Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

PHIẾU BÀI LUYỆN TẬP THÁNG 11

(BAI00.CPP) .................................................................................................................................................. 1
(BAI11.CPP) .................................................................................................................................................. 2
(BAI12.CPP) .................................................................................................................................................. 2
(BAI13.CPP) .................................................................................................................................................. 2
(BAI14.CPP) .................................................................................................................................................. 2
(BAI21.CPP) .................................................................................................................................................. 3
(BAI22.CPP) .................................................................................................................................................. 3
(BAI23.CPP) .................................................................................................................................................. 4
(BAI24.CPP) .................................................................................................................................................. 4
(BAI31.CPP) .................................................................................................................................................. 4
(BAI32.CPP) .................................................................................................................................................. 5
(BAI33.CPP) .................................................................................................................................................. 5
(BAI34.CPP) .................................................................................................................................................. 6
(BAI51.CPP) .................................................................................................................................................. 6
(BAI52.CPP) .................................................................................................................................................. 7
(BAI53.CPP) .................................................................................................................................................. 7
(BAI54.CPP) .................................................................................................................................................. 8

(BAI00.CPP)
Cho một đoạn đường AB độ dài 𝑆, một người xuất phát từ A với vận tốc không đổi là x, một
người xuất phát từ B với vận tốc không đổi là y. Trên đường có 1 cột mốc đặt ở vị trí 𝐶. Biết
rằng khoảng cách từ A đến C là 𝐿. Biết rằng cả hai người xuất phát cùng thời điểm, hỏi
người nào đến được cột mốc C trước?
Dữ liệu: Vào từ thiết bị nhập chuẩn gồm 4 số nguyên dương 𝑆, 𝑥, 𝑦, 𝐿 (1 ≤ 𝐿 ≤ 𝑆 < 1018 , 1 ≤
𝑥, 𝑦 ≤ 109 ).
Kết quả: Ghi ra thiết bị xuất chuẩn:
• Kí tự A nếu người đi từ A đến cột mốc trước
• Kí tự B nếu người đi từ B đến cột mốc trước
• In ra AB nếu cả hai đến C cùng lúc
Ví dụ:
Sample Input Sample Output
18 6 1 5 A

(BAI11.CPP)
Cho hai số nguyên 𝑎 và 𝑏. Gọi 𝑛 là bội chung nhỏ nhất của 𝑎 và 𝑏.
Yêu cầu: Bạn hãy cho biết 𝑛 có bao nhiêu chữ số?
Dữ liệu: Vào từ thiết bị nhập chuẩn gồm hai số nguyên dương 𝑎, 𝑏 (0 ≤ 𝑎, 𝑏 ≤ 109 ).
Kết quả: Ghi ra thiết bị xuất chuẩn một số duy nhất là số chữ số của 𝑛
Ví dụ:
Sample Input Sample Output
8 11 2

(BAI12.CPP)
Cho hai số a và b. Gọi 𝑛 ước chung lớn nhất của 𝑎 và 𝑏.
Yêu cầu: Bạn hãy cho biết 𝑛 có bao nhiêu chữ số?
Dữ liệu: Vào từ thiết bị nhập chuẩn gồm hai số nguyên dương 𝑎, 𝑏 (0 ≤ 𝑎, 𝑏 ≤ 109 ).
Kết quả: Ghi ra thiết bị xuất chuẩn một số duy nhất là số chữ số của 𝑛
Ví dụ:
Sample Input Sample Output
8 18 1

(BAI13.CPP)
Cho hai số nguyên 𝑎 và 𝑏. Gọi 𝑛 là bội chung nhỏ nhất của 𝑎 và 𝑏.
Yêu cầu: Bạn hãy cho biết chữ số đầu tiên (trái nhất) của 𝑛?
Dữ liệu: Vào từ thiết bị nhập chuẩn gồm hai số nguyên dương 𝑎, 𝑏 (0 ≤ 𝑎, 𝑏 ≤ 109 ).
Kết quả: Ghi ra thiết bị xuất chuẩn một số duy nhất là số chữ số của 𝑛
Sample Input Sample Output
8 6 2

(BAI14.CPP)
Cho hai số nguyên a và b. Gọi 𝑛 là ước chung lớn nhất của 𝑎 và 𝑏.
Yêu cầu: Bạn hãy cho biết chữ số đầu tiên (trái nhất) của 𝑛?
Dữ liệu: Vào từ thiết bị nhập chuẩn gồm hai số nguyên dương 𝑎, 𝑏 (0 ≤ 𝑎, 𝑏 ≤ 109 ).
Kết quả: Ghi ra thiết bị xuất chuẩn một số duy nhất là kết quả của bài toán.

