Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC

TRƯỜNG THPT CHUYÊN DUYÊN HẢI&ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ


LƯƠNG VĂN TỤY LẦN THỨ VI
Môn:Vật lí 10
ĐỀ GIỚI THIỆU
Thời gian làm bài:: 180 phút

(Đề gồm 5 câu, trong 2 trang)


Bài 1. (5 điểm )
Hai vật có cùng khối lượng m được gắn vào hai
A
đầu một thanh nhẹ hình thước thợ, với cạnh OA =2.OB. o
Thanh có thể quay xung quanh một trục đi qua đỉnh O và
vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Ban đầu thanh được
giữ ở vị trí OA nằm ngang như hình vẽ, rồi sau đó buông
ra nhẹ nhàng. Xác định lực do thanh tác dụng lên trục B
quay ngay sau khi thanh được buông ra. Lấy gia tốc
trọng trường g, bỏ qua mọi ma sát.
Bài 2.( 5 điểm)
Một quả cầu bán kính R, khối lượng M được đặt trên mặt A
bàn nằm ngang.Từ đỉnh A của quả cầu, một vật nhỏ khối lượng m
trượt không ma sát với vận tốc ban đầu bằng 0.
R
a) Quả cầu được gắn cố định trên bàn.Vật sẽ rời mặt cầu ở độ cao 
O
nào so với mặt bàn và góc chạm mặt bàn là bao nhiêu?
b) Quả cầu nằm tự do trên mặt bàn nhẵn.Xác định tỉ số m/M để vật nhỏ rời mặt cầu tại tại
độ cao 7R/4 bên trên mặt bàn.

Bài 3.( 4 điểm)


Một thanh cứng không đồng chất chiều dài L, khối lượng M. Mật
độ khối lượng theo chiều dài bằng kx, với: k là hằng số; x là khoảng * 0
cách tới đầu O của thanh
1.Xác định giá trị của k và vị trí khối tâm C của thanh theo M và
L.
2.Tính mômen quán tính của thanh đối với trục đi qua đầu O và
vuông góc với thanh. C
3. Thanh có thể quay xung quanh trục nằm ngang O. Một viên *
đạn nhỏ khối lượng m bay với vận tốc v theo phương ngang cắm vào
đầu B. Xác định: B
a) Tốc độ góc của thanh ngay sau va chạm.
b) Giá trị của m để thanh mang viên đạn quay trọn vòng quanh O
và điều kiện của vận tốc v khi đó.
Lấy gia tốc trọng trường g, bỏ qua mọi ma sát.
Bài 4.(4 điểm)
Một bình hình trụ đặt thẳng đứng có một pittông khối lượng M, diện tích S. Bên
dưới pittông có một mol khí lý tưởng đơn nguyên tử, bên ngoài là không khí. Lúc đầu
pittông có độ cao 2h so với đáy. Khí được làm lạnh chậm cho đến khi pittông xuống một
đoạn h. Sau đó người ta lại nung nóng chậm khí để pittông trở về độ cao ban đầu. Biết
rằng giữa pittông và thành bình có ma sát, độ lớn lực ma sát trượt bằng lực ma sát nghỉ
cực đại và bằng F. áp suất khí quyển bằng p0 .
1. Trong quá trình nung nóng, nhiệt dung của khối khí biến đổi như thế nào?
2. Xác định nhiệt dung trung bình của khí trong quá trình nung nóng.
Bài 5.(2 điểm) thí nghiệm thực hành
Xác định khối lượng chiếc thước
Cho các đồ dùng :
1 Thước nhựa dẹt có vạch chia chính xác đến 0,5 mm.
1 bút chì gỗ tròn.
1 quả cân nhỏ.
Yêu cầu :
+ Nêu phương án thí nghiệm xác định khối lượng của thước nhựa đó.
+ Nêu cách tính sai số của phép đo

.....................Hết...................

You might also like