Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1

I. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH


*Chú thích: Khung vàng
* Từ khi nộp đơn khởi kiện đến xét xử sơ thẩm
ở góc trên bên trái để
chú thích điều luật tại
118-119 Luật tố tụng hành chính
Nguyên đơn 2015.
Nộp đơn khởi kiện
122 123-124
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung Trả lời trong 10 ngày Khiếu nại trong 7 ngày Trả lại đơn khởi kiện
đơn khởi kiện
121
Tòa án
Đưa ra thông báo
(tối đa 6 ngày)

125 121
Tòa án gửi thông báo Thông báo Tòa án có thẩm
tạm ứng án phí quyền nếu vụ án thuộc
thẩm quyền Tòa án khác
Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí
và gửi biên lai trong 10 ngày
125
Tòa án thụ lý vụ án

Trong 3 ngày

126
Thẩm phán thông báo bằng văn bản cho người bị
kiện, người liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp
về việc thụ lý vụ án và công bố trên Cổng TTĐT

Trong 10 ngày, gia hạn tối đa thêm 7 ngày


206-208
128
Người liên quan nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến tài Kháng cáo trong 7 ngày
liệu, chứng cứ kèm theo hoặc yêu cầu độc lập (nếu có)
130-140

Giai đoạn đối thoại và chuẩn bị xét xử kéo dài: 2/4 tháng Đình chỉ
Trường hợp được gia hạn thì thành 3/6 tháng 141-145
Tạm đình chỉ
146
Quyết định đưa ra xét xử

162
Hoãn phiên tòa tối đa 30 ngày
Với thủ tục rút gọn thì tối đa 15 ngày
169-195
Xét xử và tuyên án
206-208

Thời hạn kháng cáo là 15 ngày. Sau khi nhận kháng


cáo thì tòa phúc thẩm phải lưu sổ thụ lý

217 Tòa phúc thẩm thụ lý


2
*Từ khi Tòa án phúc thẩm thụ lý đơn kháng cáo bản án sơ thẩm
218
217
Tòa phúc thẩm thụ lý Chưa hết thời hạn kháng cáo, người
kháng cáo có quyền thay đổi, bổ
sung kháng cáo mà không bị giới
Trong 3 ngày hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu.
217
Thẩm phán thông báo bằng văn bản cho các
đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý
vụ án và công bố trên Cổng TTĐT
221

Thời hạn chuẩn bị xét xử: 60 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án Đình chỉ
228-229
Gia hạn tối đa 30 ngày với vụ án có tính chất phức tạp
Tạm đình chỉ
217
Ra quyết định xét xử
221

Thời hạn mở phiên tòa: 30 ngày kể từ ngày có quyết định


Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 60 ngày

233-241
Mở phiên tòa

254-286
Thủ tục giám đốc thẩm,
tái thẩm

II. HƯỚNG DẪN TUÂN THỦ

1. Các văn bản có liên quan:


- Văn bản pháp luật sửa đổi, hướng dẫn:
 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019;
 Nghị định 71/2016/NĐ-CP Quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý
trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án;
 Nghị quyết 104/2015/QH13 về thi hành Luật tố tụng hành chính do Quốc hội ban hành;
 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 92/2015/QH13,
Luật tố tụng hành chính 93/2015/QH13 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp,
tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử do Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao ban hành;
 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát
nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành quy định của Luật tố tụng hành chính;
 Công văn 55/TANDTC-PC năm 2018 về tiêu chí xác định vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành do
Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
- Hội đồng Thẩm phán TANDTC giải đáp tại Hội nghị trực tuyến các vướng mắc về Hành chính, Tố tụng
hành chính và Hòa giải, đối thoại tại Tòa án ngày 28/3/2022: https://tapchitoaan.vn/hoi-dong-tham-
3
phan-tandtc-giai-dap-vuong-mac-ve-hanh-chinh-to-tung-hanh-chinh-va-hoa-giai-doi-thoai-tai-toa-
an7825.html.

2. Các vấn đề thực tiễn còn vướng mắc:


- Hiện nay có hai cách hiểu đối với việc rút đơn khởi kiện của vụ án hành chính là: (1) việc rút đơn khởi
kiện đồng nhất với việc rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện; (2) việc rút đơn khởi kiện và rút toàn bộ yêu cầu
khởi kiện là hai trường hợp có nội hàm khác nhau1. Cụ thể:
 Theo quan điểm (1), đơn khởi kiện được hiểu là hình thức để chứa đựng nội dung là các yêu cầu
khởi kiện, trong đó thể hiện ý chí của người khởi kiện muốn được Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của mình, vì vậy, việc rút đơn khởi kiện được hiểu là rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện;
 Theo quan điểm (2), LTTHC quy định: trong quá trình giải quyết vụ án, người khởi kiện có quyền
thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện (Điều 56 LTTHC). Trong trường
hợp người khởi kiện bổ sung yêu cầu khởi kiện, lúc này đơn khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện ban
đầu và đơn khởi kiện bổ sung. Do vậy, toàn bộ yêu cầu khởi kiện có nội hàm rộng hơn đơn khởi
kiện ban đầu. Thế nên, việc rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện có nội hàm rộng hơn rút đơn khởi kiện.
- LTTHC chưa có quy định về quyền rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện tại giai đoạn giám
đốc thẩm, tái thẩm.
- LTTHC quy định về vấn đề rút đơn khởi kiện của người khởi kiện trong giai đoạn phúc thẩm còn chưa rõ
ràng. Cụ thể, Khoản 1 Điều 234 LTTHC quy định: “Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm
mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi người bị kiện có đồng ý hay
không và tùy trường hợp mà giải quyết như sau: (a.) Nếu người bị kiện không đồng ý thì không chấp
nhận việc rút đơn khởi kiện. (b) Đương sự đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi
kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ”. Điều
này dẫn đến sự không thống nhất khi phần đầu chỉ quy định: “người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội
đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi ý kiến của người bị kiện”, nhưng điểm b khoản 1 Điều 234 lại đề cập đến
sự đồng ý của toàn bộ các “đương sự”.

1
Lê Thị Mơ, Trần Quốc Văn, (2023), Rút đơn khởi kiện và rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện trong tố tụng hành chính –
Một vài phân tích và đề xuất, Tạp chí Tòa án Nhân dân Điện tử, truy cập lần cuối từ https://tapchitoaan.vn/rut-don-
khoi-kien-va-rut-yeu-toan-bo-yeu-cau-khoi-kien-trong-to-tung-hanh-chinh-%E2%80%93-mot-vai-phan-tich-va-de-
xuat8158.html vào ngày 22/07/2023.

You might also like