Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng

Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHÓANG Ở RỄ

1. Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây?
A. Thân. B. Hoa. C. Lá. D. Rễ.
2. Ở thực vật thuỷ sinh cơ quan hấp thụ nước và khoáng là
A. Rễ B. Thân C. Rễ, thân , lá D. Lá
3. Một số TV ở cạn, hệ rễ không có lông hút (ví dụ thông, sồi,...). Chúng hấp thu nước và ion khoáng
nhờ
A. lá. B. nấm rễ
C. thân. D. tất cả các cơ quan của cơ thể
4. Lông hút của rễ do tế bào nào phát triển thành?
A. Tế bào mạch gỗ ở rễ. B. Tế bào vỏ rễ.
C. Tế bào nội bì. D. Tế bào biểu bì.
5. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi đề cập đến lông hút của TV trên cạn?
(1). Tạo bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất.
(2). Dễ gẫy và tiêu biến trong môi trường quá ưu trương, quá axit.
(3). Dễ gẫy và tiêu biến khi thiếu oxi.
(4). Len lõi qua các khe hở của đất để hút nước và ion khoáng.
(5). Có khả năng tiết một số chất.
(6). Bám vào đất giúp cây đứng vững
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
6. Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là
A. Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
B. Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
C. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.
D. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
7. Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua
A. Khí khổng. B. Tế bào nội bì .
C. Tế bào lông hút D. Tế bào biểu bì.
8. Đặc điểm nào của rễ thích nghi với chức năng hút nước?
A. Phát triển nhanh, mạnh về bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất.
B. Có khả năng ăn sâu và rộng.
C. Có khả năng hướng nước.
D. Trên rễ có miền lông hút với rất nhiều tế bào lông hút.
9. Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế
A. Hoạt tải từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất
B.Thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất
C.Thẩm thấu và thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất
D.Thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất
10. Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào
A. Hoạt động trao đổi chất B. Chênh lệch nồng độ ion
C. Cung cấp năng lượng D. Hoạt động thẩm thấu
11. Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của bao nhiêu yếu tố ?
I. Năng lượng là ATP
II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất
III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi
IV. Enzim hoạt tải (chất mang)
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
12. Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào
A. Građien nồng độ chất tan B. Hiệu điện thế màng
C. Trao đổi chất của tế bào D. Cung cấp năng lượng
13. Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường:
A. Gian bào và tế bào chất B. Gian bào và tế bào biểu bì
C. Gian bào và màng tế bào D. Gian bào và tế bào nội bì
14. Rễ cây trên cạn khi ngập lâu trong nước sẽ chết do
A. bị thừa nước. B. bị thối. C. bị thiếu nước. D. thiếu dinh dưỡng.
15. Nước xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế
A. thẩm thấu. B. thẩm tách. C. chủ động. D. nhập bào.
16. Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào?
A. Thụ động. B. Chủ động.
C. Thụ động và chủ động. D. Thẩm tách.
17. Những yếu tố môi trường nào ảnh hưởng tới quá trình hút nước và ion khoáng của rễ cây?
A. Độ pH, hàm lượng H2O trong dịch đất, nồng độ của dịch đất so với rễ cây.
B. Áp suất thẩm thấu của dịch đất, hàm lượng CO2 trong đất
C. Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, độ thoáng khí và pH của đất.
D. Độ pH, hàm lượng CO2, độ thoáng khí trong đất.
18. Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì
A. nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được.
B. tế bào nội bì không thấm nước nên nước không vận chuyển qua được.
C. nội bì có đai caspari không thấm nước nên nước không thấm qua được.
D. áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác.
19. Nước và muối khoáng hòa tan đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo chiều
A. đất  TB lông hút  TB vỏ rễ  mạch gỗ của rễ.
B. đất  TB vỏ rễ  TB lông hút  mạch gỗ của rễ.
C. đất  TB nội bì  TB vỏ rễ  mạch gỗ của rễ.
D. đất  TB lông hút  TB nội bì  mạch gỗ của rễ.
20. Nước và chất tan xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo con đường TBC có đặc điểm
A. quãng đường ngắn, vận tốc lớn. B. quãng đường ngắn, vận tốc nhỏ.
C. quãng đường dài, vận tốc ngắn. D. quãng đường dài, vận tốc lớn.
21. Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai khi đề cập đến cơ chế hút nước, chất khoáng của TV ?
1. Nước luôn xâm nhập chủ động theo cơ chế thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt
động trao đổi chất.
2. Chất khoáng xâm nhập vào tế bào rễ theo cơ chế chủ động đi từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào
lông hút (nơi có nồng độ ion thấp).
3. Sự hút khoáng chủ động của tế bào phụ thuộc vào chênh lệch nồng độ ion.
4. Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào cung cấp năng lượng.
5. Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường gian bào và tế bào
chất.
6. Nước di chuyển từ môi trường ưu trương sang nhược trương.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
22. Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai khi đề cập đến con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng
vào rễ?
1. Nước và chất tan xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo con đường TBC có đặc điểm quãng đường
ngắn, vận tốc nhỏ.
2. Nước và chất tan xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo con đường gian bào có đặc điểm quãng
đường ngắn, vận tốc nhỏ.
3. Nước và chất tan xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo con đường TBC có đặc điểm quãng đường
nhanh, nhiều, không được chọn lọc.
4. Nước và chất tan xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo con đường gian bào có đặc điểm quãng
đường nhanh, nhiều, không được chọn lọc.
A. 1 B. 2 C. 3 D.4

You might also like