Cach Hoan Chinh Luan Van Word 2010 Version Sept-2015

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

-- 1/24 --

CÁCH HOÀN CHỈNH MỘT LUẬN VĂN


Soạn bởi: Huỳnh Lời, Email: huynhloi_qn@yahoo.com
Tháng 9-2015
(Tài liệu phổ biến cho các sinh viên, học viên, càng rộng rãi càng tốt)
Nội dung gồm có:
1. Một số lưu ý
2. Tìm tài liệu trên mạng
3. Cách ghi tài liệu tham khảo theo quy định của Bộ Giáo dục
4. Cấu trúc một bài luận văn
5. Tạo dàn bài cho một luận văn
6. Tạo kiểu và định dạng cho chú thích Bảng, Hình, Sơ đồ, Đồ thị…
7. Trích dẫn tài liệu tham khảo bằng Cross reference (có thể dùng Endnote X6)
8. Tạo liên kết cho trích dẫn hình, bảng…
9. Tạo Mục lục, Danh mục hình, Bảng biểu…
10. Xử lý hình ảnh trong Word
11. Sửa bài đã viết bằng Comment và Track changes
12. Trích dẫn tài liệu bằng phần mềm Endnote X6
13. Xử lý hình ảnh trong Photoshop
14. Cách làm PowerPoint đơn giản
15. Phân tích và vẽ đồ thị phương trình tuyến tính trong Excel
16. Mẹo vặt
1. Một số lưu ý
 Tiết kiệm giấy in, mực in: sản xuất giấy gây ô nhiễm môi trường (NaOH, chlorine), tốn gỗ rừng,
 Cách lưu tập tin: lưu theo ngày, tháng bạn làm, ví dụ hôm nay ngày 14 tháng 7 bạn lưu với tên
Luanvan_1407, ngày hôm sau (hay đổi nơi lưu), bạn Save as thành Luanvan_1507. Khi kết thúc
bạn đặt tên Luanvan_cuoicung và đem in. Tránh trường hợp lưu tên “luận văn_mới” rồi “luận
văn_new”…một thời gian sau không biết cái nào mới, cũ. Bạn nên lưu vào hộp mail hay dropbox để
tránh mất và có thể tiếp tục chỉnh sửa ở bất kỳ nơi đâu.
 Cài phần mềm diệt vi rút đủ mạnh cho máy tính của bạn. Nên cài Windows bản quyền (phần chống
virus miễn phí).
 Nên trích dẫn tài liệu bằng Endnote vừa nhanh và vừa quản lý được thư viện.
2. Tìm tài liệu trên mạng
 Tìm trên google
Bạn gõ từ khóa và thêm chữ filetype:pdf sẽ có những bài báo khoa học, nếu cần tìm sâu hơn bạn cần từ
khóa chuyên biệt hơn và bạn dùng dấu “” để tìm chính xác cụm từ khóa.
Ví dụ bạn tìm Artemisia vulgaris bạn gõ vào google như sau: artemisia vulgaris filetype:pdf bạn có
162,000 kết quả, nhưng bạn gõ “artemisia vulgaris” filetype:pdf để tìm chính xác cụm từ này thì chỉ có
80,900 kết quả.
-- 2/24 --

Kết quả khi có dấu “”:

Bạn nhấp vào “Scholarly articles for “….” hay “những bài học thuật…” Sẽ có nhiều bài trên google
scholar, rất có giá trị.
 Tìm trên Pubmed (thư viện quốc gia của Mỹ)
Bạn gõ pubmed.com và gõ từ khóa, trên này nhiều bài phải mua, nhưng cũng có bài miễn phí

 Tìm trên sciencedirect.com


-- 3/24 --
Trên này hầu hết đòi tiền, bài nào miễn phí thì bên phải bài báo có hình vuông màu xanh.

