Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

LÀM SAO ĐỂ DUY TRÌ SỰ TẬP TRUNG

1. Định nghĩa
- Sự tập trung là một trạng thái mà con người dồn hết mọi sự chú ý vào một nội
dung, vấn đề cụ thể mà không để ý đến các tác động bên ngoài
- Bản chất của sự tập trung gồm 4 yếu tố: ý định, sự xao nhãng, sự chú ý, sự tự
nhận thức
VD: Mất tập trung khi học tập:
+ Ý định: học tập
+ Sự xao nhãng: có suy nghĩ linh tinh như trưa nay ăn gì, hay tin nhắn bạn bè,..
+ Sự chú ý: liên tục bị kéo đi hết chỗ này đến chỗ kia mà không nằm ở việc học
tập
+ Sự tự nhận thức: có một khoảnh khắc bản thân tự nhận ra là mình đang mất tập
trung xong rồi lại tiếp tục quay lại làm việc và nó cứ lặp lại như thế
2. Lợi ích của sự tập trung
- Nắm thông tin một cách tốt hơn và lâu hơn
- Nâng cao hiệu quả làm việc
- Rèn luyện ý thức làm việc, tránh tình trạng ỷ lại vào người khác
3. Tác nhân gây mất tập trung
Sự mất tập trung là biểu hiện của việc con người xao nhãng khi đang dồn sự chú
ý vào một vấn đề nào đó, người đó liền chuyển sự chú ý vào một vấn đề khác do các
tác động từ bên ngoài
- Các tác nhân gây mất tập trung:
+ Do tiếng ồn xung quanh
+ Do bị thu hút bởi các thú vui giải trí như game, mạng xã hội
+ Bị stress, mệt mỏi khiến cơ thể không đảm bảo sức khoẻ để duy trì sự tập trung
+ Không có phương pháp rèn luyện rõ ràng
4. Phương pháp để rèn luyện sự tập trung
4.1. Xác định rõ ý nghĩa của công việc
- Tự hỏi bản thân rằng “ công việc này quan trọng với mình như thế nào?” , “công việc
này có ý nghĩa gì” , “ công việc này có liên quan đến những gí trị mà mình đang
hướng tới hay không”
- Khi xác định được tầm quan trọng của công việc, ta sẽ có thêm động lực và dành hết
sức lực để tập trung vào nó

VD: Khi đang học bài và bị mất tập trung bởi việc nhắn tin: + Tự hỏi bản
thân việc học hay việc nhắn tin quan trọng hơn

- Việc xác định rõ được hệ giá trị của bản thân (việc nào quan trọng hơn, có giá trị hơn)
thì cũng xác định được mình nên ưu tiên cho việc nào và tập trung vào hoàn thành
việc đó
4.2. Tập xây dựng một kế hoạch làm việc cụ thể
- Khi tạo cho bản thân một kế hoạch cụ thể, mình sẽ biết cần phải làm gì trong những
khung thời gian đã đặt ra => điều đó cũng hình thành tính kỷ luật
- Tuỳ thuộc vào độ khó, tính chất, mức độ quan trọng từng đầu việc mà các mốc thời
gian cần có sự linh động phù hợp. Khi được gắn với thời gian cụ thể, tự khắc bạn sẽ
có động lực để hoàn thành từng đầu việc đó. Đừng multi-tasking hay làm nhiều việc
cùng một lúc, vì tâm trí của chúng ta chỉ tập trung vào một đối tượng ở từng thời
điểm mà thôi
- Để các công việc có “mức độ cam kết cao hơn”, bạn cũng có thể đặt ra các hình thức
thưởng, phạt cho bản thân khi đạt, không đạt được hiệu quả công việc theo đúng tiến
độ.
- Ngoài ra, cần xây dựng các mốc thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị quả tải trong
công việc, nhưng cũng phải tránh nghỉ ngơi quá nhiều gây ra sức ì trong quá trình
thực hiện công việc.
4.3. Tránh xa thú vui tiêu khiển khi làm việc
- Để rèn luyện sự tập trung cao độ, cần hạn chế tối đa những tác nhân có thể gây xao
nhãng.
- Khi đang tập trung làm bài hay làm việc, chỉ cần có tiếng thông báo từ điện thoại là ta
sẽ mất đi sự tập trung ngay. Điều đó làm giảm hiệu suất công việc một cách đáng kể
- Nên cài điện thoại ở chế độ không làm phiền và đặt điện thoại ở xa tầm tay để tránh
bị xao nhãng
4.4. Thiết kế không gian làm việc, học tập hợp lý
- Hãy chọn khu vực làm việc thoáng đãng, nên chọn những nơi cách xa khu vực đường
xá giao thông để tránh bị làm ồn
- Jordan Peterson từng nói: “ Clean your room before criticizing the world”. Nghĩa là
hãy dọn dẹp phòng mình, không gian sống của mình trước khi phê bình, hay thậm chí
là thay đổi cả thế giới. Câu nói này còn có thể hiểu theo nghĩa là hãy dọn dẹp bản
thân mình, dọn dẹp những suy nghĩ gây xao nhãng để não bộ có thể tập trung vào
những ý định của bản thân
- Một nghiên cứu khác cho thấy không gian ở văn phòng hoặc ở thư viện thì dễ dàng
tập trung hơn là khi làm việc ở nhà
4.5. Xây dựng lối sống lành mạnh
- Khi làm việc quá lâu sẽ có những khoảnh khắc ta trở nên mệt mỏi, trở nên khỏ khăn
để tâp trung, đó cũng là lúc ta gặp vấn đề với yếu tố thứ 3 – sự chú ý
- Yếu tố này bị ảnh hưởng bởi trạng thái sức khoẻ của chúng ta
- Vậy nên để đảm bảo sự chú ý có thể hoạt động thông suốt nhất, chúng ta cần xây
dựng lối sống lành mạnh cho bản thân: ăn đầy đủ, uống đủ nước, rèn luyện thể thao

You might also like