Sample Input Sample Output


8 11 1

(BAI21.CPP)
Cho 4 số nguyên dương 𝐿, 𝐻, 𝑎, 𝑏. Hãy cho biết có bao nhiêu số chia hết cho cả a và b trong
đoạn [𝐿, 𝐻].
Dữ liệu: Vào từ thiết bị nhập chuẩn gồm 4 số nguyên dương 𝐿, 𝐻, 𝑎, 𝑏 (1 ≤ 𝐿, 𝐻 ≤ 1018 , 1 ≤
𝑎, 𝑏 ≤ 109 ).
Kết quả: Ghi ra thiết bị xuất chuẩn một số duy nhất là kết quả của bài toán.
Ví dụ:
Sample Input Sample Output
8 19 2 3 2

(BAI22.CPP)
Cho 4 số nguyên dương 𝐿, 𝐻, 𝑎, 𝑏. Hãy cho biết có bao nhiêu số chia hết cho a nhưng không
chia hết cho b trong đoạn [𝐿, 𝐻]?
Dữ liệu: Vào từ thiết bị nhập chuẩn gồm 4 số nguyên dương 𝐿, 𝐻, 𝑎, 𝑏 (1 ≤ 𝐿, 𝐻 ≤ 1018 , 1 ≤
𝑎, 𝑏 ≤ 109 ).
Kết quả: Ghi ra thiết bị xuất chuẩn một số duy nhất là kết quả của bài toán.
Ví dụ:
Sample Input Sample Output
8 19 2 3 4
(BAI23.CPP)
Cho 4 số nguyên dương 𝐿, 𝐻, 𝑎, 𝑏. Hãy cho biết có bao nhiêu số chia hết cho 𝑎 hoặc 𝑏 nhưng
không đồng thời chia hết cho 𝑎 và 𝑏 trong đoạn [L, H]
Dữ liệu: Vào từ thiết bị nhập chuẩn gồm 4 số nguyên dương 𝐿, 𝐻, 𝑎, 𝑏 (1 ≤ 𝐿, 𝐻 ≤ 1018 , 1 ≤
𝑎, 𝑏 ≤ 109 ).
Kết quả: Ghi ra thiết bị xuất chuẩn một số duy nhất là kết quả của bài toán.
Ví dụ:
Sample Input Sample Output
8 19 2 3 6

(BAI24.CPP)
Cho 5 số nguyên dương 𝐿, 𝐻, 𝑎, 𝑏, 𝑐. Hãy cho biết có bao nhiêu số chia hết cho cả ba số a, b
và c trong đoạn [L, H].
Dữ liệu: Vào từ thiết bị nhập chuẩn gồm 5 số nguyên dương 𝐿, 𝐻, 𝑎, 𝑏, 𝑐 (1 ≤ 𝐿, 𝐻 ≤
1018 , 1 ≤ 𝑎, 𝑏, 𝑐 ≤ 109 ).
Kết quả: Ghi ra thiết bị xuất chuẩn một số duy nhất là kết quả của bài toán.
Ví dụ:
Sample Input Sample Output
8 19 1 2 3 2

(BAI31.CPP)
Cho hai số nguyên a, b viết ở hệ thập phân. Ta biết rằng, để thực hiện phép tính 𝑎 + 𝑏 cần
thực hiện các phép tính từ hàng đơn vị của chúng. Ví dụ: 𝑎 = 1234, 𝑏 = 5678 thì 𝑎 + 𝑏 =
6912. Khi thực hiện phép cộng này ở hàng đơn vị 8 + 4 = 12 (viết 2 nhớ 1) ta gọi là phép
cộng có nhớ. Dễ thấy 1234 + 5678 có hai phép cộng có nhớ như vậy.
Yêu cầu: Cho hai số 𝑎, 𝑏 . Bạn hãy cho biết trong phép tính 𝑎 + 𝑏 có bao nhiêu phép tính có
nhớ như vậy?
Dữ liệu: Vào từ thiết bị nhập chuẩn gồm hai số nguyên dương 𝑎, 𝑏 (|𝑎|, |𝑏| ≤ 1018 ).
Kết quả: Ghi ra thiết bị xuất chuẩn một số duy nhất là kết quả của bài toán
Ví dụ:
Sample Input Sample Output
8 18 1
1234 5678 2