Những trang web có giá trị tham khảo khác là những trang có đuôi tên miền là .int (quốc tế) vd who.int;
.edu (các tổ chức giáo dục), .org (tổ chức quốc tế vd fao.org), các tên miền quốc gia, j-stage (Nhật,
nhiều tài liệu free), Springerlink, Scopus, Wiley. Tiếng việt thì có db.vista.gov.vn.
3. Cách ghi tài liệu tham khảo theo quy định của Bộ Giáo dục
 Tài liệu tiếng việt và tiếng nước ngoài để riêng, đánh số liên tục (xem cách làm trong Endnote).
 Sách: Tác giả (năm), Tên sách (in nghiêng), Nhà xuất bản, Nơi xuất bản, trang tham khảo
VD: Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam, NXB Y học, Hà nội, trang 35.
 Tạp chí: Tác giả (năm), “Tựa bài báo”, Tên tạp chí (in nghiêng), Tập (Vol.), Số (No), tr. (p.)..
VD: Nguyễn Quan Tài (2011), “Nghiên cứu cây Lạc tiên”, Tạp chí Dược liệu, tập 16, số 2, tr. 20-25.
Angelina Jolie (2009), “Study on chemical constituents of S. rotunda”, Phytochemistry, 10, 4,
pp.110-119.
 Luận văn, luận án:
Dương Thường Trực (2010), “Nghiên cứu tác dụng cây Dâm dương hoắc”, Khóa luận tốt nghiệp
dược sĩ đại học, Khoa Dược, ĐHYD TpHCM, tr.35-36.
Trần Tuất (2011), “Nghiên cứu cây Chó đẻ”, Luận án tiến sĩ dược học, ĐHYD TpHCM, tr.11-12.
 Trang web: Tác giả (Năm), Tiêu đề, đường dẫn (ngày truy cập).
4. Cấu trúc một bài luận văn
Trong bài luận văn, mục lớn nhất là mục (chương) 1.; 2.; …là tiêu đề 1 (Heading 1), tiểu mục 1.1.; 1.2.;
2.1.; …là tiêu đề 2 (Heading 2), tương tự 1.1.1.; 2.1.1…là Heading 3, v.v…, bạn nên làm tới Heading 4
thôi, cấp nhỏ hơn nữa bạn dùng dấu gạch (bullet), và trong luận văn bạn không nên dùng ký tự La mã
để làm mục (I, II…), và các chữ a), b)..làm tiểu mục. Ngoài phần tiêu đề bạn có phần thân bài (Body
Text) gồm các đọan văn (paragraph).
Luận văn khoa học thường bao gồm:
1. Đặt vấn đề
2. Tổng quan tài liệu
3. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
4. Kết quả và bàn luận
5. Kết luận và đề nghị
6. Tài liệu tham khảo
-- 4/24 --
5. Tạo dàn bài cho một luận văn
Bạn tạo các phần (section) cho tài liệu bằng cách mở Microsoft word 2010 (2007), chọn Page layout –
breaks – Section breaks – Next page. Bạn làm thêm 2 lần nữa như vậy bạn có 4 phần (section). Ở
trang đầu (section 1) bạn dùng để làm bìa ngoài, bìa lót và lời cám ơn, vậy bạn cần có 3 trang, bạn có
thể dùng phím Ctr+Enter hay Page layout – Breaks – Page, ờ section này bạn không đánh dấu trang.
Section 2 bạn dùng để làm mục lục, danh mục hình ảnh, danh mục bảng, sơ đồ …và được đánh dấu
trang là i, ii, iii,…Section 3 là nội dung luận văn và đánh dấu trang là 1, 2, 3…và section cuối là phụ
lục. Bạn vào View – Draft để xem các section và muốn bỏ các section, bạn để con nháy vào chữ
section và bấm Delete.

Để đánh số trang như vậy, bạn vào nhấp đôi vào ở dưới trang và bạn thấy Header and Footer hiện ra, ở
section 2 bạn chọn Page number – Bottom of page, tiếp đó chọn Page number – chọn Number
format là i, ii, iii… và Start at i, bạn cắt nối với section trước bằng cách nhấp vào Link to previous. Sau
đó bạn di chuyển lên section 1 và delete đánh số trang đi. Để đánh số trang 1, 2, 3 ..cho section 3, bạn
làm tương tự như cắt nối, chọn 1,2,3 và Start at 1.
-- 5/24 --
Bạn tạo outline bao gồm Đặt vấn đề, chương 1, 2,..cho bài luận văn như sau:
Ở section 3 (có đánh số trang là 1, 2, 3…) Bạn để con nháy vào chữ Đặt vấn đề và bấm vào Home -
Heading 1, Tổng quan tài liệu, Nguyên liệu và phương pháp, Kết quả và bàn luận, kết luận và đề nghị
đều thuộc Heading 1, để có chữ chương trước các mục bạn chọn vào numbering và chọn Define
number format, trong panel này trước số 1 bạn đánh chữ Chương.

Để tiếp tục cho Chương 2, bạn để con nháy ở Chương 1 nhấp vào Home – Format painter (biểu
tượng có hình cái chổi) và nhấp vào dòng Nguyên liệu và phương pháp, tương tự cho Chương 3, 4…
Tiểu mục dưới chương 1 như “1.1. Tổng quan về thực vật học” hay “2.1. Nguyên liệu” thuộc Heading 2
và “1.1.1. Phân loại thực vật” và “3.1.1. Kết quả soi bôt” thuộc Heading 3…tương tự cho Heading 4 và
bạn chỉ làm tới Heading này mà thôi. Phần paragraph không thuộc tiểu mục là body text nó thuộc
Normal. Để xem outline bạn chọn View – Nevigation pane (Document map), outline sẽ hiện ra bên trái
màn hình, nếu nó có khoảng trắng là do lỗi heading format, bạn bấm vào đó và bấm Normal hay delete
khoảng trắng đó đi.
-- 6/24 --

Trong tài liệu, bạn cần có 1 trang quay ngang, bạn chia trang đó thành 1 section riêng và chọn Page
layout, chọn Page setup và chọn Landscape và Apply to: this section.

