Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/329863522

Nghiên cứu hành vi tìm kiếm và lựa chọn cách thức du lịch: Xem xét trường
hợp người dân Thành phố Đà Nẵng

Conference Paper · May 2017

CITATIONS READS

0 16,842

2 authors:

DINH Tien Minh Le Hong Tran


University of Economics Ho Chi Minh City University of Economics Ho Chi Minh City
110 PUBLICATIONS 33 CITATIONS 1 PUBLICATION 0 CITATIONS

SEE PROFILE SEE PROFILE

All content following this page was uploaded by DINH Tien Minh on 22 December 2018.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


Nghiên cứu hành vi tìm kiếm và lựa chọn cách thức du lịch:
Xem xét trường hợp người dân Thành phố Đà Nẵng
Đinh Tiên Minh
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM – dinhtienminh@ueh.edu.vn
Lê Hồng Trân
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM – tranlh@ueh.edu.vn

Tóm tắt
Trong một thập niên trở lại đây, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, đời sống tinh
thần càng lúc càng được chú trọng. Chính vì vậy, vấn đề du lịch đã trở thành một thói quen không
thể thiếu của đại đa số người dân, từ những người buôn bán nhỏ đến những người là CBCNV hay
nhân viên văn phòng đều tranh thủ các đợt nghỉ theo quy định nhà nước để tìm cho mình nơi có thể
thư giản, vui chơi, giải trí cùng gia đình, người thân, bạn bè, và cả những người có sở thích được
trải nghiệm cuộc sống mới, được khám phá những miền đất mới thì du lịch chính là sự lựa chọn tốt
nhất.
Từ những mục đích và động cơ khác nhau dẫn đến việc tìm kiếm và lựa chọn cách thức du lịch
cũng rất khác nhau. Có những cá nhân và gia đình chỉ cần vài ngày để quyết định cho chuyến đi của
mình nhưng cũng có những cá nhân và gia đình cần một khoảng thời gian dài hơn để chọn lựa. Tuy
nhiên, với thời đại thông tin như hiện nay, chỉ cần tiêu tốn vài giờ thâm chí vài phút lướt web chúng
ta đã có rất nhiều thông tin phục vụ cho chuyến đi du lịch của mình như thông tin về chương trình
khuyến mãi của các hãng vận chuyển, chương trình giảm giá của các địa điểm lưu trú hay những sự
kiện, lễ hội đặc sắc của các vùng miền trong nước cũng như quốc tế.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu hành vi tìm kiếm và lựa chọn cách thức du lịch của người dân sẽ giúp
ích rất nhiều cho các công ty kinh doanh dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, các đơn vị vận
chuyển…bởi như vậy họ sẽ nắm bắt tốt nhu cầu khách hàng và có các chiến lược kinh doanh tối ưu
để đưa sản phẩm đến với khách hàng nhằm nâng cao doanh số và lợi nhuận. Bài nghiên cứu này
nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá, đo lường hành vi tìm kiếm và lựa chọn cách thức du lịch của
người dân Thành phố Đà Nẵng dựa trên ý tưởng của một nghiên cứu tương tự từ Tổ chức
TripAdvisor thực hiện năm 2016 tại hơn 33 quốc gia với hơn 36.000 người tham gia khảo sát trên
toàn cầu1. Ngoài ra, kết quả của bài nghiên cứu cũng góp phần hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt
động trong lĩnh vực du lịch có các chính sách tiếp cận khách hàng phù hợp hơn nữa trong kinh
doanh của mình khi công nghệ thông tin càng ngày càng phát triển hiện đại.
Từ khóa: Du lịch, Đà Nẵng, Hành vi tìm kiếm, Cách thức du lịch.