(BAI32.CPP)
Cho hai số nguyên dương 𝑎, 𝑏. Ta gọi b là phần số sau cùng của 𝑎 nếu 𝑏 được tạo ra từ 𝑎
bằng cách xóa đi một số chữ số từ bên trái của 𝑎 thì thu được 𝑏. Ví dụ: 𝑎 = 512 thì phần số
sau cùng của 𝑎 có thể là 2, 12, hoặc 512.
Yêu cầu: Cho hai số 𝑎 và 𝑏. Hãy cho biết 𝑏 có phải là phần số sau cùng của a hay không?
Ví dụ: 𝑎 = 5123, 𝑏 = 123 thì 𝑏 là phần số sau cùng của a, nhưng nếu 𝑏 = 132 thì 𝑏
không là phần số sau cùng của 𝑎
Dữ liệu: Vào từ thiết bị nhập chuẩn:

• Dòng đầu tiên là số 𝑛 (𝑛 ≤ 105 )


• 𝑛 dòng tiếp theo, mỗi dòng gồm hai số nguyên dương 𝑎, 𝑏 (|𝑎|, |𝑏| ≤ 1018 ).
Kết quả: Ghi ra thiết bị xuất chuẩn 𝑛 dòng tương ứng với mỗi cặp a, b, hãy in ra YES/NO
tương ứng b có là phần số sau cùng của 𝑎 hay không?
Ví dụ:
Sample Input Sample Output
3 NO
8 18 YES
512 12 NO
45678 5618

(BAI33.CPP)
Cho số nguyên dương 𝑛. Khi phân tích 𝑛 thành tích các thừa số nguyên tố ta được các thừa
số 𝑑1 , 𝑑2 , … , 𝑑𝑚 . Trong cách phân tích 𝑛 thành tích các thừa số nguyên tố. Hãy cho biết thừa
số thứ k là số mấy? Nếu không tồn tại thừa số thứ k hãy ghi ra -1.
Dữ liệu: Vào từ thiết bị nhập chuẩn gồm hai số nguyên dương 𝑛, 𝑘 (0 < 𝑛 ≤ 1014 )

Kết quả: Ghi ra thiết bị xuất chuẩn gồm 1 số duy nhất là thừa số thứ 𝑘 bạn tìm được

Ví dụ:

Sample Input Sample Output


16 2 2
25 1 5
36 9 -1

(BAI34.CPP)
Cho số nguyên 𝑛. Hãy phân tích 𝑛 thành tích các thừa số nguyên tố?

Ví dụ: 𝑛 = 36 → 𝑛 = 2 × 2 × 3 × 3. Khi đó có 2 thừa số 2 và 2 thừa số 3 trong cách phân


tích trên.

Dữ liệu: vào từ thiết bị nhập chuẩn gồm 1 số nguyên dương 𝑛 (𝑛 ≤ 1014 ).

Kết quả: Ghi ra thiết bị xuất chuẩn gồm các ước nguyên tố xếp từ nhỏ đến lớn của 𝑛 cùng số
lần xuất hiện của thừa số đó trong cách phân tích tìm được.

Ví dụ:

Sample Input Sample Output


16 2 4
25 5 2
36 2 2
3 2

(BAI51.CPP)
Học sinh lớp tin phàn nàn với giáo sư X rằng họ lập trình hay bị lỗi là do bị thiếu muối trong
bữa ăn hàng ngày. Mặc dù không tin vào điều đó nhưng giáo sư X vẫn cố gắng đi mua nước
muối cho học sinh uống nhằm tạo tâm lý thoải mái trước giờ kiểm tra.
Cửa hàng có bán các bình nước muối đầy với dung tích như nhau chia làm hai loại: Bình
loại A có độ mặn 𝑎 và bình loại B có độ mặn 𝑏 (độ mặn trong một bình được tính bằng khối
lượng NaCl hòa tan trong bình đo bằng attogram = 10-18 gram). Tuy nhiên lũ học sinh lại
cho rằng phải uống bình có độ mặn 𝑐 thì mới có tác dụng cho việc gỡ rối … Dù cũng chẳng
tin vào điều đó và không có dụng cụ đo đạc gì trong tay, giáo sư X vẫn muốn tạo ra những
bình nước muối với độ mặn 𝑐 bằng cách mua một số bình nước muối ở cửa hàng, đổ hết vào
một thùng chứa lớn để hòa tan chúng rồi san lại vào các bình.
Ví dụ nếu cửa hàng có bán hai loại bình với độ mặn 𝑎 = 1 và 𝑏 = 10, học sinh muốn uống
nước muối với độ mặn 𝑐 = 8. Giáo sư X có thể mua 2 bình loại A và 7 bình loại B trộn lại rồi
san vào 9 bình đã mua.
Yêu cầu: Hãy cho biết số bình nước muối ít nhất phải mua để pha chế được các bình có độ
mặn 𝑐
Dữ liệu: Vào từ thiết bị nhập chuẩn ba số nguyên dương 𝑎, 𝑏, 𝑐 ≤ 1018 cách nhau bởi dấu
cách
Kết quả: Ghi ra thiết bị xuất chuẩn
Nếu không tồn tại cách pha chế để được các bình độ mặn 𝑐, ghi ra số 0
Nếu có tồn tại cách pha chế để được các bình độ mặn 𝑐, ghi ra một số nguyên dương là số
bình nước muối ít nhất phải mua
Ví dụ

