2.4. Board EGS2:
Board EGS2 cung cấp 2 port giao diện và xử lí quang cho tín hiệu Gigabit
Ethernet. EGS2 có thể truyền dẫn trong suốt và hội tụ các luồng tín hiêu GE (Gigabit
Ethernet), nó cũng có thể làm việc cùng với các board EFS0 và EFS4. Khi này các
dịch vụ Fast Ethernet cũng có thể được hội tụ trong các dịch vụ GE và quá trình
chuyển mạch ở lớp 2 được thực hiện.

33
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

EGS2 có thể được đặt tại các slot 6-8, 11-13 khi hệ thống có dung lượng kết nối
chéo là 40GB và nó có thể đặt tại slot 5-8, 11-13 khi dung lượng kết nối chéo là 80G.
 Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc:
Khối giao tiếp và xử lí có chức năng truyền/nhận các tín hiệu 1000BASE từ/tới
Switch hay Router ngoài, và thực hiện biến đổi song song sang nối tiếp và ngược lại.
Tín hiệu sau khi đi qua đơn vị giao diện được đưa tới khối xử lí dịch vụ. Khối dịch vụ
có chức năng xử lí khung, mã hóa/giải mã CRC. Đơn vị mật mã hóa sau đó có nhiệm
vụ giải mã/mã hóa tín hiệu và đưa tới module mapping, module này có nhiệm vụ sắp
xếp tín hiệu vào các VC-12 hoặc VC-3 cũng như tách các tín hiệu từ VC-3 vào các
khung Ethernet.
Đơn vị giao tiếp và điều khiển có chức năng chính là điều khiển, giao tiếp và cấu
hình dịch vụ cho các khối trong board.
Đơn vị nguồn cung cấp nguồn DC -48V cho các module trong board mạch.

Hình 2.14: Sơ đồ khối của board mạch EGS2.


2.3.2.5. Board EFS4/EFS0,ETF8:
Board EFS4 là board xử lí cho 4 luồng tín hiệu Fast Ethernet, đồng thời nó cung
cấp 4 cổng giao diện cho 4 luồng tín hiệu Fast Ethernet. Board EFS0 là board xử lí 8
luồng tín hiệu Fast Ethernet nhưng không có chức năng giao tiếp. ETF8 cung cấp 8
giao diện 10/100M Ethernet cáp xoắn đôi, nó được sử dụng làm giao diện cho board
EFS0.
Khối giao tiếp và xử lí có chức năng truyền/nhận các tín hiệu 10/100M BASE
từ/tới Switch hay Router ngoài , và thực hiện biến đổi song song sang nối tiếp và
ngược lại. Tín hiệu sau khi đi qua đơn vị giao diện được đưa tới khối xử lí dịch vụ.
Khối dịch vụ có chức năng xử lí khung, mã hóa/giải mã CRC. Đơn vị mật mã hóa sau
đó có nhiệm vụ giải mã/giải mã tín hiệu và đưa tới module mapping, module này có
nhiệm vụ sắp xếp tín hiệu vào các VC-12 hoặc VC-3 cũng như tách các tín hiệu từ
VC-3 vào các khung Ethernet.

34
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

Đơn vị giao tiếp và điều khiển có chức năng chính là điều khiển, giao tiếp và cấu
hình dịch vụ cho các khối trong board.
Đơn vị nguồn cung cấp nguồn DC -48V cho các module trong board mạch.

Hình 2.15: Sơ đồ khối của board mạch EFS4/EFS0/ETF8.


1.1.1. Đơn vị định thời và kết nối chéo (board mạch GXCS/ EXCS/ UXCS/ SXCS/
IXCS):
Đây là board mạch định thời và kết nối chéo. Đây là hệ thống kết nối chéo trung
tâm của hệ thống, nó có chức năng hoán đổi các VC giữa các luồng STM-N, EXCS
cũng là các đơn vị định thời và kết nối chéo nhưng có dung lựơng kết nối chéo lớn
hơn.
Dung lượng kết Dung lượng kết
Loại board Sử dụng cho
nối chéo bậc cao nối chéo bậc thấp

GXCSA 35 Gbit/s 5 Gbit/s Subrack chính

EXCSA 75 Gbit/s 5 Gbit/s Subrack chính

UXCSA 60 Gbit/s 20 Gbit/s Subrack chính

Subrack chính và hỗ
UXCSB 60 Gbit/s 20 Gbit/s trợ 1,25Gbit/s cho
subrack mở rộng

35
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

SXCSA 180 Gbit/s 20 Gbit/s Subrack chính

Subrack chính và hỗ
SXCSB 180 Gbit/s 20 Gbit/s trợ 1,25Gbit/s cho
subrack mở rộng