1
https://www.tripadvisor.com/TripAdvisorInsights/TripBarometer-en-US
1. Giới thiệu
Thành phố Đà Nẵng (gọi tắt là Đà Nẵng) phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên- Huế, phía Tây và Nam
giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km
về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách thành phố Huế 108km về
hướng Tây Bắc. Đây là một thành phố vừa có núi cao, sông sâu, đồi dốc trung du xen kẽ vùng đồng
bằng ven biển hẹp. Đà Nẵng có diện tích 1.283,42 km² gồm sáu quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên
Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ) và hai huyện (Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa). Dân số
thành phố năm 2015 vào khoảng 1.029.000 người (Cục Thống kê Đà Nẵng, 2016). Đà Nẵng được dư
luận truyền tai là “thành phố đáng sống nhất Việt Nam”, một thành phố với “núi trong lòng thành
phố, phố trong lòng biển khơi”, một “Đà Nẵng tình người” đã trở thành điểm đến lý tưởng, thu hút
ngày càng đông khách du lịch trong và ngoài nước đến nghỉ ngơi, khám phá. Thiên nhiên Đà Nẵng
xinh đẹp, con người Đà Nẵng hiền hòa, hiếu khách giữ chân không ít du khách thập phương đã một
lần ghé ngang đều muốn quay trở lại. Tuy vậy, dù sinh sống trên một mảnh đất được thiên nhiên
ưu ái nhưng người dân Thành phố Đà Nẵng vẫn muốn đi du lịch đến những vùng đất khác để khám
phá những nền văn hoá mới lạ, những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những hương vị ẩm thực
phong phú. Hơn nữa, Đà Nẵng từ khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương đã được quan
tâm đầu tư phát triển thành trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm
công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng
trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính - viễn thông, tài chính - ngân hàng; giữ vị trí chiến lược
về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước. Trong mười năm qua, Đà Nẵng đã có
những bước phát triển nhanh, nằm trong tốp những địa phương có tốc độ tăng trưởng cao.
Theo báo cáo “Tình hình kinh tế xã hội Thành phố Đà Nẵng Quý I/2017”, đời sống dân cư Đà
Nẵng tiếp tục có sự tăng trưởng. Số liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2016 cho biết thu nhập
bình quân người dân là 4.140.000 đồng/người /tháng, tăng 14,05% so với năm 2015. Với mức thu
nhập ngày càng được cải thiện đó, nhu cầu hưởng thụ cuộc sống, mà cụ thể là đi du lịch của người
dân Đà Nẵng ngày càng tăng cao. Cùng với sự phát triển của truyền thông thì người dân Đà Nẵng có
thể tiếp cận thông tin về các điểm du lịch trong cũng như ngoài nước làm cho nhu cầu đi du lịch của
họ cũng tăng lên theo. Ngoài ra Việt Nam chúng ta có các kỳ nghỉ lễ dài ngày nên cũng là điều kiện
để người dân Đà Nẵng nói riêng và nước ta nói chung thực hiện các chuyến du lịch một cách dễ
dàng.
2. Cơ sở lý thuyết
Bài nghiên cứu này được viết dựa vào một phần ý tưởng từ một nghiên cứu rất chuyên nghiệp
của Tổ chức TripAdvisor thực hiện năm 2016 tại hơn 33 quốc gia với hơn 36.000 người tham gia trả
lời trực tuyến về chủ đề Xu hướng và động cơ của khách du lịch – Những phát hiện toàn cầu. Kết
quả của nghiên cứu đó được TripAdvisor chia làm ba phần, một là con đường dẫn đến việc mua
(Path to purchase), hai là kiểu nghỉ dưỡng (Holiday types), và ba là phân loại khách du lịch dựa trên
những nhu cầu (Needs-based traveller typologies). Một kết quả vô cùng thú vị không những mang
lại cho những nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp trong nước cũng như quốc tế thông tin đa dạng về
hành vi du lịch của khách du lịch toàn cầu, mà còn cho chúng ta thấy được sự chuyên nghiệp từ họ.
Xuất phát từ những điều tuyệt vời đó, nhóm nghiên cứu quyết định chọn phần một - Con đường
dẫn đến việc mua (Path to purchase) để tìm hiểu về vấn đề tương tự này nhưng cho thị trường Việt
Nam, cụ thể là Đà Nẵng.

Page 1
Trên cơ sở đó, nền tảng của bài viết này dựa trên kết quả phỏng vấn định tính người dân Đà
Nẵng kết hợp cùng bộ câu hỏi của TripAdvisor nhằm tìm hiểu, khám phá và đo lường một cách cơ
bản nhất bằng kỹ thuật thống kê mô tả (xem thêm tại mục 3 và 4). Ý tưởng của nhóm nghiên cứu là
muốn cho người đọc biết và hiểu rõ hơn về hành vi du lịch của người dân một địa phương lớn
thuộc Việt Nam và xa hơn nữa là so sánh, đối chiếu xem nó có điểm khác biệt gì so với hành vi
khách du lịch toàn cầu mà TripAdvisor đã khảo sát.
Cho dù kết quả nghiên cứu như thế nào đi nữa, chúng ta vẫn thấy rằng hành vi con người, đặc
biệt là hành vi du lịch vẫn xoay quanh hai lý thuyết rất cơ bản được trình bày ngay sau đây. Một lý
thuyết cho chúng ta thấy quá trình ra quyết định du lịch của một con người diễn ra như thế nào và
bị tác động bởi các yếu tố gì từ khía cạnh cá nhân, xã hội đến môi trường và một lý thuyết khoa học
trình bày về hành vi lựa chọn ban đầu của một người khi muốn đi du lịch hay nói cách khác quá
trình lựa chọn của người tiêu dùng luôn bao gồm nhiều giai đoạn theo một trình tự nhất quán nào
đó. Hai lý thuyết đó sẽ được dùng làm cơ sở cho bài viết này.
2.1. Thuyết Quá trình ra quyết định du lịch (Travel Decision-Making Process)
Lý thuyết quá trình ra quyết định du lịch được Patrick (2013) nghiên cứu dựa trên nền tảng lý
thuyết các tác động của của môi trường được xây dựng lên hoạt động du lịch của Handy (2005);
Owen, Humpel, Leslie, Bauman và Sallis (2004); Saelens & Handy (2008). Khung lý thuyết này trình
bày một cách thống nhất các kiến thức trong nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau về hành vi. Cụ thể,
khung lý thuyết này đã phát triển khung khái niệm hành vi ra quyết định du lịch liên quan đến các
mối quan hệ phức tạp giữa nhân tố cá nhân, xã hội và môi trường.

Hình 2.1: Quá trình ra quyết định du lịch

Nguồn: Patrick (2013)

