Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 1, NĂM HỌC 2023-2024

MÔN ĐỊA LÍ 11

I. TRẮC NGHIỆM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI, KHU VỰC MĨ LA TINH, EU
Câu 1: Một trong những biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là
A. trao đổi học sinh, sinh viên thuận lợi giữa nhiều nước.
B. tăng cường hợp tác về văn hóa, văn nghệ và giáo dục.
C. đẩy mạnh hoạt động giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.
D. đầu tư nước ngoài ngày càng mở rộng giữa các nước.
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không thuộc toàn cầu hóa kinh tế?
A. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. B. Thương mại quốc tế phát triển mạnh.
C. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh. D. Các tổ chức liên kết kinh tế ra đời.
Câu 3: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên thế giới thường được thành lập bởi các quốc gia có
A. chung mục tiêu và lợi ích phát triển. B. sự phát triển kinh tế - xã hội đồng đều.
C. tổng thu nhập quốc gia tương tự nhau. D. lịch sử phát triển đất nước giống nhau.
Câu 4. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực chiếm tỉ trọng ngày càng lớn là
A. công nghiệp. B. nông nghiệp. C. dịch vụ. D. lâm nghiệp.
Câu 5. Vai trò to lớn của Tổ chức thương mại thế giới là
A. thúc đẩy tự do hóa thương mại. B. củng cố thị trường chung Nam Mĩ.
C. giải quyết xung đột giữa các nước. D. tăng cường liên kết giữa các khối kinh tế.
Câu 6. Có nhiều nước ở nhiều châu lục tham gia là đặc điểm của tổ chức liên kết kinh tế nào dưới
đây?
A. APEC. B. ASEAN. C. EU. D. NAFTA
Câu 7: Tổ chức liên kết kinh tế có GDP lớn nhất hiện nay là
A. Liên minh châu Âu (EU).
B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).
C. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
D. Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
Câu 8. Mĩ La tinh trải qua các đới khí hậu nào sau đây?
A. Nhiệt đới và cận nhiệt, ôn đới.
B. Cận nhiệt và ôn đới, hàn đới.
C. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới.
D. Nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, hàn đới.
Câu 9: Khu vực Mỹ Latinh có phía đông giáp với
A. Thái Bình Dương. B. Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương. D. Nam Đại Dương.
Câu 10: Tiềm năng tự nhiên lớn nhất ở dãy An-đét là
A. khoáng sản, thủy điện. B. thủy điện, đất trồng.
C. đất trồng, sinh vật. D. sinh vật, khoáng sản.
Câu 11: Mỹ Latinh là khu vực có tỉ lệ dân thành thị
A. rất cao và tăng nhanh. B. rất cao và tăng chậm.
C. khá cao và tăng chậm. D. nhỏ và gia tăng nhanh.
Câu 12. Cơ quan đầu não đứng đầu EU hiện nay là
A. Các ủy ban chính phủ. B. Hội đồng bộ trưởng.
C. Quốc hội Châu Âu. D. Hội đồng Châu Âu.
Câu 13: Mục đích của EU là
A. cùng nhau thúc đẩy phát triển sự thống nhất châu Âu.
B. ngăn chặn nguy cơ xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo.
C. cùng nhau hạn chế các dòng nhập cư trái phép xảy ra.
D. bảo vệ an ninh, phòng chống nguy cơ biến đổi khí hậu.
Câu 14: Tự do di chuyển bao gồm tự do
1
A. cư trú và dịch vụ kiểm toán. B. đi lại, cư trú, dịch vụ vận tải.
C. cư trú, lựa chọn nơi làm việc. D. đi lại, dịch vụ thông tin liên lạc.
ĐÔNG NAM Á
Câu 1: Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á chuyển dịch theo hướng từ nông nghiệp là chủ yếu
sang phát triển công nghiệp và dịch vụ, chủ yếu do tác động của
A. quá trình công nghiệp hóa. B. quá trình đô thị hóa.
C. xu hướng toàn cầu hóa. D. xu hướng khu vực hóa.
Câu 2: Nền nông nghiệp Đông Nam Á có tính chất
A. ôn đới. B. cận nhiệt đới. C. nhiệt đới. D. xích đạo.
Câu 3: Ngành chiếm tỉ trọng lớn về giá trị sản xuất trong cơ cấu nông nghiệp ở nhiều các nước Đông
Nam Á là
A. trồng trọt. B. chăn nuôi. C. dịch vụ. D. thủy sản.
Câu 4. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là
A. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.
B. lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.
C. lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.
D. lúa mì, dừa, cà phê, ca cao, mía.
Câu 5: Điều kiện thuận lợi chủ yếu nhất ở Đông Nam Á để trồng cây lúa nước là
A. nền nhiệt quanh năm cao, nhiều nước, độ ẩm dồi dào; đất phù sa.
B. có hai mùa mưa, khô; đủ nước tưới tiêu, nền nhiệt cao; đất feralit.
C. có một mùa đông lạnh; nền nhiệt cao, đủ nước tưới tiêu; đất phù sa.
D. nền nhiệt quanh năm cao; đất feralit có diện tích rộng, đủ nước tưới.
Câu 6: Các nước ở Đông Nam Á xuất khẩu gạo đứng vào hàng đầu thế giới là
A. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a. B. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.
C. Thái Lan, Việt Nam. D. Việt Nam, Cam-pu-chia.
Câu 7: Nước ở Đông Nam Á đứng đầu về trồng cây hồ tiêu là
A. In-đô-nê-xi-a. B. Ma-lai-xi-a. C. Thái Lan. D. Việt Nam.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Á?
A. Sản phẩm chủ yếu dùng xuất khẩu thu ngoại tệ.
B. Có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu.
C. Có nhiều loại cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới.
D. Tập trung nhiều ở các đồng bằng phù sa đất tốt.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về chăn nuôi của Đông Nam Á?
A. Chăn nuôi đã trở thành ngành chính. B. Đông Nam Á nuôi nhiều gia cầm.
C. Lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng. D. Trâu có nhiều ở nơi trồng lúa nước.
Câu 10: Nhiều nước ở Đông Nam Á phát triển mạnh đánh bắt hải sản, chủ yếu do có
A. nhu cầu thực phẩm lớn. B. vùng biển xung quanh.
C. nhiều ngư trường lớn. D. dân nhiều kinh nghiệm.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp của Đông Nam Á hiện nay?
A. Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh với nước ngoài.
B. Chú trọng nhiều phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
C. Lượng điện tiêu dùng bình quân theo đầu người còn thấp.
D. Công nghiệp chế biến chưa sản xuất được mặt hàng xuất khẩu.
Câu 12. Công nghiệp Đông Nam Á đang phát triển mạnh theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết
nhằm mục đích chính là
A. tận dụng được nguồn lao động dồi dào.
B. xuất khẩu sang chính các nước đó.
C. tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tiếp theo.
D. tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
Câu 13: Điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nhiều nước Đông Nam Á là có
nhiều
A. bãi triều, đầm phá. B. đầm phá, cửa sông,
C. cửa sông; vũng, vịnh. D. vũng, vịnh; bãi triều.
2
Câu 14: Một số ngành công nghiệp đã trở thành thế mạnh của các nước Đông Nam Á là
A. sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.
B. sản xuất và lắp ráp ô tô, máy kéo, thiết bị điện tử.
C. sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử, đóng tàu.
D. sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, chế biến thực phẩm.
Câu 15: Một số sản phẩm công nghiệp của các nước Đông Nam Á đã có được sức cạnh tranh trên thị
trường thế giới chủ yếu là nhờ vào việc
A. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
B. tăng cường công nhân có trình độ kĩ thuật cao.
C. đầu tư vốn để đổi mới nhiều máy móc, thiết bị.
D. liên kết và hợp tác sản xuất giữa các nước.
Câu 16: Công nghiệp của các nước Đông Nam Á trong những thập niên gần đây phát triển tương đối
mạnh là do tác động của
A. quá trình công nghiệp hóa. B. quá trình đô thị hóa.
C. bối cảnh toàn cầu hóa. D. xu hướng khu vực hóa.
Câu 17: Hầu hết các nước Đông Nam Á đều quan tâm đến phát triển giao thông vận tải đường biển,
do
A. có vị trí giáp biển. B. phát triên nội thưomg.
C. vận tải đường bộ yếu. D. có nhiều vũng, vịnh.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Á hiện nay?
A. Hệ thống giao thông mở rộng và tăng thêm.
B. Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.
C. Hệ thống ngân hàng, tín dụng được hiện đại.
D. Hệ thống viễn thông còn rất chậm phát triển.
Câu 19: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là
A. thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, tiến bộ xã hội của các nước.
B. xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, có kinh tế, văn hóa, xã hội phát triên.
C. đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triên.
D. giải quyết nhũng quan hệ giữa ASEAN với các nước, tổ chức quốc tế khác.
Câu 20: Thuận lợi của dân số đông của Đông Nam Á là
A. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng.