IXCSA 160 Gbit/s 40 Gbit/s Subrack chính

Subrack chính và hỗ
IXCSB 160 Gbit/s 40 Gbit/s trợ 1,25Gbit/s cho
subrack mở rộng

Ngoài chức năng kết nối chéo, các board mạch này còn có chức năng cung cấp
nguồn đồng hồ cho hệ thống. Nó cung cấp nhiều mức đồng hồ khác nhau cho các
board khác nhau , đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định và tin cậy. Hiện tại thì
board SXCS đang hỗ trợ tốc độ kết nối chéo lớn nhất, với khả năng kết nối cấp cao là
180G và cấp thấp nhất là 20G. UXCS có hai loại: UXCSA và UXCSB. Để đảm bảo độ
an toàn và tránh mất dữ liệu, GXCS/EXCS/UXCS/SXCS/IXCS được đặt ở chế độ dự
phòng khẩn cấp 1+1 (Hot Backup).

Hình 2.16: Sơ đồ khối mạch GXCS/EXCS/UXCS/SXCS/IXCS.


Ma trận kết nối chéo bậc cao 40Gbps (High-Order cross-connect Unit): hỗ trợ ma
trận kết nối chéo phân chia theo không gian kích thước 256x256 VC-4.

36
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

Ma trận kết nối chéo bậc cao 80Gbps (High-Order cross-connect Unit): hỗ trợ ma
trận kết nối chéo phân chia theo không gian kích thước 512x512 VC4.
Ma trận kết nối chéo bậc thấp 5Gbps (Low-Order cros-connect Unit): hỗ trợ ma
trận kết nối chéo kích thước 2016x2016 VC-12 hoặc 96x96 VC-3.
Ma trận kết nối chéo bậc thấp 20Gbps (Low-Order cross-connect Unit): hỗ trợ ma
trận kết nối chéo kích thước 8064x8064 VC-12 hoặc 384x384 VC-3.
Đơn vị đồng bộ hệ thống (Timing Unit): đơn vị đồng bộ nhận nguồn đồng bộ từ
nguồn bên ngoài hay giao tiếp với đồng hồ ngoài để cung cấp cho board
GXCS/EXCS/UXCS/SXCS/IXCS.
Đơn vị điều khiển và giao tiếp (Control and Communication Unit): đơn vị này có
chức năng giao tiếp với SCC/GSCC và các board mạch khác, đảm bảo cho các board
mạch khác có thể giao tiếp với nhau bình thường trong trường hợp SCC/GSCC không
hoạt động. Nó cũng có chức năng điều khiển board mạch, đưa ra các lệnh cho board và
cho cả hệ thống.
2.3.5. Board mạch điều khiển và giao tiếp SCC/GSCC:
Board mạch điều khiển và giao tiếp SCC/GSCC có chức năng chính là điều khiển
cho toàn bộ hệ thống, giao tiếp và giám sát nguồn của hệ thống. SCC/GSCC được đặt
ở chế độ dự phòng 1+1 hot backup, trong trường hợp Board active có sự cố thì hệ
thống sẽ tự động chuyển mạch qua board standby, thời gian chuyển dự phòng ≤50ms.
Ngoài ra, SCC còn cung cấp giao diện 10M, 100M Ethernet giao tiếp với hệ thống
NM.
Bên cạnh đó, nó còn có những chức năng sau:
- Cung cấp giao diện Ethernet 10M/100M kết nối với board AUX để hỗ trợ giao
tiếp giữa các board mạch của hệ thống.
- Xử lí các byte E1, E2, T1 và Serial 1~4.
- Giám sát nguồn -48V của hệ thống.
- Xử lí 50 kênh dữ liệu DCC (từ D1~D3) phục vụ cho quản lí mạng.
- Cung cấp giao diện 10M Ethernet giao tiếp giữa hai board Active và Stanby.
- Chức năng quản lí và cảnh báo sự cố quạt hệ thống.
- Cung cấp giao diện OAM thông qua AUX.
- Hỗ trợ sao lưu, lưu trữ dữ liệu hệ thống.
Dữ liệu trong GSCC được lưu trữ dưới dạng 4 loại quan trọng là mdb, drdb, fd0,
fdb1. Mdb được lưu trữ trong RAM, đây lầ file lưu trữ hiện hành của board mạch, nó
sẽ bị mất khi ngắt nguồn hiện hành. Drdb được lưu trong flash RAM, đây là file dự
phòng của mdb. Khi có sự cố về nguồn xảy ra, dữ liệu sẽ được khôi phục theo thứ tự:
drdb→fdb0→fdb1. Drdb sẽ đựoc kiểm tra đầu tiên, nếu dữ liệu lưu trong drdb không

37
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

bị lỗi, nó sẽ được khôi phục lại cho mdb. Trường hợp file trên drdb bị lỗi, dữ liệu sẽ
được khôi phục từ fdb0 hay fdb1.