Để định dạng cho các heading hay normal bạn nhắp chuột phải lên heading hay normal rồi chọn Modify,
bạn chỉnh sửa font, size, canh dòng…

Ví dụ để định dạng cho Heading 1, bạn chọn Font (quy định là Times New Roman), cỡ chữ (mặc định là
16), chọn Format  Paragraph, chọn spacing before 6pt và after 6pt, giãn dòng line spacing là
-- 7/24 --
single hoặc 1.5 tùy ý, chọn add to template, xong OK. Riêng phần Normal bạn có thể tạo một phần riêng
cho bạn với tên là Bodytext như sau:
Trong Styles, bạn bấm vào Normal và mở rộng nó ra, chọn Apply styles, Style name bạn sửa là
BodyText, chọn New, chọn Modify và chỉnh sửa font, paragraph, size, canh dòng justify…theo ý bạn ví
dụ chọn font size 13, times new roman, cách dòng 1.25, paragraph cách nhau 6 pt, không nên thụt đầu
dòng vào (indent) và chọn canh đều (justify). Khi gặp 1 paragraph nào bất kỳ bạn chỉ cần bấm vào chữ
BodyText trên styles là nó sẽ theo khuôn phép của bạn. Bạn cũng có thể áp dụng cách này cho
Heading 1 sửa thành Chương, Heading 2 thành TieuMuc1, …

6. Tạo kiểu và định dạng cho chú thích Bảng, Hình, Sơ đồ, Đồ thị…
Khi bạn viết ghi chú cho bảng bạn để con trỏ lên đầu bảng, vào References -> Insert Caption, panel
hiện ra như dưới đây:

Bạn vào mục New Label, đánh chữ Bảng (có bỏ dấu tiếng Việt), OK. Nếu bạn đánh dấu bảng theo
chương (chương là heading 1 phải được đánh số tự động) thì nhấp vào mục Numbering chọn Format
là 1,2,3,.., đánh dấu vào mục Include chapter number, Chapter starts with style chọn heading 1, Use
separator chọn . (period), OK, OK.
-- 8/24 --

Lúc này sẽ hiện ra Bảng 1.1, bạn ghi tiếp ghi chú (VD: Bảng 1.1. Hàm lượng Alkaloid của các loài thuộc
chi Stephania), các số 1 sau chữ Bảng có màu đen dạng hyperlink. Khi đó trên cửa sổ hiện hành của
Style and Formating có chữ Caption, bạn nhắp chuột phải tại đây và chọn Modify theo ý bạn (font:
arial để phân biệt với font của bài, size: 10, chọn canh giữa..). Khi gặp một bảng mới bạn cũng vào
References -> Insert Caption, chọn Bảng.
Bạn cũng làm tương tự cho Hình (Insert Caption  New Label: Hình; Numbering…) và Đồ thị.
Bảng, Hình,… sẽ đánh số tự động khi bạn chọn Ctrl+A và nhắp chuột phải chọn Update Field 
Update entire table.
7. Trích dẫn tài liệu tham khảo bằng Cross reference (có thể dùng Endnote X6)
Trước khi link cho tài liệu tham khảo, bạn phải có danh sách tài liệu tham khảo ở cuối luận văn, danh
sách này phải được đánh số thứ tự tự động (Numbering) bằng Home -> Numbering
Vd Bạn có list tài liệu tham khảo sau:
1. Đỗ Tất Lợi (2004), Cây thuốc và vị thuốc Việt nam, NXB Y Học, Hà nội
2. Võ Văn Chi (2007), Sách tra cứu tên cây cỏ Việt nam, NXB Giáo dục
3. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt nam, Tập I, NXB Trẻ, TpHCM
Khi bạn tham khảo tài liệu 1 (Đỗ Tất Lợi) ở đọan văn nào, bạn mở dấu móc vuông ([) ngay ở đó, chọn
References  Cross-reference, danh sách tài liệu tham khảo hiện ra, chọn 1 (Đỗ Tất Lợi), Insert,
Close. Tương tự cho các tài liệu còn lại. Sau đó bạn muốn sắp xếp theo alphabet (theo họ, nếu theo tên
phải đưa tên ra trước) rồi chọn tất cả danh sách, chọn Home  Sort thì tài liệu được sắp lại, sau đó
chọn tất cả tài liệu bằng Ctrl+A, nhắp chuột phải, chọn Update field thì phần link bên trên sẽ thay đổi
theo sự sắp xếp alphabet. Nếu bạn sắp theo thứ tự tham khảo thì không cần sort.
-- 9/24 --
Chú ý: Bạn không nên chen ngang tài liệu tham khảo vào giữa mà cứ làm nối tiếp, bạn đã có lệnh Sort,
nên cứ yên tâm.
8. Tạo liên kết cho trích dẫn hình, bảng…
Trong bài viết bạn có những Hình, Bảng, hay tác giả trong tài liệu tham khảo cần trích dẫn vào bài ví dụ:
Tình hình giá vàng thế giới theo Bảng 1.1 và Đồ thị 2.1 …điều này đã được các tác giả nêu rồi (Angel
et al. 2007)
Các Bảng, Hình, …được đưa vào khi có sự thay đổi số thì tự động trong trích dẫn này thay đổi theo,
bạn làm như sau:
References -> cross-reference, mục Reference type bạn chọn Bảng, mục Insert reference to chọn
Only label and Number.