Page 2
Các thành phần trong khung lý thuyết và mối quan hệ giữa chúng thể hiện các phương thức mà
người tiêu dùng đưa ra quyết định du lịch được thể hiện như sau:
Hoạt động (Activity)
Nhu cầu du lịch bắt nguồn từ nhu cầu tham gia các hoạt động với nhiều mục đích khác nhau.
Theo Hagerstrand (1970) cho rằng hoạt động và du lịch đồng thời ràng buộc lẫn nhau qua lăng kính
không gian-thời gian. Tương tự, Chapin (1974) và nhiều nhà nghiên cứu khác đã phân tích mô hình
các hoạt động nội thị và nhận ra hành vi du lịch bị ràng buộc bởi việc tham gia các hoạt động.
Thứ bậc nhu cầu du lịch (Hierachy of Travel Needs):
Khi du khách nảy sinh nhu cầu cho một hoạt động, bước tiếp theo là quá trình ra quyết định du
lịch. Ở giai đoạn này đầu tiên cần xem xét thứ bậc nhu cầu du lịch bao gồm các yếu tố đến từ cá
nhân người tiêu dùng, xã hội và môi trường được giả định rằng sẽ định hướng quá trình đánh giá
quyết định lựa chọn phương thức vận chuyển. Thứ bậc nhu cầu du lịch trong khung lý thuyết này
mô tả 5 nhóm nhu cầu bao gồm tính khả thi, khả năng tiếp cận, an toàn và an ninh, chi phí và sự hài
lòng. Hệ thống thứ bậc nhu cầu du lịch được xây dựng phù hợp với nhiều lý thuyết về kinh tế, tâm
lý học và hành vi du lịch, trong đó đáng chú ý nhất nó phản ánh phạm vi và cấu trúc của mô hình
thứ bậc nhu cầu thúc đẩy hành động (Maslow, 1943, 1954).
Lăng kính nhận thức (Perception lens)
Các lăng kính nhận thức là một phần rất quan trọng trong khung lý thuyết quá trình ra quyết
định du lịch. Nó đóng vai tròng trung gian giữa các đối tượng được xác định trong thứ bậc nhu cầu
du lịch và quá trình đánh giá dẫn đến quyết định du lịch. Nói cách khác vai trò của lăng kính nhận
thức là biến điều tiết mối quan hệ giữa thứ bậc nhu cầu du lịch và hành vi du lịch. (Morgan-Lopez &
MacKinnon, 2006; Muller, Judd, & Yzerbyt, 2005; Preacher, Rucker, & Hayes, 2007)
Quy tắc quyết định (Decision rule):
Việc du lịch đòi hỏi một tập hợp rất nhiều quyết định được đưa ra đối với nhiều mặt như điểm
đến, phương thức, thời gian, tuyết đường, tần suất,… Quyết định được xác định là kết quả của quá
trình ra quyết định liên quan đến nhiều bước bao gồm: 1) định rõ vấn đề lựa chọn, 2) đưa ra các
lựa chọn thay thế, 3) đánh giá thuộc tính các lựa chọn, 4) lựa chọn, 5) thực hiện sự lựa chọn (Ben-
Akiva & Lerman, 1985). Quy tắc ra quyết định sẽ định hướng và dẫn đến bối cảnh và kết quả của
quyết định.
Bối cảnh và kết quả của quyết định (Decision context & outcome):
Được đề cập đến trong phần trước, giai đoạn cuối của lý thuyết ra quyết định du lịch liên quan
đến việc thực hiện sự lựa chọn du lịch. Quy tắc quyết định thực hiện ý định thành hành vi hay
tương tác. Quyết định này (thường cũng là sự lựa chọn) trong một hay nhiều bối cảnh của quyết
định sẽ đem lại kết quả. Kết quả này đồng thời sẽ tác động đến nhân tố thói quen và khám phá của
người tiêu dùng vốn có mối quan hệ với lăng kính nhận thức và quy tắc ra quyết định của người
tiêu dùng.

Page 3
2.2. Thuyết Phương pháp Lựa chọn ban đầu (Started Choice Method)
Lý thuyết phương pháp lựa chọn ban đầu được Jordan, DaVid & Joffre (2000) nghiên cứu nhằm
giải thích và lý giải quá trình lựa chọn của người tiêu dùng bao gồm nhiều giai đoạn được minh họa
trong hình 2.2. Ở giai đoạn đầu tiên, người tiêu dùng bắt đầu nhận ra nhu cầu hay vấn đề của họ
cần phải được thỏa, điều này sẽ dẫn đến giai đoạn tìm kiếm thông tin mà người tiêu dùng sẽ tìm
hiểu về sẩn phẩm hay dịch vụ để thỏa các nhu cầu hoặc vấn đề mà họ đang mắc phải. Trong giai
đoạn tìm kiếm thông tin và tìm hiểu về sản phẩm hay dịch vụ này, người tiêu dùng đồng thời hình
thành nên niềm tin dành cho sản phẩm hay dịch vụ mà họ có thể lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu
của họ, cũng như thuộc tính sản phẩm hay dịch vụ cùng giá trị mà nó mang lại. Sau cùng người tiêu
dùng nắm được đầy đủ thông tin về chủng loại sản phẩm hay dịch vụ để có thể hình thành tính
năng khả dụng (quy tắc ra quyết định) liên quan đến việc đánh giá và đánh đổi các thuộc tính sản
phẩm hay dịch vụ trong việc ra quyết định. Với niềm tin sẵn có về thuộc tính sản phẩm hay dịch vụ
thay thế, người tiêu dùng hình thành nên thứ bậc mức độ ưa thích các sản phẩm hay dịch vụ, và tùy
theo túi tiền của họ hay những ràng buộc khác mà họ sẽ ra quyết định sẽ mua sản phẩm hay dịch
vụ nào. Một khi người tiêu dùng quyết định mua, họ cuối cùng sẽ chọn một hay nhiều trong số các
sản phẩm hay dịch vụ đó, với số lượng và thời điểm cụ thể khác nhau.

