Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐÓNG VAI NGƯỜI LÍNH LÁI XE TRONG BÀI THƠ “BÀI THƠ VỀ TIỂU

ĐỘI XE KHÔNG KÍNH” ĐỂ KỂ VỀ NHỮNG THÁNG NĂM CHIẾN ĐẤU
CỦA MÌNH
BÀI LÀM
Tôi đang dạo bộ trên đường thì đi ngang qua một lớp học đại trà thường ngày.
Bỗng tôi nghe thấy tiếng cô giáo giảng bài cho cái học sinh “Không có kính không
phải vì xe không có kính...” Các đứa nhỏ ấy đang học bài “Bài thơ về tiểu đội xe
không kính” nói về các người lính Trường Sơn bất chợt làm tôi nhớ về kí ức khi
mình còn làm lính vận tải trên đường Trường Sơn. Bao kỉ niệm như vỡ oà ra khỏi
lòng ngực tôi, ùa về như những làn sóng không có lúc kết, hằn sâu trong tâm trí tôi.
Khoảng những năm 1969, lúc tôi tầm 16-17 tuổi thì trai làng tôi phải đi tòng
quân và tôi cũng không ngoại lệ. Từ bỏ áo trắng của nhà trường khi còn trẻ, tôi
khoác lên người bộ áo người lính giản dị mang theo bên mình là nhiệm vụ Tổ quốc
và sau đó tôi trở thành anh giải phóng quân. Vào nhập ngũ không được bao lâu thì
tôi được chuyển sang bên bộ phân vận tải để chuyển vũ khí, lương thực, thực
phẩm,... để giúp đỡ miền Nam trong lúc đang chiến đấu chống lại thực dân Mĩ.
Đoạn đường vượt từ Bắc – Nam vẫn là nơi ác liệt và chịu nhiều đau thương nhất.
Những kí ức đó vẫn còn hằn sâu trong tâm trí của tôi. Lí do kiến đoạn đường này
trở nên khốc liệt như vậy là vì bom Mĩ được ném xuống đây rất nhiều nhằm cắt đứt
sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam.
Đang lái xe, tôi cùng những người đồng chí lúc đó cùng nhau hàn thuyên. Bất
chợt có một anh lớn nhất trong nhóm được gọi là anh Tư hỏi tôi:
- Này chú em còn trẻ thế đi tòng quân thế này có sợ không?
- Sợ gì đâu anh ơi! Vì miền Nam, vì Tổ quốc thân yêu mà. – tôi trả lời ngay
không một chút do dự.
- Chú em nói đúng đấy. “Trường Sơn đông nắng tây mưa/Ai chưa đến đó như
chưa rõ mình”
Mọi người đều gật đầu tán thành đồng ý. Buổi tối hôm đó, tôi được nghe kể rất
nhiều chuyện. Xe tôi lái thì không hề có kính. Tôi được một người đồng chí kể lại
rằng xe này từng là một chiếc xe có kính đầy đủ. Nhưng do một lần chuyển hàng bị
trúng bom của Mĩ nên kính đã vỡ mất rồi. Được nghe kể như thế, nói thật tôi có
chút sợ và hồi hộp. Tôi thầm nghĩ:
- Không có kính thì sao mà lái xe an toàn được chứ?
Nhưng mà với dòng suy nghĩ đó, tôi nhìn chung quanh cái đồng chí khác cũng
lái xe như tôi. Xe họ cũng không còn kính nữa. Nhưng hãy nhìn đi, họ vẫn lạc
quan và tiến về phía trước. Chính vì điều đó đã động viên và trấn an tôi phần nào,
để tôi tiếp tục bước tiếp, tôi vẫn ngồi trong xe và ung dung lái tiếp. Khu rừng tôi
chạy qua vô cùng hoang vắng, mọi cảnh vật đều chìm trong giấc ngủ. Dưới màn
đêm đó, mọi thứ xung quanh nó càng đáng sợ hơn. Có những hôm chưa nghỉ được
bao lâu thì phải khởi hành vì sợ Mĩ thả bom. Lúc đó tôi buồn ngủ kinh khủng. Gió
bên ngoài cứ thôi. Lúc gió thôi nhẹ, nó như một bàn tay nhẹ nhàng xoa dịu vào đôi
mắt tôi như mẹ đang ru tôi ngủ vậy. Còn lúc gió thổi nhiều thì nó như có cái gì đó
tạt vào mắt tôi cay và rát lắm. Nhưng tôi cũng không dám lơ là được, phải luôn
trong trạng thái cảnh giác, luôn phải nhìn trước nhìn sau và nhìn cả lên trời để đề
phòng xem Mĩ có thả bom không. Màn đêm buông xuống, cảnh vật chung quanh
im lặng đến đáng sợ, tôi run lắm, mọi thứ đang say nồng trong giấc ngủ thì tôi phải
luôn phải cảnh giác vì khu rừng đen kịt, một bên là vực sâu, một bên là các khúc
cua quanh co phức tạp, chỉ cần sơ sẩy cái là xe rớt xuống vực ngay. Còn những lúc
lái trên những đoạn đường thẳng thì đỡ sợ. Có những lúc còn có cả chú chim sà
vào buồng lái nữa.