9. Tạo Mục lục, Danh mục hình, Bảng biểu…


Tạo Mục lục
Ở section 2 (có đánh số trang là i, ii, iii), chọn References  Insert table of Content

From template (cỡ chữ thay đổi theo Heading), Show levels: thường tới Heading 3, chọn Modify 
Modify, để định dạng kiểu chữ, size…cho mục lục, TOC cho headng 1, TOC 2 cho heading 2, và TOC 3
cho heading 3, bạn cần cập nhật bằng Ctrl+A, nhấp chuột phải, chọn Update field  Update entire
table.
Tạo Danh mục Bảng, Hình, Sơ đồ…
References  Table of Figures , Caption lebel: chọn Bảng, Hình hay đồ thị.
-- 10/24 --
10. Xử lý hình ảnh trong Word
Để khỏi nhảy lung tung, hình được đưa vào trong một Table, bạn nên chèn hình bằng lệnh Insert 
Picture  From file, nếu bạn Copy 1 tấm hình nào đó nhúng vào mà bị nhảy, bạn Paste hình đó vào
Photoshop hay Paint (khởi động bằng Start  Programs  Accessories  Paint) lưu tên lại rồi Insert
Picture như trên.
Để tránh hình “trôi theo dòng đời” nhấp vào hình, chọn Format Picture  Layout  In the line with
text nếu muốn hình riêng một cõi hay Square nếu có chữ vây quanh hình. Nên để hình vào 1 bảng nếu
có nhiều hình để khỏi nhảy lung tung, sau đó bỏ line trong bảng.
Hình nên chọn canh giữa tài liệu.
Cắt hình: nhấp vào hình, rồi nhấp vào biểu tượng Crop (có 2 dấu bắt chéo). Để cắt một lượng nhỏ chi li
theo ý mình thì nhấn thêm phím Alt.

Chỉnh đậm nhạt, sáng, tối nhờ vào thanh (More, Less Contrast và More Less Brightness)
Để chụp hình màn hình máy tính, bạn bấm nút PrtSc (Print Screen) trên bàn phím và Paste.
Để ghép nhiều hình một cách đơn giản mà hình không chạy nhảy và không cần group, bạn mở
Microsoft PowerPoint, ghép lại rồi chọn tất cả, paste vào word bằng lệnh paste option  picture, tuy
nhiên độ phân giải không được tốt lắm. Bạn có thể dùng Photoshop.
Để lấy hình trong file pdf, bạn chọn Tool  Select and zoom  Snapshot tool (trong Adobe Acrobat),
cắt xong và paste vào word. Bạn có thể cắt hình trong pdf bằng công cụ Snipping Tool của Windows,
bạn Search trong Windows và lôi nó ra để ở task bar, mở rộng tối đa hình trong file pdf và cắt nó.
11. Sửa bài đã viết bằng Comment và Track changes
Khi bạn nhận được bài báo, luận văn cần sự chỉnh sửa của bạn (thường là thầy cô), bạn dùng chế độ
comment bằng cách bấm vào Review – Comment, panel comment sẽ hiện ra bên phải và bạn viết vào.
Để chỉnh sửa bài bạn dùng chế độ Track changes bằng cách bấm vào Review – Track changes để
sửa, để xem bản đã sửa, bạn bấm vào Final thay vì Final: Show Markup kế bên track changes.
-- 11/24 --

12. Trích dẫn tài liệu bằng phần mềm Endnote X6


12.1. Cài đặt Endnote X6
Endnote X6 là phiên bản mới và tiện ích, bạn cài phiên bản này. Chọn file setup.exe và cài đặt vào máy
Cài firefox vì trình duyệt này dễ import vào Endnote hơn, tuy nhiên Windows Explorer vẫn được
Sau khi cài đặt, bạn chọn configure vào các ứng dụng trong đó Microsoft Word
12.2. Tạo thư viện
Chọn File  New và chọn file name (vd cynara) và tạo thư mục Cynara ở ổ D (đừng chọn ở ổ C là ổ hệ
thống). Thư mục này có thể Copy và mở ở máy tính khác có cài đặt Endnote X6 hay gởi qua mạng cho
người khác xài.

