Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

MẠNG GPRS

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG MẠNG GPRS.

2.1. Tổng quan về QoS trong mạng GPRS:


2.1.1. Tổng quan về mạng GPRS:

Ý tưởng của GPRS được thảo luận năm1992 vàđến năm1997 đượcpháthành thành
chuẩn. Chuẩn này chứa tất cả các chức năng chính của GPRS, bao gồm việc truyền
dẫn điểm - điểm của số liệu người sử dụng, tương tác với mạng Internet và X.25,
truyền dẫn SMS nhanh sử dụng các giao thức GPRS, cộng them vào đó là các chức
năng về bảo mật, tập hợp các công cụ tính cước cơ bản.Một năm sau chuẩn này được
bổ sung về truyền dẫn điểm-đa điểm (PTM), các dịch vụ bổ sung và them vào đó là
các chức năng tương tác với mạng bên ngoài như ISDN và tương tác modem…

Mạng GPRS là một mạng số liệu gói được xây dựng trên cơ sở cấu trúc mạng
GSM hiện tại, cộng thêm một số phần tử mới như SGSN, GGSN... Bên cạnh đó còn có
một mạng trục chính để nối các điểm GGSN và SGSN với nhau, và một cổng biên giới
(Border Gateway) để kết nối với các mạng PLMN.

Công nghệ GPRS cung cấp các dịch vụ số liệu trên mạng GSM, khả năng thoại của
mạng không thay đổi. Với mạng GSM sử dụng công nghệ TDMA và FDMA với một
TS dùng cho một kênh thông tin người sử dụng, trong khi đó, mạng GPRS khi truyền
dữ liệu có thể sử dụng một TS hay có thể kết hợp nhiều TS đồng thời cùng một lúc,
bằng cách đó tốc độ truyền số liệu của GPRS có thể lên tới 171.2kbps (vềlýthuyết) khi
sử dụng cả 8TS của kênh vô tuyến cùng một lúc. Do đó tốc độ truyền dữ liệu của
GPRS được nâng cao trong khi GSM mới chỉ đạt tốc độ 9,6kbp/s. GPRS có thể đuợc
dùng cho những dịch vụ nhu truy cập giao thức ứng dụng không dây (WAP), dịch vụ
tin nhắn ngắn (SMS), dịch vụ nhắn tin đa phương tiện (MMS), và với các dịch vụ liên
lạc Internet như email và truy cập World Wide Web. Dữ liệu duợc truyền trên GPRS
thường được tính theo từng megabyte đi qua, trong khi dữ liệu liên lạc thông qua
chuyển mạch truyền thống được tính theo từng phút kết nối, bất kể nguời dùng có thực
sự đang sử dụng dung luợng hay đang trong tình trạng chờ. GPRS là một dịch vụ
chuyển mạch gói nỗ lực tối đa, trái với chuyển mạch, trong đó một mức chất luợng
dịch vụ (QoS) được bảo đảm trong suốt quá trình kết nối đối với người dùng cố định.

Tốc độ dữ liệu cung cấp bởi GPRS phụ thuộc vào lược đồ mã hóa kênh. Có 4
chuẩn tốc độ cho một kênh truyền trong GPRS là: 9,05 kbit/s – 13,4 kbit/s – 15,6
kbit/s – 21,4 kbits như mô tả ởbảng2.1:

Tốc độ kênh truyền trong GPRS

Lược đồ Tỷ lệ mã Tốc độ dữ liệu trên 1 khe Tốc độ dữ liệu trên 8 khe

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 1


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

thời gian (kbit/s) thời gian (kbit/s)


CS-1 1/2 9,05 72,4
CS-2 2/3 13,4 107,2
CS-3 3/4 15,6 124,8
CS-4 1 21,4 171,2

Tốc độ truyền tải cũng phụ thuộc vào kênh mã hóa đang dùng.Bộ mã ít mạnh nhất,
nhưng nhanh nhất (CS-4) được sử dụng gần một trạm truyền nhận cơ sở (BTS), trong
khi bộ mã mạnh nhất (CS-1) được dùng khi trạm di động cách quá xa BTS.

Sử dụng CS-4 có thể đạt được tốc độ người dùng là 20 kbit/s trên một khoản thời
gian.Tuy nhiên, sử dụng bộ mã này độ bao phủ di động chỉ bằng 25% bình thường.
CS-1 có thể đạt được tốc độ người dùng chỉ 8,0 kbit/s trên một khoản thời gian, nhưng
có 98% độ bao phủ thông thường. Thiết bị mạng mới hơn có thể tự động thay đổi tốc
độ truyền dẫn tùy vào vị trí của điện thoại.

Với khả năng có thể đưa ra linh hoạt từ 1 đến 8 kênh lưu lượng (hay 8 khe thời
gian) trên một tần số sóng mang đơn (một khung TDMA), GPRS đã đưa tốc độ dữ liệu
lên tối đa là 171,2 kbit/s đối với 1 người sử dụng. Trên thực tế, do sự cần thiết phải mã
hóa kênh và phân phối đa khe thời gian nên giới hạn tốc độ sẽ chỉ là 115 kbit/s. Tuy
nhiên, phần lớn các ứng dụng lại ở tốc độ thấp hơn nhiều nên chất lượng dịch vụ vẫn
chấp nhận được.
Các dịch vụ nêu ở bảng 2.2:
Tốc độ cho các dịch vụ ứng dụng GPRS

Tốc độ Tốc độ
Các ứng dụng số liệu Các ứng dụng số liệu
(kb/s) (kb/s)
Telemetry 2,4 Electronic Newspapers 28,8
Service Engineering 9,6 Email 28,8
Fleet Management 9,6 Video Conference 28,8
Fax – Group 3 14,4 Database Access 28,8
E-Commerce (Banking) 14,4 Data Transfer (UDI) 64
Slow Video 19,2 Multi – User games 64
Internet Browsing 28,8 Audio Visual (MPRG-4) 64
GPRS cũng cho phép phát triển dịch vụ bản tin ngắn SMSC (Short Message
Service Centre) về khía cạnh tốc độ, thành phần và chiều dài bản tin bằng cách chuyển
lưu lượng bản tin qua mạng GPRS (mạng GSM hiện tại truyền tải dữ liệu ở tốc độ 9,6
kbit/s và chiều dài bản tin ngắn là 160 ký tự).

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 2


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

Yêu cầu cho người sử dụng có thể sử dụng dịch vụ GPRS:


- Điện thoại di động hay thiết bị đầu cuối hỗ trợ GPRS.
- Mạng điện thoại di động mà thuê bao sử dụng phải hỗ trợ GPRS.
- GPRS được cung cấp cho người sử dụng.
- Địa chỉ truyền và nhận dữ liệu phải thông qua mạng GPRS.
Để có thể thiết lập GPRS dựa trên nền tảng mạng GSM cơ sở cần yêu cầu bổ
sung thêm hai modul lõi sau:
GGSN: Gateway GPRS Support Node.
SGSN: Serving GPRS Support Node.

2.1.2. Các đặc điểm dịch vụ của GPRS:

GPRS cho phép người dung truyền số liệu từ đầu cuối đến đầu cuối một cách hiệu
quả với các ứng dụng có tính chất bùng phát. Đó là các ứng dụng có một trong các tính
chất sau đây:
- Truyền số liệu gián đoạn, không có chu kỳ.
- Truyền số liệu có chu kỳ với cụm số liệu có kích thước nhỏ
- Truyền số liệu không có chu kỳ với các cụm số liệu có kích thước lớn vài Kb.
Trong GPRS có hai loại dịch vụ số liệu được hỗ trợ, đó là:
 Dịch vụ điểm tới điểm PTP.
Các dịch vụ PTP cung cấp cho khách hàng khả năng trao đổi dữ liệu giữa 2 người
dùng: một người gửi dữ liệu còn người kia nhận.