Hình 2.2: Quá trình lựa chọn của người tiêu dùng

Nguồn: Jordan, DaVid & Joffre (2000)

Page 4
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn, sơ bộ bằng phương pháp định tính và chính thức
bằng phương pháp định lượng. Bản câu hỏi thảo luận (định tính) được xây dựng dựa trên một phần
ý tưởng của nghiên cứu TripAdvisor (2016) nhằm tìm hiểu cách mà người dân Đà Nẵng tìm kiếm
thông tin và lựa chọn hình thức cũng như cách thức du lịch của mình. Kết quả của cuộc thảo luận
này sau đó sẽ được kết hợp cùng một số câu hỏi của TripAdvisor (2016) để thiết kế bảng câu hỏi
khảo sát (định lượng). Cụ thể các giai đoạn được tiến hành như sau:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ định tính
Nhóm nghiên cứu thực hiện thảo luận trực diện với hai nhóm, một nhóm tám và một nhóm bảy
người dân Đà Nẵng với độ tuổi trãi rộng từ hai mươi lăm đến bốn mươi lăm tuổi. Các đáp viên có
nghề nghiệp khác nhau từ buôn bán nhỏ, CBCNV đến nhân viên văn phòng.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức định lượng
Trên cơ sở kết quả thảo luận nhóm, nhóm nghiên cứu xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, trong đó
có chọn lựa và bổ sung thêm một số câu hỏi từ nghiên cứu của TripAdvisor (2016) nhằm làm phong
phú hơn kết quả của bài nghiên cứu này trong việc tìm hiểu và khám phá hành vi du lịch của người
dân sinh sống tại Thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, bảng câu hỏi cũng được gửi đến các chuyên gia về
nghiên cứu, các chuyên gia về du lịch lấy ý kiến nhằm hoàn thiện tốt hơn về mặt khoa học, chuyên
môn, logic và câu chữ.
Số mẫu khảo sát (n=300), cách tiếp cận mẫu (trực tiếp tại địa bàn và gián tiếp qua công cụ
google) cũng như cách chọn mẫu (ngẫu nhiên theo danh sách hộ dân theo địa bàn) cũng được tính
toán nhằm đảm bảo tính hợp lý và đại diện cho số đông người dân thành phố Đà Nẵng về các tiêu
chí như: độ tuổi, giới tính, địa bàn dân cư, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng gia đình… Thời gian
phỏng vấn được thực hiện từ ngày 03/04/2017 đến ngày 15/04/2017.
Theo Cổng thông tin điện tử Thành phố, Đà Nẵng hiện có tám đơn vị hành chính, gồm sáu quận
và hai huyện:
Quận Quận Quận Huyện Huyện
Ðơn vị hành Quận Quận Quận
Liên Ngũ Hành Thanh Hòa Hoàng
chính Cẩm Lệ Hải Châu Sơn Trà
Chiểu Sơn Khê Vang Sa

Diện tích (km²) 33,76 21,35 79,13 38,59 59,32 9,36 736,91 305

Dân số (người) 87.691 189.561 128.353 63.067 127.682 174.557 116.527 N/A

Bảng 1: Thống kê theo đơn vị hành chính của TP. Đà Nẵng


Nguồn: http://www.danang.gov.vn

Page 5
Dựa trên tỷ lệ quy mô dân số tại các quận/ huyện, nhóm nghiên cứu chia tỷ lệ 300 mẫu cần lấy
tại từng quận/ huyện như sau: 9,9% tương ứng 30 mẫu tại quận Cẩm Lệ, 21,4% tương ứng 63 mẫu
tại quận Hải Châu, 14.5% tương ứng 45 mẫu tại quận Liên Chiểu, 7,1% tương ứng 21 mẫu tại quận
Ngũ Hành Sơn, 14,4% tương ứng 42 mẫu tại quận Sơn Trà, 19,7% tương ứng 60 mẫu tại quận
Thanh Khê, 13,1% tương ứng 39 mẫu tại huyện Hoà Vang. Huyện Hoàng Sa không khảo sát do vấn
đề địa lý xa đất liền và là một huyện đảo.
4. Kết quả nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 300 đáp viên, theo đó, thống kê nhân khẩu học của các
đáp viên cụ thể như sau:
- Về giới tính: 56,2% nữ và 43,8% nam;
- Về độ tuổi: 80.6% đáp viên ở độ tuổi từ 18-34 tuổi; 13% từ 35-54 tuổi, và 7,4% đáp viên trên
55 tuổi. Điều này cũng khá phù hợp bởi những người trẻ tuổi (18-34) thường có nhu cầu đi
du lịch nhiều hơn so với những người lớn tuổi.
- Về tình trạng gia đình: 50,9% đáp viên chưa lập gia đình, 46,3% đã có gia đình, và 2,8% đang
ly thân hoặc ly dị;
- Về trình độ học vấn: 73,3% trình độ đại học, 15,2% trình độ sau đại học, 10,5% trình độ trung
Cấp – cao đẳng - nghề, và 1% trình độ phổ thông cơ sở/ phổ thông trung học.
- Về nghề nghiệp: 50,9% đáp viên là nhân viên văn phòng, 32% là công nhân viên chức; 7% là
học sinh/ sinh viên; 7% đã nghỉ hưu, và 7% tự kinh doanh buôn bán.
- Về thu nhập hàng tháng: 26% có thu nhập dưới 5 triệu; 42,6% đáp viên có mức thu nhập từ
5-10 triệu/tháng; 21% thu nhập từ 11-15 triệu, và 15% thu nhập trên 15 triệu/tháng.
Sau đây là số liệu thống kê các câu hỏi chính:
Câu 1: Anh chị tìm hiểu trước trong bao lâu cho chuyến đi du lịch gần đây nhất của mình?
Hơn 50% số người được khảo sát thực hiện tìm kiếm trước thông tin về chuyến đi gần đây nhất
của mình là từ một đến ba tháng (chiếm tỷ lệ 58,5%). Điều này cho thấy giai đoạn lên kế hoạch du
lịch của phần lớn người trả lời diễn ra trong thời gian từ khá ngắn đến tương đối dài, hay nói cách
khác tùy thuộc vào địa điểm đến của họ ở đâu, xa hay gần. Đáng chú ý là có đến 12,7% người trả lời
chỉ dành một tuần cho việc tìm hiểu và lên kế hoạch cho chuyến du lịch của mình. Có thể họ là
những người không có nhiều thời gian cho việc lập kế hoạch đi chơi và cũng có thể họ quá dày dặn
kinh nghiệm trong việc này.

