Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ

BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC CON NGƯỜI NHẬN THỨC

1) Nắm được khái niệm Lịch sử, hiện thực Lịch sử, Lịch sử được con người nhận thức
- Khái niệm lịch sử mang nhiều nghĩa và có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cơ
bản gồm có ba nghĩa chính:
+ Lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người
+ Lịch sử là những nhận thức, hiểu biết của con người về quá khứ, được phản ánh qua những câu
chuyện kể hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ
+ Lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người
- Hiện thực lịch sử là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan,
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người
- Lịch sử được con người nhận thức là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những suy nghĩ và
hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự kiện, hiện tượng đã diễn ra)

2) Phân biệt hiện thực Lịch sử và Lịch sử được con người nhận thức. Lấy VD
Hiện thực Lịch sử Lịch sử được con người nhận thức
Có trước Lịch sử được con người nhận thức Có sau hiện thực Lịch sử
Là duy nhất và không thể thay đổi theo thời gian Rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian
Luôn khách quan Vừa khách quan, vừa chủ quan
VD: VD:
- - Sự tiến hóa của con người: Con người cho rằng - Sự tiến hóa của con người: Con người xuất hiện
loài người là do các đấng tối cao ban xuống do sự tiến hóa của loài vượn cổ
- - Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà - Về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt
Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Nam, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả
Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai của sự chuẩn bị lâu dài và lãnh đạo sáng suốt của
sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu Đảng. Bên cạnh đó, cũng có thể có những quan
thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 điểm, nhận thức cho rằng đó chỉ là sự "ăn may"

3) Đối tượng nghiên cứu của Sử học


- Rất đa dạng và mang tính toàn diện, gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá
nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực,…) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lịch vực như
chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học,….

4) Chức năng, nhiệm vụ của Sử học


- Chức năng:
+ Chức năng khoa học: khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan
+ Chức năng xã hội: phục vụ cuộc sống của con người
- Nhiệm vụ:
+ Cung cấp tri thức khoa học: những tri thức đã được khoa học lịch sử thừa nhận, giúp con người hiểu
đúng quá khứ
+ Giáo dục, nêu gương: hướng tới những phẩm chất và giá trị tốt đẹp, tiến bộ, nhân văn
BÀI 2: TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

1) Sự cần thiết của việc học tập, khám phá Lịch sử suốt đời
- Tri thức lịch sử rất đa dạng và phong phú
- Tri thức lịch sử biến đổi không ngừng và phát triển
- Việc học tập lịch sử suốt đời là cần thiết, giúp mỗi người mở rộng kiến thức, nâng cao hiểu
biết và cập nhật thông tin, từ đó đưa lại những cơ hội nghề nghiệp mới

2) Các bước trong quy trình thu thập và xử lí thông tin


- Thu thập dữ liệu:
+ B1: Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập để phục vụ việc học tập, tìm
hiểu lịch sử
+ B2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề cần tìm hiểu
- Xử lí thông tin và sử liệu:
+ B3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá
+ B4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh,…

3) Kiến thức và bài học lịch sử có mối quan hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại
- Kiến thức lịch sử giúp con người giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và
quốc tế, những vấn đề liên quan đến cuộc sống
Tri thức, bài học lịch sử Nội dung vận dụng vào thực tiễn
Sự thất bại của nhà Hồ trước quân Minh xâm Củng cố và phát huy khối đoàn kết toàn dân
lược. trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên - Học tập và vận dụng những thành tựu khoa
Xô và các nước Đông Âu năm 1991. học - kĩ thuật tiên tiến, nắm bắt và hòa nhập với
xu thế của thời đại.
- Tập trung phát triển kinh tế một cách toàn
diện, ưu tiên phát triển những ngành Việt Nam
có thế mạnh.
- Nêu cao tinh thần cảnh giác, có chính sách phù
hợp với các thế lực thù địch trong, ngoài nước.
Xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa phù hợp
với hoàn cảnh Việt Nam.

Lòng yêu nước - Sẵn sàng có mặt mỗi khi Tổ quốc cần
- Tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi
- Luôn khắc ghi, phát triển những truyền thống
tốt đẹp của đất nước
- Trong đại dịch COVID-19: chấp hành nghiêm
túc các quy định mà nhà nước đề ra
BÀI 3: SỬ HỌC VỚI CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA,
DI SẢN THIÊN NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1) Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn


- Các loại hình di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,…) đều đóng vai trò là nguồn sử
liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử
- Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên;
xác định vị trí, vai trò ý nghĩa của di sản với cộng đồng
- Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hóa, di sản
thiên nhiên. Nhằm phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản
- Sử học xác định giá trị của các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên cần bảo tồn, đề xuất những
hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả
- Công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân
loại, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, hiệu quả, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ, bảo vệ sự
đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học trên toàn cầu.

2) Vai trò của Lịch sử và văn hóa đối với phát triển du lịch
- Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành Du lịch, đem lại những nguồn lực
lớn
- Cung cấp tri thức lịch sử văn hóa để hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền
vững.
- Cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát
triển ngành du lịch.

3) Tác động của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa
- Mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa
- Cung cấp thông tin của ngành để sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển
bền vững
- Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài; kết nối và nâng cao vị thế của các ngành
du lịch, sử học

4) Tên gọi các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Phân
biệt được thế nào là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
- Các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
+ Cố đô Huế
+ Hoàng Thành Thăng Long.
+ Thành nhà Hồ
+ Thánh địa Mỹ Sơn.
+ Di sản thiên nhiên thế giới - Phong Nha - Kẻ Bàng.
+ Di sản thiên nhiên thế giới - Vịnh Hạ Long.
+ Di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên: Quần thể danh thắng Tràng An.
- Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:
+ Tiếng nói, chữ viết;
+ Ngữ văn dân gian;
+ Nghệ thuật trình diễn dân gian;
+ Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
+ Lễ hội truyền thống;
+ Nghề thủ công truyền thống;
+ Tri thức dân gian.

5) Một số đề xuất để bảo tồn và phát huy giá trị di sản


- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản:
+ Nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản
+ Giáo dục ý thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng về việc bảo
vệ di sản.
- Đầu tư cho cơ sở vật chất:
+ Đầu tư cho việc nghiên cứu, khảo sát về di sản,...
+ Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn để bảo tồn di sản; sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn
đầu tư đó,...
+ Đầu tư cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để quản lí di sản.
- Tăng cường biện pháp bảo vệ di sản
+ Tăng cường năng lực tổ chức, quản lý nhà nước đối với di sản.
+ Xã hội hoá công tác bảo vệ, thông qua phát huy vai trò của cộng đồng địa phương.
+ Giải quyết hài hoà giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội.
+ Xử lí kịp thời những vi phạm trong quá trình bảo vệ, khai thác giá trị di sản.

You might also like