Có 2 loại dịch vụ PTP khác nhau:

- Dịch vụ PTP định hướng kết nối: là dịch vụ cho phép người dùng gửi các gói
tin tới người khác. Một chuyển mạch kênh ảo được thiết lập giữa các thuê bao
và liên kết logic giữa các thuê bao được duy trì, việc truyền các bản tin là tin
cậy. Với loại kết nối định hướng PTP này GPRS có thể hổ trợ các giao thức như
X.25…

Dịch vụ PTP phi kết nối: là dịch vụ cho phép người dung gửi những gói tin đơn
lẻ tới người khác. Từng gói tin là những thực thể riêng biệt và không có quan hệ
với gói có trước hoặc có sau.Đây là loại dịch vụ datagram và việc truyền các
bản tin là đáng tin cậy.loại dịch vụ này hỗ trợ các giao thức Internet IP.
 Dịch vụ điểm tới đa điểm PTM.

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 3


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

Dịch vụ PTM đưa cho thuê bao cơ hội gửi bản tin tới nhiều người nhận chỉ với một
yêu cầu dịch vu.Thuê bao có thể định nghĩa vùng mà bản tin được gửi và những thuộc
tính khác.

Dịch vụ PTM chia ra 2 loại:

- PTM – Multicast
- PTM – Group Call
2.1.3. Chất lượng dịch vụ:
Một trong những điểm cần xem xét trong mạng GPRS đó là khả năng đáp ứng yêu
cầu của khách hàng về tốc độ dữ liệu. GPRS có chức năng cho phép làm tăng hoặc
giảm tài nguyên của mạng ấn định cho GPRS dựa trên khả năng phân bố động và được
điều khiển bởi nhà khai thác

Với mọi loại dịch vụ mong muốn cung cấp truyền số liệu, các khách hàng tương lai
luôn muốn có sự tin cậy rằng họ sẽ được đảm bảo một cách chắc chắn về chất lượng.
Do đó các kỹ thuật phải bao gồm các cơ chế kiểm soát được tốt. Để làm được điều đó
người ta đưa ra các thông số QoS thích hợp:

- Mức độ ưu tiên của dịch vụ : cao/trung bình/thấp


- Mức độ tin cậy : cao/trung bình/thấp
- Độ trễ : 4 lớp
- Độ thông tải : tốc độ bit tối đa(IRT) và tốc độ bit trung bình.
2.1.3.1. Các đặc trưng chính của GPRS từ góc độ người dùng:
 Tốc độ:
Theo lý thuyết, tốc độ tối đa có thể đạt được với GPRS là 171,2Kbps khi cả 8 khe
thời gian đều được sử dụng đồng thời và không có biện pháp chống lỗi. Người ta cho
rằng GPRS có thể cung cấp cho người sử dụng các tốc độ từ 9,6Kbps tới 115Kbps.
Tốc độ này lớn gấp 2 lần tốc độ truyền số liệu hiện tại của mạng cố định và gấp
khoảng 10 lần tốc độ truyền số liệu trong GSM theo phương thức chuyển mạch kênh.

 Tính tức thời:


Việc truyền số liệu theo phương thức cũ của GSM cần thời gian thiết lập kết nối từ
20-25 giây. GPRS cung cấp các điều kiện thuận lợi cho việc tạo các kết nối tức thời
trong đó số liệu có thể được gửi hoặc nhận mốt cách tức thời ngay khi cần thiết. Đây
chính là lý do khiến người dung cho rằng họ ở tình trạng “luôn kết nối”. Tính tức thời
là một ưu điểm của GPRS so với việc truyền số liệu bằng phương thức chuyển mạch
kênh của GSM.
 Các ứng dụng:
GPRS cho phép cung cấp nhiều ứng dụng mới cho người dung. Những ứng dụng
này trước đây không thể cung cấp cho người dùng do các giới hạn củ chuyển mạch

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 4


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

kênh. GPRS cho phép người dùng có thể duyệt Web, chat, FTP trên máy tính của họ
thông qua mạng PLMN.
2.1.3.2. Các đặc trưng chính của GPRS từ góc độ mạng:
 Chuyển mạch gói và hiệu quả sử dụng phổ:
GPRS thực hiện truyền số liệu người dùng qua GSM bằng phương thức chuyển
mạch gói. Chuyển mạch gói đưa ra những ưu điểm đáng kể so với chuyển mạch kênh
chủ yếu do bản chất không đối xứng và không liên tục của số liệu cần truyền qua
mạng.

Hình 2.1: Sự khác biệt giữa chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói.

Trong chuyển mạch gói nhiều kênh truyền được dùng chung và được chia sẻ cho
nhiều người sử dụng mạng. GPRS cho phép một người dùng có thể chiếm dụng cả 8
khe thời gian để truyền số liệu mặt khác cũng có thể chia sẻ cho 8 người dùng.

Hiện tại mạng GSM dựa trên các kết nối chuyển mạch kênh và do đó sửa đổi cấu
trúc mạng là cần thiết để hỗ trợ công nghệ chuyển mạch gói của GPRS. Tuy nhiên các
đặc tính vật lí quen thuộc và căn bản của giao diện vô tuyến gần như không bị thay đổi

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 5


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

mặc dù một loạt các kênh vô tuyến GPRS mới đã được định nghĩa thêm. Tài nguyên
vô tuyến của mạng có thể được chia sẻ “động” giữa các dịch vụ thoại và các dịch vụ số
liệu.Như vậy số người dùng thực sự mà một cell phục vụ phụ thuộc vào ứng dụng nào
đang thực hiện và bao nhiêu số liệu cần truyền. Điều này giúp giảm bớt số kênh
dựphòng cho giờ cao điểm trong một cell so với chuyển mạch kênh.
Từ hình vẽ cho ta thấy khác biệt cơ bản giữa phương thức chuyển mạch kênh và
chuyển mạch gói. Trong khi chuyển mạch theo phương thức kênh cung cấp một đấu
nối trong toàn bộ thời gian phục vụ thì chuyển mạch gói chỉ cung cấp đấu nối khi có
nhu cầu truyền các gói tin.
 Kết nối mạng số liệu:
GPRS có thể kết nối với các mạng số liệu X.25 và các mạng IP.Nhưng ta có thể
thấy rằng phần lớn lưu lượng truyền tải qua mạng GPRS sẽ từ Internet hoặc tập hợp
các Intranet và dưới dạng gói IP. Lúc đó mạng GPRS sẽ đóng vai trò nh là một mạng
con của Internet với các MS GPRS được coi nh các máy đầu cuối. Do các ứng dụng
trên Internet đều có thể thực hiện qua GPRS nên các nhà khai thác mạng PLMN có cơ
hội để trở thành các nhà cung cấp dịch vụ Internet không dây.