Page 6
Thống kê chi tiết theo độ tuổi, việc tìm kiếm thông tin có sự thay đổi lớn giữa các nhóm tuổi
khác nhau. Những người trẻ tuổi (18-35) luôn có xu hướng chủ động tìm kiếm thông tin trước cho
những chuyến du lịch của mình so với nhóm tuổi già hơn. Ngược lại, những người trên 55 tuổi có
khi đã tìm thông tin trước 12 tháng.

Có sự khác biệt lớn của thời gian dành cho quá trình tìm kiếm thông tin giữa các độ tuổi. Trong đó
đáng chú ý nhất là trong 33.1% số người trả lời rằng họ thực hiện việc tìm kiếm thông tin một tháng
trước khi diễn ra chuyến đi thì độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi chiếm trên 60%.

Câu 2: Anh chị mất bao nhiêu thời gian cho việc tìm hiểu chuyến đi du lịch gần đây nhất?
Theo kết quả khảo sát, người Đà Nẵng dành thời gian chưa đến hai tuần để tìm kiếm thông tin
về chuyến đi: 22% chỉ dành thời gian từ 1-3 ngày, 28% dành từ 3-5 ngày, 27,1% dành 1-2 tuần, và
một tỷ lệ rất nhỏ (5,9%) dành thời gian trên 4 tuần.

Có đến 28% người trả lời chỉ dành từ 3 đến 5 ngày cho việc tìm hiểu chuyến đi du lịch của họ cho
thấy họ không gặp nhiều khó khăn hay mất nhiều thời gian suy nghĩ trước khi đi du lịch. Dựa vào
Page 7
kết quả khảo sát của câu 1 và câu 2 có thể thấy rằng đa số người trả lời không cần dành quá nhiều
thời gian vào việc tìm hiểu cũng như đầu tư công sức vào việc tìm kiếm thông tin cũng như đặt chỗ
trước cho chuyến đi. Kết quả này phần nào có thể lý giải được thông qua thực tế dân số trẻ của
thành phố Đà Nẵng và nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin – viễn thông của thành
phố. Giới trẻ tại Đà Nẵng giờ đây đã có thể dễ dàng và nhanh chóng tìm kiếm thông tin cho chuyến
du lịch của họ thông qua internet, wifi miễn phí phủ khắp thành phố và thiết bị di động đã trở nên
rất phổ biến trong những năm gần đây.

3: Anh/ chị đã bắt đầu kế hoạch cho chuyến đi du lịch của mình như thế nào?

Gần một nửa số đáp viên (46,2%) bắt đầu kế hoạch cho chuyến đi du lịch của mình bằng cách chọn
một địa điểm cụ thể. Kế đến là 23,8% bắt đầu bằng việc so sánh các điểm đến, 10,5% bắt đầu bằng
tìm kiếm các chuyến bay và phương tiện vận chuyển, 9,8% bắt đầu bằng đặt các chuyến bay và
phương tiện vận chuyển, và số còn lại thì bắt đầu bằng tìm kiếm chổ lưu trú và đặt chổ lưu trú.

Câu 4: Anh/ chị tìm kiếm thông tin cho chuyến đi du lịch của mình qua đâu?

Có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết người được hỏi đều bắt đầu tìm kiếm thông tin cho những
chuyến du lịch của mình qua Internet/ Báo chí (85,7%). Tiếp theo là tham khảo từ bạn bè/ người
thân (57,1%) và họ ít có xu hướng đi lại những địa điểm đã từng đến trước đó (13,3%). Thống kê
này có thể giúp các công ty du lịch hoặc các đơn vị quảng bá du lịch xác định được kênh thông tin
tiếp cận hiệu quả đến khách du lịch là người Đà Nẵng.

Page 8
Với kết quả khảo sát của câu 3 và câu 4 có thể thấy rằng việc xác định một địa điểm cụ thể khi bắt
đầu cho kế hoạch du lịch của mình đối với các đáp viên là rất quan trọng, và họ chọn được địa điểm
cụ thể này thông qua internet và thông qua bạn bè người thân. Có một điểm mấu chốt kết nối các
kết quả này lại với nhau và phần nào giải thích được hiện tượng này, đó là mạng xã hội vốn đang
phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Thông qua mạng xã hội, du
khách có thể tìm hiểu thông tin về điểm đến rất dễ dàng thông qua video clip, hình ảnh được chia
sẻ giữa bạn bè và người thân về điểm đến. Hành vi tìm hiểu và tìm kiếm thông tin về điểm đến du
lịch giờ đây đã trở thành một việc tiêu khiển thông qua mạng xã hội, cụ thể là Facebook, Pinterest
và Instagram, điều này cũng phần nào lý giải việc dành ít thời gian cho việc tìm hiểu về chuyến đi
trước khi đi du lịch của đáp viên trong các câu hỏi trước.