12.3. Tạo kiểu (style) để trích dẫn (cite)


Có nhiều cách trích dẫn, theo nhiều chuẩn khác nhau, sau đây là cách trích dẫn theo quy định của Bộ
Giáo dục
Chọn Bibliographic output style và chọn là “Numbered” sau đó Chọn Edit  Output style  Edit
“Numbered” chọn File  Save với tên của bạn (vd loi), bạn có 1 style riêng cho mình. Nếu bạn muốn
trích dẫn theo kiểu Superscript ([1]) thì chọn Citation  Templates, tô chọn [Bibliography Number] và
chọn A1 trên thanh công cụ.
-- 12/24 --

Trong mục Bibliography bạn sửa lại (để năm ra sau tác giả) bằng cách cắt chữ “year” để ra sau tên tác
giả và cho vào dấu ngoặc như sau:

Theo định dạng quy định của Bộ GD là sau tên là năm vd như đối với bài báo:
Author (Year), "Title". Journal, Volume|(Issue)|: p. Pages|.
Để sắp theo tiếng Việt, Anh, Pháp riêng, vào Sort Order, chọn Language chọn Z-A, chọn Author
chọn A-Z, chọn tiếp Year (A-Z)
-- 13/24 --

Sau khi sửa xong Save lại. Bạn có thể chỉnh trong author name, author list để có thể chỉnh Tên, Họ, có
dầu phẩy cách riêng hay không.
12.4. Nhập các tài liệu tham khảo từ các trang web vào Endnote
Các trang khoa học có thể cite tự động vào Endnote là:
‐ Pubmed.com
‐ Sciencedirect.com
‐ Springerlink.com
‐ Google scholar (scholar.google.com)
‐ Wiley
‐ Scopus (Sciencedirect là thành viên)
‐ J-stage (Nhật) (nhiều bài free)
‐ Google Scholar
‐ Tài liệu tiếng việt có thể tìm trên db.vista.gov.vn nhưng không thể cite được.
Bạn tìm trên những trang đó có chữ “cite”, “citation” hay chữ “trích dẫn” mà bấm vô.

Đối với Pubmed đánh từ khóa (VD “Cynara scolymus” và chọn Sent to - Citation Manager 
Number to sent (tối đa là 200) nếu có hơn 200 thì chọn start là 201. Chọn Create file và chọn
Others và Endnote
-- 14/24 --

Đối với Sciencedirect chọn tài liệu cần export nếu không chọn thì trang web tự động chọn tất cả tài liệu
tìm thấy, chọn Export Citation  Export  Open with  chọn Other  Endnote.
Đối với google scholar chọn chữ “cite” hay chữ “trích dẫn”, sau đó chọn chữ “Endnote”
-- 15/24 --

Chú ý quan trọng: Trong trường hợp bạn có file pdf là toàn văn bài báo, bạn copy tiêu đề bài báo vào
google để tìm kiếm trang khoa học (sciencedirect, pubmed, …) sau đó cite như trên rồi đính kèm file
như mục 4 hay click vào reference và nhắp chuột phải chọn File attachment và Attach file

12.5. Thêm tài liệu tham khảo mới bằng thủ công và đính kèm file
Nếu không đưa vào thư viện một cách tự động từ trang web, bạn làm thủ công như sau: chọn
References và chọn New Reference, chọn Reference type (book, journal article…), sau đó bạn thêm
thông tin vào các mục author (các author khác nhau phải xuống dòng), title, language (Vietnamese,
English…) …và bạn chọn file đính kèm bằng cách nhắp vào biểu tượng có hình ghim kẹp.
-- 16/24 --

12.6. Tạo nhóm tài liệu


Chọn Groups và chọn create group vd Hoahoc, duocly, congdung…, sau đó chọn những file thuộc group
này trong All references, Cut và Paste vô group vừa tạo
12.7. Trích dẫn tài liệu tham khảo vào Microsoft Word
Ưu điểm của Endnote là sẽ tự động cite theo thứ tự tham khảo và bạn có thể viết bất kỳ phần nào trong
luận văn, đồng thời bạn viết tổng quan theo từng mục liên quan dựa vào loại tạp chí, ví dụ
Phytochemistry, Chromatography A để viết về hóa học, Phytomedicine, Plos One để viết về dược lý,
Botany để viết về thực vật học…
Bạn mở Word và Endnote song song, bạn để dấu nháy vào nơi cần trích dẫn, sau đó trong Endnote bạn
chọn tài liệu và chọn Insert citation (Alt+2) trên thanh công cụ.
-- 17/24 --

Khi xong bài, để in và chỉnh sửa tài liệu tham khảo, ví dụ Lợi Tất Đỗ, bạn sửa lại là Đỗ Tất Lợi, bạn chọn
Convert Citation and Bibliography  convert to Plain Text và đánh máy sửa lại, lúc này mất kết nối
thư viện Endnote nên sửa dễ dàng.
13. Xử lý hình ảnh trong Photoshop
Bạn có một tấm hình sắc ký như vầy, cần phải:

 Thêm chữ: Nhúng FeCl3 dưới chữ Toluen


 Có 1 đường kẻ ngang dưới chữ này
 Các số thứ tự bị đảo lộn (IV, VII..) thay vì IV, V (vì hôm đó thấy người yêu tay trong tay với nhỏ
khác nên giận chấm lộn phân đọan sắc ký). Cần phải dời lại.
 Làm mất vết hồng bên dưới vết xanh của số V
Mở hình: Khởi động Adobe Photoshop, chon File  Open, chọn đường dẫn để đưa hình vào, mở cửa
sổ layer bằng Window  Layer (hoặc F7), cửa sổ này hiện ra ở góc phải. Hình mới đưa vào được xem
là Background (hình nền) và bị khóa (thể hiện ở góc phải, bên dưới trong cửa sổ layer), muốn chỉnh sửa
được trên background thì phải biến nó thành layer (lớp mỏng) bằng cách nhấp đôi vào background trên
cửa sổ layer.
Cắt hình: bạn cắt hình lại cho gọn bằng cách bấm vào nút Crop bên trái màn hình, chọn phần cần lấy
rồi vào Image  Crop.
Chọn vùng: chọn bằng Marquee Tool (chọn hình vuông, tròn…) chọn tự do bằng Lasso Tool
-- 18/24 --
Xoay hình: vào Image  Rotate canvas, quay 900, hay 1800, họăc tùy ý (Arbitrary), theo chiều kim đồng
hố là CW (clockwise), ngược là CCW (counterclockwise)
Thêm chữ: Bạn nhấp vào biểu tượng chữ T bên trái gõ chữ Nhúng FeCl3, chọn font, size, màu chữ trên
thanh công cụ bên trên. Khi đó Photoshop sẽ sinh ra 1 layer (lớp mỏng) phía tay phải, tên mặc định là
layer 1, bạn nhắp vào nó, tên nó thành “nhúng FeCl3”, nếu muốn di chuyển thì nhắp vào layer này, rồi
bấm vào nút Move Tool (hình mũi tên bên trái bạn). Nếu muốn xóa, bạn nhắp vào layer, bấm phím
Delete.
Thêm đường kẻ: Bấm vào biểu tượng Line Tool phía tay trái, kẻ lên hình, chọn màu cho line bằng biểu
tượng Color phía trên màn hình. Để đường kẻ được thẳng, nhấn thêm phím shift khi vẽ. Photoshop đặt
tên layer này là Shape 1.
Dời các điểm sắc ký: Bấm vào Background, bấm biểu tượng Rectangular Marquee Tool (hình vuông
bên trái), chọn vào điểm VII (từ đầu tới chân), bấm Ctrl+C rồi Ctrl+V, sẽ có được layer 1 bên phải, nhấp
nhanh 2lần (double click) vào chữ này sửa tên thành VII. Tương tự cho các layer VIII, V, VI. Sau đó
nhấp vào layer V, bấm vào nút Move Tool, đưa nó đè lên chỗ VII, tương tự VI về VIII, VII về V, VIII về
VI. Vậy bạn có đứng theo thứ tự rồi đó.
Làm mất một vết: trên V, bạn muốn xóa vết hồng đi, bạn cho các layer và background tắt đi bằng cách
nhấp vào biểu tượng con mắt trong cửa sổ layer (Indicate layer visibility), trên màn hình chỉ còn layer V.
Bấm vào layer V, chọn công cụ hình con dấu (Clone stamp tool), phía trên màn hình hiện ra chữ
Brush bạn cho lớn nhỏ cho con dấu bằng master diameter, mode chọn là Normal. Do làm mất vết
hồng, nhưng “màu da” phải giống như bên dưới của vết, nên bạn copy màu này bằng cách vừa nhấn
phím Alt (sẽ thấy vòng tròn có chữ thập ở giữa), vừa Click vào phần dưới xong bạn nhấp vào chỗ màu
hồng, màu hồng sẽ thành màu bên dưới. Tương tự bạn muốn có thêm vết thì nhấp vào chỗ màu
(Alt+click) và click vào chỗ cần có màu đó. Sau đó bạn hiển thị tất cả layer bằng cách nhấp lại biểu
tượng con mắt.
Lưu hình ảnh: Chọn File  Save, chọn Format là JPEG, chọn Size là Medium

Layer chữ

Để ghép nhiều hình vào Photoshop, bạn chọn Open, dùng chuột và phiếm Ctl để mở 3 hình một lúc,
sau đó chọn hình cần lấy bằng Rectangular Marquee Tool, Copy và Past thành layer 1, nhắp đôi lên
background thành layer 0 và Delete layer này đi, sau đó chọn Ctl+T (free transform), kéo góc cho hình
nhỏ lại, nếu hình bị xéo thì nhắp vào góc và xoay cho thẳng trước khi crop, nhấn Enter để bỏ chọn Free
Transform, mở tiếp hình cần ghép, chọn và past thành layer 2, sau đó chọn Ctl+T để làm nhỏ lại và
ghép vào, tương tự cho layer 3, 4…
-- 19/24 --

Nhấn Ctl+E (Merge Layers) để ghép chung lại và crop theo ý bạn và lưu dạng JPEG.
-- 20/24 --
Để chỉnh màu thì chọn Image – ajustment – color balance (hay curves)