Sample Input Sample Output


1 10 8 9
8 9 8 1
1 2 100 0
8 4 6 2

(BAI52.CPP)
𝑥 𝑧
Một phân số 𝑦 được gọi là ước của phân số 𝑡 nếu tồn tại một số nguyên 𝑞 ∈ ℤ để:

𝑥 𝑧
𝑞× =
𝑦 𝑡
𝑎 𝑐 𝑒 𝑎 𝑐
Cho hai phân số 𝑏 và 𝑑, tìm phân số tối giản 𝑓 có giá trị lớn nhất là ước của cả 𝑏 và 𝑑.

Dữ liệu: Vào từ thiết bị nhập chuẩn 4 số nguyên dương 𝑎, 𝑏, 𝑐, 𝑑 ≤ 109 cách nhau bởi dấu
cách
Kết quả: Ghi ra thiết bị xuất chuẩn hai số nguyên 𝑒, 𝑓 trên một dòng
Ví dụ
Sample Input Sample Output
1 2 1 3 1 6
2 4 6 8 1 4

(BAI53.CPP)
Cho số nguyên dương 𝑛, người ta viết liền nhau các số nguyên liên tiếp từ 1 tới 𝑛 trong hệ
thập phân để tạo ra một dãy chữ số.
Nếu coi dãy chữ số viết ra là biểu diễn thập phân của một số nguyên 𝑥 hay cho biết số dư
của phép chia 𝑥 cho 𝑚.
Ví dụ với 𝑛 = 11, 𝑚 = 9, số 𝑥 là 1234567891011, số dư của 𝑥 khi chia cho 9 bằng 3
Dữ liệu: Vào từ thiết bị nhập chuẩn hai số nguyên dương 𝑛, 𝑚 ≤ 106
Kết quả: Ghi ra thiết bị xuất chuẩn một số nguyên duy nhất là kết quả tìm được
Ví dụ
Sample Input Sample Output
11 9 3

(BAI54.CPP)
Học sinh lớp tin phàn nàn với giáo sư X rằng họ lập trình hay bị lỗi là do bị thiếu muối trong
bữa ăn hàng ngày. Mặc dù không tin vào điều đó nhưng giáo sư X vẫn cố gắng đi mua nước
muối cho học sinh uống nhằm tạo tâm lý thoải mái trước giờ kiểm tra.
Cửa hàng có bán các bình nước muối đầy với dung tích như nhau chia làm hai loại: Bình
loại A có độ mặn 𝑎 và bình loại B có độ mặn 𝑏 (độ mặn trong một bình được tính bằng khối
lượng NaCl hòa tan trong bình đo bằng attogram = 10-18 gram). Tuy nhiên lũ học sinh lại
cho rằng phải uống bình có độ mặn 𝑐 thì mới có tác dụng cho việc gỡ rối … Dù cũng chẳng
tin vào điều đó và không có dụng cụ đo đạc gì trong tay, giáo sư X vẫn muốn tạo ra những
bình nước muối với độ mặn 𝑐 bằng cách mua một số bình nước muối ở cửa hàng, đổ hết vào
một thùng chứa lớn để hòa tan chúng rồi san lại vào các bình.
Ví dụ nếu cửa hàng có bán hai loại bình với độ mặn 𝑎 = 1 và 𝑏 = 10, học sinh muốn uống
nước muối với độ mặn 𝑐 = 8. Giáo sư X có thể mua 2 bình loại A và 7 bình loại B trộn lại rồi
san vào 9 bình đã mua.
Yêu cầu: Hãy cho biết số bình nước muối ít nhất phải mua để pha chế được các bình có độ
mặn 𝑐
Dữ liệu: Vào từ thiết bị nhập chuẩn ba số nguyên dương 𝑎, 𝑏, 𝑐 ≤ 1018 cách nhau bởi dấu
cách
Kết quả: Ghi ra thiết bị xuất chuẩn
Nếu không tồn tại cách pha chế để được các bình độ mặn 𝑐, ghi ra số 0
Nếu có tồn tại cách pha chế để được các bình độ mặn 𝑐, ghi ra một số nguyên dương là số
bình nước muối ít nhất phải mua
Ví dụ

Sample Input Sample Output


1 10 8 9
8 9 8 1
1 2 100 0
8 4 6 2

You might also like