 Hỗ trợ cả TDMA và GSM:


Cần chú ý rằng GPRS không chỉ có thể triển khai trên GSM mà các mạng PLMN
theo tiêu chuẩn TDMA/IS-136 hiện đang phổ biến ở Bắc Mỹ cũng có thể triển khai
GPRS để tiến tới 3G.
2.1.3.3. Các hạn chế GPRS:
 Dung lượng cell giới hạn cho tất cả người dùng:
GPRS có ảnh hưởng mạnh đến dung lượng cell hiện tại của mạng. Tài nguyên vô
tuyến trong một cell là hữu hạn lại được sử dụng cho cả dịch vụ thoại và số liệu.Điều
này sẽ làm giảm số kênh giành cho dịch vụ thoại.Sự ảnh hưởng này phụ thuộc vào số
khe thời gian dự trữ cho GPRS.
 Trễ chuyển tiếp:
Các gói GPRS được truyền đi bằng nhiều đường khác nhau tới đích.Trong quá
trình truyền có thể có gói bị thất lạc và phải truyền lại.Đó chính là nguyên nhân có thể
gây ra trễ truyền dẫn trong GPRS.Điều này làm cho các ứng dụng cần video trở nên
kém chất lượng.

 Tốc độ trong thực tế thấp hơn:


Tốc độ tối đa GPRS đạt được theo lý thuyết là 171,2 Kbps khi một người dùng
chiếm cả 8 khe thời gian và không có lỗi. Điều này là không có thực trong thực tế. Do
đó tốc độ sẽ thấp hơn và phụ thuộc vào nhà khai thác cũng như thiết bị.
2.1.3.4. Ứng dụng cho GPRS:

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 6


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

Chat: Nhiều thành viên trong mạng PLMN có xu hướng sử dụng dịch vụ phi thoại
để bày tỏ ý kiến của mình. GPRS cho phép người dùng có thể tham gia vào các phòng
chat có sẵn trên mạng Internet. Người dùng có thể sử dụng dịch vụ PTM-M cho mục
đích này.

Truyền các thông tin văn bản và hình ảnh: Các thông tin như : quảng cáo, giá cả,
thời tiết, kết quả thể thao, giao thông... có thể chuyển tới người sử dụng. Các thông tin
này không nhất thiết phải ở dạng văn bản mà có thể là hình ảnh, biểu đồ... hoặc các
bản tin này dài quá 160 ký tự. Lúc đó GPRS sẽ được lựa chọn thay thế cho SMS.

Ảnh tĩnh: Các bức tranh, ảnh, thiệp mừng... có thể truyền qua mạng di động nh là
trong mạng cố định.

Duyệt Web: Duyệt Web với chuyển mạch kênh không thể được ứng dụng lâu dài.
Vì tốc độ hạn chế của chuyển mạch kênh, nên Web Browser phải mất nhiều thời gian
để chờ thông tin.GPRS cho phép cải thiện điều này.

Truy nhập mạng LAN từ xa: Với tốc độ và tính tức thời của GPRS, người dùng
hoàn toàn có thể truy nhập và lấy thông tin từ mạng LAN của họ ra trong khi đang di
chuyển hoặc không ở gần máy tính của mình.

Truyền file: Ứng dụng này bao gồm mọi hình thức download số liệu qua mạng di
động. Số liệu có thể là tài liệu hoặc là phần mềm chương trình. Nguồn số liệu có thể là
các site FTP thông thường cũng có thể là Telnet, HTTP, cơ sở dữ liệu của công ty...

2.2. Các nhân tố tác động đến QoS trong mạng GPRS:

Một trong nhữngkhía cạnh chính củachất lượng dịch vụ (QoS)/ hiệu suất của một
dịch vụ cụ thể là gồm một số các yếu tố tác động đến nó.Trong trường hợpđối với các
ứng dụngGPRS,những yếu tố nàybao gồm:

 Yếu tốmạng vô tuyến(băng thông sẵn có, khả năng tải, chất lượng kênh).
 Công suấtvà hiệu suấtPCU( đơn vị kiểm soát gói).
 Hiệu suấtcủa các phần tửGPRS(SGSN vàGGSN).
 Ứng dụnghiệu suất máy chủ (bao gồm cả máy chủsẵn có).

Phạm vi của việcnày bao gồmnhữngyếu tốcó liên quan đếnmạng vô tuyếnnhưmột
môi trườngtruy cập vào cácứng dụng. Các yếu tốcó liên quan đếnmạng vô tuyếnbao
gồm:

 Băng thông sẵn có.


 Chất lượngkênhvô tuyến.
 Người dùngdi động.

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 7


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

Yếu tố đầu tiênbao gồmcác khía cạnhnhư vậy là:kênhdữ liệugói(PDCH) cấu hìnhvà
lưu lượng tải,chúngđược mô tả trong2.2.1.Yếu tố thứ hailàliên quan đếnsự nhiễu kênh
vàđược mô tả trong2.2.2.Yếu tốngười sử dụngdi độngnằm ngoàiphạm vi công việcnày.

2.2.1. Băng thông sẵn có:

Một trong những vướng mắc chính trong các mạng di động là băng thông. Điều
này đặc biệt quan trọng do thực tế, tín hiệu thoại là dịch vụ đặc quyền hơn dữ liệu.
Điều này dẫn đến số lượng hạn chế của băng thông có sẵn để truyền dữ liệu gói. Ngoài
ra chúng tôi phải ghi nhớ lại vị trí của người sử dụng di động (sự chuyển giao giữa các
cell)

2.2.1.1. Các kênh trong GPRS:


 Kênh vật lý GPRS:

Hình 2.2: Kênh vật lý GSM.

Hình ảnh cho thấy cácnguyên tắccủagóikênhdữ liệuphân bổchongười sử


dụngGPRS:

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 8


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

Hình 2.3:Phân bổ gói kênh dữ liệu trong mạng GSM.

 Các kênh logic của GPRS:

TrongGSMlưu lượng vàtín hiệu/kiểm soátkênh logicđược ánh xạvàokênh vật lý.
Trong GPRS tương tự như GSM.

Hình 2.4: Các kênh logic GPRS.

Bảng 2.3 chức năng các kênh logic:

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 9


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

Kênh logicphải được ánh xạvàokênh vật lý, vì vậy chúng tôicần phải sử dụngbăng
thôngkhôngchỉ để truyền/nhậndữ liệu gói, mà cònđể điều khiển vàbáo hiệu.

2.2.1.2. Cấu hình PDCH:

Vấn đề chính làcấu hình củamột tế bàoGSMcụ thểliên quan đếncấp phát băng tần
kênhdữ liệugói(PDCH).Như đã đượcđề cập trước đây, thông tin liên lạcbằng giọng
nóiđược ưu tiên hơntruyền dữ liệutrong mạng GSM. Một nhà điều hànhphải lựa chọn
xem xét quyền ưu tiênnhư thế nàođể cấp phátcác kênh truyềndữ liệu góitrongmộtcell.
Có 3loạicấu hìnhPDCHtrong một cell: Cấu hình động(theo yêu cầu), cấu hình tĩnh
(chuyên dụng) và cấu hìnhkết hợp.