Câu 5: Anh chị thường chọn cách thức nào trong các cách sau đây để đi du lịch?
Có 22,9% người được hỏi chọn phương án 1 (Chọn địa điểm → tìm vé máy bay → Book vé máy
bay → Tìm khách sạn → Book khách sạn); 12,4% chọn phương án 2 (Chọn địa điểm dựa trên sự kiện
→ Tìm vé máy bay → Book vé máy bay →Tìm khách sạn → Book khách sạn); 35,2% chọn phương án
3 (Chọn địa điểm → Tìm khách sạn → Book khách sạn → Tìm vé máy bay → Book vé máy bay); 8,6%
chọn phương án 4 (Chọn địa điểm → Tìm vé máy bay → Tìm khách sạn → Book vé máy bay → Book
khách sạn); 12,4% chọn phương án 5 (Chọn địa điểm → phượt bằng xe máy và không đặt trước chỗ
ở) và 8,6% chọn phương án 6 là cách riêng của họ. Qua đó có thể thấy, đa số người dân Đà Nẵng
chọn cách thức 1 cho các chuyến du lịch của mình.

Câu 6: Lý do anh chị chọn cách thức trên là gì?


Ba lý do được lựa chọn nhiều hơn hết là “Chủ động về thời gian đi lại” (59%), tiếp theo là “Chọn
được vé giá rẻ” (53,5%) và thứ ba là “Có thời gian rảnh” (34,3%). Các lý do khác như “Trải nghiệm
sự kiện, văn hoá” và “Có thể thay đổi lịch trình” chiếm hai vị trí còn lại với 28,6% và 19%.

Page 9
Kết quả thu được ở câu 6 đa số đáp viên chọn “chủ động về thời gian đi lại” và “chọn được vé
giá rẻ" qua đó có thể thấy rằng tính khả thi và chi phí rất là rất quan trọng bởi đa số các đáp viên.
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả thu được ở câu 5 cho thấy rằng đối với đa số đáp viên
thì việc chọn được khách sạn ưng ý tại điểm đến mong muốn nhưng không thể tìm được vé máy
bay giá rẻ có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ kế hoạch. Hiện nay tại Việt Nam, vé máy bay
giá rẻ đã trở nên rất phổ biến và được rất nhiều du khách quan tâm đặc biệt là giới trẻ vốn chưa có
thu nhập riêng và có nhiều thời gian để đi du lịch. Vietnam Airlines, Vietjet Air, Tiger Airway,… đều
có kênh bán vé máy bay trực tiếp thông qua internet, người dung chỉ cần máy tính và thiết bị di
động kết nối internet là đã có thể săn và mua vé máy bay giá rẻ một cách dễ dàng.
Câu 7: Các yếu tố mà anh/ chị quan tâm khi lựa chọn điểm đến là gì?
Phần lớn (73,3%) những người được hỏi quan tâm đến phong cảnh thiên nhiên khi lựa chọn địa
điểm du lịch cho mình, có 62,9% người quan tâm đến Ẩm thực, 59% người thích tìm hiểu về văn
hoá, lễ hội, 45,7% người quan tâm đến môi trường sinh thái và chỉ 33,3% người có sở thích mua
sắm, giải trí tại nơi mình đến du lịch.

Câu 8: Các yếu tố mà anh/ chị quan tâm khi lựa chọn khách sạn là gì?
82,9% những người được hỏi quan tâm đến giá cả, 64,8% quan tâm đến vị trí của khách sạn và
52,4% người quan tâm đến dịch vụ. Ngoài ra, có 1,9% đáp viên chọn đáp án khác như view phong
cảnh và những bài review của khách hàng đối với khách sạn đó trên các trang web uy tín.

Page 10
Câu 9: Các yếu tố mà anh/ chị quan tâm khi lựa chọn vé máy bay là gì?
Cũng như đối với khách sạn, giá vé máy bay là yếu tố được quan tâm hàng đầu với 90,5% đáp
viên lựa chọn. Phần đông đáp viên quan tâm đến thời gian của chuyến bay, số ít hơn quan tâm đến
chất lượng dịch vụ của hãng hàng không và ít người lựa chọn hãng bay theo thói quen. Ngoài ra có
vài đáp viên không thích đi du lịch bằng máy bay mà lựa chọn xe máy cho hành trình du lịch của
mình tùy thuộc địa điểm đến có đi được bằng xe máy hay không.

Câu 10: Anh/ chị thường đi du lịch vào thời gian nào?
Có 69,5% người được hỏi tự linh hoạt sắp xếp thời gian rảnh để lên kế hoạch cho chuyến du lịch
của mình. Chỉ có 15,2% chọn các dịp nghỉ lễ; 7,6% du lịch theo các mùa trong năm và vào dịp cuối
tuần.

Câu 11: Chuyến đi du lịch của anh/ chị thường kéo dài trong bao lâu?
Có 16,2% đáp viên chọn cho mình chuyến đi du lịch dưới 3 ngày; 75,2% từ 3-7 ngày; 5,7% từ 8-
12 ngày và chỉ 2,9% là trên 12 ngày.

Page 11
Câu 12: Chi phí cho mỗi chuyến đi du lịch của anh/ chị thường là bao nhiêu?
Chi phí cho mỗi chuyến đi du lịch của người dân Đà Nẵng thường rơi vào khoảng dưới 5
triệu/người. Những chuyến đi có chi phí từ 10-20 triệu rất ít, từ 20-50 triệu gần như không có do
thu nhập bình quân đầu người tại TP Đà Nẵng không cao. Người có gia đình thường chi tiêu nhiều
hơn trong mỗi chuyến đi (do đối tượng này có công việc ổn định, kinh phí cho mỗi chuyến đi có thể
từ cả hai vợ chồng nên dồi dào hơn). Đối tượng đi du lịch nhiều nhất có thu nhập từ 5-10 triệu
đồng (đây cũng là mức thu nhập bình quân của TP Đà Nẵng).