Hình 2.17: Sơ đồ khối board mạch điều khiển và giao tiếp SCC/GSCC.
 Chức năng các khối:
 Khối điều khiển (Control Module): có chức năng cấu hình, điều khiển và quản
lí board mạch cũng như hệ thống, tập hợp các cảnh báo, thực thi các sự kiện và lưu trữ
các dữ liệu quan trọng.
 Khối giao tiếp (Communication Module): cung cấp 485 bus dữ liệu cho MSP,
SNCP, TPS và giao thức đồng hồ. Cung cấp giao diện 10M, 100M với hệ thống quản
trị mạng NM, giao diện cho việc quản lí thiết bị ngoài như COA, DCU và giao diện
OAM.
 Khối xử lí mào đầu (Overhead Procesing module): khối này có chức năng nhận
các tín hiệu mào đầu từ các board mạch và xử lí các byte mào đầu như E1, E2, F1 và
các tín hiệu serial 1~4, đồng thời chúng cũng tập hợp các byte này gửi lên các board
tương ứng. Ngoài ra nó còn cung cấp các giao diện khác như: orderwire, SDH NNI
audio, F1 và giao diện serial 1~4.
 Khối giám sát nguồn: giám sát nguồn DC -48V cho hệ thống. Khi có sự cố, nó
sẽ điều khiển tự động chuyển qua nguồn dự phòng.
2.3.6. Đơn vị phụ trợ Auxiliary:
2.3.6.1. Board giao diện phụ trợ AUX:

38
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

AUX là board giao diện phụ trợ của hệ thống, nó hỗ trợ các giao tiếp phụ trợ cho
hệ thống như 10M, 100M Lanswitch, F&f, OAM, Orderwire, F1, các port đồng hồ
ngoài (vào, ra), giao diện nguồn dự phòng 3,3V. AUX được đặt tại slot 37.
 Chức năng của AUX:
-Cung cấp giao diện OAM hỗ trợ X.25.
-Cung cấp 4 cổng giao diện nối tiếp phụ (Serial 1~4).
-Cung cấp giao diện kênh số liệu 64Kbps F1.
-Cung cấp 1 giao diện Orderwire.
-Cung cấp 1 giao diện ETH giao tiếp với PC để quản lí thiết bị bằng IP, 2 giao diện
kết nối giữa các boardasa Active SCC và Standby SCC.
- Cung cấp giao diện nối tiếp F&f hỗ trợ quản lí thiết bị ngoài như
COA, TDA, DCU…
Các cổng ALM01/2 và ALM được nối tới server để quản lí thiết bị.
Board AUX có thể rút ra mà hệ thống vẫn hoạt động chỉ cần xem lại các cảnh báo
liên quan.

Hình 2.18: Sơ đồ khối của board mạch AUX.


2.3.6.2. Board giao diện nguồn PIU:
PIU là board nguồn của hệ thống nó có chức năng giao tiếp nguồn DC -48V cho hệ
thống, bảo vệ quá áp và chống sét. PIU được đặt tại slot 27 và 28.

39
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

 Sơ đồ khối và nguyên lí hoạt động

Hình 2.18: Sơ đồ khối của board mạch PIU.


Đơn vị giao tiếp nguồn có chức năng giao tiếp bà cung cấp nguồn DC -48V cho hệ
thống.
Đơn vị chống sét và bảo vệ quá áp: có chức năng bảo vệ hệ thống tránh các sự cố
về sét và hiện tượng quá áp. Sự cố của bộ phận chống sét sẽ được thông báo về SCC.
Đơn vị lọc (Filter Unit): lọc tín hiệu EMI để bảo đảm hoạt động ổn định của hệ
thống.
Board PIU hoạt động theo cơ chế dự phòng nóng (1+1 Hot Backup) để đảm bảo
hoạt động thông suốt của hệ thống.
2.3.6.3. Board khuếch đại quang BA2/BPA:
BA2/BPA là các board khuếch đại quang, board BA2 (Booster Amplifier Board)
cung cấp hai port khuếch đại công suất quang có công suất phát từ +13 dBm đến +17
dBm, còn BPA (Pre-Amplifier Board) cung cấp một giao diện giống BA2 và còn có
thêm một giao diện tiền khuếch đại có công suất phát từ +11dBm đến -16 dBm.
Cả BA2 và PA đều sử dụng công nghệ khuếch đại quang sợi EDFA với mục đích
tăng khoảng cách truyền lên đến 120-130 km.

