Lam Ha Dang - Bài tập chuyên cần Tuần 3

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Họ và tên: Đặng Lâm Hà

Mã SV: 21061092

Bài tập chuyên cần Tuần 3:


BÀI TẬP VỀ THẨM QUYỀN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

1. Điều 39 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Tại điểm b,
khoản 1 cho phép các bên thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú,làm
việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc Tòa án nơi có trụ sở của nguyên
đơn nếu nguyên đơn là cá nhân, tổ chức giải quyết vụ án khi có tranh chấp.
Như vậy, việc thỏa thuận trong hợp đồng chọn Tòa án có thẩm quyền chỉ có hiệu lực khi
thỏa mãn các điều kiện sau:
- Phải là Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cá nhân là cá
nhân hoặc Tòa án nơi có trụ sở của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cá nhân, tổ
chức ( luôn luôn là Tòa án nơi nguyên đơn cư trú hoặc có trụ sở)
- Việc lựa chọn đó không trái với quy định về thẩm quyền được quy định tại Điều 35,
Điều 37 BLTTDS 2015
Do đó, trường hợp lựa chọn trước Tòa án giải quyết tranh chấp trong hợp đồng kinh tế mà
không thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì không đúng với quy định tại Khoản 1 Điều 39
BLTTDS 2015 và Tòa án có thẩm quyền không chấp nhận sự lựa chọn trước đó (trừ trường
hợp trước khi khởi kiện, các bên có văn bản thỏa thuận lại phù hợp với các điều kiện trên).
Nếu việc thỏa thuận chọn trước một Tòa án cụ thể thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ
án được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị
đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức được quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 39
BLTTDS 2015
Trong trường hợp này, công ty B căn cứ thỏa thuận trong hợp đồng nộp đơn khởi kiện tại
TAND thành phố Hà Nội yêu cầu giải quyết vụ án là không đúng. Bởi lẽ vụ án thuộc thẩm
quyền của Tòa án cấp huyện, nên Toà án nhân dân Quận 1 TPHCM hoặc Tòa án nhân dân
Quận Hai Bà Trưng TP HN mới là đối tượng được lựa chọn theo quy định về thẩm quyền.

2. Điểm a, Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 quy định về xác định thẩm quyền giải quyết
vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ như sau: “Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị
đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải
quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động.”
Trong trường hợp này, trụ sở công ty Raffles - bị đơn trong vụ việc khởi kiện dân sự, thuộc
địa phận quận Phú Nhuận, TPHCM nên tòa án có quyền thụ lý vụ án là Tòa án nhân dân
quận Phú Nhuận. Ngoài ra, tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động của ông Joseph và 4 giáo viên cũng nằm trong những tranh chấp về lao động
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 32
BLTTDS 2015.

3. Trong trường hợp này, Chị A là bị đơn đang cư trú tại nước ngoài có thể áp dụng
điểm c, khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015 quy định về các trường hợp nguyên đơn có quyền
lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự: “Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc,
trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu
Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết”. Vì vậy, anh B có thể yêu cầu Tòa án
huyện X nơi anh cư trú giải quyết tranh chấp ly hôn giữa chị A và anh B. Ngoài ra, Tòa án
cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình như
sau:
“ 1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.” (Điều 28
BLTTDS 2015)
Như vậy, tòa án nhân dân huyện X có đủ thẩm quyền để giải quyết tranh chấp về tài sản
chung và nuôi con của vợ chồng chị A anh B.

4. Điểm d, Khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015 quy định về trường hợp nguyên đơn có
quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự như sau: “Nếu tranh chấp về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm
việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết”. Vì vậy, ngoài Tòa án nơi A - bị
đơn cư trú ra thì B còn có thể lựa chọn Tòa án nơi mình cư trú ( Tòa án nhân dân quận Hai
Bà Trưng - TP.HN) hoặc Tòa án nơi xảy ra thiệt hại (Tòa án nhân dân thành phố Hải
Dương) để giải quyết tranh chấp xảy ra giữa A và B.
Điểm e, Khoản 1 Điều 192 quy định về trường hợp Thẩm phán trả lại đơn kiện cho nguyên
đơn: “Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư
trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú
ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ
quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện
không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện
thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.”
Vì vậy, có thể chia làm 2 trường hợp như sau:
TH1: A thay đổi nơi cư trú mà không thông báo cho cơ quan, người có thẩm quyền về cư trú
khiến cho nguyên đơn là B không biết được nơi cư trú mới của A thì Tòa án nhân dân quận
Lê Chân, TP. Hải Phòng có thể tiếp tục tiến hành giải quyết vụ án
TH2: A thay đổi nơi cư trú và đã thông báo cho cơ quan, người có thẩm quyền về cư trú thì
Tòa án nhân dân quận Lê Chân, T.P Hải Phòng phải trả lại đơn kiện cho B với lý do vụ án
không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

5. Điểm c, Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 quy định: “Đối tượng tranh chấp là bất động
sản thì chỉ Tòa
án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.” Đối tượng tranh chấp trong vụ việc của
anh A và chị B là ngôi nhà 4 tầng tọa lạc tại quận Hà Đông (là bất động sản), do đó thẩm
quyền giải quyết vụ việc thuộc về Tòa án nhân dân quận Hà Đông.

You might also like