Page 12
5. Kết luận và kiến nghị
Nhu cầu đi du lịch của người dân Đà Nẵng luôn có. Với bản tính cẩn thận, những người lớn tuổi
thường tìm kiếm thông tin chuyến đi của họ trước đó khá lâu (trên 6 tháng), những người trẻ tuổi
thường tìm kiếm thông tin chuyến đi với thời gian sát hơn (tập trung từ 1-3 tháng), điều này phù
hợp với đặc tính tuổi tác của con người. Những người trẻ tuổi có xu hướng tìm kiếm thông tin du
lịch của yếu là qua internet, sách, báo và người thân vì bản thân người trẻ tuổi tiếp cận công nghệ
tốt hơn người lớn tuổi và bản thân thích tìm hiểu qua kinh nghiệm của bạn bè hơn (truyền miệng).
Những người lớn tuổi có xu hướng chọn công ty du lịch, lữ hành, vì phần lớn là ít lo nghĩ về chi phí,
chủ yếu họ chỉ muốn một dịch vụ thật tốt để yên tâm tận hưởng kỳ du lịch.
Bên cạnh đó, người dân Đà Nẵng có thói quen chọn cách thức đi du lịch là: Chọn địa điểm → Tìm
vé máy bay → Book vé máy bay → Tìm khách sạn → Book khách sạn. Hoặc Tìm vé máy bay giá rẻ →
Chọn địa điểm → Book vé máy bay → Tìm khách sạn → Book khách sạn. Điều này cho thấy, nếu
một địa điểm du lịch nào đó được quảng bá hình ảnh tốt sẽ có khả năng cao tiếp cận với đối tượng
khách du lịch là người dân Đà Nẵng. Nắm được yếu tố này, các đơn vị quảng bá du lịch sẽ tìm được
phương pháp truyền thông thích hợp để thu hút khách du lịch người Đà Nẵng.
Hơn nữa, để cho chuyến đi du lịch được thành công tốt đẹp và mỹ mãn, người dân Đà Nẵng sẽ
tìm kiếm thông tin du lịch chủ yếu qua internet, báo chí và từ người thân, bạn bè. Đây là kênh
truyền thông tốt cho các đơn vị quảng bá du lịch khi muốn nhắm đến đối tượng là du khách người
Đà Nẵng. Ẩm thực, phong cảnh và văn hóa là lý do chính khiến họ muốn đi du lịch đến địa điểm
mong muốn.
Từ đây, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị như sau:
Truyền thông quảng bá
Các công ty du lịch, lữ hành cần đẩy mạnh công tác truyền thông, đa dạng hóa các kênh cung cấp
thông tin du lịch cho du khách nhất là quảng bá qua internet hoặc liên kết với các đơn vị chuyên
nghiệp về du lịch trực tuyến như TripAdvisor nhằm nâng cao hình ảnh và có cơ hội được khách
hàng biết đến nhiều hơn.
Các hiệp hội du lịch, các hãng lữ hành, các khách sạn/resort, các điểm đến/khu du lịch, các nhà
hàng cần phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trực tiếp là Trung tâm Xúc tiến Du lịch) cập
nhật thông tin kịp thời về các địa điểm du lịch không những thuộc khu vực quản lý mà còn những
điểm đến hấp dẫn khác cho người dân thành phố Đà Nẵng nắm bắt được thông tin, thường xuyên
cập nhật tin tức các sự kiện, lễ hội... được tổ chức định kỳ trên địa bàn thành phố lên website của
các đơn vị cũng như website của thành phố, (di tích lịch sử/văn hóa; sự kiện/lễ hội; cơ sở lưu trú;
giá dịch vụ; các món ăn ẩm thực; các điểm đến; các chương trình, tour du lịch...).
Đổi mới các nội dung thông tin quảng bá về các địa điểm du lịch một cách thường xuyên để thu
hút du khách, tạo nên những điểm độc đáo, khác biệt về địa điểm du lịch với phong cảnh thiên
nhiên (biển, núi, rừng, sông...); môi trường du lịch (an ninh trật tự xã hội tốt, người dân địa phương
thân thiện, môi trường sinh thái trong lành...); các di tích lịch sử và di sản văn hóa hấp dẫn....