 Cấu hìnhPDCH động:


Trong trường hợp cấu hình PDCH động tất cả các kênh lưu lượng truy cập không
được sử dụng thoại, tại thời điểm này có thể được sử dụng cho dữ liệu gói. Nhưng vấn
đề là trong các ưu tiên chuyển mạchkênh thoạiđược ưu tiên hơn truyền dữ liệu chuyển
mạch gói trong GSM. Điều này có nghĩa, trong trường hợp lưu lượng truy cập
thoạimạnh trong một cell, thì có thể tất cả các kênh lưu lượng của hê thống GSM sử
dụng cho mạng GPRSvượt qua các nhu cầu thông tin liên lạc bằng giọng nói. Nó cũng

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 10


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

có thể xảy ra, hơn một thuê bao thậm chí không thể bắt đầu kết nối GPRS bởi vì tất cả
các kênh lưu lượng đang bị chiếm giữ bởi thông tin liên lạc bằng giọng nói. Trong cả
hai trường hợp, nó có thể dẫn vào kênh từ chối truy nhập và kết thúctừChannel
Request Timer. Bộ đếm thời gian này được xác định bởi GSM 0408 đặc điểm kỹ thuật
cho nhiều thế hệ điện thoại di động và được sử dụng để kiểm soát bao lâu MS nên chờ
đợi với việc gửi một yêu cầu kênh mới sau khi đã nhận được chỉ định ngay lập tức từ
chối. Kênh từ chối truy nhập và bộ đếm Channel Request Timer đưa kết quả hết thời
hạn hoặc GPRS chưa sẵn sàng hoặc dữ liệu truyền / kết nối bị cắt ngang. Do đó, cấu
hình này không phải là "GPRS thân thiện" trong trường hợp lưu lượng thoại chuyên
sâu trong một cell.
 Cấu hình PDCH tĩnh:

Trong trường hợpcấu hìnhPDCHtĩnhchúng ta có mộtsố cố định củakênh lưu


lượngđược giaocho dữ liệu gói, nhưngmặt khác,không cócác kênhtheo yêu cầu.Điều
này có nghĩarằng, nếutất cả các kênhdữ liệuđang bị chiếm đóng, không có cơ
hộichomột thuê baomới đểthiết lập một kết nốiGPRStrước khi bất kỳkênhchiếm
đóngnào rỗi.

 Cấu hình PDCH kết hợp động và tĩnh:

Một khả năng kháccho mộtnhà điều hành mạnglà kết hợpcấu hìnhPDCcả tĩnh và
động(và nó được thể hiện trong hình2.5).Trong trường hợp này, số lượng các kênh
dành riêngcho dữ liệu góisẽ phụ thuộc vàođặc điểmtừng cell.

Hình 2.5:Kết hợpcấu hìnhtĩnh và độngcủa các kênhPDCHtrong một cell.

2.2.2. Giao Thoa:

Thậm chí nếu cóđủ băng thôngđể truyền tảisố lượngmong muốncủadữ liệu
góitrêngiao diệnvô tuyến, chúng ta phải lưu ýcác điều kiệnkênh vô tuyếnhiện tại. Nó

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 11


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

cũng được biết, đó là một trong nhữnghạn chế lớntrong các mạngđiện thoại di độngđó
lànhiễu đồng kênh. Trong trường hợp củacác mạngTDMA,như GSM/GPRS,cácnhiễu
đồng kênhchủ yếu là dophổtần phân bổ cho cáchệ thống đang đượcsử dụng lạinhiều
lần("tái sử dụng tần số") Vấn đề có thể gâynghiêm trọng nhiều hoặc ít,tùy thuộcvào
các yếu tốtái sử dụng,nhưngtrong mọi trường hợp, một tín hiệunhận được từmộtMSsẽ
bao gồmkhông chỉ làkênh mong muốn chuyển tiếptừcell hiện tại, mà cònbáo
hiệunguồn gốctrong các cellxa hơn.Nhiễu đồng kênh, khikhônggiảm thiểu,giảmtỷ số
công suất sóng mang tín hiệu hữu ích trên nhiễu(Carrier-to-Interference Ratio ,CIR,
C/I) ở ngoại vicủa các cell, sẽ gâygiảm sútcông suấthệ thống, giảm dung lượng hệ
thống,vàlàm rớt các cuộc gọi. Tỷ số công suất sóng mang tín hiệu hữu ích trên
nhiễu(Carrier-to-Interference Ratio ,CIR, C/I) thường đượctính bằng dB.

Sự gia tăngcủa công suất nhiễuđồng kênh trung bình thu được tương ứng với việc
giảmCIRvà làm giảm cảchất lượngkênh vô tuyến.Để cung cấptruyền dữ liệuđáng tin
cậy, dữ liệucần phảiđảm bảo và truyền tảivớisố lượng nhất địnhcủa các bitdự
phòng.Mặt khác,sẽ dẫn đếnsự gia tăngcủatổng số bit(bit thông tin cộng với bitdự
phòng)để truyền tảivànhư thế đòi hỏi nhiềuthời giancho việc truyền tảithông tin.Qua
đóchúng ta phảixem xét để đạt được sựcân bằng giữaviệc truyền tin cậyvà nhanh
chóngliên quan đếnchất lượngkênh vô tuyếnhiện tại. Điều này có thểđạt được bằng
cáchmã hóakênhvà thích ứngliên kếtvới khả năngtruyền lạisử dụngcơ chế kiểm soát lỗi
có lựa chọn ARQ.

2.2.2.1. Mã hóa kênh:

Mục đích củamã hóa kênhlàđể bảo vệcác gói dữ liệuchống lại các lỗicó thể xảy
ratrong quá trìnhtruyền tải. Trước khitruyền, các gói dữ liệuđượctách ra thànhcác khối
dữ liệunhỏ trêncác lớp khác nhau, vớicácđơn vị logiccuối cùng làRadioLink
Control(RLC).

Chiều dài trường dữ liệu khối của RLC sẽ phụ thuộc vào các kênh mã hóaCoding
Schemes (CSs) được sử dụng. Bốn mứcmã hóa từ CS1 đến CS4, được chỉ định cho các
gói kênh lưu lượng dữ liệu GPRS Mỗi kiểu mã hóa được thiết kế để cung cấp khả năng
phát hiện và sữa lỗi khác nhau trong điều kiện đường truyền vô tuyến không thuận lợi,
cung cấp một sự đánh đổi giữa tốc độ và cơ chế bảo vệ. CS1 tương ứng với khả năng
bảo vệ mạnh mẽ hơn trong khi CS4 không sử dụng bất kỳ bit sửa lỗi mục đích để chứa
nhiều thông tin nâng tốc độ truyền dữ liệu.

2.2.2.2. Cơ chế thích ứng đường truyền (Link Adaptation - LA):


GiảmC/Isẽ dẫn đếnviệc đó làkhôngthể cung cấp đườngtruyền dẫnđáng tin cậy
vớimức mã hóa(coding scheme)hiện hành.Điều nàycó thể dẫn đếnviệc truyền lạivà
thậm chídẫn đến mất dữ liệu. Để bảo vệcác gói dữ liệuchúng ta có thểsử dụng cơchế

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 12


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

thích ứng đường truyền(Link Adaptation - LA). Mục tiêu của cơ chế Link
Adaptation(LA) làlam saođể đạt đượctốc đô tối đabằng cách lựa chọnmộtmức mã
hóaphù hợpngay lập tức.Lựa chọncác mức mã hóacó thểđược mô tả nhưmột chức năng
củaC/I,tức là nếuC/Iđược biết đếnnhư một mứcmã hóacó thể được chọnnhằm tối đa
lưu lượng truyền.

Hinh 2.6: Biểu đồ lưu lượng dựa trên tỉ số C/I


2.2.2.3. Các mức mã hóa cho truyền lại. Cơ chế kiểm soát lỗi có lựa
chon ARQ(Selective ARQ):
Khitruyền lạixảy ratrong hệ thốngnó không phải lúc nào cũnghợp lýđể thay đổimột
mãmạnh hơn (điều này có nghĩa-một mã gồm một lượnglớn hơncủa các bitdư thừa).
Nếu hiện tạiC/Ithấp,nó vẫn có thểphù hợpđể giữ mộtmã hóayếudotính ích của tốc độ
bitcao hơn trongtruyền dẫn. Bản chất việc truyền lạiluôn luôntốn kémkể từ khihọ yêu
cầuthêmtín hiệu.Do đó,để tránh việc truyền lại nhiều lần thì việc áp dụng một mã
mạnh ngay cả khi hiện tại C/I dưới ngưỡng

Các khối truyềnvô tuyến trêngiao diện vô tuyếnđược điều khiển bởimột cơ chế
kiểm soát lỗi có lựa chọnARQ (Automatic Repeat Request)có chức năngbao gồmphát
hiện lỗi vàtruyền lại.

