Huan Luyen An Toan 2010

You might also like

Download as pps, pdf, or txt
Download as pps, pdf, or txt
You are on page 1of 29

HUẤN LUYỆN AN TOÀN ĐIỆN

ĐỊNH KỲ NĂM 2010

AN TOÀN ĐIỆN
TRONG DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP
Nội dung chương trình đào tạo:

1. Các nguy hiểm về điện.


2. Các nguyên nhân xảy ra tai nạn về điện.
3. Các yếu tố liên quan đến tai nạn về điện.
4. Các biện pháp đề phòng tai nạn điện.
5. Các qui định về an toàn điện.
1. Các nguy hiểm về điện:

1.1 Khái quát chung:


• Điện là một loại năng lượng vô cùng quan trọng đối với
sự phát triển của xã hội và đời sống con người.
• Điện là một loại vật chất vô hình chúng ta không nhìn
thấy được nhưng lại có tác dụng rất lớn đối với con
người, do đó mức độ nguy hiểm chúng ta cũng không thể
đo lường hết được.
• Các tai nạn điện xảy ra rất đa dạng: do chạm trực tiếp,
gián tiếp và do phóng điện…..
1.2 Các hậu quả của mất an toàn điện:
• Hậu quả của việc mất an toàn
điện là dẫn đến tai nạn gây
thương tích hoặc gây tử vong
cho con người và sinh vật.
• Làm hư hỏng thiết bị hoặc gián
đoạn trong sản xuất và kinh
doanh.
• Gây cháy nổ dẫn đến thiệt hại
về người và tài sản nghiêm
trọng.
2. Các nguyên nhân xảy ra tai nạn về điện:
• Do trình độ tổ chức, quản lý công tác
lắp đặt, xây dựng, sửa chữa công trình
điện chưa tốt.
• Do vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn,
đóng điện khi có người đang sửa chữa,
tác vận hành thiết bị điện không đúng
qui trình.
• Tai nạn do chạm gián tiếp, chạm trực
tiếp ở cấp điện áp U ≤ 1 kV.
• Tai nạn do sự phóng điện hồ quang.
• Tai nạn xảy ra do “ điện áp bước”.
• Tai nạn xảy ra do chạm chập (ngắn
mạch) cháy nổ.
3. Các yếu tố liên quan đến tai nạn về điện:

3.1 Tác hại điện trở người:


• Người có điện trở càng lớn thì dòng điện đi qua
người càng nhỏ và ngược lại người có điện trở càng
nhỏ thì dòng điện đi qua người càng lớn, mức độ
nguy hiểm của tai nạn càng lớn.
• Điện trở người phụ thuộc các yếu tố sau:
• Hàm lượng nước trong cơ thể: hàm lượng nước càng
lớn (người béo), điện trở càng nhỏ càng dễ bị điện
giật và ngược lại người gầy khó bị điện giật hơn.
• Chiều dày của lớp vỏ sừng da: da càng dày điện trở
càng lớn và ngược lại.
3.1 Tác hại điện trở người:

• Tình trạng của da (khô, ướt,


sạch, bẩn, lành lặn hay trầy
xước), da càng khô càng
sạch điện trở càng lớn, da
càng ướt và bẩn điện trở
càng nhỏ (da khô sạch 3000
, mất lớp da ngoài 100 –
200 , trung bình 2000 )
3.1 Tác hại điện trở người:
• Trạng thái và điều kiện tiếp
xúc: vị trí tiếp xúc, diện
tích tiếp xúc, thời gian tiếp
xúc…..
• Các yếu tố tuổi tác, giới
tính, và môi trường như
người già, trẻ, gái, trai, lớn,
bé… môi trường khô ráo
hay ẩm ướt (gây cảm giác:
nam 1.1mA, nữ 0.7mA).
3.2 Tác nhân của dòng điện gây ra:

 Khi có dòng điện đi qua cơ thể người thì


sẽ gây ra hiện tượng điện giật (electric
shock).
 Hiện tượng điện giật nó sẽ gây nên
những hậu quả sinh học làm ảnh hưởng
tới các chức năng thần kinh, tuần hoàn,
hô hấp hoặc gây bỏng cho người bị tai
nạn.
 Khi dòng điện này đủ lớn (≥ 10 mA) và
nếu không được cắt điện kịp thời, người
có thể nguy hiểm đến tính mạng.
3.2 Tác nhân của dòng điện gây ra:
 Khi dòng điện đi qua cơ thể người sẽ
gây nên những phản ứng sinh học
phức tạp.
 Mức độ nguy hiểm đối với nạn nhân bị
tai nạn điện phụ thuộc nhiều yếu tố
như:
 Biên độ dòng điện.
 Đường đi của dòng điện.
 Thời gian tồn tại.
 Tần số dòng điện.
 Trình trạng sức khỏe.
3.2 Tác nhân của dòng điện gây ra:
• Ngưỡng giá trị Ing giới hạn gây tác hại lên cơ thể người
Tác hại đối với người
Ing (mA)
Điện AC (f = 50 – 60 (Hz)) Điện DC
0,6 - 1,5
Bắt đầu thấy tê Chưa có cảm giác