Page 13
Hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông liên tỉnh và quốc tế:
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh các dịch vụ về
cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu vui chơi - giải trí, resort nghỉ duỡng theo tiêu chuẩn phù hợp, tạo ra
nhiều sân chơi, điểm đến cho du khách có thêm lựa chọn.
Khai thác tần suất cao các đường bay nối Đà Nẵng với tỉnh thành trong, ngoài nước; mở thêm
các tuyến bay liên vùng nối Đà Nẵng với các trung tâm du lịch trong cả nước để làm phong phú lựa
chọn du lịch cho người dân; xây dựng, cải tạo giao thông đường bộ, đường thủy ... để giảm khó
khăn di chuyển cho du khách.
Cần có những chủ trương, chính sách mới để phát triển co sở hạ tầng như đường sá, bệnh viện,
nhà ga, cảng biển, đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường thủy, hệ thống cấp diện, cấp
thoát nuớc, hệ thống xử lý chất thải ... để giảm thiểu những trở ngại cho du khách trong hành trình.
Xây dựng các phương án du lịch thông minh
Để tác động đến hành vi du lịch của người dân Đà Nẵng nói riêng và du khách nói chung, các
công ty lữ hành, tổ chức du lịch cần thường xuyên tổ chức kết hợp tour, ghép tour nhằm mục đích
giảm thiểu chi phí du lịch cho du khách, tổ chức các sự kiện vui chơi trong suốt chuyến du lịch kết
hợp các dịch vụ bổ trợ/tặng thêm để thu hút du khách sử dụng sản phẩm du lịch của mình. Bên
cạnh đó, cần mở rộng hơn các chương trình du lịch kết hợp hai đến ba địa điểm du lịch trong cùng
chuyến du lịch, đặc biệt là điểm du lịch quốc tế theo xu hướng du lịch của đại đa số du khách hiện
nay.
Thuận tiện và an toàn trong thanh toán trực tuyến
Các vụ tấn công mạng và mất an toàn trong các giao dịch trực tuyến thời gian gần đây phần nào
làm cho người dân khá rụt rè trong việc đặt mua và thanh toán sản phẩm du lịch trực tuyến. Mặc
dù đây là kênh đem lại rất nhiều lợi ích và thuận tiện cho người tiêu dung và tiết kiệm chi phí trung
gian đối với doanh nghiệp, thanh toán trực tuyến đối với ngành du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều hạn
chế. Để tác dộng tích cực đến hành vi mua trực tuyến sản phẩm du lịch của người dân Đà Nẵng,
doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến yếu tố thuận tiện và an toàn trong thanh toán trực tuyến cho
sản phẩm du lịch của mình. Cần đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và huấn luyện nhân viên nhằm
đảm bảo giao dịch an toàn cho du khách góp phần đẩy mạnh doanh số và đảm bảo trải nghiệm mua
hàng tích cực đối với du khách.

Page 14
6. Tài liệu tham khảo
Ben-Akiva, M. E., Ramming, M. S., & Walker, J. L. (1999). Improving behavioral realism of urban
transportation models through explicit treatment of individual’s spatial ability. Presented at the
European Science Foundation/US National Science Foundation Conference on Social Change and
Sustainable Transport, Berkeley, CA.

Chapin Jr., F. S. (1974). Human activity patterns in the city: Things people do in time and in space.
New York, NY: John Wiley & Sons, Inc.

Cục thống kê Đà Nẵng. (2017). Tình hình kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng Quý I năm 2017.
Retrieved from
http://www.cucthongke.danang.gov.vn/TabID/59/CID/2/ItemID/526/default.aspx

Jordan J. Louviere, David A. Hensher, Joffre D. Swait, Wiktor Adamowicz. 2000. Stated Choice
Methods: Analysis and Applications. Cambridge University Press.

Handy, S. (2005). Critical assessment of the literature on the relationships among transportation,
land use, and physical activity. Does the Built Environment Influence Physical Activity? Examining
the Evidence (TRB Special Report 282). Washington, DC: Transportation Research Board.
Retrieved from
http://onlinepubs.trb.org/onlinepubs/archive/downloads/sr282papers/sr282handy.pdf

Handy, S. (2008). Regional transportation planning in the US: An examination of changes in


technical aspects of the planning process in response to changing goals. Transport Policy, 15(2),
113–126.
http://dx.doi.org/10.1016/j.tranpol.2007.10.006

Hägerstrand, T. (1970). What about people in regional science? Papers in Regional Science, 24(1),
6–21.
http://dx.doi.org/10.1007/BF01936872

Maslow, A. H. (1943). A theory of human motivation. Psychological Review, 50(4), 370–396.


Retrieved from http://psychclassics.yorku.ca/Maslow/motivation.htm

Maslow, A. H. (1954). Motivation and personality. New York, NY: Harper & Brothers.

Morgan-Lopez, A. A., & MacKinnon, D. P. (2006). Demonstration and evaluation of a method for
assessing mediated moderation. Behavior Research Methods, 38(1), 77–87.
http://dx.doi.org/10.3758/BF03192752

Muller, D., Judd, C. M., & Yzerbyt, V. Y. (2005). When moderation is mediated and mediation is
moderated. Journal of Personality and Social Psychology, 89(6), 852–863.
http://dx.doi.org/10.1037/0022-3514.89.6.852

Owen, N., Humpel, N., Leslie, E., Bauman, A., & Sallis, J. F. (2004). Understanding
Page 15
environmental influences on walking: Review and research agenda. American
Journal of Preventive Medicine, 27(1), 67–76.
http://dx.doi.org/10.1016/j.amepre.2004.03.006

Patrick Allen Singleton. 2013. A Theory of Travel Decision-Making with Applications for Modeling
Active Travel Demand. Portland State University

Preacher, K. J., Rucker, D. D., & Hayes, A. F. (2007). Addressing moderated mediation hypotheses:
Theory, methods, and prescriptions. Multivariate Behavioral Research, 42(1), 185–227.
http://dx.doi.org/10.1080/00273170701341316

Saelens, B. E., & Handy, S. L. (2008). Built environment correlates of walking: A review. Medicine
and Science in Sports and Sxercise, 40(7 Suppl), S550–S566.
http://dx.doi.org/10.1249/MSS.0b013e31817c67a4
Susan L. Handy, Yan Xing, Theodore J. Buehler. (2010). Factors associated with bicycle ownership
and use: a study of six small U.S. cities. Retrieved from http://dx.doi.org/10.1007/s11116-010-
9269-x
Thu Hoa. (2015). Dân số Đà Nẵng năm 2015 là 1.029.000 người. Retrieved from
http://danangz.vn/dan-so-da-nang-nam-2015-la-1-029-000-nguoi.html

Page 16

View publication stats

You might also like