TrongGPRSphíamáy phátcó một cửa sổgồm64khối vàmáy thucó một cửa sổcùng
một kích thước tương tự. Khimáy phátgửicác khốitừ cửa sổ củabộ gửi, máy thusẽ gửi
lạigói tintạm thời(TemporaryPacket)để cho biết cáckhốinhận đượclà đúng haysai.

2.3. Các tiêu chuẩn đánh giá QoS trong mạng GPRS:

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 13


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

QoS chịu ảnh hưởng bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố: các thành phần mạng, cơ chế
xử lý ở hai điểm đầu cuối và cơ chế điều khiển trong mạng. Với các thành phần mạng
thông thường có 3 phần: thiết bị đầu cuối, thiết bị chuyển mạch và phương tiện truyền
dẫn. Với mỗi phần có các yêu cầu về QoS tương ứng. Nhìn chung QoS được các user
(người sử dụng) ở hai đầu cuối truyền thông quyết định. Nhà cung cấp dịch vụ nắm bắt
được đánh giá QoS thông qua ý kiến người sử dụng . Để nắm rõ những yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng dịch vụ ta có thể lấy mô hình tham khảo “QoS đầu cuối-đến-đầu
cuối”(QoS end-to-end) chỉ ra trên hình
1.1 .

Hình 2.7:Mô hình tham khảo cho chất lượng dịch vụ end-to-end

Mô hình này có một hoặc vài mạng tham gia, mỗi mạng có nhiều nút.
 Mỗi mạng tham gia này có thể gây ra trễ, tổn thất hoặc lỗi do việc ghép kênh,
chuyển mạch hoặc truyền dẫn, vì thế nó ảnh hưởng tới QoS.
 Các biến động thống kê ở lưu lượng xuất hiện trong mạng cũng có thể gây
tổn thất do tràn bộ đệm xếp hàng, bộ xử lý hoặc do các liên kết giữa các nút
mạng bị nghẽn.
 Mạng có thể thực hiện định hình (shaping) giữa các nút hay giữa các mạng
để tối thiểu hóa tích lũy trong biến động trễ và tổn thất.
Về nguyên tắc người sử dụng không cần biết đặc tính kỹ thuật của mạng tham gia
miễn là mạng chuyển lưu được lưu lượng đảm bảo QoS end-to-end.
Những tham số chất lượng dịch vụ là những thông số tương đối theo đánh giá của
khách hàng. Song để đánh giá được bằng con số cụ thể, chúng ta cần xét các tham số
có thể đo đạcđược. QoS phụ thuộc vào các chất lượng về hỗ trợ dịch vụ, chất lượng về
khai thác dịch vụ, chất lượng về thực hiện dịch vụ và chất lượng về an toàn dịch vụ.

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 14


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

QoS có một mối quan hệ chặt chẽ với hiệu năng mạng (NP).Theo khuyến nghị
MCE-T, hiệu năng mạng được định nghĩa là năng lực một mạng hoặc là phần mạng
cung cấp các chức năng có liên quan đến khả năng truyền thông giữa những người sử
dụng.
Theo quan điểm của nhà cung cấp dịch vụ, khái niệm hiệu năng mạng là một chuỗi
tham số mạng có thể được xác định, đo được và được điều chỉnh để có thể đạt được
mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ. Thông thường có năm giá trị đánh giá
hiệu năng mạng có ảnh hưởng quan trọng nhất đến QoS đầu cuối - đầu cuối là :Độ khả
dụng; thông lượng(throughput); tỷ lệ mất gói; trễ; Jitter(rung pha-biến thiên trễ). Nhà
cung cấp phải có nhiệm vụ tổ hợp các tham số chất lượng mạng khác nhau thành một
bộ chỉ tiêu để có thể vừa đảm bảo các nhu cầu lợi ích kinh tế của mình đồng thời phải
thoả mãn một cách tốt nhất cho những yêu cầu của người sử dụng dịch vụ.

2.3.1. Các yêu cầu đối với chất lượng dịch vụ GPRS:

Đối với chất lượng dịch vụ thông tin là cần biểu thị ở dạng các tham số mà chúng
có thể được kiểm định bởi nhà cung cấp và được đánh giá bởi người sử dụng dịch vụ
thông tin. Tương ứng với các yêu cầu của ITU (International Telecommunications
Union) và ETSI, tất cả các tham số này cần được đánh giá về mặt số lượng và chất
lượng, cần thuận tiện cho việc kiểm toán, có các chuẩn mực để so sánh.

Các phương pháp xác định các tham số chất lượng dịch vụ thông tin thể hiện trong
các tài liệu của ETSI và chúng dựa trên :
• Các yêu cầu của người sử dụng (thuê bao) đối với chất lượng dịch vụ;
• Chất lượng dịch vụ, được đưa ra bởi nhà cung cấp hoặc được xác định bằng lọai
hình dịch vụ.
• Chất lượng dịch vụ, mà nhà cung cấp đạt được hoặc được xác định bằng lọai
hình dịch vụ.
• Chất lượng dịch vụ, được đưa ra bởi nhà cung cấp hoặc được xác định bằng lọai
hình dịch vụ (xác định mức trên).
• Chất lượng dịch vụ, có thể chấp nhận được đối với người sử dụng (thuê bao)
Khi xác định các tham số chất lượng dịch vụ thông tin, các dịch vụ được đa số các
nhà cung cấp dịch vụ đưa ra trên thị trường trong và ngoài nước cho thiết bị đầu cuối
là quan trọng nhất. Theo qui ước các tham số được lựa chọn phải thỏa mãn các điều
kiện sau :
 Dựa trên cơ sở các yêu cầu của người sử dụng đối với chất lượng dịch vụ thông
tin.
 Là các tham số chịu ảnh hưởng bởi các đặc tính khai thác mạng hoặc của thiết
bị đầu cuối thuê bao.

 Có thể đo được nhờ các thiết bị kỹ thuật tiêu chuẩn

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 15


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

 Có thể được các nhà cung cấp mạng (thông tin di động) sử dụng để so sánh chất
lượng trong phạm vi quốc gia và quốc tế.