2–3 Tê tăng mạnh Chưa có cảm giác


5–7 Bắp thịt bắt đầu co Đau như bị kim đâm
8 – 10 Tay không rời vật có điện Nóng tăng dần
20 – 25
Tay kg rời vật có điện, bắt đầu khó thở Bắp thịt co và rung

50 – 80 Tay khó rời vật có điện,


Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu đập mạnh
bắt đầu khó thở
90 - 100
Nếu kéo dài với t ≥ 3 s tim ngừng đập Hô hấp tê liệt
3.2 Tác nhân của dòng điện gây ra:
• Các tác hại khi có dòng điện đi qua người
3. Tác nhân của dòng điện gây ra:
Các giới hạn dòng điện nguy hiểm đối với người như sau:
☻ I giới hạn nguy hiểm AC ≤ 10 mA
☻ I giới hạn nguy hiểm DC ≤ 50 mA

Các giới hạn điện áp nguy hiểm đối với người như sau:

 24 V (ẩm ướt)
 U giới hạn nguy hiểm AC
 50 V (khô ráo)

 U giới hạn nguy hiểm DC  50 V (ẩm ướt)


 80 V (khô ráo)
4. Các biện pháp đề phòng tai nạn
điện:
4.1 Các biện pháp bảo vệ cá nhân:

 Sử dụng các thiết bị bảo vệ


khi tiếp xúc, sửa chửa điện:
• Sào cách điện.
• Găng tay cách điện.
• Dây đai an toàn khi làm
việc trên cao.
• Thảm cách điện
4. Các biện pháp đề phòng tai nạn
điện:
4.1 Các biện pháp bảo vệ cá nhân:
 Sử dụng các thiết bị bảo vệ
khi tiếp xúc, sửa chửa điện:
• Bút thử điện.
• Kìm cách điện.
• Ủng cách điện.
• Dây điện ngắn mạch 3 pha
và tiết đất an toàn khi
BDSC.
• Kín bảo hộ…….
4.2 Các biện pháp kỹ thuật:

• Kiểm tra, bảo dưỡng


sửa chữa định kỳ
theo kế hoạch.
• Đảm bảo các thiết bị
phải được nối đất an
toàn khi vận hành và
BDSC. Giá trị điện
trở nối đất thiết bị
(hệ thống) ≤ 4  và
Chống sét ≤ 10 .
4.2 Các biện pháp kỹ thuật:

• Treo biển báo, rào chắn


những nơi có nguy cơ
tai nạn điện có thể xảy
ra.
• Ưu tiên sử dụng điện áp
thấp cho những nơi cần
thiết: đèn xách tay, đèn
chiếu sáng công cụ.
4.2 Các biện pháp kỹ thuật:
Tuyệt đối tuân thủ khoảng cách an toàn hành lang lưới điện:
• Chiều rộng của hành lang
được giới hạn bởi hai mặt
thẳng đứng về hai phía song
song với đường dây, có
khoảng cách từ dây ngoài cùng
về mỗi phía là:
Điện áp Đến 22kV 35kV 66-110kV 220kV 500kV

Dây bọc Dây trần Dây bọc Dây trần Dây trần

Khoảng cách 1.0 m 2.0 m 1.5 m 3.0 m 4.0 m 6.0 m 7.0 m

Căn cứ theo nghị định số 106/2005/NĐ-CP của Thủ Tướng.


4.2 Các biện pháp kỹ thuật:
• Chiều cao hành lang được tính
từ đáy móng cột đến điểm cao
nhất của công trình cộng thêm
khoảng cách an toàn theo chiều
thẳng đứng qui định:
Điện áp 35kV 66-110kV 220kV 500kV

Khoảng cách 2.0 m 3.0 m 4.0 m 6.0 m

Căn cứ theo nghị định số 106/2005/NĐ-CP


của chính phủ.
4.2 Các biện pháp kỹ thuật:

Sơ đồ mạch điện minh họa:


• Dùng các biện pháp
tiếp đất thiết bị kết
hợp với các thiết bị
bảo vệ như cầu dao
chống giật và các
thiết bị liên quan.
4.2.1 Biện pháp kỹ thuật trong mạng điện TT
Trung tính MBA nối đất
Sơ đồ bảo vệ an toàn điện mạng kiểu TT Võ thiết bị nối đất
Dùng áptômát có bảo vệ so lệch

Hình ảnh không an toàn


4.2.2 Biện pháp kỹ thuật trong mạng điện TN-S
Sơ đồ bảo vệ an toàn điện kiểu TN-S
Ví dụ: Người chạm thiết bị có điện = Upha.
Rnđ = 4 Ω; Rcđ = 20 kΩ; Upha = 240Vac.
Ta có: Dòng chạm hay gọi là dòng điện qua người
(nối đất thiết bị không có):
Ing = Upha /(Rng + Rnền + Rnđ).
Nếu R nền = Rcđ = 20 kΩ và Upha = 220Vac

 Ing = 220/(2000 + 20000 + 4) = 9.99 (mA).