40
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

Hình 2.19: Vị trí của BA2 và BPA trên mạng.


BA2 được sử dụng tại đầu phát, tín hiệu quang được đưa vào board BA2 trước khi
phát lên sợi quang. Còn board BPA được sử dụng cho cả đầu phát và đầu thu.
 Thông số kĩ thuật:

Thông số BA2 BPA

Tốc độ bit 2,5 Gbps và 10Gbps

Connector LC

Kích thước (mm) 262,05 (cao) x 220 (sâu) x 25,4 (rộng)

Công suất (W) 20

BA: 1530 ~ 1565


Bước sóng hoạt động (nm) BA: 1530 ~ 1565
PA: 1550.12

BA: -6 ~ +3
Công suất vào (dBm) -6 ~ +3
PA: -10 ~ -37

BA: +13 ~ +17


Công suất ra (dBm) +13 ~ +17
PA: +11~ -16

2.3.6.4. Hệ thống quạt:


Optix OSN 3500 sử dụng ba module quạt cho một subrack. Mỗi module quạt bao
gồm 1 quạt, khối điều khiển quạt, khối giám sát sự cố và khối thông báo sự cố tới
SCC.

41
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN OPTIX OSN 3500

Hình 2.19: Module quạt trên Optix OSN 3500.

42
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG III: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ OSN 3500

CHƯƠNG III: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ OSN 3500.


3.1. Vận hành và khai thác thiết bị OSN 3500:
3.1.1. Lắp đặt thiết bị:
Thiết bị Optix OSN 3500 được lắp đặt trong các tủ rack. Mỗi tủ có thể lắp được 2
thiết bị Optix OSN 3500. Từ các tủ rack các dây nhảy quang sẽ đi đến tủ phối cáp
quang ODF để kết nối với hệ thống cáp ngoài trời. Tủ rack được đặt trong phòng máy
có hệ thống máng cáp, hệ thống cung cấp điện có UPS dự phòng và nhiệt độ phòng
máy phải luôn duy trì dưới 25°C để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định.

Hình 4.1: Tủ lắp đặt thiết bị Optix OSN 3500.


3.1.2. Phần mềm quản lí:
Để vận hành các thiết bị truyền dẫn Huawei nói chung và Optix OSN 3500 nói
riêng cần phải có một sever cài đặt phần mềm quản lí iManager T2000 kết nối tới các
thiết bị cần quản lí. Chúng ta có thể cấu hình hệ thống, khai báo các luồng SDH, theo
dõi trạng thái thiết bị, giám sát và xử lí các cảnh báo liên quan trên hệ thống.

43
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG III: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ OSN 3500

Hình 4.2: Mô phỏng mặt máy Optix OSN 3500 trên iManager T2000.
3.1.3. Khai thác thiết bị:
 Khai báo các luồng SDH:
Phần mềm iManager T2000 cung cấp một giao diện cho phép ta có thể khai báo,
cấu hình các luồng SDH theo các cấu hình REG, ADM, MADM, SNCP. Các luồng
SDH khi thay đổi hay cấu hình cần làm theo một qui trình chặt chẽ để đảm bảo hoạt
động thông suốt của hệ thống.

44
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang
CHƯƠNG III: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ OSN 3500

Hình 4.3: Giao diện khai báo các luồng SDH.


3.2. Bảo dưỡng thiết bị:
Hệ thống truyền tải quang cần được vận hành liên tục, thông suốt và chính xác. Do
đó thiết bị cần được giám sát 24/24 bằng nhân công và phần mềm để xử lí các cảnh
báo của hệ thống để xử lí kịp thời và chính xác. Các sự cố thường xảy ra trên hệ thống
như lỗi card, đầu connector bẩn, đứt cáp… cần phải xử lí kịp thời để đảm bảo an toàn
hệ thống truyền dẫn.
Bên cạnh đó thiết bị cần đựoc bảo dưỡng định kì như kiểm tra, vệ sinh module quạt,
tấm lọc không khí…

45
NGUYỄN THANH TRỌNG SỸ L12CQVT03-N Trang

You might also like