Tập hợp các tham số chất lượng dịch vụ cần thể hiện tất các phương diện cơ bản
tác động qua lại giữa người sử dụng đầu cuối với mạng thông tin cũng như giữa người
sử dụng đầu cuối với dịch vụ như là một sản phẩm hàng hóa, được mua bởi nhà cung
cấp mạng tương ứng. Các phương diện cơ bản gồm: Khả năng truy nhập mạng, khả
năng truy nhập dịch vụ, mức độ hoàn hảo của dịch vụ và khả năng duy trì dịch vụ.
 Khả năng truy nhập mạng được khẳng định bằng chỉ thị báo tên mạng hiện trên
thiết bị đầu cuối - đó chính là tín hiệu báo khả năng truy nhập dịch vụ của nhà
cung cấp.
 Khả năng truy nhập dịch vụ được cung cấp nhanh (trong trừng mực có thể) khi
thuê bao có nhu cầu sử dụng một dịch vụ nào đó. Yêu cầu truyền thông tăng
liên tục gây nguy cơ suy giảm chất lượng của mạng, do vậy phải thường xuyên
phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng mạng để đáp ứng nhu cầu dịch vụ. Đây chính
là khả năng cung cấp dịch vụ hay là khả năng truy nhập dịch vụ.
 Mức độ hoàn hảo của dịch vụ thể hiện chất lượng dịch vụ dành cho người sử
dụng đầu cuối. Tính phục vụ trọn vẹn của mạng thể hiện sự hoàn hảo của dịch
vụ cung cấp.
 Khả năng duy trì dịch vụ biểu hiện điều kiện hoàn thiện cung cấp dịch vụ (theo
ý muốn của người sử dụng hoặc trái với ý muốn của họ). Tính phục vụ liên tục
trong mọi tình huống thể hiện khả năng duy trì và cung cấp dịch vụ.
 Chọn các tham số chất lượng, đặc trưng cho dịch vụ này hay dịch vụ khác
tương ứng với mỗi phương diện đã nêu.
 Quá trình xác định các tham số chất lượng dịch vụ chia thành 2 phần: đặt tên
các tham số và mô tả phương pháp đo và tính toán nó. Các phương pháp đo các
tham số đã chọn không phụ thuộc vào cấu trúc hạ tầng cụ thể của mạng GPRS.
Tính toán các tham số chất lượng dịch vụ cần dựa trên cơ sở các phép đo trong
mạng thông tin, nghĩa là các phép đo đưa ra trong các điều kiện thiết lập liên lạc giữa
các đối tượng sử dụng đầu cuối trong mạng thông tin di động. Đồng thời giả thiết rằng,
thuê bao (người sử dụng) biết sử dụng thiết bị đầu cuối của mình và biết sử dụng dịch
vụ.Việc đánh giá các tham số hoạt động của thiết bị đầu cuối (AT) không tiến hành.
Khi đo các tham số giả thiết rằng:
 Dịch vụ ở trạng thái sẵn sàng và việc sử dụng dịch vụ được phép
 Việc định tuyến thực hiện đúng
 Thiết bị đầu cuối của đối tượng sử dụng ở đầu bên kia trong chuỗi mắt xích
“người sử dụng đầu cuối - người sử dụng đầu cuối” sẵn sàng trả lời cuộc gọi.
Các phép đo các tham số cần tiến hành đối với những trường hợp nối hoàn hảo,
còn các kết quả đo cần được xử lý, sử dụng phương pháp phân tích thống kê thích hợp

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 16


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

được thiết lập theo chuẩn quốc tế. Tuy nhiên những đánh giá trong những trường hợp
không hoàn hảo (ví dụ bị ngắt giữa chừng) cần tính toán bổ sung, lưu giữ và thể hiện
trong các bản tổng kết.
Mô hình ETSI mà hiện nay các nhà cung cấp Châu âu sử dụng để xác định các
tham số chất lượng dịch vụ trong mạng thông tin di động được biểu thị trên hình 2.Mô
hình có 3 mức, xác định các phương diện tác động qua lại giữa người sử dụng thiết bị
đầu cuối với mạng và dịch vụ.Mô hình đa năng bởi nó có thể được áp dụng với bất kỳ
dịch vụ thông tin nào mới xuất hiện trên thị trường.
Mức đầu tiên của mô hình xác định các tham số chất lượng dịch vụ ở giai đoạn
truy nhập mạng của người sử dụng đầu cuối.Đó chính là yêu cầu cơ bản khi xem xét
tất cả các phương diện khác và các tham số QoS.
Mức thứ 2 của mô hình thể hiện 3 phương diện sau: khả năng truy nhập dịch vụ,
mức độ hoàn hảo của dịch vụ và khả năng duy trì dịch vụ.
Mức thứ 3 thể hiện các dịch vụ cụ thể được nhà cung cấp dịch vụ đưa ra.Các dịch
vụ này xác định các tham số tương ứng đánh giá QoS trên quan điểm của người sử
dụng thiết bị đầu cuối. Quan hệ giữa các thuê bao trong mô hình này được thể hiện
trong chuỗi mắt xích “người sử dụng đầu cuối - người sử dụng đầu cuối”, nghĩa là
tương ứng với chuỗi mắt xích “thuê bao - thuê bao” đối với thọai và truyền số liệu, và
tương ứng với chuỗi mắt xích “người gửi - người nhận đối với gửi và nhận SMS và
MMS.
Các tham số chất lượng dịch vụ liên quan đến khả năng truy nhập mạng di động
thuộc loại các tham số không phụ thuộc vào loại hình dịch vụ.
Khả năng truy nhập mạng (Network Accessibility, NA).Tham số đưa ra là xác suất
mà các dịch vụ thông tin di động cung cấp cho người sử dụng thiết bị đầu cuối sau khi
xuất hiện các chỉ thị báo mạng ở đầu cuối thuê bao.Đối với các mạng liên lạc cố định
tham số tương tự được xác định bằng khuyến nghị MCE-T E.800.
Tham số chất lượng dịch vụ liên quan đến khả năng truy nhập mạng di động có thể
được bổ xung tham số biểu hiện xác suất của sự kiện ngược lại.Đó là tham số không
có khả năng truy nhập mạng (Network Non-Accessibility, NNA).
Dựa vào nguyên tắc chuyển mạch sử dụng trong mạng thông tin di động người ta
phân biệt các tham số sau :
 Khả năng truy nhập mạng với chuyển mạch kênh (Network Accessibility
Circuit Switched, NA CS). Tham số là xác suất mà người sử dụng thiết bị đầu
cuối của mạng thông tin di động với chuyển mạch kênh sẽ được cung cấp dịch
vụ liên lạc di động sau khi xuất hiện chỉ thị báo của mạng yêu cầu trên thiết bị
đầu cuối thuê bao khi đang ở chế độ không tải (in idle mode).
 Khả năng truy nhập mạng với chuyển mạch gói (Network Accessibility Packet
Switched, NA PS). Tham số là xác suất mà người sử dụng thiết bị đầu cuối của
mạng thông tin di động.

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 17


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

Với chuyển mạch gói sẽ được cung cấp dịch vụ liên lạc di động sau khi xuất hiện
chỉ thị báo của mạng yêu cầu trên thiết bị đầu cuối thuê bao khi đang ở chế độ dự
phòng (in stand by mode).
Khả năng truy nhập mạng với chuyển mạch kênh được xác định bằng công thức:

Khi tính toán cần quan tâm đến các giả thiết và yêu cầu sau :
 C1 - hệ số , sử dụng để đánh giá tổn hao lan truyền tín hiệu và chọn ô trong
mạng GSM;
 Việc vào mạng bất kỳ không định trước, phân biệt với trường hợp vào mạng
có yêu cầu, coi như không có mạng;
 Mạng có yêu cầu có thể được cấu thành nhiều hơn một mạng (ví dụ mạng
đảm bảo cho Roaming quốc gia và quốc tế)
 Tần số chọn phải bằng hoặc là bội số của tần số lấy mẫu khi xác định khả
năng truy nhập dịch vụ, để có khả năng so sánh các tham số như là khả năng
truy nhập mạng và khả năng truy nhập dịch vụ. Số các mẫu đo với C1 >0
Tổng số các mẫu đo NA CSGSM = 100%
Khả năng truy nhập mạng với chuyển mạch gói được xác định bằng công thức:

Khi tính toán cần quan tâm đến các giả thiết và yêu cầu sau :
 C1 - hệ số , sử dụng để đánh giá tổn hao lan truyền tín hiệu và chọn ô trong
mạng GSM;
 Dịch vụ thuê bao trong chế độ GPRS truy nhập vào ô, nếu điều này được chỉ
ra trong hệ thống thông tin nhóm 4, 7 hoặc 8 (theo qui chuẩn của GSM
04.08)
 Việc vào mạng bất kỳ không định trước, phân biệt với trường hợp vào mạng
có yêu cầu, coi như không có mạng;
 Mạng có yêu cầu có thể được cấu thành nhiều hơn một mạng (ví dụ mạng
đảm bảo cho Roaming quốc gia và quốc tế)
 Tần số chọn phải bằng hoặc là bội số của tần số lấy mẫu khi xác định khả
năng truy nhập dịch vụ, để có khả năng so sánh các tham số như là khả năng
truy nhập mạng và khả năng truy nhập dịch vụ.