B. thị trường tiêu thụ rộng, dễ xuất khẩu lao động.
C. dễ xuất khẩu lao động, phát triển việc đào tạo.
D. phát triển đào tạo, tạo ra được nhiều việc làm.
Câu 21: Ở nhiều nước Đông Nam Á, việc làm là một vấn đề còn gay gắt, nguyên nhân chủ yếu do
A. quy mô dân số lớn, kinh tế còn phát triển chưa cao.
B. kinh tế chậm phát triển, gia tăng tự nhiên còn cao.
C. gia tăng dân số cao, giáo dục đào tạo còn hạn chế.
D. giáo dục đào tạo còn hạn chế, người lao động nhiều.
Câu 22: Vai trò ngày càng tích cực của Việt Nam trong ASEAN không thể hiện chủ yếu ở việc
A. tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực.
B. đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố, nâng cao vị thế ASEAN.
C. tỉ lệ giao dịch thương mại quốc tế với với ASEAN tương đối lớn.
D. thu hút nhiều khách du lịch và vốn đầu tư từ các nước ASEAN.
Câu 23: Thành tựu của ASEAN có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt chính trị là
A. tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
B. nhiều đô thị của một số nước đã đạt trình độ các nước tiên tiến.
C. hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển mạnh theo hướng hiện đại hóa.
D. đời sống nhân dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống nâng cao.
TÂY NAM Á
Câu 1: Nước nào sau đây có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất ở Tây Nam Á?
A. Cô-oét.
B. I-rắc.
3
C. A-rập Xê-út.
D. Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất.
Câu 2: Ngành kinh tế đóng góp chủ yếu trong nền kinh tế khu vực Tây Nam Á là
A. dầu khí. B. trồng trọt. C. chăn nuôi. D. du lịch
Câu 3: Biện pháp chủ yếu để các nước Tây Nam Á tránh phụ thuộc nước ngoài là
A. chuyển dịch đa dạng cơ cấu kinh tế. B. đẩy mạnh sản xuất chuyên môn hóa.
C. tập trung xuất khẩu các khoáng sản. D. đầu tư phát triển các công nghệ cao.
Câu 4: Dầu khí của Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở
A. vùng vịnh Péc-xích. B. ven Địa Trung Hải.
C. hai bên bờ Biển Đỏ. D. tại các hoang mạc.
Câu 5: Cuộc xung đột dai dẳng, khó giải quyết nhất từ trước tới nay ở Tây Nam Á là giữa
A. Iran và Irắc. B. Irắc và Côoét. C. Ixraen và Palextin. D. Ixraen và Libăng.
Câu 6: ở Tây Nam Á, yếu tố tinh thần có ảnh hưởng bao trùm đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị
và xã hội của khu vực là
A. Văn học. B. Nghệ thuật. C. Tôn giáo. D. Bóng đá.
Câu 7: Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?
A. Vị trí địa lý mang tính chiến lược.
B. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có.
C. Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài.
D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Câu 8: Nguyên nhân nào sau đây làm cho Tây Nam Á luôn trở thành “điểm nóng” của thế giới?
A. Xung đột quân sự, sắc tộc, tôn giáo kéo dài. B. Tình trạng cạnh tranh trong sản xuất dầu khí.
C. Khu vực thường xuyên mất mùa, đói kém. D. Điều kiện khí hậu ở đây nóng và khô hơn.
Câu 9: Tây Nam Á là khu vực có
A. tốc độ tăng dân số rất nhỏ. B. gia tăng tự nhiên rất cao.
C. nhiều lao động nước ngoài. D. quy mô dân số già rất lớn.
Câu 10: Vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong phát triển trồng trọt ở Tây Nam Á là
A. giải quyết vấn đề nước tưới. B. tạo giống mới năng suất cao.
C. cải tạo đất trồng tăng độ phì. D. chống xói mòn bạc màu đất.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng về nông nghiệp Tây Nam Á?
A. Một số nước có nông nghiệp là ngành kinh tế chính.
B. Để phát triển nông nghiệp cần đầu tư tưới tiêu nước.
C. Tất cả các nước không cần phải nhập khẩu nông sản.
D. Một số nước xuất quả chà là, lựu, ô liu, thịt cừu, dê.
Câu 12: Khó khăn lớn cho người dân Tây Nam Á không phải là
A. địa hình phổ biến là núi và cao nguyên. B. tình trạng thiếu nguồn nước trong năm.
C. sự hoang mạc hóa ngày càng mở rộng. D. đồng bằng ven biển bị xâm nhập mặn.
HOA KÌ
Câu 1: Vị trí địa lí của Hoa Kỳ nằm ở
A. bán cầu Tây. B. bán cầu Nam.
C. tiếp giáp với Cu Ba. D. tiếp giáp Ấn Độ Duong.
Câu 2: Hoa Kỳ tiếp giáp với
A. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Mê-hi-cô, Ca-na-đa.
B. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Mê-hi-cô, Ca-na-đa.
C. Nam Đại Dương, Thái Bình Dương, Mê-hi-cô, Ca-na-đa.
D. Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Mê-hi-cô, Ca-na-đa.
Câu 3: Kiểu khí hậu phổ biến ở vùng phía Đông và vùng Trung tâm Hoa Kỳ là
A. ôn đới lục địa và hàn đới. B. hoang mạc và ôn đới lục địa.
C. cận nhiệt đới và ôn đới hải dương. D. cận nhiệt đới và cận xích đạo.
Câu 4: Nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển cao không phải do
A. phát triển cao độ nền kinh tế thị trường. B. đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu phát triển.
C. lao động năng suất cao, tiêu dùng nhiều. D. thu hút nhiều nguồn đầu tư nước ngoài.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với giao thông vận tải của Hoa Kỳ hiện nay?
4
A. Mạng lưới đường bộ đến khắp mọi miền.
B. Phương tiện vận tải hiện đại nhất thế giới.
C. Có số lượng sân bay nhiều nhất thế giới.
D. Vận tải đường hàng hải không phát triển.
Câu 6: Lợi ích lớn nhất do người nhập cư mang đến cho Hoa Kì là
A. nguồn lao động có trình độ cao. B. nguồn vốn đầu tư lớn.
C. nền văn hóa đa dạng. D. đa dạng về chủng tộc.
Câu 7: Đặc điểm chủ yếu của ngành Công nghiệp Hoa Kì hiện nay
A. là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.
B. là ngành tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Hoa Kì.
C. tỉ trọng trong GDP có xu hướng tăng lên.
D. khai thác là ngành có giá trị cao nhất trong cơ cấu công nghiệp.
Câu 8: Sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Hoa Kỳ chịu tác động chủ yếu nhất của các
điều kiện về
A. đất đai và khí hậu. B. khí hậu và giống cây.
C. giống cây và thị trường. D. thị trường và lao động.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ DOANH THU DU LỊCH Ở KHU VỰC ĐÔNG
NAM Á GIAI ĐOẠN 2005 – 2019
Năm 2005 2010 2015 2019
Số lượt khách du lịch đến (Triệu lượt người) 49.3 70.4 104.2 138.5
Doanh thu du lịch (Tỉ USD) 33.8 68.5 108.5 147.6
(Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới, 2022)
a) Nhận xét về tình hình du lịch của khu vực Đông Nam Á từ bảng số liệu trên?
b) Giải thích về sự phát triển hoạt động du lịch ở khu vực Đông Nam Á?
Câu 2. Cho bảng số liệu:
GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA HOA KÌ QUA CÁC NĂM
Năm 2015 2017 2019 2020
GDP/người (Đô la 56863 60110 65280 63592
Mỹ)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021)
a. Dựa vào bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ thể hiện GDP/người của Hoa Kì qua các năm trên.
b. Nhận xét và giải thích GDP bình quân đầu người của Hoa Kì qua các năm.
Câu 3. Cho bảng số liệu :
Cơ cấu GDP của Hoa Kỳ năm 2000 và năm 2020
(Đơn vị: %)
Năm 2000 2020
GDP
Nông nghiệp, lâm nghiệp, 1,2 1,1
thuỷ sản
Công nghiệp, xây dựng 22,5 18,4
Dịch vụ 72,8 80,1
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản 3,5 0,4
phẩm
a. Vẽ biểu đồ thể hiện Cơ cấu GDP của Hoa Kỳ năm 2000 và năm 2020.
b. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ.
Câu 4. Chứng minh nhận định sau: Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành kinh tế có ảnh hưởng lớn
đến kinh tế, xã hội, chính trị ở khu vực Tây Nam Á?

5
Câu 5. Vì sao ngành nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản của khu vực Đông Nam Á đang được phát triển
mạnh?
Câu 6. Cho biết những biểu hiện để chứng tỏ Hoa Kỳ có nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nguyên nhân
nào làm cho Hoa Kỳ trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới?

You might also like