 Ing = 9.9(mA) < 10(mA) => An toàn.
Nếu Rnền = Rcđ = 20 kΩ và Upha = 240Vac

 Ing = 240/(2000 + 20000 + 4) = 10.9 (mA).


 Nguy hiểm tính mạng (tay không rời điện).
4.2.3 Biện pháp kỹ thuật trong mạng điện TN-S
Sơ đồ bảo vệ an toàn điện mạng kiểu TN-S
Ví dụ: Người chạm thiết bị có điện = Upha.
Rnđ = 4 Ω; Rcđ = 20 kΩ; Upha = 240Vac.

Ta có: Dòng chạm vào 1 pha hoặc thiết bị có điện:

Ing = Upha /(Rng + Rnền + Rnđ).


Theo công thức trên nếu người không có
BHLĐ (giầy cách điện) hoặc nền làm việc
không đảm bảo cách điện thì:
Ta có: Rnền = Rcđ = 0 kΩ và Upha = 240Vac
Ing = Upha /(Rng + Rnđ)
= 220/(2000 + 4) = 119.76 (mA).
 Tim ngừng đập sau 3 giây (Chết luôn).
4.3 Các biện pháp bảo vệ an toàn điện
Cách ly nguồn điện (cúp nguồn).
Sơ cấp cứu người khi bị tai nạn điện
Dùng các biện pháp sơ cứu.
Đưa đến trạm y tế gần nhất.
4.4 Các biện pháp bảo vệ an toàn điện
5. Các qui định về an toàn điện
1. Chỉ những người có chuyên môn về điện và đã qua huấn
luyện an toàn điện mới được bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, lắp
đặt thiết bị điện.
2. Không tự tiện ấn nút hoặc đóng ngắt cầu dao, áptomat ngoài
chức trách của mình (nhất là đối với các máy bơm, máy nén,
quạt gió…).
3. Phải ngắt thiết bị ra khỏi nguồn điện và nối đất thiết bị trước
khi bảo dưỡng, sửa chữa.
4. Khi bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện ít nhất phải có 2 người
tham gia, thực hiện các bước cô lập điện, treo biển cảnh báo
cấm đóng điện tại cầu dao nguồn trong suốt quá trình làm
việc, đặt các thiết bị/ dụng cụ điện trên mặt bằng khô ráo, sử
dụng “qui trình làm việc” và tuân theo “giấy phép làm việc
điện”, sau khi kết thúc công việc phải nghiệm thu, trả giấy
phép và thông báo để người vận hành đưa thiết bị vào hoạt
động.
5. Các qui định về an toàn điện
4. Khi đóng/ cắt thiết bị điện cần có “phiếu thao tác/ qui trình làm việc”
và phải có 2 người tham gia để tránh nhầm lẫn.
5. Nếu cần chiếu sáng cục bộ khi sửa chữa, phải dùng đèn di động cầm
tay.
6. Không tự tiện đi vào vùng nguy hiểm của thiết bị điện hoặc đường dây
dẫn điện và không tự ý đấu nối thay đổi hệ thống điện.
7. Tại vị trí có dòng điện cao thế phải treo bảng cảnh báo nguy hiểm.
8. Không bố trí thiết bị điện trên mặt bằng ẩm ướt có khả năng dẫn điện
hoặc dễ trượt ngã, sập đổ.
9. Ngắt khỏi nguồn điện các thiết bị, dụng cụ điện khi không sử dụng.
10. Khi ngắt một cầu trì, cầu dao, công tắc, mối nối điện, tại vị trí cô lập
phải treo biển thông báo hoặc khóa cách ly.
11. Ít nhất 2 lần/năm đo kiểm tra điện trở tiếp đất của thiết bị, nếu số đo >
4  thì phải xử lý để đạt giá trị ≤ 4 .
5. Các qui định về an toàn điện
12.Phải mang quần áo khô, đi giày cách điện, đội mũ khi đi vào vùng
nguy hiểm về điện.
13.Tháo đồ kim loại trên người, mặc quần áo khô, đeo găng, mang ủng
cách điện và dụng cụ cách điện phù hợp khi phải làm việc với thiết
bị đang mang điện.
14.Khi làm việc trên cao nhất thiết phải đeo dây an toàn.
15.Khi phát hiện thấy điều bất thường (mùi khét, khói, tia lửa điện…)
phải lập tức báo để người vận hành ngừng ngay thiết bị.
16.Sau khi một mạch điện bị ngắt bởi 1 thiết bị bảo vệ (áptômát, cầu
chì…), không được đóng mạch điện lại cho đến khi có quyết định
của người chịu trách nhiệm về điện bảo đảm rằng thiết bị và mạch
đã an toàn để đóng điện lại.
17.Không được dùng các thang có khả năng dẫn điện khi làm việc trên
hoặc gần các thiết bị điện. Cấm dùng thang bằng kim loại không có
cách điện.
Tài liệu kham khảo về an toàn điện

• Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn Quốc tế IEC.
• An toàn điện điện - NXB ĐH QG TP.HCM.

You might also like