Chỉnh sáng tối Image – ajustment – Brightness/contrast


Tốt nhất là hạn chế chỉnh màu.
14. Cách làm PowerPoint đơn giản
Các nguyên tắc cơ bản:
 Không có quá nhiều chữ trên slide: mỗi slide có khỏang 6-10 dòng, mỗi dòng có từ 10 chữ, mỗi
slide có 1 tiêu đề (title) cho dễ theo dõi.
 Tốt nhất là có nhiều hình, video minh họat.
 Không nên tạo hiệu ứng cho slide (slide transition) và chữ động (animation) nếu thời gian báo cáo
của bạn quá ngắn (15 phút cho báo cáo Luận văn ).
 Nền cho slide phải tương phản với chữ: nền xanh chữ trắng, vàng, đỏ, nền trắng thì chọn được
nhiều màu chữ hơn
 Font chữ thường chọn chữ không có chân (như Arial)
Làm Master Slide: Master Slide có chức năng mặc định cho tất cả Slide của bạn có cùng kiểu. Ví dụ bạn
muốn có 1 hình (hay một chữ nào đó) luôn xuất hiện trên tất cả slide ở góc phải, chọn View  Master
 Slide Master, bạn chèn hình bằng Insert  Picture  From file, rê hình lên góc phải, bạn muốn
mặc định cho tất cả các slide có dạng một tiêu đề (title) ở trên, có cỡ chữ là 36, màu vàng, và phần bài
(text) ở dưới cỡ chữ 28, màu trắng, nền slide màu xanh, vào Format  Slide layout, cửa sổ này hiện
ra phía bên trái, chọn Title and Text, nhấp vào phần title và phần text, chọn cỡ chữ, màu chữ. Vào
Format  Slide design, chọn màu là Stream (màu xanh) hay Beam. Xong chọn View  Normal. Bạn
copy phần Tổng quan tài liệu để lên phần Title và nội dung thì để vào phần Text, xóa bớt chữ để slide
còn lại nội dung cô đọng nhất.
Làm hiệu ứng khi chuyển Slide: chọn Slide show  Slide transition, chọn kiểu cho nó.
Làm hiệu ứng cho nội dung trong slide: bạn muốn dòng chữ xuất hiện mỗi khi click chuột, chọn Slide
show  Slide animation, rồi chọn kiểu xuất hiện, nếu chọn chi tiết cho từng kiểu, vào Slide show 
Custom animation, add effect.
-- 21/24 --
15. Phân tích và vẽ đồ thị phương trình tuyến tính trong Excel
Bạn có dãy dữ liệu sau:
n Nồng độ (mg/ml) Diện tích đỉnh (AS)
1 0.0613 1417201
2 0.0306 712974
3 0.0153 318003
4 0.0077 141123
5 0.0038 53190
6 0.0019 21761

 Viết phương trình hồi quy nồng độ theo diện tích đỉnh
 Tính tương thích của phương trình hồi quy (α = 0,05)
 Ý nghĩa các hệ số hồi quy (α = 0,05)
 Vẽ đồ thị biểu diễn
Công cụ cần dùng là Data Analysis, vào File – Option  Add and In, chọn Analysis Toolpak, Ok, nếu
máy bạn chưa cài thì mua dĩa Office mà đưa vào cài đặt. Cài xong bạn sẽ có công cụ Data Analysis
bằng lệnh data  Data analysis  Regression, chọn Input Y range là diện tích đỉnh, Input X range là
nồng độ, Confident level là 95%, Output range là 1 ô bất kỳ ở ngoài bảng dữ liệu. Chú ý: bảng dữ liệu
phải nằm dọc thì mới được.
-- 22/24 --

Bạn sẽ có phương trình là b (intercept) = -33541 và a (X variale 1) = 23760380, ŷ = ax + b = 23760380x


-33541, R2 (R square) = 0.9994
Trắc nghiệm tính tương thích của phương trình hồi quy:
Đặt giả thuyết : H0: Phương trình không tương thích, Ha: Phương trình tương thích, nếu P (Significance
F) < α bác bỏ H0 (nếu dùng F thì F>Fα) và ngược lại, trong trường hợp này P = 9.6 x 10-08 < 0.05 vậy
bác bỏ H0, chấp nhận Ha: phương trình tương thích với độ tin cậy 95%. Nếu dùng F thì tìm Fα dùng hàm
FINV. Câu lệnh =FINV (probability, deg_freedom1, deg_freedom2), probability (xác suất) = 0.05,
deg_freedom1=1 (vì có 2 tham số là x và y nên 2-1=1), deg_freedom2=n-1 (n là số mẫu). F=7879.5>Fα
=FINV(0.05,1,5)=6.607 (bác bỏ H0).
Ý nghĩa của hệ số hồi quy (a, b):
Đặt giả thuyết : H0: hệ số hồi quy không có ý nghĩa, Ha: hệ số hồi quy có ý nghĩa, nếu P (P-value) < α
(nếu dùng t thì t>tα) bác bỏ H0, và ngược lại. Dùng hàm thì tα = TINV(probability,
deg_freedom)=TINV(0.05,n-1).
 Hệ số a: P=0.012<0.05 (hay t=88.7>tα=tinv(0.05,5)=2.57): bác bỏ H0 : hệ số a có ý nghĩa.
 Hệ số b: P=9.65×10-8<0.05 (hay hay t=4.33>tα=tinv(0.05,5)=2.57), bác bỏ H0 : hệ số b có ý nghĩa
(không bỏ được hệ số này).
 Vậy phương trình là là ŷ = 23760380x -33541
-- 23/24 --