2.3.2. Các thông số cơ bản dùng để đánh giá QoS trong mạng GPRS:

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 18


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

Những tham số đánh giá chất lượng của mạng khi thuê bao sử dụng các dịch vụ
WAP hay GSM được áp dụng hoàn toàn cho mạng khi triển khai các dịch vụ của
GPRS và EDGE.

Các đặc tính dịch vụ GPRS bao gồm:

 Cơ sở dữ liệu của thuê bao.

 Chất lượng dịch vụ (QoS).

2.3.2.1. Cơ sở dữ liệu của thuê bao:

Lưu giữ các thông tin liên quan đến các dịch vụ mà thuê bao đăng ký và các tham
số khác liên quan tới các dịch vụ thuê bao đăng ký có thời hạn.Nó bao gồm các thông
tin dưới đây.

Các dịch vụ đăng ký (PTP – CLNS, PTP – CONS).Cơ sở dữ liệu liên quan tới chất
lượng dịch vụ QoS đăng ký (cấp ưu tiên dịch vụ, độ tin cậy, trễ, thông lượng).

Các yêu cầu về đăng ký dịch vụ của thuê bao có thể thực hiện tại cơ sở dữ liệu thuê
bao.

2.3.2.2. Chất lượng dịch vụ (QoS):

Sự liên hệ giữa các tham số QoS của người sử dụng với các tham số QoS GPRS là
một vấn đề được triển khai và các đặc tính GPRS.

Một số các thông số về QoS như sau:

 Quyền ưu tiên dịch vụ (priority):


Quyền ưu tiên dịch vụ xác định mức độ ưu tiên của việc duy trì dịch vụ.Ví
dụtrong điều kiện không bình thường (như mạng bị nghẽn) các gói bị loại bỏ có
thể được nhận dạng. Các mức độ ưu tiên được định nghĩa bao gồm:
Quyền ưu tiên cao: Dịch vụ đưa ra sẽ được duy trì trên các điều kiện khác
nhau.
Mức ưu tiên bình thường: Dịch vụ đưa ra sẽ được duy trì trên cấp độ ưu tiên
cho những người sử dụng có mức độ ưu tiên thấp.
Mức ưu tiên thấp: Dịch vụ đưa ra sẽ được duy trì sau khi thực hiện hoàn
thành các mức ưu tiên cao và ưu tiên bình thường.
 Độ tin cậy:

Các tham số độ tin cậy xác định các đặc tính truyền dẫn mà được yêu cầu bởi một
ứng dụng. Lớp độ tin cậy định nghĩa các khả năng sau: Tổn thất, chồng chéo, việc mất

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 19


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

thông tin hoặc sự sai lạc của các đơn vị dữ liệu dịch vụ SDUs. Nó được chỉ ra trong
bảng liệt kê ba lớp độ tin cậy dữ liệu

Lớp độ Khả năng Khả năng Khả năngKhả năng Ví dụ về các đặc tính ứng
tin cậy tổn thất chồng chéo mất thông
sai lạc dụng
SDU SDU tin SDU SDU
1 -9 -9 -9 -9 Phát hiện lỗi không
10 10 10 10
có khả năng hiệu chỉnh
lỗi, khả năng dung sai lỗi
hạn chế.
2 -4 -5 -5 -6 Phát hiện lỗi, khả năng
10 10 10 10
hiệu chỉnh lỗi hạn chế,
khả năng dung sai lỗi tốt.
3 -2 -5 -5 -2 Phát hiện lỗi, khả năng
10 10 10 10
hiệu chỉnh lỗi và khả
năng dung sai lỗi rất tốt.
Chýý:GiảsửứngdụngcủangườisửdụngdựatrênX.25,cóyêucầuvềđộtịncậycủacácđơnvịd
ữliệuthuộcphạmviX.25,sẽkhôngđúngchomộtứngdụnglớpđộtin cậy với khả năng tổn thất
cao.

a. Bảovệchốnglạisựcốtràntầngđệmhoặcmộtsựcốgiaothức,cómộtthờigian
lưugiữtốiđachomỗiSDUtrongmạngGPRSsaukhiSDUbị huỷbỏ. Lượngthờigian lưu
giữ tối đa phụ thuộc các giao thức được sử dụng (TCP/IP).

b. KhảnăngsailạcSDU:LàkhảnăngmộtSDUsẽ được đưa tớingườisửdụngmàlỗi không


được phát hiện.

 Trễ:

TrễtrongGPRSkhôngphảidolàviệcchuyểntiếpsốliệuđượclưugiữtạmthờiởcácnútmạngtr
ongsuốtquátrìnhtruyềnnhận,dođóviệctrễdữliệucóthểxẩyradocácđặctínhtruyềntải(hoặcdogi
ớihạn)củahệthốngvàgiátrịtốiđachotrễtrong
bìnhvà95%trễcủaviệctruyềntảisốliệuquamạngGPRS.Bảngbên
dướisẽchỉrathamsốtrễxácđịnhtrễtruyềngiữacácđầucuối(endtoend)xuấthiệntrongsựtruyềntả
icác SDU qua mạng GPRS.

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 20


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

Việc trễ này chính là trễ truy nhập kênh vô tuyến (đường lên) hay
trễđịnhthờikênhvôtuyến(đườngxuống),trễchuyểnkênhvôtuyến(phầnđườnglênvàđườngxuố
ng)vàtrễtruyềnquamạngGPRS(multihops).Nókhôngtínhđếncáctrễtruyềntảitrong các mạng
bên ngoài.

TrễđượcđođạcgiữacácgiaodiệnUm(choMS)vàGi(choFS)khiápdụngcho việc truyền tải


“từ trạmdi động tới trạmcố định” và ngược lại.

 Thông lượng:

Thamsốthônglượngđịnhnghĩathônglượngdữliệusửdụngmàngườisửdụng yêu cầu.

Thông lương được xác định bởi hai tham số:

- Tốc độ bit lớn nhất.

- Tốcđộ bittrungbình(baogồmtruyền tảicụmdữ liệu,cácchukỳ truyền khung


rỗng).