Có những hôm sáng hay chiều, đường có nhiều bụi lắm. Bụi bám lên cả cửa
xe, thành xe,... và bám lên cả người của những người lính nữa. Mọi người lúc ấy
đều như những ông già 70 – 80 tuổi vì ai cũng đều dính bụi và mái tóc hoá trắng
xoá như người già mặc dù ai cũng mới 20 – 30 tuổi. Tôi thì vẫn trẻ nhất. Trông lúc
ấy hài hước và buồn cười lắm. Nhưng chẳng ai rửa đi đâu, cứ để vậy rồi châm điếu
thuốc lá và hút. Rồi còn cả mưa Trường Sơn nữa. Mưa nhẹ thì không sao nhưng
mưa to thì tạt vào mặt rát lắm vì xe chúng tôi không có kính mà. Quần áo thì khỏi
nói ướt sũng hết. Nhưng ướt áo thì sao chứ, chúng tôi chỉ sợ ướt những món đồ
viện trợ cho miền Nam. Không cần thay quần áo, lái thêm trăm cây số nữa, khi
mưa ngừng, gió Trường Sơn thôi vào rồi cũng khô thôi.
Sau khi đi mấy ngày, thì bọn tôi đến điểm tập kết. Đó là một lán nhỏ giữa
tuyến đường Trường Sơn. Lính lái xe nào cũng đi ngang qua đó. Tôi được gặp rất
nhiều đồng đội khác cũng tích cực vận chuyển đồ nhưng lại lái ngược ra Bắc.
Chiếc xe không kính của tôi ừ thì mấy ngày trước tôi còn thấy nó vô cùng bất tiện
nhưng rồi giờ tôi lại thấy nó thật tiện lợi. Nhờ nó mà tôi có thể bắt tay với những
người đồng đội khác khi đi qua tuyến đường này mà không cần phải xuống xe.
Những cái bắt tay ấy không đơn giản là bắt bình thường mà nó cũng là một cách
thể hiện tình đồng đội đấy! Điều đó giống như sự an ủi, động viên nhau vượt qua
khó khăn và hãy tin rằng cuộc cách mạng của ta sẽ thành công vậy.
Rồi khi đến điểm tập kết, chúng tôi dừng lại ăn cơm và nghỉ một đêm. Đêm đó
quả thật rất tuyệt vời. Tôi cùng những người đồng đội ngồi ăn cơm với nhau như
một gia đình. Bọn tôi không hề quen biết nhau trước đó nhưng ai cũng đều cảm
thấy có một cảm giác giác rất quen thuộc. Rồi bọn tôi ngồi nói chuyện với nhau, kể
cho nhau nghe chuyện ở quê nhà và chuyện ở chiến khu. Qua hôm sau, với trạng
phấn khởi, chúng tôi lại lên đường và tiếp tục nhiệm vụ của mình. Trước khi đi,
anh Tư còn hô:
- Tiến lên anh em ơi, vì miền Nam phía trước!
Sau hôm đấy, chúng tôi cũng thành công chuyển đồ đến miền Nam. Khi nhìn
lại, từ một chiếc xe không có kính, dường như nó lại thêm nhiều vết xước nữa.
Chiếc xe đã cũ kĩ nay lại càng cũ kĩ và tàn tạ hơn. Nhưng đối với tôi hay với bất kì
những người lĩnh nào, chiếc xe dù mang đầy thương tích nhưng nó mãi là một
dunxng sĩ kiên cường. Hàng vạn câu hỏi trong đầu tôi. Chiếc xe ấy chạy bằng
nhiên liệu gì? Sao chúng tôi lại có thể vượt qua được nhiều khó khăn để đến được
đây? Tôi mới chợt nhận ra chiếc xe không chỉ chạy bằng xăng dầu bình thường mà
nó còn chạy nhờ trái tim yêu nước, trái tim căm thù giặc Mĩ và ý chí giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến tranh thật nguy hiểm! Nó không chỉ hiện
lên ở súng đạn, chết chóc mà còn ở những bi kịch của con người, vợ mất chồng,
con mất cha. Trong lần chuyển hàng định mệnh đó, một người đồng đội của tôi đã
hi sinh vĩnh viễn nằm lại ở mảnh đất Trường Sơn, người đồng đội đó đã ra đi mà
chưa kịp nhìn mặt đứa con mới chào đời của mình.
Thế hệ sau của chúng ta cần phải học tập thật tốt để khi lớn lên sẽ xây dựng
đất nước ngày càng giàu đẹp và phát triển hơn. Phải biết ơn những người lính đã
nằm xuống để cho ta có cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hôm nay. Ta đã nợ họ món
nợ ân tình mà không biết bao giờ mới có thể trả hết được. Phải luôn theo đạo lý ân
nghĩa thuỷ chung “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và trân trọng cuộc sống hiện tại mình
đang có và biết yêu thương lẫn nhau.
~ HẾT ~

You might also like