Dữ liệu phải theo cột dọc

R2

Độ tự do P
(deg_freedom

Hệ số b

Hệ số a

Vẽ đồ thị: Vào Insert  Chart  XY (scatter)  Next  Data range: chọn bảng dữ liệu, tùy theo bảng
dạng cột hay hàng mà chọn Column hay Row,  Next, Chart title : tương quan NĐ và DTĐ, X title:
nồng độ (mg/ml), Y title: diện tích đỉnh (AS), Gridline bỏ chọn Major gridline, Legend bỏ chọn show
legend, Finish. Nhấp đôi vào vùng đồ thị (plot area) phần Area chọn None để bỏ màu nền đi. Nhấp vào
các chấm điểm, nhấp chuột phải chọn Add trendline, phần Option chọn Display equation on chart và
Display R-squared value on chart.
Ghi chú: muốn quay dọc một bảng dữ liệu nằm ngang, copy bảng này vào Paste special, chọn
Transpose

tương quan NĐ và DTĐ


1600000

1400000

1200000
diện tích đỉnh (AS)

1000000 y = 2E+07x - 33542


800000 R2 = 0.9995

600000

400000

200000

0
0 0.02 0.04 0.06 0.08
nồng độ (mg/ml)

16. Mẹo vặt


 Công cụ Format Painter (Hình cây chổi bên trên của Word) là công cụ để copy dạng format, vd: bạn
đã có mục “8. Xử lý hình ảnh với Photoshop” có format là heading 1, numbering tự động, bạn muốn
có “9. Mẹo vặt” có format tương tự bạn để con trỏ vào chỗ “8. Xử lý …”, bấm vào biểu tượng Format
Painter, rồi bấm vào chỗ “9. Mẹo vặt” thì chỗ này được format y chang chỗ 8.
 Co chữ trong Paragraph: thỉnh thỏang 1 vài chữ nhảy xuống chiếm 1 dòng e phí quá hay gây mắc
cười như “Cây này thuộc họ Cà” rồi sang trang khác thấy chữ “phê” hay “anh đi công tác Plây” rồi
thấy chữ “ku” nằm ở dưới. Để khắc phục, đánh dấu paragraph, vào Format  Font  Character
spacing  Spacing  Condense  chọn khỏang 0.1 pt rồi nâng dần lên đến khi chữ nhảy lên là vừa.
 Update field bị Error: do link của bạn bị mất hay phần mềm đọc của bạn chưa cài đặt. VD công thức
được vẽ trong ChemDraw, khi copy và paste vào bài, thỉnh thỏang bị báo lỗi khi update field, khi ấy
-- 24/24 --
bạn phải vẽ lại hay copy công thức rồi paste vào paint, lưu file rồi insert vào, cách này có nhược điểm
là hình bị nổ do thay đổi chấm điểm.
 Các phím nóng thông dụng
Khi chuột của bạn bị mèo nuốt, bạn xài phím tắt, các chữ trên thanh công cụ đều có dấu gạch dưới dưới
1 chữ cái, bạn kết hợp phím Alt+chữ cái đó để mở đơn lệnh, VD muốn mở đơn lệnh file thì dưới chữ
File có gạch dưới chữ F bạn mở nó bằng phím Alt+F (tương tự E cho Edit, I cho Inset, A cho table).
Các phím tắt thông dụng
Ctrl+A Chọn tòan bài Ctrl+D Mở Font Ctrl+Home Về đầu bài

Ctrl+C Copy Ctrl+G Tới trang Ctrl+End Về cuối bài

Ctrl+V Paste Ctrl+L Canh trái Shift+F3 Chữ thường ->hoa

Ctrl+X Cắt Ctrl+R Canh phải F1 Help

Ctrl+Z Undo Ctrl+E Canh giữa F2 Lưu

Ctrl+F Tìm Ctrl+J Canh đều F4 Lặp lại

Ctrl+H Thay thế Ctrl+O Mở file Alt+F4 Exit

Ctrl+B In đậm Ctrl+Q Xóa định dạng Alt+Tab Chuyển panel trong
window

Ctrl+I In nghiêng Ctrl+P In

Ctrl+U Gạch dưới Ctrl++ Subscript (X2)

Ctrl+N Mở mới word Ctrl+Shift++ Superscipt (X2)

Ctrl+S Lưu Ctrl+F4 Close

You might also like