2.4. Các phương pháp giám sát QoS trong mạng GPRS:
2.4.1. Biện pháp quản lý chất lượng dịch vụ:

Để giám sát chất lượng QoS trong mạng GPRS các nhà khai thác có nhiệm vụ giám
sát năng lực của mọi thành phần trong mạng của mình, bao gồm:

- Thiết bị đầu cuối


- Trạm thu phát vô tuyến

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 21


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

- Bộ điều khiển vô tuyến


- Bộ SSGN và GGSN
- Trunking gateway kết nối với mạng PSTN hay PLMN khác.
Nhà khai thác dựa trên các thông tin thu thập được về năng lực của tài nguyên
mạng, tự phân tích và đánh giá chỉ số chất lượng KQI cho dịch vụ và từ đó xác định
chất lượng của dịch vụ xem:

- Chất lượng dịch vụ có thỏa mãn SLA với khách hàng chưa?
- Chất lượng dịch vụ có thỏa mãn SLA với nhà khai thác mạng khác có kết nối
trực tiêp với nó.
Nhà khai thác cũng có thể giám sát trực tiếp chất lượng dịch vụ ở mức người dùng
sử dụng các giải pháp đo chất lượng thoại từ đâu cuối đến đâu cuối cho các thuê bao
trong mạng của mình. Tuy nhiên, để làm được điều này, nhà khai thác phải phối hợp
với nhà sản xuất để cài đặt các agent thông minh vào thiết bị đầu cuối của khách hàng,
cũng như cài đặt các phần mềm/phần cứng cần thiết vào các thiết bị trong mạng của
mình.

Nhà khai thác mạng khác (B) có thể giám sát chất lượng dịch vụ thông qua đo
kiểm/giám sát dịch vụ của nhà khai thác này (A) ở mức dịch vụ. Các giải pháp đo
kiểm sử dụng các thiết bị đo kiểm di động cho phép thực hiện các cuộc gọi từ mạng
của nhà khai thác A đến mạng của nhà khai thác B. Ngoài ra, nhà khai thác mạng B
cũng có thể yêu cầu nhà khai thác mạng A cung cấp các thông tin liên quan đến năng
lực hoạt động của các thiết bị mạng theo như thỏa thuận SLA đã ký giữa hai bên.

Hình 2.8:Phạm vi quản lý của các chủ thể liên quan trong việc quản lý chất lượng
dịch vụ di động.

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 22


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

2.4.2. Giải pháp quản lý chất lượng dịch vụ:

Giải pháp để quản lý chất lượng dịch vụ là đo kiểm các chỉ số KPI. Các chỉ số KPI
có ảnh hưởng đến QoS và do đó cần được giám sát một cách chặt chẽ.

Đối với dịch vụ số liệu GPRS:

- Thông lượng tế bào (cell throughput): là chỉ số KPI từ đầu cuối đến đầu cuối
cho thấy thông lượng truyền số liệu ở mức tế bào và mức mạng.
- RTT (Roundtrip time): giảm trễ vòng giúp tăng thông lượng truyền dữ liệu.
- Ghép kênh TBF (Temporary block flow): cho thấy số người sử dụng tài
nguyên GPRS trong mỗi khe thời gian. Càng nhiều người sử dụng thì thông
lượng truyền dữ liệu sẽ càng nhỏ đi.
2.4.2.1. Chức năng của hệ thống quản lý
Để hỗ trợ việc đo kiểm QoS đầu cuối đến đầu cuối và quản lý SLA, hệ thống OSS
sẽ cần phải có ba loại chức năng OSS là:

a) Quản lý SLA
b) Quản lý chất lượng dịch vụ
c) Quản lý năng lực tài nguyên
 Quản lý SLA có nhiệm vụ đảm bảo năng lực của một sản phẩm được đưa tới
khách hàng sẽ đáp ứng được tham số SLA, hoặc yêu cầu của KQI cho sản phẩm đó,
như đã được thỏa thuận giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Các chức năng
OSS cụ thể gồm có: Lập chỉ tiêu Giám sátPhân tíchBáo cáo về SLA.

 Quản lý chất lượng dịch vụ có nhiệm vụ đảm bảo năng lực của dịch vụ được
đưa tới khách hàng đáp ứng được yêu cầu của KQI cho dịch vụ đó. Các chức năng
OSS cụ thể là: Định ra KQI dịch vụThu thập giá trị KPIBiến đổi các giá trị KPI
thành các giá trị cho KQISo sánh các giá trị KQI thu được với KQI yêu cầu Và
đánh giá chất lượng dịch vụ.

 Quản lý năng lực tài nguyên có nhiệm vụ đảm bảo năng lực của tài nguyên,
được sử dụng khi đưa dịch vụ tới khách hàng, đáp ứng được yêu cầu đối với KPI cho
tài nguyên. Các chức năng chính gồm: Định ra các KPI dịch vụThu thập và tổng
hợp các số liệu về năng lực thành các giá trị KPI So sánh các giá trị KPI thu được
với KPI yêu cầu  Và báo cáo các giá trị này.

2.4.2.2. Kiến trúc hệ thống


Hệ thống đo kiểm chất lượng dịch vụ đầu cuối tới đầu cuối và quản lý SLA có kiến
trúc như hình dưới.

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 23


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

Hình 2.9: Kiến trúc hệ thống đo kiểm chất lượng dịch vụ đầu cuối tới đầu cuối và
quản lý SLA

 Phân tích giám sát (MAC)

Phần tử MAC thu thập và tổng hợp giá trị của các KPI của tài nguyên mạng và dịch
vụ, sau đó, chuyển đổi chúng thành các giá trị KQI thông qua các thuật toán tính toán
thích hợp. MAC sử dụng giá trị của một hoặc nhiều KQI và yêu cầu chất lượng dịch
vụ làm cơ sở và gửi các báo cáo gồm các cảnh báo tới thành phần Quản lý SLA.Các
báo cáo này cho phần Quản lý SLA biết rằng chất lượng dịch vụ sẽ hoặc đã thấp hơn
một giá trị ngường nào đó.

 Đánh giá năng lực mạng (NPE)

NPE thực hiện 2 chức năng:

- Đo KPI
- Tổng hợp số liệu về sử dụng tài nguyên
Số liệu KPI được gửi đến MAC còn số liệu về sử dụng tài nguyên được chuyển đến
FMA.

Việc thu thập giá trị của KPI và số liệu sử dụng tài nguyên được thực hiện tự động.
NPE hoạt động trên cơ sở một tập luật và phối hợp với các thiết bị đo năng lực có
nhiệm vụ thu thập số liệu từ tài nguyên mạng và dịch vụ. Các thiết bị đo có thể được
lập trình để lọc lấy các thông tin cần quan tâm.

 Danh sách báo cáo:

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 24


CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MẠNG GPRS

Thành phần này nhận các báo cáo về chất lượng dịch vụ từ MAC và lưu vào một
danh sách.Nó cho phép nhà cung cấp dịch vụ xem và duyệt các báo cáo thông qua
trình duyệt Web.

 Quản lý SLA:

Thành phần này có trách nhiệm duy trì SLA khách hàng và đảm bảo chất lượng
dịch vụ thực tế đáp ứng được yêu cầu chất lượng đã ghi trong hợp đồng với khách
hàng hoặc trong công bố chất lượng dịch vụ của sản phẩm.Trong trường hợp chất
lượng thực tế không đáp ứng yêu cầu, nó sẽ đưa ra các cảnh báo. Điều này cũng có
nghĩa rằng thành phần này phải có khả năng giám sát, phân tích và báo cáo về chất
lượng dịch vụ thực tế (so với chất lượng dịch vụ đưa ra trong SLA).

 Các thành phần phụ trợ khác:

Bộ FMA thực hiện việc chuyển đổi số liệu sử dụng cho các tài nguyên mạng và
dịch vụ. Nó thu thập và tích hợp số liệu sử dụng, mã hóa các số liệu này thành dạng tài
liệu IPDR, chuyển các tài liệu này về bộ phận đánh giá (rating). Ngoài ra, nó cũng thu
thập các báo cáo về vi phạm SLA và chuyển các báo cáo này về bộ phận đánh giá và
tính cước.

Nguyễn Thanh Trọng Sỹ L12CQVT03-N Trang 25

You might also like